Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Thời Sự

Vietlist.us

--------o0o--------

CẤU TRÚC CĂN NHÀ DÂN CHỦ CỦA HOA KỲ

CẤU TRÚC CĂN NHÀ DÂN CHỦ CỦA HOA KỲ

Hoàng Duy Hùng

Nói đến một chính phủ hoặc một thể chế dân chủ, khắp thế giới ai cũng ngó đến Hoa Kỳ như một gương mẫu để học hỏi rút ra ưu khuyết điểm ngõ hầu bổ sung cho bối cảnh địa lý, lịch sử, và xã hội của mỗi quốc gia.

Chúng ta có thể nói Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống chính quyền dân chủ lâu đời và dài nhất của thế giới, và hệ thống này cũng "tiến hóa" hàng ngày để tùy nghi thích ứng theo thời gian. Chúng ta hãy nhìn qua cấu trúc căn nhà dân chủ của Hoa Kỳ như thế nào.

1. Tam Quyền Phân Lập - Nền Tảng Căn Nhà Dân Chủ của Hoa Kỳ: Vì chống lại sự áp bức của hệ thống quân chủ bên nước Anh nên thời kỳ Lập Quốc, các vị sáng lập đã nhấn mạnh đến sự độc lập của Lập Pháp và Tư Pháp. Lập Pháp và Tư Pháp được hoàn toàn độc lập, không bị áp lực bởi Hành Pháp, thì hai ngành này mới có đủ sức kiểm soát và cân bằng quyền lực của Hành Pháp. Do đó hệ Thống Tam Quyền Phân Lập, tức là Hành Pháp, Hành Pháp, và Tư Pháp được ra đời đặt nền móng cho hệ thống dân chủ.

2. Tản Quyền - Cột Trụ Căn Nhà Dân Chủ Của Mỹ: E ngại sự tập trung quyền lực của vua chúa mà điển hình là nước Anh thời đó, điểm thứ hai mà các vị sáng lập của Hoa Kỳ nhấn mạnh chính là sự tản quyền (decentralization). Do đó, lúc đầu quyền lực không nằm nhiều ở chính phú Liên Bang mà nằm ở trong tay chính quyền các tiểu bang, quận hạt, và thành phố. Một trong những quyền lực người dân e ngại nhất chính là quyền của cảnh sát hay là quyền của công an. Để giải quyết nạn lạm dụng quyền lực của cảnh sát, Hoa Kỳ giao quyền này cho chính phủ địa phương, tức là chính quyền thành phố hay quận hạt. Họ còn trao luôn quyền Cứu Hỏa, Cứu Thương, và những tiện ích thường nhật cho chính quyền địa phương. Người dân có quyền trực tiếp hàng tuần lên thành phố hay quận hạt để khiếu nại các sai phạm. Quyền lực này cũng được phân phối như vậy cho tới ngày hôm nay. Có một sự khác biệt là vì nhu cầu đáp ứng lại toàn cầu hóa và đối ngoại, chính phủ Liên Bang ngày càng lớn mạnh làm nhiều người khá quan tâm.  Nếu nói Tam Quyền Phân Lập là nền tảng dân chủ của Hoa Kỳ thì phải nói Tản Quyền là cái sườn của căn nhà dân chủ đó.

3. Cử Tri Đoàn - Cột Tréo Căn Nhà Dân Chủ Của Mỹ: Một trong những mâu thuẫn của Tản Quyền chính là hệ thống Cử Tri Đoàn mà tiếng Anh gọi là Electoral College. Trên nguyên tắc, dân chủ chính là đa số thắng thiểu số, và khi bầu cử thì ai được đa số phiếu phổ thông thì người đó thắng cử. Nhưng, để cân bằng quyền lực cũng như những tranh chấp giữa những tiểu bang lớn nhỏ, ngay từ lúc đầu, Hoa Kỳ thiết lập Cử Tri Đoàn trong việc bầu cử Tổng Thống.

Nhờ Cử Tri Đoàn này mà những tiểu bang nhỏ vẫn có tiếng nói trong chính trường Liên Bang. Có nhiều lần nhiều người thua phiếu phổ thông (như trường hợp TT George Bush 43 vào bầu cử năm 2000 thua cho ông Al Gore) nhưng lại thắng phiếu Cử Tri Đoàn. Có người hỏi đây có phải là dân chủ thật sự hay không khi người ta không tuân theo ý đa số quần chúng? Câu trả lời của người Hoa Kỳ đó là Hệ Thống Dân Chủ đôi lúc cần phải đặt trong vị trí toàn bức tranh (totality of the circumstances), như thế, Hệ Thống Dân Chủ không phải tuyệt đối (absolute democracy) mà là tương đối (relatively).

Hệ Thống Cử Tri Đoàn đã chứng tỏ sự hữu hiệu của nó hơn 200 năm. Đã có nhiều lần có sự đề nghị thay đổi nhưng những bộ não chính trị hàng đầu (think tank) của Hoa Kỳ cho rằng không nên thay đổi vì nó đóng vai trò những cột tréo nối kết sức mạnh của những trụ cột chính trong nhà.  Đó là lý do tại sao hệ thống Cử Tri Đoàn vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay và người ta dự trù nó sẽ còn tồn tại rất lâu cho đến khi nào có một biến cố nào khác rất đặc biệt.

4. Tự Do Ngôn Luận - Trần Nhà Dân Chủ Của Mỹ: Trong 10 Tu Chính Án của Hiến Pháp Hoa Kỳ, Tu Chính Án thứ nhất về Tự Do Ngôn Luận là quan trọng hơn cả vì nó đóng vai trò trần nhà của nền Dân Chủ Hoa Kỳ. Tự Do Ngôn Luận quan trọng đến độ người ta gọi nó là Đệ Tứ Quyền, tức là quyền hành đứng sau Hành Pháp, Lập Pháp, và Tư Pháp.

Tự Do Ngôn Luận của Hoa Kỳ đến độ Hoa Kỳ chỉ coi tội mạ lỵ (libel - tức vu khống bằng chữ viết) và vu khống (slander - tức vu khống bằng lời nói) chỉ là sự tranh chấp dân sự, không phải hình sự. Mà đã là dân sự thì không có tù đày. Nếu có tiền trả thì trả, còn không có tiền trả, thì cũng bị đơn (Defendant) cũng chẳng bị sao. Đây là sự khác biệt lớn lao của Hoa Kỳ với nhiều quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia ở Âu Châu. Chắc chắn những quốc gia ở Á Châu không thể chấp nhận kiểu tự do này vì truyền thông tôn trọng danh dự. Chính vì như vậy nhiều người ở Hoa Kỳ đã lạm dụng thế yếu kém này của luật pháp mà bịa chuyện mạ lỵ sỉ vả nhau thậm tệ, và một khi ai đó là người có tài chánh thấp kém hoặc vô gia cư thì không ai muốn đụng tới thì kẻ lên tiếng lại càng hung hăng.

Tự Do Ngôn Luận của Hoa Kỳ tới độ công dân Hoa Kỳ có quyền xé lá cờ Mỹ, đốt lá cờ Mỹ, chà đạp lá cờ Mỹ, và nói những lời thậm tệ về nước Mỹ.  Tuy nhiên, công dân đó không có quyền làm những điều bất hợp pháp như tham gia tổ chức khủng bố chống chính phủ Mỹ hoặc làm những hành vi bạo động.

Tự Do Ngôn Luận của Hoa Kỳ tới mức độ thượng hạng khi vài năm gần đây, các tiểu bang thông qua Đạo Luật Anti-Slapp Law cho phép người dân có quyền phê phán những người công chúng (public figures) tới mức độ hầu như chấp nhận luôn cả sự bịa chuyện để nhục mạ. Trước đây khi gọi một ai đó là "Cộng Sản" thì đó là vu khống nhưng bây giờ đó không còn là vu khống nữa mà chỉ là phê phán mà thôi! Các nhà làm luật cho rằng Tự Do Ngôn Luận thì hãy để cho nó kéo dãn ra mức tối đa của nó,  nhất là đối với những người công chúng, thì như vậy từ ở trong đóng bùn dơ bẩn nhất mới có thể trồi lên những nhân tố tốt, gọi tắt là, the cream on the top.!! Quan niệm này chắc chắn còn xa lạ với người Á Châu. 

Các quốc gia ở Âu Châu có thể chấp nhận một phần nào quan niệm Tự Do Ngôn Luận của Mỹ, nhưng chắc chắn còn lâu các quốc gia Á Châu có thể bắt kịp được ánh nhìn này.  Tự do ngôn luận ở trong một xã hội có trình độ dân trí cao, người dân tự trọng, họ biết tự hạn chế thì không gây xáo trộn náo loạn, còn kiểu tự do ngôn luận này mà đem áp dụng cho những cộng đồng thiểu số thì không lạ gì bao xáo trộn xảy ra cho cộng đồng thiểu số ấy.

5. Đa Đảng (Lưỡng Đảng) - Mái Nhà Dân Chủ Của Mỹ: Ngay từ lúc lập quốc, Mỹ không có đảng phái. Sau khi giành Độc Lập năm 1776, nước Mỹ tổ chức bầu cử Tổng Thống, ai nhiều phiếu nhất thì là Tổng Thống, người nhiều phiếu thứ 2 là Phó Tổng Thống. Sau này ra đời Đảng Populist, rồi từ đó lại có các đảng phái khác ra đời. Các đảng phái tàn lụi trong thời gian ngắn cho đến khi Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa ra đời. Đảng Dân Chủ bắt đầu mọc rễ từ thời Tổng Thống Andrew Jackson (1829-1837), và sau đó, Đảng Cộng Hòa với chính sách giải phóng nô lệ bắt đầu lớn mạnh từ thời Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-1865). Ngay từ khởi nguyên, vì sự đối ngoại chưa có tầm quan trọng như ngày hôm nay và chính phủ Liên Bang lo cho sự đối ngoại nhiều hơn, nên sự khác biệt của 2 đảng không có gì là rõ ràng, vì thế, họ đặt quan trọng sự tranh thủ của quần chúng. Do đó, khi bỏ phiếu bầu cho đảng phái, họ để cho quần chúng bỏ phiếu ở Sơ Bộ (Primary Election) và đọ sức của 2 đảng ở bầu cử chính thức (General Election). Vì thế, ở Hoa Kỳ, người ta gọi đảng phái không phải là tổ chức kỷ luật mà là tổ chức quần chúng.

Đảng phái của Mỹ không giống đảng phái ở những quốc gia khác, càng không giống đảng phái tổ chức kỷ luật chặt chẽ như của Cộng Sản hay của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Đảng viên các đảng phái của Hoa Kỳ là dựa trên khuynh hướng các vấn đề xã hội hơn là trung thành với tổ chức, và họ cũng chẳng có nghi thức tuyên thệ vào đảng. Họ trở thành đảng viên khi họ đi bầu cử Sơ Bộ, sau đó, trở thành đảng viên hoạt động nếu họ đóng tiền hoặc tham gia các sinh hoạt của đảng. Điều này khác với nhiều đảng có kỷ luật, đó là, để vào đảng, phải có sự giới thiệu, phải có bảo chứng, phải làm lễ tuyên thệ, phải đóng niên liễm, phải và phải, v.v., Nhiều đảng viên Dân Chủ nhảy sang Đảng Cộng Hòa và ngược lại, nhiều đảng viên Cộng Hòa nhảy sang Đảng Dân Chủ nếu họ thấy có lợi cho bản thân khi ra tranh cử hoặc nếu họ thấy họ thay đổi quan điểm sống về các vấn đề xã hội. Điều này lại là điều cấm kỵ với những tổ chức có kỹ luật chặt chẽ.

Từ đầu thế kỷ 20 tới nay, ở Mỹ, có nhiều đảng khác được ra đời như Đảng Cộng Sản, Đảng Libertarian, Đảng Xanh, v.v., nhưng các đảng này không có sự hậu thuẫn của quần chúng, mà nước Mỹ thì còn tôn trọng hệ thống Cử Tri Đoàn, thắng thì ăn cả ngã thì về không; do đó, các đảng kia không đủ sức mạnh tranh thủ, trở thành đồ trang trí trong cuộc tranh cử, nên người ta gọi nước Mỹ có hệ thống chính trị Lưỡng Đảng hơn là Đa Đảng.

Nhiều học giả cho rằng Đa Đảng hoặc Lưỡng Đảng rất quan trọng cho hệ thống dân chủ vì đó là mái nhà, phải hứng chịu mưa gió, bão tuyết, ngay cả mưa đá để che chắn cho đồ vật ở trong không bị hư hại. Mái nhà càng tốt thì căn nhà càng được bảo đảm và giá trị căn nhà càng tăng cao.

Hệ thống Lưỡng Đảng của Hoa Kỳ có những ưu điểm và khuyết điểm của nó. Nhiều người cho rằng hệ thống Lưỡng Đảng của Hoa Kỳ thì giống y như chiếc xe chạy có hai chân, chân vừa đạp ga, chân vừa đạp thắng, nên có lúc cháy máy. Có người nói còn đỡ hơn ở những quốc gia có nhiều đảng, một chiếc xe có người đạp ga, có người đạp thắng, có người bẻ tay lái bên trái, có người bẻ tay lái bên phải, nên công việc không những bị trì trệ mà còn bị tai nạn. Khi tôi làm nghị viên Thành Phố Houston, tôi đã từng trả lời nhiều nhóm họp của sinh viên chính trị và nhiều phái đoàn của nhiều quốc gia, tôi nói: "Lưỡng đảng của Mỹ có khuyết điểm là khi có quyết định thì phải trải qua thời gian lâu để có biểu quyết đồng thuận, một khi biểu quyết xong, mọi người cùng chung trách nhiệm, có giám sát, thì tai nạn ít xảy ra. Còn độc đảng, quyết định nhanh chóng ào ạt, nhưng không có sự đồng thuận, không có giám sát của đối lập, dễ đưa đến độc đoán, và chính vì vậy tạo lỗ hổng cho tham nhũng, và khi tham nhũng nhúng tay, công trình bị hư hỏng, tai nạn xảy ra. Giữa hai cái xấu, cái xấu nào xấu hơn? Rõ ràng là độc đảng!  Giữa hai cái tốt, cái tốt nào tốt hơn? Rõ ràng là Lưỡng Đảng. Nếu phải chọn lựa giữa Độc Đảng và Lưỡng Đảng, tôi chọn Lưỡng Đảng."

6. Xã Hội Dân Sự - Vách Nhà Dân Chủ Của Mỹ: Nền dân chủ của Hoa Kỳ vững chãi không những nhờ những yếu tố trên mà còn nhờ Xã Hội Dân Sự của Mỹ như những tấm vách tốt cho căn nhà dân chủ. Những xã hội dân sự tức là những tổ chức vô vị lợi và hoạt động vô vị lợi. Những tổ chức này rất đa dạng, từ cứu giúp những người vô gia cư cho đến tranh đấu cho những bất công xã hội, tranh đấu nhân quyền, tranh đấu bảo vệ môi sinh, v.v.. Những tổ chức này là bộ mặt nhân ái của xã hội, và bộ mặt nhân ái càng đa dạng và càng nhiều thì xã hội càng tốt đẹp hơn, nền dân chủ càng vững mạnh hơn.

Quan-trọng là nước Mỹ có những tổ-chức xã-hội-dân-sự dựa trên lòng nhân-ái và sự đóng-góp của dân-chúng Mỹ, và nhờ vậy, nền dân-chủ của Mỹ phát-triển vững-vàng. Nhưng rất tiếc, có những quốc-gia khác cũng bắt-chước, lại chỉ dựa lên trên lòng nhân-ái và đóng-góp của những quốc-gia khác, không phải quốc-gia sở-tại, và nhất là dựa trên sự hảo-tâm của nước Mỹ, thì xã-hội-dân sự đó cũng là sự què-quặt, chưa thật-sự đóng-góp cho sự phát-triển dân-chủ của đất-nước.

7. Di Dân và Các Cộng Đồng Sắc Tộc - Trang Sức Trong Căn Nhà Dân Chủ Của Mỹ:

Theo lịch sử, Mỹ đen là những người từ Phi Châu bị người da trắng dùng bạo lực bắt đem về Mỹ làm nô lệ từ thế kỷ thứ 16. Sau khi nước Mỹ được độc lập, vấn đề người da đen trở thành phức tạp, phức tạp đến độ đã đưa đến cuộc Nội Chiến Nam và Bắc, và Tổng Thống Abraham Lincohn của Đảng Cộng Hòa đã phải hy sinh cho lý tưởng giải phóng nô lệ.

Xưa, khi nước Mỹ giành độc lập năm 1776, họ vẫn coi người da đen là một con vật cao hơn con khỉ nhưng không có linh hồn nên mới phải bị nô lệ. 

Khi Thomas Jefferson viết Tuyên Ngôn Độc Lập, Thomas Jefferson có nhiều nô lệ da đen và tỳ thiếp da đen, có ai bao giờ hỏi rằng Thomas Jefferson không thành thật khi coi người da đen không có linh hồn,  nghĩa là, chỉ là một con vật cao hơn súc vật?

Người Mỹ da đen biết chuyện này hay không? Họ biết và họ biết rất sâu xa những thâm cung bí sử của ông Thomas Jefferson. Ngay cả những tỳ thiếp da đen của Thomas Jefferson thì họ đều rõ mồn một.

Nhưng, họ đã nhập cuộc, họ khôn khéo dùng tất cả những bản văn của Thomas Jefferson để cắt nghĩa làm sao có lợi cho họ, họ đã biến sức mạnh của kẻ cai trị họ trở thành của họ. Tôi có những người bạn Mỹ gốc Phi Châu, họ cho tôi biết nếu không hiểu đại cuộc, chỉ nhìn vào cờ Mỹ, ngọn cờ ngay lúc đầu họ là nô lệ để phục dịch thì họ hận lắm. Nhưng họ vẫn chào cờ Mỹ, chào cách trang trọng, vì họ tin rằng chính họ đang là nhân tố thay đổi nước Mỹ, và họ đã biến lá cờ này thành công cụ tranh đấu nhân quyền cho họ. Từ đó, họ trở thành các chính khách ở mọi cấp bộ, và rồi, ngay chính tại Tòa Bạch Ốc, năm 2008, một Barack Obama người Mỹ da đen đã làm nên lịch sử trở thành Tổng Thống.

Lịch sử có thể tái diễn trên một mức độ cao hơn nhưng lịch sử không có ngưng đọng lại. Lịch sử không có dừng lại, ai cũng biết nếu sử dụng lịch sử cho trình độ cao hơn thì người đó hay tập thể đó đưa họ vào vị trí thuận lợi, còn không thì chỉ đứng bên lề lịch sử với lời than trách đầy tự kỷ.  Người Mỹ gốc da đen đã biết lợi dụng điểm này nên đã làm cái mà người Mỹ gọi là History in the Making.\

Đó là người Mỹ da đen, và họ đã thành một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu (indispensable) cho nên dân chủ Hoa Kỳ. Có người nói đó là "trang sức trong căn nhà dân chủ." Nói gì thì nói, người Mỹ gốc Phi Châu nay không còn như xưa, họ đã nhập cuộc, họ biến sức mạnh của người chủ đô hộ thành của họ, họ có lá phiếu, và họ là sức sống của nền dân chủ Hoa Ký.

Còn người bàn địa (aboriginee) và các sắc dân khác thì sao?

Người bản địa nhập cuộc hơi muộn màng. Thời gian đầu, họ vẫn cho rằng họ có đất và có dân, nên họ chống trả. Mãi cho đến giữa thế kỷ 20, nước cờ đã phân thắng bại. Họ bắt đầu chuyển thế cờ để nhập cuộc như người Mỹ gốc Phi Châu. Vì sự nhập cuộc này, mãi cho đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, họ mới có một số đặc quyền tự trị về kinh tế như mở sòng bài. Cứ mở sòng bài thì không sao chớ mà đòi tự trị thì chính phủ Mỹ dẹp tan ngay.

Các sắc dân di dân và thiểu số cũng chung số phận. Loay hoay trong cộng đồng của mình thì không mấy ai quan tâm, chớ dùng cộng đồng như một tổ chức chính trị hay một chính quyền lưu vong (có thực quyền) thì lập tức bị dẹp ngay.

Người ta gọi đó là trang sức cho nền dân chủ. Vui hay không vui, chấp nhận hay không chấp nhận, đó là một thực tế trong Căn Nhà Dân Chủ của Hoa Kỳ.

Lời Kết:  Nước Mỹ là nước thành công, là nước tiêu biểu cho Tự Do và Dân Chủ, hầu như quốc gia nào cũng muốn được thành công như nước Mỹ. Được sự thành công này, nước Mỹ tốn khoảng 90 năm mới lợp được mái nhà Lưỡng Đảng cho nền dân chủ, tốn cả gần 200 năm mới làm được vách nhà và các đồ trang sức.

Có nhiều quốc gia muốn đốt giai đoạn và muốn có đũa thần thành công như nước Mỹ qua một sớm một chiều. Khi tôi còn làm nghị viên Thành Phố Houston, tôi có tiếp xúc nhiều phái đoàn từ nhiều quốc gia, tôi gặp gỡ họ, và tôi trình bày: "Muốn thì ai cũng muốn, muốn trúng số, muốn làm triệu phú, muốn nhà cao cửa rộng, muốn xe đắt tiền, muốn vợ đẹp con khôn, nhưng phải coi lại túi tiền của mình kẻo không trở thành hoang tưởng. Ai cũng muốn quốc gia gốc của mình có một nền dân chủ và thành công như nước Mỹ. Muốn là một chuyện, thực tế là chuyện khác, hãy làm việc trong tầm tay, hãy làm việc trong khả năng, hãy làm hết mình, đừng để sự ước muốn không có kế hoạch khống chế mình thì đó chính là sự hoang tưởng, là giấc mơ không bao giờ trở thành hiện thực. Đừng bao giờ bước vào chỗ bán xe đòi mua xe Mercedes mới tinh mà trong túi của mình chỉ có $100, không có gì hơn, credit lại lủng, công ăn việc làm cũng không có, vì lúc đó bạn làm trò cười cho bạn. Bạn đừng để cho người ta khinh mình cho rằng mình là thằng điên. một tên ăn mày đòi cưới vợ giàu sang tột đỉnh."

Chúng ta thấy đa số các nước Âu Châu xây dựng nền dân chủ theo mô hình của Mỹ, họ đắp nền Tam Quyền Phân Lập rất chắc, cột chèo, mái, hoặc đồ trang sức thì họ có biến chế đôi chút tùy theo hoàn cảnh địa thế, văn hóa, và lịch sử của họ.

Nền tảng Tam Quyền Phân Lập ở nước Nga và Campuchia hậu Cộng Sản không vững nên chúng ta thấy những quốc gia này có đa đảng nhưng vẫn dễ dàng để cho Vladimir Putin hoặc Hun Sen ở Campuchia thao túng và khống chế. Đây là một hình thức độc tài núp dưới mái nhà dân chủ.

Con người có nhiều bộ phận, đầu, mình, tay chân, và ngũ tạng lục phủ. Một nền dân chủ cũng vậy, cũng chia ra nhiều phần, mỗi người tùy hoàn cảnh của mình mà đóng góp sao cho một nền dân chủ ngày càng vững mạnh không những ở quốc gia sở tại mà còn cho quê hương Việt Nam. Xin nhắc lại, mình có $100 mà đòi mua chiếc xe Mercedes mới tinh thì hãy cân nhắc lại, đừng để giấc mơ hay sự ước muốn (không hoặc chưa thực tế) của mình khống chế rồi phản ứng theo cảm tính của ước muốn vì như vậy sẽ làm hại hơn là làm lợi. Nếu thấy ai đó đóng góp xây dựng cho một nền dân chủ mà khác với mình, chưa chắc họ đã khác, mà vì họ ở vị trí khác, thí dụ, họ ở vị trí muốn đào đất trộn xi măng đổ nền, mà mình thì muốn ở vị trí lợp mái ngói ngay. Nếu quý vị muốn lợp mái ngói ngay, chưa đổ nền và có cột trụ, thì quý vị hãy kiên trì và hãy đi chuẩn bị mua đồ đạc lợp ngói, còn ai đó chuẩn bị đào đất đổ nền, chưa xong, quý vị đừng nôn nóng, không được gì mà  nhiều khi gây ra cãi vả triệt hạ người cùng chiến tuyến, chỉ kéo dài thêm thời gian./.

Houston, Texas, mùa Tạ Ơn năm 2014, ngày 23 tháng 11 năm 2014.

Hoàng Duy Hùng

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us