Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Thời Sự

Vietlist.us

--------o0o--------

Quyền bắn chết của Cảnh sát và những vấn đề





Hôm 16.12.2014, giữa những tiếng la hét kêu đòi công lý và những tiếng hô "vấn đề mạng sống của người da đen", hơn 100 luật sư, sinh viên luật và những người khác đã tổ chức một cuộc "biểu tình nằm" bên ngoài trụ sở tòa án của trung tâm thành phố Los Angeles. Họ cho rằng hệ thống luật pháp mà tòa án đang điều hành đã bị phá vỡ.

Ông Priscilla Ocen, một giáo sư luật, tuyên bố: "Vấn đề sự tàn bạo của cảnh sát không phải là vấn đề của bất kỳ viên chức hay nạn nhân nào, cũng không phải là vấn đề những người tốt chống những người xấu. Số lượng các vụ giết người phi lý là một kết quả của một toàn bộ hệ thống đã bị bỏ qua quá lâu mà không được xem xét cần thiết để đảm bảo trách nhiệm và công lý."

Nói rõ hơn, giới luật gia cho rằng việc cảnh sát lạm dụng quyền xử dụng vũ lực để giết người một cách phi lý hiện nay là do những quy định lỗi thời còn tồn tại trong hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ. Những luật lệ đó cần được hủy bỏ hay sửa đổi lại.

Đối với những người không quen về hệ thống luật pháp, đây là những vấn đề khá phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng tóm lược lại trong ba chủ đề chính: (1) Quyền xử dụng vũ lực gây tử vong (deadly force) của cảnh sát, (2) Đại bồi thẩm đoàn (Grand jury), một tổ chức chính trị trá hình tư pháp để giải quyết một số chuyện khó khăn của chính quyền, và (3) Thân phận của người da đen tại Hoa Kỳ.

QUYỀN XỬ DỤNG VŨ LỰC GÂY TỬ VONG CỦA CẢNH SÁT

Quyền xử dụng vũ lực gây tử vong (use deadly force) là một quyền đã được tranh cãi và thay đổi nhiều lần trong lịch sử luật pháp của Hoa Kỳ. Ngày nay, quyền này đã được xác định rõ trong phán quyết ngày 27.3.1985 của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong vụ Tennessee v. Garner [471 U.S. 1, 105 S. Ct. 1694, 85 L. Ed. 2d 1 (1985)]. Xin tóm lược một cách tổng quát:

1.- Những trường hợp được xử dụng vũ lực gây tử vong

Quyền sử dụng vũ lực gây tử vong chỉ được áp dụng khi viên chức có lý do hợp lý (probable cause) để tin rằng nghi can đang thể hiện một mối đe dọa hiển nhiên gây tử vong hay phương hại nghiêm trọng đến thân thể của viên chức hay của những người khác (the officer has probable cause to believe that the suspect poses a significant threat of death or serious bodily harm to the officer or others).

Nói một cách giản dị, cảnh sát chỉ được bắn khi nhận thấy hành vi của nghi can đe dọa gây tử vong hay thương tích cho chính mình hay cho kẻ khác.

Trong thuật ngữ cảnh sát, chữ “deadly force” cũng được dùng để chỉ bắn chết (In police jargon, deadly force is also referred to as shoot to kill). Khi bắn, cảnh sát luôn bắn chết chứ không chỉ bắn bị thương, vì nếu đối tượng còn sống sẽ gây ra nhiều rắc rối sau này.

2.- Thế nào được coi là có lý do hợp lý?

Trong vụ Graham v . Connor (1989), Tối Cao Pháp Viện HK nói rằng “lý do hợp lý” (probable cause) phải được xem xét từ quan điểm của một viên chức biết lẽ phải tại hiện trường (a reasonable officer at the scene): Với tình huống đang điển ra, viên chức đó có bị bắt buộc phải hành động như thế hay không? Trong bản án vụ vụ Tennessee v. Garner nói trên, TCPV đã xác định:

“Các viên chức cảnh sát xử dụng vũ lực gây tử vong để chận đứng các nghi can phạm trọng tội không có hành vi bạo lực hay không có vũ khí là vi phạm Tu Chính Án thứ IV của Hiến Pháp Hoa Kỳ” (it is a violation of the Fourth Amendment for police officers to use deadly force to stop fleeing felony suspects who are nonviolent and unarmed).

Nói một cách giản dị, hành vi của nghi can không bị coi là một mối đe dọa hiển nhiên nếu nghi can không có hành vi bạo lực và không có vũ khí (nonviolent and unarmed).

Trong thực tế, nhiều viên chức cảnh sát đã xử dụng vũ lực gây tử vong để giết người, mặc dầu nghi can không có hành vi bạo lực và không có vũ khí, như trường hợp của Michael Brown hôm 9.8.2014 và Eric Garner hôm 17.7.2014. Thế nhưng, các cảnh sát gây ra cái chết cho họ vẫn được Đại bồi thẩm đoàn quyết định không bị truy tố họ. Tìm hiểu định chế Đại bồi thẩm đoàn, chúng ta có thể hiểu được tại sao chuyện đó đã xảy ra.

VAI TRÒ CỦA BỒI THẨM ĐOÀN

Tại Hoa Kỳ hiện nay có hai hệ thống bồi thẩm đoàn (jury) thuộc tòa án liên bang hay tiểu bang, đó là BỒI THẨM ĐOÀN XÉT XỬ (Trial Jury - trước đây gọi là Petit Jury) và ĐẠI BỒI THẨM ĐOÀN (Grand Jury). Rất nhiều người hỏi hai loại bồi thẩm đoàn này khác nhau như thế nào?

Website Các Tòa Án Hoa Kỳ uscourts.gov phân biệt giữa bồi thẩm đoàn xét xử và đại bồi thẩm đoàn đại khái như sau:

1.- Bồi Thẩm Đoàn Xét Xử (Trial Jury) gồm từ 6 đến 12 bồi thẩm viên (jurors) được chọn trong các công dân để ngồi tham dự các phiên xử của tòa:

Trong vụ dân sự (civil case), bồi thẩm đoàn có nhiệm vụ quyết định bị đơn (defendant) có gây thương tổn cho nguyên đơn (plaintiff) hay không.

Trong vụ hình sự (criminal case) bồi thẩm đoàn có nhiệm vụ quyết định bị can có phạm tội như đã bị cáo buộc hay không.

Phiên tòa được xét xử công khai, sau đó bồi thẩm đoàn thảo luận và quyết định trong phòng riêng. Bị đơn hay bị cáo có quyền xuất hiện trước tòa, đưa ra bằng chứng hay phản chứng, và có thể nại các nhân chứng. Bồi thẩm đoàn chỉ xét về giá trị của các sự kiện (facts), tức các bằng chứng được đưa ra, còn thẩm phán quyết định về luật pháp. Quyết định của bồi thẩm đoàn phải đồng thuận (unanimous), tức “nhất trí”, mới có giá trị.

2.- Đại Bồi Thẩm Đoàn (Grand Jury) gồm từ 12 đến 23 bồi thẩm viên có nhiệm vụ quyết định có lý do hợp lý (probable cause) để tin rằng một cá nhân có phạm một tội và phải bị truy tố hay không.

Thủ tục trước Đại bồi thẩm đoàn không công khai, tức không mở ra cho dân chúng đến dự. Nghi can và luật sư của nghi can không được xuất hiện trước đại bồi thẩm đoàn. Quyết định của đại bồi thẩm đoàn không cần phải đồng thuận, thường chỉ cần quá bán, 2/3 hay 3/4, tùy theo luật ấn định.

Chúng tôi xin nói rõ thêm: Đại bồi thẩm đoàn không quyết định nghi can có phạm tội hay không phạm tội (guily or not guilty) như bồi thẩm đoàn xét xử. Đại bồi thẩm đoàn chỉ quyết định nghi can có bị truy tố hay không bị truy tố (charge or not charge) mà thôi.

Hiến Pháp Hoa Kỳ (Tu chính án V) chỉ nói đến hai loại tội phạm phải được đưa ra trước Đại bồi thẩm đoàn, đó là tội có thể bị tử hình (capital crime) hay tội bỉ ổi (infamous crime – như hiếp dâm, thú dâm...) và phải có cáo trạng (indictment) của Đại bồi thẩm đoàn mới được truy tố. Những tội khác đều tùy quyết định của biện lý (procecutor).

Trong một số tiểu bang, Đại bồi thẩm đoàn còn được giao nhiệm vụ điều tra các vụ án quan trọng liên quan tới chính quyền như tham nhũng hay hối mại quyền thế. Vì thế, đại bồi thẩm viên thường được chọn trong các nhân sĩ và nhiệm kỳ thường kéo dài từ 6 tháng đến 36 tháng.

CHÍNH TRỊ TRÁ HÌNH TƯ PHÁP

Để lấy quyết định của Đại bồi thẩm đoàn, Biện Lý (procecutor) có thể ra trình bày những bằng chứng và nhân chứng buộc tội rồi để Đại thẩm đoàn họp và quyết định có truy tố hay không truy tố. Biện Lý cũng có thể gởi cho Đại bồi thẩm đoàn một bản luận trạng ghi rõ các bằng chứng để bồi thẩm đoàn căn cứ vào đó thảo luận và quyết định.

Nhưng như chúng tôi đã trình bày ở trên, Đại bồi thẩm đoàn chỉ nghe những sự kiện và những bằng chứng do Biện Lý đưa ra chứ không được nghe phản chứng của bên nghi can và cũng không thể tự truy tìm bằng chứng, nên khó quyết định một cách khách quan và công bằng. Nói cách khác, bằng bản luận trạng, Biện Lý có thể lái Đại bồi thẩm đoàn đi theo chiều hướng mà mình muốn. Do đó, khi gặp những trường hợp khó khăn khi phải đối phó với công luận như vụ cảnh sát bắn các nghi can chẳng hạn, Biện Lý có thể “bán cái” cho Đại bồi thẩm đoàn để tránh búa rìu dư luận.

Tuy nhiên, quyết định của Đại bồi thẩm đoàn không phải là một quyết định cuối cùng. Đối với những vụ khá quan trọng (a strong enough case), mặc dầu Đại bồi thẩm đoàn quyết định không truy tố, Biện Lý có thể đưa nội vụ ra trước một phiên điều trần sơ khởi (preliminary hearing) để tòa quyết định có lý do hợp lý (probable cause) để truy tố hay không truy tố. Đây là trường hợp truy tố O.J Simpson. Như vậy trong hai vụ Michael Brown và Eric Garner, nếu Biện Lý thấy có đủ yếu tố để truy tố, Biện Lý vẫn có thể đưa nội vụ ra trước một phiên điều trần sơ khởi để tòa quyết định. Khi Biện Lý không đưa ra tức ông đã đồng ý với Đại bồi thẩm đoàn.

Hiện nay, hai tiểu bang Connecticut và Pennsylvania đã bỏ nhiệm vụ quyết định truy tố hay không truy tố của Đại bồi thẩm đoàn, chỉ còn giữ lại nhiệm vụ điều tra. Quyền đó được trao cho một phiên tòa điều trần như đã nói trên.

THÂN PHẬN CỦA NGƯỜI DA ĐEN Ở MỸ

Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy lúc đầu những người da đen đến đất nước này như những người giúp việc. Khi nhu cầu khai thác gia tăng, vào năm 1860 có khoảng 3,5 triệu người nô lệ bị đem vào miền Nam Hoa Kỳ. Họ bị đối xử như súc vật. Mãi đến khi cuộc nội chiến Nam – Bắc chấm dứt, chế độ nô lệ mới được bãi bỏ, nhưng trong thực tế người da đen bị phân biệt đối xử. Qua các cuộc tranh đấu kiên trì và gian khổ, năm 1964 Luật Dân Quyền (Civil Rights Act) mới được ban hành chống lại việc kỳ thị trong việc làm dựa theo giới tính, chủng tộc, màu da, tôn giáo, hoặc nguồn gốc quốc gia. Ngày 6.8.1965 Tổng thống Lyndon Johnson ký ban hành Đạo luật về Quyền bầu cử, cấm việc ngăn chận hay tạo các rào cản gây cản trở việc bỏ phiếu của các sắc dân thiểu số.

Hiện nay, có khoảng 40 triệu người gốc Phi Châu tại Mỹ, tức khoảng 13.2% dân số toàn quốc, nhưng trình độ văn hóa và cuộc sống của họ vẫn còn rất thấp, có khoảng 24% vẫn đang sống dưới mức nghèo khó. Có đến 56% trẻ da đen sinh ra trong những gia đình mà người mẹ không có ràng buộc hôn nhân chính thức với cha của đứa trẻ. Các bà mẹ độc thân cũng lên đến 54%. Từ đó số tội phạm trong cộng đồng người da đen thường ở mức cao. Tài liệu của “National Association for the Advancement of Colored People” cho biết tỷ lệ người da đen là nghi phạm hay phạm tội giết người hoặc bị giam giữ cao gấp 6 lần người da trắng. Năm 2001, cứ 6 người da đen có một người phạm pháp bị bắt và thủ phạm người da đen giết người da đen lên đến 90%.

Theo thống kê chính thức, năm 2012 có 77 cảnh sát bị giết, trong đó có 30 người da đen là thủ phạm. Vì thế, cảnh sát thường cảnh giác với người da đen hơn các sắc tộc khác. Có người coi đó là hậu quả tất yếu của những bất công và áp bức quá mức mà họ đã phải chịu qua nhiều thế hệ. Muốn giúp họ thoát ra khỏi tình trạng này, cần làm nhiều hơn nữa để giúp họ có một cuộc sống tốt hơn.

NO MORE GRAND JURIES

Trong bài “No More Grand Juries” luật sư Dave Lindorff nói rằng tính từ ngày thành lập đến nay đã 13 thế kỷ, Đại bồi thẩm đoàn chỉ phục vụ quyền lợi chính trị của các Biện Lý Cuộc chứ không phải Công Lý (They Serve the Political Interests of DAs, Not Justice). Nó phải bị loại bỏ, vì mục tiêu thật sự của nó ngày nay chỉ là một cái vỏ bọc chính trị (political cover) cho các công tố viên. Chúng tôi cũng đồng ý như vậy.

Ngày 8.1.2015




Lữ Giang

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us