Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Thời Sự

Vietlist.us

--------o0o--------

Viễn Ảnh Về Nghiệp Đoàn “Không Làm Chính Trị”.


Bài mới gởi quý vị rất mong được phổ biến rộng rãi.

Nguyễn Quang Duy

Miền Bắc trước đây theo mô hình Xô viết, mọi người đều làm công cho nhà nước và đoàn ngũ hóa trong một tổ chức chính trị trực thuộc đảng Cộng sản được gọi là công đoàn.

Ngày nay kinh tế, xã hội và cả chính trị Việt Nam đã thay đổi, nhưng nhiệm vụ của công đoàn vẫn tồn tại như ngày nào.

Tham gia Hiệp định CPTPP, Hà Nội sẽ phải chấp nhận hoạt động của các nghiệp đoàn đại diện cho người lao động nhưng “không làm chính trị”, nghĩa là không chịu sự lãnh đạo của đảng Cộng sản.

Như vậy Hà Nội đang chấp nhận 3 bước lùi: thứ nhất về tư tưởng “đấu tranh giai cấp”; thứ hai là nới lỏng kiểm soát tầng lớp lao động; và quan trọng nhất là đảng Cộng sản mất quyền trực tiếp lãnh đạo.


Quốc tế về quyền lao động…

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) vào tháng 6/1950, nhưng Hà Nội vẫn chưa ký nhiều Công ước quy định về quyền lao động, như Công ước số 87 và 98 về tự do liên kết và thương lượng tập thể, là những quyền đã được hầu hết các nước thành viên ILO và Liên Hợp Quốc công nhận.

Khi gia nhập WTO vào 1/2007, Hà Nội đã hứa sẽ ký và thực thi hai Công ước nói trên nhưng đến nay vẫn không thực hiện.


Tranh tụng quyền lao động

Tham gia CPTPP, Hà Nội sẽ có 5 năm không bị trừng phạt thương mại đối với việc thành lập các nghiệp đoàn và 7 năm các nghiệp đoàn được liên kết với nhau.

Trong vòng 5 năm, Hà Nội cũng phải để các nghiệp đoàn thực hiện việc đàm phán thỏa thuận lao động tập thể về tiền lương, về thời giờ làm việc, về thời giờ nghỉ ngơi và các quyền lợi khác.

Nếu Hà Nội vi phạm các điều khoản đã ký nghiệp đoàn tại Việt Nam không có quyền khởi kiện, chỉ có chính phủ 10 quốc gia CPTPP còn lại mới có quyền kiện đòi Hà Nội thực hiện.

Việc vi phạm quyền lao động sẽ ảnh hưởng đến thị trường lao động và quyền lợi nghiệp đoàn 10 quốc gia còn lại, vì thế các nghiệp đoàn Việt Nam có thể làm việc với các nghiệp đoàn tại ít nhất 1 quốc gia có chân trong CPTPP, vận động chính phủ nước họ khởi kiện.

Hay nghiệp đoàn Việt Nam tổ chức tổng đình công trực tiếp tố cáo và vận động chính phủ các quốc gia khác khởi kiện.

Thủ tục khá nhiêu khê nên muốn mang lại kết quả, các nghiệp đoàn tại Việt Nam cần xây dựng liên kết chặt chẽ với nghiệp đoàn quốc tế.

Ngay cả việc chính phủ quốc gia khác có thành công trong việc kiện tụng, việc trừng phạt Hà Nội còn tùy thuộc vào quan điểm chính trị và ngoại giao của nước họ, nên họ có thể chọn thỏa hiệp với Hà Nội vì một lợi ích kinh tế hay chính trị nào đó mà bỏ qua việc trừng phạt.

Những người hoạt động nghiệp đoàn cần biết rõ giới hạn này để đừng hoàn toàn kỳ vọng vào các quốc gia khác trong CPTPP.


Thị trường lao động Việt Nam…

Vào đầu năm 2016, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết Việt Nam có 23 triệu nông dân, trong khi tổng cộng 11 nước TPP (cả Mỹ) chỉ có 20,5 triệu nông dân.

Tính trung bình nông dân trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long thu nhập không quá 100 Mỹ Kim mỗi tháng, trong khi lợi tức trung bình của công nhân Việt Nam vào khoảng 250 Mỹ Kim mỗi tháng.

Tỷ lệ chênh lệch thu nhập là 2.5 lần và số thặng dư nhân lực tại nông thôn cũng rất cao khiến nông dân di cư đến các khu công nghiệp kiếm việc làm.

Về lý thuyết khi thị trường lao động bão hòa tiền lương sẽ quyết định bằng năng suất lao động và sẽ tương đương giữa các nước theo kinh tế thị trường.

Nhưng trên thực tế như Samsung sản xuất gia công theo dây chuyền được cài đặt với một tốc độ cố định, nên bất kể người làm việc trên dây chuyền là người nước nào thì năng suất lao động và sản lượng sản xuất đều như nhau.

Nhưng lương của công nhân Việt Nam chỉ bằng 30% lương công nhân Nam Hàn và chỉ bằng ½ lương công nhân Trung Quốc.

Nhằm thu hút đầu tư, Hà Nội sẽ tiếp tục kềm hãm mức lương tối thiểu để mức lương công nhân Việt Nam luôn thấp nhất trong số 10 quốc gia tham gia CPTPP.

Thị trường lao động lại luôn biến đổi. Samsung đã từng rời hầu hết các cơ xưởng từ Trung Quốc sang Việt Nam, Samsung có thể lại rời sang Bắc Hàn do lương công nhân rẻ hơn lại cùng một dân tộc, một ngôn ngữ và như thế sẽ ảnh hưởng nặng đến nhu cầu nhân dụng Việt Nam.

Các hoạt động kinh tế thì càng ngày càng đa dạng mỗi ngành nghề trong mỗi thời điểm lại có mức cung và cầu khác nhau.

Giới lãnh đạo nghiệp đoàn vì thế ngoài khả năng biết đàm phán còn cần kiến thức để hiểu rõ thị trường nhân dụng trong từng giai đoạn cũng như hiểu rõ về sách lược kinh tế của Việt Nam và thế giới.


Nghiệp đoàn độc lập với đảng chính trị.

Nghiệp đoàn là tổ chức đại diện quyền lợi những người có chung một ngành nghề, như nghiệp đoàn thợ dệt, nghiệp đoàn thợ mỏ, nghiệp đoàn tiểu thương, nghiệp đoàn nông dân, nghiệp đoàn giáo chức, nghiệp đoàn báo chí, nghiệp đoàn công chức…

Gia nhập CPTPP, không chỉ người lao động phổ thông mới được quyền lập nghiệp đoàn mà cả những người lao động trí óc, văn phòng cũng có chung quyền lợi.

Vì thế nghiệp đoàn cần phải thực sự độc lập với tất cả các đảng phái chính trị.

Nghiệp đoàn phải do người lao động đứng ra thành lập, được người lao động nuôi dưỡng và phải luôn luôn đấu tranh cho quyền lợi người lao động.

Mỗi nghiệp đoàn cần có nội quy sinh hoạt, với đường lối đấu tranh công khai và rõ ràng phù hợp với luật pháp hiện hành.

Các nghiệp đoàn trên nguyên tắc là cạnh tranh với công đoàn nhằm phục vụ tốt cho người lao động, nên cần tránh lọt vào thế đối đầu với công đoàn không mang lại lợi ích thiết thực.

Những người lãnh đạo nghiệp đoàn ngoài sự hiểu biết và tài năng còn phải là người được người lao động thương yêu, tin tưởng và bầu lên qua những cuộc bầu cử dân chủ.

Như thế họ mới chính danh để đại diện người lao động thương lượng với cả chủ nhân lẫn nhà nước.

Họ cũng cần có khả năng và kinh nghiệm làm việc với các nghiệp đoàn khác, các chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Về lâu dài Việt Nam sẽ tạo nên một tầng lớp lãnh đạo nghiệp đoàn khác hẳn với tầng lớp lãnh đạo công đoàn mà đa số là cán bộ công chức được đảng Cộng sản giao cho công tác tuyên truyền vận động chính trị.

Dư luận hiện đang rất lo âu về việc Hà Nội sẽ lập ra các nghiệp đoàn hình thức vẫn chịu sự kiểm soát của đảng Cộng sản.

Điều này dễ dàng xảy ra vì thế trong thời gian tới có thể có 3 hình thức hoạt động khác nhau: (1) công đoàn nhà nước làm nhiệm vụ chính trị cho đảng Cộng sản; (2) nghiệp đoàn trong khuôn khổ giới hạn thương lượng với giới chủ; và (3) những người hoạt động nghiệp đoàn âm thầm tổ chức biểu tình và đình công.


Biểu tình, đình công…

Từ khi Hà Nội tham gia kinh tế thị trường năm 1990 đã có hơn 6.000 cuộc đình công, tất cả đều tự phát và hầu hết mang lại kết quả tốt, đặc biệt là 2 cuộc tổng đình công phản đối chính sách của Hà Nội.

Vào dịp cuối năm 2005, diễn ra nhiều cuộc đình công đòi tăng mức lương tối thiểu cho công nhân tại các doanh nghiệp nước ngoài, có cuộc đình công lên đến năm, sáu chục ngàn công nhân tham dự.

Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhanh chóng đáp ứng yêu cầu bằng cách ký chỉ thị tăng mức lương tối thiểu lên 40 phần trăm.

Cuối tháng 3/2015 nhiều cuộc đình công liên tục diễn ra tại khu công nghiệp Sài Gòn, Bình Dương, Tiền Giang, Tây Ninh, Long An… phản đối chính sách bảo hiểm xã hội đã được Quốc Hội thông qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngay tức thì tuyên bố sẽ đáp ứng nguyện vọng công nhân bằng cách kiến nghị lên Quốc Hội sửa đổi Luật Bảo hiểm Xã hội.

6.000 cuộc đình công mang lại kết quả cho thấy sức mạnh của người lao động trong việc thương lượng với chủ nhân và nhà nước.

Một số cuộc đình công khi chấm dứt, công nhân đứng ra tổ chức đã bị sa thải và một số người sau đó bị bắt.

Một số trường hợp rõ ràng có những liên kết tổ chức nhưng công đoàn và nhà nước vẫn không kiểm soát được.

Theo hướng dẫn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) luật lao động sẽ phải thay đổi, để khi có 50% cộng 1 thành viên ban chấp hành đồng ý biểu tình hay đình công thì nghiệp đoàn có quyền tiến hành.

Trong 7 năm đầu và thậm chí khi nhà cầm quyền Hà Nội chưa thay đổi cách nhìn về biểu tình và đình công thì bên trong các cơ sở doanh nghiệp luôn có những người lao động sẵn sàng khởi xướng và tổ chức các cuộc đình công.

Thực tế cũng cho thấy các cuộc biểu tình nhiều khi lên đến hằng trăm ngàn người tham dự nhưng đã nhanh chóng tàn lụi, nên cũng đừng kỳ vọng các cuộc biểu tình sẽ thay đổi thể chế như đã từng xảy ra ở Ba Lan.


Hướng tới tự do

Rõ ràng Việt Nam đang từng bước thay đổi, nghiệp đoàn “không làm chính trị” sẽ chính thức hoạt động, nhưng sức mạnh của tầng lớp lao động về cả kinh tế lẫn chính trị đều luôn bị đảng Cộng sản kềm hãm.

Muốn xã hội phát triển toàn diện và công bằng Việt Nam lại cần có những chính sách những đạo luật tiến bộ. Muốn thế cần có những đấu tranh nghị trường, đấu tranh giữa các đảng chính trị với nhau.

Khi Việt Nam có tự do và có đa đảng, các nghiệp đoàn mới tạo quyền lực chính trị bằng cách ủng hộ các chính đảng có chính sách xã hội tiến bộ phục vụ cho quyền lợi tầng lớp lao động nghèo. Hoặc ủng hộ những chính đảng đề ra những chính sách có lợi cho các thành viên trong từng nghiệp đoàn.

Những người hoạt động nghiệp đoàn ngày nay sẽ vượt qua những thử thách, rút tỉa những kinh nghiệm để trở thành những người lãnh đạo đóng góp cho một Việt Nam tự do, dân chủ, và tạo công bằng cho xã hội.

Melbourne, Úc Đại Lợi
22/11/2018

Nguyễn Quang Duy

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us