Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Tài liệu Hoàng Sa và Trường Sa - Vietlist.us

LacLongAuCo

--------o0o--------

HỒ SƠ HOÀNG SA & TRƯỜNG SA và CHỦ QUYỀN DÂN TỘC (Phần III)

Nguyễn Văn Canh
  1. TC SỬ DỤNG SỨC MẠNH để hợp thức hoá chủ quyền trên quần đảo Trường Sa

 

ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ

 

TUYÊN CÁO

 

Về việc Trung Cộng  thiết lập  thành phố Tam Sa trên đảo Phú lâm, ngày 1 tháng 8, 2012

 

k

Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Quốc Vụ Viện Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (TC) phê chuẩn sự thiết lập “Địa Các Tam Sa Thị”, nghĩa là lập thành phố Tam Sa và trụ sở của thành phố này nay đặt tại Đảo Phú Lâm, trên quần đảo Hoàng Sa của Việt nam.  Tam Sa nguyên là địa danh một khu vực nhỏ trên đảo Hải Nam, và được dùng làm tên một huyện mà TC lập ra tại đây vào tháng 11 năm 2007, với nhiệm vụ là quản trị 3 quần đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam. Việc nâng cấp đơn vị hành chính này từ cấp huyện lên cấp thành phố là để nêu cao tầm quan trọng của nó và cũng nhắc cho quốc tế biết nay TC thực sự sát nhập vùng lưỡi bò (Biển Đông của Việt nam) vào lãnh thổ Hoa Lục. Để chính thức hoá việc quản trị vùng biển này, TC cho thiết lập một cơ quan hành chánh, dù không có dân chúng lập nghiệp tại đây. Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (ĐHĐBND) tỉnh Hải Nam, tại phiên họp lần thứ 32 ngày 17 tháng 7, 12  đã quyết định thành lập Hội Đồng Nhân Dân Thành phố Tam Sa.  Đây là Cơ quan Quyết Nghị (lập pháp) gồm 45 thành viên, đặt tại ngôi nhà gạch hai tầng lầu trên đảo Phú Lâm có nhiệm vụ ban hành luật lệ về các vấn đề trong khu vực liên hệ.

Đồng thời, Tân Hoa Xã cho biết phiên họp đầu tiên của 'hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa' đã kết thúc hôm thứ Hai 23/7, và đã bầu Bố Tráng, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam, làm Chủ tịch Hội Đồng và Tiêu Kiệt được cử làm Thị trưởng, đứng đầu cơ quan chấp hành của thành phố.

Ngoài ra, Hoàn cầu Thời báo cùng lúc cũng loan tin TC đang xây dựng một nhà tù và nói rõ có mục đích giam giữ các ngư dân nước ngoài mà Bắc Kinh cáo buộc xâm nhập trái phép vùng biển của chúng.

Thêm vào đó, đặc biệt để cảnh giác các quốc gia trong vùng, nhất là đồng minh của họ, TC loan báo quân sự hoá thành phố Tam sa. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng TC Dương Vũ Quân cho biết là TC đã thiết lập Bộ Chỉ Huy Quân sự Tam Sa. Thái Hỷ Hồng, đại tá, được cử làm tư lệnh thành phố, và Lưu Triều Nghi, đại tá, làm chính ủy. Đại diện bộ Quốc phòng TC còn nói rằng các nhiệm vụ chính của cơ quan quân sự Tam Sa là huy động lực lượng quốc phòng, bảo vệ thành phố Tam Sa, hỗ trợ phòng chống thảm họa thiên tai. Còn các hoạt động quốc phòng trên biển (ngoài phạm vi hai quần đảo trên) vẫn do hải quân TC phụ trách (China Daily ngày 27 tháng 7, 12)

Đây là 1 trong 2 toà nhà với kiến trúc giống nhau trên đảo Phú Lâm, nay dùng làm Văn Phòng Hành chánh của thành phố               

Mặt khác, Đài phát thanh Quốc tế TC phổ biến bản tin nói rằng ngày 28/6, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, một viên chức quốc phòng là Cảnh Nhạn Sinh nói là quân đội TC đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường để "phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển Trường Sa", trong khuôn khổ các hoạt động bảo vệ « chủ quyền quốc gia »…. ,« quyết tâm và ý chí của quân đội Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là không thể lay chuyển. Bối cảnh mà TC tạo ra có nghĩa là những đội tuần tra sẽ ở trong tư thế sẳn sàng chiến đấu. Cảnh Nhạn Sinh nói thẳng rằng TC sẽ kiên quyết chống lại « mọi hành động gây hấn quân sự từ các nước láng giềng.”


Loan báo quyết định lập bộ tư lệnh Tam Sa và đặt quân đồn trú dưới sự chỉ huy của bộ tư lệnh ấy và nhiệm vụ của nó mang ý nghĩa là quân đội TC sẵn sàng dùng võ lực để đối đầu với các đe doạ để bảo vệ chủ quyền.

                                                         ooo                                                                                

Từ thập niên 1970, sau khi chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH, TC xây các doanh trại, các cơ sở, phi trường, bến tàu, lập các kho võ khí, hệ thống viễn thông… khắp nơi. Riêng tại đảo Phú Lâm, báo chí quốc tế lúc đó cho biết TC đưa cả  ‘ngàn’ quân ra trú đóng. Tại đây, chúng đã xây hồ chứa nước ngọt cho quân trú phòng sử dụng. Không có một bóng dáng dân chúng lập nghiệp tại đây.

Tại Trường Sa, hơn một chục kiến trúc quân sự, kiên cố, đồ sộ sừng sững mọc trên mặt nước tại các bãi đá ngầm của Việt nam như Khu Chữ Thập (5 kiến trúc), Khu Vành Khăn (4), trên bãi đá Gạc Ma, Su bi, Colin, Hoa Lau, Chiqua , Châu Viên v.v.

Một Kíến trúc xây trên  bãi đá Vành Khăn.

Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Bắc Kinh, Hồ Sơ Bản Đồ và Hình Ảnh, các trang 123 – 124

Hồ Sơ…, các trang 49-52; và Chủ Quyền …. các trang 104-136

Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Bắc Kinh, Hồ Sơ Bản Đồ và Hình Ảnh, các trang 123 – 124

Hồ Sơ…, các trang 49-52; và Chủ Quyền …. các trang 104-136

m

Tóm lại, tất cả các hoạt động và hành vi trên của TC được thực hiện trong một tiến trình i để hợp thức hoá âm mưu chiếm  đoạt Biển Đông của VN và nay như vậy là sát nhập Biển Đông vào lãnh thổ TC. Trong tình trạng này, TC đã tự coi Biển Đông là lãnh thổ của chúng và sẵn sàng bảo vệ bằng võ lực. 

                                                        ooo

Đơn phương tự nhận là chủ nhân ông trên một dải đất mà kẻ xâm lược biết rằng sự chiếm đoạt là bất hợp pháp, TC tìm cách hợp thức (pháp) hoá phần lãnh thổ ấy. Cách nào đây? Ép VC ký hiệp ước như trên vùng biên giới? VC không dám, dù mặc thị/âm thầm tiếp tay cho chúng để đạt mục tiêu này. Chỉ còn cách là hành sử chủ quyền và bảo vệ chủ quyền bằng cách mua chuộc bằng tiền bạc, như vụ bauxite ở Tây Nguyên để kéo dài thời gian, hay hù doạ kể cả bằng cách phô trương sức mạnh đã chuẩn bị sẵn từ nhiều thập niên, hoặc bằng các hoạt động liên tục và kiên trì chứng tỏ hiện diện của chúng một cách thường trực, lâu dài gây sự chú ý của mọi người và lâu dần sẽ chấp nhận thục trạng này, gồm cả bằng cách la lối om sòm/ngăn chặn những ai đi qua, và tố cáo họ vi phạm lãnh thổ dù là hành nghề như đánh bắt hải sản  như trường hợp ngư dân VNv.v.. Còn nữa, với tư cách là chủ nhân ông, khi cần chúng có thể đứng ra thương thảo chia sẻ quyền lợi với bất cứ ai có đủ sức mạnh đòi hỏi…. Các hoạt động loại này có thể kéo dài dù nhiều năm, hay cả hàng thế kỷ cũng được và sẽ giúp cho kẻ xâm lược trở thành chủ nhân ông thực sự, bất khả tranh cãi về sau. Tuy nhiên, các hoạt động ấy chỉ được thực hiện, khi chúng tự cảm thấy còn yếu. Khi tự cảm thấy đủ mạnh võ lực, chúng sẽ dùng sức mạnh ấy, để đánh bại các đối thủ và trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng.

 

Các hoạt động của TC trên Biển Đông để xác nhận chủ quyền.

Có 2 lãnh vực hoạt động là hành sử và bảo vệ chủ quyền.

A. Hành Sử Chủ Quyền

Một mặt, vì đây là hành vi xâm lược lãnh thổ Việt nam một cách bất hợp pháp, và mặt khác vì con đường hàng hải quốc tế chạy qua Biển Đông, nghĩa là nó có liên quan đến quyền lợi thiết yếu của nhiều quốc gia nhất là Hoa Kỳ, trong lúc này, TC lựa chọn các hành vi để hành sử chủ quyền ở một mức độ chừng mục chứng tỏ rằng chúng là chủ Biển Đông một cách hoà bình, cốt để tránh đối đầu trực tiếp về quân sự nhất là với Hoa Kỳ và thế giới. Cần có hiện diện thường trực trên Biển Đông là chính.

1.Hoạt động tuần tra, giám sát bằng phương tiện “dân sự.”

Theo Tân Hoa Xã ngày 04 tháng 07, đội tàu hải giám của TC tuần tra tại « vùng biển do TC quản trị tại Nam Hải », đã quan sát  “gần”, để « thu thập chứng cứ, giữ gìn quyền lợi » đối với một số đảo và bãi đá ở miền trung quần đảo Trường Sa. Sáng 3 tháng 7, đội tàu hải giám đó cũng đã đi qua một số bãi ngầm và bãi cạn phía đông quần đảo này.

Vì là nguỵ trang, các tàu hải giám (sơn màu trắng để giảm bớt tính cách gây hấn) được công khai sử dụng để tuần tra khắp Biển Đông. Hiện nay, TC có 4 chiếc và căn cứ của chúng là đảo Hải Nam. AFP dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã nói rằng đó là bốn chiến hạm của hải quân được nguỵ trang là các tàu hải giám, và thuộc quyền quản trị của Quốc gia Hải dương Cục, trực thuộc Bộ Tài Nguyên Lãnh thổ Trung Quốc, chứ không thuộc lực lượng hải quân.

Trong những năm trước đây, các tàu hải giám được dùng để tuần tra, giám sát ngăn chặn ngư dân Việt bắt đánh cá. Chúng bắt bớ họ, tịch thu tàu thuyền, ngư cụ, hải sản đã bắt được, cướp đoạt tiền bạc, giam cầm và đưa các nạn nhân về các đảo Phú lâm, Lincoln, Hữu Nhật giam giữ, truy tố vì xâm phạm “lãnh hải”, có cả đòi tiền chuộc mạng. Chúng là tác giả nhiều vụ đánh chìm ngư thuyền Việt hành nghề trên Biển Đông, rồi bỏ chạy. Và VC không dám tố cáo, chỉ nói là tàu lạ.

Chúng không ngần ngại bắn giết ngư dân Việt.

 

Ngoài ra các tàu này còn hộ tống và bảo vệ ngư thuyền TC hành nghề, như ngày 15 tháng 7 vừa qua các tàu hải giám đó hộ tống một đoàn 30 tàu cá TC đến Khu Chữ Thập, phiá Nam quần đảo Truờng Sa.

TC cho biết có kế hoạch cho đến 2020  sẽ có  500 chiếc hải giám để tuần tra, thực thi pháp luật tại các vùng đánh bắt cá, bảo vệ  ngư trường, bảo vệ ngư  dân hành nghề, bảo vệ vùng biển và chủ quyền quốc gia  cũng như giám sát các đường hàng hải, bảo vệ an ninh hàng hải. 500 chiến này cũng hỗ trợ cho ngư dân Hải Nam nuôi cá lồng nhiệt đới ở Khu Vành Khăn.

-Nhân dân Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 1 tháng 8, cho biết Chính phủ TC đã cho hạ thủy một tàu tuần tra mới nhất, loại 5.400 tấn. Tàu được thiết kế đặc biệt để bảo vệ "chủ quyền biển".

Kế hoạch thi hành sự hiện diện của hải giám trên Biển Đông là để chứng minh chủ quyền của chúng trên vùng biển này.

Khi đưa một đoàn tàu gọi là « dân sự » của Cục Quản lý Đại dương hay của Cơ quan Ngư chính ra khơi, và tàu thuyền ấy được trang bị vũ khí nặng, có cả trực thăng, Bắc Kinh đang bền bỉ dùng chính sách « sự đã rồi » để áp đặt chủ quyền của họ. Trên bề mặt, đây không phải là “dùng bạo lực” để dành giật chủ quyền, và như vậy né tránh được đòi hỏi ấy của Hoa Kỳ.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức để ngư dân TC hành nghề thường trực trong một kế hoạch qui mô có chủ đích tại Trường Sa .

- Hơn 1.000 tàu cá tại thành phố cảng Dương Giang, tỉnh Quảng Đông, hôm 1 tháng 8, đã hướng ra biển ngay sau khi lệnh cấm đánh cá kết thúc. Phó chủ tịch tỉnh Quảng Đông Liu Kun đã đến khai mạc lễ hội đánh bắt cá của tỉnh và cho biết thêm rằng hơn 14.000 tàu cá đăng ký tại tỉnh Quảng Đông đã xuất phát đến biển Đông từ ngày 1-8 (Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 2-8) 

-Còn ở tỉnh Hải Nam, vào 12 giờ trưa ngày 1/8, khi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông hết hiệu lực, ở nơi mà TC gọi là “ngư trường Tam Sa”, thì tổng cộng có 8994 tàu cá với 35.600 ngư dân Hải Nam đồng loạt đổ ra Biển Đông hành nghề. Ngay từ ngày hôm trước, 31/7, rất nhiều tàu cá Hải Nam đã tụ tập về các cảng cá ở đảo Hải Nam, chuẩn bị xăng dầu, tích trữ lương thảo. Một viên chức thuộc Sở Ngư nghiệp và Hải dương thuộc Hải Nam cho biết tất cả các cơ quan trực thuộc đơn vị này đã và đang dốc toàn lực làm công tác chuẩn bị để hỗ trợ cho ngư dân của họ đổ ra Biển Đông đánh bắt từ trưa 1/8 (Nhật báo Hải Nam ngày 1/8).

-Bản tin của Tân Hoa Xã hôm ngày 24 tháng 8, 12  loan báo tàu yểm trợ của Trung Cộng đã được đưa tới khu vực quần đảo Trường Sa để hậu thuẫn cho đoàn tàu đánh cá ấy. Đó là tàu tiếp liệu và chế biến thủy sản có tên là Quỳnh Tam Á F-8138 trọng tải 4,000 tấn của công ty Giang Hải đi từ đảo Hải Nam tới Trường Sa mới đây. Con tàu này có đủ khả năng đánh bắt trên biển, cắt lát sấy khô, ướp lạnh, đồng thời bảo đảm đầy đủ dịch vụ tiếp vận cho các tàu cá ở Trường Sa. Với khả năng tiếp viện thực phẩm, nước uống, nhiên liệu gần hơn và nhanh hơn, đám tàu đánh cá Trung Cộng tràn xuống khu vực Trường Sa từ đầu tháng 8 vừa qua có thể kéo dài thời gian trên biển thay vì phải quay về Hải Nam sớm hơn, tốn nhiên liệu, tiền bạc.

 

k

 

 

k

TC xua 23,000 ngư thuyền xuống Biển Đông

3. Các hoạt động khác để hành sử chủ quyền:

- TC dùng Tàu ngư chính  để xâm phạm vào sâu trong thềm lục địa VN như cắt  dây cáp tàu thăm dò dấu khí của VC như Bình Minh (cách Vũng Tàu, 180 hải lý) và Viking (cách Tuy Hoà, 140 hải lý) như hồi tháng 5 và tháng 6 năm 2011, với lý do “VC đã vi phạm lãnh hải của chúng.”

-Kêu gọi đấu thầu khai thác dầu khí trong phạm vi Thềm Lục Địa và Khu Đặc Quyền Kinh Tế của VN.                                                                                                                                                Vào ngày 23 tháng 6, 2012, tập đoàn dầu khí Hải Dương CNOOC của TC phân lô  (9 lô) nằm trên thềm lục địa Miền Trung và Nam của Việt Nam. Các lô trên có tổng diện tích hơn 160.000 km2, chồng lên những lô mà Việt Nam đã đánh số từ 128 đến 132, và từ 145 đến 156, và TC mời các tập đoàn quốc tế đến tham gia đấu thầu, thăm dò dầu khí. Theo Reuters trong bản tin hôm  01/08/2012, “Bắc Kinh mở ra mặt trận này nhằm áp đặt chủ quyền của mình trên vùng Biển Đông, song song với mặt trận ngoại giao và quân sự.”  Vào tháng bảy vừa qua, Vương Nghi Lâm, chủ tịch tập đoàn CNOOC đã tuyên bố với báo chí rằng lời mời thầu họ đưa ra về 9 lô ngoài khơi Việt Nam đã thu hút nhiều mối quan tâm từ các công ty Mỹ, dù từ chối cho biết đó là những công ty nào…. Mới đây, ngày 28/08/2012 , CNOOC đã loan báo một quyết định khác, mời quốc tế đấu thầu thăm dò 26 lô dầu khí, đại đa số nằm ngoài vùng Biển Đông. Tuy nhiên, theo bộ Ngoại giao VC, lô dầu khí mang ký hiệu 65/12 lại “nằm cách đảo Cù Mộc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý”

- TC cảnh cáo, áp lực hay đe doạ các công ty dầu khí   ngoại quốc đã, đang hay sẽ thăm dò dấu khí trên thềm lục địa VN, và đòi hỏi các công ty đang hoạt động rút lui, như công ty dầu Ấn độ ONGC đang tìm dầu tại các lô 127 và 128 trên thềm lục địa VN và yêu cầu rút lui khỏi khu vực ấy, dù đã làm, đã hoạt động từ nhiều năm về trước…. Trước đây, TC đã áp lực với các công ty của Hoa Kỳ, Anh, Ý, Nga  v.v.

B.Bảo vệ Chủ Quyền

TC đã chính thức loan báo TC có quyền lợi cốt lõi trên Biển Đông. Với tuyên bố này, TC coi Biển Đông là một phần lãnh thổ phải bảo vệ, kể cả bằng võ lực.

Vậy chúng trù liệu những gì để bảo vệ chủ quyền  trên Biển Đông của VN  mà chúng chiếm đóng trước một tình thế  mà cả thế giới chống đối, nhất là từ Hoa Kỳ, để có thể giữ được phần lãnh hải này?

 

k

 

 

 

 

k

 

1). Quân sự hoá Tam Sa và lực lượng quân sự cơ hữu trong phạm vi Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh quân sự của Thành Phố Tam Sa.  Các cơ sở quân sự cũng thuộc Bộ Chỉ Huy Tam Sa gồm kho tàng, phi trường, hải cảng chiến cụ cùng với quân trú phòng đóng trên các đảo của quần đảo Hoàng Sa, các kiến trúc kiên cố ở Phú Lâm, Lincoln, Hữu Nhật, Hoàng Sa, Quang Hoà, Tri tôn, Cù Mộc … và trên các đảo của quần đảo Trường Sa, các kiến trúc được xây trên các khu bãi đá Chữ Thập, bãi đá Vành Khăn, các đảo đá ngầm: Giác Ma, Chigua, Subi, Hoa Lan, Châu Viên, Len Dao, Colin, ….

 

Đảo Phú lâm có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng sa và đang bị Trung Quốc chiếm giữ, có một vai trò rất lớn vì dủng làm "bàn đạp" thâu tóm Biển Đông.

2).  Hải quân TC nằm ngoài  khu vực Tam Sa có nhiệm vụ bảo vệ toàn vùng.  Căn cứ hải quân Tam Á,  phía Nam của Đảo Hải Nam đã được thiết lập từ lâu sẽ đóng vai trò chính, đối đầu với các lực lượng thù địch.

Hồ Sơ, các trang 78-80; Chủ Quyền, các trang 140-156

 

Với hai cầu tầu dài 800 m, đã xây xong, đủ cho  8  HKMH cùng đậu cùng một lúc, và 3 cầu  tàu cho các tầu ngầm nguyên tử 094, Jin Class, trang bị hoả tiễn tầm xa, mang đầu đạn nguyên tử, hay Song S-20 trang bị hoả tiễn Yingji-8 có thể tấn công HKMH  đối phương từ dưới đáy biển, căn cứ Tam Á có một hầm có thể chứa được 20 tầu ngầm 094, được dùng làm bàn đạp để yểm trợ các mũi xung kích cho cuộc chiến.

-Ngoài ra, để yểm trợ cho căn cứ Tam Á, TC vừa thành lập một lữ đoàn hoả tiễn 827 ở tỉnh Quảng Đông. Theo United Daily News của Đài Loan số ra ngày 02/07/2012 thì Lữ đoàn 827 này là một phần của chiến lược đối phó với những nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Bắc Kinh. 827 có các hoả tiễn Đông Phong, DF-21D và Đông Phong, DF -16.  Hoả tiễn DF -21D là hoả tiễn diệt chiến hạm, có tầm bắn từ 2000 đến 3000 km, có thể bắn trúng mọi mục tiêu đang di chuyển, với độ chính xác rất cao. Còn DF- 16 là hoả tiễn mới, có tầm bắn 1.200 km, có thể tới Hà nội, vì chỉ cách xa 1,000km.

 

3.Hoạt động quân sự để bảo vệ chủ quyền.

-Ngày 31/7, đúng dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Quân đội giải phóng nhân dân, Bộ Quốc phòng TC tuyên bố thành lập "một hệ thống tuần tra trực chiến" tại các vùng biển "thuộc quyền tài phán" của TC, nghĩa là Biển Đông của Việt nam.

Đồng thời đài truyền hình Phượng Hoàng loan báo TC có các loại chiến đấu cơ cất cánh từ căn cứ không quân trên đảo Phú Lâm như máy bay ném bom JH-7 và Su-30MKK của Lực lượng Không Hải quân TC. Các phi cơ này sẽ được sử dụng để tiêu diệt mục tiêu “gây hấn” trên phạm vi Biển Đông. Phượng Hoàng còn cho biết rằng với sự trợ giúp của các máy bay tiếp nhiên liệu trên không, tầm tấn công của những chiến đấu cơ này còn có thể “tiếp cận các căn cứ của Mỹ ở Guam, Australia và Diego Garcia".

Ngoài phi trường ra, một số hải cảng cũng sẽ được xây dựng thêm trên đảo Phú Lâm và các đảo khác để yểm trợ hoạt động của các tàu hải quân cỡ lớn (bao gồm cả tàu khu trục) được Bắc Kinh điều động đến Biển Đông làm nhiệm vụ giữ chủ quyền và bành trướng.

Tàu vận tải chở khách lớn nhất TC có tên "chuỗi ngọc lục bảo Bố Hải" lớp Roro đã rời cảng Yên Đài (một cảng nằm ở bờ biển phía đông TC) xuống phía Nam. Tàu được nguỵ trang là “tàu dân sự” với trọng tải 36.000 tấn được thiết kế để có thể chở được quân nhân và phương tiện quân sự hạng nặng. Tàu dài 178m, rộng 28m, có thể chở 2.000 quân và hơn 300 chiến cụ cùng lúc. Đây là chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này. TC đang có kế hoạch đóng 3 chiếc cùng lớp. Theo lời của giám đốc Cục vận tải quân sự thuộc quân khu Tế Nam, những chiếc tàu thuộc lớp này cho phép chuyển một số lượng lớn quân và chiến cụ. 

HKMH Thi Lang sẽ được điều động đến Biển Đông. TC còn dự trù xây dựng thêm 3 HKMH nữa để thành lập 2 hạm đội Biển Xanh. Các HKMH này sẽ đồn trú tại căn cứ Tám Á (Du Lâm), Hải Nam. Về các kiến trúc quân sự, doanh trại, hải cảng, quân trú phòng, cơ sở thông tin viễn liên, tàu ngầm nguyên tử, kho đạn v.v., xem them

Ngày 01/07/2012 Tân Hoa Xã đưa tin Bắc Kinh đã bố trí bốn tàu hải giám tại đảo đá ngầm mang tên Đá Châu Viên do Việt Nam đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, mà phía TC gọi là đảo Hoa Dương, làm căng thẳng thêm tình hình tại Biển Đông. Đá Châu Viên, tên quốc tế là Cuarteron Reef, là một bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa bị quân TC chiếm đóng từ năm 1988, cùng với 5 đảo đá khác là Gạc Ma, Chiqua, Đá Ba Đầu, Len Đảo và Colin. Châu Viên là một đảo san hô, phần cao nhất ở phía bắc, có độ cao 1,5 m so với mặt biển. Kể từ năm 2011, TC đã cho xây dựng những pháo đài kiên cố và sân bãi có thế chịu đựng được sức gió với vận tốc 71 hải lý/ 130 km giờ, tức cấp 10/12 theo thang sức gió Beaufort. Bắc Kinh còn trang bị các thiết bị thông tin cao tần và siêu cao tần, radar cũng như đại bác dành cho hải quân và đại bác phòng không trên đảo. TC có thể sử dụng đảo san hô này làm căn cứ cho các chiến hạm của họ.

Trước các hành vi xâm lược trắng trợn này của bọn bành trướng Bắc Kinh, UBBVSVTLT nghiêm trọng

                                                  TUYÊN CÁO

A. Đối với Trung Cộng:

1. Chủ quyền của Việt nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự kiện không thể tranh cãi.

Thực vậy, chủ quyền của Việt nam trên Hoàng Sa và Trường Sa được chứng minh trong các tài liệu sau:

a-) “Bạch Thư về Âm Mưu của Đảng Cộng Sản Trung Hoa Chiếm Đoạt Hoàng Sa và Trường Sa với Sự Đồng Loã của Đảng Cộng Sản Việt nam” do UBBVSVTLT công bố ngày 10 tháng 5, năm 2008, gồm chủ quyền:

-về địa lý: Phần II: Yếu Tố Địa Lý và Bản Đồ Về Chủ Quyền ( các trang 11- 12, 15-17 và 33-34)

-về lịch sử: Phần III: Chủ Quyền Việt nam Trên Các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa về Lịch Sử ( các trang 13-18)

-về pháp lý: Phần IV: Chủ Quyền về Pháp Lý ( các trang 19-25)

Bạch Thư này còn gồm 3 Bản Tuyên Bố của UB BVSVTLT sau đây:

1) Tuyên bố ngày 8 tháng 8, 2006  v/v  TC vẽ lại Bản Đồ Biên Giới trong đó gồm cả Biển Đông (lưỡi bò) vào tháng 6 năm 2006, các trang 4-7;

2) Tuyên bố ngày 12 tháng 12, 2007 v/v Lên án TC thiết lập Cơ Quan Hành Chánh (huyện) Tam Sa, các trang 7-8; và

3) Tuyên Bố ngày 21 tháng 12 năm 2007  Phản Kháng Về Vụ Tam Sa Lần Thứ 2, các trang 8-11

Ghi chú: Bản Bạch Thư Tiếng Anh đã được Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị gửi đến 192 nguyên thủ quốc gia qua văn phòng Đại Diện các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nhân dịp họ đến họp Đại Hội Đồng tại Nữu Ước năm 2008, và Trung Tâm Nghiên Cứu VN gửi đến một số cơ quan Nghiên Cứu về Đông Nam Á trên thế giới; Cộng Đồng người Việt Liên Bang Úc Châu phổ biến 250 Bản cho các lãnh đạo xứ này; tại Canada, Âu Châu và ngay tại Hoa Kỳ, một số tổ chức cũng đã tiếp tay phổ biến Bạch Thư như vậy…

b-) Cuốn Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, 2008, gồm:

Bản Đồ Chủ Quyền, Chương I:

1) từ thế kỷ 17 do học giả VN vẽ (các trang 15-20);

2) từ thế kỷ 16 do học giả ngoại quôc vẽ (các trang 21-28);

3) Bản đồ cổ của Trung Hoa với gianh giới cực Nam của nước này là Đảo Hải Nam -không bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa (các trang 36-37).

Hình Ảnh Các Đảo Bị TC Chiếm Đóng,Chương II

Trên Hoàng Sa, từ trang 45 đến 72 và trên Trường Sa, từ trang 73-95.

c-) Cuốn Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Trung Cộng, Hồ Sơ Bản Đồ và Hình Ảnh, 2010, gồm trên 200 bản đồ và hình ảnh.

Riêng tại Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, từ trang 104 đến 135, có 44 hình về cơ sở và 17 hình về hoạt động của quân trú phòng.

Trong vùng Trường Sa, có nhiều kiến trúc quân sự, kiên cố, đồ sộ, sừng sững mọc khỏi măt nước. Tại Khu Bãi Đá Vành Khăn, có 8 hình; Khu Chữ Thập, có 5 hình, và khoảng 20 hình khác trên các bãi đá hay cồn nằm sâu phía Nam Trường Sa.

Hầu hết các bãi đá hay cồn đều có toạ độ.

d-) TC không có bằng cớ về chủ quyền:

 Một sự kiện cần phải nêu ra là vào tháng 6 năm 1994, để thực hiện âm mưu thôn tính Biển Đông, TC cử 10 học giả sang họp với 100 học giả Đài Loan để tìm bằng chứng về chủ quyền trong âm mưu bành trướng của chủ nghĩa bá quyền của Hán tộc. Sau buổi Hội Nghị được tổ chức vào ngày 28 và 29 tháng 6 tại Đài Bắc, vì không tìm được bằng chứng nào, và vì đuối lý, bọn Tàu Cộng và Tàu Đài Loan đã cấu kết với nhau ra một tuyên cáo nói một cách mơ hồ rằng Trung Hoa có chủ quyền lịch sử trên Biển Đông. Họ còn kêu gọi Hoa Kiều trên khắp thế giới giúp họ tìm kiếm bằng chứng về chủ quyền này.Sau đó, thỉnh thoảng có bài báo của Hoa Lục in bản tin nói rằng một học giả nọ kiếm được một mảnh lọ bằng đất tại hòn đảo này, một mảnh bát tại hòn đảo kia, ngụ ý rằng Hoa Lục làm chủ các đảo ấy.

Phản ứng về Tuyên bố của đám học giả TC và Đài Loan.

 Vì ở trong nước, giới trí thức im tiếng và lãnh đạo VC câm lặng, một phiên họp gồm 30 trí thức hải ngoại được triệu tập tại Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh Cách Mạng và Hoà Bình tại Đại học Stanford vào ngày 22 tháng 7, 1994 . Hội Nghị lên tiếng bác bỏ luận điệu của đám học giả trên. Bản Lên Tiếng ấy tuyên bố rằng Biển Đông thuộc quyền sở hữu của Việt nam về phương diện địa lý, lịch sử, pháp lý và VN đã hành sử chủ quyền từ lâu đời

Rồi kế đó, UBBVSVTLT, hậu thân của Nhóm Trí Thức, được thành lập để nối tiếp hoạt động trên và vào ngày 29 tháng 4 năm 1995 công bố Tuyên Cáo phủ nhận giá trị pháp lý của Văn Thư hành chánh mà Phạm văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1958 gủi cho Chu ân Lai  về việc Hànội xác nhận chủ quyền của Hoa Lục trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ủy Ban tái xác nhận chủ quyền của VN trên hai quần đảo ấy

e-) Cuối cùng, ngay cả trong giới trí thức Trung Hoa có nhiều người phản bác chủ quyền của TC trên Biển Đông.

Ngày 14 tháng 6 năm 2012, một buổi hội thảo có tên là “Nam Hải tranh đoan, quốc gia chủ quyền dữ quốc tế quy tắc” (Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế) được Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ chức tại Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thiên Tắc.  Hai diễn giả chính là học giả Lý Lệnh Hoa, Nghiên cứu viên Trung tâm Thông Tin Hải Dương Trung Quốc và Giáo sư Thời Đoàn Hoằng,

Học giả Lý Lệnh Hoa nói:

"Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra Đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật...",

 “Chả có căn cứ gì!  Đó chỉ là tuyên bố đơn phương năm 1947 mà thôi!. Trong nước có các nhà luật học, cả các đồng nghiệp ở Đài Loan cũng có chung nhận thức như thế. Hồi đó, các nước ven bờ có nước còn chưa độc lập, nó chỉ do Trung Quốc đơn phương tuyên bố mà thôi.”

 

Ngày 13 tháng 8 năm 2012, học giả Lý Lệnh Hoa đã bác bỏ Ðường lưỡi bò. Ông cũng cho đăng trên blog của ông loạt bài viết của một học giả Trung Quốc khác có bút danh “Bao Phác Tiên Nhân” về vấn đề này. 

 

Trích từ “Quanlambao - Ngay học giả Trung Quốc - Những người có tri thức đều không thể  dối trá theo luận điệu của Trung Nam Hải được”

 

-Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa Xã cũng có cùng một lập trường trên:

“Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về ‘Đường Lưỡi Bò’, lập ra cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’”, Biên tập viên Chu Phương “cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, và cũng đòi xóa bỏ cái gọi là thành phố Tam Sa”…

Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”. Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế… Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên giới đứt đoạn rất thô, màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.

 

Ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa là trò cười quốc tế”, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!. “Thiết lập ‘thành phố Tam Sa’ là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.


Theo Sina.com, Zhoufang.blshe.com. Bản Việt ngữ của Tiền Phong

 

2. Sát nhập 2 quần đảo này vào lãnh thổ Hoa Lục  qua việc thiết lập thành phố Tam Sa với sự phối trí và phô trương võ lực để thị uy hành vi hoàn toàn bất hợp pháp.

Dân tộc Việt nam cực lực phản kháng và lên án hành vi này, và không bao giờ chấp nhận hành vi xâm lăng của bọn bá quyền Bắc Kinh. Một nghìn năm trong quá khứ bọn Hán tộc đã thất bại trong âm mưu xâm chiếm lãnh thổ Việt nam. Cái gương của Ô Mã Nhi, Thoát Hoan… trước đây và Phương quang Kính (vào ngày 19 tháng 4, 1974) ngày nay còn sờ sờ ra đó.

Việc sát nhập này là kết quả của một chuỗi hành vi bất hợp pháp từ nhiều thập niên qua của bọn bành trướng Bắc Kinh. Quốc dân Việt nam sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết đòi lại các dải đất đã mất, trên đất liền cũng như ngoài biển khơi, dù phải đấu tranh lâu dài.

 

Nguyển văn Canh, Cộng Sản Trên Đất Việt, Quyển II: Việt Cộng và Thế Giới, Phần II: Bang Giao VC và TC, Chương XIV: Tuyên Cáo.., , Kiến Quốc, 2002, ấn bản lần thứ 2, các trang 368- 372).

 

B. Đối với VC.

Vì bất cứ lý do nào đi chăng nữa, Hồ chí Minh cùng tất cả đồng bọn qua nhiều thế hệ cầm quyền trong Đảng Cộng Sản Việt nam phải chịu trách nhiệm về sự mất mát lãnh thổ trên đất liền và lãnh hải về tay TC.

Sự đóng góp cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc xâm lăng Việt nam là một tội ác lớn lao đối với dân tộc, không thể tha thứ được. Không có cách gì có thể biện minh cho các thái độ và hành động phản lại quyền lợi của dân tộc như VC đã và đang làm với vai trò như một Thái Thú đích thực phục vụ một cách mẫn cán qúa độ quyền lợi của quan thày TC mà mọi người chứng kiến qua nhiều thập niên. Quốc dân Việt không bao giờ tha thứ cho chúng. Lãnh đạo VC phải biết rằng dù được chút phần thưởng tiền bạc trước mắt, dù được quân giặc tiến cử và bảo trợ ở ngôi vị lãnh đạo như hiện nay, bọn bành trướng Bắc Kinh không bao giờ cưu mang các kẻ đã phản bội dân tộc của mình. Tấm gương còn sờ sờ trước mắt là Pol Pot đã thực hiện những gì mà Bắc Kinh đã dạy, như có cả gan và nhiệt tâm giết 1/3 dân Cao Miên trong tổng số 6 triệu người, vào những ngày sau khi CS Miên chiếm được chính quyền vào 1975. Pol Pot và đồng bọn đã bị quan thày TC bỏ rơi một cách nhục nhã, cay đắng. Vì nhu cầu phải hợp tác với Mỹ để giải quyết vấn đề Miên, lãnh đạo Bắc Kinh cuối cùng nhẫn tâm bỏ rơi những tên đầy tớ dù nhất mực trung thành như Pol Pot. Qua các thương thuyết để giải quyết vấn đề Miên, Mỹ không muốn giết y, đã khuyến cáo Bắc Kinh nên đưa y sang Hoa Lục tị nạn. Nhưng Bắc Kinh lặng yên, ngược lại còn nhẫn tâm hi sinh kẻ đã làm tay sai trung thành cho mình, chỉ vì chúng e ngại đã dính líu / cấu kết với một kẻ bị mà cả thế giới lên án là phạm tội diệt chủng, một tội phạm ghê tởm mà cả nhân loại lên án.

                                              ooo

Ủy Ban đòi hỏi VC phải có can đảm và dứt khoát đứng về phía dân tộc trước tình thế lâm nguy của đất nước mà do chính Đảng CSVN gây ra, từ thời Hồ chí Minh cho đến nay. Không thể để tình trạng mập mờ là hợp tác “toàn diện” với kẻ thù của dân tộc như thế này tiếp tục xảy ra. Tình trạng này rõ rệt đây là một nguỵ trang, mua thời gian giúp cho kẻ thù mỗi ngày củng cố thêm cơ sở vật chất lẫn tinh thần để thôn tính VN, kể cả bằng phương tiện hoà bình. Phải có một lập trường công khai, dứt khoát, quyết liệt với kẻ thù của dân tộc và tìm mọi cơ hội hiện có, như mọi người trong và ngoài nước đã lên tiếng rất nhiều lần để bảo vệ đất nước, dân tộc. Có như thế mới cứu được dân tộc khỏi vòng đen tối trước mắt, và chuộc lại các tội lỗi đã phạm phải và cầu mong được quốc dân tha thứ.

Riêng về vấn đề Biển Đông, Ủy Ban đòi hỏi VC bắt đầu vài việc nhỏ nhặt sau đây:

1.Công khai huỷ bỏ ngay Văn Thư của Phạm văn Đồng ký ngày 14 tháng 9 năm 1954 và lập hồ sơ đưa vấn đề xâm lăng Biển Đông ra Toà án quốc tế. Trong quá khứ TC viện dẫn văn thư này làm nền tảng pháp lý để xâm chiếm Biển Đông: đưa một hạm đội chiếm Hoàng Sa thuộc VNCH tháng 1 năm 1974; mang 4 khu trục hạm vây, bắn giết bằng trọng pháo 64 công binh VC, không võ trang, đang lội nước, mang tiếp tế trên vai cho đồng đội đóng trên đảo Gạc Ma, hồi tháng 3 năm 1988 và chiếm 6 đảo cùng thời gian này.

Văn thư ấy là nguồn gốc đưa đến việc xâm chiếm toàn thể Biển Đông ngày nay. Tiêu huỷ nền tảng ấy là làm cho TC không còn có lý do  biện minh cho việc xâm lăng.

Ngay từ  29 tháng 4 năm 1995 của thế kỷ trước, Ủy Ban đã ra một tuyên bố rằng văn thư ấy là “vô hiệu”.  Ủy Ban đòi hỏi VC phải huỷ bỏ văn thư ấy, bằng cách hoặc làm một văn thư công khai gửi cho TC hay Bộ Ngoại Giao VC chỉ ra một tuyên cáo đơn phương tuyên bố Văn Thư của Phạm văn Đông là vô giá trị, và vô hiệu lực.

Về hình thức trong quốc tế công pháp, hành vi như vậy là đủ và có giá trị.

Ngoài ra, Ủy Ban đòi hỏi VC phải đưa vấn đề xâm lăng này ra Toà án quốc tế.

VC vẫn giữ im lặng. Tuy nhiên, ngày 23 tháng 9, 2008, Ký giả Lý Kiên Trúc, chủ nhiệm Báo Văn Hoá, ở Nam Calfornia có phỏng vấn Lê công Phụng, Đại sứ VC tại Hoa Thịnh Đốn về vấn đề náy, Phụng đã trả lời: “.. Cũng đã có nhiều người nói là có thể đưa ra toà án quốc tế, đưa lên Liên Hiệp Quốc để đấu tranh chuyện này. Chúng ta cũng đang dự tính…”                                                     Ủy Ban nhắc lại rằng về phương diện thủ tục, chỉ có Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), vì chủ thể quyền lợi, mới có “danh nghĩa”, mới có quyền nêu vấn đề này. Không một ai khác hơn là CHXHCNVN có thể làm được, kể cả Đảng CSVN, dù được Hiến Pháp của CHXHCNVN phong cho một vị trí cao hơn Nhà Nước. Phi luật Tân đang làm gương cho VC về vấn đề này, dù TC mới chỉ “xâm lăng” trên lý thuyết bằng  “bản đồ đường lưỡi bò.”

 2. Muốn bảo vệ được đất nước, chống được ngoại xâm, Ủy Ban đòi hỏi phải tạo dựng sức mạnh dân tộc. Chỉ khi mà dân tộc Việt kết hợp thành một khối, xây dựng một sức mạnh với ý chí quyết thắng, mọi người như một, cùng một lòng, thì không những bảo vệ được đất nước, mà còn lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa. Tinh thần và khí thế của sinh viên, thanh niên và quần chúng yêu nước ở trong nước qua các cuộc biểu tình năm 2007 nhân vụ TC thiết lập huyện Tam Sa để cướp đoạt Biển Đông và vụ TC cắt dây cáp tàu Bình Minh và Viking tháng 5 và 6 năm 2011 vừa qua (dù mọi người biết là của một công ty quốc doanh mà lãnh đạo VC chiếm đoạt làm của riêng) đã nói lên tinh thần ấy.

Muốn thế, phải dân chủ hoá đất nước. Cần có một lộ trình thực hiện mục tiêu này. Việc làm nhỏ trước mắt và khởi đầu là VC phải thả tất cả những ai bị bắt về việc “hô hào Hoàng Sa và Trường Sa là của VN”, thả tất cả tù nhân lương tâm, chấm dứt việc bắt bớ đàn áp dân chúng về nhiều lý do khác nhau, và để cho dân chúng được tự do.

Miến Điện là một gương sáng, cần phải học.

3. Chính thức kêu gọi các cường quốc có quan tâm và có quyền lợi hỗ trợ cuộc đấu tranh này. Phải tạo một liên minh quốc tế. Nhờ các hậu thuẫn đó, VC phải phản ứng quyết liệt, thực tiễn đối với mỗi hành vi xâm lăng của TC, thay vì chỉ tuyên bố xuông là Hoàng Sa và Trường Sa về phương diện lịch sử là của VN…., như nhắc  đi nhắc lại từ hơn mấy chục năm nay. Kể cả sự việc quan trọng xảy ra trong tháng qua, như TC sát nhập Biển Đông vào lãnh thổ Hoa Lục, VC cũng dùng một luận điệu tuyên bố như trên, dù Hội Nghề Cá được phép dùng danh từ nặng nề: TC xâm lược, và như thế có lẽ lãnh đạo Đảng VC và Nhà Nước VN né tránh được vị thế có vẻ như xúc phạm với quan thày. Nên nhớ rằng vào tháng 4 vừa qua, TC cho một số tàu đánh cá của chúng đến hành nghề tại vùng đảo Scarborough của Phi, có sự hộ tống của Hải Quân TC với thái độ và hành vi hung hãn làm ra vẻ như đánh chiếm lãnh thổ Phi đến nơi. Phi rất gay gắt chống lại. Cuối cùng Hải quân TC phải rút lui vì  “trận bão sắp tới”, không phải do áp lực quốc tế. Đây là bài học khác phải noi theo./.

Làm tại California ngày 1 tháng 9 năm 2012

Đại Diện: Nguyễn văn Canh

 

 

Tài liệu:

-Nguyễn văn Canh, Cộng Sản Trên Đất Việt, Quyển II: Việt Cộng và Thế Giới, Kiến Quốc, In lần 2, 2002.

-UBBVSVTLT, Bạch Thư về Âm Mưu Của Đảng Cộng Sản Trung Hoa Chiếm Đoạt Hoàng Sa và Trường Sa với Sự Đồng Loã Của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Center For Vietnam Studies, 2008, Ấn Bản Tiếng Việt.

-Nguyễn văn Canh, Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, Center For Vietnam Studies, các ấn bản 2008, 2009 và 2010.

-Nguyễn văn Canh, Chủ Quyền Lãnh Thổ và Bành Trướng Trung Cộng, Bản Đồ và Hình Ảnh, Center For Vietnam Studies, 2010, 2011

Hồ Sơ... VC gải thích về Lãnh Thổ Lãnh Hải thế nào, các trang 250-262

Hồ Sơ...... Bản Lên Tiếng vế Công Hàm Phạm văn Đồng và Nhã Trân, Đài RFA phỏng vấn về Giải Pháp cho VN về Công hàm Phạm văn Đồng, các trang 245-250

  1. THOẢ HỆP VỚI TC TIẾN TỚI CHUYỂN GIAO CHỦ QUYỀN TRÊN BIỀN ĐÔNG CHO TRUNG CỘNG

 

             Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ

                                 TUYÊN CÁO

                                                             ngày 22 tháng 6 năm 2014

                                       về

Âm Mưu của Trung Cộng Xác Nhận Chủ Quyền trên toàn Biển Đông qua giàn khoan H D981 với  sự đồng loã của VC.

Ngày 1 tháng 5, 2014 vừa qua, Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 đến hoạt động tại cửa bể Quảng Ngãi. Đây là giàn khoan khổng lồ, lớn nhất thế giới, di động, nửa chìm, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng và được quảng cáo là có đủ trang bị để khoan dầu ở độ sâu tối đa 3.000m.

HD 981 được loan báo là hoạt động cho tới ngày 15 tháng 8.

Để bảo vệ giàn khoan, lúc đầu chúng gửi một hạm đội gồm 80 tàu. Trong số này có 7 tàu chiến hải quân, 33 tàu hải giám và ngư chính. Còn lại là 40 tàu đánh cá với chiến hạm võ trang hoả tiễn số 534 và tàu tấn công nhanh số 753 hộ vệ và tàu vét min. Có máy bay quân sự liên tục hoạt động quanh giàn khoan.

Hiện nay con số tàu của hạm đội TC hoạt động xung quanh HD 981 là 120. TC ra lệnh cấm tàu cảnh sát biển Việt nam, ngư thuyền Việt lại gần vành đai bảo vệ HD 981 với bán kính là 3 hải lý. Bộ trưởng Quốc Phòng VC Phùng quang Thanh liền ra lệnh cho tàu Cảnh sát Việt nam rút ra xa, tránh đụng độ, để cho HD 981 hoạt động.

Tuy nhiên Tàu TC dùng vòi rồng phun nước vào tàu cảnh sát biển của VC dù ở vị trí cách xa 7 hay có khi 10 hải lý. Trong mấy ngày đầu, tàu TC đâm thẳng vào làm hư hại 8 tàu kiểm ngư VC. Đó là không kể đến rất nhiều vụ đánh chìm ngư thuyền Việt. Sáng ngày 5 tháng 5, 14, một tàu cảnh sát biển của VC chạy gần tới giàn khoan đã bị hải quân TC bắn một loạt đạn vào, hạ sát 4 lính cảnh sát VC và 2 người bị thương; một chiếc tàu của VC bị đánh chìm.                                                                                                                         Rõ rệt đây là hành vi xâm lăng trắng trợn lãnh thổ Việt nam bằng võ lực. Biện minh cho hành vi xâm phạm lãnh thổ trắng trợn và hung hãn này, TC tuyên bố rằng HD 981 hoạt động trong lãnh hải của chúng và chủ quyền của chúng trên đó không thể tranh cãi được. Để có thể hiểu biết tại sao có sự kiện trên xảy ra tới mức đó, tôi cần nhắc lại một thoả thuận về giải pháp cho Biển Đông mà hai đảng và hai nhà nước đã chấp thuận vào tháng 6 năm 2011. Nhân dịp này, dàn khoan HD 981 được đưa vào hoạt động tại một khu vực không có dầu để làm gì và quốc dân Việt đòi hỏi gì ở Việt cộng liên quan đến vấn đế này.

I. THOẢ THUẬN CỦA HAI ĐẢNG VÀ HAI NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÁP CHO BIỂN ĐÔNG.

Hội Nghị ngày 25 tháng 6, 2011 tại Bắc Kinh giữa Hồ xuân Sơn, thứ trưởng ngoai giao VC và Ủy Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc cùng với thứ trưởng ngoại giao Trương chí Quân đạt được một thoả thuận về giải pháp cho vấn đề Biển Đông.

Thoả thuận này có được là kết quả của sự dàn xếp trước đó giữa các lãnh đạo 2 đảng tại Hà nội: Từ 12 đến 18 tháng 4, 2011, Tướng Quách bá Hùng, Phó Chủ Tịch Quân Uỷ Trung Ương, kiêm Uỷ Viên Chính Trị Bộ Trung Cộng sang Hà nội gặp Nguyễn phú Trọng, Tổng Bí Thư VC, rồi Nguyễn tấn Dũng, Ủy Viên Chính Trị Bộ, Thủ tướng VC. Hai bên cam kết hợp tác với nhau một cách chặt chẽ hơn để tìm ra những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Nhìn vào nội dung thỏa thuận giữa Hồ xuân Sơn và Trương trí Quân trong bối cảnh phức tạp hiện nay trong vùng Biển Đông, ta có thể thấy ngay rằng Bắc Kinh giao 3 nhiệm vụ sau đây cho VC thi hành liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.

a. Nhiệm vụ thứ nhất là ‘tham khảo hữu nghị và tránh các động thái có thể làm cho vấn đề trầm trọng hay phức tạp thêm’.

Tham khảo hữu nghị có nghĩa là hai bên, TC và VC, được coi là bình đẳng thân thiết. Mỗi bên hỏi ý kiến nhau một cách thân thiện, ôn hoà để tìm ra một giải pháp có lợi mà hai bên chấp thuận cho một vấn đền gì đó. Ở đây là Biển Đông. Các vấn đề như chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, vấn đề ngư dân Việt bị bắn giết, bắt bớ, cướp bóc, đánh chìm ngư thuyền v.v. TC quyết định trước và đòi hỏi VC phải chấp thuận: Thí dụ vấn đề chủ quyền, TC khẳng định rằng Chúng có chủ quyền trên hai quần đảo này, và chủ quyền ấy không thể tranh cãi và VC chỉ còn cách nhìn nhận chủ quyền của TC mà thôi. Thí dụ khác là Biển Đông là lãnhhải của TC. Ngư dân Việt bị bắn giết, cướp bóc tài sản vì vi phạm lãnh hải TC v.v. Tham khảo để tìm giải pháp? Có lẽ cách duy nhất là tham khảo với TC về cách nhìn nhận ngư dân Việt đã vi phạm lãnh hải của TC và cách thúc cấm chỉ họ ra khơi hành nghề. Ngư dân nào không tuân lệnh sẽ bị VC trừng phạt y như cách mà VC đàn áp người biểu tình chống TC xâm lăng Biển Đông?

 Điểm cần phải nhấn mạnh rằng Nguyễn phú Trọng và Nguyễn tấn Dũng họp với Quách bá Hùng vào ngày 13 tháng 4, 2011 đã đạt các thoả thuận và đãcho thi hành các thoả thuận ấy đối với người dân biểu tình chống TC xâm lăng Hoàng Sa..... Với giàn khoan HD 981 hoạt động từ ngày 1 tháng 5 vừa qua, lãnh đạo VC Nguyễn phú Trọng đã đồng ý với các thoả thuận mà Quach bá Hùng đưa ra, mà nay lại muốn gặp Tập cận Bình để yêu cầu rút giàn khoan, nên bị từ chối. Phạm bình Minh gọi điện thoại cho Dương khiết Trì cũng yêu cầu rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa Việt nam, nhưng được báo cho biết rằng Hoàng Sa là lãnh hải của TC.

Tham khảo là giải pháp cho Biển Đông như vậy là mệnh lệnh độc đoán một chiều với mục tiêu đã định trước mà VC chỉ được hội ý là làm sao thi hành cho êm đẹp, “nhằm tránh cho vấn đề thêm phức tạp.”

b. Nhiệm vụ thứ nhì là ‘thế lực bên ngoài không được can dự vào tranh chấp’: Biển Đông là vaa61n đề riệng củ TC VÀ VC. TC cấm  cản VC để cho thế lực bên ngoài can dự vào vấn đề chủ quyền giữa 2 quốc gia. Thế lực bên ngoài ở đây là Mỹ, một kẻ thù của TC có thể làm cản trở mưu đồ thống trị và bành trướng của TC trong vùng này. Sau Hội nghị An Ninh Khu Vực tại Hà nội năm 2010, TC nhiều lần lên tiếng phản đối Mỹ can dự vào vụ Biển Đông vì là một thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp. TC tố cáo Mỹ gây xáo trộn và làm cho tình hình căng thẳng, nghĩa là làm mất hòa bình và ổn cố trong khu vực. TC e rằng nếu VC đi theo Mỹ, như lập liên minh với Mỹ, như lãnh đạo VC nhắc đi nhắc lại rằng chúng không liên minh với bất cứ nước nào. Nếu VC hợp tác với Mỹ, TC khó long đạt được mục tiêu bành trướng.Nay TC xâm lăng trắng trợn qua vụ HD 981, VC vẫn không dám kêu gọi Mỹ giúp đỡ. Đây là mệnh lệnh một chiều khác trong chiêu bài giải pháp cho Biển Đông.

c. Nhiệm vụ thứ ba là ‘hướng dẫn công luận và cảnh giác tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước’.

Trong nhiệm vụ này, TC đòi hỏi lãnh đạo VC phải:

1. Một là Hướng dẫn Công Luận.

Đối với dân chúng Việt nam, vấn đề lãnh thổ lãnh hải gắn chặt với lòng yêu nước của dân chúng. Sang nhượng đất, biển cho ngoại bang là vấn đề lớn. Nó liên quan đến lòng yêu nước thiêng liêng của cả dân tộc. Cuộc chiến đấu chống lại việc này sẽ khốc liệt. Các cuộc biểu tình về Hoàng Sa Trường Sa vào tháng 12 năm 2007, Olympic Bắc Kinh tháng 4, 2008, và nhân vụ Bình Minh và Viking 2 xảy ra đã là mối ưu tư cho TC, vì biểu tình đó là trở ngại chính của chiến dịch xâm chiếm Biển Đông của chúng. Các phát biểu về vấn đề này của các trí thức, các nhà lãnh đạo, các nhà báo cũng là các vấn đề mà TC đòi VC phải đối phó. Đó là chưa nói tới kinh nghiệm lịch sử qua 1000 năm đô hộ mà lãnh đạo TC đã biết. Để cho vấn đề không trở thành nghiêm trọng, Lãnh đạo VC phải có một chính sách hướng dẫn công luận qua các phương tiện truyền thông, như báo chí, truyền thanh, truyền hình, intrnet….

Hướng dẫn gồm 2 mặt: một mặt định hướng và mặt khác kiểm soát.

-Định hướng là ấn định một đường hướng phải theo: Nội dung các tin tức tài liệu được qui định như thế nào để không làm tổn hại uy tín lãnh đạo đảng CSTH hoặc phơi bày sự thật bất lợi cho chính sách của TC. Như thế có nghĩa là làm tổn hại tới tình hữu nghị hay làm mất lòng tin của lãnh đạo TC đối với VC. Trong những năm qua, VC đã mẫn cán làm công tác này rồi : ngư thuyền của cư dân đảo Lý Sơn Quảng Ngãi bị tàu hải quân TC đâm và đánh chìm, làm cho ngư dân bị hất xuống biển. Sau đó, tàu hải quân bỏ đi. Đây là một hành vi xấu xa, tiêu cực của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Báo chí của CHXHCNVN không được gọi đích danh tàu hải quân TC, mà chỉ gọi là 'tảu lạ'. Tóm lại, không được nói một điều gì tiêu cực về TC. Ngoài ra, những gì có mục đích phô trương, để ca ngợi TC cần được khuyến khích, dù điều đó có nguy hại đến quyền lợi dân tộc Việt. Tờ báo điện tử, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN vào tháng 9 năm 2009 dịch và đăng nguyên văn một bài phóng sự in trên báo Hòan Cầu của Đảng CSTH quảng cáo một cuộc tập trận của hải quân TC trên bãi đá ngầm thuộc khu Chữ Thập của VN. Cuôc tập trận ấy được quảng bá là để bảo vệ Biên Cương (lãnh thổ của TC) của quân đội TC, dù các đảo ấy vẫn là của VN.

-Kiểm soát nguồn gốc của dư luận. Đây là vấn đề kiểm duyệt truyền thong gọi chung là báo chí. Báo chí không được đăng tải những gì kể cả sự thật liên quan đến Biển Đông. Các sự thật ấy có thể gây hoang mang trong dư luận, gây ra các chống đối, như biểu tình hay bạo động và có ảnh hưởng đến dư luận không tốt đối với TC. Điều này sẽ là nguyên nhân gây ra một cuộc chiến tranh bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ chống Trung Cộng. Thí dụ TC xây cất cho đến nay hàng chục kiến trúc kiên cố trên các khu bãi đá ngầm ở phía nam Trường Sa. Lãnh đạo VC giữ một thái độ im lặng, coi như không hay biết. Tháng 7, 2007, tàu hải quân TC bắn chết 1 ngư dân Việt và đánh chìm một ngư thuyền Việt đang hành nghề gần đảo Trường Sa của quần đảo này. Lãnh đạo VC lờ vụ này, và coi như không biết.

Đối với quốc tế, cần cung cấp tin tức tài liệu như thế nào để đánh lạc hướng. Nhờ đó, các quốc gia liên hệ nhất là Hoa Kỳ hiểu rằng quyền lợi của họ được bảo đảm, không bị xâm phạm. Họ sẽ thụ động cho đến khi “sự việc đã rồi”.....

2. Hai là Cảnh giác. Lãnh đạo VC tránh đưa ra những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước.

TC nhắm vào ai khi đưa ra cảnh cáo này? Truyền thông TC trong những năm gần đây công khai đe dọa lãnh đạo Đảng CSVN vì tội vong ân bạc nghĩa, vì tội chiếm nhiều đảo trong quần đảo Trường sa. Báo Hoàn Cầu không ngần ngại đưa ra các hình phạt là “giết” vì các tội trên. Mặt khác, trong hệ thống cai trị theo chế độ toàn trị, chỉ có lãnh đạo mới có quyền phát biểu hay đưa ra lời bỉnh luận mà thôi. Rõ ràng câu trả lời là lãnh đạo VC là mục tiêu. TC cảnh cáo họ vì sự phản phúc của VC. Ta còn nhớ là khi Hillary Clinton tuyên bố Mỹ chủ trương tự do lưu thông trên Biển Đông vào tháng 7, 2010 tại Hội nghị ASEAN ở Hànội, Phó thủ tướng Phạm gia Khiêm gia nhập ngay nhóm 12 Quốc Gia ủng hộ quan điểm của Mỹ chống lại TC, và trước đó trong Hội Nghị Shangri-la hồi tháng 5 về quốc phòng, lãnh đạo VC cũng sắp hàng với Mỹ, khiến Bộ trưởng quốc phòng TC Lương quang Liệt công khai sỉ nhục lãnh đạo VC trước mặt các thành viên tham dự hội nghị. Tại Hội Nghị ASEAN kể trên, Bộ trưởng Ngoai Giao TC Dương Khiết Trì cảnh cáo các Bộ trưởng ASEAN rằng: “Trung Hoa là nước lớn. Các anh là nước nhỏ.” Ý nói rằng hãy coi chừng.

Có 2 lãnh vực mà TC đòi các lãnh đạo VC phải cảnh giác: 1) tuyên bố, và 2) hành động.

1) Tuyên bố: Lãnh đạo VC không được phát biểu điều gì làm tổn thương đến quyền lợi của TC như ủng hộ ASEAN đòi thương thảo đa phương theo quan điểm của Mỹ, như ủng hộ vấn đề quốc tế hóa Biển Đông, không liên minh với một nước thứ ba.... Chính vì thế khi mà hành vi xâm lăng quá trắng trợn và tàn bạo xảy ra trong vụ HD 981 hiện nay, gồm cả giết chóc cảnh sát biển, đánh chìm thuyền của ngư dân Việt, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn sinh Hùng v.v. phải cúi mặt, lặng thinh không dám hé miệng. Tuyên bố của Phùng quang Thanh tại Hội nghị Shangri-la về vụ giàn khoan DH 981 và ra lệnh cho cảnh sát biển VN phải rút lui khỏi giàn khoan này phản ảnh những cam kết thi hành lệnh ấy của Quách bá Hùng.

2) Hành động: Không được tập trận chung với Mỹ hay với quốc gia khác gồm cả không được mua võ khí như máy bay, tàu thủy; không được cho Hoa Kỳ hay một quốc gia nào đó thuê mướn hải cảng Cam Ranh v.v. để chống lại TC. Hành động còn gồm cả cấm công dân Việt biểu tình chống TC xâm lăng. Ngay cả trước khi có thoả thuận được cam kết, VC đã thi hành rồi. Thí dụ vụ sinh viên Hà nội biểu tình chống TC nhân vụ TC lập Huyện Tam Sa, một viên chức cấp thấp là Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC trong một buổi họp báo quốc tế ở Bắc kinh vào ngày 18 tháng 1, 2007 nhắn nhủ lãnh đạo VC “ Chúng tôi hy vọng chính phủ VN sẽ có thái độ trách nhiệm, đồng thời có các biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn những sự việc làm tổn hại đến quan hệ song phương như vậy.” Sau đó, CHXHCNVN huy động toàn lực sức mạnh gồm cơ quan chính quyền, cảnh sát, công an, đảng, đoàn, quân đội, tòa án, nhà tù, đặc biệt gồm cả cả Bộ Giáo Dục và trường Đại Học Công Nghệ Hà nội nơi xuất phát cuộc biểu tình của sinh viên để trấn áp sinh viên biểu tình. Nhiều người bị bắt bớ, giam cầm, tù đầy. Nhà báo Điếu Cầy đến nay vẫn còn bị giam. Công việc trấn áp ấy cho đến nay vẫn tiếp tục.

Tóm lại, về vụ HD 981 trong tình trạng này, trước sự xâm lăng của hải quân TC, lãnh đạo VC như Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng .....trong nhiều ngày đầu giữ một thái độ yên lặng, không có một hành động gì, dù cả khi muốn xin gặp Tập cận Bình để tham khảo hữu nghị không được , cốt để “không slàm tổn thương tình hữu nghị” với TC.

Ooooo

Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng đã nhận nhiệm vụ được nói trong Thoả Thuận và có trách nhiệm ra lệnh cho toàn đảng CSVN nghiêm chỉnh thi hành chiếu theo thỏa thuận trên từ tháng 6 năm 2011. Vậy câu hỏi là làm như thế nào để  THI HÀNH?

                VẤN ĐỀ THI HÀNH THỎA THUẬN TRÊN

Sau khi họp với Nguyễn phú Trọng, Quách bá Hùng gặp Nguyễn tấn Dũng về thi hành giải pháp cho Biển Đông. Sau buổi họp này, có một Bản tin cho biết là mục đích là nhằm 'thăng tiến mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Việt nam'.

Thăng tiến hợp tác chiến lược toàn diện là gì? Là hai Đảng cộng tác thực sự chặt chẽ với nhau về mọi phương diện để thi hành các điểu khoản trong Thoả Thuận 25 tháng 6.

1). Hợp tác trong lãnh vực quân đội: Quách bá Hùng gặp Phùng quang Thanh ngày 13 tháng 4 để sắp xếp một hợp tác chiến lược giữa hai quân đội 'đi vào thực tế' và đẩy mạnh hơn nữa 'sự hợp tác trong nhiều lãnh vực khác'. Theo Đài Bắc Kinh, Hùng chỉ thị 3 điểm để Phùng quang Thanh thi hành: 1) Tăng cường tiếp xúc chiến lược, nắm vững định hướng đứng đắn phát triển quan hệ Trung Việt; 2) Coi trọng tuyên truyền hướng dẫn, tích cực tạo bầu không khí hữu nghị, đoàn kết, hợp tác Trung Việt; 3) Làm phong phú nội dung giao lưu, nỗ lực nâng cao trình độ hợp tác thiết thựcgiữa quân đội hai nước.

Như vậy, Phùng quang Thanh được giao nhiệm vụ hướng dẫn, giáo dục và thống nhất quân đội VC với quân đội TC dưới sự giám sát của TC mà mục đích quan trọng là khám phá, dập tắt các âm mưu chống TC bằng quân sự từ trong trứng nước, ngoài công tác tuyên truyền, kiểm soát tư tưởng quân đội VC.

2). Hợp tác trong lãnh vực an ninh: Lê hồng Anh đi thăm Bắc Kinh, gặp Bộ trưởng Công An TC là Mạch kiến Trụ. Mạch kiến Trụ tuyên bố về buổi họp này: việc hợp tác thi hành công lực là một phần quan trọng trong công cuộc hợp tác hữu nghị Việt Trung, hy vọng hai nước sẽ hợp tác mạnh mẽ hơn nữa trong các lãnh vực như chống khủng bố, tăng cường công cuộc hợp tác truyền thống và thúc đẩy một chiến lược đối tác tổng thể giữa hai nước. Lê hồng Anh cam kết: Việt nam sẽ tham gia cùng Trung quốc trong nỗ lực tăng cường cơ chế hợp tác để chống tội phạm và duy trì trật tự xã hội.

Về vai trò của Cảnh sát công an trong nhiệm vụ “hợp tác về thi hành công ực.” Nhân danh duy trì 'trật tự xã hội', an ninh, Công an VC kể từ sau ngày thỏa thuận được công bố đã được huy động để trấn áp trắng trợn các cuộc biểu tình ở Hà nội và Sài gòn. Dân Hà nội đã chứng kiến sự hiện diện của công an TC sang điều khiển và đích thân dẹp biểu tình ở Hà nội trong ngày 10 tháng 7 , 2011 để thi hành “ công lực” vì Công an VC không làm tròn nhiệm vụ của họ. Biểu tình “đả đảo Trung quốc, xâm lược”, “HoàngSa Trường Sa là của Việt nam”... là các “hành động”.... làm tổn hại tình hữu nghị, và lòng tín cậy lẫn

nhau.” Vì vậy VC phải có nhiệm vụ giải tán các cuộc biệu tình trong những chủ nhật qua (17 tháng 7,11), và vô hiệu hóa các người biểu tình. Hình ảnh 4 công an VC, mỗi người nắm 1 chân, 1 tay nạn nhân, dùng sức mạnh khiêng (quăng) thanh niên yêu nước vào xe huýt và khi vào đến cửa xe, một công an đứng ở cửa xe đạp vào mặt nạn nhân. Đó là biểu tượng, hình ảnh triệt tiêu các hành động vì làm tổn thương lòng tín cậy Bác Kinh đối với chế độ VC.

k

3. Hợp tác trong lãnh vực tư pháp: Vương thế Tuấn, chánh án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao TC sang Việt nam găp Nguyễn minh Triết vào ngày 17 tháng 4 để đẩy mạnh hợp tác ngành tư pháp VC và TC. Sau buổi họp, Nguyễn minh Triết đánh giá cao sự hợp tác của ngành tư pháp giữa hai nước, đề nghị tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong lãnh vực xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vương thế Tuấn phát biểu rằng VC và TC là hai nước theo chủ nghĩa xã hội, nên có nhiều điểm tương đồng, và cũng có những thách thức tương tự. Hệ thống luật pháphai nước đều đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ luật pháp mỗi nước.

Với sự đỡ đầu của Tuấn, và nhân danh “củng cố nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa..., bảo vệ luật pháp..” , Triết sẽ sử dụng tòa án một cách triệt để ngõ hầu trấn áp và triệt tiêu các phạm pháp, gây rối, làm mất trật tự công cộng, được hiểu là các cuộc biểu tình chống đối TC về vấn đề Biển Đông. Tòa án VC nhân danh duy trì công lý xã hội chủ nghĩa với sự che chở của hệ thống tư pháp TC để hành động.

Tóm lại, chỉ trong vòng 6 ngày, có 5 buổi họp dồn dập, cấp bách giữa các lãnh đạo cao cấp nhất của hai Đảng để chuẩn bị cho công tác thực hiện sự thống nhất về đường lối cho Biển Đông bao gồm cả an ninh, luật pháp, tuyên truyền, chính trị, và cả về cơ cấu tổ chức giữa hai quân đội, hai lực lượng công an, hai hệ thống tòa án, hai hệ thống tuyên truyền v.v. trở thành một. Với sự thống nhất về tổ chức vè đường lồi do TC hướng dẫn,VC la kẻ thi hành sách lược của TC.

Cả toàn bộ guồng máy Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN trong tình huống này được huy động và sử dụng nhắm vào thi hành sứ mạng giúp bá quyền Bắc Kinh bành trướng thế lực.

TC biết rằng chúng không thể chiếm toàn vùng Biển Đông nếu không có sự đóng góp tích cực và cụ thể của VC. Vì thế, TC phải tìm mọi cách, mọi giá và cả mọi thủ thuật đưa VC vào vị trí phải thi hành âm mưu của chúng. Cộng Sản Việt nam là kẻ thi hành sách lược của TC về Biển Đông trên đất nước của mình. Như vậy chúng thực sự là Thái Thú người bản xứ.

Về thực tế, những gì lãnh đạo VC làm từ ngày TC đặt giàn khoan 981 tại Hoàng Sa cho thấy các chỉ thị của Bắc Kinh được triệt để thi hành tại Việt nam về đối nội cũng như đối ngoại. Về sau, vì áp lực quá mạnh của quần chúng và quốc tế, có một ngoại lệ là tuyên bố của Nguyễn tấn Dũng tại Miến Điện vào 11 tháng 5 và tại Phi Luật Tân vào 21 tháng 5. Nguyễn tấn Dũng đã đi chệch hướng. Và sau hơn 6 tuần lễ kể từ khi HD 981 hiện diện trên thêm lục địa Việt nam, Trương tấn Sang mới mở miệng nói về bảo vệ chủ quyền, nhưng không cho biết là có hành động gì để làm việc ấy.

Tóm lại, Ta có thể gọi Thoả Thuận này chói buộc lãnh đạo VC vào nhiệm vụ thực hiện mệnh lệnh từ Băc Kinh như một tên Thái Thú nhằm đích cuối cùng không phải chỉ chiếm Biển Đông, mà còn là chiếm toàn thể nước Việt.

Đó là  THOẢ THUẬN QUÁCH BÁ HÙNG THÁNG 4 NĂM 2011.

Cũng cần lưu ý một điều là Thoả thuận Quách bá Hùng này là cam kết của các lãnh đạo VC, như một Thái Thú  làm tay sai cho Tàu chỉ là cam kết giữa hai Đảng: CSVN với TC. Để chính thức hoá các cam kết này về mặt  chính quyền của một quốc gia, VC đã cử thứ trưởng Ngoai Giao là Hồ xuân Sơn sang Bắc Kinh vào tháng 6 năm 2011 và chính thức ký với Đới Bỉnh Quốc, Uỷ Viên Quốc Vụ Viện  ký văn kiện này, và được công bố chính thức sau khi kết thúc cuộc họp.

II. TẠI SAO ĐƯA GIÀN KHOAN RA HOẠT ĐỘNG Ở TÂY NAM HOÀNG SA, NƠI KHÔNG CÓ DẦU.

1. TC xác nhận chủ quyền:

Sự kiện là đưa một giàn khoan khổng lồ đến bờ biển Quảng Ngãi, chỉ hoạt động tạm thời có hơn 3 tháng, nhất là ở nơi mà từ năm 1995, Crestone đã được quyền khai thác dầu khí, nhưng không tìm thấy gì, như vậy chắc không phải là để khoan dầu. Vậy là gì?

Đây là hoạt động hành sử chủ quyền của TC trong một vùng biển mà chúng đã dùng quân đội đánh chiếm vào năm 1974 một cách bất hợp pháp. Vì là hành vi bất hợp pháp và muốn được làmchủ thực sự vùng biển này, TC phải lien tục có nhiều hành động khác nhau có tính cách phô trương để xác nhận chủ quyền của chúng. Đặc biệt là vùng này chỉ là vùng tranh chấp giữa Việt nam và TC, không liên hệ tực tiếp đến quyền lợi của nhiều quốc gia khác như ở Trường Sa. Vì thế TC chỉ phải chú tâm đối phó với VN

kDù lãnh đạo VC đã bị TC khống chế bằng nhiều cách và đã được coi như Thái Thú ( như đã thấy mô tả trong Thoả Thuận vào tháng 4, 2011) có nhiệm vụ thực hiện mưu đồ của chúng làm bá chủ Biển Đông, nhưng cũng cần phải có trắc nghiệm về chống đối, kể cả từ trong dân chúng Việt. TC cũng biết rằng chống đối của quốc tế sẽ không cónhiếu ảnh hưởng về vụ này, miễn là TC không sử dụng bạo lực qui mô, gây tác động bất ổn là được.

Đây là bước khởi đầu của sự xác nhận chủ quyền trên toàn vùng. Kế đó, sau khi ‘giảm nhiệt’, TC sẽ đưa giàn khoan đến vùng mục tiêu là nơi có nhiều dầu: Trường Sa.

Hình: Bản Đồ Vị Trí các Giàn Khoan trên Biển Đông

Theo Reuters ngày 20 tháng 6, cục Hải Sự TC loan báo đưa 3 giàn khoan ra Biển Đông: Nam Hải 2 và Nam Hải 5 sẽ hoạt động ở giữa Hoa Lục

Nam Hải 2 và Nam Hải 5 sẽ hoạt động ở giữa Hoa Lục và Đông Sa, nơi này do Đài Loan chiếm đóng, và Nam Hải 4, hoạt động gần Hoa Lục. Ngoài ra, Nam Hải 9 sẽ được đưa vào hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam, TC sẽ đưa ra khơi 4 giàn khoan khác trong 6 tháng cuối năm 2014. Chúng loan báo sẽ tung ra 24 giàn khoan trong đợt này.

k

Tổng số giàn khoan là 24.

 

 

 

 

k Cũng cùng một chiến thuật. Lần này, chúng huy động có thể hàng nghìn tầu cá để bao vây và bảo vệ các giàn khoan. Các tàu hải giám và ngư chính hoạtđộng xung quanh và tàu hải quân bảo vệ vành ngoài. Sẽ không có bạo lực. VC sẽ không dùng hải quân chống đối (dù muốn cũng không đủ sức và hơn nữa quân đôi hai bên đã thống nhất dưới sự chỉ đạo/hướng dẫn của quân đội TC). Tuy nhiên, Phùng Quang Thanh đã ám chỉ là đã ưng thuận và coi vụ HD 981 nằm trong lãnh thổ Trung hoa, với cả cảnh sát biển Việt bị bắn chết, ngư dân bị đánh chìm xuống biển chỉ là “mâu thuẫn trong gia đình.” Hơn nữa, con số ngư thuyền Việt không có nhiều và đi xuống Trường Sa để yểm trợ như ở Hoàng Sa trong những ngày qua. Dân chúng Việt đã bị triệt tiêu, không được phản ứng như biểu tình làm “tổn hại đến lòng tin cậy” của Bắc Kinh. Còn quốc tế thì chỉ khi nào có đụng chạm làm tổn hại thực sự đến quyền lợi của họ, thì mới có phản ứng. Dĩ nhiên việc khai thác dầu khí này đã được “thoả thuận” giữa hai bên ( song phương: VC và TC) và hoạt động này có tính cách hoà bình, không gây bất ổn cho toàn vùng. Như thế sự hành sử chủ quyền của TC được thực hiện một cách liên tục và ‘hòa bình’ để xác nhận chúng có chủ quyền trên toàn vùng. Và cứ tiếp tục như vậy, thì 50 hay 100 năm sau, liệu ai có thay đổi được ‘nguyên trạng’.

2. Hoạt động của HD 981 còn có mục đích khác quan trọng hơn. Đó là lôi cuốn sự chú ý của dân Việt và của quốc tế khỏi dự án kiến tạo đảo Gạc Ma nhân tạo. HD 981 làm cho dân Việt phẫn nộ vì mọi người chú tâm vào đó. HD 981 làm quốc tế cảm thấy có triệu chứng bất ổn trong vùng, cũng chú tâm vào đó. Tin tức đảo Gạc ma nhân tạo xuất hiện sau khi HD 981 hoạt động được hơn 1 tuần. Mọi người cũng không quan tâm mấy về chuyện này. Cho đến nay vấn đề HD 981 vẫn còn sôi nổi. Chỉ có Tổng thống Phi lên tiếng tố cáo vụ này. Lãnh đạo VC lặng thinh, dù Gạc Ma là phần lãnh thổ của họ, và dù Gạc ma đã được TC xây cất từ 2012 với tàu vận tải, tàu xây cất hoạt động tấp nập, có cả tàu chiến võ trang hoả tiễn bảo vệ mà lãnh đạo VC ‘hầu như không hay biết’ . Nay đảo nhân tạo đã thành hình, có bãi cát đã được bồi đáp cao tới 10 m , phi đạo đã hầu như hoàn tất v.v.

Nay biết rồi, lãnh đạo VC cũng không dám lên tiếng, hay không có hành động gì vì đã cam kết không làm gì, kể cả tuyên bố để “tổn hại đến tình hữu nghị hay lòng tin cậy” của TC. VC cũng phải “định hướng dư luận” về vấn đề này một cách có hệ thống để không gây căng thẳng hay gây bất ổn trong Biển Đông. Mãi tới ngày 16, trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà nội phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Lê hải Bình, chỉ khi có một nhà báo hỏi về Gạc Ma, mới dám nhắc lại rằng Việt nam có chủ quyền không thể chối cãi được trên Biển Đông như trước đây VC đã từng tuyên bố nhiều lần hàng chục năm nay.

Gạc ma có gì quan trọng không? Đảo Gạc ma dù thuộc một phần bãi đá ngầm với các rặng san hô nằm dười lòng biển, nay đã thành một đảo xuất hiện nổi trên mặt nước trong Biển Đông. Đến nay, 18 tháng 6, 2014 trên đảo người ta đã trong thấy một đường bay ( phi đạo) xây gần xong. Đây là một dự án thiết lập một căn cứ quân sự vô cùng to lớn, rộng 30 hectares, có hải cảng dành cho tầu hải quân, hải cảng riêng cho tầu dân sự. TC sẽ xây cất ‘khu cư trú cho ngư dân, khu du lịch’.

Lưu ý: Phú lâm là căn cứ chỉ huy hiện hữu chỉ có diện tích 1.3 – 2.1 km2

kGạc ma trong tương lai sẽ trở thành căn cứ quân sự to lớn giúp TC có thể kiểm soát được toàn vùng: eo biểm Malacca, các quốc gia kế cận. Hiện nay, từ Phú lâm xuống Gạc ma có một khoảng cách quá lớn là khoảng gần 800 cây số. Máy bay TC không thể hành quân xuống được, vì không đủ nhiên liệu để hoạt động. Với Gạc ma cùng với Vành Khăn và Chữ Thập, TC có thể kiểm soát hành lang di chuyển từ Malacca lên phía Bắc. Con đường này nằm về phía tây bờ biển Phi Luật Tân. Tầu quân sự của hạm đội 7 đi con đường này. Gạc ma sẽ trở thành một căn cứ lớn giống như căn cứ Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Sẽ là mối đe doạ lớn trực tiếp cho Việt nam.

Hình: Bản đồ Đại Trung Hoa

Tóm lại HD 981 chỉ là một giai đoạn cần thiết trong tiến trình hành sử chủ quyền của TC xuống Trường Sa để tiến chiếm toàn vùng trước khi bắt đầu nới rộng Hoa Lục thành Đại Trung Hoa, gồm tất cả Á Châu ngoại trừ Nhật Bản. Nghĩa là Đại Trung Hoa như bản đồ mà TC phổ biến cách đây 2 năm gồm: Đông Á (trừ Nhật), Đông Nam Á, Nam Á, Pakistan , Afghanistan và 5 các quốc gia cựu Sô Viết.

Với thoản thuận 25 tháng 6 năm 2011, VC như một Thái Thú thi hành nhiệm vụ giúp giặc chiếm Biển Đông của Việt nam. VC không được chống đối gồm cả lên tiếng  về chủ quyền.

                         Uỷ Ban đòi hỏi

1. Đảng Cộng Sản Việt nam phải chấm dứt vai trò Thái Thú với nhiệm vụ phát huy ảnh hưởng của đế quốc TC trong việc khống chế toàn dân. Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn sinh Hùng, Phùng quang Thanh, Lê hồng Anh, Trần đại Quang, Đinh thế Huynh, Tô huy Rứa v.v. đừng cúi đầu nhịn nhục, toạ hưởng trước cảnh quân giặc công nhiên bắn giết cảnh sát biển đang dấn thân bảo vệ bờ cõi, ngư dân bị quân giặc đâm thuyền chìm dưới biển vì được Đảng

CSVN huy động đến bảo vệ Hoàng Sa, lãnh hải bị quân giặc ngang nhiên chiếm cứ. Phải ngửa mặt lên mà sống. Phải chấm dứt ngay nhiệm vụ của kẻ tay sai cho bọn bá quyền Bắc Kinh để giúp chúng bành trướng. Nguyễn tấn Dũng đã có can đảm tố cáo tình hình cực kỳ nguy hiểm cho an toàn lưu thông trên Biển Đông tại Hội nghị ASEAN tại Miến Diện ngày 11 tháng 5 vừa qua. Rồi đến ngày 21 tháng 5, Dũng tuyên bố sẽ dùng biện pháp pháy lý, nghĩa là đưa vấn đề Biển Đông nhân vụ TC đặt giàn khoan trong vùng thềm lục địa VN ra toà. Tuyên bố ấy dĩ nhiên trái ngược với cam kết trong Thoả Thuận ngày 25 tháng 6, 2011, vì các hành vi này ‘tổn hại nghiêm trọng lòng tín cậy của TC’. Tuyên bố này có nguyên nhân là Dũng thấy dân chúng Việt phẫn nộ quá mạnh qua các cuộc biểu tình dầm dộ chống TC về hành vi xâm lược của TC qua vụ giàn khoan. Dù tuyên bố này đứng về lập trường của toàn thể dân tộc, nhưng lại chỉ là nửa vời, do dự, không hành động, vì còn phải chờ lúc ‘thuận tiện’. Thế nào và bao giờ là lúc thuận tiện?

2. Nếu cả bọn lãnh đạo lựa chọn con đường làm tay sai cho giặc, Nguyễn tấn Dũng phải tiếp tục có can đảm đưa vấn đề ra trước toà án quốc tế. Một phán quyết của toà án có một hiệu lực quan trọng trong việc huy động hỗ trợ của thế giới, tránh bị cô lập như hiện nay; và cũng là bằng chứng quan trọng về thủ tục pháp lý để sử dụng trong trường hợp sự chiếm đóng của quân giặc quá lâu dài với hi vọng hợpthức hoá chủ quyền của chúng một cách vĩnh viễn. Đó cũng là cách phủ nhận chủ quyền của quân giặc một cách rõ rệt và tích cực nhất trên Biển Đông. Hãy hành động đừng chần chờ, mặc kệ cho Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang và đồng bọn bán nước chạy theo giặc.

Chúng sẽ bị chính giặc bỏ rơi như Pol Pot hay Hoàng văn Hoan dù những kẻ này rất mực trung thành với giặc. Cần biết rằng gửi một văn thư hành chánh như hiện nay cho Tổng thư ký Liện Hiệp Quốc báo cho họ biết về vi phạm của TC đối với lãnh hải của VN không ích lợi vì lẽ đây là vấn đề chính trị , vấn để tuyên truyền, TC có khả năng vận dụng tại Liên Hiệp Quốc, nhất là chúng có nhiều tiền để viện trợ, chúng có thế lực trong định chế này và chúng khôn ngoan hơn, tuyên truyền giỏi hơn.

Làm tại California ngày 22 tháng 6 năm 2014.

Đại diện: Nguyễn văn Canh

 ********************************

Tian Jing Hao , Tàu vét xây cất.

kk

Tian Jing Hao như mô tả là một tàu vét khổng lồ dài 127 thước, có trọng lượng 6,017 tấn, có thể đào sâu xuống lòng biển 30 thước và mỗi giờ hút 4,500 thước khối đất/ cát để làm đảo nhân tạo

kTàu võ trang hoả tiễn Miên Dương bảo vệ xây cất

Có hai tàu bảo vệ công tác xây dựng 5 đảo Gạc ma, Châu viên, Gaven, Chữ Thập và Colin. Đó là tàu vận tải đổ bộ và tàu Miên Dương, võ trang tên lửa số 528

Tàu Miên Dương có nhiệm vụ tuần tra, chống tàu nổi, hònh không, chống tàu ngầm. Tàu có chiều dài 115 m, rộng 14 m, trang bị 4 động cơ diesel, tốc độ 28 hải lý/ giờ, tầm hoạt động tối đa là 4,000 hải lý.

Võ khí gồm: 1 pháo hạm 2 nòng Type-79A cỡ 100mm có tốc độ bắn tối đa 18 phát/phút, tầm bắn tối đa 22 km; 4 pháo phòng không 2 nòng Type-76A cỡ 37mm, tốc độ bắn tối đa 180 phát/phút, tầm bắn tối đa 8,5 km; 2 cụm 4 ống phóng tên lửa chống hạm YJ-82 hoặc tên lửa chống hạm YJ-83 tầm bắn tối đa 180 km; 1 bệ 8 ống phóng tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 có khả năng tiêu diệt máy bay ở khoảng cách từ 8-12 km hoặc tên lửa chống hạm ở khoảng cách từ 4-6 km; 2 bệ phóng rocket chống ngầm Type-87 (bố trí phía trước tháp pháo chính) và 2×3 ống phóng ngư lôi. Ngoài ra tàu còn có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng săn ngầm Z-9C.


GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM .

PHỤ CHƯƠNG .

BẢN DỊCH RA TIẾNG ANH

DÀN KHOAN HD 981

HẬU DÀN KHOAN HD 981

Trở về trang Hoàng Sa Trường Sa

 

Nguyễn Văn Canh

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us