Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Tài liệu Hoàng Sa và Trường Sa - Vietlist.us
--------o0o--------
HỒ SƠ HOÀNG SA & TRƯỜNG SA và CHỦ QUYỀN DÂN TỘC (Phần 1)
This page is under construction !
CENTER FOR VIETNAM STUDIES905 Stambaugh St
Redwood City, CA 94063
USA
September 2014
5rd Edition
Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
Tiệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư
Như Hà Nghịch Lỗ Lai Xâm Phạm
Nhữ Đẳng Hành Khan Thủ Bại Hư
(Thơ thời nhà Lý chống quân Tống)
______________________
CENTER FOR VIETNAM STUDIES
905 Stambaugh St
Redwood City, CA 94063
2008
Tái Bản lần I: tháng 12 năm 2009
lần II Ngày 21 tháng 3 năm 2010
lần III Ngày 04 tháng 4 năm 2010
lần IV Ngày 30 tháng 9 năm 2014
***
Chính quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đàn áp sinh viên biểu tình chống ngoại bang xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa là chính quyền gì?
Họ là đại diện cho nhân dân Việt Nam hay đại diện cho quân xâm lược?
-Có người như nhà báo blogger Măng và blogger HT gọi Đảng Cộng Sản Việt Nam là Thái Thú của Tàu đang cai trị Việt Nam, còn sinh viên Kim Duy có nói tới đồng hóa, ám chỉ biến dân Việt thành dân Tàu do Đảng CSVN đang thực hiện. Các ý tưởng này được chứng minh khắp nơi trong tập hồ sơ này và được nêu ra để mọi con dân Việt suy ngẫm.
Từ nhiều năm về trước , tác giả cuốn “Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc” này đã đổi vị trí của Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản Việt nam là Thừa Sai của Trung Cộng sang Thái Thú Người Bản Xứ.
Chúng đóng vai trò thừa hành trong công tác đàn áp, bóc lột dân Việt thay cho Tàu Cộng. Chúng đã dâng hiến một phần lãnh thổ, lãnh hải Việt cho con cháu Nhà Hán, một điều mà bọn bành trướng Bắc Kinh không có cách gì làm được qua hơn 1000 năm đô hộ. Hồ chí Minh và đồng bọn chỉ trong vòng mấy chục năm vừa qua đã làm công việc đó một cách “xuất xắc” trong lãnh vực này cho giặc Tàu. Nhờ vai trò thừa sai này của Hồ và đồng bọn, không ai có thể qui trách cho giặc Tàu cướp đất của dân tộc Việt.
Hiện nay, với vai trò Thái Thú này, chúng a) giúp quân giặc khống chế Biển Đông, b) gia tăng kìm kẹp, không chế và dùng toàn thể guồng máy của chế độ để triệt tiêu dân chúng đứng lên chống lại kẻ thù của dân tộc và c) cho quân đội giặc “trá hình” làm công nhân khắp nơi trên lãnh thổ Việt nam từ Nam chí Bắc, nằm“phục sẵn” để một ngày kia khi tình hình đã chin mùi, sẽ có một cuộc tổng nổi dậy trên toàn thể lãnh thổ Việt nam, với sự uy hiếp bằng võ lực từ phương Bắc xuống, và từ mặt biển vào, để biến Việt nam trở thành một phần lãnh thổ của Trung Hoa.
Đây vẫn chưa phải là mục tiêu cuối cùng của Hồ và toàn Đảng Cộng Sản Việt nam. Chúng còn có một mong ước khác xa hơn nữa là đồng hóa toàn dân Việt mà Trường Chinh, đại diện Đảng Cộng Sản Việt nam đã không ngần ngại công khai tuyên bố vào nắm 1951.
Đến lúc đó, nhiệm vụ của Hồ và toàn Đảng Cộng sản Việt nam mới hoàn tất và vai trò Thái Thú Người Bản Xứ mới chấm dứt.
DẪN NHẬP
Khẩu Hiệu và Biểu Tượng Olympic
Bắc Kinh 2008
One world under the Communist Party of China?
Hình khẩu hiệu ‘Một Thế Giới, Một Giấc Mơ và Một Trung Hoa’ có nghĩa là trong đó sẽ có Việt Nam nằm trong bản đồ Trung Hoa. Hình bản đồ Trung Hoa có 3 vạch vẽ ngoài lục địa. Đó là Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa. Đám thanh niên Tàu này ngang nhiên trưng bày 2 biểu ngữ này với nhiều cờ ở trước Quốc Hội cũ của Việt Nam Cộng Hòa, trung tâm thành phố “Hồ chí Minh”. Chúng được tự do, và công khai bày tỏ các ước muốn ấy, không bị cảnh sát của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCHVN) ngăn cản, trong khi sinh viên Việt bị săn đuổi, lùng bắt, ngăn chặn vì CHXHCNVN sợ họ phát biểu điều gì liên quan tới việc đòi hỏi bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Thanh niên Tàu được cảnh sát bảo vệ trên đất Việt. Sinh viên Việt trên đất của mình không được coi là công dân Việt.
Với sự ‘hợp tác toàn diện’ như vậy giữa hai Đảng và hai nhà nước, để ‘hướng tới tương lai’, đây là một tín hiệu báo cho biết trước rằng ‘giấc mơ’ một nước Trung Hoa ‘sẽ’ được thục hiện với đất nước và dân tộc Việt nằm trong đó?
Lãnh đạo Bắc Kinh có giấc mơ gì? Trì Hạo Điền, Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng (TC) tuyên bố trong một buỏi họp với sỹ quan cao cấp vào 2005 rằng:
“…Chỉ bằng cách xử dụng những vũ khí không hủy diệt mà có thể giết càng nhiều người càng tốt, chúng ta mới có thể lưu giữ lại được đất nước Hoa Kỳ cho chúng ta xử dụng. Ðã có những phát triển mau lẹ về kỹ thuật vũ khí sinh học hiện đại, và những vũ khí sinh học loại mới được tiếp tục phát minh, cái này sau cái kia.
…Khi đồng chí Ðặng Tiểu Bình vẫn còn sống với chúng ta, Trung Ương Ðảng đã sáng suốt làm ngay quyết định đúng đắn là không phát triển các hàng không mẫu hạm, thay vậy, tập trung vào việc phát triển các vũ khí giết người mà có thể hủy diệt dân số lớn lao của nước thù địch.
Kinh nghiệm lịch sử của chúng ta đã chứng tỏ rằng một khi chúng ta làm cho việc đó xảy ra, không có ai trong thế giới này có thể làm bất cứ cái gì với chúng ta. Thêm nữa, nếu Hoa Kỳ như là người lãnh đạo thế giới đã bị tiêu diệt, thì những kẻ thù khác phải đầu hàng chúng ta thôi.
…Trong lịch sử nước Tàu, trong khi thay đổi các vương triều, kẻ tàn ác luôn luôn chiến thắng và những kẻ nhân từ luôn luôn thất bại.
…Chúng ta đã có được kỹ thuật và khoa học tối tân, kể cả kỹ thuật nguyên tử “sạch “, kỹ thuật về vũ khí di truyền cũng như vũ khí sinh học, và chúng ta có thể dùng những phương pháp mạnh mẽ để tiêu diệt dân Mỹ trên một quy mô lớn.
Nếu các vũ khí sinh học thành công trong việc tấn công bất ngờ Hoa Kỳ, người Tàu sẽ có thể giữ sự tổn thất thấp nhất khi chống lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công thất bại và khơi mào một sự trả đũa bằng nguyên tử từ Hoa Kỳ, nước Tàu có lẽ sẽ chịu đựng một tai ương trong đó hơn nửa dân số Tàu sẽ bị tiêu diệt. Đó là dùng những phương tiện có tính cách quyết định để “quét sạch” Hoa Kỳ và dành nước Mỹ cho chúng ta sử dụng tức thời.
…Một khi các kẻ thù của Hoa Kỳ nhắm vào nội địa Hoa Kỳ, trước khi quốc hội Hoa Kỳ làm xong cuộc tranh luận và giao quyền cho tổng thống khai chiến, thì kẻ thù của Hoa Kỳ đã tiến tới thủ đô Washington rồi.
…Quả thật là tàn nhẫn khi giết một hai trăm triệu người Mỹ. Nhưng đó là con đường duy nhất mà sẽ bảo đảm chúng ta làm ra được thế kỷ của người Tàu, một thế kỷ trong đó đảng Cộng Sản Tàu lãnh đạo thế giới. (trích Trì Hạo Điền “Chiến Tranh không xa chúng ta và là Bà Mụ của Thế Kỷ người Tàu”, (www.peacehall.com và www.boxun.com, tiếp cận ngày 23 tháng 4 năm 2008).
***
Âm mưu bá quyền của Trung Cộng
-Tháng 10 năm 1953, tại Hội nghị của Quân Ủy Trung Ương, ‘chủ tịch’ Mao nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta.”…
-Tuyên bố của Mao trong buổi họp Chính Trị Bộ BCHTU, ĐCSTQ, tháng 8 năm 1965:
« Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á, bao gồm cả Miên, Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Ma lai xia và Singapore.”…
(Trích: Bạch thư của Việt Cộng (VC), có nhan đề là “Sự Thật về Quan Hệ Việt Nam- Trung Quốc Trong 30 Năm Qua”, Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN công bố tại Hà Nội ngày 4 tháng 10 năm 1979, NXB Sự Thật, Hà Nội, tháng 10, 1979)
-Trong cuốn sách “ Sơ Lược Lịch Sử Trung Quốc hiện đại” xuất bản ở Bắc Kinh năm 1954 có Bản Đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả nhiều nước chung quanh, kể cả Đông Nam Á và vùng Biển Đông.
-“Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phía Nam, phải chiếm cho bằng được.”
(Trich Bạch thư 1979 của VC nói về âm mưu bành trướng của Trung cộng).
***
Vài sự kiện đáng ghi nhận
-15 tháng 6 năm 1956, Ung văn Khiêm, thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) nói với Đại lý sự vụ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) Li Zhimin rằng “về phương diện lịch sử Hoàng Sa và Trường Sa là một phần đất của Trung Hoa.”
-14 tháng 9 năm 1958, thủ tướng VNDCCH Phạm văn Đồng gửi công hàm cho Chu ân Lai, Tổng Lý Sự Vụ CHNDTH công nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Hoa.
-Ngày 25 tháng 12 năm 1999, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN hay VC) Lê khả Phiêu và chủ tịch nước Trần đức Lương đi Trung Cộng (TC) ký hiệp ước phân định Biên giới. Với Hiệp ước đó, VC đã chính thức nhượng nhiều vùng đất trên biên giới cho TC, một phần lãnh thổ thuộc Ải Nam Quan, phân nửa Thác Bản Giốc, nhiều dãy núi thuộc Hà Giang, Lạng Sơn v.v.
-Ngày 30 tháng 12 năm 2000, Đảng CSVN ký 2 hiệp ước : a) Phân định vùng Vịnh Bắc Việt và b) Hợp Tác nghề cá. Với hai Hiệp ước này, VC nhượng hơn 11, 000 cây số vuông trong vùng Vịnh cho TC và cho TC vào khai thác tài nguyên trong Vịnh Bắc Việt.
-Ngày 12 tháng 12 năm 2007, Tổng bí thư ĐCSVN Nông đức Mạnh cam kết với thư ký của Tổng bí thư Đảng CSTH Hồ cẩm Đào về việc ngăn chặn Sinh Viên Hà Nội và Sàigòn biểu tình chống Trung Cộng về việc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa:
“Vì tình hữu nghị đời đời bền vững với Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hiến dâng tất cả.” (1)
(1)GS. Carl Thayer: Theo tôi được biết, Trung Quốc cũng bất ngờ về các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào rất bực bội nên đã yêu cầu thư ký gọi điện khiển trách Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Ngoài việc giải thích và thanh minh, TBT Nông Đức Mạnh có hứa là Việt Nam sẽ cố gắng hơn nữa trong việc hạn chế người biểu tình, và đã tuyên bố như trên (trích bài Trả lời phỏng vấn của Phóng viên tự do TK thực hiện về vụ Sinh Viên biểu tình ngày 9 tháng 12 , 2007 tại Hà Nội và Sàigòn chống TC xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa
Cuốn sách này gồm 3 phần:
Phần I gồm các bản đồ, tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng gồm các hình ảnh về các kiến trúc quân sự của Trung cộng xây trên các đảo trong vùng có sự yểm trợ của hải quân của chúng với âm mưu chiếm hữu thực sự và vĩnh viễn các quần đảo này.
Phần II nói về Chủ Quyền Dân Tộc (đang) bị Hồ chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt nam chuyển nhượng cho Trung cộng, để quân giặc dần dần tiến tới vị trí làm chủ đất nước Việt.
Phần III gồm các Phụ Chương và Phụ Lục: Các tài liệu liên hệ đến các vấn đề trên.
PHẦN I
BẢN ĐỒ CHỦ QUYỀN & HÌNH ẢNH TRÊN CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA và TRƯỜNG SA
Nhờ sự yểm trợ của Trung Cộng để chiếm được một phần nửa nước Việt Nam vào năm 1954 và để xâm chiếm Miền Nam sau đó, họ Hồ và ĐCSVN từ 1956 đã không ngần ngại biểu lộ lúc thì ngấm ngầm lúc thì công khai ý định việc dâng hiến đất đai, các đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa cho quan thày của chúng là Trung Cộng (TC), đổi lại xin viện trợ để xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Việc dâng hiến một phần đất đai trên biên giới và một phần trong vịnh Bắc Việt vào năm 1999 và 2000 mới đây chỉ là những gì nối tiếp các chủ trương ấy của họ Hồ.
Ngày nay trong tiến trình thôn tính Biển Đông, TC viện dẫn hành vi dâng hiến này của VC như là các lý do, hay bằng cớ để biện minh âm mưu xâm chiếm toàn thể Biển Đông của dân tộc Việt bằng bạo lực.
Từ thời thượng cổ, Trung Hoa không bao giờ có liên hệ gì đến chủ quyền Biển Đông. Những tài liệu địa lý, lịch sử hay văn hóa của chính Trung Hoa, không bao giờ có vết tích gì về vấn đề này.
Vào tháng 6 năm 1994, khoảng 10 học giả Hoa Lục sang họp một Hội nghị với khoảng 100 ‘đồng nghiệp’ của họ ở Đài Loan. Họ ra một tuyên cáo kêu gọi Hoa kiều khắp nơi trên thế giới tiếp tay với họ, sưu tầm bằng cớ và hỗ trợ cho họ chứng minh rằng Biển Đông thuộc về Trung Hoa. Ít lâu sau, truyền thông của TC loan báo nhà khảo cổ này tìm thấy 1 vài mảnh bát ở một đảo nọ, hay khoa học gia kia tìm được vài mảnh lọ vỡ ở một đảo khác, để chứng minh có vết tích người Trung Hoa ở đó, nghĩa là Trung Hoa có chủ quyền. Bọn bành trướng Bắc Kinh nói rằng Trung Hoa có chủ quyền trên Biển Đông từ đời nhà Hán, từ thời Tam Quốc phân tranh v.v… Tuyệt nhiên, không có một bản đồ nào hay tài liệu nào kể cả về văn hóa hay lịch sử, do người ở trong nước hay từ nước ngoài vẽ hay viết cho thấy Biển Đông thuộc Trung Hoa, dù học giả cổ thời của Trung Hoa là những người rất giỏi về sử học.
Mãi cho đến sau khi TC chiếm được Hoa Lục vào 1949, người ta mới thấy TC vẽ một bản đồ sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào Trung Hoa. Với bản đồ gần đây nhất được phổ biến vào tháng 6 năm 2006, bọn bành trướng Bắc Kinh còn đi xa hơn, vẽ lại lần nữa Bản Đồ “Nam Hải”. Ranh giới bản đồ này tiến sát vào sát vịnh Cam Ranh và bờ biển quận Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Rồi cuối tháng 11 năm 2007, chúng thiết lập huyện Tam Sa để quản trị hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với mục đích hoàn tất sự sát nhập Biển Đông của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Hoa. Đó là giai đọan cuối cùng trong tiến trình âm mưu thôn tính Biển Đông. Tới đây, bọn bá quyền Bắc Kinh nghĩ rằng chúng đã hợp thức hóa việc Trung Hoa có chủ quyền về phương diện công pháp quốc tế.
Ta cũng phải nhắc đến căn cứ quân sự được thiết lập trên đảo Phú Lâm (Woody) và các đảo khác của quần đảo Hoàng Sa từ đầu thập niên 1970, các công sự đã và đang được xây trên bãi đá ngầm Chữ Thập (Fiery Cross Reef), tòa nhà nhiều từng lầu, kiên cố xây trên bãi đá ngầm Vành Khăn (Mischief) của quần đảo Trường Sa có liên hệ đến âm mưu này. Việc xây dựng căn cứ Tam Á ở Hải Nam vừa được tiết lộ trong tháng 4, 2008 vừa qua dành cho tầu ngầm nguyên tử và các cầu tàu như bến đỗ cho hàng không mẫu hạm là để bảo vệ “tài sản” đã cướp của Việt Nam và khống chế vùng biển này bằng võ lực. Âm mưu này không dừng ở đó, chúng muốn khống chế toàn thể lãnh thổ của Việt Nam, biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ Trung Hoa và sử dụng Việt Nam làm bàn đạp để tiến tới Đông Nam Á v.v.
Vì lý do trên, việc sưu tầm các bản đồ cổ thời về Hoàng Sa và Trường Sa kèm theo hình ảnh liên hệ là cần thiết để chứng minh:
a) các quần đảo ấy thuộc quyền sở hữu tuyệt đối của dân tộc Việt từ lâu đời, và
b) Trung Hoa không có một liên hệ gì đến 2 quần đảo ấy.
Sự hiện diện của Trung Cộng ngày nay trên vùng Biển này bằng những hành động võ lực của nhà cầm quyền Trung Cộng là những hành vi trái với công lý, trái với công ước về luật biển mà quốc tế đã công nhận năm 1982. Như vậy sẽ giúp bác khước mọi biện minh về chủ quyền của bọn bành trướng Bắc Kinh. Một điều quan trọng kèm theo là lên án bọn thừa sai người bản xứ là Hồ chí Minh và đồng bọn tiếp tay quan thày ngoại bang của chúng chiếm đoạt đất đai của dân tộc Việt. Chính chúng là Thái Thú người bản xứ mà ngoại bang sai khiến trong sứ mạng chiếm đoạt lãnh thổ Việt Nam và đồng hóa dân Việt thành người Tàu.
***
VNCH tái xác nhận Chủ Quyền sau biến cố 1974
Vào tháng 1 năm 1974, TC mang hải quân đánh chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa là Nguyệt Thiềm. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hiên ngang và anh dũng đương đầu với hạm đội hùng mạnh của quân Bắc phương xâm lăng, nhưng không giữ nổi. Trước sụ đánh chiếm này, Đảng CSVN giữ một thái độ hoàn toàn im lặng. Sự im lặng ấy cho thấy rõ ràng có đồng lõa trong sự xâm lăng. Từ đó toàn thể quần đảo Hoàng Sa lọt vào tay Trung Cộng.
Tưởng cũng nên nhắc một cách tóm lược đến trận chiến bảo vệ Hoàng Sa của quân lực Việt Nam Cộng Hòa với ý nghĩa là bày tỏ sự phản kháng chống lại quân xâm lăng từ phương Bắc.
Trong ngày 19 tháng 01 năm 1974, lực lượng hải quân Việt Nam gồm có 1 khu trục hạm, 2 tuần dương hạm và 1 hộ tống hạm đã anh dũng chiến đấu chống trả cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Cộng vào quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Lực lượng nhỏ bé này với võ khí yếu ớt, không được trang bị để chiến đấu ngoài khơi, phải đối đầu với quân xâm lược tung vào trận địa tổng cộng 11 tàu chiến và 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, không kể địa phương quân.
Hải quân VNCH trong 5 phút đầu của cuộc chiến đã bắn chìm 1 chiếc tàu của địch (chiếc corvette # 271), sau đó, đã làm bị thương nặng 3 chíếc khác của Trung cộng (# 396, 389 và 274). Một trong 3 chiếc này bị bất khiển dụng ngay trong phút đầu ấy. Còn hai chiếc tiếp cứu là 281 và 282 và các chiếc khác của TC được an toàn. Về sau, báo chí TC tiết lộ về tổn thất của chúng: Đô đốc Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng, kiêm Tư lệnh mặt trận cùng với bộ Tham mưu hành quân bị loại khỏi vòng chiến. 4 Hạm trưởng là Đại-tá Quan Đức, Soái hạm của chiến dịch (chỉ huy hộ tống hạm Kronstadt 274); Đại-tá Vương Kỳ Uy, hộ tống hạm Kronstadt # 271; Đại-tá Diệp Mạnh Hải, trục lôi hạm # 396; Trung-tá Triệu Quát, trục lôi hạm # 389 được liệt kê là những kẻ xấu số. Tóm lại, trong trận xâm lăng ngắn ngủi này, 1 Đô-đốc, 4 Đại-tá, 6 Trung-tá v.v. của Trung cộng đã bị bỏ mình trên hải đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phía Việt Nam Cộng Hòa, Hạm trưởng chiếc Nhật Tảo là Thiếu tá Ngụy văn Thà, Hạm phó là Đại úy Nguyễn thành Trí và 72 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh và 42 người bị bắt trong sứ mạng bảo vệ đất tổ. Trong số 42 người này có cả địa phương quân và nhân viên dân chính làm việc trên đảo.
Danh sách 74 anh hùng Hải Quân được liệt kê trong phần Phụ Lục.
Ngay sau khi TC chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ban hành bản Tuyên Cáo sau đây:
REPUBLIC OF VIETNAM DECLARATION, 1974
TUYÊN CÁO
CỦA CHÁNH-PHỦ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA VỀ
CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT-NAM CỘNG-HÒA
TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN
VIỆT- NAM CỘNG-HÒA
Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.
Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt-Nam Cộng-Hòa, Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa. Chánh-Phủ và nhân dân Việt-Nam Cộng-Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.
Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt-Nam Cộng-Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh-Phủ và nhân dân Việt-Nam Cộng Hòa còn tranh đấu để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.
Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.
Trong dịp này, Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt-Nam Cộng-Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung -Phần và bờ biển Nam-Phần Việt–Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ vủa Việt-Nam Cộng-Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.
Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.
Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt-Nam Cộng-Hòa trên những phần đất này.
Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974
Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974
CHƯƠNG I
BẢN ĐỒ &TÀI LIỆU VỀ CHỦ QUYỀN
I. BẢN ĐỒ CỔ DO VIỆT NAM VẼ
MAPS SHOWING VIETNAM’S OWNERSHIP
OF PARACELS AND SPRATLYSMAP DRAWN UNDER THE LE DYNASTY(1630-1653)
Bản Đồ ĐẬU BÁ CÔNG ĐẠO XVII
Tấm bản đồ do Đậu Bá Công Đạo vẽ từ thế kỷ XVII với dòng chữ "Bãi Cát vàng" biểu thị quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa do Chúa Nguyễn quản trị.
Theo tài liệu sử sách và kết quả nghiên cứu của các học giả, Đậu Công Luận sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh quyết liệt. Chúa Trịnh Tạc, Trịnh Căn đã đánh đuổi được quân Nguyễn lùi vào Nam. Với tham vọng mang đại quân vào Nam lật đổ chính quyền họ Nguyễn, thu phục đất đai biển đảo phía Nam, bởi vậy Chúa Trịnh rất cần bản đồ địa lý Đàng Trong. Năm Chính Hòa thứ 3 (1682), nhà sư Hương Hải trốn thoát từ miền Nam ra Thăng Long đã dâng Chúa Trịnh một tấm bản đồ vẽ vùng Thuận Quảng theo trí nhớ, bởi vậy xét về mọi phương diện thì tấm bản đồ này chưa khả dụng cho Chúa Trịnh đưa quân vào Đàng Trong mưu việc lớn.
Khoảng thời Chính Hoà (năm 1680-1705), Đậu Công Luận giả dạng người đi buôn theo thuyền buôn ra biển, hướng vào Nam ấp ủ dự định vẽ tấm bản đồ cụ thể hơn về đất đai Đàng Trong. Sau nhiều cuộc hải hành suốt một dải từ miền Trung vào miền Nam, ông đã bí mật khảo sát và vẽ thành bản đồ các xứ từ Thuận Quảng trở vào mang tên “Tứ chí lộ đồ” - Bản đồ vẽ đường đi 4 phía. Sau khi hoàn thành, Đậu Công Luận dâng lên Chúa Trịnh hiến kế Nam chinh.
Viet Bao.vn (Theo Dân trí)
MAP OF QUANG NAM WITH PARACELS (under theLe Dynasty, 17th century)
PARACELS(under the Le dynasty, 17th century)
BÃI CÁT VÀNG trong bàn đồ ĐƯỜNG QUA XỨ QUẢNG NAM đời Lê
Bản đồ đường qua Xứ Quảng Nam đời Lê theo Thiên Nam Lộ Đồ vẽ lại năm 1741 (bản sao chép của Dumoutier, Bãi Cát Vàng tức là Hoàng Sa) trong bài của Lãng Hồ, “Hoàng Sa và Trường Sa, Lãnh thô Việt Nam”, viết tại Nhật Bản, mùa thu 1974. Lãng Hồ là bút hiệu của cố Học Giả Nguyễn Khắc Kham.
(Trích: Sử Địa 29, Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Sàigòn, 1975, tr 54-114)
PARACELS & SPRATLYS under THE NGUYÊN DYNASTY (19TH Century) ĐẠI NAM NHẤT THỐNG TOÀN ĐỒ HOÀNG SA và VẠN LÝ TRƯỜNG SA(triều Nguyễn)
PARACELS & SPRATLYS
HOÀNG VIỆT ĐỊA DƯ
HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA - 1834
II. BẢN ĐỒ DO NGOẠI QUỐC VẼ
- Bản đồ RAMUSIO, 1554
2). Bản đồ GASTALDI, 1564
Chú Giải Hai Bản Đồ Cổ Xưa Nhất Của Âu Châu về Quần Đảo Hoàng Sa:
Một nhóm đảo đã được khai sinh năm 1554 từ bàn tay của nhà vẽ bản đồ Ramusio là Quần Đảo Hoàng Sa (Paracels), và được phác họa như một giải cát với lời ghi chú Canali donde Vengono gli liquij. [Bản đồ Quần Đảo Hoàng Sa của Ramusio, 1554]. Lời ghi chú của Ramusio về Quần Đảo Hoàng Sa được giải thích rõ ràng hơn bản của Gastaldi trong năm 1564, người đã xác định chúng là “Canalli dove passapo i chini per andarea palohan, et a boru” (tuyến đường biển xuyên qua đó, người Trung Hoa đi qua để đến Palawan và Borneo”). [Bản đồ Quần Đảo Hoàng Sa của Gastaldi, năm 1564).
3). Bản đồ MATTEO RICCI, 1602
Ricci, nhà truyền giáo,Ý Đại Lợi (1552-1610) vẽ năm 1602: HOÀNG SA thuộc Việt nam. Nguyên bản bị thất lạc. Lý chí Tảo, viên quan nhà Minh vẽ lại. (Tài liệu Đinh kim Phúc, báo Đất Việt Monday, January 18, 2010.)
Hình 1Lý chí Tảo ( nhà Minh) vẽ lại vói tên là "Khôn dư vạn quốc toàn đồ”.
Phiên bản đồ nầy (hình 1) hiện nay được trưng bày tại Thư Viện Tỉnh Miyagi (thành phố Sendai ) và thư viện Đại Học Kyoto.
Hình 2. Một phần bản đồ khu vực Viễn Đông của Ricci và Hình 3
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Trong 2 tấm bản đồ này (hình 2 và 3), các chú thích được ghi bằng hai ngôn ngữ: tiếng Hoa và tiếng Nhật. Phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay, đã được Ricci ghi chú về lịch sử và địa lý Việt nam và các chú thích này chứng minh chủ quyền của Việtnam trên Hoàng Sa và Trường Sa
Đoạn tiếng Hoa (Hình 4 này) được chú thích trên vùng Biển Đông được đọc là: “Đại Minh nghe rằng các nước bốn bể chung quanh từ 15 độ đến 42 độ….đều giàu có và tất cả đều là nước triều cống. Bản đồ tổng quát nầy giản lược không ghi các tỉnh, đạo, núi, sông…không thể chép hết chi tiết tỏ tường như Nhất Thống Chí”.
http://dantoc.net/?p=25537 1/20/2010
Hình 5: Bốn chữ Tàu là “Vạn Lỳ Trường Sa” ghi trên bản đồ
Source: © Ba Sàm 2010.
4)AN NAM ĐẠI QUỐC HỌA ĐỒ, 1838
Bản đồ “An Nam đại quốc họa đồ”, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latinh, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel hay Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) chứng minh chủ quyền Việt Nam. GM Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng nói: Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Việt nam
5. INDES, PETRUS, PLANCIUS PRACEL (Hoang Sa) BD8 1594
6. VAN LANGREN
Carte de la péninsule indochinoise, 1595
7. JODOCUS HONDIUS COSTA DE PRACEL 1606 - BD 9
8). JODOCUS HONDIUS COSTA DE PRACEL 1606 - BD 10
Jodocus Hondius 1616 - BD 11
Địa danh Hoàng Sa còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt trên bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng. BD 11
9. INSVLAE MOLVCCAE COSTA DE PRACEL 1617
10). BẢN ĐỒ ANH CÁT LỢI ,1703
11). MAP OF INDOCHINA PENINSULA
by father du Val
BẢN ĐỒ BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG
của Cha DU VAL
CAMBA (Chàm)
1686
12) EASTERN SEA MAP COCHINCHINE, TONKIN Paracels & Spratlys drawn in Holland - 1754
13) PARACELS
BÃI CÁT VÀNG
TRONG BÀN ĐỒ TOÀN VÙNG
1780
14) EAST INDIES
PARACELS & SPRATLYS
belong to SouthVietnam
1969
15) NATIONAL GEOGRAPHIC SOCIETY
Distances between nearest islands of Hoang Sa to points of Main Land,
reprinted from Map of Southeast Asia, National Geographic Society,
Washington DC, 1968
(See also, Vũ hữu San, Địa Lý Biển Đông Với Hoàng Sa và Trường Sa, Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ, 1995, p.109)
16) VIETNAM SEA IN SOUTHEAST ASIA
BIỂN VIỆT NAM TRONG VÙNG ĐÔNG NAM Á BD1 - Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hòa
III. TÀI LIỆU VỀ CHỦ QUYỀN
1). Học giả LÊ QÚI ĐÔN.
MISCELLANIOUS PIECES ON THE GOVERNMENT OF THE MAPS by Lê Quý Đôn Vol. 2: "I myself (i.e. Lê Quý Đôn) have examined the registers of the cai đội Thuyên Đức Hầu and found the following: The year Nhâm Ngọ (1702) the Company found 30 bullions of silver.
The year Giáp Thân (1704), 5100 cân of tin. The year Ất Dậu 1705, 126 bullions of silver..From the year Kỷ Sửu (1709) to the year Quy Ty (1713), for a period of five years, the Company gathered several cân of tortoise-shells and holothurians. Sometimes, it only found some tin ingots, some ceramic bowls and two bronze guns". SOURCE:-Luu van Loi The Sino-Vietnamese Difference on the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes’, The Gioi Publishers, Hanoi, 1996, p.144.
2). Sắc chỉ Vua Minh Mạng ngày 15 tháng 4, Ất Mùi, 1835 (Minh Mạng thứ 15) phái một đoàn 3 chiếc thuyền và 24 lính thủy ở Quảng ngãi ra công tác ở đảo Hoàng Sa
Sắc chỉ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa
(Dân trí) – “Sáng ¼, 09, Phó GĐ Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, TS Nguyễn Đăng Vũ, cho biết: Tỉnh vừa phát hiện một sắc chỉ quý của Triều đình Nguyễn liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, được gia tộc họ Đặng, ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn gìn giữ hơn 170 năm qua.
Ông Đặng Lên (gia tộc họ Đặng) - người đang giữ sắc chỉ đã báo cáo với Sở văn hóa-thể thao và du lịch Quảng Ngãi khẳng định: gia đình ông đang giữ những tài liệu quan trọng liên quan đến quần đảo Hoàng Sa vẫn còn nguyên vẹn. Đó là sắc chỉ vua Minh Mạng phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức là năm Ất Mùi -1835) để làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Một trong 4 trang của sắc chỉ Triều Nguyễn đang lưu giữ tại nhà ông Đặng Lên. (Ảnh: Anh San)
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ thì sắc chỉ đã ghi rõ: Giao cho ông Võ Văn Hùng, ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi lặn để gia nhập đội thuyền, giao ông Đặng Văn Siểm - người có kinh nghiệm đi biển làm người dẫn đường, giao Võ Văn Công đi cùng đội thuyền phụ trách hậu cần... Đây là sắc chỉ duy nhất tính đến thời điểm phát hiện mà các dòng tộc trên đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi còn lưu giữ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.”
Anh San
3). Bằng chứng khác: CHÂU BẢN
Xác nhận chủ quyền trên Hoàng Sa của Việt Nam.
Văn bản bằng tiếng Việt có chữ ký của Vua Bảo Đại ở châu bản
Văn bản bằng tiếng Pháp có chữ ký ở châu bản
Tờ châu bản đề ngày 3/2/1939. Nó đặc biệt ở chỗ có đến 2 văn bản khác nhau (một bản bằng tiếng Việt, một bản bằng tiếng Pháp), nhưng liên quan mật thiết với nhau.
Về h́nh thức, mỗi văn bản đă được đánh máy trên một mặt của một tờ giấy cỡ 21,5 x 31cm. Đây là một loại giấy tốt, chuyên dùng ở Ngự tiền Văn pḥng dưới thời Vua Bảo Đại. Bởi vậy, ở góc phía trên bên trái của mỗi tờ, ngoài hai hàng chữ Ph"Palais Impérial" (Hoàng cung) và "Cabinet Civil de Sa Majesté" (Ngự tiền Văn pḥng), tờ nào cũng có in ḍng chữ Hán "Ngự tiền Văn pḥng dụng tiên".
"Palais Impérial" (Hoàng cung) và "Cabinet Civil de Sa Majesté" (Ngự tiền Văn pḥng), tờ nào cũng có in ḍng chữ Hán "Ngự tiền Văn pḥng dụng tiên".
Văn bản thứ nhất có nội dung như sau:
Huế, ngày 15 tháng 12 năm Bảo Đại thứ mười ba (3.2.1939)
Ngự tiền Văn pḥng kính tâu:
Nay Văn pḥng chúng tôi có tiếp tờ thơ số 68-sp ngày 2 tháng 2 năm 1939 của quư Khâm sứ Đại thần thương xin thưởng tứ hạng Long tinh cho M. Fontan, Louis, Garde principal de 1ère classe de la Garde Indigène, vừa tạ thế ở nhà thương Huế; và nhờ chúng tôi tâu lên Hoàng đế ban chuẩn. Phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chương ấy sẽ do ngân sách Trung Kỳ đài thọ. Vậy chúng tôi xin sao nguyên thơ của quư Khâm sứ Đại thần, phụng đính theo phiếu nầy, kính tâu lên Hoàng đế tài định, hậu chỉ lục tuân. Nay kính tâu, Tổng lư Đại thần, Thần: [kư tên: Phạm Quỳnh].
Văn bản thứ hai gửi từ Toà Khâm sứ Trung Kỳ đóng ở bờ Nam sông Hương và viết bằng tiếng Pháp, được tạm dịch toàn văn như sau:
Huế, ngày 2.2.1939; Khâm sứ Trung Kỳ; Huân chương Bắc đẩu Bội tinh.
Kính gửi ngài Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng, Huế.
Thưa ngài, tôi kính nhờ ngài vui ḷng tâu lên Đức Kim thượng xin phê chuẩn cho một đề nghị là truy tặng Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan là Chánh cai đội hạng nhất của ngạch lính Khố xanh, vừa tạ thế vào ngày hôm nay tại Nhà thương lớn ở Huế sau khi bị bệnh sốt "typhus" mà ông đă nhiễm phải trong thời gian công tác ở đảo Hoàng Sa.
Trong trường hợp lời đề nghị này được chấp nhận, tôi sẽ rất biết ơn ngài nếu ngài gửi thật gấp bằng khen và huy chương ấy cho tôi qua trương mục ngân sách địa phương. Kư tên: Graffeuil. Sao y nguyên bản, Thương t Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, nội dung của hai văn bản trên đây có thể gộp chung lại để diễn đạt một cách đơn giản như sau:
"Vào ngày 2.2.1939, Khâm sứ Trung Kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Phạm Quỳnh một văn thư đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan - người vừa qua đời á Ngự tiền Văn pḥng -[Kư tên: Trần Đ́nh Tùng]
Trước đó, ông này giữ chức vụ Chánh cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa. Trong thời gian ra công tác tại đây, ông đă bị nhiễm phải một loại bệnh sốt rét rất nguy hiểm, rồi mất tại Nhà thương lớn ở Huế. Ngay sau khi ông lâm chung, văn thư vừa nêu liền được tống đạt.
Sau khi nhận được văn thư này, Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Phạm Quỳnh giao cho quan chức dưới quyền trực tiếp của ḿnh là Thương tá Trần Đ́nh Tùng trách nhiệm sao y nguyên văn một bản để đính kèm vào tờ phiến đệ tŕnh lên nhà vua.
Ngày 3.2.1939, nghĩa là chỉ một hôm sau, tờ phiến và bản sao văn thư ấy được Ngự tiền Văn pḥng dâng lên Vua Bảo Đại. Trong tờ phiến, ông Tổng lư tuy không nhắc lại nguyên nhân cái chết của ông Fontan (v́ đă có nói rơ ở văn thư đính kèm rồi), nhưng đề nghị ban thưởng "tứ hạng Long tinh" cho viên chức người Pháp ấy. Đây là một thái độ coi trọng những người thuộc chính quyền bảo hộ có công pḥng thủ đảo Hoàng Sa của Nam triều.
Đọc xong tờ phiến và văn thư đính kèm, Vua Bảo Đại chấp nhận ngay những lời đề nghị trong đó. Nhà vua đă "ngự phê" hai chữ "Chuẩn y" và kư tắt hai chữ "BĐ" (Bảo Đại) bằng viết ch́ màu đỏ".
Điều này có nghĩa là ngay sau đó, mọi việc cứ thế mà thi hành.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An: "Chúng ta cần chú ý, mặc dù Louis Fontan là người Pháp, nhưng y đă bất chấp gian khổ để giữ đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, cho nên Nam triều đă đánh giá cao công lao của ông ngay khi ông qua đời.
Tờ châu bản này khẳng định thêm một lần nữa là trước khi diễn ra Thế chiến thứ hai và quân đội Nhật xâm chiếm vùng Châu Á - Thái B́nh Dương, đảo Hoàng Sa đă thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc th́ Hoàng Sa vẫn trở lại thuộc chủ quyền của nước ta như cũ".4).
4). ĐẠO DỤ của vua Bảo Đại (1933)
5). QUYẾT ĐỊNH của Thống Đốc Nam Kỳ sát nhập Đảo Trường Sa và kế cận vào tỉnh Bà Rịa (1933).
6). NGHỊ ĐỊNH của Toàn Quyền Đông Dương thiết lập hai khu hành chánh Nguyệt Thiềm và Tuyên Đức thuộc Tỉnh Thừa Thiên (1939).
IV. BẢN ĐỒ CỔ CỦA TRUNG HOA
ANCIENT CHINA MAPS show that Paracels and Spratlys are not parts of China
BẢN ĐỒ TRUNG HOA CỔ CỦA TRUNG HOA
KHÔNG CÓ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
ĐIỂM CỰC NAM CỦA TRUNG HOA LÀ ĐẢO HẢI NAM
1). Tổng Đồ.
Bản đồ cổ (1)
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ
“Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước” là tập bản đồ Trung Quốc dươí thời nhà Thanh, xuất bản tại Thượng Hải năm 1904, tái bản năm 1910. Bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Bản đồ được in màu, tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng khoảng 20x30cm.
Theo tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, một trong những giá trị lớn mà ông đánh giá cao là sự nghiêm túc, đầu tư công phu về tư liệu để phục vụ cho việc lập bản đồ với thời gian dài lên đến gần 200 năm, bắt đầu từ thời vua Khang Hy và chỉ được hoàn tất cho xuất bản vào năm 1904. Theo ông, tấm bản đồ này được lập với khối tư liệu đồ sộ, được nhà vua Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Nó không chỉ tập trung trí tuệ của các nhà khoa học phương Tây mà cả Trung Quốc, cho thấy tính nghiêm túc, chính thống và giá trị khoa học của người Trung Quốc đối với bản đồ hiện đại đầu tiên được in ấn, làm theo thiết kế, kỹ thuật của phương Tây, đặc biệt với tỷ lệ xích chính xác.
"Đây không phải bản đồ của tư nhân, của địa phương nào mà do vua cùng với các nhà khoa học nghiên cứu khảo sát lâu dài làm ra. Do đó, đây là một cứ liệu lịch sử không thể chối cãi".
Bản đồ cổ (3): Thủ tướng Merkel của Đức tặng Bản đồ này khi Tập cận Binh đến thăm Berlin
PHOTO: 1735 Chinese Map: German Chancellor Angela Merkel presents Chinese President Xi Jinping with a map of China from the 18th century at the Chancellor's Office on March 28, 2014 in Berlin
13) PARACELS
BÃI CÁT VÀNG
TRONG BÀN ĐỒ TOÀN VÙNG
1780
14) EAST INDIES
PARACELS & SPRATLYS
belong to SouthVietnam
1969
15) NATIONAL GEOGRAPHIC SOCIETY
Distances between nearest islands of Hoang Sa to points of Main Land,
reprinted from Map of Southeast Asia, National Geographic Society,
Washington DC, 1968
(See also, Vũ hữu San, Địa Lý Biển Đông Với Hoàng Sa và Trường Sa,
Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ, 1995, p.109)
16) VIETNAM SEA IN SOUTHEAST ASIA
BIỂN VIỆT NAM
TRONG VÙNG ĐÔNG NAM Á BD1
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
của Việt Nam Cộng Hòa
III. TÀI LIỆU VỀ CHỦ QUYỀN
1). Học giả LÊ QÚI ĐÔN.
MISCELLANIOUS PIECES ON THE GOVERNMENT OF THE MAPS by Lê Quý Đôn. Vol. 2: "I myself (i.e. Lê Quý Đôn) have examined the registers of the cai đội Thuyên Đức Hầu and found the following: The year Nhâm Ngọ (1702) the Company found 30 bullions of silver.
The year Giáp Thân (1704), 5100 cân of tin. The year Ất Dậu 1705), 126 bullions of silver..From the year Kỷ Sửu (1709) to the year Quy Ty (1713), for a period of five years, the Company gathered several cân of tortoise-shells and holothurians. Sometimes, it only found some tin ingots, some ceramic bowls and two bronze guns". SOURCE:-Luu van Loi ‘The Sino-Vietnamese Difference on the Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes’, The Gioi Publishers, Hanoi, 1996, p.144.
2). Sắc chỉ Vua Minh Mạng ngày 15 tháng 4, Ất Mùi, 1835 (Minh Mạng thứ 15) phái một đoàn 3 chiếc thuyền và 24 lính thủy ở Quảng ngãi ra công tác ở đảo Hoàng Sa
Sắc chỉ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa
(Dân trí) – “Sáng ¼, 09, Phó GĐ Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, TS Nguyễn Đăng Vũ, cho biết: Tỉnh vừa phát hiện một sắc chỉ quý của Triều đình Nguyễn liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, được gia tộc họ Đặng, ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn gìn giữ hơn 170 năm qua.
Ông Đặng Lên (gia tộc họ Đặng) - người đang giữ sắc chỉ đã báo cáo với Sở văn hóa-thể thao và du lịch Quảng Ngãi khẳng định: gia đình ông đang giữ những tài liệu quan trọng liên quan đến quần đảo Hoàng Sa vẫn còn nguyên vẹn. Đó là sắc chỉ vua Minh Mạng phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức là năm Ất Mùi -1835) để làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Một trong 4 trang của sắc chỉ Triều Nguyễn đang lưu giữ tại nhà ông Đặng Lên. (Ảnh: Anh San)
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ thì sắc chỉ đã ghi rõ: Giao cho ông Võ Văn Hùng, ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi lặn để gia nhập đội thuyền, giao ông Đặng Văn Siểm - người có kinh nghiệm đi biển làm người dẫn đường, giao Võ Văn Công đi cùng đội thuyền phụ trách hậu cần... Đây là sắc chỉ duy nhất tính đến thời điểm phát hiện mà các dòng tộc trên đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi còn lưu giữ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.”
Anh San
3). Bằng chứng khác: CHÂU BẢN
Xác nhận chủ quyền trên Hoàng Sa của Việt Nam.
Văn bản bằng tiếng Việt có chữ ký của Vua Bảo Đại ở châu bản
Văn bản bằng tiếng Pháp có chữ ký ở châu bản
Tờ châu bản đề ngày 3/2/1939. Nó đặc biệt ở chỗ có đến 2 văn bản khác nhau (một bản bằng tiếng Việt, một bản bằng tiếng Pháp), nhưng liên quan mật thiết với nhau.
Về h́nh thức, mỗi văn bản đă được đánh máy trên một mặt của một tờ giấy cỡ 21,5 x 31cm. Đây là một loại giấy tốt, chuyên dùng ở Ngự tiền Văn pḥng dưới thời Vua Bảo Đại. Bởi vậy, ở góc phía trên bên trái của mỗi tờ, ngoài hai hàng chữ Ph"Palais Impérial" (Hoàng cung) và "Cabinet Civil de Sa Majesté" (Ngự tiền Văn pḥng), tờ nào cũng có in ḍng chữ Hán "Ngự tiền Văn pḥng dụng tiên".
"Palais Impérial" (Hoàng cung) và "Cabinet Civil de Sa Majesté" (Ngự tiền Văn pḥng), tờ nào cũng có in ḍng chữ Hán "Ngự tiền Văn pḥng dụng tiên".
Văn bản thứ nhất có nội dung như sau:
Huế, ngày 15 tháng 12 năm Bảo Đại thứ mười ba (3.2.1939)
Ngự tiền Văn pḥng kính tâu:
Nay Văn pḥng chúng tôi có tiếp tờ thơ số 68-sp ngày 2 tháng 2 năm 1939 của quư Khâm sứ Đại thần thương xin thưởng tứ hạng Long tinh cho M. Fontan, Louis, Garde principal de 1ère classe de la Garde Indigène, vừa tạ thế ở nhà thương Huế; và nhờ chúng tôi tâu lên Hoàng đế ban chuẩn. Phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chương ấy sẽ do ngân sách Trung Kỳ đài thọ. Vậy chúng tôi xin sao nguyên thơ của quư Khâm sứ Đại thần, phụng đính theo phiếu nầy, kính tâu lên Hoàng đế tài định, hậu chỉ lục tuân. Nay kính tâu, Tổng lư Đại thần, Thần: [kư tên: Phạm Quỳnh].
Văn bản thứ hai gửi từ Toà Khâm sứ Trung Kỳ đóng ở bờ Nam sông Hương và viết bằng tiếng Pháp, được tạm dịch toàn văn như sau:
Huế, ngày 2.2.1939; Khâm sứ Trung Kỳ; Huân chương Bắc đẩu Bội tinh.
Kính gửi ngài Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng, Huế.
Thưa ngài, tôi kính nhờ ngài vui ḷng tâu lên Đức Kim thượng xin phê chuẩn cho một đề nghị là truy tặng Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan là Chánh cai đội hạng nhất của ngạch lính Khố xanh, vừa tạ thế vào ngày hôm nay tại Nhà thương lớn ở Huế sau khi bị bệnh sốt "typhus" mà ông đă nhiễm phải trong thời gian công tác ở đảo Hoàng Sa.
Trong trường hợp lời đề nghị này được chấp nhận, tôi sẽ rất biết ơn ngài nếu ngài gửi thật gấp bằng khen và huy chương ấy cho tôi qua trương mục ngân sách địa phương. Kư tên: Graffeuil. Sao y nguyên bản, Thương t Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, nội dung của hai văn bản trên đây có thể gộp chung lại để diễn đạt một cách đơn giản như sau:
"Vào ngày 2.2.1939, Khâm sứ Trung Kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Phạm Quỳnh một văn thư đề nghị tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan - người vừa qua đời á Ngự tiền Văn pḥng -[Kư tên: Trần Đ́nh Tùng]
Trước đó, ông này giữ chức vụ Chánh cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh trú đóng tại đảo Hoàng Sa. Trong thời gian ra công tác tại đây, ông đă bị nhiễm phải một loại bệnh sốt rét rất nguy hiểm, rồi mất tại Nhà thương lớn ở Huế. Ngay sau khi ông lâm chung, văn thư vừa nêu liền được tống đạt.
Sau khi nhận được văn thư này, Tổng lư Ngự tiền Văn pḥng Phạm Quỳnh giao cho quan chức dưới quyền trực tiếp của ḿnh là Thương tá Trần Đ́nh Tùng trách nhiệm sao y nguyên văn một bản để đính kèm vào tờ phiến đệ tŕnh lên nhà vua.
Ngày 3.2.1939, nghĩa là chỉ một hôm sau, tờ phiến và bản sao văn thư ấy được Ngự tiền Văn pḥng dâng lên Vua Bảo Đại. Trong tờ phiến, ông Tổng lư tuy không nhắc lại nguyên nhân cái chết của ông Fontan (v́ đă có nói rơ ở văn thư đính kèm rồi), nhưng đề nghị ban thưởng "tứ hạng Long tinh" cho viên chức người Pháp ấy. Đây là một thái độ coi trọng những người thuộc chính quyền bảo hộ có công pḥng thủ đảo Hoàng Sa của Nam triều.
Đọc xong tờ phiến và văn thư đính kèm, Vua Bảo Đại chấp nhận ngay những lời đề nghị trong đó. Nhà vua đă "ngự phê" hai chữ "Chuẩn y" và kư tắt hai chữ "BĐ" (Bảo Đại) bằng viết ch́ màu đỏ".
Điều này có nghĩa là ngay sau đó, mọi việc cứ thế mà thi hành.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An: "Chúng ta cần chú ý, mặc dù Louis Fontan là người Pháp, nhưng y đă bất chấp gian khổ để giữ đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, cho nên Nam triều đă đánh giá cao công lao của ông ngay khi ông qua đời.
Tờ châu bản này khẳng định thêm một lần nữa là trước khi diễn ra Thế chiến thứ hai và quân đội Nhật xâm chiếm vùng Châu Á - Thái B́nh Dương, đảo Hoàng Sa đă thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc th́ Hoàng Sa vẫn trở lại thuộc chủ quyền của nước ta như cũ".4).
4). ĐẠO DỤ của vua Bảo Đại (1933)
5). QUYẾT ĐỊNH của Thống Đốc Nam Kỳ sát nhập Đảo Trường Sa và kế cận vào tỉnh Bà Rịa (1933).
6). NGHỊ ĐỊNH của Toàn Quyền Đông Dương thiết lập hai khu hành chánh Nguyệt Thiềm và Tuyên Đức thuộc Tỉnh Thừa Thiên (1939).
Nguyễn Văn Canh
-------oo0oo-------