Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Tôn Giáo của Vietlist.us dùng đăng tải những bài nghiên cứu, thuyết giảng về tôn giáo. Chúng tôi chấp nhận cả những bài phê phán tôn giáo với điều kiện bài viết phải có ngôn từ đứng đắn và có lý luận rõ ràng. Xin lưu ý là các bài viết không nhất thiết phản ảnh lập trường của nhóm Vietlist. Xin gởi bài viết cho chúng tôi tại vietlist09@yahoo.com.

--------o0o--------

Phật Giáo và Nữ Quyền

Trần Khải

Bình đẳng nam nữ là một trong các khái niệm căn bản của Phật Giáo. Thậm chí, có thể nói rằng bình đẳng nam nữ là nền tảng gốc, vì trong tận cùng, ai cũng đều có khả năng giác ngộ, bất kể tính pháí, giai cấp, chủng tộc, màu da...

Do vậy, trong Phật Giáo Việt Nam cũng từng có Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải luôn luôn được kính ngưỡng vì những công trạng về văn học, về dịch thuật, về giáo dục và về đóng góp cho Giáo hội.

Vấn đề bây giờ là, một số quốc gia theo Phật Giáo Nam Tôn không còn các ni đoàn nữa, thí dụ, ở Thái Lan. Và nỗ lực xây dựng ni đoàn ở Thái Lan đã bị cản trở rất nhiều, từ cả phía chính quyền và từ các Giáo hội.

Nhà sư Ajahn Brahm đã viết một bài tham luận tựa đề “Bình Đẳng Giới và Trao Quyền Cho Nữ Giới Trong Phật Giáo Nguyên Thủy” -- bản gốc Anh văn của sư là “Gender Equality and the Empowerment of Women in Theravada Buddhism,” và bản Việt dịch trên Thư Viện Hoa Sen là do dịch giả Trần Như Mai chuyển ngữ.

vietlist.us


Sư Ajhan Brahm được mời thuyết trình trong Lễ Hội Vesak 2014 tại Ninh Bình, Việt Nam, trong một hội thảo bằng Anh ngữ; và bài của Thầy đã được Ban Tổ Chức đồng ý sẽ để chính Thâỳ Brahm đọc. Giờ chót, Sư Ajhan Brahm được Ban Tổ Chức thông báo rằng bài của Thầy bị hủy bỏ, và Ban Tổ Chức không muốn Thầy phổ biến baì này.

Bài này có vấn đề gì? Có phải khi kêu gọi chấp nhận trở lại truyền thống của Đức Phật để xây dựng Ni Đoàn, là sẽ xích mích với các nhà sư Thái Lan, nơi không cho phép phụ nữ trở thành một tỳ kheo ni?

Bản tin trên Thư Viện Hoa Sen http://thuvienhoasen.org/p69a19547/binh-dang-gioi-va-trao-quyen-cho-nu-gioi-trong-phat-giao-nguyen-thuy viết:

“Bản tin của Buddhist Channel (25/5/14 ): Cổ động cho việc Phát triển bình đẳng giới và trao quyền cho nữ giới là mục tiêu thứ 3 trong 8 Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ do Liên Hiệp Quốc công bố, và được Hội Đồng Phật Giáo Úc Châu Liên Bang (Federation of Australian Buddhist Councils = FABC) mạnh mẽ ủng hộ. Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5, 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu. Bài tham luận của Ajahn Brahm đã được Ban Tổ Chức Hội Nghị chấp thuận nhiều tháng trước khi hội nghị diễn ra.

Hội Đồng Phật Giáo Úc Châu Liên Bang rất thất vọng khi bị bỏ qua cơ hội này để cổ động cho vấn đề quan trọng về bình đẳng giới tại một sự kiện Phật Giáo quốc tế đón mừng ngày lễ trọng đại nhất của Phật lịch.

Bài phát biểu của Ajahn Brahm trình bày một luận điểm vững chắc về việc truyền đại giới Tỳ-kheo-ni trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, được hổ trợ bằng những tham khảo trích dẫn từ lời dạy của Đức Phật và những qui định trong Luật Tạng về việc điều hành sinh hoạt Giáo đoàn Phật giáo.”(hết trích)

Bài diễn thuyết của Sư Ajahn Brahm là một bản văn cực kỳ xuất sắc, tuy rất dài, nhưng có thể trích vài đoạn quan trọng như sau:

“Vào ngày 1 tháng 12 năm 1955, ở thành phố Montgomery thuộc tiểu bang Alabama, một phụ nữ người Mỹ gốc Phi châu đã từ chối lệnh của người tài xế xe buýt bảo bà phải nhường chỗ ngồi của mình trên xe bus cho một hành khách da trắng. Hành động đơn giản bày tỏ thái độ bất tuân ấy vì mục đích công bằng xã hội đã trở thành một trong những biểu tượng quan trọng nhất của Phong Trào Dân Quyền hiện đại ở Hoa Kỳ. Người phụ nữ ấy là Rosa Parks. Quốc Hội Hoa Kỳ đã gọi bà là “đệ nhất phu nhân của dân quyền” và là “bà mẹ của phong trào tự do”. Ngày 1 tháng 12 được tưởng niệm ở các tiểu bang California và Ohio của Mỹ như là “Ngày Rosa Parks”. Rosa Parks đã trở thành một Phật tử trước khi bà qua đời vào năm 2005 ở tuổi 92. Người ta có thể suy đoán rằng biểu tượng phụ nữ chống kỳ thị chủng tộc này đã chọn Phật Giáo bởi vì tôn giáo này rất thích hợp đế xúc tiến các vấn đề công bằng xã hội.

Trong bài tham luận này, tôi sẽ thảo luận bằng cách nào Phật giáo có thể xúc tiến vấn đề công bằng xã hội đặc biệt đối với Mục Tiêu Thứ Ba (MTT3) trong Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc (LHQ), qua đề tài: Bình Đẳng Giới và Trao Quyền Cho Nữ Giới. Tôi sẽ hướng trọng tâm vào giới lãnh đạo tăng đoàn hiên tại của Phật giáo Nguyên Thủy về nhu cầu cần bày tỏ rõ ràng sự cam kết của chính họ đối với MTT3 của Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ LHQ thông qua sự công nhận việc truyền đại giới Tỳ-kheo ni. Chỉ lúc đó tăng đoàn mới có thể sử dụng ảnh hưởng lớn lao của họ để làm cho thế giới chúng ta công bằng hơn, một thế giới trong đó con người được đánh giá bởi nhân cách của họ chứ không phải bởi giới tính...

...Là những Phật tử ủng hộ lý tưởng từ bi vô điều kiện và tôn trọng con người, đánh giá con người theo cách hành xử của họ chứ không phải theo nguồn gốc họ sinh ra, chúng ta phải chuẩn bị tốt vị thế của mình để chứng tỏ tài lãnh đạo của chúng ta vể vấn đề phát triển bình đẳng giới trong thế giới hiện đại và đem lại kết quả là giảm thiểu nỗi thống khổ cho một nửa dân số trên thế giới này. Hơn nữa, nếu Phật giáo cần phải duy trì tính chất thích hợp với thời đại và phát triển, thì chúng ta phải đối đầu trực tiếp để giải quyết những vấn đề này. Nhưng làm sao chúng ta có thể bàn về vấn đề bình đẳng giới trong khi một số trong những tổ chức Phật giáo Nguyên Thủy vẫn còn phân biệt giới tính?

Ở Úc, Giáo hội Cơ Đốc Anh đại diện cho 17.1% dân số (theo Thống kê 2011) và vẫn duy trì tính chất hợp thời của họ bằng cách chấp nhận tấn phong nữ giám mục. Vào tháng 5 năm 2008, ở Perth, tôi được mời tham dự lễ thụ phong vị nữ giám mục đầu tiên trên thế giới của Giáo Hội Cơ Đốc Anh, đó là Giám mục Kay Goldsworthy. Giới truyền thông đã đáp ứng vô cùng tích cực đối với việc công nhận phụ nữ trong Giáo hội Cơ Đốc Anh. Những bước tiên phong như vậy đã tỏa sáng làm lộ rõ sự nổi bật đáng chê trách của các tôn giáo khác ở Úc vốn vẫn còn phân biệt đối xử dựa trên căn bản giới tính. Nhưng việc này lại tỏa ánh sáng tích cực vào Phật Giáo Nguyên Thủy ở Perth hiện đã có chư ni được thọ đại giới Tỳ-kheo-ni.

Thật không may là những chùa chiền tu viện Phật Giáo Nguyên Thủy khác ở Úc và ở các nơi khác trên thế giới vẫn còn giữ chặt không cho phép ni chúng được thọ đại giới để làm thành viên chính thức của Giáo đoàn. Tôi sẽ tranh luận về sau rằng không có một căn bản giới luật nào trong Luật Tạng, là Bộ Giới Bổn nguyên thủy của Phật Giáo, phủ nhận quyền được thọ đại giới của ni chúng. Hơn nữa, khi một số thành phần của Phật Giáo Nguyên Thủy nói chung vẫn được xem là đã ngăn cản một cách không hợp lý việc thọ đại giới của ni chúng, thì họ không có thẩm quyền đạo đức để bàn về bình đảng giới. Họ đã đánh mất cơ hội bàn về việc trao quyền cho nữ giới trong các lãnh vực khác của xã hội và xúc tiến Mục Tiêu Thứ Ba của Những Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ...”(hết trích)

Bạn có thể đọc trọn bản văn qua link ở trên. Đâ là một bài lý luận tuyệt hảo về bình đẳng giới tính trong hàng tu sĩ Phật Giáo – nghĩa là, Phật giáo đã đi trước xã hội hơn 2000 năm trong nỗ lực bình đẳng tính phái.

Nhưng chuyện chưa hết. Sau khi Ban Tổ Chức Vesak 2014 giờ chót hủy bỏ bài diễn thuyết của nhà sư Ajahn Brahm, một vận động mới đang mời gọi chữ ký để Sư Ajahn Brahm được mời thuyết trình bài này trong Vesak 2015.

Khởi động việc tìm chữ ký này là cô Claralynn N. ở Anh quốc. Hiện nay, chỉ trong hơn 2 tuần lễ đã có 3,025 chữ ký.

Thỉnh nguyện thư này viết:

“Thỉnh nguyện thư yêu cầu Hội Nghị Phật Đản Liên Hiệp Quốc (UNDV) mời Thầy Ajahn Brahm phát biểu về bình đẳng giới tính tại Hội Nghị sẽ được tổ chức vào năm 2015.

Chúng tôi ký tên dưới đây, hết sức kinh ngạc và vô cùng thất vọng trước sự việc bài tham luận của Ajahn Brahm về Bình Đẳng Giới đã bị cấm trình bày tại hội nghị của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2014 ở Vietnam.

Bài tham luận này rõ ràng đã đáp ứng đúng với Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ Thứ 3 của Liên Hiệp Quốc (Cổ Động Vấn Đề Bình Đẳng Giới và Trao Quyền Cho Nữ Giới) mà Ban Tổ Chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã cam kết ủng hộ thông qua mối quan hệ của họ với Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, bài tham luận của Ajahn Brahm đã được (Ủy Ban Duyệt Xét) chấp thuận để trình bày tại hội nghị (nhiều tháng trước đó), rồi bỗng nhiên chỉ 36 giờ trước khi hội nghi diễn ra theo lịch trình đã được ấn định, thì có lệnh cấm trình bày bài tham luận này.

Đối với chúng tôi những cuộc đối thoại tự do và công khai là rất quan trọng. Vì thế chúng tôi yêu cầu Ban Tổ Chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, theo đúng tinh thần của Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ Thứ 3 của Liên Hiệp Quốc, hãy cổ động cho những cuộc đối thoại về sự tham gia của nữ giới (vào Giáo Đoàn) trong Phật Giáo Nguyên Thủy hiện đại, bằng cách mời Ajahn Brahm trình bày trước công chúng bài tham luận của Ajahn Brahm về Bình Đẳng Giới trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc kỳ tới vào năm 2015.

Bài viết về “Bình đẳng giới tính” bằng tiếng Anh của Ajahn Brahm: http://tinyurl.com/n22lcnv

Xin quý vị hãy ký tên vào bản Kiến Nghị này: http://petition2014.org/3616363436253634365236073618-vi7879t.html

Thực sự, chúng ta nói nữ quyền là không chính xác, khi đọc kỹ bài diễn thuyết và thỉnh nguyện thư. Chỉ nên nói là Bình Đẳng Tính Giới vậy.

Trần Khải

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us