Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Thời Sự

Vietlist.us

--------o0o--------

Trung Cộng điên đầu về những cuộc bầu cử sắp tới tại Hongkong và Macau


Chân dung ‘người đàn bà thép’ Hongkong dám đối đầu với Trung Quốc

vietlist.us


“Thậm chí trong giấc mơ ngông cuồng nhất, tôi cũng không ngờ rằng, 17 năm sau khi được bàn giao, Hongkong lại bị như bây giờ”, bà Anson Chan bộc bạch.

Bà Anson Chan, từng là một nhân vật cấp cao trong chính quyền Hongkong , đã quay trở lại đòi quyền tự chủ "thoải mái" hơn cho hòn đảo này khi cho rằng Trung Quốc đang “nuốt lời hứa” với người dân nơi đây.

Tờ The Guardian (Anh) cho hay, Anson Chan thường được gọi là “Người đàn bà thép” của Hongkong. Bà Anson Chan từng là nhân vật cấp cao thứ hai của Hongkong dưới thời Anh cai trị. Và khi thuộc địa này được giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Bắc Kinh đã nhờ bà giúp sức để hoàn thành việc chuyển giao đó.

Mặc dù hiện không còn nắm giữ bất kì vị trí nào trong chính quyền, nhưng bà Chan, 74 tuổi, vẫn là một trong những nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất ở Hongkong và tiếp tục nổi lên trong bối cảnh cuộc chiến của người Hongkong với Trung Quốc để giành quyền tự chủ ngày càng căng thẳng.

Trung tâm của cuộc chiến này là yêu cầu Trung Quốc thực hiện lời hứa năm 1997 rằng sẽ cho phép Hongkong có được quyền tự chủ nhất định. Nhiều người Hongkong cho rằng Trung Quốc đã phá vỡ cam kết đó, đặc biệt là đối với tự do truyền thông và việc chọn người đứng đầu khu vực này. Họ cho rằng Bắc Kinh đang kiểm soát rất chặt chẽ người sẽ vào vị trí đó.

Trong bối cảnh trên, bà Chan đã đứng lên hỗ trợ các nhà hoạt động dân chủ. Bà còn kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chiến dịch đòi dân chủ của Hongkong. Trong các chuyến thăm gần đây tới Anh và Washington, bà Chan đã gặp các thành viên của quốc hội và Bộ Ngoại giao hai nước trên và cả Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Tại đây bà đã nhận được những tuyên bố ủng hộ cuộc chiến đòi dân chủ của Hongkong bất chấp việc đó khiến Bắc Kinh giận dữ.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà Chan đã tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế, đồng thời cho biết những đánh giá của bà đối với cuộc chiến đòi dân chủ của Hongkong và tầm nhìn của bà đối với tương lai của hòn đảo này. Sau đây là trích đoạn trong bài phóng vấn đó do The Guardian đăng tải:

H: Tương lai của Hongkong có khác so với những gì bà tưởng tượng vào năm 1997?

Đ:Tất nhiên, ngày đó, tất cả chúng tôi đều có chút e ngại bởi vì chúng tôi không biết chắc chắn chuyện gì sẽ xảy ra sau khi tiến hành bàn giao. Cá nhân tôi đã rất nỗ lực và dành nhiều thời gian cho Tuyên bố chung, giành sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và nói với mọi người Hongkong rằng: “Mọi việc sẽ tốt đẹp vì chúng ta có tất cả những lời hứa hẹn mà chúng ta cần".
Thậm chí trong giấc mơ ngông cuồng nhất, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ rằng, 17 năm sau khi việc bàn giao được tiến hành, Hongkong lại bị rơi vào trạng thái như bây giờ. Tôi cũng không lường trước được và đặc biệt thất vọng khi tất cả ba bên tham gia Tuyên bố chung và Luật Cơ bản (tương đương với một hiến pháp của Hong Kong) là Bắc Kinh, Anh, chính phủ Hongkong đều không thực hiện lời hứa của họ đối với người dân Hongkong".

H: Tại sao bà lại chủ yếu vận động để người Hongkong có nhiều tiếng nói hơn trong việc đề cử người sẽ tham gia tranh cử vị trí đứng đầu khu vực này mà không chỉ đơn giản là thực thi phổ thông đầu phiếu với nguyên tắc “một người, một phiếu bầu” như những người khác đề xuất?

Đ: Tổ chức của chúng tôi, Hongkong 2020, đã lắng nghe tất cả tiếng nói, đặc biệt là của các lực lượng ủng hộ Bắc Kinh tại Hongkong và của các quan chức Bắc Kinh, các văn phòng liên lạc. Một thông điệp rõ ràng của những người này là sẽ không chấp nhận những đề cử dân sự hay không cho phép cử tri tự đề cử ứng viên, bởi vì họ cho rằng đây là một hành vi vi phạm Luật cơ bản.
Chúng tôi đã dành một năm để xem xét, lắng nghe ý kiến của người dân và chúng tôi đã đưa ra một bộ các đề xuất hoàn toàn phù hợp với Luật cơ bản, trong đó, thay vì yêu cầu đề cử dân sự, chúng tôi chỉ muốn có đại diện trong ủy ban đề cử (một ủy ban được cho là bị Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ).

Nhưng chính phủ đã làm gì? Mặc dù chính phủ luôn nói với chúng tôi rằng luôn có chỗ cho đàm phán, chúng ta hãy ngồi xuống và nói chuyện nghiêm túc. Nhưng tất cả các đề nghị thỏa hiệp, không chỉ của chúng tôi mà còn của các tổ chức khác đều bị chính phủ bỏ qua. Vậy đâu là sự chân thành? Cam kết hướng tới một sự thỏa hiệp nằm ở đâu?

Chúng ta đều biết chính phủ Hongkong đang chờ chỉ đạo từ phía Bắc Kinh, dự kiến sẽ được đưa ra vào tháng Tám tới.

H: Tại sao cộng đồng quốc tế nên quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Hongkong?

Đ: Cộng đồng quốc tế cần quan tâm tới Hongkong để bảo vệ lợi ích riêng của họ. Họ có đầu tư ở đây, họ có công dân sống ở đây, họ có nhiều thỏa thuận song phương với Hongkong, từ hợp tác trong các hoạt động thực thi pháp luật, ngăn chặn nạn buôn người, ma túy tới bảo vệ tài sản trí tuệ. Tất cả những thỏa thuận này đều được ký kết trên cơ sở của chế độ ở Hong Kong, khác biệt hoàn toàn so với Trung Quốc đại lục.

Nếu hai chế độ mất đi, chắc chắn Hongkong sẽ không còn vị thế để tôn trọng các nghĩa vụ hiệp ước đó nữa.

H: Nếu có cơ hội, bà có hy vọng trở thành trưởng đặc khu kinh tế Hongkong hay không?

Đ: Có hai lý do tôi không muốn làm như vậy: Một là, tôi sẽ không được Trung Quốc chấp nhận; hai là, công việc này cần một người trẻ tuổi hơn. Tôi đã 74 tuổi rồi.

Tôi sẽ tiếp tục làm những gì có thể để khuyến khích mọi người nói lên tiếng nói của mình vì điều đó rất quan trọng. Tôi không thể đảm bảo rằng nếu chúng tôi lên tiếng và bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi, chúng tôi chắc chắn sẽ thành công. Nhưng nếu chúng tôi im lặng và không làm gì cả, chắc chắn chúng tôi sẽ thua cuộc”.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Hồng Kông trước thời khắc quyết định, có thể xảy ra biểu tình lớn

vietlist.us


Người biểu tình ở Hồng Kông, tháng 7/2014

Trung Quốc dự kiến có kết luận cuối cùng về cải cách bầu cử ở Hồng Kông vào ngày 31-8.
Theo thông cáo hồi tuần trước, từ ngày 25 đến 31-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc họp để xem xét báo cáo của đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh, từ đó quyết định có cần đổi cách bầu cử vị trí ông đang đảm nhiệm hay không.

Tranh cãi về cách thức bầu

Đây là chủ đề gây nhiều căng thẳng ở hòn đảo là cựu thuộc địa của Anh và được quản lý theo nguyên tắc “một nhà nước, hai chế độ” kể từ khi trở về với Trung Quốc.

Ông Lương được bầu thông qua một ủy ban 1.200 thành viên vào năm 2012. Năm 2017, tất cả người dân Hồng Kông có thể được bỏ phiếu để chọn vị trí trên. Theo đài BBC, tranh cãi hiện tại xoáy vào việc liệu Bắc Kinh có đòi hỏi các ứng viên phải được trên 50% thành viên của một ủy ban đề cử thông qua trước hay không. Nhiều người cho rằng ủy ban này sẽ gồm các doanh nhân, cá nhân thân Bắc Kinh, có nghĩa là đại lục có quyền phủ quyết những ứng viên không “vừa mắt”.

Quyết định cuối cùng dự kiến được đưa ra vào ngày 31-8. Phong trào “Chiếm lĩnh trung tâm” tuyên bố sẽ biểu tình ngồi với sự tham gia của 10.000 người tại trung tâm tài chính của Hồng Kông trong trường hợp quyết định của Bắc Kinh không hợp lý.

Đe dọa biểu tình

Ông Đới Diệu Đình, giáo sư luật thuộc Trường ĐH Hồng Kông và là một trong những người khởi xướng phong trào trên, nói cứng rằng họ sẵn sàng đón nhận hơi cay và vòi rồng của cảnh sát. Trang tin Bloomberg dẫn nhận định của ông Đới cho rằng khoảng 28.500 cảnh sát Hồng Kông không dễ dàng giải tán 10.000 người biểu tình nếu không dùng bạo lực. Trong khi đó, giới chức Hồng Kông lo ngại biểu tình có thể biến thành bạo lực và hủy hoại danh xưng trung tâm tài chính toàn cầu của đặc khu.

Hồi tháng 6, gần 800.000 người đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức do “Chiếm lĩnh trung tâm” tổ chức để góp ý về cách thức bầu người đứng đầu Hồng Kông. Đầu tháng 7, cuộc tuần hành hằng năm vì dân chủ thu hút hàng chục ngàn người tham gia. Tuy nhiên, gần đây, tỉ lệ người phản đối phong trào này đã gia tăng. Hồi đầu tháng 8, Hiệp hội Nghiên cứu Hồng Kông (RAHK) khảo sát qua điện thoại 1.103 người dân từ 18 tuổi trở lên cho thấy 68% không ủng hộ hoạt động “chiếm lĩnh trung tâm Hồng Kông”, tăng 5% so với cuộc khảo sát gần nhất hồi tháng 7-2014. Cùng thời điểm, hơn 1 triệu người Hồng Kông ký tên phản đối phong trào “Chiếm lĩnh trung tâm”.

Macau nối gót

Tại Macau, cuối tuần qua, các nhà hoạt động dân chủ cũng tổ chức trưng cầu ý kiến về việc bầu chọn người đứng đầu và sẽ kết thúc vào ngày 31-8. Hiện tại, lãnh đạo Macau do một hội đồng 400 người lựa chọn.

Theo AP, trong ngày 24-8, người dân địa phương có thể đến 5 điểm bỏ phiếu do tình nguyện viên thành lập để cho biết ý kiến: họ muốn bầu trực tiếp lãnh đạo Macau vào đầu năm 2019 hay vẫn còn niềm tin vào lãnh đạo Fernando Chui đương nhiệm. Tuy nhiên, 1 điểm bỏ phiếu bị đóng cửa khi cảnh sát giải tán các nhà hoạt động. Cùng ngày, cảnh sát bắt 5 người vì tham gia cuộc trưng cầu bị Bắc Kinh cho là bất hợp pháp. Một trong những người tổ chức, ông Jason Chao, cho biết cảnh sát đã tịch thu các thiết bị điện tử dùng để bỏ phiếu trên mạng.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Macau học Hồng Kông "thăm dò dân chủ" khiến Bắc Kinh nóng mặt

vietlist.us


Đường phố Macau.

Các nhà hoạt động tại "thủ đô casino" của Trung Quốc - Macau hôm Chủ Nhật (24/8) đã tiến hành một cuộc thăm dò không chính thức nhằm đánh giá sự hỗ trợ cho cải cách dân chủ.

Theo hãng tin AP, việc này được lấy cảm hứng từ một cuộc bỏ phiếu tương tự tại Hồng Kông trước đó. Tuy nhiên, phía Bắc Kinh đã lên tiếng tố cáo đó chỉ là "trò hề" và bất hợp pháp.

Từng là thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, gần với Hồng Kông, Macau là một khu vực bán tự trị của Trung Quốc với một nhà lãnh đạo được chọn từ một ủy ban thân thiện với Bắc Kinh và tầng lớp thượng lưu.

Ủy ban 400 thành viên được cho là sẽ tiếp tục bầu cho lãnh đạo hiện tại Fernando Chui thêm một nhiệm kỳ năm năm vào ngày 31/8 tới đây, cùng ngày mà các nhà tổ cuộc trưng cầu dân ý có kế hoạch công bố kết quả thăm dò ý kiến.

Macau là nơi duy nhất thuộc Trung Quốc có các sòng bài hợp pháp. Doanh thu từ cờ bạc mỗi năm lên đến 45 tỷ USD, làm lung lay cả thiên đường cờ bạc ở Las Vegas. Tuy nhiên, căng thẳng xã hội đã phát triển khi sự bùng nổ casino trong nhiều thập kỷ kéo dài đã lan truyền sự bất bình đẳng, căng thẳng nguồn lực và thổi phồng giá nhà đất ở thành phố có khoảng 600.000 dân này.
Trong tháng Năm, 20.000 người đã xuống đường biểu tình chống một dự luật về các khoản phúc lợi hưu trí xa hoa cho các quan chức hàng đầu, buộc chính phủ phải loại bỏ nó.

Ba nhóm tổ chức trưng cầu dân ý không chính thức, Lương tâm Macau, Động lực Thanh niên Macau và Xã hội mở mộng Macau, đã để lãnh đạo của mình học tập các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông. Đó là những người đã tổ chức một cuộc thăm dò tương tự vào tháng Sáu và thu hút gần 800.000 phiếu và chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với Bắc Kinh trong cải cách dân chủ.

Dân cư Macau có thể bỏ phiếu trực tuyến từ ngày 24 - 30 tháng Tám. Vào ngày Chủ Nhật họ cũng có thể đi đến năm điểm bỏ phiếu do các tình nguyện viên thành lập, để có tiếng nói của họ trên cả hai phía: Họ muốn lãnh đạo Macau được bầu trực tiếp vào đầu năm 2019, hay họ vẫn còn niềm tin vào lãnh đạo Chui đương nhiệm.

Hồng Kông trở về dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh vào năm 1997, và Macau cũng vậy hai năm sau đó. Cả hai đều có quyền kiểm soát công việc của mình theo nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống". Nhưng không giống như Hồng Kông, không có điều khoản nào trong hiến pháp Macau cho phép tìm đến một nền dân chủ đầy đủ cuối cùng.

Email from Readers

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us