Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Việt Sử

LacLongAuCo

--------o0o--------

SINH-VIÊN HOÀNG KIM KHÁNH

Hoàng Kim Khánh là sinh-viên trường đại-học Luật-Khoa thuộc Viện Đại-Học Huế. Anh-ta là phần-tử có lý-lịch tốt: không có quyến-thuộc là cộng-sản mà chỉ có thân-nhân tham-gia chính-quyền Quốc-Gia; bản-thân anh-ta cũng chưa hề làm gì về phương-diện chính-trị cũng như hình-sự đáng để cơ-quan an-ninh lưu-tâm. Thế mà bây giờ anh-ta bị Ngành Đặc-Cảnh điều-tra.

Trong thực-tế, không có vấn-đề Chính-Quyền dò xét hành-tung của sinh-viên, ngoại-trừ trường-hợp cá-nhân nào có hành-vi bất-hợp-pháp, tỷ như trộm cướp, buôn bán cần-sa ma-túy, trốn quân-nhiệm, v.v... và, lẽ tất-nhiên, dính-líu tới tổ-chức hay hoạt-động của giặc thù. Khánh thuộc loại sau cùng.

Thành-phố Huế, cố-đô của Việt-Nam, và thủ-phủ của Miền Trung, sau bao nhiêu biến-cố và biến-thiên, vẫn còn sôi-sục những chống-đối, tranh-chấp, vì bất-mãn, tị-hiềm; và cộng-sản bao giờ cũng là kẻ thừa nước đục thả câu.

Tổng-Hội Sinh-Viên Huế liên-tiếp qua chục năm nay làm cái công việc gọi là “tranh-đấu chống chính-quyền”, trong một hoàn-cảnh thuận-lợi vô cùng. Chính-quyền gọi họ là tương-lai của dân-tộc, là rường-cột của quốc-gia. Họ là những người tự-hào có học, ít nhất thì cũng cao hơn trung-học; nếu vào quân-ngũ thì cầm chắc cấp-bậc sĩ-quan trong tay; và khi học xong thì họ sẽ là trí-thức, một giới được mọi người kính-trọng nể-vì. Họ được gia-đình nuôi ăn, có người được hưởng học-bổng, để tiếp-tục học-hành. Và họ sử-dụng trường-ốc cùng các tiện-nghi có sẵn trong trụ-sở Viện Đại-Học của chính-quyền để chống lại chính-quyền.

Viện Đại-Học Huế, hay nói đúng hơn là Tổng-Hội Sinh-Viên Huế, một tổ-chức mà chính-quyền cần có nhưng không kiểm-soát được, đã đào-tạo ra một số “lãnh-tụ sinh-viên tranh-đấu” được một số đông sinh-viên bầu vào các Ban Đại-Diện của tập-thể mình, và được hầu hết báo-chí, phương-tiện truyền-thông nằm trong tay tư-nhân hậu-thuẫn hết mình.

Lâu nay họ chỉ hội họp, hội-thảo, lập kiến-nghị, đưa yêu-sách, chống đối điều này, đòi-hỏi điều kia; cao lắm là treo biểu-ngữ, dán bích-chương trước cổng trường và trên đường phố, chiếm-cứ giảng-đường làm nơi cố-thủ, họp báo, tuyệt-thực, tố-cáo tham-nhũng, phản đối bắt-bớ, tẩy-chay Chương-Trình Huấn-Luyện Quân-Sự Học-Đường, kêu gọi thả tù chính-trị, hô-hào chấm dứt chiến-tranh, v.v... Sau Hiệp-Định Paris, một số “lãnh-tụ sinh-viên Huế” tương-đối có tên-tuổi đã rời môi-trường đại-học, vì lý-do này hay lý-do kia; số còn lại tuy vẫn có thể nuôi-dưỡng phong-trào, nhưng dân-chúng và ngay cả đa-số sinh-viên bạn cũng đã ý-thức được vấn-đề bị cộng-sản lồng người vào, giật dây, hoặc lợi-dụng, nhất là sau vụ Huỳnh Tấn Mẫm của Tổng-Hội Sinh-Viên Saigon bị Đặc-Cảnh trưng-dẫn bằng-chứng tố-cáo y là cơ-sở hoạt-động cho Việt-Cộng, nên các “lãnh-tụ” tay sai của địch tự cảm thấy bị hạn-chế cả trong phạm-vi địa-bàn sách-động lẫn trong nội-dung các đề-tài nêu lên. Họ bèn tìm cách để thoát ra khỏi ngõ bí; và khi có một sáng-kiến tuy bên trong ấn-giấu âm-mưu xảo-quyệt nhưng bên ngoài lộ vẻ chính-đáng vô-tư thì hầu như số đông liền chấp-nhận dễ-dàng.

Chỉ là một sự trùng-hợp ngẫu-nhiên, song “vụ sinh-viên Hoàng Kim Khánh” xảy ra vào thời-gian tôi mới đến Vùng I, từ cuối 1973, đã có ý-nghĩa như là một thách-đố đối với riêng tôi.

Một chiến-dịch rỉ tai đã được tung ra rằng tập-thể sinh-viên nên chọn bầu một cá-nhân không có thân-nhân dù gần dù xa là người ở phía cộng-sản, làm người đại-diện cho mình, để phía Quốc-Gia không có lý-do mà nghi-ngờ là dễ bị cộng-sản móc-nối hoặc thiên về bên kia. Khánh được nhiều sinh-viên đã có thành-tích “tranh-đấu” của Khoa mình cũng như các Khoa khác nhiệt-liệt ủng-hộ. Do đó, khi Khánh được giới-thiệu ứng-cử vào vai trò Chủ-Tịch Ban Đại-Diện trường Luật thì anh-ta chiếm được đa-số tuyệt-đối phiếu của Khoa mình. Liên-tiếp nhiều lần hội-họp trong nội-bộ Khoa cũng như trong hội-đồng Tổng-Hội, Khánh phát-biểu mạnh-dạn, được các sinh-viên có tiếng-nói ảnh-hưởng gợi ý là anh-ta xứng-đáng được đắc-cử, trong nhiệm-kỳ sắp tới, vào cương-vị Chủ-Tịch Tổng-Hội bao trùm mọi Khoa.

Đùng một cái, Khánh mất tích. Cứ theo những quyết-nghị, kiến-nghị, kháng-thư, biểu-ngữ, bích-chương, truyền-đơn, bài đăng báo, lời tuyên-bố, v.v... của Tổng-Hội Sinh-Viên Huế, liên-tiếp họp bất-thường nhiều ngày, nhiều đêm, thì chắc-chắn là anh-ta đã bị cơ-quan an-ninh tình-báo của Việt-Nam Cộng-Hòa bắt cóc. Vì thế, chủ-đề tranh-đấu là yêu-cầu Chính-Quyền trả tự-do ngay cho Hoàng Kim Khánh, và trong thời-gian chờ-đợi thì đổ cho Chính-Quyền chịu trách-nhiệm hoàn-toàn về tính-mệnh của sinh-viên này.

Tôi đã huy-động mọi nỗ-lực của Ngành Đặc-Cảnh toàn Vùng I, cũng như phối-hợp với tất cả các cơ-quan & đơn-vị an-ninh tình-báo bạn tại địa-phương, và báo-cáo lên Trung-Ương đồng-thời thông-báo các Vùng khác, để cùng lùng tìm tung-tích của Khánh. Suốt một tuần-lễ, tình-hình căng-thẳng tột cùng. Một bên thì phe sinh-viên gia-tăng cường-độ chống-đối Chính-Quyền; hơn nữa, trong mấy ngày sau thì lại có một giáo-gia trung-học “mất tích”, khiến một số đông giáo-gia và nam+nữ học-sinh trung-học tại Huế cũng cùng đứng lên sát cánh với sinh-viên Huế trong cuộc tranh-đấu có mục-tiêu gần-gũi và cụ-thể này. Một bên thì Chính-Quyền, mà đại-diện là các cơ-quan & đơn-vị an-ninh tình-báo Quốc-Gia, nhất là Ngành Đặc-Cảnh, bị dư-luận nghi-ngờ mà không làm sao thanh-minh được, vì công-chúng dễ-dàng tin theo tin đồn.

Thật-sự thì không có ai bắt Khánh. Nhưng tôi chỉ biết xác-nhận với Cấp Trên như thế trong nội-bộ mà thôi; chứ Chính-Quyền, từ Phủ Tổng-Thống, Phủ Thủ-Tướng, Bộ Nội-Vụ, Bộ Thông-Tin, xuống đến các “cơ-quan chính-quyền Tỉnh” – một danh-xưng con đẻ của cái gọi là “Cuộc Cách-Mạng Hành-Chánh của Việt-Nam Cộng-Hòa” – nhất là Tỉnh Thừa-Thiên trong đó có Thị-Xã Huế, thì không có nơi nào lên tiếng phủ-nhận lời rêu-rao của sinh-viên; hoặc giả đã có thông-cáo nhưng không thấy báo nào đăng, vì báo-chí hầu hết đứng về phía đối-lập với Chính-Quyền.

Một tuần-lễ sau, cuộc “tranh-đấu” ấy của Sinh-Viên Huế đã đạt đến kết-quả cao-độ của nó. Cũng vào một buổi sáng chủ-nhật, trong lúc sinh-viên các Khoa đang họp bàn sôi-nổi thì Hoàng Kim Khánh chạy xộc vào hội-đường, với bộ mặt hốc-hác, đầu tóc bù-xù, áo quần nhăn-nheo; bề ngoài cho thấy rõ-ràng là anh-ta vừa mới thoát ra từ một chốn giam-cầm khắt-khe.

Sau mấy phút reo mừng ôm hôn náo-nhiệt, Khánh được mời ngay lên máy vi-âm tường-thuật những gì đã xảy ra cho anh-ta trong những ngày qua.

Theo lời Khánh thì, vào sáng chủ-nhật tuần trước, Khánh rời nhà ở trong Thành-Nội để đi qua Viện Đại-Học Văn-Khoa dự họp như lệ thường lâu nay; lúc chưa ra đến Cửa Đông-Ba thì anh-ta bị hai người đàn-ông mặc dân-phục chận lại, chĩa súng lục vào người, bảo leo lên một chiếc xe Jeep sơn màu trắng-xám đậu sẵn bên đường. Anh-ta bị chở đến Trung-Tâm Thẩm-Vấn thuộc Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên, dọa-nạt, đánh-đập, liên-tiếp hai ngày hai đêm. Sau đó, anh-ta được giao cho hai người đàn-ông, cùng mặc dân-phục, chở bằng xe Jeep sơn màu trắng-vôi đến trụ-sở của Đội Quân-Báo Đặc-Biệt ở đường Trưng-Trắc, Huế; tại đây anh-ta cũng bị hăm-he, hành-hạ, một ngày một đêm. Tiếp theo, anh-ta được giao cho một người đàn-ông, cũng mặc dân-phục; người này còng tay, bịt mắt, nhét khăn vào miệng anh-ta, chở bằng xe-hơi dân-sự từ Huế vào Đà-Nẵng, vào khoảng hai ba giờ sáng, nhốt ở trụ-sở của Đội Khảo-Cứu Địa-Lý thuộc Phủ Đặc-Ủy Tình-Báo Trung-Ương, trên đường Trần Cao Vân; ở đây anh-ta cũng bị khủng-bố, ngược-đãi. Kế đến, anh-ta bị đưa đến giam ở một ngôi nhà bí-mật trên đường Lý Thường Kiệt, thuộc Sở Tác-Vụ của Ngành Đặc-Cảnh Vùng I (của tôi), hai ngày sau cùng; cơ-quan này cũng hù-nạt, trấn-áp anh-ta, cuối cùng đã dùng xe Jeep sơn màu trắng-xám chở anh-ta từ Đà-Nẵng ra Huế lại, thả anh-ta xuống ở đường Triệu-Ẩu sáng nay. Anh-ta liền chạy thẳng đến với Tổng-Hội Sinh-Viên, đúng lúc Ban Đại-Diện các Khoa đang hội-họp tại hội-đường này của Trường Đại-Học Văn-Khoa.

Cũng theo lời của Hoàng Kim Khánh thì mục-đích của việc Chính-Quyền bắt cóc anh-ta như thế là để trực-tiếp cảnh-cáo anh-ta đừng tham-gia hoạt-động với các phần-tử “tranh-đấu” đang cầm đầu Tổng-Hội Sinh-Viên Huế. Vì anh-ta là con+cháu của một số viên-chức khả-tín trong hàng-ngũ Quốc-Gia, tiếng nói của anh-ta sẽ có sức mạnh lớn hơn so với các “lãnh-tụ” sinh-viên đương-thời mà hoạt-động có hại cho an-ninh trật-tự chung. Mục-đích cũng là gián-tiếp báo trước cho các phần-tử “tranh-đấu” khác biết là họ cũng có thể bị bắt cóc, thậm-chí thủ-tiêu, bất-cứ lúc nào. Khánh kể lại là anh-ta đã xác-nhận với các giới-chức hữu-quyền rằng anh-ta chỉ đứng trên căn-bản của các nguyên-tắc tự-do, dân-chủ và nhân-quyền, cũng như Hiệp-Định Paris, để tranh-đấu, chứ không thiên về cộng-sản; và vì các cơ-quan an-ninh & tình-báo liên-hệ không thuyết-phục được anh-ta, mà cũng không tìm thấy bằng-chứng hoặc yếu-tố nào để buộc tội anh-ta, nên đành phải thả anh-ta ra mà thôi.

Sự tái-xuất-hiện cùng với câu chuyện kể lại của Khánh như trên, là một bình xăng ném vào đống lửa củi khô đã cháy sẵn. Tổng-Hội Sinh-Viên Huế, với sự hậu-thuẫn của Tổng-Hội Sinh-Viên Sài-Gòn và báo-chí trong nước, đã xuống đường, tuyệt-thực, gửi tối-hậu-thư đòi Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Hòa phải công-khai nhận lỗi, chịu bồi-thường thiệt-hại cho Khánh, và cam-kết từ nay chấm dứt mọi việc làm ám-muội tương-tự vụ này.

Tôi thật rối trí trước tình-hình gay-cấn tột cùng. Tôi đã phối-kiểm với các cơ-quan & đơn-vị bạn, đồng-thời soát-xét các bộ-phận hành-sự thuộc quyền mình, thì, lạ-lùng thay, từ màu sơn của các cảnh-xa, quân-xa mang bảng số ẩn-tế dân-sự, các địa-chỉ tọa-lạc của các Trung-Tâm, Đội, Nhà An-Toàn, cho đến hình-dáng, phục-sức, của một số viên-chức và sĩ-quan thuộc cả bốn tổ-chức – Đặc-Cảnh, Tình-Báo Trung-Ương, Quân-Báo, và Quân-An – ở cả hai Thành-Phố, Huế và Đà-Nẵng, mà Hoàng Kim Khành mô-tả lại, đều đúng với sự thật được che-giấu ngoài đời. Riêng việc bắt Khánh thì cả bốn ngành kể trên đều khẳng-định là không hề xảy ra. Tuy nhiên, Chính-Quyền thì đã bị tai-tiếng rõ-ràng. Biến-cố này ảnh-hưởng mạnh đến tinh-thần phục-vụ hăng say của Ngành Đặc-Cảnh, trong bối-cảnh Việt-Cộng đánh ngoài phá trong, hằng chục đoàn-thể dân-chúng lớn+nhỏ – từ các chính-hội, giáo-hội, hữu-hội, đến các Lực-Lượng, Mặt-Trận, Phong-Trào, Liên-Hiệp, Liên-Minh – đều dồn-dập nổi lên đả-kích Chính-Quyền, cùng với một số nhân-vật dân-cử như Thượng-Nghị-Sĩ, Dân-Biểu, hội-viên Hội-Đồng Tỉnh, Thành-Phố, cũng đối-lập kịch-liệt với Chính-Quyền, tạo nên một bầu không-khí sôi-sục, ngột-ngạt vô cùng.

Tôi họp bàn riêng với Thiếu-Tá Trương Công Ân, Chánh Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên, để tìm cách đối-phó, cứu-vãn tình-hình. Chúng tôi nhận định: câu chuyện “Hoàng Kim Khánh bị bắt cóc” là một câu chuyện hư-cấu ấu-trĩ, bởi lẽ chưa bao giờ có sự hợp-tác chặt-chẽ của bốn ngành hoạt-động nói trên, nhất là trong một âm-mưu bất-chính mà chỉ nhắm vào một cá-nhân chưa hề là đối-tượng chú ý đáng kể của riêng một ngành nào; hơn nữa, nếu muốn bắt cóc thật-sự thì chắc-chắn là không có ai khờ-khạo để lộ gốc-gác, hành-tung của mình cho đối-phương nhận biết dễ-dàng như trên. Nói chung, dư-luận đã bị đầu-độc, công-chúng không cần phán-đoán vô-tư, và Chính-Quyền đã bị chơi khăm một vố khá đau, trong đó Ngành Đặc-Cảnh bị thua oan-uổng một nước cờ gian. Do đó, Ngành Đặc-Cảnh phải chứng-minh, để tự biện-minh cho mình.

Tôi tính chỉ cần làm thế nào để Hoàng Kim Khánh nói cho chúng tôi biết sự thật về câu chuyện bịa-đặt kể trên, thì chúng tôi mới hành-động đúng cách được. Nhưng, chúng tôi không tiện bắt Khánh, mà cũng không tiện mời anh-ta đến công-đường, vì bây giờ thì không riêng gì giới sinh-viên mà có thể nói là mọi người xung quanh đều canh chừng giùm cho anh-ta, hễ nghe tin Đặc-Cảnh hỏi-han gì anh-ta là họ phản-ứng rùm-beng liền, chỉ có hại thêm cho chúng tôi mà thôi.

Và tôi đã chọn một phương-thức bắt-đắc-dĩ: dùng gậy ông đập lưng ông. Tôi thảo-luận kỹ-càng với Ân, để Ân trình-bày lại với Liên Thành (thiếu-tá, Chỉ-Huy-Trưởng CSQG Thừa-Thiên & Huế, và được Thành đồng-thuận) theo nguyên-tắc, rồi giao-phó và cho phép Ân đích-thân thi-hành kế-hoạch, một kế-hoạch mà nếu thất-bại thì cả hai chúng tôi sẽ thân-bại danh-liệt tức-thời: bắt cóc Khánh, bắt cóc thật-sự.

Vì Tổ-Quốc, vì Danh-Dự, vì Trách-Nhiệm, Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên đã hoàn-tất tốt đẹp cái công-tác không-tiền khoáng-hậu nói trên. Vào một đêm khuya kia, nhân lúc Khánh một mình ra vườn, do chúng tôi tạo động-cơ thúc-đẩy, trong lúc người nhà và hàng xóm đều đang ngủ say, chúng tôi đã chớp-nhoáng tê-liệt-hóa anh-ta và lặng-lẽ chở anh-ta về một căn phòng đặc-biệt, có bố-trí kín máy quay phim, máy ghi-âm, kính-một-chiều để bên trong anh-ta tưởng là gương soi mặt nhưng bên ngoài một số viên-chức có uy-tín được mời đến quan-sát thì thấy rõ, để phòng nếu cần thì sẽ làm chứng về sau. Khánh được cho xem những tài-liệu của Việt-Cộng, về tổ-chức và hoạt-động của Mũi Trí-Vận, Thành-Đoàn Thanh-Niên Sinh-Viên Học-Sinh, hồ-sơ các vụ Huỳnh Tấn Mẫm cùng Lê Văn Nuôi trong Nam và Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng Nguyễn Đắc Xuân ở Huế, v.v... cùng những tin-tức về kế-hoạch giật dây phong-trào tranh-đấu của Sinh-Viên Huế, và viễn-ảnh một cuộc tổng-nổi-dậy theo kiểu tổng-tấn-công ở Huế vào dịp Tết Mậu-Thân trong đó Việt-Cộng tàn-sát tập-thể nhiều nghìn người. Trong cuộc đấu trí, câu hỏi được đặt ra là trong trường-hợp đó liệu thân-nhân của Khánh có thoát khỏi bàn tay phi-nhân của cộng-sản hay không; và, là một thanh-niên có học-thức, Khánh nghĩ thế nào về chính-sách giết người tay không dã-man như thế.

Kết-hợp tác-động tâm-lý chính-trị với kỹ-thuật moi tin, Đặc-Cảnh đã đạt được kết-quả là Khánh thú-nhận đã bị sinh-viên Trần Văn Hội của Trường Đại-Học Y-Khoa tổ-chức, huấn-luyện, đạo-diễn, cốt để đưa Khánh lên làm Chủ-Tịch Tổng-Hội Sinh-Viên toàn Viện Đại-Học Huế.

Trong tuần-lễ vắng mặt, Khánh chỉ nằm lì trong buồng ngủ của Hội, được y bày-vẽ mọi lời ngụy-tạo để vu-cáo các cơ-quan an-ninh tình-báo Quốc-Gia. Khánh biết rõ Hội là cơ-sở nằm vùng của Việt-Cộng; có lần có một cán-bộ đến tiếp-xúc với Hội và thò đầu vào cửa buồng ngủ vừa quan-sát vừa cười chào như để khuyến-khích Khánh tiếp-tục làm con cừu ngoan.

Rốt cục, Khánh đã vui lòng ký tên vào tờ cam-kết cộng-tác với Ngành Đặc-Cảnh, chụp ảnh chung với sĩ-quan Biệt-Tác để lưu hồ-sơ, và được chỉ-dẫn về lề-lối thu-thập, báo-cáo tin-tức, cùng ngụy-thức, ám-hiệu tiếp-xúc với Trưởng Lưới của mình, v.v... Tất cả chỉ diễn ra trong vòng ba tiếng đồng-hồ. Khoảng bốn giờ sáng là anh-ta đã được đưa trở lại tiếp-tục nằm ngủ ở nhà rồi.

Từ đó, Sở Đặc-Cảnh Tỉnh Thừa-Thiên có thêm hai Mũi Biệt-Tác biệt-lập: một điệp-vụ của Hoàng Kim Khánh, và một thám-vụ nhắm vào Trần Văn Hội. Trước kia, Hội chỉ là một trong số những sinh-viên mà Đặc-Cảnh biết là thân-Cộng, nhưng chưa nắm được bằng-chứng về việc y tiếp-xúc, nhận lệnh của đối-phương. Nay thì Đặc-Cảnh đã nhờ Khánh mà giám-sát, theo-dõi sít-sao, và đã khám-phá ra được đường dây bí-mật của bọn y.

Có Hoàng Kim Khánh, tôi đã có thể rút về những nhân-viên lâu nay đội lốt sinh-viên, tiết-kiệm được một phần nhân-lực, thì-giờ và tiền-bạc vì tung lưới rộng hơn phạm-vi thật-sự cần. Bây giờ thì Khánh đã được toàn-thể sinh-viên tín-nhiệm, vì vụ “bị bắt-cóc ma” là một hào-quang sáng chói bao quanh anh-ta trước mắt và trong trí mọi phần-tử quá-khích đương-thời. Nhưng vụ “bị bắt-cóc thật” là một khởi-điểm để anh-ta tìm hiểu và báo-cáo cho Đặc-Cảnh mọi ý-đồ, hoạt-động, và đối-tượng liên-quan trong đường dây do Trần Văn Hội cầm đầu.

Cao hơn Hội, trước đó Đặc-Cảnh đã bí-mật phăng dò ra một số cán-bộ Việt-Cộng nằm vùng cũng như từ mật-khu về liên-lạc với cơ-sở nội-thành. Tổng-Hội Sinh-Viên Huế có làm gì đi nữa thì cũng chỉ thừa-hành chỉ-thị của Việt-Cộng, mà kế-hoạch của địch sử-dụng tập-thể sinh-viên như thế nào thì Đặc-Cảnh đã biết trước và liệu trước, chỉ cho phép chúng đạt được kết-quả ở một giới-hạn nào đó mà thôi, để nuôi-dưỡng tổ-chức và hoạt-động của địch, hầu kết-quả công-tác của Đặc-Cảnh đạt được phải to lớn gấp nhiều lần hơn.

Khi cần phá vỡ, bao giờ một điệp-vụ của Đặc-Cảnh cũng phải vô-hiệu-hóa cho được ít nhất là trọn một cơ-quan hay đơn-vị đầu-não của địch ở cấp cao hơn các nội-tuyến-viên trong đường dây liên-quan...
LÊ XUÂN NHUẬN

Biến-Loạn Miền Trung www.LeXuanNhuan.com

July 09, 2024-HL

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us