Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Tài liệu Hoàng Sa và Trường Sa - Vietlist.us

LacLongAuCo

--------o0o--------

HỒ SƠ HOÀNG SA & TRƯỜNG SA và CHỦ QUYỀN DÂN TỘC (Phần III)

Nguyễn Văn Canh

2. GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM VỀ CÔNG HÀM CỦA PHẠM VĂN ĐỒNG?

Nhã Trân, phóng viên RFA.

2008-09-17

 

Công hàm của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc hồi năm 1958 liên quan đến 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã gây một làn sóng bất mãn và phẫn nộ trong công luận người Việt trong và ngoài nước

l

AFP photo

Thủy quân lục chiến Trung Quốc tập trận.

 

Nhã Trân phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh, Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ và cũng là một nhà luật học về công pháp quốc tế, để ghi quan điểm của tổ chức này về giải pháp cho Việt Nam đối với vấn đề này, chiếu theo công pháp quốc tế và Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.

 

Văn thư hành chánh

Được hỏi công pháp quốc tế hay Luật Biển của LHQ nhận định ra sao về các hành động của Trung Quốc trong khu vực 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong cả chục năm nay như tấn công và giết hại binh sĩ và ngư dân Việt Nam ngay trong lãnh hải của họ, Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh trả lời:

 

TS Nguyễn Văn Canh: Hành vi của Trung Quốc khi làm như vậy là xâm lăng lãnh thổ của một quốc gia khác thì luật biển quốc tế cũng như nguyên tắc chung của luật pháp không bao giờ cho phép, không bao giờ chấp nhận hành vi xâm lăng như vậy.

 

Nhã Trân:  Thưa Tiến Sĩ, cũng chiếu theo công pháp quốc tế hay Luật Biển của LHQ, công hàm của ông Phạm Văn Đồng đưa ra hồi năm 1958 ủng hộ tuyên bố của Trung Hoa lúc đó về chủ quyền lãnh hải của họ trong phạm vi 12 hải lý bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, thì công hàm này có giá trị và hiệu lực pháp lý hay không?

   

TS Nguyễn Văn Canh:  Cái văn thư của ông Phạm Văn Đồng chỉ công nhận 12 hải lý mà nhà cầm quyền của Trung Hoa lúc đó tuyên bố (thì) không có giá trị pháp lý.  Cái công hàm của một thủ tướng chính phủ, tức của hành pháp, chỉ là một cái văn thư hành chánh trong lãnh vực  ngoại giao, còn vấn đề chuyển nhượng lãnh thổ thì hiến pháp của các quốc gia quy định rằng phải có hiệp ước quy định vấn đề đó.  Hay nói khác là quốc hội quyết định vấn đề đó, mà quốc hội là phản ánh cái ý chí của toàn dân khi mà chuyển nhượng lãnh thổ.

 

Còn văn thư hành chánh đây không có giá trị pháp lý; hành pháp không có thẩm quyền làm cái công việc này.  Vả lại, điều quan trọng là khi mà Chu Ân Lai tuyên bố 12 hải lý đó, ông ta đã nhận vơ cái chủ quyền của một quốc gia khác trên một hải đảo như Hoàng Sa và Trường Sa vì tự nhiên ông ta ra một bản tuyên bố bảo là “Trưòng Sa và Hoàng Sa là của Trung Hoa” thì như vậy ông Phạm Văn Đồng có gửi cái văn thư sang để mà xác chuyện đó thì cái tuyên bố của Chu Ân Lai đã bất hợp pháp rồi thì hành vi của Phạm Văn Đồng cũng bất hợp pháp luôn.

 

Nhã Trân: Thưa, Tiến Sĩ vừa nói rằng hành vi của cả hai người này đều là bất hợp pháp?

 

TS Nguyễn Văn Canh: Vâng. Đều là bất hợp pháp! Cái bản tuyên bố của Chu Ân Lai đã bất hợp pháp rồi thì cái hành vi của ông Phạm Văn Đồng nhìn nhận cái tuyên bố bất hợp pháp đó cuối cùng cũng là bất hợp pháp, cuối cùng chẳng có giá trị gì cả.  Đó là một cái nguyên tắc chung của luật pháp và ngay cả Luật Biển LHQ cũng chấp nhận như vậy.

 

Nhân nhượng để được viện trợ

Nhã Trân: Thưa, theo Tiến Sĩ thì động lực nào giải thích cho việc cựu thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hồi năm 1958 tán thành tuyên bố chủ quyền của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa trên phần biển bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong khi hai quần đảo này chính thức thuộc quyền quản trị, kiểm soát của Miền Nam và các chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã luôn mạnh mẽ khẳng định chủ quyền đó kể từ sau khi ký Hiệp Định Genève 1954?

 

TS Nguyễn Văn Canh : Đây là một việc như là Frank Ching của tờ Far Eastern Economic Review nói : Năm 1979 rằng ông Phạm Văn Đồng đã bán những cái gì mà ông ta không có, hay nói khác đi ông ta muốn lừa dối Trung Cộng để đổi lại Trung Cộng hỗ trợ, viện trợ cho nhà cầm quyền Hà Nội mang quân xâm chiếm Miền Nam.

 

Nhưng mà chẳng may khi mà nhà cầm quyền Hà Nội chiếm được Miền Nam thì lúc này lại trở thành ra một vấn đề lớn. Trung Cộng bây giờ mang tất cả sức mạnh của họ ra, họ đòi hỏi phải thực thi cái lời tuyên bố đó. Đấy là nguyên do thành ra sự việc ngày hôm nay.

 

Nhã Trân:  Công hàm của cựu thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cũng đã được Bắc Kinh sử dụng làm hậu thuẫn cho những hành vi xâm lấn chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa.  Như vậy thì về yêu cầu pháp lý, trong hoàn cảnh này Việt Nam phải làm những gì để vô hiệu hoá giá trị của công hàm đó và để tái khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

 

TS Nguyễn Văn Canh: Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải làm nhiều việc. Thứ nhất là lên tiếng công khai và long trọng bác bỏ những đòi hỏi của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, tức là Trung Quốc (1).

 

Thứ hai nữa là đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải hủy bỏ cái đạo luật 1992 về việc hành sử chủ quyền ở Biển Đông.  Trung Quốc họ nói rằng nếu mà ai đi qua những vùng biển đó, tức là những người làm về khoa học, người nghiên cứu về địa chấn cũng như là tàu quân sự đi qua, đều phải xin phép nhà cầm quyền Bắc Kinh, dựa trên cái tuyên bố của Phạm Văn Đồng đó.  Thành ra bây giờ phải yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh huỷ bỏ cái đó.

 

Điểm thứ ba là cũng phải đòi hỏi Trung Quốc phá huỷ tất cả các kiến trúc quân sự trên đảo Hoàng Sa và vùng Trường Sa.

 

Tòa án quốc tế can thiệp?

Nhã Trân: Thưa, trong những năm gần đây có nhiều bằng chứng cho thấy trở thành bá chủ Biển Đông là một trong những mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc.  Như vậy các đòi hỏi này liệu có hy vọng gì không? Đặt trường hợp Bắc Kinh làm ngơ trước những yêu cầu này thì Hà Nội có thể đưa vấn đề ra Toà Án Quốc Tế không?

 

TS Nguyễn Văn Canh: Nếu nhà cầm quyền Trung Cộng không thực hiện những điều đó thì Việt Nam nhân danh một nước có chủ quyền, có độc lập, đưa vấn đề ra Tòa Án Quốc Tế, vì quyền lợi bị xâm phạm. Tư nhân thì không có danh nghĩa để đưa vấn đề đó ra Tòa Án Quốc Tế.

 

Nhà cầm quyền XHCN Việt Nam phải có nghĩa vụ đưa vấn đề đó ra Toà Án Quốc Tế.  Cũng như trong mấy ngày nay chúng tôi có công bố Bạch Thư về Chủ Quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, và đòi hỏi quốc tế phải can thiệp.   192 thành viên của Liên Hiệp Quốc cũng như nhiều nguyên thủ quốc gia phải đứng ra để mà giải quyết vấn đề này để trả lại những phần đất mà nhà cầm quyền XHCN Việt Nam đã chuyển cho Đảng Cộng Sản Trung Hoa.


Nhã Trân: Xưa nay đã có những trường hợp như thế này đưa ra trước Toà Án Quốc Tế hay chưa ạ?

 

TS Nguyễn Văn Canh: Giống như Việt Nam thì không có trường hợp nào cả.  Trường hợp của Việt Nam thì hết sức đặc biệt là vì chính nhà cầm quyền Việt Nam chuyển lãnh hải cho Trung Hoa, mặt khác thì để mặc cho Trung Hoa xâm lấn Biển Đông của mình.  Đó là hành vi của một nhà cầm quyền bán nước hơn là những quốc gia khác.

 

Nhã Trân: Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh, Chủ Tịch Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ, về cuộc trao đổi ngày hôm nay.

 

TS Nguyễn Văn Canh:  Đây là một vấn đề hết sức quan trọng.  Muốn giải thích toàn bộ cần phải nhiều chi tiết.  Nếu trả lời ngắn thì không có đầy đủ. Tất cả chi tiết thì xin vào website của chúng tôi www.vietnamadvisory.org .  

Nhã Trân: Vâng. Xin chào ông ạ.

(1) Ngày 5 tháng 5, 2014 Lê hải Bình, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VC nh6N VỤ HD 981 mới lên tiếng tuyee6n bố Công hàm Phạm văn Động không có giá trị.

3. VC GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ LÃNH THỔ LÃNH HẢI NHƯ THẾ NÀO?

 

-Báo Văn Hóa phỏng vấn Lê công Phụng. Sau đây là tóm lược vài điểm mà Đại sứ VC tại Mỹ trả lời trong cuộc phỏng vấn ngày 23 tháng 9.,08. Xin mở Web sau đây để nghe nhà báo phỏng vấn: www.vanhoamagazine.com

 

RFA 25 tháng 9, 08- Lý Kiến Trúc:….. “Thứ ba, về vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, tôi có hỏi biện pháp giải quyết đến này như thế nào. Ông Lê Công Phụng dẫn chứng lời của ông Thứ trưởng Hoa Kỳ vừa mới họp báo ở Hà Nội, khẳng định là những công ty Mỹ có quyền khai thác, kinh doanh ở những vùng biển mà Việt Nam đang làm chủ.  Đồng thời, sự kiện này cũng liên quan đến lời của Tổng Thống Bush đã tuyên bố sẽ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.

 

Ông Phụng cũng đưa ra một ý hướng là Việt Nam luôn luôn chủ trương đối thoại, cương quýêt bảo vệ cho đến cùng đất đai và biển cả của Việt Nam.  Ông Phụng khẳng định là Hoàng Sa mặc dù bây giờ đã mất hoàn toàn trong tay Trung Quốc, nhưng Hoàng Sa-Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam:

 

“Hoàng Sa-Trường Sa thì phải khẳng định một điều là Việt Nam có đủ chứng cứ, cơ sở pháp lý, và căn cứ lịch sử để khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.  Cũng đã có nhiều người nói là có thể đưa ra toà án quốc tế, đưa lên Liên hiệp quốc để đấu tranh chuyện này.  Chúng ta cũng đang dự tính, nhưng mà cũng có thấy một điều là đất nước mình bên cạnh Trung Quốc.  Ông cha đặt mình ở đấy thì mình phải ở đấy.  Sống bên cạnh nước lớn thì phải biết cách sống.

 

Chúng ta đánh cho phong kiến Trung Quốc thua mình, còn phải cấp gạo, cấp lương thực, cấp vàng, cấp ngựa cấp xe cho chúng đi về, phải trải thảm đỏ cho chúng đi về.  Đấy là kinh nghiệm của ông cha sống bên cạnh xứ láng giềng lớn, thì mình cũng phải học theo các cụ.

 

Bây giờ Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh, mình không ngăn người ta không mạnh được, thì mình phải học cách sống được với người ta, bên cạnh một nước mạnh.  Và cũng nói thật với các vị là có vấn đề gì phức tạp với Trung Quốc, thì mình đâu có yên được.  Mình giữ cái của mình, tìm mọi cách giữ cho bằng được, nhất là về đất đai, chủ quyền, lãnh thổ, thế và phải xem người ta như thế nào rồi mình sống với người ta.”  

 

***

                                                           

Báo Văn Hóa phỏng vấn GS Nguyễn văn Canh về các vấn đề lãnh thổ, lãnh hải.

Quận Cam 26-10-208, Văn Hóa phỏng vấn GS Nguyễn Văn Canh


LTS: Giáo sư Nguyễn văn Canh đã hiệu đính phần trả lời bài phỏng vấn này và cung cấp thêm chi tiết và hình ảnh.

 

Phản hồi của GS. Nguyễn Văn Canh về lời phát biểu của Đại sứ Lê Công Phụng


* Trách nhiệm người Việt tị nạn: Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách


Lý Kiến Trúc: Kính chào Giáo sư, trước hết xin thay mặt cho đài Truyền hình Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại Freevn.net và báo Văn Hóa, chúng tôi hân hạnh đón tiếp Giáo sư và cám ơn Giáo sư đã nhận lời dự cuộc phỏng vấn đặc biệt ngày hôm nay, và xin chúc Giáo sư lúc nào cũng được mạnh khỏe để tiếp tục công việc cho các thế hệ mai sau.


GS Nguyễn Văn Canh: Chào nhà báo Lý Kiến Trúc và chào tất cả quý khán thính giả, tôi rất lấy làm hân hạnh có mặt ngày hôm nay để trả lời một số câu hỏi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra liên quan tới Vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa và Trường Sa cũng như liên quan tới một điểm nào đó trên vùng lãnh thổ của Việt Nam. Nhà báo hỏi câu gì tôi sẽ cố gắng trả lời câu đó.


LKT: Vâng thưa Giáo sư, trước khi có cuộc phỏng vấn giữa chúng tôi và Đại sứ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Lê Công Phụng tại Hoa Thịnh Đốn, thì chúng tôi đã liên lạc được với một vài giới chức và biết rằng tập tài liệu Bạch Thư mà Giáo sư là tác giả đã gửi đến các cơ cấu quan trọng của Hoa Kỳ ở hành pháp, lập pháp và tới Tổng thư ký và 192 thành viên Liên hiệp quốc.  Chính vì tác động của cuốn Bạch Thư này, cho nên chúng tôi nghĩ rằng nó đã gây ra một cái sự bối rối đối với chính quyền Hà Nội hiện nay, vì cuốn Bạch Thư đã nói lên tất cả, có thể nói rằng đó là sự thật mà người Việt quốc gia tại hải ngoại đã nắm được, liên quan đến vấn đề biên giới Việt Trung, về vịnh Bắc việt, về Hoàng Sa và Trường Sa.


Cho nên vào ngày 23 tháng 9 vừa qua, Đại sứ Lê Công Phụng qua một số trung gian đã tổ chức cho chúng tôi có một cuộc phỏng vấn, trong đó ông Phụng có nói về quá trình đàm phán biên giới Việt Trung giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì theo Giáo sư trong cái quá trình đàm phán này kể từ năm 1991 tức là năm Việt Nam bắt tay lại với Trung Quốc, Giáo sư có theo dõi trong quá trình đàm phán giữa Việt Nam Trung Quốc, Giáo sư có nhận thấy  có gì khác lạ trong đó hay không?

 
GS Canh: Quá trình đàm phán không phải từ 1991 đâu.  Các đàm phán này đã có từ trước 1979 tức là trước khi Trung Cộng đánh Việt cộng vào năm đó.  Hai bên cũng đã có những cái thương thảo.  Việt cộng lúc đầu thì vẫn cứ dựa vào cái hiệp ước Pháp - Thanh tức là hiệp ước Thiên Tân 1885, với Công ước 1887 làm nền tảng thương thuyết, trong khi Trung Cộng không nhìn nhận hiệp ước ấy.  Cái khác lạ là cuối cùng Trung cộng đòi cái gì, thì về sau này Việt cộng thỏa mãn những cái đòi hỏi đó, nghĩa là đường ranh do công ước 1887 không còn được dùng làm căn bản để thương thuyết nữa.  Không giữ được đường ranh giới ấy, thì hậu quả là hợp thức hóa những lấn chiếm của Trung Cộng.

 

 LKT: Thưa Giáo sư, trong cuộc phỏng vấn với ông Lê Công Phụng về quá trình đàm phán thì ông Phụng có nói là dựa trên căn bản pháp lý của hòa ước Thiên Tân năm 1985 và năm 1987, đồng thời dựa trên luật biển của hiệp ước 1982, vậy thì thưa Giáo sư nếu mà họ nói là họ dựa trên hai cái cơ sở pháp lý đó thì tại sao càng ngày càng lùi dần để cho Trung cộng lấn áp như vậy?


GS Canh: Theo tôi nghĩ thì cái sự lùi dần và nhượng bộ Trung cộng đó là do cái đám lãnh đạo của Cộng sản VN ngày nay trở thành tay sai của Trung cộng mà trong các bài viết của tôi, tôi gọi họ là thừa sai, và về sau vì cái mức độ thừa sai của họ lên cao quá, nên  gọi họ là thái thú người bản xứ để thực hiện cái mưu đồ bá quyền của Trung cộng tại vùng Đông Nam Á.

 

Nhà báo có hỏi đến Hiệp Ước Thiên Tân ký năm 1885.  Hiệp ước này đã thi hành hơn 100 năm nay mà VC viện dẫn để điều đình với TC, thì tôi chẳng thấy có gì làm căn bản cả.  Như vậy khi thương lượng, VC đã theo đòi hỏi của TC và mặc thị hủy bỏ hiệp ước ấy rồi để có ranh giới mới.  Đó là công tác bán đất bán biển.  Ngoài ra, họ còn có hành vi mặc thị  giúp sát nhập một phần Việt Nam vào lãnh thổ Trung Hoa.  Cũng có thể thêm rằng các hành động của họ như là thực hiện đồng hóa dân Việt Nam trở thành người Tàu, như là điều mà Trường Chinh đã công bố năm 1951 với tư cách là Tổng thư ký  đảng Lao Động.  Và cái ranh giới mới mà TC vẽ trên Biển Đông của Việt Nam mà người ta gọi là “ lưỡi rồng” trên bản đồ mới mà Trung cộng đã vẽ lại và phổ biến lại vào tháng 6 năm 2006 vừa rồi là một thí dụ về việc Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện mục tiêu của bá quyền Trung cộng.  Cho đến nay, Đảng CSVN không có một phản ứng tích cực nào, chống lại âm mưu này của TC.  Sinh viên trong nước biểu tình về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trong những tháng gần đây bị đàn áp dã man là một thí dụ khác.  Những đường ranh mới của biển Đông mà Trung cộng nhận có chủ quyền đi sát vào  bờ biển Việt Nam và như thế chặn mất cái khu Không Gian Sinh Tồn của dân Việt, và chút nữa đây tôi sẽ nói điều đó ở cái phần sau:

 

lHình Bản Đồ



LKT: Vâng thưa Giáo sư, trở lại những cuộc đàm phán trên bộ thì ông Lê Công Phụng nói rằng người ta đổ tội cho ông là bán đất ở trên vùng biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.  Tuy nhiên ông ta khẳng định rằng là không có mất bao nhiêu cây số vuông nào cả và ải Nam Quan vẫn còn nguyên cũng như thác Bản Giốc vẫn còn.  Thưa Giáo sư, Giáo sư có đồng ý với những lời mà ông Lê Công Phụng phát biểu vừa qua trên đài Á Châu Tự Do hay không?


GS Canh: Sai, hoàn toàn sai, và tôi có thể nói rằng nói dối thì đúng hơn.  Nghe bài phỏng vấn ấy, tôi thấy ông ta có xác nhận rằng nhà cầm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dựa lên trên hiệp ước Pháp - Thanh vào năm 1885 tức hiệp ước Thiên Tân ký giữa Patenôtre và Lý Hồng Chương để làm căn bản.  Nhưng thực tế thì không phải như vậy.  Nếu mà chúng ta tham chiếu vào những tài liệu chính của đảng Cộng sản Việt Nam như tài liệu có nhan đề là “ VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC” đưa ra năm 1979,  thì những gì đã được trình bày là hoàn toàn sai.

 

Tôi lấy thí dụ như là khu Trình Tường sát với lại Móng Cái.  Cái khu đó dài tới 6 cây số chiều ngang của biên giới và sâu một cây số rưỡi ở trong đất Việt đã bị Trung cộng lấy tất cả phần đó và sát nhập vào một cái gọi là công xã Đông Hưng.  Như vậy bảo rằng không mất một cây số nào có nghĩa là gì? Như thế và trong suốt cả dọc biên giới đó có 40 địa điểm như vậy, và rất nhiều địa điểm ở nơi đó Trung cộng sang đuổi người Việt đi chỗ khác và chiếm nhà đất, rồi đưa người Trung cộng sang để lập nghiệp, rối hợp thức hóa.  Có những nơi khác dài tới 9 cây số và sâu vào một cây số rưỡi, và như thế Lê Công Phụng nói rằng “một cây số vuông sai lệch giữa hai bên “ như thế hoàn toàn không đúng.  Tôi có tài liệu mà chính Đảng Việt cộng đưa ra để tố cáo Trung cộng liên quan tới vấn đề ấy.  Vấn đề như vậy là vấn đề hơi dài thành ra tôi không thể nói được ở đây.

Nay, tôi kèm theo một ít tóm lược để cho đầy đủ hơn.

 

Nhưng cái phần quan trọng bây giờ đó là vấn đề Trường sa, hậu quả của những hành động của Hồ Chí Minh như thế nào để mà mất Hoàng Sa và Trường Sa và là mối nguy hiểm quá lớn cho quyền lợi của toàn thể dân tộc Việt, cũng như là nhà báo Lý Kiến Trúc có nói nó liên quan tới hòa bình và ổn định trong vùng Đông Nam Á Châu.  Thực sự thì nguy cơ bất ổn có thể đi xa hơn nữa.


LKT: Thưa Giáo sư, xin phép Giáo sư được phép trở lại sự kiện Trường Sa và Hoàng Sa.  Tiếp tục câu chuyện hôm nay, thưa Giáo sư, có một cái điểm này khá quan trọng mà ông Lê Công Phụng có vẻ rất như là ưu tư và cũng bày tỏ cái sự bứt rứt cá nhân của ông ta về biên giới Việt Trung, tức là, hiện nay thì ông Phụng thổ lộ ra là từ giờ cho đến tháng 12 cuối năm nay sẽ phải dứt điểm cái cao điểm rất quan trọng dọc theo biên giới Việt – Trung.  Về các cao điểm đó, thưa Giáo sư tôi có hỏi ông Phụng rằng có phải những cao điểm đó chính là những con đường chiến lược mà từ ngàn năm nay quân Tàu đã từng dùng nó để tiến quân xâm lăng Việt Nam hay không, thì ông trả lời là có khả năng trong đó.  Chẳng hạn như con đường chiến lược của Ải Nam Quan, nó tựa như là một cái sạn lộ, cái độc đạo để tiến quân xuống Việt Nam.  Sáu cao điểm đó hiện nay còn đang trong sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.  Vậy thì thưa Giáo sư, Giáo sư có nắm vững về những cao điểm đó hay không và đối với Giáo sư những cao điểm đó nó có vị trí quan trọng như thế nào trong cái bối cảnh hiện nay giữa mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc?

GS Canh: Trước hết, Bắc Kinh từ nhiều năm nay áp lực với Việt cộng là hoàn tất mau việc cắm mốc.  Tại sao?  Để “cho sự việc đã rồi” và như thế không thể đảo ngược được những gỉ mà VC đã cam kết qua hiệp ước biên giới 1999.  Và chúng đòi hỏi rằng hoàn tất công tác này trong năm 2008.  VC đang chạy theo thời điểm đó.  Sau khi cắm mốc xong, thì Bắc Kinh sẽ cho phổ biến bản đồ về đường ranh mới.  Lúc đó ta mới biết mất bao nhiêu và ở nơi nào.  VC không dám phổ biến bản đồ trước.

 

Kế đó, tôi có biết một phần nào chắc chắn liên quan đến các cao điểm đó.  Có hai con đường đáng kể mà  quân Trung Hoa sử dụng để xâm lăng Việt Nam.  Đó là cái phần Ải Nam Quan thuộc Lạng sơn và phần thứ hai nữa là phần trên tỉnh Hà Giang.

 

Về phần Ải Nam Quan, thì nếu chúng ta nhìn về hướng Bắc, có hai cái dãy núi ở xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định về phía tay trái. Hai cái dãy núi đó nằm sát cửa Ải Nam Quan, là con đường tiến quân vào Việt Nam.  Hai dãy núi đó tôi có đầy đủ tên hai dãy núi đó và bây giờ thì Trung cộng chiếm hẳn.  Chúng đã nằm ở trong lãnh thổ của Trung cộng rồi.  Mặt khác, về phía tay phải, có một cái khu gọi là khu Bình Độ 400 (thuộc huyện Cao Lộc) mà vị trí của nó là ở sau cái cột mốc 26 (căn cứ theo hiệp ước Thiên Tân) cũng  đã nằm ở trong lãnh thổ Trung cộng.  Vậy thì cả hai cao địa nằm ở  hai bên ải Nam Quan đã giúp bảo vệ lãnh thổ, nghĩa là  kiểm soát đường tiến quân  của Bắc phương để bảo vệ Việt Nam đã mất.  Trung Hoa hồi xưa xâm lấn Việt Nam đi qua ngả đó đều bị đánh bại và bị tiêu diệt ở nơi đó.  Bây giờ thì vùng đất hiểm trở bảo vệ đất tổ đã thuộc của Trung cộng.  Đó là cái nơi mà nhà báo Lý Kiến Trúc nêu ra là điểm chiến lược thì bây giờ đã nằm ở trong tay của Trung cộng.

 

Điểm thứ hai là vị trí chiến lược khác là ở biên giới Hà Giang.  Tại Hà Giang vào thời gian chiến tranh 1979, thì Trung cộng đã đưa tới 3 quân đoàn, cộng với 2 sư đoàn độc lập từ Côn Minh (tổng cộng là 14 sư đoàn) sang để đánh chiếm cái khu biên giới bắc Hà Giang.  Con đường tiến quân vào Việt Nam tại khu vực này với núi non hiểm trở để bảo vệ quê hương cũng không còn là đất của Việt Nam nữa.  Và tại nơi này, trước kia ông cha của chúng ta cũng đã ngăn chặn quân Tàu xâm lăng tiến qua ngả đó.  Hiện bây giờ quân Tàu đã chiếm cứ, họ đã giữ chặt cái khu vực đó và đã nằm ở trong lãnh thổ của Trung cộng rồi.  Hai trong 5 dãy núi đó Trung cộng đã đổi tên thành Lão Sơn và Giải Âm Sơn (xin xem phần tóm lược đính kèm).

Mai này, nếu Trung cộng sẽ còn mang quân sang chiếm thêm đất, và cả 2 khu vực Lạng Sơn và Hà Giang này không còn, thì quân nhà Hán sẽ thong thả tiến sang.

 
LKT: Kính thưa quý vị khán thính giả, phần đầu tiên chúng tôi vừa kết thúc với Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về biên giới và các đường ranh giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được Giáo sư tỏ bày rất là rõ và đồng thời Giáo sư cũng phản hồi lại những lời nói của ông Lê Công Phụng vừa qua.  Chúng tôi nghĩ rằng là đây là những lời phản hồi của một vị Giáo sư Tiến sĩ đã có rất nhiều công trình để nghiên cứu những hồ sơ này.

 

Thưa Giáo sư, chúng ta vừa mới đề cập đến cái tình hình của Ải Nam Quan đồng thời nói tới Ải Nam Quan thì người Việt Nam cũng không quên được thác Bản Giốc.  Đó là một thắng cảnh có thể nói là đẹp tuyệt vời của đất nước Việt Nam chúng ta ở miền Bắc, và bây giờ theo như mọi người hiểu thì thác Bản Giốc và cũng  theo như lời ông Lê Công Phụng thì thác Bản Giốc nay  một nửa về phía bên Trung quốc, điều đó có đúng không thưa Giáo sư?

 

GS Canh: Vấn đề kiểm chứng để xác nhận thì tôi không có chắc cho lắm vì Đảng CSVN dấu nhẹm mọi việc.  Nhưng mà tôi nghĩ rằng chuyện mất thác Bản Giốc là đúng.  Thác Bản Giốc trước kia ở sâu trong nội địa của Việt Nam và ngày nay đã nằm một nửa ở bên Trung Cộng và nhất là Trung Cộng họ đã xây một cái đập bằng xi măng cốt sắt ở cái khúc sông Qui Thuận để chặn lại và từ đó thác Bản Giốc một nửa thuộc về Trung Hoa đúng như là Lê Công Phụng nói.  Vậy thì nếu có cắm mốc thì chắc chắn phải cắm mốc mới và họ dự trù là ở trên giữa thác Bản Giốc, thay vì hồi xưa theo biên giới hồi Pháp Thanh thì biên giới ấy nằm ở mãi phía bắc, chứ không phải là giữa thác Bản Giốc như ngày nay.  Hình trong tài liệu đính kèm có thể nói rõ hơn về tính trạng của thác ấy.

l



LKT: Nhưng mà thưa Giáo sư, ông Lê Công Phụng nói là dựa trên hai bản đồ mà Việt Nam đưa ra và Trung Quốc đưa ra, cái bản đồ Pháp Thanh đó thì cái mốc của thác Bản Giốc đó nằm giữa dòng sông vào thời đó, thì cái điều đó có đúng không?


GS Canh: Tôi không nghĩ như vậy.  Tôi biết chắc rằng riêng cái phần thác Bản Giốc đó nằm sâu trong nội địa của chúng ta và chiếu theo tài liệu của VC, thì trước đây TC mang 2000 người lính đi qua biên giới để đổ bê-tông cốt sắt kè một cái nhánh sông dọc theo Việt Nam để họ làm thay đổi cái dòng sông đó và cái thác Bản Giốc đó trước kia nằm ở trong lãnh thổ của chúng ta, bây giờ vào sát một nửa thì như vậy chúng ta cũng đã mất phân nửa thác Bản Giốc.

 

Cách đây mới mấy ngày có một bản tin về tòa Đại sứ TC tại Hà Nội trước đây có tổ chức một cuộc du ngoạn từ Việt Nam đến thăm thác Bản Giốc. Trong nhóm du khách được mời có cả viên chức đảng CSVN, có cả thông tấn xã v.v… Để làm gì? Để chứng tỏ thác này nay là của TC: Một nơi thắng cảnh nổi tiếng được đặt tên là Đức Thiên, Đệ Nhất Hùng Quan (dĩ nhiên của Trung Hoa).  Nó cũng là một tín hiệu bảo cho ĐCSVN, cho dân chúng VN, cho thế giới biết rằng không có thể đảo ngược được tình thế.  Chắc chắn, ĐCSVN lại ngậm miệng như từ trước đến nay.  Xin xem hình ở phần đính kèm.


LKT: Còn về Vịnh Bắc Bộ và huyện Tam Sa cũng như Nghị định thư về viêc đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay, theo sự trình bày của Giáo sư trong một số ngày gần đây và trong các cuộc hội thảo của GS thì Vịnh Bắc Việt hiện nay đã được coi gần như là sự toa rập của Việt Nam đối với Trung Quốc để  Trung quốc khống chế cái Vịnh Bắc Việt đó, xin Giáo sư có thể mô tả sự khống chế Vịnh Bắc Việt đó như thế nào và sự phân chia Vịnh Bắc Việt đó giữa những vùng đánh cá đó ra sao, quyền lợi kinh tế hai bên như thế nào và quyền lợi hải sản, khoáng sản..., lợi và hại như thế nào đối với Việt Nam và Trung Quốc?

GS Canh: Quý vị thính giả và khán giả đã biết được rằng vào năm 2000 tháng 12, Việt cộng và Trung cộng đã ký cái hiệp định liên quan tới việc phân định vùng Vịnh Bắc Việt.  Ngoài ra họ kèm theo một cái hiệp định khác nữa là hiệp định về nghề cá trong vùng Vịnh.  Lê Công Phụng có nói rằng dựa theo Công ước 1887 để hai bên phân định lại Vịnh Bắc Việt và không mất bao nhiêu hay chẳng mất tí gì cả, và còn được lợi nhiều ngàn cây số vuông dựa theo luật biển (1982).....

 

Vậy thì bây giờ tôi chứng minh xem là mất bao nhiêu và tình trạng của Vịnh Bắc Việt hiện nay ra làm sao.


Cái bản đồ của chúng ta ở đây là cái bản đồ của Vịnh Bắc Việt do công ước 1887 qui định và họ vẽ theo sự thỏa thuận của hai bên (xem bản đồ trong bài đính kèm).  Bắt đầu từ ở đây là Móng Cái và chúng ta có thấy một cái đường Màu Đỏ, Bắc Nam, kéo từ ở Móng Cái đi xuống cửa vịnh, và một bên là Hoàng Liễu của Hải Nam, và một bên là Cồn Cỏ (Bắc sông Bến Hải) của Bắc Việt của chúng ta.  Đó là cửa vịnh và  chiều ngang vào khoảng 130 hải lý gì đó.  Tôi nhấn mạnh lại rằng cái đường Màu Đỏ này là đường trong bản đồ của Công Ước 1887 ký giữa nhà Thanh với người Pháp.  Đường màu đỏ này nằm ở phía đông của đảo Trà Cổ chạy xuống dưới phía dưới, đến cửa Vịnh.  Phần ở phía Tây của đường màu đỏ này thuộc Việt Nam và phía Đông là của Trung Hoa.  Trước khi thỏa thuận với nhau, Lý Hồng Chương của nhà Thanh lại phàn nàn rất nhiều là Trung Hoa bị mất nhiều,  nhượng lãnh thổ cho Pháp quá nhiều và cứ đòi đi đòi lại, kêu nài để “xin thêm chút đỉnh”, thì lúc đó cái anh Constans là đại diện chính phủ Pháp (để sang ký Công Ước để  chia vùng vịnh này) muốn về Pháp mau, cho xong việc, bèn nhượng  cho một cái mũi gọi là mũi Bắc Luân, cách Móng Cái độ khoảng độ 20 hay 30 cây số hay gì đó về phía Đông, và ngoài ra  còn có một cái làng ở phía bên kia biên giới gọi là làng Sóc Sơn (của Việt Nam do cha Piêrre  cai quản) cũng cho Trung Hoa luôn.  Thành ra mình chỉ còn lại từ ở Móng cái đi xuống.  Nêu không thì, phải vẽ đường Màu Đỏ từ Mũi Bắc Luân, không phải từ Móng Cái.

 

Và họ vẽ một đường Màu Đỏ như thế này để phân chia. Theo công ước ấy, thì đó là đường ranh giới phân chia Vịnh.


Vùng vịnh có diện tích là bao nhiêu? Diện tích Vịnh có khoảng độ 123,700 cây số vuông.  Căn cứ vào đường ranh giới Màu Đỏ này, thì Việt Nam có khoảng 77 ngàn cây số vuông và Trung Hoa có số còn lại, vì theo thỏa ước Pháp Thanh là 64% cho Việt Nam và Trung Hoa còn có 36% mà thôi.  Bây giờ khi mà ký cái hiệp ước năm 2000 chia đôi như vậy thì họ dựa vào đâu? Việt Nam đòi rằng vẫn dùng hiệp ước Pháp Thanh là căn bản, nhưng Trung cộng  bảo không, vì  cái hiệp ước đó là do đế quốc Pháp nó ăn gian, nó áp bức Trung quốc và Trung quốc lúc đó phải nhượng bộ và đó là một hiệp ước bất bình đẳng, cho nên bây giờ Trung cộng muốn công bằng hơn.  Từ thập niên 1970 TC đã đòi như thế, bên Việt cộng cũng không chịu chia lại.  Trung cộng việc cớ rằng cái đường Màu Đỏ là đường quản lý hành chánh các đảo mà thôi, không là đường phân chia biên giới.  Vậy, phải xóa bài làm lại biên giới.  Nếu mà nhìn vào cái hiệp ước Pháp Thanh để mà biết rõ cái đường đó là đường quản lý hành chánh hay là đường ranh giới, thì rõ ràng trong Công Ước đó nó nói rõ rằng đây là cái đường ranh giới giữa hai bên.  Nhưng mà Trung cộng  sử dụng sức mạnh của mình, sử dụng áp lực với Việt cộng, cứ nhất quyết bảo rằng đây là đường hành chánh chứ không phải đường ranh giới. Ngày nay thì đúng là những cái điều gì mà Trung cộng nó đòi hỏi thì Việt cộng đã thỏa mãn hết.

 
Ngày nay cái hiệp ước Vịnh Bắc Việt như thế nào?  TC đòi rằng bắt đầu từ ở Móng Cái chạy ra giữa Vịnh, rồi đi xuống, cắt đôi vịnh.  Để được như thế, thì  đường phân định ranh giói bắt đầu từ Móng Cáí chạy xuống đến cửa vịnh.  Từ đây, họ chia ra đôi.  Cả thảy có 21 điểm chuẩn, bắt đầu từ điểm 1, ở Móng Cái, như trên bản đồ đính kèm, đường ấy chạy vòng ra giữa Vịnh cho tới điểm 21.  Tất cả cái phần phía Đông là của Trung cộng, còn phần phía tây là của Việt Nam.  Kết quả Việt Nam chỉ còn có 54%, Trung quốc còn lại 46% gì đó.  Khi mà xác định lại cái ranh giới như thế thì Việt Nam mất hơn 11.000 cây số vuông.

Khi mà cái hiệp ước phân chia Vịnh này đã được chấp thuận như vậy, Trung cộng nó còn tham lam.  Chúng bảo rằng bây giờ chúng muốn có một cái hiệp ước đánh cá chung.  Như vậy, thực tế nó là hai cái hiệp ước, một cái hiệp ước phân định về lãnh thổ và một cái hiệp ước nữa là hiệp ước về đánh cá chung. Vậy, cái hiệp ước đánh cá nó như thế nào? Hiệp ước ấy ấn định rằng từ đường phân ranh giữa hai bên như vậy, mỗi bên phải góp vào 30.5 hải lý để có vùng đánh cá chung.  Nghĩa là cùng nhau đánh cá.  Đây là vùng lớn, nằm ở phía Nam vĩ tuyến 20 và diện tích là 35 ngàn cây số vuông.  Hiệp ước kéo dài 12 năm và có thể gia hạn thêm 3 năm nữa là 15 năm.  Chưa hết, ngoài ra còn có một vùng nữa là trên phía bắc đảo Bạch Long Vĩ.  Đó là một cái vùng gọi là vùng quá độ nhỏ hơn và vùng quá độ chỉ có giới hạn là 4 năm mà thôi.

 

Câu hỏi là tại làm sao mà sau khi chia Vịnh rồi, lại còn có đánh cá chung?


Tại sao Việt cộng lại chấp nhận cái phần đánh cá chung đó? Việt cộng không đủ khả năng đánh cá hay sao mà lại hợp tác với Trung cộng để đánh cá? Đây là một cái nhượng bộ mà người ta không thể tưởng tượng được đối với Trung cộng.

 

Ngư dân Việt chỉ dùng dụng cụ thô sơ, thuyền gỗ, ít mã lực, như vậy thì đánh cá chung như thế nào khi mà tàu đánh cá của Trung cộng có những đoàn tàu to lớn, tàu đánh cá lớn với 200 mã lực, đánh cá rất sâu và hai tàu hai bên kéo lưới dài tới 60 hải lý, tức là hơn 100 cây số.  Như vậy hợp tác như thế nào và chia cá ra làm sao?

 

Ngoài ra, hạm đội đánh cá này sẽ kéo đi kéo lại nó vét cá trong vùng vịnh và vào sát bờ vịnh như thế trong 15 năm,  thì không còn cá cho người Việt của mình.  Ngư dân tỉnh Thái Bình, ngư dân các tỉnh sống suốt dọc cái mà Trần đức Lương thỏa hiệp với Trung cộng để thiết lập “vành đai kinh tế” vào năm 2005,  thì còn gì để mà sinh sống.  Hiện nay, có ngư dân đã phải đi xa xuống phía Nam bằng thuyền gỗ để hành nghề sinh sống.  Hồi tháng 7 năm 2007, một số ngư dân đã bị hải quân Nam Dương bắn chết vì hành nghề trong vùng biển của họ.

 

Về thực tế, tình trạng  thi hành việc đánh cá chung có một cái phần mà rất là bất lợi cho ngư phủ người Việt.  Muốn hành nghề ở trong khu đánh cá chung này  thì phải có giấy phép.  Ai là người cấp giấy phép? Đối với phía Việt cộng, thì cái đảng bộ CS cũng như là hành chánh ở địa phương cấp giấy phép.  Có nhiều ngư phủ xin giấy phép phải đóng tiền.  Tiền này quá cao.  Có ngưới không có tiền đóng để lấy cái giấy phép hành nghề.  Khi họ đánh cá, ngay cả ở trong vùng vịnh của mình theo hiệp định mới và khu này lại nằm ở trong vùng đánh cá chung, thì ngư phủ Trung cộng (không nhất thiết là hải quân TC, hay tuần cảnh  TC v.v.)  có quyền hỏi là giấy phép.  Không xuất trình được giấy phép thì ngư phủ TC “trấn lột” hết cá, tức là nó cướp hết cá, rồi chuyển sang thuyền của chúng, trước khi đuổi ngư phủ Việt về.

 

Theo hiểu biết của tôi, thì trong vùng đánh cá chung có một khu vực ở giữa vịnh, là vùng  nước sâu, có loại cá là cá “đáy”.  Cá ấy sống ở sâu dưới nước.  Cá này rất đắt giá.  Ngư dân Việt không có tàu lớn, không có  ngư cụ tối tân để đánh loại cá này.  TC có phương tiện đánh bắt loại cá này.

 

Và một điểm khác nữa là chúng ta đã thấy có một sự kiện là mồng 8 tháng 1 năm 2005 một số thuyền đánh cá của ngư phủ Thanh Hóa ở vị trí màu đỏ mà tôi đánh dấu trên bản đồ trong bài đính kèm hành nghề trong phạm vi lãnh hải mới, cách cái đường ranh mới chỗ phân chia vùng vịnh này là vào khoảng độ 12 cây số về phía Tây, ở cái điểm  chuẩn số 14 của đường phân chia vịnh này,  khi đang đánh cá ở đấy thì bất thình lình tàu hải quân Trung cộng loại tàu sắt của hải quân Trung cộng tới gần, hạ cờ Trung cộng xuống, bắn một loạt.  Một số ngư thuyền bị chìm.  Ít nhất là 9 ngư phủ Việt Nam chết ngay tại chỗ.  Một ngư dân đánh cá ở gần đó, thấy súng nổ và nhìn thấy có chuyện xảy ra, chạy trốn về Thanh Hóa.  Một tàu của hải quân Trung cộng đuổi, bắn nhiều phát đạn vào thuyền của nạn nhân, đến tận bờ biển Việt Nam, rối mới bỏ đi.  Đấy tình trạng phân chia vùng vịnh cũng như là vùng đánh cá chung như vậy.  Người ta có thấy một điều như thế này: Hai hiệp ước đó ký vào tháng 12 năm 2000 nhưng mà tại làm sao đến tận 2004 quốc hội VC mới phê chuẩn, trong khi đó hiệp ước trên đất liền chỉ có 6 tháng sau là phê chuẩn (tháng 6 năm 2000).  Thế tại sao như vậy? Báo chí quốc tế họ cũng đi tìm hiểu, họ trả lời rằng sở dĩ mà Việt cộng không dám phê chuẩn ngay là vì sợ rằng những cái tàu đánh cá của Trung cộng là những tàu rất lớn, và cả một hạm đội hành nghề thành từng đoàn như vậy và không thể qua mặt quốc tế được.  Quốc tế đã nhìn thấy, thì biết được rằng Việt cộng là cái anh đã nhượng bộ quá nhiều những quyền lợi của dân tộc của mình và sợ rằng ở trong nước dân chúng phản ứng cho nên họ kéo dài.  Do đó Giang Trạch Dân năm 2002 sang tận nơi đòi là phải phê chuẩn sớm.  Việt cộng lúc đó mới rục rịch, mới chuyển động và đến năm 2004 thì quốc hội Việt Nam mới phê chuẩn!!!


LKT: Thưa Giáo sư, Giáo sư mới trình bày sự thiệt hại vô cùng to lớn của Việt Nam ở trong vùng Vịnh Bắc Việt và đồng thời cái hiệp ước thứ hai là hiệp ước mà họ gọi là Nghị Định Thư về đánh cá chung; vậy thì rõ ràng bây giờ cái vùng đánh cá chung này vừa mang lại lợi nhuận kinh tế cho Trung quốc mà vừa mang đến cái ảnh hưởng của các tàu sắt, tàu lớn của Trung quốc đi qua đi lại sát cạnh bờ biển Việt Nam. Đối với Giáo sư, thì về an ninh quốc phòng của Vịnh Bắc Việt này bây giờ hiện trạng nó như thế nào?

GS Canh: Ồ! cái này là một cái nguy hiểm nữa, là vì đã nhượng bộ một nửa cái vịnh rồi, thế thì hải quân TC có thể tiến sát bờ biển VN hơn.  Rồi lại nhượng quyền cho TC cái quyền cùng kiểm soát sát đến tận bờ biển nữa.  Trung cộng đòi Việt cộng là bây giờ “tôi với anh phải tuần tra chung”.  Việt cộng với Trung cộng là đồng ý với nhau là lập các toán hải quân để tuần tra trong vùng Vịnh. Tuần tra chung cái gì?  Để kiểm soát VC mà thôi.  Trung cộng ảnh lớn quá có sức mạnh hải quân nhiều hơn.  Chúng  ăn hiếp VC chứ còn VC làm sao ăn hiếp được TC.  Tuần tra chung có nghĩa là cái tàu hải quân của Trung cộng đi sát vào bờ biển mình để kiểm soát Việt Nam.  Chứ thực sự thì trong vùng Vịnh chỉ có Việt cộng và Trung cộng. Không có quốc gia đệ tam nào, hay nhóm ăn cướp nào dám vào đó để gây bất ổn cho Trung Cộng.  Dĩ nhiên về phương diên an ninh, VC lại càng không dám làm gì đối với Trung Cộng.  Đó là chưa kể đế kiểm soát những tài nguyên nằm ở dưới biển, bảo vệ  tàu khoa học của Trung cộng thỉnh thoảng đi vào sâu trong lãnh hải của vịnh, trong  phạm vi phần biên giới mới để mà tìm tòi dầu hỏa.


LKT: Vậy thì theo như cái bản đồ này thì thưa Giáo sư, Bắc việt  gần ngay  khu vực sát đảo Hải Nam mà bây giờ Trung Cộng đang xây căn cứ tàu ngầm nguyên tử.  Từ cái ranh giới này của vịnh có xa bao nhiêu đâu, tại sao bây giờ lại có chuyện lập cái căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam sau cái hiệp định này?

GS Canh: Đây là phần khác. Về phần này Trung cộng coi như nó chiếm vùng vịnh rồi đó.  Thế nhưng liên hệ đến căn cứ Tam Á, cái căn cứ tàu ngầm nguyên tử Tam Á, thì Trung cộng muốn chiếm tới toàn bộ Hoàng Sa và Trường Sa ở phía nam và hết cả biển đông để tiến tới Đông Nam Á.


LKT: Như vậy là những hiệp ước về vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Việt là những điểm đầu tiên để tiến gần về phương Nam phải không?


GS Canh: Đúng. Đã có tin Bộ tư lệnh hải quân TC đã dọn về đây.


LKT: Thưa Giáo sư, tiến gần về phương nam, thì phương nam gần nhất là quần đảo Hoàng Sa, theo cái nhìn của Giáo sư, quần đảo Hoàng Sa nó đang nằm trong tình trạng như thế nào?


GS Canh: Về quần đảo Hoàng Sa thì chúng ta biết được rằng đến năm 1974 Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu để bảo về cái phần đất còn lại là khu Nguyệt Thiềm của quần đảo này.  Về Hoàng Sa, và tôi cũng nhân dịp này ca ngợi sự hy sinh của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng bảo vệ đất tổ. Những tin tức lúc trước mình không biết, nhưng về sau này theo tài liệu của TC, thì biết được rằng viên  đô đốc, tên là  Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó Hạm đội Nam-hải, lúc đó là Tư lệnh mặt trận cùng với bộ Tham mưu Hành-quân  đã bỏ mình tại Hoàng Sa.  Ngoài ra, 4 đại-tá, 1 trung tá, đều là hạm trưởng các chiến hạm đều chung số phận.

 

Hải quân VNCH chỉ có 4 chiến hạm, không được trang bị bằng hỏa tiễn như của TC, và đối đấu với một lực lượng hùng hậu gồm 11 chiến hạm.

 

Về phía Hải quân VNCH, sĩ quan cao cấp nhất là hải quân Thiếu tá Ngụy văn Thà cùng với 58 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh bảo vệ hải đảo của tổ tiên để lại.

 

Từ đó, Hoàng Sa đã nằm trong tay Trung Cộng.  Và cho đến nay, Lê công Phụng mới thú nhận sự thật này.  Tại đây, Trung cộng đã xây rất nhiều căn cứ quân sự.  Căn cứ quân sự đầu tiên mà người ta thường hay nhắc đến đó là căn cứ Phú Lâm hay tên quốc tế gọi là Woody.  Trên căn cứ này ngay từ thập niên 1980 TC đã xây rất nhiều những cơ sở cho quân sự và có thể chứa được cả ngàn lính ở đó, xây hồ nước ngọt, xây các bãi trực thăng và cả phi đạo.  Phi đạo này bây giờ được nới rộng ra và dài tới 2,600 m để cho phi cơ phóng pháo lên xuống.  Có kho xăng dầu nằm ở đây.  Lúc đầu nó là một căn cứ tiền phương để tiến tới phương nam, nối liền với lại Trường Sa và xa hơn nữa.  Ngoài ra, có đảo thứ hai là đảo Hoàng Sa mà người ta gọi là Pattle.  Đảo Hoàng Sa này đến năm 1974 còn thuộc về Việt Nam Cộng Hòa.                                                                                                                                                                                                                                                               Có rất nhiều cơ sở quân sự nằm ở trên đảo này.  Chúng ta thấy được một vài cái hình ảnh khác nữa.  Đây là một cái hình ảnh đảo Tri Tôn và đảo này sát gần với Đà Nẵng của chúng ta nhất.  Đây là bộ chỉ huy quân sự của quân đội TC ở đảo Tri Tôn.  Đây là hình một cái căn cứ quân sự khác.  Đây cái mốc chủ quyền trên đảo Tri Tôn.  Đây là một đảo gọi là đảo Cây hoặc là Cù Mộc.  Đây là một cái bộ chỉ huy quân đội Trung cộng xây trên  đảo Quang Hoà thuộc Hoàng Sa. Đảo này thuộc nhóm Tuyên Đức….


LKT: Như vậy thì tất cả đảo Hoàng Sa đã được khống chế bởi các bộ tư lệnh quân đội của Trung Quốc. Vậy thì ngoài ra đã vừa mất về đảo, vừa mất về an ninh quốc phòng mà còn mất về kinh tế, thì thưa Giáo sư nghĩ như thế nào?

 

GS Canh: Bây giờ toàn bộ quần đảo này nó nắm hết tất cả rồi.  Tháng 6 năm 1992, chúng đã ký khế ước với công ty Crestone của Mỹ để tìm dò dầu hòa ở một khu vực 25,000 cây số vuông ở phía nam quần Đảo Hoàng Sa.  Thompson, chủ tịch của Crestone còn tuyên bố rằng TC hứa sẽ sử dụng quân đội để bảo vệ công tác tìm và khai thác dầu.  Những phân chim  hồi xưa Việt Nam Cộng Hòa của mình khai thác và đến việc đánh cá chăng nữa nó cũng kiểm soát.  Nó cấm ngư phủ mình đến và có nhiều khi ngư phủ của mình lạc đến, nó bắn chết, hay ít nhất là bị bắt cầm tù và nộp tiền phạt vì xâm phạm lãnh hải Trung Hoa. Dĩ nhiên, các căn cứ quân sự ở đó là chỉ dấu cho thấy chúng luôn đe doa Việt Nam.


LKT: Thưa Giáo sư nói đến đảo Hoàng sa thì nhân đây chúng tôi cũng nhận được một vài sự kiện có tính chất thời sự hiện nay.  Đó là vừa mới rồi chúng tôi có đọc những bản tin thông báo là Trung cộng họ sẵn sàng mời Việt Nam tham gia chung, để khai thác những tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa, thì điều đó theo Giáo sư có nhận thấy ý kiến đó nếu mà có thật của phía bên Trung quốc thì theo ý kiến của Giáo sư như thế nào?


GS Canh: Nếu mà cái đó có thật thì đó chỉ là một cái lời nói như thế để cho vui mà thôi, chứ  hiện nay nó đã hoàn toàn kiểm soát cả quần đảo Hoàng Sa, như Lê Công Phụng ngày nay mới dám xác nhận, khi nói rằng “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc của Trung quốc và Hoàng Sa về phương diện lịch sử và pháp lý là luôn luôn mãi mãi là của Việt Nam.”  Quần đảo này hoàn toàn ở trong tay Trung cộng rồi thì không bao giờ chúng muốn nhượng một cái quyền lợi cho ai khác. Tôi không tin là cái chuyện đó là chuyện thật.

LKT: Vâng, thưa Giáo sư có nghĩ rằng có cái khía cạnh khác khi mà Trung quốc tự nhiên lại mời Việt Nam tham dự khai thác chung những nguồn lợi trên Hoàng Sa không?


GS Canh: Không, tôi không nghĩ thế. Nếu có, thì đó chỉ là một cái chiến thuật tuyên truyền mà thôi. Ngay trên vùng biên giới, chúng cho quân đội đến đuổi dân Việt ra khỏi nhà để cho dân TC sang chiếm. Có khi còn đốt nhà, nếu người Việt chống đối.  Đốt nhà rồi, cho dân TC sang làm nhà lại và cư trú ngay khoảng đất đó.  Với tinh thần đó, thì làm sao có việc mời VC vào khai thác chung tài nguyên. Ngược lại vào tháng 12 năm 2005, VC họp với TC tại Bắc Kinh rồi  phổ biến tin tức về hợp tác tìm dò dầu hỏa chung ở vùng quân đảo Trường Sa.  Có việc đó.  Nghĩa là VC mời TC vào hợp tác với ý định chia lời thì có. Nhưng ngược lại TC cho VC hợp tác làm ăn để chia lời thì không có đâu.  Hợp tác đánh cá chung trong vùng Vịnh Bắc Việt là thí dụ khác.


LKT: Dạ vâng, để trở lại cái sự bành trướng của Trung quốc về phương nam, thì chúng đã tiến gần đến quần đảo Trường Sa và thật ra cái quần đảo Trường Sa khu vực biển này nó rộng lớn hơn gấp nhiều lần so với Vịnh Bắc Bộ và cái nguồn tài nguyên có thể nói rằng vô tận đối với Việt Nam.  Đồng thời nó cũng là vùng tranh chấp giữa 6 nước châu Á. Vậy thì thưa Giáo sư, Giáo sư nghĩ thế nào về quần đảo Trường Sa hiện nay nó đang nổi cộm lên những vấn đề, chẳng hạn như là hãng dầu Exxon Mobil đã bị Trung quốc đuổi đi và đồng thời Trường Sa hiện nay đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa?

GS Canh: À, chúng ta biết được rằng khi Nguyễn Tấn Dũng sang gặp ông Bush thì có ý mời cho Mỹ quốc  vào Việt Nam và người ta hiểu rằng nếu mà Mỹ quốc vào Việt Nam như thế thì mang cái  mồi quyền lợi kinh tế, để rồi Mỹ sẽ bảo vệ quyền lợi kinh tế và bảo vệ Việt cộng.  Họ đã tính toán như vậy. Việc tính toán đó thực hiện được hay không, chắc là nó cũng không có giản dị như là họ nghĩ đâu.  Chúng ta nhìn vào cái ranh giới mới của Trung cộng vẽ đường màu đỏ Trung cộng vẽ ra trên bản đồ đây; có người gọi là bản đồ ‘lưỡi rồng’.  Lãnh hải của Trung cộng  như vậy bao gồm toàn vùng Biển Đông.  Liệu Mỹ có mang quân đến đánh đuổi TC ra khỏi Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa mà chúng đã chiếm, để giúp VN  bảo toàn lãnh thổ không?  Còn nói rằng, “đã có sự tiến dần đến của hải quân Hoa Kỳ tại Trường Sa”, thì không hẳn là đúng.  Hạm đội Mỹ vẫn hiện diện tại vùng biển này.  Mỹ tuyên bố rằng không từ bỏ sự hiện diện của Mỹ ở nơi đây.  Chắc chắn là vì quyền lợi của Mỹ, Mỹ sẽ không bỏ biển Đông, nhất là lưu thông hàng hóa và buôn bán hai chiều mỗi năm lên tới ngàn tỉ Mỹ Kim.  Dĩ nhiên, TC có thực sự đe dọa quyền lợi của Mỹ chưa hay đe dọa tới giới hạn nào? Đó là vấn đề để Mỹ bảo vệ quyền lợi của họ. Còn về công ty ExxonMobil thì Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố bảo vệ ExxonMobil.  Công ti này cho biết họ sẽ tiếp tục tìm dò và khai thác dầu.  BP thấy thế đã tuyên bố quay trở lại.


LKT: Tức là bản đồ ‘lưỡi rồng’ bao hết cả khu vực biển Nam Hải với lại Trường Sa?


GS Canh: Bao hết tất cả cái khu vực này là 3 triệu rưỡi cây số vuông mà Lê Minh Nghĩa là chủ tịch Ủy Ban Thềm Lục Địa của phủ thủ tướng của Việt cộng vào đầu thập niên 1980 tuyên bố rằng cả Biển Đông  có ba triệu rưỡi cây số vuông thì nó chiếm ba triệu.  Nếu nhìn vào cái bản đồ mới này thì diện tích mà Trung cộng muốn chiếm lớn hơn là 3 triệu, vì nay nó sát với bờ của đường ranh bản đồ biển Việt Nam hơn.  Vậy thì bây giờ câu hỏi khoảng cách giữa cái đường ranh mới với lại bờ biển của Việt Nam dài bao xa? Tôi không có tọa độ để biết nó nằm sát với bờ biển Việt Nam như thế nào? Nhưng so sánh khoảng cách cửa Vịnh là khoảng dưới 130 hải lý hay gì đó.  Đường này được chia 2.  Mỗi bên một nửa là khoảng hơn 60 hải lý.  Nếu nhìn khoảng cách từ Cam Ranh  ra tới ranh giới mới, so với khoảng cách ½ cửa vịnh, thì khoảng cách này ngắn hơn.  Như vậy chỉ còn có khi chỉ 40 hay 50 hải lý mà thôi. Điều này cho thấy  rằng cái âm mưu của Trung cộng hết sức là lớn lao, và tham vọng của chúng lớn lắm.  Chúng còn âm mưu tiến xa hơn chứ không phải chỉ giới hạn ở Trường Sa.

 

Bắt đầu từ đảo Hải Nam, chúng ta có thấy cái căn cứ Tam Á. Đó là một căn cứ hải quân ‘ bí mật’ mà người ta vừa mới phát hiện ra vào tháng Tư 2008.  Căn cứ Tam Á này là căn cứ hết sức là quan trọng để mà khởi đầu công cuộc tiến về phía nam.


Căn cứ Tam Á đó nó có hai phần.

 

Phần thứ nhất là căn cứ bí mật: Căn cứ này có khả năng chứa được 20 tàu ngầm nguyên tử 094.  Hiện nay người ta biết được rằng Trung Cộng đã có 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử này.  Chúng có thể trang bị hỏa tiễn lên lục địa bắn xa gần 10.000 cây số mà đầu đạn nguyên tử đó là loại đầu đạn có nhiều đạn.  Bộ quốc phòng Hoa Kỳ tiên đoán rằng trong năm năm tới nữa nó sẽ có thêm 5 chiếc nữa.  Ngoài ra, Trung cộng có khoảng độ 57 chiếc, và một số là loại Song S20 được trang bị bằng máy diesel của Đức. Khi chạy ngầm ở dưới biển không phát tiếng động, thành ra từ ở trên vệ tinh không có thể khám phá ra được khi nó nằm sâu ở dưới nước.  Một  số tàu ngầm này có trang bị hỏa tiễn tầm xa vào 1000 dặm, loại hỏa tiễn  có tên là Yingji-8, có thể bắn từ ở dưới nước để tiêu diệt hàng không mẫu hạm ở trên mặt nước.

 

Tam Á  là căn cứ hết sức nguy hiểm và phía trái của căn cứ này là vùng biển có tầm sâu là 5000 mét, là nơi rất tốt để làm nơi  trú ẩn cho các tàu ngầm nguyên tử.


Phần thứ hai liên quan tới 3 cái cầu tàu. Đây là cái cầu tàu dành cho hàng không mẫu hạm và chuẩn bị để đủ giúp cho 6 hàng không mẫu hạm có thể đậu được ở đây và tất cả những phương tiện trang bị dụng cụ hay là quân lính hay hỏa tiễn có thể đưa lên trên hàng không mẫu hạm.  Hiện bây giờ mới xây xong một cái dài 800m, còn hai cái nữa thì đang chuẩn bị xây.  Câu hỏi là khi mà xây cầu tàu cho hàng không mẫu hạm như thế này thì Trung cộng đã có tàu chưa.  Câu trả lời là chưa có, nhưng mà bây giờ đang chuẩn bị có.


Vào năm 1995 một bài viết của tôi để cho Viện Nghiên Cứu Hoover cũng như để cho chính quyền Mỹ họ biết rằng Trung cộng vào lúc đó họ tính rằng cái năm 2000 thì họ có một ‘hạm đội biển xanh’ hoạt động ở biển Đông.  Hạm đội biển xanh này dự trù đến năm 2000 sẽ có ít nhất là một cái hàng không mẫu hạm. Họ đã thượng lượng với Ukraine để mua  một chiếc Varyag với giá 2 tỉ MK.  Tôi có in hình Varyag trong cuốn Bạch Thư.  Nhưng cho đến năm 2000 chẳng thấy gì cả và cho đến bây giờ mới tìm thấy được một tài liệu liên quan tới hàng không mẫu hạm đó.  Đặng Tiểu Bình có ra lệnh rằng ngưng mua hàng không mẩu hạm để dành tiền sản xuất võ khí sinh hóa.  Nếu lập Hạm Đội Biển Xanh với hàng không mẫu hạm đó ngay bây giờ thì chưa đủ sức để chống Mỹ, thì sẽ bị tiêu diệt, thành ra hoãn lại.  Giờ tin tức mới nhất là một thời gian ngắn nữa là chiếc tâu cũ Varyag hay Kuznetsov của Liên bang Sô viết mà họ mua trước đây sẽ sữa chữa xong.


LKT: Dạ thưa Giáo sư, trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, ông ấy có nói rằng trong cuộc tìm kiếm những quân nhân mất tích của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bây giờ họ đã khởi động những cuộc tìm kiếm đó và cuộc tìm kiếm đó đang khởi động rất tốt, vậy thì điều đó nó nói lên ý nghĩa gì trong vấn đề an ninh quốc phòng ở Vịnh Bắc Việt, thưa Giáo sư?


GS Canh: À! cái điều này thì tôi cũng đã biết.  Từ lâu rồi ngay từ thập niên 1980 thì cũng đã có cái vấn đề bàn thảo với Việt cộng là tìm kiếm người Mỹ mất tích ở khắp nơi và trong đó có tìm kiếm người Mỹ Mất Tích ở Vịnh Bắc Việt.  Tại nơi đây khi máy bay Mỹ vào Việt Nam bắn ở vùng Bắc Việt thì có một số rơi ở Vịnh Bắc Việt.  Bây giờ, muốn tìm người Mỹ Mất Tích nơi đó, thì hai bên cũng đã thỏa thuận trên nguyên tắc với nhau một số điều kiện để mà tìm dò những máy bay rơi ở đó.  Điều này có nghĩa rằng Việt cộng sẽ xúc tiến nhiều hơn nữa để tiếp tay với Mỹ, thỏa mãn những cái đòi hỏi của Mỹ về người Mỹ mất tích.  Rồi thì khi mà giúp được Mỹ như thế thì cũng hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tay bảo vệ an ninh cho Việt cộng,


Nhưng mà theo tôi nghĩ cái điều đó còn khó khăn lắm, còn xa vời, tại vì ảnh hưởng của Trung cộng đối với Việt cộng nó quá lớn đi.  Tôi gọi những người lãnh đạo Việt cộng bây giờ là những người thừa sai của TC để  thực hiện những mưu đồ của Trung cộng.  Như thế, điều ấy khó có thể xảy ra trong tương lai gần.

LKT: Thưa Giáo sư, cũng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi với Đại sứ Michael Michalak, chúng tôi có đặt một câu hỏi: theo như là lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi thì Việt Nam hiện nay họ đang có phương án đưa vấn đề Hoàng Sa Trường Sa ra tòa án quốc tế và có thể dựa trên luật Biển 1982 tại San Francisco.  Tôi có hỏi ý kiến đó với ông Đại sứ Hoa Kỳ thì ông Đại sứ nói đó là câu chuyện nó phải diễn tiến như vậy, quý vị cứ tự nhiên.  Vậy theo ý kiến của Giáo sư về hai cái lời tuyên bố của ông Lê Công Phụng và Đại sứ Michalak như thế nào?


GS Canh: Theo tôi thấy thì những lời tuyên bố đó của Michael Michalak chỉ là lời tuyên bố bình thường mà thôi.  Giải quyết tranh chấp quốc tế thì đã có các cơ cấu quốc tế phụ trách.  Đó là Tòa án quốc tế và luật biển 1982 (không phải ở San Francisco).  Còn với Việt cộng thì như Lê công Phụng nói về việc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang dự tính đưa vấn đề ra Tòa Án Quốc Tế, đây là một điều rất tích cực.  Như nhà báo Lý Kiến Trúc đã nói là do cái Bạch Thư và việc công bố Bạch Thư, cũng như là bản lên tiếng của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ vào ngày 15 tháng Chín vừa rồi, cũng như tuyên bố của tôi với đài phát thanh Á châu Tự do; từ trước đến nay, VC ngậm miệng không bao giờ xác nhận Hoàng Sa đã mất.  Nay thì mới xác nhận “Hoàng Sa đã hoàn toàn thuộc Trung Quốc”“có nhiều người đòi đưa vấn đề ra tòa án quốc tế và đấu tranh ở Liên Hiệp Quốc”, và “chúng ta đanh dự tính…” Nhiều người đã hỏi là cái giải pháp cho Trường Sa và Hoàng Sa như thế nào? Câu tôi trả lời trong hiện trạng là tòa án quốc tế, không ai có thể làm gì khác hơn là vấn đề tòa án quốc tế.  Với giải pháp tòa án quốc tế, thì ai là người có quyền đưa ra vấn đề đó, ai là người có trách nhiệm đưa ra vấn đề đó.  Vấn đề lãnh thổ, lãnh hải là thuộc quyền của quốc gia, và chỉ có quốc gia thành viên của Liên hiệp Quốc mới có quyền nêu vấn đề đó trước tòa án quốc tế.  Trường hợp này là CHXHCNVN.  Thành ra vì vậy, tôi đòi hỏi là cái trách nhiệm nhà cầm quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải nêu vấn đề đó, và tôi đòi hỏi rằng đảng Cộng sản Việt Nam phải ra lệnh cho Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam làm công việc đó, vì chúng tôi chỉ là những tư nhân, là những người yêu nước Việt Nam, chúng tôi đòi hỏi là họ phải bảo vệ quyền lợi những đất đai của ông cha để lại.


Khi nói tới giải pháp tòa án quốc tế, có nghĩa là phải chơi cái trò luật Biển mà quốc tế kêu gọi.  Lên tiếng về ủng hộ “vẹn toàn lãnh thổ” mà TT Bush nêu ra, và kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng luật pháp (luật biển và tòa án quốc tế) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Đại sứ Michalak về chơi trò luật Biển là như vậy, không phải giải quyết bằng võ lực.

 

Về vấn đề này, tháng 5 vừa qua, khi sang bên Hawaii dự lễ chiến sĩ trận vong ở bên đó, tôi có nói chuyện với Đô Đốc Timothy Keating, Tổng tư lệnh Quân Đội Mỹ, vùng Thái Bình Dương về mối nguy cơ của Trung Cộng và về việc chúng tôi đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc để cảnh giác những người ấy.  Sau đó, chúng tôi gửi tài liệu cho ông ta.  Vào ngày 30 tháng 6, tại Hội Nghị Shangri-La ở Singapore,  ông ấy tuyên bố rằng không có người nào có thể đánh bại được Hoa Kỳ đâu và nếu mà có tranh chấp gì với nhau thì đã có luật Biển.  Tuyên bố của Michalak cũng nằm trong giới hạn đó.

 

Đó là điều mà cả quốc tế muốn.  Đó là luật chơi của các nước văn minh và của cộng đồng quốc tế, với mong muốn là duy trì ổn cố, trật tự và hòa bình cho nhân loại.


LKT: Nhưng mà thưa Giáo sư chúng tôi cũng xin phép được nhắc lại lời nói của ông Lê Công Phụng là dù phương án Việt Nam có đưa ra nhưng vấn đề là ở chỗ Trung quốc họ không chịu ngồi vào hội nghị thì không có cách nào để có thể nói chuyện được, như vậy thì như thế nào?


GS Canh: Vâng! Đúng.  Có thể là nó không chịu.  Điều này không thể được viện dẫn để tránh né trách nhiệm.  Ngay cả đến khi mà nó chịu ngồi trong bàn ‘hội nghị’, tham dự vào tòa án quốc tế mà do Việt cộng nêu ra như vậy và giả thử rằng cái phán quyết thắng về phần ‘nguyên cáo’- mà tôi chắc chắn một nghìn phần trăm là thắng, với  những gì trình bày trong cuốn Bạch Thư có đầy đủ yếu tố về phương diện lịch sử, về phương diện pháp lý cũng như là về phương diện địa lý (dù chỉ là sơ lược để làm căn bản cho hồ sơ vụ kiện).  Tài sản của chúng ta gồm toàn thể Hoàng Sa dù nay bị chiếm đóng.  Còn Trường Sa ở xa mãi dưới phía Nam, Trung cộng không làm gì được, không có cách gì biện minh được rằng chúng có chủ quyền ở trên đó.  Ngay cả với Hoàng Sa, như về phương diện địa lý, tôi đã dựa  theo Bản đồ của Nationnal Geographic Society (1968), có in trong cuốn “Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa” của học giả Vũ hữu San để chứng minh rằng Hoàng Sa là của Việt Nam.  Thí dụ đảo Tri Tôn mà tôi thường nói nó sát với lại bờ biển Đà Nẵng của mình.  Đảo ấy cách bờ biển Việt Nam là  một trăm hai mươi ba hải hải lý thôi, trong khi đó từ  một hòn đảo khác, gần Trung Hoa Lục địa nhất, thì khoảng cách xa hơn.  Đấy là chưa kể đến cái lục địa nằm ở dưới quần đảo Hoàng Sa là giải đất nối liền với lục địa Việt Nam.  Vào năm 1925 hải học viện Nha Trang có cử một toán khoa học gia đi ra ngoài Hoàng Sa để nghiên cứu.  Toán đó đã tìm thấy được rằng Hoàng Sa là một lục địa của Việt Nam chìm dưới biển nối liền với đất Việt Nam.  Trong khi đó về hướng bắc có hai cái rãnh nước sâu cả ngàn thước, nó tách Hoàng Sa với lại đất của Trung Hoa.  Như thế, Hoàng Sa không thể nào thuộc về bên Trung Hoa được.  Chỉ một điểm đó thôi, thì mình cũng đã thắng rồi.  Chưa kể về phương diện lịch sử thì GS Trần huy Bích của Đại Học University of Southern California đã liệt kê đầy đủ các tài liệu với nhiều nguồn gốc khác nhau chứng minh rằng cả 2 quần đảo này là cùa Việt Nam từ lâu đời.  Còn về phương diện pháp lý, tôi xử dụng cái tài liệu của  Giáo sư Monique Chemillier- Gendreau của Đại học Paris chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên  2 quần đảo ấy.


Bây giờ giả thử như người ta kiện, nó thua, nó không chịu thi hành phán quyết thì mình làm gì? Thức tế thì tòa án quốc tế trong trường hợp này, không ai có thể cưỡng hành được phán quyết của tòa án, trừ phi có một quyết nghị của Đội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc.  Mà ở HĐBA, lại phải có chấp thuận của tất cả 5 Hội Viên Thường Trực.  Trung cộng lại là một trong 5 người đó.  Chúng sẽ phủ quyết.  Vận động được một nghị quyêt trong trường hợp này không giản dị để đạt mục tiêu.  Nhất là CHXHCNVN lại không có khả năng, không uy tín quốc tế gì, có lẽ uy tín này ở mức thấp nhất, dù có ngồi trong Hội Đồng Bảo An.  Như vậy, phán quyết sẽ không được thi hành.  Tổ chức quốc tế này không có một cơ quan để lo “cường hành” các quyết định của Tòa án.  Vậy thì mình chẳng làm gì được.  Nhưng ít nhất dựa trên cái căn bản đó để sử dụng về sau: lập một căn bản biện minh quốc tế để hành động.  Tuyên bố của Bush, của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, của Michalak và những gì được phản ảnh ở Hội nghị Shangri-La…. là biểu tượng của sự hỗ trợ quốc tế cho chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.  Và đồng thời với quyền lợi của quốc tế trên Biển Đông là nguyên cớ quan trọng để giúp bảo vệ tài sản của ông cha ta đã đổ xương máu  giữ gìn và để lại.  Cũng có thể là một chục năm hay lâu hơn nữa có những hành động khác.  Vấn đề bây giờ là thứ nhất Việt cộng phải ra đi; thứ hai nữa là chúng ta phải tạo dựng một thể chế có thể huy động sức mạnh của toàn dân, thay vì chủ trương của VC như ngày nay khủng bố, chia rẽ dân chúng.  Chúng ta phải có một sức mạnh về phương diện kinh tế và đoàn kết dân tộc….. thì tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể đòi lại được bằng sức mạnh những gì bọn bá quyền Bắc Kinh đã cướp với sự  đồng lõa của Việt cộng.

 

Đòi lại các phần đất đã mất hay ngăn ngừa bọn Bắc kinh tiếp tục lấn chiếm thêm trong trường hợp có một phán quyết như vậy sẽ nhận được sự hỗ trợ của quốc tế.  Đó là điều rất quan trọng, vì lẽ trong trật tự thế giới mới, không ai có thể đi ngược lại, chống lại các mục tiêu hòa bình và trật tự của thế giới như một số kẻ điên cuồng đã làm trong thế kỷ trước.  Nếu việc đó xảy ra thì hậu quả là những kẻ điên cuồng như vậy sẽ bị gánh chịu một cách thê thảm.

 

Âm mưu của Trung cộng là càng kéo dài  sự chiếm đóng thì càng hay, để tạo một sự đã rồi và 100 năm sau, không ai có thể làm gì được. Vả sự đồng lõa của Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là giúp Trung cộng  đạt mục tiêu đó.

 

Vậy ít nhất, bây giờ, người Việt hải ngoại phải có nghĩa vụ làm những gì để đạt nền tảng cho công việc bảo tồn đất tổ trong tương lai, kể cả trong trường kỳ. Hãy nhìn những hình ảnh mà tôi cho trình chiếu sau đây về những kiến trúc kiên cố trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì có ý niệm về nguy cơ đó. Cũng nên xem các hình ành về các tòa nhà xây quanh khu vực thác Bản Giốc nữa.


LKT: Sự trình bày toàn cảnh rất chi tiết của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh về biên giới Việt Trung, về Vịnh Bắc Việt, về Nghị Định Thư đánh cá giữa Việt Nam và Trung Quốc, về Hoàng Sa và Trường Sa và về mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ rất là đầy đủ.  Vậy thì thưa Giáo sư, sau khi cái toàn cảnh mà được Giáo sư vẽ ra như thế thì đối với chúng ta là người Việt quốc gia tại hải ngoại, dù chúng ta không còn chính quyền trong tay, vì chúng ta không có một chính phủ lưu vong, nhưng chúng ta có một trách nhiệm đó là tình yêu nước thiêng liêng của người Việt Nam tại hải ngoại, với trách nhiệm đó theo Giáo sư thì chúng ta sẽ làm như thế nào đối với vấn đề mà chúng tôi xin được tạm trích câu Quốc gia Hưng vong, Thất phu Hữu trách ?


GS Canh: Cái câu hỏi này khó quá theo ý của nhà báo cũng như là trong suốt cả hàng mấy chục năm nay, đi đến đâu tôi cũng bị hỏi là bây giờ ông làm gì để lấy lại nước, lấy lại Hoàng Sa Trường Sa hay v.v..., thì tôi trả lời là chúng tôi chỉ là người tị nạn cộng sản.  Là người trí thức, thì chúng tôi biết là chúng tôi phải làm gì trong giới hạn của chúng tôi.  Ít nhất trong cuốn Bạch Thư Hoàng Sa và Trường Sa này, chúng tôi nói cho thế giới  biết và phải cảnh giác, cho thế giới biết rằng đây nó là một nguy cơ lớn, mà nguy cơ lớn này không phải là chỉ cho dân tộc Việt Nam đâu, mà nguy cơ lớn này cho cả toàn thế giới.  Vì thế, trong  thư mà gửi cho Tổng Thư Ký và cho 192 thành viên của Liên hiệp Quốc cũng như là các chính phủ quốc gia ở trên thế giới, chúng tôi cảnh giác cho họ biết để họ có thể suy nghĩ, chuẩn bị cho những tình thế xấu nhất mà tôi nghĩ sẽ xảy ra.  Giải quyết tình thế xấu nhất ấy sẽ giúp giải quyết những vấn đề  của Việt Nam.  Quyền lợi của dân Việt đi song hành với quyền lợi của thế giới.  Đó là hòa bình, ôn cố, trước hết là trong khu vực, và có liên hệ mật thiết với thế giới.

TC SỬ DỤNG SỨC MẠNH

BẢN DỊCH RA TIẾNG ANH

 

PHỤ CHƯƠNG .

DÀN KHOAN HD 981

HẬU DÀN KHOAN HD 981

 

Trở về trang Hoàng Sa Trường Sa

 

 

Nguyễn Văn Canh

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us