Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !
-------------oo0oo--------------
Trang Thời Sự
--------o0o--------
Hong Kong: Tập Cận Bình Vô Kế Khả Thi
Vi Anh
RFI ngày 24-8 điểm tuần báo Le Point của Pháp, cho biết tuần báo này dành nhiều trang cho bài phóng sự «Cùng với các chiến binh đấu tranh cho tự do». Đại ý cho chiến dịch biểu tình của dân Hong Kong [ HK] là cuộc nổi dậy văn minh nhất từ trước đến nay. “Đặc phái viên của tuần báo Pháp mô tả, trạm metro đông nghẹt, dòng người mặc áo thun đen, mang khẩu trang cuồn cuộn theo nhau không dứt. Trên bến tàu, họ kiên nhẫn chờ đợi đến lượt lên cầu thang, trên thang cuốn, họ lịch sự né qua cho những người cần đi xuống. Tại Đồng La Loan (Causeway Bay), người biểu tình không chỉ thu nhặt rác mà còn phân loại rác để tái chế. Khi trời mưa lớn hoặc quá mệt, một số đi vào một trung tâm thương mại để tạm nghỉ, họ xếp ngay dù bỏ vào bao, tránh làm ướt sàn nhà…Nếu đây là một cuộc nổi dậy, thì đó là cuộc nổi dậy văn minh nhất chưa bao giờ thấy… Người biểu tình gào khản cổ: «Hãy trả lại Hồng Kông! Cuộc cách mạng của thời đại chúng ta!».
Câu khẩu hiệu trên không thể nào tưởng tượng được cách đây vài năm. Lương Thiên Kỳ (Edward Leung Tinkei), phát ngôn viên của phong trào ly khai Hong Kong Indigenous (Bản thổ Dân chủ Tiền tuyến), là người sáng tạo ra khẩu hiệu này trong chiến dịch bầu cử Nghị viện năm 2016, hiện đang ở tù.
Phong trào đa dạng nhưng rất có tổ chức – thông qua ứng dụng Telegram, tuy nhiên không ai dùng tên thật. Các «cuộc họp báo công dân», ba thanh niên che mặt đọc thông cáo bằng tiếng Quảng Đông và tiếng Anh. Người chủ động thay đổi trong mỗi cuộc họp báo.
TC coi thường tưởng đó chỉ là những «đứa trẻ», nhưng giới trẻ biểu tình đa số đầy bằng cấp, họ là luật sư, nhân viên ngân hàng…và có cách sống gần với Tây phương. Quần chúng ủng hộ lớp trẻ này một cách thiết thực và tận tình. Ở phòng nghiệp đoàn trường đại học Thụ Nhân (Shue Yan), chất đầy những thùng mặt nạ, dung dịch nước muối, nón bảo hộ và dụng cụ sạc điện thoại, tất cả đều là quà tặng dành cho người biểu tình.Vì lớp trẻ nay liều chết cho Hong Kong của mình sống trong tương lai.
Le Point dẫn dụ lời một thanh niên 19 tuổi tỏ rõ quyết tâm: «Người Trung Quốc cứ đến, chúng tôi đã sẵn sàng. Nếu câu trả lời duy nhất của họ là súng đạn, chúng tôi chấp nhận. Họ sẽ không giết được tất cả mọi người, và phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng thế giới về việc sát hại người vô tội».
TC hù doạ.
Tin RFI cho biết TC tung “những hình ảnh hàng đoàn xe quân sự và cuộc diễn tập của lực lượng quân đội chuyên chống bạo động ở ngay sát Hồng Kông, khiến giới quan sát không khỏi lo ngại về khả năng quân đội Trung Quốc được điều động can thiệp lập lại trật tự ở Hồng Kông. Thậm chí để dọn đường dư luận và răn đe người biểu tình, báo chí chính thức Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có quyền sử dụng vũ lực trấn áp bạo loạn ở Hồng Kông, và xa xôi gợi nhắc sự kiện Thiên An Môn …
Nhưng dân HK coi đó là đòn chém gió của TC. Cuộc biểu tình tiếp tục tung ra nhiều nơi hiểm yếu, như phi trường, vùng hành chánh, cơ quan đai diện của TC ở Hong Kong. Số người biểu tình trở lại con số triệu như khi bắt đầu với 2 triệu và sau đó là 1 triệu 700 ngàn trên dân số HK là 7 triệu.
Phong trào biẻu tình dấy sáng tạo, quyền biến, quyết tâm của dân Hong Kong làm Chủ Tịch Tập Cận Bình [TCB] vô kế khả thi. Báo Courrier International của Pháp nhận xét Tập Cận Bình đành phải kiên nhẫn chờ đợi, theo bài viết của Hong Kong Free Press được dịch lại. Báo này phân tích, nếu TCB “nhượng bộ, rút lại dự luật dẫn độ, động thái này sẽ bị coi là thất bại cay đắng đầu tiên của ông, và những nhóm phản kháng ở Hoa lục có thể sẽ theo gương Hồng Kông. Còn nếu đưa quân sang lập lại trật tự, thì sẽ gây xáo trộn thị trường tài chính, các ngân hàng quốc tế có thể rút vốn sang nơi khác ổn định hơn như Singapore. Tập Cận Bình còn phải cân nhắc đến tai tiếng cho Trung Quốc – Bắc Kinh vẫn đang trong tầm ngắm của báo chí quốc tế nhân kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn làm ít nhất 1.000 người chết. Hơn nữa, Trung Quốc lại đang trong cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
Báo Le Point nhận thấy phong trào phản kháng ở Hồng Kông mang tính toàn cầu. Giới trẻ Hồng Kông sanh ra, lớn lên, sống trong một xã hội tự do, nói tiếng Quảng Đông khác vớii tiêng Quan Thoai của TC, mà TC bằng nhiều cách mưu toan nhốt vào gọng kềm CS. Dân Hong Kong nhứt là lớp trẻ chỉ có một cách phải phản kháng. Nhà văn, nhà triết học nổi tiếng Bernard-Henri Lévy cho rằng việc sống chung dưới cùng một lá cờ, giữa một thể chế độc tài sắt máu CS và một nhà nước pháp quyền kiểu Anh, là phản tự nhiên. Phải chăng cuộc nổi dậy Hồng Kông đã trở thành gót chân Achille của ý đồ bá chủ thế giới mà Tập Cận Bình nuôi dưỡng ? Có thể đây chỉ là phần nổi của tảng băng đấu tranh xã hội tại đất nước rộng lớn này, ít được biết đến do bị kiểm soát thông tin.
Dưới góc độ xã hội, The Economist nhận định, cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông có một phần là do giá nhà ở vượt quá tầm tay với của người dân, đặc biệt là giới trẻ.Về chính trị, Bắc Kinh không hề giữ lời hứa để cho người dân đặc khu tự chọn lựa người lãnh đạo, nhưng về kinh tế thì ngược lại. Khi để nguyên hệ thống, Trung Quốc đã giúp sức tạo ra tình trạng bất bình đẳng cực kỳ lớn, do giá địa ốc quá cao. Đại gia TC tràn qua Hong Kong làm giá nhà đất mắc hơn vàng. Nhiều người biểu tình trẻ tuổi cho biết họ đã mất tất cả hy vọng về tương lai, ngay cả việc sở hữu một căn hộ siêu nhỏ có kích thước chỉ bằng một chiếc xe hơi cũng chỉ là ảo vọng.
Báo The Economist phân tích là trung tâm tài chính, Hồng Kông thu hút nhiều người nước ngoài có thu nhập cao, bên cạnh đó là các nhà giàu từ Hoa lục đầu tư vào, đẩy giá nhà đất lên cao ngất ngưởng. Một năm lương trung bình chỉ mua được có 1,1 mét vuông nhà tại Hồng Kông! Các đại gia địa ốc chỉ đầu tư vào những dự án đắt tiền mang lại nhiều lợi nhuận, chính quyền không có chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp./.(VA).
Vi Anh
-------oo0oo-------