Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !
-------------oo0oo--------------
Trang Thời Sự
--------o0o--------
Mỹ bao vây TC ba mặt
Chưa bao giờ Mỹ đồng loạt mở ba mặt trận chống TC như gần đây. Phía Đông Mỹ từ lâu bao vây TC ở Biển Đông, càng ngày càng siết chặt, càng ngày càng nhiều nước tham dự liên minh với Mỹ trong mặt trận này.
Phía Nam Mỹ bao vây TC ở Ấn Độ Dương với chiến lược Ấn độ Thái Bình Dương Tự Do Mở Rộng. Ấn Độ là cột trụ nhiều tiền cừu hậu hận với TC trong Chiến Tranh Biên Giới Ấn-TC.
Phía Tây mới đây Mỹ liên minh với Mông Cổ mở mặt trận ngoại giao chống TC đàn áp tự do tôn giáo, nhân quyền, và thôn tính đất nước, cầm tù hàng triệu người Duy ngô nhĩ, Tây Tạng.
Gần đây tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Esper, cùng Ngoại trưởng Pompeo kết hợp vận động mở rộng liên minh với nhiều nước ở Nam Thái Bình Dương để chống TC. Hai ông công du từ ngày 3 đến 9/8, làm việc với Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mông Cổ. Mục đích để cảnh cáo TC. Công luận thế giới nhất là Á châu Thái Bình Dương cho rằng Mỹ đang vận động phối hợp, liên minh thành lập mặt trận chống TC ở Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 5/8, rằng Mỹ và ba đảo quốc ở Thái Bình Dương đã bắt đầu đàm phán để gia hạn một thỏa thuận an ninh sẽ giúp Washington chống lại ảnh hưởng của Trung cộng đang ngày càng tăng trong khu vực. Theo các điều khoản của thỏa thuận có tên là Hiệp ước Liên kết Tự do, quân đội Hoa Kỳ có độc quyền đi vào không phận và hải phận của Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau. Đổi lại, các đảo nhỏ này nhận được hỗ trợ tài chính. Thỏa thuận hiện nay sẽ hết hạn vào năm 2024, và bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể tạo cơ hội cho Trung cộng.
Hai, phía Nam của TC, chiến lược Ấn độ Thái Bình Dương Tự do và Mở Rộng càng ngày càng được củng cố trong nhiệm vụ chung chống TC. Ấn Độ nước dân số đông hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau TC dứt khoát dấn thân cùng với Mỹ thực hiện Chiến lược chống đà bành trướng của TC. Mỹ chận đầu TC ngay đầu cầu của chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường của TC. Ấn độ sẽ hướng Đông canh gác Eo Biên Mã Lai con đường eo biển vào Á châu Thái Bình Dương.
Tin VOA của Mỹ 20/06/2019 cho biết “Mỹ sẽ tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng và bảo đảm an ninh năng lượng cho các nước đối tác trong khuôn khổ chiến lược AĐTBD mở rộng và tự do thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân Mỹ đầu tư vào khu vực này trên nguyên tắc ‘công bằng và tự do’.
Bộ trưởng Esper phát biểu trong chuyến thăm Úc hôm 4.8, cảnh báo về những hành vi gây bất ổn của Trung cộng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo tờ báo The Hill. “Chúng tôi tin chắc rằng không có quốc gia nào có thể kiểm soát khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và chúng tôi đang làm việc cùng với các đồng minh và đối tác của mình để giải quyết nhu cầu an ninh cấp bách của khu vực. Chúng tôi cũng kiên định chống lại kiểu hành vi hung hăng, gây bất ổn từ Trung cộng”, ông Esper nhấn mạnh.
Ba, phía Tây TC, Mỹ ra sức áp sát vào bên hông TC. Mỹ đang nỗ lực phát triển chiến lược an ninh sôi động với Mông Cổ láng giềng sát sườn của TQ. Tổng thống Mông Cổ Battulga viếng thăm Mỹ lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào năm 2017. Tổng thống Donald Trump đã hội kiến với Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga tại Washington vào cuối tháng trước 31/7.
TT Battulga tìm kiếm sự giúp đỡ từ ông Trump về thỏa thuận thương mại và quân sự, cũng như nhờ đặt tên cho con ngựa Mông Cổ làm quà cho con trai ông Trump. Một quan chức giấu tên của Mỹ nói rằng Mông Cổ hiện lo ngại về sự phụ thuộc vào giao thương hàng hóa với Trung cộng. Do đó quốc gia này đang tìm kiếm thêm đầu tư từ Mỹ và các quốc gia khác và xem như đây là "những người hàng xóm thứ ba".
Báo Mỹ Wall Street Journal (Mỹ) cho biết, lời mời Tổng thống Battulga thăm Washington là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm gây áp lực lên Trung cộng và Nga bằng cách cung cấp hỗ trợ kinh tế và quân sự cho các quốc gia khác nhau trong khu vực.
Song song với việc Bộ Quốc Phòng Mỹ thực hiện các chiến lược đối phó Trung cộng và Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã gặp gỡ người đồng cấp Mông Cổ vào ngày 8/8. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến đất nước này kể từ năm 2014 đến nay. Điều này cho thấy, Mông Cổ sẽ là ưu tiên chiến lược của Bộ QP Mỹ trong những thập kỷ tới.
Trong chuyến thăm này, Mông Cổ đã tiếp đón Bộ trưởng Mỹ với nghi thức truyền thống nổi bật nhất. Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ đã tặng một chú ngựa cho ông Esper.
Trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm, Bộ trưởng Esper đã chia sẻ: "Mông Cổ rất quan tâm tới việc tăng cường hợp tác với chúng tôi (nước Mỹ) vì vấn đề vị trí địa lý cũng như chính sách "hàng xóm thứ ba" của họ. Tất cả những điều này là nguyên nhân tôi sẽ tới thăm và khai triển tiếp xúc với họ".
Trước chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Mông Cổ, theo tuyên bố của Toà Bạch Ốc, mối quan hệ giữa Mỹ và Mông Cổ sẽ được nâng cấp thành quan hệ đối tác chiến lược. Đặc biệt, tuyên bố này đề cập đến mối quan hệ giữa Mông Cổ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Afghanistan, Iraq, v.v... Toà Bach Ốc khẳng định, Mông Cổ là "đối tác an ninh quan trọng và đang hợp tác với Mỹ để duy trì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Vi Anh
-------oo0oo-------