Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Thời Sự

HoChiMinh

--------o0o--------

Al Hoàng gỏi trả lời "fan" từ Âu Châu là anh Vân Long

Thân gởi cháu Văn Long:

Chú Hùng rất vui khi nhận được email này của cháu. Chú nói chuyện với cháu qua điện thoại 2 lần, giọng cháu tiếng Việt lơ lớ, nhưng không ngờ cháu viết tiếng Việt rất giỏi, lại còn viết mấy bài bình luận sâu sắc. Đúng là cháu có năng khiếu về cách mạng lẫn chính trị. Đọc mấy bài đó, chú thấy quan điểm rất giống chú.

Đúng vậy, thế hệ chú và thế hệ cháu phải thay đổi phương sách đấu tranh để có hiệu quả hơn. Chúng ta không thể đầu hàng bất kỳ cản trở vật nào, không thể đầu hàng CS là điều đương nhiên, nhưng không thể đầu hàng sự yếu kém của Lực Lượng Dân Chủ, không thể đầu hàng sự bất tương xứng lực lượng. Chú cháu mình quyết tâm đấu tranh theo phương sách mới để cho dân Việt sớm có Dân Chủ, sớm có Đa Đảng, sớm có Tự Do thật sự.

Chú gởi lại cháu quyển Cách Mạng Trắng (pdf và word) để cháu đọc và biết kỹ hơn nữa con đường đấu tranh của chú.

Chú thắc mắc làm sao cháu biết chú rất "đậm" như vậy. Hay là cha mẹ cháu là người quen của chú ở Munchen hoặc ở bên Đức?

Chú rất cám ơn Văn Long đã gọi điện thoại và email cho chú. Cám ơn Văn Long đã động viên tinh thần cho chú. Cám ơn Văn Long đã khen chú.

Chú chúc Văn Long sức khỏe, nhiều hồng phúc, và Tâm Trong Sáng để đấu tranh cho quê Mẹ Việt Nam sớm có Đa đảng, Dân Chủ và tự Do.

Có gì cháu cứ liên lạc với chú.

Chú bcc cho một vài thân hữu bài email của cháu và bài trả lời của chú để các thân hữu thấy rằng thế hệ trẻ lớn lên ở hải ngoại vẫn còn có nhiều người nhiệt tâm yêu nước giống như Văn Long vậy. Chú rất hãnh diện về cháu.

Chú Hùng



+++++++++++++++++++++

from: "Dragon Van Long"

Kính thưa chú Hoàng Duy Hùng,
Mấy ngày trước cháu có điện thoại cho chú rồi...
Cháu tên Long và cháu đã sinh ra và lớn lên ở Âu Châu!
Cháu rất quan tâm với tình hình VN và cũng theo dõi chính trị rất nhiều!
Long rất ngưỡng mộ chú bởi vì chú tuy còn trẻ nhưng chú đã làm được nhiều chuyện tốt cho dân tộc VN!
Theo danh từ Mỹ thì Long có thể xác nhận rằng mình là một người FAN của chú!

Đối với cháu, theo mình nghĩ: chú đã lựa chọn một con đường đứng đắn!
Chú là một người trí thức! Qua nhiều năm kinh nghiệm chú đã hiểu được vấn đề như thế nào và cái cách để giải quyết!
Chú là một trong những người đầu tiên đã vạch mặt được bè lũ bịp bợm của Nguyễn Hữu Chánh và dám công khai nói lên sự thật về cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh!
Chú là một trong những người đầu tiên đã về vn để đấu tranh, bị CS bất v.v. v.v.
Theo cháu thì ở hải ngoại này chưa có ai anh hùng, trình độ cao, tài năng, dám hy sinh và có lòng yêu nước bằng chú... chú là number 1!
Chẳng những với VN, mà chú đã thuyết phục được luôn cả người Mỹ và đã thành công trên chính trị Mỹ!

Chú đừng lo và đừng nghe mấy "ông già" ganh tỵ chống cộng cực đoan...10 năm nữa họ cũng xong thôi...và bây giờ cũng có một số đông tuổi trẻ VN đang ủng hộ chú!

Chú yên tâm nhé! Chú đừng có buồn và đừng để ý mấy ông nội "tào lao" đó...họ chỉ "ăn mày" quá khứ bởi vì bây giờ họ chẳng là gì...hồi xưa trước 1975 họ có chức vụ lớn hoặc họ là "ông này bà nọ" dưới chính quyền VNCH, nhưng giờ thì họ là những "ông già về hưu", nói tiếng ngoại ngữ dở ẹc và họ không thuyết phục được người ngoại quốc và cũng chẳng thuyết phục được giới trẻ, vì vậy họ muốn chỉ huy và ép người ta phải làm theo họ!

Cháu hiểu quan điểm của chú, cháu đã xa quê hương từ lâu rồi, nhưng cháu rất tốt và hiền lành và thích chú Hoàng Duy Hùng! Bởi vì những người như chú không bao giờ mang những tư tưởng cực đoan và đầy hận thù như Ngô Kỷ chẳng hạn!

Những người con xa quê hương nếu có cảm thấy muốn quê hương dất nước giàu mạnh , tại sao kg cùng nhau góp thêm kiến thức và tinh thần để dất nước càng ngày trở nên giàu và đoàn kết?

nào h cháu cứ ngờ người việt kiều hay kiều bào đều xa quê hương và sẽ trở về VN để sum họp với gia đình đã rời đi chứ cháu đâu ngờ có hố sâu ngăn cách như vậy...giống như hai chiến tuyến vậy.

Đối với cháu giới trẻ VN ở hải ngoại hãy về vn và thực tế như vậy mới tai nghe và mắt thấy, kg nên tin những gì tử xa mang lại nó mơ hồ và phản lại thực tế ,.Nếu chưa chính bản thân chứng kiến thì đừng bao h tin.

Người Mỹ và người Tây Phương cũng rất thực tế và họ có hiếu với cha mẹ! Vì ngạn ngữ kiến thức tây phương đã học ra được một kinh nghiệm rằng: "I won't abandon my family or backstab my friends only because of stupid political ideologies....Together we stand, divided we fall"
không phải như người việt nam mình luôn luôn chiến tranh, đấm đá lẫn nhau và nồi da xáo thịt!

Ở đâu cũng có người tốt và người xấu, không riêng gì ở VN! Đâu phải ở VN 90 triệu người dân đều là CS hết đâu..

Nước VN là đất nước của chúng ta, đâu phải nước của cs đâu! Cháu cũng không thích cs! nhưng chúng ta không thể bỏ rơi các bạn bè thân và những người mà chúng ta quý mến chỉ vì những chủ nghĩa ý thức hệ chính trị ngu ngốc.

Tội gì mà mình không về để gặp lại gia đình và bạn bè? Cháu nghĩ rằng giới trẻ hãy về giống như chú, dù một lần... vì kg như mình nghĩ đâu! Ở đâu cũng ấm áp yêu thương tại nhiều người sau này chưa về lại nên nói vậy chứ họ lên internet thì toàn gặp người gây nhau chứ người VN hiền hòa nhân hậu luôn rộng mở vòng tay và iu thương rất mực.

Ái quốc là sự biểu hiện tính tích cực và thái độ ủng hộ “quê cha đất mẹ”, lòng ái quốc là khái niệm tư tưởng mỗi cá nhân biết chấp nhận “Nợ nước”. Cái nợ nước ở đây không mang tính cách hy sinh cho chế độ hay đảng phái mà là hy sinh vì phúc lợi tương lai của dân tộc.

Yêu nước không có nghĩa là yêu sông núi, cỏ cây, cảnh vẽ, mà chính là nằm ở chổ “cái con người”. Vì yêu con người nên mới có yêu mảnh đất đó nên mới có câu;

Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Và cái ao nhà đóng nó phải in bao cái tình điệu của con người dân tộc nên dù “đục” con người vẫn chấp nhận nó và bảo vệ “cái ao”, và cái ao đây chính là đồng bao dân tộc...

Nghĩa là giữa đồng bào dân tộc Việt-Nam, không bao giờ có hận thù nên không đặt hòa giải hòa hợp làm vấn đề... mà chỉ tha thiết muốn có một đời sống tự do dân chủ công bằng tiến bộ. Tự nhiên nó sẽ có tất cả.

Những người việt kiều họ luôn luôn làm cho mình nhục nhã đối với người Mỹ và Tây Phương!!! Họ luôn luôn trở về VN để ăn chơi và chơi gái đã đời (làm tình dục với những cô bé tuổi thơ 13-14)!
Đúng là đồ tàn nhẫn vô đạo đức và vô liêm sĩ! đã vậy rồi còn dám đi chụp mũ người yêu nước, chống phá cộng đồng v.v.

Bọn CS cũng thích lợi dụng cái đám này để bôi nhọ người quốc gia và tuyên truyền với dân trong nước rằng: "bọn phản động cờ vàng ở hải ngoại đều là người xấu, ăn phân của Chính Phủ Mỹ, gây hận thù, chia rẽ dân tộc, về VN làm giọng "ta đây việt kiều", rất mất dạy...chuyên môn đi dụ dỗ và lường gạt các cô gái trẻ và đứa con nít bằng tiền Dôlla"

Dĩ nhiên nếu những người như chú Hoàng Duy Hùng trở về quê hương thì đâu có vấn đề này đâu!
Rất tiếc là có những con sâu làm rầu nồi canh :((

Cháu cũng rất buồn vì người việt ở hải ngoại chưa hiểu chú và chưa thấy cái việc làm lớn lao mà chú đang làm để đoàn kết lại dân tộc!

Long hạp với đường lối tranh đấu của chú và mình nghĩ con đường của chú là đường duy nhất cho tương lai của nước VN!

Long có thấy những videoclip của chú trên youtube, cháu rất thích và nghe chú nói cũng rất có lý!
Để cháu chia sẽ ý kiến của mình về vụ "năng cao dân trí" và "tự do ngon luận". Dưới đây có vài bài viết!

Nếu có gì thì giờ đọc thì cháu xin chú hướng mình và góp ý kiến !

Cảm ơn chú rất nhiều,

Trân trọng

Long

+++++++++++++++++++

Nói đến danh từ Dân chủ tự do, trong mỗi cá nhân đều luôn hiểu, đó là cái sự bảo đảm những quyền cơ bản cho toàn dân; đó là quyền giám sát, chỉ trích, đặt ngược câu hỏi khi thấy cần minh bạch một quan điểm và quyền phế truất tổ chức hay quyền lực ở mọi cấp. Vì khi có sự khác biệt, trao đổi phê bình chỉ ra cái sai và trích cái đúng thì xã hội mới có sự đào thải sai trái để hầu tìm đáp số chung đúng nhất để xây dựng xã hội.

Tuy nhiên đối với VN chúng ta, dù ngoài đời hay trên Thế Giới Mạng Ảo, vẫn còn một số dù sống hay du học tại xứ dân chủ, nhưng đã vì cái tính bán khai “Độc Quyền đấu tranh” “sư nô lệ tư tưởng vào một chủ nghĩa” của cá nhân/ hội đoàn, để rồi ngăn cản CẤM những tiếng nói khác thắc mắc về những quan điểm của họ.

Voltaire, với một câu nói “Tôi không ưa gì những điều bạn nói. Nhưng đứa nào mà bịt miệng bạn, thì tôi sẽ sống chết với chúng nó để bảo vệ cái quyền được ăn nói những điều (đáng ghét) của bạn”. Mang một ý nghĩa, mọi người có quyền suy tư và nêu ý, nghĩ đưọc cái gì thì phát nói cái đó, tranh luận ngay, chẳng cần thiết đúng hay sai. Cứ tranh luận hay thảo luận trước đã...rồi thiên hạ người ta nghe người ta tất biết nó trắng đen ra sao. Có như vậy từ cái sự tranh luận, thiên hạ sẽ dựa trên cái hay nhất để yểm trợ, hay ít ra từ mỗi cá nhân điều ý thức được cái gì đó cho mình.

Những xã hội dân chủ, tự do ngôn luận, không có cái gì mà họ không nói tới, không bàn tới. Nói thẳng không quanh co. Thánh nhân, gíáo chủ, quốc trưởng v.v cứ thế mà vạch thẳng mặt, nói thẳng lời. Không ai chửi báo chí của họ là “vạch áo cho người xem lưng” hay phản loạn. Việc họ công khai hóa những sai lầm nhơ bẩn của dân tộc họ, đất nước họ, chính quyền họ, (Kỳ thị, đàn áp, hối lộ, v.v) nó tự nhiên, và cũng chỉ là một buổi nói chuyện.

Nhất là báo chí, luôn luôn có ít nhất hai loại bài đối nghịch. Và lá thư độc giả cũng một cách trình bày rất nhiều ý kiến tương phản. Người viết bình luận, ý kiến, quang minh, thẳng thắn! Vì họ tạo ra được cái ý thức môi trường như thế, mỗi cá nhân ý thức, thực thi và thể hiện cái “quyền” của họ là nói cùng bổn phận và phê phán “vì đó là đúng” hơn là theo “tiêu chuẩn phe ta”, nên xã hội người họ hiên ngang và chẳng có ai là “làm cha” của xã hội. Lãnh tụ chính trị, tôn giáo, văn học, cũng cứ bình đẳng, không ai sợ ai cả! cái họ sợ là thiếu đì cái lý và cái quyền được nói, vì cái quyền được nói và cái bổn phận nói đối diện những sai trái và bất công, chính là những cái giúp họ có thể điều chỉnh và ngăn chặn những tệ đoan và bất công trong xã hội.

Đấy là xã hội tự do. Còn bên Á châu một số nước nói chung và VN nói riêng, ngay như trong sinh hoạt bình thường nơi hải ngoại, các diễn đàn internet chat như PalTalk, thì người người quen cái nếp “nhã nhặn”. Những lập luận thường được nghe như “Tránh voi không xấu mặt nào”. Kính trên và nhường nhịn với các ông “đại gia” trong cộng đồng. Còn đối vói chung quanh, thì một câu nhịn chín câu lành. Dĩ hòa vi quí. Và cứ thế mà cúi đầu, không ai quan sự việc xảy ra có đúng hay sai, có hợp lý công bằng hay không? tất cả “lặng thing” cười nhẹ nhàng cho êm cửa êm nhà. Người cùng phe cùng Đảng cùng Hội cùng Thuyền thì “cứ đóng cửa bảo nhau, đừng vạch áo cho người xem lưng” theo cái kiểu “đảng sai đảng sửa” đừng nói chi nhiều…quê lắm!!!. Và cứ thế từ cung cách cư xử giữa cá nhân với cá nhân, đến cá nhân với tập thể, với đất nước. Thật là một xã hội “thiên đường” anh phận, NHỊN ĐỂ ĐƯỢC YÊN!!! dần dà đi đến cái “nô lệ, nhịn, nhục và nhục, rồi đến nhục”. Thấy bất công vô lý nhưng không nói, không muốn nói và không dám nói. Bị đạp vào mặt, bị lừa gạt một cách trắng trợn, thì cứ im để “vẽ lấy đẹp đoàn kết”, hơn là phản kháng... “nhìn không đẹp”.

Trong nước đã thế! Ngoài này cũng không khác gì. Viết ra một điều gì cứ sợ người này sẽ nói thế này, người kia sẽ nói thế nọ. Hội này nó sẽ phiền lòng, Đảng kia sẽ buồn tâm, nhiều lúc nói lên hay thắc mắc về những chính sách và những hành xử trong lòng sinh hoạt Hải ngoại thì cứ sợ bị chụp mũ bằng những tội danh mơ hồ phi lý luận như “việt cộng, việt gian đánh phá Cộng đồng” vì nó dám vạch ra cái sai của “phe ta”, và cứ thế kẻ “ngông thì cứ bịp dân” và dân thì cứ “nhịn để êm” chứ không mấy ai trực diện điều chỉnh vấn đề vấn đề theo cái lẽ công bằng bình đẳng. Mặc dù đa số vẫn cứ lên án CS, kêu gọi hãy trả sự thật, nhưng chỉ là “sự thật” đối với và dành cho kẻ thù (CS). Còn những sai trái của “chúng mình” thì OK! lờ được cứ lờ. CS cũng thế, lên án hải ngoại, lên án thành phần dân chủ, nhưng “sự thật” về ĐCS, phải theo lề bên phải của Đảng CS.

Bao che được tí nào hay tí ấy. Nếu rõ ràng quá thì cười trừ, dù sao nó cũng là đồng chí! Bên Hải Ngoại thì “thôi dành hơi chửi VC”, còn cái SAI TRÁI (phe ta) thì cứ cho qua vì là… “chiến hữu”...Lúc này chưa nên nói chuyện ấy,. .v.v Và cứ với luận điệu đó, sự can đảm đối diện với sự thật ngay trong sinh hoạt hằng ngày theo dân chủ tính, cả hai Quốc Nội và Hải Ngoại không mấy ai thực thi “với phe ta”, và rồi ai nấy “im lặng”, lừa mình, gạt người, và nuôi tính nô lệ làm gương cho thế hệ sau.

Tại Việt-Nam ai móc hay phê bình Đảng CS là bị tù hay bị thủ thiêu cũng như phe nhóm cầm quyền tránh né trách nhiệm “bổn phận của tiếng nói” bằng cách “bóng chuyền”, như vụ án dân oan, Trung Ương “đá về Tỉnh”, Ủy Ban Tỉnh đá xuốn Huyện, và rồi Huyện đá lên thành phố v.v với những lý do“nó xử ní, tớ không dính líu”... còn xã hội thì không quan tâm, vẫn cứ nhịn để được chín câu lành, không giúp, dù một tiếng nói ...để đánh bóng cho cái hình ảnh “đoàn kết thiên đường XHCN”.

Tại Hải Ngoại ai lên tiếng thay thắc mắc về những “giai tầng lãnh tụ” Hội Đoàn, Phe Phái thì lập tức bị chụp VC hay Việt Gian, hay nếu sự kiện quá rõ không thể chụp, thì ai nấy đá tới đá lui … “là nó không liên quan đến tớ…tớ không nói, không ý kiến”….và rồi à ơ dí dầu….đấm bùn sang ao, dù rằng biết nó vô lý.

Những tư tưởng đó, trở thành quán tính, luật, chân lý, nguyên tắc v.v trong những sinh hoạt của người VN. Hiện tượng này khiến cho một số ngưòi hữu tâm dẫu nghĩ ra được chín chắn, quyền lợi đất nước, cũng không còn dám cất tiếng nói thẳng thắn được nữa. Can đảm lắm thì tìm cách nói lượn vòng vòng..y chang như đang sống trong chế độ CSVN vậy. Tất cả dồn hết sức, miệt mài, hung hăng bảo vệ hư cấu “của phe nhóm” của một cá nhân...chứ không chú hết tâm sức vì tiền đồ, lợi ích thực chất DÂN CHỦ THẬT SỰ cho đất nưóc dân tộc.

Tất cả khó khăn của đấu tranh hôm này, là ở não trạng tư duy của mỗi chúng ta. Ngôn luận là quyền nói và bổn phận lắng nghe và lên tiếng trước những bất công, vô lý dù nhiều khi sự kiện không liên quan đến ta.

Do đó, càng cần phải thực thi cái dân chủ tính trước khi mở miệng hoặc khoác áo dân chủ trước dư luận, nếu như mệnh danh đấu tranh tranh chủ, nhưng không biết dùng cái lý để phản biện bảo vệ quan điểm ngược lại hành xử theo cái tính bán khai dân chủ của CSVN là cái “dân chủ theo quy định phe ta”, thuận ta là dân chủ khác ta là phá hoại …. bất cần phán xét theo cái lý và bằng chứng … thì đó đúng hơn là hành xử của thành phần ngụy quân tử chính trị thời cơ, treo đầu dê mà bán thịt chó một cách khinh thường sự nhận định của dư luận, chứ không phải là dân chủ tính.

Nếu không làm được những căn bản “quyền và bổn phận” của dân chủ tính, thì chẳng còn giá trị gì. Hay đúng hơn còn tệ hơn cả tờ báo chí ĐCS. Khoá miệng người ta để chỉ còn có mình nói, và những người nói như mình. Vì ít gì cũng còn có cái cớ tại Đảng nó bắt thế!

"Khi bất đắc dĩ phải sống trong những hoàn cảnh có những luật lệ ràng buộc mình một cách bất công, phi lý thì cá nhân hay tổ chức nào muốn được tự do thực sự tất không được cúi đầu tuân thủ để mình trở thành hợp pháp hầu cá nhân hay tổ chức ấy khỏi tự thắt cổ mình; trái lại mỗi cá nhân hay mỗi tập thể phải khéo léo, khôn ngoan, can đảm, và vui lòng trở thành bất hợp pháp, tự gạt các luật lệ bất công phi lý ấy ra khỏi các sinh hoạt của mình, thì cá nhân hay tổ chức ấy mới được tự do thật sự. Và đặc biệt trong lãnh vực Tôn giáo, việc trở thành bất hợp pháp như thế là điều có thể thực hiện được trong tầm tay, chỉ cần với một chút dũng lực mà thôi."

Tiếng nói ngôn luận dân chủ, chính là cái món ăn tinh thần của mỗi cá nhân trong mỗi xã hội. Khi chính mỗi cá nhân chúng ta ý thức được cái giá trị dân chủ, biết thể hiện cái quyền và bổn phận, cùng nhau cổ xúy người khác quan tâm và nói, thì những sự bất công, tệ nạn luôn sẽ bị dìm xuống mức khả quan không gây hại đến xã hội tạo ảnh hưởng xấu, cái để kiểm soát không ai bằng người đối lập và những tiếng nói dư luận, vốn dĩ thiên hạ có thể gạt người nhưng thiên hạ không thích bị gạt, vì thể dân chủ chính là cán cân công lý để phân định sự thanh lọc lựa chọn của dân chủ tính qua sự bình luận minh bạch tối thiểu.

Dân và nước VN đã bị Chế Độ CSVN lừa gạt hơn 60 miền Bắc, hơn 30 năm miền Nam, nên mặt trận hôm nay là người VN chân chính, thì không chỉ chống CSVN mà còn luôn “cảnh giác” với những “âm mưu về với XHCN” dưới chiêu bài “dân chủ” mà lại có những hành động trái ngược với “tinh thần dân chủ” làm lợi cho CS.

Vì có ích gì khi kể lại những tội ác trong quá khứ mà không đủ can đảm thực thi dân chủ tính nhìn vào những sự thiếu minh bạch đang diễn ra ở hiện tại ngay trong sinh hoạt dân chủ? Nếu mỗi cá nhân không vượt qua được những bức tường lòng của chính mình, không xếp lại được những định kiến tự tâm mình, và mỗi người - hay nhóm người - đều nhất định bảo thủ trong “phe ta” của riêng mình thì chúng ta thì khó mà qua khỏi đuợc cơn quốc nạn này. Vấn đề không phải là XHCN có “ban trả lại Tự Do hay không?” mà là con người có dám thực thi dân chủ tính đem sự thật thúc đẩy dân trí thực thi trong cái tự do tư tưởng KHÔNG vùng cấm địa. Để nói, Hãy nói và nói như việc mình Để Nói





Dân chủ, không phải chỉ là nằm ở câu nói, bài viết hay có những cơ chế văn minh hiện đại hay hiến pháp. Mà nó nằm ngay chính cái tư duy não trạng của quần chúng có hay không có ý thức về giá trị của bản thân và cái quyền vốn có của họ.
Phong trào đấu tranh hôm nay, nói đi nói lại thì cũng là vấn đề làm sao dân chủ hoá thay đổi cơ chế độc tài hiện tại trong xã hội VN. Sự thay đồi này phải nằm ngay trong não trạng tư duy quần chúng VN, đó là dân trí. Đa số ai cũng “biết” đến danh từ dân chủ, là một thể chế dân làm chủ, nhưng tại VN cũng là đa số chưa mất ai “ý thức và hiểu”cái làm chủ như thế nào và làm sao thể hiện quyền làm chủ đó. Và vấn đề then chốt là nằm ở não trạng dân trí của một dân tộc.

Khi nói đến dân trí đây không phải nói về cái học thức bằng cấp chuyên môn, hay sự hiểu biết về hiện đại hoá (modernization) như computer, xe hơi hoặc internet. Mà thực chất nó nằm ở cái văn minh hoá (civilization), cái ý thức tương quan giữa người và người, định được giá trị nhân bản, đĩnh được ai làm chủ trong một xã hội, hầu can đảm và thực thi thể hiện cái dân quyền của mỗi cá nhân, dù cho nhiều khi nạn nhân trực tiếp không phải là mình. Vì thế cái Dân chủ tự do bình đẳng, nó phải nằm ở trong đầu, trong não, nhập tâm và thể hiện, biểu tiết ra trong cách hành xử; thấy được ở cốt cách thần khí của mỗi một con ngưòi, mỗi công dân và tạo nên nét chung của xã hội, dân tộc.

Nhiều người cho rằng dân trí VN rất cao, nhưng bị CSVN lừa gạt hơn 38 năm, nhưng thưa nếu rất cao thì CSVN cướp đã không làm quan, nếu như cao thì đã không có những nổi sợ với AK hay nhà Tù, vì thực tế mà nói nếu như người dân hiểu được giá trị dân chủ là dân quyền làm chủ, thì kẻ làm chủ đã không cần sợ thằng đầy tớ. Nên khi còn những lý do tại vì, tại bị thế này thế kia ...thì đó chĩ là những lý do trong ngàn lý do để im lặng, chứ không phải là dân trí cao.

Như cố TT Thomas Jefferson từng tuyên bố “khi dân sợ Nhà Nước đó là độc tài, còn như Nhà Nước sợ dân đó là tự do”... nghĩa là khi dân trí cao, họ định được dân làm chủ, và họ can đảm thể hiện cái quyền làm chủ của họ thì chính thể chế Nhà Nước phải sợ họ, như văn hào George Orwell đã nhận định:

“Nếu số đông ngưòi ta tin tưởng vào tự do ngôn luận, thì sẽ có tự do ngôn luận ngay cả khi luật pháp ngăn cấm ngôn luận. Nhưng nếu dư luận công chúng ù lì trì trệ, thì thiểu số ngưòi gây trở ngại khó chịu cho nhà nước sẽ bị thanh trừng giết hại, ngay cả khi có luật pháp bảo vệ họ."

nguyên văn: If large numbers of people believe in freedom of speech, there will be freedom of speech even if the law forbids it. But if public opinion is sluggish, inconvenient minorities will be persecuted, even if laws exist to protect them.[George Orwell , 1954]

Điển hình tại Miến Điện vừa qua, khi đại đa số dân Miến đã hiểu được giá trị của dân quyền, thì họ tự nhiên cùng nhau thể hiện cái quyền làm chủ của họ, mặc dù một số sinh viên và học sinh họ không phải là những nhà sư bị đàn áp , nhưng vì cái ý thức cao họ đã xuống đường đóng góp tiếng nói, thể hiện cái tinh thần dân chủ kháng lại những sự bất công, bất chấp thiết quân luật cùng những sự hăm doạ nhà tù và đạn đồng từ phía Hội Đồng Quân Phiệt Miến. Sự ý thức cao này đã tạo được một áp lực đẩy lui quân phiệt về vị trí phải tương nhượng đi đến một hiệp đồng với phong trào vừa qua.

Ngược lại tại VN, khi đại đa số dân VN thiếu đi sự quan tâm, dư luận ù lì trì trệ, ai là “dân oan” vì bị mất nhà thì làm dân oan, ai không bị hay chưa bị mất nhà mất đất, vẫn còn được đi lại (vì không va chạm ĐCS) thì họ vô tâm, chính vì những sự vô tâm này, nên dân sợ Đảng CS, những “...thiểu số ngưòi gây trở ngại khó chịu cho nhà nước sẽ bị thanh trừng giết hại, ngay cả khi có luật pháp bảo vệ họ..." như những điều luật trong hiến pháp CHXHCN 1992.

Nói một cách khác, tầm tư duy dân trí chưa nhận thức cái giá trị dân chủ dân quyền là chính nhân dân có quyền lên án, phê bình thậm chí tạo ra và phế bỏ luật pháp hoặc vị trí nhà nước nào đó nếu luật pháp hay Nhà Nước không làm đúng trách nhiệm theo đúng giá trị của nó.

Bởi chính vì dân trí còn kém nên đã thấy, đa một số trí thức chỉ tranh thủ trong tinh thần nội bộ sửa chữa điều chỉnh cơ chế, nhân sự Đảng, ngụy biện để kêu gọi “hãy chấp nhận việc xây dựng Xã Hội Công Dân hay Xã Hội Dân Sự dưới sự hướng dẫn của tư tưởng Dân Chủ Xã Hội tức là tư tưởng của Đệ Nhị Quốc Tế, một nhánh của chủ nghĩa Mác Lênin, anh em của chủ nghĩa Cộng Sản” [Tuệ Vân, 2007], muốn đấu tranh nhưng lại không muốn chính trị hoá dân oan [Hà Sĩ Phu, 2007], nghĩa là kêu gọi dân làm một ngoan dân không quan tâm đến chính sách ĐCS mà hãy tiếp tục ngoan ngoãn làm cái van và xin theo luật pháp XHCN, như Trần Khuê từng kêu gọi trong cái Tuyên Ngôn 2005 của PTDCVN“kẻ làm chủ (dân VN) phải TUÂN THỦ theo luật pháp, thì kể đầy tớ là ĐCS mới sợ”. [Trần Khuê, 2005] như Hà Sĩ Phu chỉ muốn “đoàn kết dân tộc theo đúng như ước muốn của Hồ Chí Minh,” [Hà Sĩ Phu, 2005] để xúc tiến sự Hoà Hợp Hoà Giải bàn tròn 3 bên, 3 phe CS, Cách Mạng Lão Thành Dân Chủ cùng Đại Diện Hải ngoại, cả 3 cùng nhau “quyết định vận mạng đất nước”... [Nguyễn khắc Toàn, 2007]

Nghe từ những lập luận đó ai cũng thấy đó là những lời thay mặt CSVN giải độc và làm thuyết khách dùm CS, ngụ ý đang gieo vào lòng dân những tư tưởng “XHCN là đúng, “tốt, chính đáng”, bây giờ không được tốt, nhưng chủ nghĩa và con đường cùng ý nguyện của Hồ chí Minh vẫn “chính đáng” v.v... Nói cách khác những tay trí thức này đang tiếp tục đè bẹp dân trí thay vì phát triễn lấy nó, người dân thì u mê theo những tay trí thức u mê này, khiến dân trí vẫn còn dừng ở chỗ đấu tranh cục bộ, đòi nhà đòi đất, đòi tài sản, quyền lợi cá nhân và đặt hy vọng “lãnh đạo cao cấp sẽ công bằng xử lý”...chứ không mấy ai nhận thức được nguyên nhân sâu xa là vì thiếu sự tự do quan tâm đến chính trị, cũng như bản chất của Hồ và đảng CSVN đã đưọc minh chứng từ trước cho đến nay NHẤT QUÁN.. từ lúc đang “cách mạng” cho đến lúc cầm quyền đều chủ trương và hành xử nhất quán. Chúng chỉ thay đổi áo khoác để lừa bịp dân trí.. từ cái việc đổi tên đảng qua từng thời kỳ, dối trá, lừa bịp , tàn ác, và độc tài hại dân! thử hỏi, có gì khác từ xưa đến nay? bởi vì không ý thức được sự thật, thông tin giáo dục một chiều, người chân chính bị tù, kẻ sót lại thì bịp dân, cho nên nó không hề có nỗ lực trở thành tổ chức, vận động quần chúng ý thức tham gia dựa trên nguyên lý, tinh thần dân chủ, nên khó lòng thu hút sự tham gia của quần chúng (vì ai bị tát vào mặt thì mới làm dân oan).

Ngày hôm nay vì nhu cầu cầm quyền, Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng các chiêu thức giả dối siêu đẳng trước Nhân Dân Việt Nam bằng hình thức ra Nghị quyết, Pháp lệnh, Hiến pháp, Thông báo, Cải thiên mở rộng bang giao kinh tế Nước ngoài, bầu cử Quốc Hội, “xây dựng một Xã hội chủ nghĩa công bằng dân chủ văn minh”. “Dân làm chủ Đảng và nhà nước lãnh Đạo” “thay tên đổi họ”. Tất cả những chiêu thức trên đều nhầm vào mục đích tuyên truyền để giữ vững chế độ Cộng Sản độc tài chuyên chế.

Cũng như hôm nay thời điểm mà đảng cầm quyền đang lúng túng lo sợ những tiềm năng tự ý thức và thể hiện dân quyền sẽ tràn ngập trong dân trí xã hội sẽ khiến CƯỜNG ĐỘ PHẢN KHÁNG CỦA QUẦN CHÚNG GIA TĂNG.. trong khi cái KHẢ NĂNG TRẤN ÁP TÀN BẠO BÍ MẬT của những thập niên bao cấp xưa khó có thể còn áp dụng được, vì đã “mở cửa”, đã quan hệ rộng, đã nặng nề tiền của Mỹ kim cũng khó bỏ khó nhịn “ăn quen nhịn không quen”. Vậy phải tìm cách TRIỆT TIÊU PHẢN KHÁNG, NGĂN CHẬN BIỂU TÌNH mà không cần dùng BẠO LỰC TRẤN ÁP..

Cái cách hay nhất để TRIỆT TIÊU PHẢN KHÁNG, NGĂN CHẬN BIỂU TÌNH mà không cần dùng BẠO LỰC TRẤN ÁP..là tạo dựng một phong trào “dân chủ thứ ba”, lững lờ giữ vững nền tảng của đảng, đó là giữ vững lòng tôn kính hình bóng Hồ niềm tin XHCN, và gián tiếp “hăm dọa” quần chúng về những “tai họa” sẽ xảy đến nếu QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH TRIỆT ĐỂ CHÍNH TRỊ nhưng không giải thích cho dân hiểu cái sức mạnh của dân quyền để xoá tan những nổi sợ “tai hoạ chống ĐCS”. Dù vô tình hay cố ý những hành xữ đó đã và đang kéo cuộc đấu tranh trưởng thành dân trí để đòi hỏi dân quyền trong chính trị, thành một loại “van xin năn nĩ và chờ sự thức tĩnh của ĐCS”.

Do đó để tránh sự lừa gạt bởi những thủ đoạn chính trị của CSVN cũng như đám thời cơ chính trị, của nhân dân Việt Nam đòi hỏi phải có sự Đoàn Kết trong ý thức, thì phải vận động dân trí giải thích cho dân Việt hiểu về cái dân quyền và giá trị của dân chủ và tự do, vì khi đa số dân chưa ý thức được giá trị dân chủ và cái quyền vốn có của dân quyền, thì làm sao kêu gọi họ ý thức bổn phận và trách nhiệm hy sinh vì cái giá trị mà đa số chưa hiểu. Hãy nhìn vào phong trào Đông Âu, không phải tự nhiên mà có, then chốt thành công là Đông Âu có những ngưòi vận động và tác động quần chúng, đẩy sự hiểu biết chính trị của quần chúng đi lên, và làm gương cho quần chúng về mặt chính trị đấu tranh trực diện, chứ không khệnh khạng né tránh hay coi thưòng quần chúng và bỏ rơi quần chúng ở mức độ chỉ “lợi dụng” quần chúng để lên địa vị hay được huy chương quốc tế để mắt xanh hầu cá nhân họ được CSVN chấp nhận đối thoại. Nơi Đông Âu, họ đặt vấn để DÂN CHỦ LÀM NỀN TẲNG VÀ NGAY TỪ ĐẦU. Tức là tiến trình dân chủ đã được khởi đầu ngay, rồi được vận động thúc đẩy liên tục, miên tục và miên viễn cho đến hôm nay vẫn không ngừng nghỉ. Nghĩa là họ vận động và chính trị hoá ý thức dân Đông Âu, lien tục thúc đẩy cái sức mạnh của dân trí. Và đó chính là cuộc vận độngdân trí song song với chiến lược chính trị.

Đó là vì sao năm xưa cụ Phan chu Trinh (1872-1926) đã phải nói;

"Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dânấy phải khốn khổ mọi đường…." [Phan Chu Trinh, 1872-1926]

Hay như bình luận gia Christopher Hitchens trên tờ ngôn luận Slate tháng 5 năm 2006 từng kêu gọi:

Dịch Ý: “...Đã đến lúc cần phải đặt đúng tên cho những sự thật và gọi đúng cái ý nghĩa của nó, hãy dừng tay, đừng “biến hoá hay thần thánh hoá” một huyền thoại vốn không hề có.” ( Nguyên Văn: It's time for respectable outlets to drop the word, to call things by their right names, and to stop inventing mysteries where none exist ) [Christopher Hitchens, 2006 ]

đại ý kêu gọi hãy trả sự thật cho người dân, hãy tôn trong quyền tìm hiểu, thắc mắc và tư duy của dânchủ, đừng nên thần thánh hoá bất kỳ hình tượng hay cá nhân hoặc hội đoàn đảng phái nào ... đừng nên áp đặt tư tưởng hay thể chế cho dân.

Bất kỳ một cuộc đấu tranh nào, muốn thành công phải thực sư đi vào lòng dân bằng sự thật dẫn chứng tối thiểu hướng dẫn và đẩy dân trí như cố Tổng Thống Hoa Kỳ John Adams-(Tháng 8, 1765) từng chia sẽ với quốc dân Hoa Kỳ:-

“Tự Do không thể tồn tại, nếu dân trí không có” (Liberty can not be preserved without general knowledge among people.) John Adams – 1765

Mặt trận tư tưởng dân chủ ngày càng thêm nhiều vàng thau lẫn lộn, hãy cảnh giác và can đảm nói lên sự thật, mỗi một tiếng nói đều có giá trị đối với dân trí để thanh lọc giữa vàng và thau. Đừng nên để những tấm áo tô son nào đó lừa gạt quyền tự chủ của dân tộc VN.

Mong rằng các nhà dân chủ hiên tại đang băn khoăn do dự lối đi, hãy thoát khỏi sự sợ hãi, thoát khỏi bóng đen quá khứ hư cấu “dân chủ Đảng Lãnh Đạo” , vượt qua cái định kiến “cá nhân” , thoát khỏi ý thức vọng ngoại, để đến với quần chúng, đứng giữa quần chúng, kéo quần chúng ra khỏi giấc mơ nô lệ trong “cơm no áo ấm” để đi vào cuộc đấu tranh vì Tự Do Dân Chủ của ViệtNam và chính người VN; tạo lập một nhà nưóc, chính phủ, của Dân, từ Dân, và vì Dân thật sự. Đây mới chính là giấc mơ, của loài người, một con người. Con Người đích thật là Con Người tự do. Đừng nên quên chữ “Dân”, mà chỉ nhìn thấy chữ “Chủ.” Đừng nên để chữ CHỦ lại nằm dưới bản thân và tổ chức, dưới Mỹ, chữ Quốc Hội Liên Âu, Quốc Hội Mỹ, LHQ, chữ Quốc Tế v.v. chơi đèn kéo quân chờ đèn xanh và huy chương hải ngoại và ngoại quốc là hí hứng chúng tôi dân chủ, là họ hí hửng bưóc vào tòa Lãnh Sự Mỹ, chụp hình, chụp ảnh, và lơ láo ra ngoài tìm vị trí. Trong khi đó, Đảng CSVN cứ từng bước nó đi, nó vừa toàn quyền độc tài chính trị, vừa trở thành đại bản, đưọc Mỹ, khối Asean yểm trợ “nâng niu.”




Phan Chu Trinh: 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam



1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.

2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.

3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.

4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.

5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.

6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.

7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.

10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v...

(Nguyễn Huệ Chi tóm lược, nhân kỷ niệm 140 năm ngày sinh của Phan Chu Trinh)

CÁCH MẠNG TRẮNG CHO VIỆT NAM


LS. HOÀNG DUY HÙNG TỨC AL HOÀNG


Cơ sở xuất bản

VIỆT LONG


Đây là Tuyển Tập có chủ đích quảng bá con đường đấu tranh mà do Al Hoàng chủ xướng nên ai cũng có thể trích đăng hoặc phổ biến. Tuy nhiên trong phổ biến xin tôn trọng không được thêm hoặc bớt làm sai lệch ý nghĩa nguyên thủy.



KÍNH DÂNG:

- Tổ Quốc Việt Nam.

- Anh Linh các chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, dân chủ và tự do.

- Song thân đã mất và nhạc phụ nhạc mẫu.







TRI ÂN:

- Hiền thê Nguyễn Bích Trâm (Hằng).

- Các con Angel Trâm-Anh Hoàng, Andrew Hùng-Dũng Hoàng, và Ashley Trâm-Đoan Hoàng.

- Ông Đoàn Kỷ, Hồ Nam , Phạm Văn Tâm, Phạm Thông, Bà Hồ Kim Thủy, ông Dốc Thượng.

- Báo Tiền Phong, Thanh Niên, Quê Hương, VN ONLINE, Báo Con Ong ở Houston, Đài BBC, Đài RFI.

- Các chiến hữu xa gần và quý đồng hư ơng âm thầm ủng hộ và cầu nguyện.

MỤC LỤC

Trang

Kính dâng và tri ân ……………………………...................……. 3

Mục Lục ……………………………………………...............…. 5

Thay cho Lời Giới Thiệu ……………………….............……... 7

Lời Phi Lộ …………………………………………...............….. 21



Bài 1 Chủ Nghĩa CS Hoang Tưởng và Sai Lầm .. .........…... 27

Bài 2 Cách Mạng Trắng …………………………............…... 33

Bài 3 Điểm Qua Các Sách Lược Đấu Tranh ………........... 43

Bài 4 Bế Quan Tỏa Cảng và Đấu Tranh Từng Phần .......... 59

Bài 5 Châu Châu Đá Xe …………………………............…. 75

Bài 6 Cảm Nghĩ Tháng 4 ……………………............……… 81

Bài 7 Hiện Tượng & Bản Chất …………………….............. 87

Bài 8 Giải Pháp Miến Điện ……………………............……. 91

Bài 9 Nhìn Ai Cập Nghĩ Đến VN ………………............…... 103

Bài 10 Đảng Chí Hiến và Ảnh Hưởng Tới VN ……...........… 113

Bài 11 Biển Đông Dậy Sóng …………………...........………. 121

Bài 12 Sau 40 Năm Bí Mật ……………………............……… 131

Bài 13 Tương Quan Trung Quốc & Hoa Kỳ ……..........……. 139

Bài 14 Trả Lời Truyền Thông …………………............……… 149

1. VN ONLINE ……………………………........… 149

Đa đảng như ở Campuchia chưa chắc đã là

dân chủ, mà độc đảng như HK ở thời kỳ

đầu lập quốc chưa chắc đã là thiếu dân chủ......… 152

2. THANH NIÊN …………………………............. 154

3. BBC ……………………………….......…. 170

Bài 15 Dốc Thượng Nhận Định Chuyến Đi VN ……............... 177

Bài 16 Chủ Tịch Trương Tấn Sang Đi Hoa Kỳ ……...........… 183

Bài 17 Góp Ý Với NN VN Sau Chuyến Đi Hoa Kỳ .............… 187

Bài 18 Trả Lời RFI Về Đảng Dân Chủ - Xã Hội ……............... 191



Bài 19 Chiến Thuật Nào Hữu Hiệu Cho VN? ……….............… 195

Bài 20 Giải Tỏa Một Số Khúc Mắc …………………............... 199



1. Trả Lời Thách Thức Đối Luận ……………....... 193

· Những tấm hình đi VN và những ngụy tạo ...... 204

2. Thông Báo Kết Quả Vụ Kiện ……………............ 206

3. Mr. Tom Bình Luận Vụ Kiện Cộng Đồng .........… 208

4. Gia Cát Mỗ Tiên sinh Góp Ý …………........…… 214

5. Thuyết Trình Ở Lubbock và Họp Asem? …......... 216

6. Mạo Danh Thị Trưởng? …………………........… 219

7. Thuê Cảnh Sát Đánh Richard Nguyễn? ….......... 224

8. Quẳng Cục Xương Cho Nó Hết Gầm Gử?......... 227

9. Vinh Trần & Houston Chronicle ……………....... 227

10. Tại Sao Nguyễn Đạt Thịnh thù Al Hoàng? .. ..... 231

11. Thuê NPT vu khống Đức Ông L.X. Thượng? ...... 234

· Không Cần Lá Phiếu Cử Tri Việt Nam? ..... 235

12. Về Vụ Al Hoàng Đại Diện Thành Phố

Houston Trao Bằng Khen TLS Trung Cộng. ........... 235



Bài 21 Trả Lời Báo Tiền Phong Sau Khi Thất Cử ……. ............ 239

Bài 22 Văn Kiện Vận Động Thành Lập Liên Minh Cách

Mạng Trắng ……………………………………. ............... 249



THAY CHO LỜI GIỚI THIỆU

THỬ TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH CÁCH MẠNG TRẮNG CỦA LS. HOÀNG DUY HÙNG

Đoàn Kỷ

Cho đến nay, chúng tôi chưa đọc được toàn bộ phương thức đấu tranh Cách Mạng Trắng mà luật sư Hoàng Duy Hùng (HDH) tức Al Hoàng đề xướng, chỉ được biết một cách giản lược: Vì tình trạng đất nước Việt Nam dưới sự cai trị của Việt Cộng giống như một hồ nước ô nhiễm nặng nề vì chất chứa những chất độc hại qua thời gian khá dài mà người Việt Quốc Gia đã sử dụng nhiều phương thức tẩy xóa, vẫn chưa thấy thành công, HDH đề xuất thử dùng nước trong sạch pha với hóa chất khử trùng bơm vào cái hồ ô nhiễm ấy, tẩy rửa dần dần chất độc hại, đưa hồ nước trở về trạng thái nguyên sinh. Phương thức này cần thời gian và sự kiên nhẫn. Đó cũng là một trong những phương thức đẩu tranh Bất Bạo Động mà danh từ thời thượng gọi là Quyền Lực Mềm. Có lẽ, biết mình nhỏ bé so với đại cuộc quốc gia cũng như trong tay chưa có quyền lực gì, HDH gọi là Cách Mạng Trắng chăng?

Tuy nhiên, qua một số bài viết mà luật sư Hùng đã đưa lên các diễn đàn điện tử và qua các cuộc trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông, HDH đề cập nhiều về bước đầu tiên: Trực Diện Đối Thoại Đấu Tranh Từng Phần. Chính vì đem bước đầu tiên này áp dụng vào thực tế, HDH đã và đang bị đả kích kịch liệt. Để phản biện, HDH đã đề nghị, thách thức đối luận công khai hầu có đủ thời gian quãng diễn kế hoạch đấu tranh của mình, nhưng cho đến nay, chúng tôi chưa nghe thấy một cuộc đối luận như vậy diễn ra mà chỉ đọc và nghe những lời xuyên tạc, bóp méo, chụp mũ, sỉ nhục của một số người tự mệnh danh là Người Quốc Gia tị nạn VC, đôi khi những thậm từ họ sử dụng không khác gì của những kẻ đầu đường xó chợ, ngôn từ họ sử dụng khiến xấu hổ lây những Người Quốc Gia chân chính. Với họ, chỉ có Lật Đổ chế độ VC! Bất cứ ai nói khác họ là sẽ bị sỉ nhục, chụp mũ ngay!

Đối với người Việt lưu vong tỵ nạn CS, chế độ VC là một chế độ tàn ác, tồi tệ nhất trong lịch sử của dân tộc, cần phải lật đổ, xóa bỏ càng sớm càng tốt. Nhưng lấy thực lực và sách lược nào để lật đổ Cộng Sản? Trên bình diện quốc tế, nhà nước Việt Cộng là một thực thể, nhà cầm quyền VC là một chính phủ đại diện cho đất nước và dân tộc Việt Nam mà quốc tế phải bang giao, hợp tác trên nhiều phương diện như chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, v.v., cho nên, việc lật đổ chế độ VC là điều mong muốn của người Việt hải ngoại và phải quyết tâm nhưng không phải là điều đơn giản. Đầu phải cứ chỉ hô hoán Lật Đổ, Lật Đổ, là nhà cầm quyền Cộng Sản lăn đùng ra chết và chế độ Cộng Sản sụp đổ ngay!

Trước khi tìm hiểu thêm về bước đầu tiên trong phương thức đấu tranh Cách Mạng Trắng của HDH, chúng tôi xin được sơ lược qua vị thế của VN trên thế giới và tương quan lực lượng của người Việt QG với nhà nước Việt Cộng.

Lịch sử từ xa xưa đã cho thấy các nước nhỏ, yếu, luôn luôn bị các nước lớn hoặc hùng mạnh hơn khống chế, khuynh đảo huống chi thế giới đã và đang đi vào Toàn Cầu Hóa hiện nay. Tuy lãnh thổ và dân số vào hạng trung nhưng thuộc vào số những quốc gia nghèo, chậm tiến, nên VN chỉ là một con chốt quèn trên bàn cờ thế giới.

Qua những tài liệu được giải mật và thực tế chứng minh là Hoa Kỳ là quốc gia có thể làm sống hoặc giết chết quốc gia khác bằng nhiều hình thức. Chúng ta hãy thử suy nghiệm lại một số sự kiện lịch sử: Trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, quân Mỹ và Liên Hiệp Quốc phản công và giải phóng toàn cõi Triều Tiên, tổng tư lệnh chiến trường, tướng MacArthur dự tính sẽ tấn công vào Trung Hoa, dẹp luôn chế độ cộng sản Tàu thì bị cách chức và cho giải ngũ, sau đó Triều Tiên bị chia 2 cho đến ngày hôm nay, tại sao vậy? Việt Nam Cộng Hòa có một thời trên đà thắng Việt Cộng thì bị trói tay và bức tử, 58 ngàn quân nhân các cấp của Hoa Kỳ đã hy sinh tại chiến trường VN và hàng trăm ngàn thương phế binh, hệ quả tâm lý hội chứng VN vẫn còn dai dẳng trong lòng người dân Mỹ, chính quyền Hoa Kỳ vẫn cứ làm, tại sao vậy? Hai cuộc chiến ở Iraq dưới thời 2 cha con cựu Tổng Thống Bush và Afghanistan hiện nay, hao tốn tiền tài và nhân mạng, để chi vậy? Ngay cả nước Cuba chút xíu ở sát cạnh, chỉ cần tằng hắng một tiếng là anh em Fidel Castro hết khua môi múa mép. Người tị nạn Cuba định cư ở Mỹ từ những năm 1959, là một cộng đồng tị nạn Cộng Sản luôn tìm cách lật đổ nhà cầm quyền Cộng Sản Cuba từ những ngày đầu sau khi vượt biển đến được Hoa Kỳ; sức mạnh kinh tế và chính trị của người Cuba rất đáng kể; họ có đại diện là Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ trong Quốc Hội Tiểu Bang và cả Liên Bang, nhưng nguyện vọng quang phục quê hương của họ vẫn chưa được Hoa Kỳ gật đầu đồng ý, tại sao vậy? Vừa qua, tướng Vang Pao một thời là anh hùng của chính phủ Hoàng Gia và kháng chiến Lào bị Hoa Kỳ bắt giam về tội tàng trữ và chuyển vận vũ khí để chống lại nhà cầm quyền cộng sản Lào, họ bỏ tù ông và người Lào quỳ trước Tòa Án vài ngàn người xin tha cho ông, Tòa vẫn bỏ tù, sau lại trả tự do cho ông với lý do nhân đạo vì ông đã già yếu, và sau khi ông được trả tự do, ông uất ức quá và chết, tại sao vậy? Cả ông Yasset Schlun của người Campuchia, ông về Nam Vang tổ chức biểu tình khoảng 200 người đòi lật đổ Hun Sen, trở lại Mỹ thì bị Mỹ bắt truy tố ông đòi lật đổ chế độ Mỹ có bang giao và kết án Yasset Schlun tù chung thân, tại sao vậy? Chỉ một ít dẫn chứng điển hình chứ từ trước đến nay có quá nhiều sự việc phũ phàng như thế.

Ngay cả những cường quốc trên thế giới như Đức, Nhật, Đại Hàn, v..v., cũng không thoát khỏi sự khống chế và chi phối của Mỹ thì một số mồm miệng, ngòi bút ở hải ngoại lớn lối đòi lật đổ CSVN dù họ không đưa ra một phương cách nào nhưng nếu cá nhân hoặc tổ chức nào đưa ý kiến hoặc kế sách khác họ là bị họ xuyên tạc, chụp mũ, sỉ nhục ngay. Hoa Kỳ chấp nhận hy sinh nhân mạng, tiền tài, vật chất của chính mình; mang tiếng bất tín - bất nghĩa - bất nhân với bạn, với đồng minh thân thiết chỉ để thực hiện chiến lược toàn cầu mà những chiến lược gia đã vạch ra hàng chục, hàng trăm năm trước với mục tiêu quyền lợi Hoa Kỳ là trên hết. Những cá nhân, tổ chức của người Việt Quốc Gia chân chính hiểu được điều đó nên họ nương theo Cơn Sóng Dữ để đấu tranh cho Việt Nam có được Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Thịnh Vượng. Xin những ai kia đừng tự bịt mắt và bịt mắt người khác!

Thử xét về tương quan lực lượng, xin được tạm chia làm 2 phía: Phía kiên quyết đấu tranh dưới mọi hình thức để lật đổ hoặc giải thể chế độ CSVN, xin tạm gọi là Phe Quốc Gia và phía nhà cầm quyền CSVN, cũng tạm gọi là Phe Cộng Sản. Dù phũ phàng nhưng thực tế là phe Cộng Sản đang cầm quyền cai trị, được quốc tế công nhận là đại diện chính thức của đất nước và dân tộc VN; họ nắm trong tay toàn bộ quyền lực và quyền lợi của quốc gia còn người dân chỉ ở vị thế Xin – Cho chứ không phải là người làm chủ đất nước. Phe Quốc Gia không có gì cả ngoài tấm lòng yêu nước nồng nàn.

Trong quốc nội vẫn chưa hình thành được sức mạnh tổng hợp toàn dân; suốt thời gian dài là những dân oan khiếu kiện về tài sản, đất đai bị nhà cầm quyền cướp đoạt; các cuộc đình công nhỏ lẻ đòi hỏi cải thiện điều kiện làm việc của nhân công trong các xí nghiệp do người ngoại quốc làm chủ; các tôn giáo ngoài hệ thống quốc doanh thì bị bức hại, đàn áp nhưng được dàn dựng để xảy ra như là xung đột do tranh chấp đất đai; những trí thức yêu nước, đảng viên Cộng Sản phản tỉnh, các nhà đấu tranh đòi hỏi tự do - dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam hoặc biểu tình phản đối Trung Cộng xâm chiếm biển đảo vẫn chưa tổ chức, phối hợp chặt chẽ để có tiếng nói chung hầu tăng thêm sức mạnh nên đều bị đàn áp thô bạo, bị bắt bớ tù đày, hay bị quản chế cô lập; tựu trung chưa thấy có thể chủ động tạo biến cố để tạo thành một cuộc cách mạng toàn diện trong tương lai gần trừ phi có đột biến bất ngờ. Hơn nữa, ở trong nước, dân số 65% là được sinh ra sau năm 1975, họ chưa có hoặc không hề có khái niệm Cuộc Chiến Quốc Cộng, đa phần lại được đào tạo với hệ thống bịt mắt làm cho nhiều người trẻ mù quáng tin theo Cộng Sản, nên lòng sôi sục đòi lật đổ chế độ không có cường độ cao như thời kỳ sau 1975 hoặc đặc biệt vào thập niên 1980s và 1990s.

Ở hải ngoại, kể từ sau tháng tư năm 1975 đến khi Hoa Kỳ bải bỏ lệnh cấm vận vào khoảng năm 1992, một số tổ chức, đảng phái cũ và mới đều chủ trương vũ trang kháng chiến, đưa người xâm nhập về nước để thiết lập chiến khu hay xây dựng hạ tầng cơ sở ngõ hầu tiến hành đấu tranh giải phóng nhưng đều bị thất bại. Sau khi Hoa Kỳ thiết lập bang giao toàn diện với Việt Nam, trừ những tổ chức & đảng phái tiếp tục đấu tranh trong âm thầm và bí mật, còn lại đều thay đổi chiến lược để thích ứng với xu thế thời đại là đấu tranh bất bạo động và vận động chính trị trên chính trường quốc tế nhất là tại Hoa Kỳ. Trong nước, từ vũ trang kháng chiến đến đấu tranh ôn hòa đều bị nhà cầm quyền Hà Nội tiêu diệt, thủ tiêu, đàn áp, giam cầm, v..v.. Riêng ở hải ngoại thì một số mồm miệng, ngòi bút không tiếc lời đả kích, phỉ báng từ các vị tu hành các tôn giáo, các đảng viên Cộng Sản phản tỉnh, trí thức yêu nước đến các nhà dân chủ đều bị chụp cho cái mũ "treo đầu dê bán thịt chó, chống đảng để cứu đảng, dân chủ cuội, đấu tranh tiền, hòa hợp hòa giải, Việt gian, tay sai Việt Cộng, Việt Cộng nằm vùng, phản bội, phản quốc". Họ tuy chỉ là một số ít ỏi nhưng lại to mồm và dai dẳng viết lách, chưởi bới. Họ tự bịt mắt họ và bịt mắt những người hời hợt trong sinh hoạt chính trị, tạo nên sự nghi kỵ, phân hóa giữa các cá nhân, tổ chức, đảng phái đấu tranh chân chính cả trong lẫn ngoài nước. Tình trạng phe Quốc Gia như vậy thì đã đủ sức mạnh để lật đổ chế độ Việt Cộng chưa thế mà họ cứ đòi lật đổ, ai nói khác họ là bị chụp mũ, phỉ báng ngay. Họ không tự bịt mắt thì là gì?

Luật sư Hoàng Duy Hùng cũng đã đi theo con đường cách mạng triệt để với ước vọng lật đổ Cộng Sản nên đã 3 lần xâm nhập về nước khi còn là sinh viên để rồi bị bắt, bị biệt giam nhiều tháng ngày; may nhờ chính phủ Mỹ can thiệp - và vì một trong những điều kiện để CSVN được bãi cấm vận và bang giao với Hoa Kỳ thì phải trả tự do cho tất cả công dân Hoa Kỳ mà HDH là một công dân Mỹ - nên CSVN mới trả HDH về lại Houston.

Rất tiếc, khi HDH được trả tự do thì có một người mạo danh là Hoàng Đức Khâm tự xưng là bác ruột của HDH đã tố cáo HDH bán đứng 320 đảng viên Đại Việt Cách Mạng Đảng. Chúng tôi không tin vào lời tố cáo này vì: 1. Ông Hoàng Văn Đại là thân phụ của HDH lúc đó còn sống đã ra văn thư minh định dòng họ ông không hề có ai tên là Hoàng Đức Khâm! Ông Hoàng Văn Đại và HDH đã nhiều lần yêu cầu kẻ mạo nhận ra đối chất nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy ông ta xuất hiện; 2. Tầm cở HDH trong tổ chức lúc đó làm sao biết được nhiều đảng viên như vậy, và nếu bị bắt 320 đảng viên, đó là chuyện động trời trong đấu tranh, sao lúc đó không có báo chí nào đăng tải? 3. Lúc đó ông Hà Thúc Ký còn sống, và là Chủ Tịch của ĐVCMĐ, đã không hề công bố có vụ án nào mà ĐVCMĐ đã bị bắt 320 đảng viên, và ông Hà Thúc Ký cũng không hề có lời tố cáo nào về ông HDH là đã làm chuyện đó; 4. Những nhân chứng trong vụ án và những tù nhân ở trong trại giam Chí Hòa cũng như ở trại PA 18 (thời gian đó ở địa chỉ 3 C Tôn Đức Thắng sát Bến Bạch Đằng ở Sài Gòn nhưng sau đó đã bị phá để xây khách sạn) cùng thời gian với HDH đã lên tiếng bênh vực HDH như ông Trịnh Văn Thương, Ls. Ngô Văn Vinh, và Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng đã công khai minh định không hề có chuyện bán đứng 320 đảng viên Đại Việt; 5. Bản Cáo Trạng bắt giam truy tố HDH nêu rõ các nhân vật bị bắt trên dưới 20 người mà đa phần lại là bà con của HDH. Nhưng những người thù ghét HDH vẫn táng tận lương tâm ra rả nhiều năm tháng mạ lỵ HDH là đã bán đứng 320 đảng viên ĐVCMĐ với ý đồ thâm độc "mưa lâu thấm đất" rồi có người tin như trong câu chuyện Tăng Sâm Giết Người.

Sau khi đuợc trả tự do vào năm 1993, HDH tiếp tục học lên trở thành luật sư, mở văn phòng luật, thành lập tổ chức chính trị với danh xưng Phong Trào Quốc Dân VN Hành Động để tiếp tục tranh đấu theo phương thức bạo động quyết tâm lật đổ chế độ CSVN. Sau khi phối kiểm tin tức với công an CSVN, vào tháng 4/2013, báo Thanh Niên ở trong nước đăng bài phỏng vấn HDH và tường thuật là vào tháng 2 năm 2001, HDH lại xâm nhập vào VN qua ngã Campuchia với ý đồ đặt bom cho nổ hai tượng Hồ Chí Minh ở Bến Nhà Rồng tại Sài Gòn và tại Cần Thơ. Nhưng giờ phút chót, HDH trằn trọc suy nghĩ sau khi tượng nổ thì kết quả đi về đâu, có giải quyết được vấn đề của VN hay lại gây thêm khổ sở phiền não cho gia đình các chiến hữu, kẻ chết, kẻ bị thương, người ở tù? Suy nghĩ như vậy nên HDH bỏ kế hoạch đặt bom nổ tượng Hồ Chí Minh, bí mật băng rừng qua Campuchia rồi từ đó qua Thái Lan trở lại Mỹ. Trở lại Mỹ, theo lời HDH kể trên báo chí, ông bị tình báo Mỹ chận tại phi trường Los Angeles, họ cảnh cáo ông không được làm như vậy với VN là nước mà họ có bang giao, và nếu HDH còn tiếp tục đi con đường đó thì họ sẽ truy tố HDH (như họ đã truy tố Vang Pao và Yasset Schlun). May cho HDH vì chuyện này xảy ra trước khi có Khủng Bố 9/11, chớ nếu HDH làm sau khi 9/11 thì chắc Mỹ đã truy tố HDH rồi. Vì kinh nghiệm bản thân khi còn hoạt động ở ngay trong lòng địch ở VN đó là bạo lực không giải quyết được vấn đề của VN mà còn có thể gây thêm hệ lụy, vì bị Mỹ làm áp lực, nhất là sau biến cố Khủng Bố 9/11/2001, HDH thay đổi quan niệm từ cách mạng bạo lực và triệt để như của cụ Phan Bộ Châu, sang ôn hòa tiệm tiến như của cụ Phan Chu Trinh. Đó cũng chính là sự gợi ý của một số vị lãnh đạo đảng Cộng Hòa Hoa Kỳ cho HDH và họ đã trưng dẫn sự thành công của cuộc cách mạng này ở Mông Cổ như một tiền lệ cho VN học hỏi và uyển chuyển áp dụng sao cho thích hợp với bối cảnh của Việt Nam.

Cách Mạng Trắng của HDH là tiếp nối con đường ôn hòa cải tiến của cụ Phan Chu Trinh. Cụ Phan Chu Trinh thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục với mục tiêu nâng cao dân trí, chấn hinh dân tình, trồng sâu dân dũng. HDH cổ suý cho Cách Mạng Trắng là đạt 3 mục tiêu: 1. Ở hải ngoại dân chúng hãy nhập cuộc vào dòng sinh hoạt chính của chính quyền sở tại để hỗ trợ lại cho Việt Nam sớm phồn thịnh trong cơ chế đa đảng chính trị tôn trọng Tự Do & Dân Chủ; 2. Ở trong nước thì khuyến khích các nhà đấu tranh dân chủ, thay vì tẩy chay, hãy mạnh dạn nhập cuộc vào trong Quốc Hội để từ đó từ từ thay đổi cơ chế chính trị, như nước trong rót vào ao hồ nước dơ bẩn thì từ từ nước trong sẽ làm sạch ao hồ lại. Các nhà đấu tranh dân chủ cầm ngọn đuốc sáng trong lòng thì hãy mang ngọn đuốc rọi vào đêm tối của Quốc Hội CSVN bây giờ. Đuốc lửa tới đâu thì ánh sáng đi tới đó, xua tan màn đêm; 3. Tạo môi trường cho chính các đảng viên CSVN nhìn thấy vấn đề để họ vững tâm "hạ cánh an toàn" hoặc can đảm đứng lên thay đổi cơ chế chính trị như Gorbachev và Boris Yeltsin ở Nga hoặc Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương ở Trung Quốc. Hiện nay có nhiều đảng viên CSVN bề ngoài là theo đảng nhưng thực chất ở trong thì họ cũng muốn thay đổi cơ chế chính trị và người ta gọi đó là thành phần "đỏ vỏ xanh lòng". Nếu muốn cho VN có một Gorbachev thì phải tạo cơ hội và nuôi dưỡng môi trường cho một Gorbachev được nẩy sinh.

Như vậy, sau biến cố 9/11, HDH thay đổi rõ nét từ cách mạng vũ lực như của cụ Phan Bội Châu sang cách mạng ôn hòa tiệm tiến như của cụ Phan Chu Trinh. Từ đó HDH trăn trở làm sao để sự chuyển đổi này có phương thức lý luận để thuyết phục các chiến hữu và đồng hương. Đây là một công tác khó khăn vô vàn vì đồng hương do cảm tính ghét Cộng Sản không dễ dàng gì chấp thuận cho sự thay đổi sách lược đó và họ dễ hiểu lầm HDH đi theo Cộng Sản hoặc làm tay sai cho Cộng Sản. Vài năm đầu, HDH có hé lộ cho thấy sự thay đổi của HDH nhưng nhiều người không hiểu hết ý của HDH. Năm 2005, HDH viết tác phẩm bằng tiếng Anh, A Common Quest For Vietnam's Future (Tìm Một Giải Pháp Chung Cho Việt Nam), thì trong tác phẩm này HDH đã nói rõ giải pháp cho VN ở giai đoạn đầu là phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân tình, và trồng sâu dân dũng. Năm 2008, Sau khi HDH đắc cử làm Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận, HDH tổ chức cuộc biểu tình rầm rộ khoảng 5 ngàn người ở ngay Trung Tâm Thương Mại Galleria để phản đối Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, HDH đã trả lời báo chí đó là HDH sẵn sàng đối thoại với Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đì tìm giải pháp chung cho VN. Rồi đến khi HDH đắc cử nghị viên khu F của Houston, năm 2010, HDH viết bài Cách Mạng Trắng. Với tư cách một dân cử Thành Phố Houston, HDH công khai ủng hộ đường bay thẳng từ Houston đến VN để giúp cho Thành Phố Houston có thêm lợi tức và công việc cũng như giúp cho VN phát triển kinh tế tránh sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Một số người Việt chống HDH và đường bay thẳng từ Houston về VN thì từ đầu tháng 7 năm 2013, China Air đã lấy hết khế ước, bao nhiêu chục ngàn khách từ Houston về VN nay lại phải bay China Air đến Bắc Kinh, tất cả những quyền lợi kinh tế rõ ràng lọt vào tay Trung Quốc.

Tháng 10, năm 2012, Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn dẫn đầu phái đoàn đến Houston, Thị Trưởng Annise Parker và ông nghị HDH tiếp đón họ tại Thành Phố đúng theo cung cách ngoại giao. Thi hành công tác của một nghị viên, HDH tổ chức một buổi đối luận giữa các thành viên đảng phái Quốc Gia (nghe nói vài chục người tham dự) với phái đoàn của ông Nguyễn Thanh Sơn. Trong cuộc họp nào cũng có chất vấn về vi phạm nhân quyền cũng như đòi hỏi đa đảng. Ông Võ Đức Quang có viết tường trình cho biết phái đoàn Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã có nhiều lúc lúng túng, ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết nếu bây giờ về VN ôn hòa vận đông cho đa đảng, đừng kêu gọi lật đổ nhà nước thì không ai bắt bớ, nhưng chuyện chấp thuận cho có đa đảng hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố, không phải tùy thuộc một vài cá nhân.

Đáp lời mời chính thức của Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Cộng, và với sự chấp thuận của chính quyền thành phố, trong tư thế là nghị viên, một cách công khai, Hoàng Duy Hùng công du VN để bàn thảo về việc giao thương giữa 2 thành phố Houston và Đà Nẳng. Đó là bước đầu của Trực Diện Đối Thoại Đấu Tranh Từng Phần. Mặt nổi là bàn chuyện giao thương, tạo công ăn việc làm cho người dân, đem lại thịnh vượng cho cả 2 thành phố còn họ nói gì ở mặt chìm thì ai biết được? Chẳng lẽ nói toạc mưu kế của mình cho đối phương biết? Trong cuộc đấu trí, phía nào mưu cao hơn sẽ thắng. Hình ảnh cựu Tổng Thống Ronald Reagan và Gorbachev đứng nói chuyện tại bức tường Bá Linh và sau đó cả bức tường lẩn Liên Sô đều bị sụp đổ, đó là bài học cần phải học và suy gẫm. Nếu viên chức chính quyền làm việc đem lại lợi ích cho người dân, thịnh vượng cho thành phố mà bị kết tội phản bội, phản quốc thì ai dám phục vụ và đất nước sẽ đi về đâu? Cũng có người cho rằng bất cứ viên chức người Mỹ nào tiếp xúc với VC cũng được ngoại trừ viên chức Mỹ gốc Việt, nhất là HDH; một đòi hỏi cực kỳ phi lý và kỳ thị. Phỉ báng HDH lòn trôn VC, tại sao không nghĩ lại là Việt Cộng lòn trôn Hoa Kỳ thông qua nghị viên Hoàng Duy Hùng?

Cũng vậy, năm 2010, với tư cách nghị viên Đặc Trách Châu Á Thái Bình Dương, HDH thay mặt Thành Phố Houston dự Lễ Quốc Khánh của Trung Cộng và trao bằng khen Trung Cộng có mối giao hảo tốt với Houston, lập tức HDH bị đánh là đi làm “tay sai liếm đít” cho Trung Cộng! Vậy, Phó Thị Trưởng Anne Clutterbuck và các nghị viên khác đến tham dự ngay ngày hôm đó cũng là “tay sai liếm đít” cho Trung Cộng? Vậy Dân Biểu Liên Bang Al Green, văn phòng Thống Đốc Rick Perry, và nhiều dân cử khác của Hoa Kỳ có mặt hôm đó cũng là tay sai cho Trung Cộng? Nên nhớ, hôm đó HDH đến tham dự không phải với tư cách của một người VN, mà là tư cách của dân cử Houston, ông đi làm nhiệm vụ của một nghị viên, thì ông cần phải làm tròn bổn phận nghị viên, qua sự làm tròn bổn phận này, ông làm nở mặt người Việt đó là dân Việt không thua cho Tàu hay bất kỳ một sắc dân nào khác.

HDH đã từng tâm sự với bạn bè và các chiến hữu: "Chống Cộng mà được người ta khen là chống Cộng thì chống Cộng kiểu đó cũng còn dễ. Xuất phát từ lòng yêu nước, có viễn kiến, quyết tâm bước đi theo sự hướng dẫn của trí tuệ và lương tâm, chống Cộng mà bị người ta ngày đêm dựng chuyện chụp mũ đánh phá gán ghép là tay sai VC hay là Việt gian mà vẫn kiên trì thì chống Cộng đó mới khó và chống Cộng đó mới là chống Cộng thật"./.

Houston ngày 4 tháng 12 năm 2013.

Góp ý của Mr. Tom:

Trước đây ai nấy đều ủng hộ con đường Cách Mạng Toàn Diện dùng vũ lực hoặc dùng sức mạnh quần chúng lật đổ chế độ CSVN, nhưng đã gần 40 năm cho thấy phương thức này không thể thực hiện được. Vì thấy kết quả con đường đấu tranh lật đổ CSVN không có hữu hiệu bao nhiêu nên Al Hoang quyết định thay đổi phương thức đấu tranh. Al Hoàng quyết định đi con đường Đối Thoại Đấu Tranh Từng Phần để hỗ trợ cho Cách Mạng Trắng ở Việt Nam. Vì đi con đường này nên bao nhiêu hận thù căm ghét CSVN của nhiều người, chưa có chỗ xả xú bắp, liền chuyển sang đổ lên đầu Al Hoàng vì họ cho rằng đây là chiêu thức của "những Việt gian đi liếm đít cho Cộng Sản".

Cú bắt tay của Đức Jean Paul II với Gorbachev làm thay đổi cục diện để rồi Cộng Sản ở Đông Âu và Liên Xô đổ nhào. Ở trong ĐCSTQ có một Hoa Quốc Phong và một Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang chống lại Đặng Tiểu Bình. Nếu không có Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương giúp đỡ đàng sau thì đã không có biến cố Thiên An Môn năm 1989 để thay đổi cả cục diện Trung Hoa.

Ở Việt Nam vào cuối thập niên 1980 có một Trần Xuân Bách trong Bộ Chính Trị muốn cải tổ chính trị chấp nhân đa đảng. Rất tiếc Trần Xuân Bách không có đồng minh và không mấy ai ở hải ngoại hỗ trợ nên Trần Xuân Bách bị cô lập và chết dần mòn trong cô quạnh. Nếu hồi đó người Việt hải ngoại ủng hộ cho Trần Xuân Bách thì không chừng bây giờ VN đã có đa đảng! Một Võ Văn Kiệt muốn thay đổi Việt Nam, ông đã từng tuyên bố "30 tháng 4 nhiều triệu người vui nhưng cũng nhiều triệu người buồn" và ông muốn "đóng lại chương lịch sử chiến tranh đau thương" để dân tộc Việt "thay da đổi thịt", nhưng người Việt hải ngoại chần chờ còn nghi ngại nên Võ Văn Kiệt cũng bị thủ tiêu. Sau Võ Văn Kiệt còn có rất nhiều người Cộng Sản muốn thay đổi, nhưng họ ở trong một cơ chế khó xoay chuyển, họ cần đồng minh, họ cần sự hiểu biết và hỗ trợ của hải ngoại, rất tiếc ở hải ngoại lại quá đa nghi và chống lại họ. Thị dụ một cựu Chủ Tịch Nước Nguyễn Văn An đòi thay đổi Hiến Pháp, một Chu Hạo đề nghị đổi tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa, một Ls. Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận lập Đảng Xã Hội, v.v., nhưng người hải ngoại vẫn đa nghi, và công an CSVN lại dùng đa nghi này của người hải ngoại và dùng chính người hải ngoại để đánh tan nát những người CS có tư tưởng cải tiến nên vận hội mới cho dân tộc Việt đã và đang không được mở ra.

Người Việt hỏi khi nào VN có một Gorbachev hay một Boris Yeltsin? Cả Gorbachev lẫn Yeltsin đều là những cán bộ cao cấp hàng đầu của CS Liên Xô. Họ làm được tại sao CSVN lại không làm được? Muốn có một Gorbachev hay một Yeltsin hoặc một Triệu Tử Dương thì cần phải tạo môi trường. Theo ông Al Hoàng nói chuyện với bạn bè, đối thoại đấu tranh từng phần không phải là thân Cộng hoặc đi theo Cộng mà là để tạo môi trường cho có một Gorbachev hay một Yeltsin của Việt Nam.

Bối cảnh CS ở thời điểm 1975 khác với thời điểm 1991 và đương nhiên rất khác với thời điểm 2013. Đấu tranh thì phải tìm phương thức cho hợp với bối cảnh thời đại. Đấu tranh hiện nay không những chỉ nhìn đến cục diện với CSVN mà còn phải nhìn cả cục diện quốc tế, đặc biệt là cục diện giữa hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trung Quốc lúc nào cũng chực sẵn Việt Nam có xáo trộn thì lấy lý do ổn định biên cương đem hơn triệu quân vào VN thì lúc đó là đại họa của dân Việt. Đấu tranh hiện nay phải khôn khéo không thể để cho Trung Quốc có cớ đem quân vào Việt Nam.

Cộng sản dã man tàn ác nên hầu hết ai cũng ghét. Nhất là những vị đã từng bị CSVN giam cầm thì sự căm ghét càng gia tăng. Thù hận và căm ghét lên tới cao độ khi họ thấy CSVN vẫn khư khư bám lấy quyền lực tạo một lớp Tư Bản Đỏ mới và họ liên tục chà đạp nhất quyền. Ghét thì họ chưởi, họ rủa, họ mắng Cộng. Và khi thấy ai dính dáng đến Cộng thì họ ghét lây, họ chưởi lây, họ mắng lây.

Có những người lấy làm thỏa mãn cho việc chưởi Cộng hoặc chưởi những ai đứng gần với Cộng. Ngoài thỏa mãn này ra, họ không có sách lược nào hết vì đối với họ chẳng ai có thể lật được Cộng Sản. Chúng ta cũng nên thông cảm với những người này vì Trời sinh ra họ với cảm tính mạnh. Ngay ở Việt Nam bây giờ, nhiều đảng viên Cộng Sản cũng chưởi Cộng, nhưng họ chưởi Cộng không có nghĩa là họ Chống Cộng. Họ chưởi Cộng nhưng ai mà đòi lật đổ Cộng thì họ phản bác lại ngay vì lật đổ Cộng tức là đánh bể nồi cơm của họ. Họ ghét Cộng nhưng họ cũng còn phải lo cho bản thân và gia đình, họ chưa vượt qua được quyền lợi cá nhân để lo cho đất nước. Chưởi Cộng không có nghĩa là Chống Cộng là vậy.

Nhưng chưởi Cộng khác với chống Cộng. Nói đến "chống" thì phải nói đến kế hoạch, sách lược, chiến thuật, biến tiến, biết lui, sao cho công việc có thành quả cao nhất.

Chống Cộng là sự đấu tranh. Mục tiêu đấu tranh là để dân chúng giàu mạnh trong thể chế Tự Do & Dân Chủ. Khi nói đến chiến lược và chiến thuật thì nói đến cương & nhu tùy theo bối cảnh. Đôi lúc chiến thuật nhu hay chiến thuật cận chiến làm cho người ta ngộ nhận là đứng sát kề Cộng tức là thân Cộng, nên những người trong Nhóm Chưởi Cộng lập tức chưởi những người thi hành chiến lược chiến thuật nhu hay chiến thuật cài răng lược đó.

Ông Al Hoàng chấp nhận sách lược đối thoại đấu tranh từng phần, không lật đổ nổi Cộng Sản thì đấu tranh tiệm tiến, đấu tranh kiểu kiến tha lâu đầy tổ, đấu tranh từng bước một giảm thiểu cái Ác để rồi khi thời cơ đến thì cổ suý cho Lộ Trình Dân Chủ. Đấu tranh kiểu này thì giống y như nước trong chảy vào hồ nước đục, cần phải có thời gian để hồ nước đục từ từ trong lại. Nhưng những ai đi nước cờ này đầu tiên đều phải chịu sư hy sinh, chịu sự hiểu lầm, chịu sự chưởi bới chỉ vì những người khác không nhìn ra sách lược đó. Ông Al Hoàng đã chấp nhận đi con đường đối thoại đấu tranh từng phần để cổ suý cho việc thiết lập Lộ Trình Dân Chủ thì chắc ông cũng đã chuẩn bị tâm lý để bị hiểu lầm, để bị rủa sả là theo Cộng, là ăn bã mía của Cộng, là được Cộng trả tiền.

Đã đi hốt rác hay đứng cạnh đống rác thì thân thể bị lây mùi hôi đó. HDH chấp nhận sát cận với CS như đứng gần đống rác hoặc đi hốt rác thì đương nhiên bị ám mùi hôi thối của đống rác Cộng, và chính vì thế nên ông bị người ta ngộ nhận hay cũng đồng hóa các ông là đống rác CS để rồi họ trút cơn thù ghét ngút ngàn trên các ông và chưởi bới ông cách tàn mạt cũng là chuyện thường tình.

Yêu nước chân chính là do tự Tâm của mình, không ai ban phát cho mình, không ai tước đoạt mình. Ông Al Hoàng đã chọn con đường yêu nước đối thoại đấu tranh từng phần thì ông hãy làm đúng với lương tâm của mình và hãy kiên cường bước qua những lời lăng nhục sỉ vả của phe Chưởi Cộng vì phe Chưởi Cộng rất căm hận thù ghét Cộng Sản mà chưa có chỗ trút thì nay trút vào người ông vì ngộ nhận ông là người theo Cộng hoặc thân Cộng.

Tôi hiểu tâm trạng của những người Chưởi Cộng. Nhưng tôi cũng rất thương cho những chiến sĩ đấu tranh chống Cộng mà bị ngộ nhận hiểu lầm. Tôi chúc ông HDH vững bước trên con đường lý tưởng của ông mà ông đã chọn./

LỜI PHI LỘ



Tác giả Hồ Nam viết một bài kêu gọi tuổi trẻ hãy dấn thân mở đường máu tìm cách thoát khỏi vòng vây bế tắc trong sách lược đấu tranh. Tác giả viết như sau:

-------- Trích -------

Kính thưa qúy vị, khi chúng tôi viết bài nêu vấn đề Chống Cộng Sản phải có sách lược cụ thể, đó là con đường mà trước tiên phải mở đường máu phá vòng vây để tự cứu lấy mình.

Từ năm 1975 nước mất vào tay Cộng Sản, chừng 3 triệu người Việt lưu vong trên khắp thế giới.

Năm 1995 cưụ Tổng Thống Bill Clinton tuyên bố bỏ cấm vận và sau đó bang giao với CSVN, người Việt hải ngoại chúng ta đã dấy lên phong trào phản đối lại chính sách cấm vận và bang giao với Cộng Sản của chính quyền Hoa Kỳ.

Chúng ta đã có 20 năm đầu (1975 - 1995) của thời kỳ tỵ nạn Cộng Sản, đó là thời gian lo ổn định kinh tế gia đình, xây dựng sự nghiệp và lo cho tương lai trưởng thành của con cháu, nhưng vẫn không quên giang sơn gấm vóc Việt Nam nằm bên kia Thái Bình Dương đang chìm sau bức màn sắt. Cho nên, khi nghe Hoa Kỳ bỏ cấm vận và bang giao với CSVN, khác chi một gáo nước lạnh tạt vào mặt. Cộng đồng VN phản ứng là quyền mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã dành cho, nhưng Quyền lợi của nhân dân Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ vẫn trên hết. Qua bài học Hoa Kỳ Bang giao với CSVN, Người Việt tỵ nạn Cộng Sản đã dần trưởng thành trong sinh hoạt dân chủ.

Từ những năm 1995 đến hôm nay, gần 20 năm trời dài đằng đẵng với biết bao xung đột, xáo trộn, chia rẽ có lúc lên cao độ xâu xé lẫn nhau, nhưng trong đó vẫn còn có những người còn tâm hồn cao thượng, yêu nước đã can đảm đứng lên trong muôn vàn khó khân đã làm được và thành công, tạo thế đứng cho con cháu đi vào giòng chính. Tất cả các điều nói trên chỉ là mới Cư An, còn Tư Nguy thì chưa có một giải pháp nào được đưa ra cụ thể. Chính những người trí thức, những nhân vật có quá khứ một thời nắm quyền trong hai nền Cộng Hòa hay những tổ chức đảng phái Quốc Gia cũng chỉ có những sinh hoạt rập khuôn, bài bản lý thuyết mang tính cách bày tỏ thái độ chính trị, nghĩa là cũng chỉ đứng bên lề cuộc đấu tranh mà không có một sách lược cụ thể công bố làm kim-chỉ-nam cho đường lối đối đầu trực diện với chế độ đang cầm quyền trong nước? Khi đã có Cư An rồi nghĩ đến Tư Nguy, tức là phải có chủ trương đường lối cụ thể để Hóa Giải (không phải là Hòa Giải) tình trạng nguy ngập, mà cứu dân cứu nước!

Vì không có Tư Nguy cụ thể, không để xướng ra một sách lược đối đầu nên gần 40 năm qua, cộng đồng người Việt Hải Ngoại vẫn ở trong cái vòng vây Tỵ Nạn Cọng Sản, Người nào người nấy an phận thủ thường chấp nhận Căn Cước Tỉ Nan trọn đời, đời mình, đời con, đời cháu thì mãi ở trong vòng vây Tỵ Nạn Cộng Sản. Duy nhất một công việc mà người Việt Hải Ngoại có đôi chút sức mạnh đó là làm cử tri đi bầu phiếu cho các chính khách sở tại. Hoa Kỳ và các chính quyền quốc gia khác cho người Việt chúng ta có đủ quyền tự do, có dân chủ, có quyền đề đạt nguyện vọng chính trị và chính quyền tiếp nhận nhưng họ có quyền không nghe lời! Kinh nghiệm của cộng đồng chúng ta vận động bao nhiêu việc, người Hoa Kỳ vẫn vui vẻ lịch sự tiếp xúc, rồi đâu cũng vào đó. Tôi nói như thế không phải để làm nản chí và chấm dứt công tác vận động, mà cho thấy đó chỉ là những vấn đề không nằm trong chủ trương ngoại giao của Hoa Kỳ.

Ngoại giao của Hoa Kỳ là thuyết phục, là đối thoại từng phần theo từng giai đoạn. Những cuộc tấn công bằng vũ lực chỉ là cái cớ để đưa đối phương vào ngồi bàn đối thoại. Ngay cả khủng bố Al Qaeda, Hoa kỳ cũng muốn móc nối để đối thoại. Trong lúc đó, Cộng Đồng Việt Nam chỉ là một tẩp thể đang sống nhờ ở đậu thì làm sao buộc Hoa Kỳ phải thực hiện những yêu sách tạo rắc rối ngoại giao của Hoa Kỳ? Mặt khác lại có các ông chính khách kiếm phiếu sẵn sàng tiếp xúc với chúng ta, vui vẻ hứa đứng về phía chúng ta lên án Cộng Sản, có gì mất mát cho họ đâu, họ đưa chúng ta vào đọc tham luận trong Quốc Hội Hoa Kỳ, họ lên án Cộng Sản vi phạm nhân quyền, nhưng trớ trêu thay Hoa Kỳ lại để cho CSVN trở thành một ủy viên của Ủy Ban Nhân Quyền trong Liên Hiệp Quốc!.

Hết năm này qua năm khác, hết sự kiện này qua sự cố khác, chúng ta cứ chống Cộng, Hoa kỳ vẫn thản nhiên làm những gì có lợi cho đất nước và nhân dân Hoa Kỳ. Vì sao như thế? Vì chúng ta chống CSVN không có đường lối phù hợp với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Hoa kỳ luôn muốn làm người trọng tài trên sân chơi, huống gì sân chơi Việt Nam thì Hoa Kỳ đã có hệ lụy kéo dài qua cuộc chiến đẩm máu mà cho đến nay giữa nhà cầm quyền Việt Nam và khối người Việt tỵ nạn Cộng Sản vẫn còn dây dưa mối hận thù chưa một ai đứng ra tháo gở được. Đây là lúc tuổi trẻ không dính líu đến cuộc chiến Quốc - Cộng phải lên đường.

Thế hệ trước đã vướng vào vòng thất bại, mang tự ti mặc cảm thua cuộc, tù đày, cương quyết chống Cộng đến cùng lại không đưa ra được một đường lối tháo gở cứu nước cứu dân. Họ đã tuyên bố là những người giữ Căn Cước Tỵ Nạn. Họ chấp nhận ở trong vòng đai Cộng Đồng Tỵ Nạn CS.

Tuổi trẻ thanh niên phải đứng lên, thay ông cha, thực hiện lời Nguyễn Trãi, cáo chết ba năm vẫn quay đầu về núi, đột phá vòng vây, bắt tay nhau cứu nước cứu dân.

1/ Việc đầu tiên thành lập đoàn Thanh niên Việt Nam Yêu Nước (Quốc nội và hài ngoại).

2/ Vận động chính giới Hoa Kỳ trung gian gặp gỡ giữa hai bên.

La Mã, trước thành Rome là Spart, khi thế kỷ lên 2 thì Rome thay Spart, cuộc thế định như thế, nay thế kỳ này lên 21, thế hệ trẻ Việt Nam phải đứng lên từ trong nước ra hải ngoại, vòng quanh thế giới. Thanh niên ơi mau hiến thân dưới cờ, nhận trách nhiệm cứu nước.

Khi nhận được bài viết này của chúng tôi, các bạn trẻ thanh niên hãy phát biểu ý kién xây dựng, cùng nhau đưa ra giải pháp đột phá vòng vây Tỵ Nạn Cộng Sản, mở ra lối thoát tự cứu lấy tương lai cho dân tộc Việt Nam.

Xin hãy xem đây là một Thông Điệp và xin nhờ quý vị tiếp tay chuyển ra rộng rải, cám ơn.

-------- hết lời trích ----

Trước Khủng Bố 9/11/2001, tôi quyết tâm đi con đường cách mạng triệt để với mong muốn lật đổ Cộng Sản Việt Nam. Nhưng qua nhiều tiến trình, nhất là trong lúc hoạt động trong lòng địch, tôi thấy rằng không đủ sức mạnh bạo lực để lật đổ thì bạo lực chưa chắc giải quyết được vấn đề, không khéo còn gây thêm nhiều hệ lụy cho các chiến hữu, gia đình và các chiến hữu.

Đáp lại lời kêu gọi của ông Hồ Nam, tôi tìm cách vẫy vùng ra khỏi suy tư cũ của chính bản thân mình để tìm ra một phương thức đấu tranh khác hữu lý, hợp với tôi và có thể hợp với nhiều người. Tôi không đòi hỏi những ai khác quan điểm với tôi phải đi theo lối suy tư của tôi, vì mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau cần phải tôn trọng nhau, và đó chính là Dân Chủ.

Tôi kết luận cho bản thân đó là Việt Nam cần có Cách Mạng Trắng và để hỗ trợ cho Cách Mạng Trắng này thì cần có Sách Lược Đối Thoại Đấu Tranh Từng Phần với Nhà Nước Việt Nam mà hiện tại thì do ĐCSVN độc quyền lãnh đạo. Thi hành Sách Lược Đối Thoại Đấu Tranh Từng Phần, cuối năm 2012, với tư cách nghị viên Khu F, tôi đã cùng với Thị Trưởng Annise Parker tiếp đón phái đoàn Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn và đã tổ chức một buổi “đối thoại” để các nhân vật đảng phái đấu tranh đặt vấn đề với phái đoàn của ông Nguyễn Thanh Sơn. Sau đó, tháng 3 năm 2013, với tư cách nghị viên khu F, tôi về Việt Nam để thúc đẩy quan hệ song phương giữa Houston – Đà Nẵng.

Phương thức của tôi gặp những sự chống đối nhưng cũng có những đồng thuận âm thầm hỗ trợ tôi. Tuy nhiên, tôi nhận thấy những người chống đối tôi là do xuất phát lòng yêu nước hận Cộng Sản thấu xương nên ngộ nhận cho rằng tôi theo Cộng hoặc làm tay sai cho Cộng Sản.

Để tránh sự hiểu lầm cho Sách Lược Đối Thoại Đấu Tranh Từng Phần, tôi quyết định chọn lọc một số bài viết của tôi liên quan đến đề tài này, cộng với một số bài phỏng vấn trong và ngoài nước cũng như một số emails phát tán trên mạng lưới toàn cầu để sắp đặt lại thành một tuyển tập với hy vọng giúp cho bản than tôi và cho những ai muốn tìm hiểu Cách Mạng Trắng là gì thì có tài liệu tham khảo nhanh chóng hơn.

Đây chỉ là một sự thu thập dữ kiện hơn là cả một hệ thống suy tư lý luận nên chắc chắn không thể đáp ứng theo nguyện vọng của một số người. Nhưng với quan niệm “người nào làm việc nấy” nên tôi làm công việc của tôi với ước vọng như một viên gạch góp tay chung với mọi người trong công cuộc tranh đấu cho nước Việt sớm có Tự Do & Dân Chủ thật sự trong thể chế đa nguyên chính trị tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền. Tôi hy vọng Tuyển Tập này giống y như một bản nhạc dạo đầu tạo kích thích cho các bậc thức giả nghiên cứu sâu rộng để rồi trong những tháng ngày tới các bậc thức giả sẽ hoàn chỉnh một bản nhạc giao hưởng thật sự đó là một Biên Khảo Chính Luận được ra đời làm cẩm nang cho những chiến sĩ đấu tranh dưới ngọn cờ Cách Mạng Trắng Cho Việt Nam hoặc dưới một tên gọi nào khác mà mục tiêu cũng chỉ là Dân Chủ & Phồn Vinh cho dân tộc Việt.

Nơi đây, ngoài gia đình, bà xã và các con của tôi ra, trước tiên tôi xin cám ơn ông Đoàn Kỷ với bài viết tôi chọn làm bài Thay Cho Lời Giới Thiệu, kế đến là ông Hồ Nam mà tôi chọn trong bài Lời Phi Lộ này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả quý vi lãnh đạo tinh thần, quý chiến hữu, quý bạn bè thân hữu, và quý đồng hương đã theo dõi các hoạt động của tôi, đã đóng góp ý kiến xây dựng, và đã âm thầm cầu nguyện cũng như ủng hộ cho tôi trên nhiều phương diện từ tinh thần cho đến vật chất. Xin Mẹ Việt Nam và Đấng Thiên Thượng trả ơn cho quý vị.

Houston tháng 12 năm 2013.


BÀI 1

CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN HOANG TƯỞNG VÀ SAI LẦM

Một giảng sư đại học đảng viên Cộng Hòa của Mỹ dạy môn triết và ông từng đưa ra nhận định Chủ Nghĩa Cộng Sản của Marx là hoang tưởng và sai lầm. Giảng sư đưa ra thí dụ cùng một dân tộc, một tiếng nói và một lịch sử nhưng khi áp dụng ở Bắc Triều Tiên (cũng được gọi là Bằc Hàn) hoặc ở Đông Đức thì người dân ở hai xứ này khổ sở trong khi đó ở Nam Triều Tiên và Tây Đức thì người dân sung sướng hơn nhiều. Dân Đức đã may mắn thống nhất nhưng hai nước Triều Tiên thì chưa. Có một số sinh viên bày tỏ sự hoài nghi. Có sinh viên cho rằng Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chủ Nghĩa Xã Hội không có sai lầm từ căn bản mà là do những người thi hành làm không đúng.

Giảng sư phát biểu: “Bây giờ chúng ta thực tập Chủ Nghĩa Cộng Sản với nguyên tắc làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu. Tôi sẽ cho làm bài thi 3 lần. Khi làm bài thi mỗi sinh viên làm hết khả năng của mình, và để được hưởng theo nhu cầu, tôi sẽ cộng lại tất cả các điểm, chi đều cho các sinh viên, ai nấy sẽ được điểm như nhau.”

Lần thi thứ nhất cả lớp làm bài hăng hái, sau khi cộng điểm lại tất cả các sinh viên, chia đều ra thì thấy điểm trung bình của lớp là B. Lần thi thứ hai, nhiều sinh viên học giỏi thấy mình làm giỏi mà chỉ được điểm B nên bất mãn không học hết mình, trong khi đó những sinh viên không giỏi cảm thấy mình không làm gì cũng được điểm B nên ù lì ra không học. Lần này, điểm trung bình của lớp là D. Lần thi thứ ba không ai muốn làm gì nữa nên điểm trung bình của lớp là F!

Sau lần thi thứ ba, giảng sư kết luận: “Ngay tự căn bản Chủ Nghĩa Cộng Sản và Xã Hội của Marx sai lầm vì nó đặt trên một giả thuyết sai lầm đó là ai cũng có nhu cầu như nhau nên triệt hạ những ai hay hơn hoặc triệt tiêu ý chí phấn đấu hướng thượng của mỗi người. Nhu cầu của một em bé khác với nhu cầu của người lớn. Ngón tay thì có ngón dài ngón ngắn. Sự chênh lệch và khác biệt của con người tạo nên đa dạng và phong phú hơn là xấu xa. Chủ nghĩa Cộng Sản nhìn sự chênh lệch và khác biệt là xấu xa và tìm cách triệt tiêu sự chênh lệch và khác biệt nên gây ra tai họa cho con người. Khi triệt hạ như vậy họ lại tạo nên một sự khác biệt và chênh lệch lớn lao hơn. Chủ nghĩa này tạo nên một guồng máy tàn bạo hun đúc những con người dầu có lòng trong trắng bước vào guồng máy này lập tức bị cô lập hay là trở thành tàn bạo như cỗ máy đó. Có nhiều người khi theo Cộng Sản, tin Cộng Sản, từ khởi thủy có nhiều con người rất tốt và yêu nước nhưng khi bước vào cơ chế sai lầm này họ bị uốn đúc lên trở thành những người sai lầm và làm hết điều sai lầm này sang điều sai lầm khác. Chủ nghĩa Cộng Sản đẻ ra một cơ chế ỷ lại và ù lị hưởng thụ nên trở thành tai họa cho cả loài người. Chính vì nhìn ra sự sai lầm này nên Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chết tại Đông Âu, Liên Xô và trên toàn thế giới. Ở Trung Hoa, Bắc Triều Tiên, Việt Nam hay ở Cuba Chủ Nghĩa Cộng Sản chỉ còn là cái vỏ bề ngoài nhưng thực chất cái ruột đã bị thay, họ thay vào Chủ Nghĩa Dân Tộc để kéo dài sự cai trị của Đảng.”

Đây là câu chuyện được luân lưu trong Đảng Cộng Hòa, nhất là trong Đảng Trà (Tea Party một phần cực hữu của Đảng Cộng Hòa) từ đầu năm 2010 đến nay để vận động các đảng viên Cộng Hòa chống lại chính sách Bảo Hiểm Sức Khỏe và các chính sách của Tổng Thống Obama và của Đảng Dân Chủ. Đảng Cộng Hòa cho rằng Obamacare và những chính sách khác của Tổng Thống Obama làm cho những người trước đây đã ù lì sẽ ù lì thêm, không có tinh thần phấn đấu để đi làm đóng góp cho xã hội mà chỉ ở nhà hưởng thụ thì chắc chắn Quốc Gia Hoa Kỳ không sớm thì muộn cũng sẽ bị phá sản giống y như trường hợp sau 3 lần thi thì cả lớp đều lọt sổ ở điểm F.

Chuyện của nước Hoa Kỳ nghe lắm tôi cũng thuộc lòng, tôi muốn nghe chuyện quốc tế và nhất là chuyện liên quan đến Việt Nam. Tôi thắc mắc và được sự trả lời: “Ông lấy bằng chứng nào quả quyết cái ruột Chủ Nghĩa Cộng Sản đã chết ở Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Triều Tiên hay ở Cuba và họ đã thay vào Chủ Nghĩa Dân Tộc để kéo dài ngày cai trị của Đảng? Tôi vẫn thấy họ độc tài giống y như xưa mà thôi.”

Tôi được câu trả lời: “Độc tài là sản phẩm không phải của riêng Chủ Nghĩa Cộng Sản mà còn là sản phẩm của nhiều chủ nghĩa như Quân Chủ, Quân Phiệt, Chủ Nghĩa Phát-xít, Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan, Tôn Giáo Cực Đoan, v.v. Độc tài cực đoan cánh hữu hay cực đoan cánh tả đều là sự nguy hại không những cho quốc gia của họ mà còn cho cả nhân loại. Ở những quốc gia đang mang nhãn hiệu Cộng Sản thì những người cầm quyền trong thâm tâm ai cũng biết Chủ Nghĩa Cộng Sản sai lầm không còn hấp lực nữa nên họ đã khéo léo chuyển sang Chủ Nghĩa Dân Tộc lồng trong Chủ Nghĩa Cộng Sản. Thời gian đầu họ còn có thể đánh lừa được dân nhưng rồi dần dà họ cũng sẽ bị lật tẩy. Nguy hiểm nhất là khi bị lật tẩy thì họ đã bám chặt địa bàn hoạt động biến thành độc tài mafia đảng trị thì quốc gia đó khó có sự phát triển như ý muốn, hoặc khi cần họ sách động Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan để đưa đất nước vào những cuộc chiến đẫm máu hầu che lấp mưu đồ độc tôn cai trị của họ. Trung Quốc thì họ đang cổ súy cho Chủ Nghĩa Hán Tộc Cực Đoan tạo sự ảnh hưởng và văn minh của người Hán trên toàn thế giới. Bắc Triều Tiên và Cuba thì chuyển dạng sang quân chủ cha truyền con nối hoặc anh em nối ngôi. Còn Việt Nam thì họ chuyển biến sang dạng của độc đảng nhưng có 2 phe thân Trung Quốc & Hoa Kỳ và trong 2 phe lại có nhiều phái. Theo chúng tôi, tình hình Việt Nam là tình hình đặc biệt vì nhiều nhân vật cấp tiến thân Hoa Kỳ chấp nhận thay ruột trước đổi vỏ sau. Bằng chứng hiện nay quân đội của CSVN đã được trang bị súng ống vũ khí của Mỹ và được Mỹ huấn luyện.”

Tôi vẫn chưa buông tha: “Tế nhị là như thế nào và làm sao để mang lại Tự Do & Dân Chủ cho Việt Nam?”

Tôi được góp ý: “Có 3 cách để đem đến Tự Do & Dân Chủ. Cách thứ nhất là thay vỏ và đổi ruột luôn một lúc, tức là làm binh biến hoặc lật đổ chế độ. Tôi biết nhiều người Việt ở hải ngoại muốn cách này lắm nhưng khổ nổi không có lực lượng và lại đi ngược với chính sách của các đại cường như Hoa Kỳ vì Hoa Kỳ đang có bang giao với CSVN. Thay vỏ đổi ruột một lúc khó có thể xảy ra được ở Việt Nam vì không có tổ chức nào đủ khả năng về quân sự hay lớn đủ để điều động những cuộc xuống đường rầm rộ toàn quốc từ bắc xuống nam. Khi không có lực lượng đủ mà thay vỏ đổi ruột một lúc không chừng sẽ đưa đến những tai hại khó lường trước như Trung Quốc nhân danh cứu nguy đàn em CSVN đem quân vào đóng thì khốn khổ vô cùng. Cách thứ hai là thay vỏ mà không đổi ruột thì đưa đến tệ nạn mafia. Cách này đã xảy ra ở Nga vì sau khi Cộng Sản sụp đổ, Nga chưa có sự chuẩn bị tái kiến thiết, đất nước lại hỗn loạn, Đảng Xã Hội. một đảng thoái thân của Đảng Cộng Sản do Putin lãnh đạo, đang tung hoành thao túng như một đảng mafia cai quản đất nước. Thay vỏ mà không đổi ruột nhiều khi không tốt đẹp hơn mà có thể đưa đến tệ hại hơn. Cách thứ ba là thay ruột rồi từ từ đổi vỏ và cách này đang được Hoa Kỳ hỗ trợ. Người Việt Nam các anh thông minh và tôi nghĩ rằng người Việt Nam các anh hiểu cách nào để có những chiến thuật xuất sắc thi hành kế hoạch này.”

Thời xưa lúc còn Việt Nam Cộng Hòa người ta hay nói Xanh Vỏ Đỏ Lòng để ám chỉ những ai ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản. thời nay ở trong nước lại có câu Đỏ Vỏ Xanh Lòng để ám chỉ những người bề ngoài là Cộng Sản nhưng trong ruột thì không có chút gì tin vào Chủ Nghĩa Cộng Sản. Thật ra, ở Việt Nam bây giờ chính là thời kỳ tư bản hoang sơ như Hoa Kỳ ở vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Tôi vẫn cù nhầy: “Vậy ý ông cho rằng biểu tình chống đối CSVN không cần thiết?” Ông mỉm cười trả lời: “Ở Mỹ có tự do mà người ta vẫn biểu tình và hầu như biểu tình hàng ngày nữa. Biểu tình rất cần thiết vì nó là sự phát biểu của tự do ngôn luận và nó cũng là hình thức bày tỏ không đồng quan điểm với chế độ. Nếu không có biểu tình thì chế độ tưởng lầm họ làm đúng nên không có ai phản đối. Nhưng đừng biến các cộng đồng tổ chức vô vị lợi thành những đảng đấu tranh chính trị vì như vậy sẽ bị ngộ nhận và gây ra khó khăn trong công việc điều hành Cộng Đồng. Hãy để các cơ phận chuyên nghiệp lo chuyện này đó là các đảng phái chính trị hoặc các Ủy Ban Đặc Nhiệm (Ad Hoc Committee) độc lập với Cộng Đồng. Tuy nhiên một điểm cũng cần lưu ý là đừng hề hóa hoặc nhàm chán hóa cuộc biểu tình. Khi nào cần thì lúc đó biểu tình chớ không phải chuyện nào cũng biểu tình làm hao tốn sức lực và làm cho những người khách quan có cảm giác nhàm chán hay hề hóa thì lúc đó biểu tình không những không phát huy được sức mạnh mà còn bị tác dụng ngược. Nên nhớ, biểu tình mà thôi không đủ để thay đổi chế độ vì nếu làm được thì Tự Do & Dân Chủ đã đến với dân tộc VN rồi. Ngoài việc biểu tình còn cần những cơ phận khác. Biểu tình giống như cơ phận của hai tay hai chân phát huy sức mạnh nhưng cần một cơ phận đầu não và cái miệng ngoại giao. Cái hay đó là làm sao cơ phận nào làm trách nhiệm của cơ phận đó và đừng để cho hai tay hai chân của mình đấm đá lẫn nhau hoặc đánh vào đầu vào bụng của mình thì lúc đó mình tự chuốc lấy họa diệt vong vô tình tạo cho CSVN thêm cơ hội kéo dài sự tồn tại độc quyền cai trị đất nước.”

Lời Kết: Người bạn tôi góp ý cho rằng hai cái sai không làm nên cái đúng. Ông cho rằng Chủ Nghĩa và cơ chế Cộng Sản sai lầm và tác hại vô cùng nhưng những người đấu tranh cho Tự Do & Dân Chủ không phải vì vậy cho phép họ cũng làm sai như áp dụng chiêu bài chụp mũ hoặc tấn công những người đấu tranh khác mà không giống quan điểm của mình. Cộng Sản làm sai trái và tàn ác thì chúng ta phải làm đúng và làm với tình tự dân tộc đầy tính nhân bản thì may ra mới đưa đất nước chúng ta ra khỏi độc tài, nghèo đói, lạc hậu, hận thù và chia rẽ./.

Hoàng Duy Hùng – Houston tháng 10, 2010.



BÀI 2

CÁCH MẠNG TRẮNG CHO VIỆT NAM

Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đến Houston vào ngày 12/7/2010. Asia Society hợp tác với Greater Houston Partnership tổ chức một buổi tiếp đón long trọng Thủ Tướng Lý Hiển Long tại khách sạn sang trọng Hyatt. Tôi được hân hạnh tham dự buổi hội luận này, ngồi cùng bàn với các vị Tổng Lãnh Sự của Nhật, Nam Hàn, Nam Dương, Ấn Độ, v.v. Đề tài bàn thảo là Viễn Đông Trong Thế Kỷ Tới (Far East In The Next Century). Nội dung bài nói chuyện của Thủ Tướng Lý Hiển Long nói đến sự phát triển của thế giới và đặc biệt là Viễn Đông trong 100 năm tới.

Thủ Tướng Lý Hiển Long nhận định thế kỷ tới là thế kỷ của Châu Á và Viễn Đông đóng một vai trò rất quan trọng. Ông cho rằng trong tương lai sự cạnh tranh về kinh tế giữa các quốc gia sẽ có cường độ mạnh hơn cả sự cạnh tranh chính trị và quân sự. Về kinh tế, ai đã mở hàng trước thì có lợi điểm hơn, khách hàng quen thuộc nên sự thành công dễ dàng hơn. Ông cho rằng hiện nay có “Four Great P” gồm có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, và Brazil (Ba Tây). (Tôi chưa kịp nghe rõ P ở đây là Pacific hay là Partners. Tôi nghĩ Partners thì chính xác hơn vì ông nói đến sự cạnh tranh trong đối tác hơn là cạnh tranh trong kẻ thù tiêu diệt lẫn nhau.) Nhưng ông nhận định trong thế kỷ tới sẽ có 8 P và nếu quốc gia nào có lãnh đạo giỏi thì sẽ là thành viên mới.

Tôi ngó sang bên cạnh thì thấy các Tổng Lãnh Sự Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ và Nam Dương ghi chép vào sổ tay những điểm quan trọng mà Thủ Tướng Lý Hiển Long trình bày, mặt người nào người nấy đăm chiêu suy nghĩ. Tôi băn khoăn vô cùng vì thấy “người ta” bàn luận và đặt những kế hoạch cho quốc gia của họ cả hàng trăm năm sau, còn chúng ta, chúng ta loay hoay ba cái chuyện cỏn con trong Cộng Đồng không xong thì làm sao mà đòi đưa đất nước đến hùng cường?

Đang băn khoăn thì tôi lại nghe Thủ Tướng Lý Long Hiển nói dân tộc nào mà đoàn kết thì có cơ hội đưa đến sự thành công hơn, dân tộc nào mà sự phân hóa nặng nề, càng kéo dài bao nhiêu thì càng thất bại bấy nhiêu. Và ông cho rằng đó là lý do tại sao Trung Quốc và Đài Loan, dầu có sự khác biết về ý thức và hệ thống chính trị, các vị lãnh đạo của họ đã và đang tìm cách bước qua sự ngăn cách đó như Tổng Bí Thư Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã từ Đài Loan về Trung Quốc tạo gạch nối cho sự đối thoại và hài hòa, và đó là lý do tại sao Đài Loan là một trong những quốc gia đứng hàng đầu trong việc đầu tư vào Trung Quốc. Ý thức hệ Quốc Gia hoặc Cộng Sản đã bị phai mờ trước quyền lợi chung của dân tộc Trung Hoa. Với tinh thần mã thượng đầy dân tộc tính này, Trung Quốc trở thành một trong những siêu cường của thế giới. Trung Quốc rất thích những quốc gia khác như Việt Nam, càng có xung đột ý thức hệ chính trị và phân hóa trầm trọng thì Trung Quốc càng có cơ hội thành công.

Sau khi tham dự buổi hội luận với Thủ Tướng Lý Hiển Long, lòng tôi nặng trĩu vì trong nước thì chưa có tự do dân chủ thật sự như toàn dân mong muốn, và ở ngoài này thì sự phân hóa trầm trọng như tương tàu.

Tôi gặp gỡ một vài vị dân cử cao cấp của Hoa Kỳ và hỏi họ tại sao Mỹ lại không làm áp lực mạnh hơn về vấn đề nhân quyền với Việt Nam như sự mong mỏi của những người Mỹ gốc Việt? Những vị này nói họ tin rằng Hoa Kỳ đang hỗ trợ cho Cách Mạng Trắng tại Việt Nam. Tôi mở mắt tròn xoe thì được góp ý như sau: “Ông có nghe câu châm ngôn của Hoa Kỳ đó là 'nếu không thắng được họ thì hãy nhập với bọn họ' chưa? (If you cannot beat them, join them). Mới nghe qua thì tưởng là đầu hàng nhưng không phải vậy, đó là nương theo chiều gió để thắng kẻ thù.” [* Có người thắc mắc Mỹ không triệt được băng đảng ma tuý hay khủng bố Al Qaeda thì Mỹ phải nhập bọn với họ? Sự so sánh không đúng vì Mỹ là chính quyền, còn một bên là băng đảng tội ác. Hơn nữa, Mỹ triệt hầu hết các băng đảng tội phạm đó, triệt luôn cả Al Qaeda, chính phủ Mỹ thắng thế chớ đâu phải thua, nên chính phủ Mỹ tiếp tục làm những thành tựu của họ.]

Họ cho tôi một thí dụ cụ thể: Người da đen bị người da trắng sang tận châu Phi bắt về đây làm nô lệ. Đã hơn vài trăm năm người da đen làm nô lệ khổ sở trăm bề. Các vị sáng lập nên nước Hoa Kỳ này viết Tuyên Ngôn Độc Lập như Thomas Jefferson xác định nhân quyền là đặc ân cơ bản Thượng Đế ban cho con người nhưng họ vẫn giữ người da đen làm nô lệ cho họ mãi cho đến thời Tổng Thống Abraham Lincoln!! Nhiều nhóm da đen đã nổi loạn và đã không thành công. Họ đã bị bắt, bị tra tấn đánh đập hoặc bị giết chết cách dã man. Thời gian đó, trong lòng mỗi người da đen đều muốn nổi loạn (revolt) nhưng họ không nổi loạn nổi. Ước muốn là một chuyện, làm được hay không là chuyện khác. Không nổi loạn nổi, dần dà người da đen học bài học là phải nương theo chiều gió, họ nhập vào hệ thống sinh hoạt chính trị của người da trắng, họ phát động Phong Trào Đấu Tranh Nhân Quyền (Civil Rights Movement) mà Martin Luther King là lãnh tụ của họ. Họ thành công, bây giờ người da đen có mặt trong chính quyền Hoa Kỳ từ hạ tầng cho đến thượng tầng và ngôi vị cao cả nhất là Tổng Thống đã ở trong tay họ. Người da đen hiện nay trở thành một thế lực chính trị mà ai ai cũng phải kiêng nể. Đây chính là Cách Mạng Trắng, nghĩa là nhập cuộc để biến sức mạnh của người thành của ta.

Một chính khách lão luyện của Đảng Cộng Hòa góp ý với tôi: Việt Nam hãy học bài học Cách Mạng Trắng của Mông Cổ thì cơ hội thành công mới cao. Nếu không đi con đường Cách Mạng Trắng này, những người yêu nước dễ bị nhà cầm quyền trù dập, sát hại, hoặc họ chỉ đứng bên lề lịch sử mà thôi. Lực Lượng Dân Chủ của Việt Nam còn rất yếu, cần phải bảo toàn lực lượng để khi chín mùi thì họ góp sức đưa Việt Nam đi lên.

Nhưng, trước khi nói đến đấu tranh cho dân chủ, người Việt cần phải hiểu dân chủ là gì cái đã. Dân Chủ không phải là một chủ thuyết, nó là một tập quán sinh hoạt trong đó nguyên tắc đa số thăng thiểu số. Để cho tập quán này lớn mạnh và trưởng thành đòi hỏi nhiều yếu tố. Đa đảng chỉ là một yếu tố mà thôi vì đa đảng như ở Campuchia bây giờ không phải là dân chủ mà nhiều khi còn là hỗn loạn. Tự do ngôn luận là linh hồn của dân chủ nhưng hồn mà không có xác thì là hồn ma. Không phải tự do thì muốn làm gì thì làm. Bây giờ vào phi trường mà hô hoán dỡn chơi “có bom có bom” thì bị bắt đi tù ngay. Tự Do phải có giới hạn. Để hiểu và thi hành điều này cần có sự tự trọng và dân trí cao. Dân trí và sự tự trọng được nuôi dưỡng trong một xã hội có các cơ chế dân sự (civil institutions) như hệ thống học đường và các tổ chức vô vị lợi vững mạnh. Một quốc gia có nền dân chủ thật sự gồm có đa đảng chính trị, tự do ngôn luận, dân trí cao, và cơ chế dân sự vững mạnh. Thiếu một trong những yếu tố trên thì dân chủ bị khập khểnh. [Khi mới lập quốc, tại Mỹ chỉ có một đảng, ai được bầu phiếu cao nhất thì làm Tổng Thống và phiếu cao thứ hai làm Phó Tổng Thống. Độc đảng kiểu này không có nghĩa là không có dân chủ vì trình độ dân trí, tam quyền phân lập, luật pháp minh bạch, và tự do ngôn luận được tôn trọng. Sau này, Mỹ mới có nhiều đảng, nhưng trong thực tế 2 đảng mạnh nên gọi là cơ chế lưỡng đảng]. Hiểu được như vậy rồi thì ai có khiếu về chính trị thì đấu tranh chính trị, ai có khiếu về kinh tế thì làm kinh tế, ai có khiếu về truyền thông thì làm truyền thông. Đừng thấy người khác làm không giống mình mà chỉ trích đâm thọt thì đó là bào mòn dân chủ.

Cuộc Cách Mạng Trắng của Mông Cổ được thế giới gọi là The Peaceful Democratic Revolution. Từ năm 1921, Đảng Cộng Sản Mông Cổ (Mongolian People's Revolutionary Party, viết tắt là MPRP) nắm quyền ở nước này. Sau khi Cộng Sản sụp đổ ở Đông Âu, một nhóm người trẻ tụ tập ở Trung Tâm Văn Hóa Giới Trẻ và sau này ở Bảo Tàng Viện Lenin tại Thủ Đô Ulan Bator yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản tại nơi này thay đổi. Con số tham dự biểu tình lúc đầu chỉ khoảng 100, sau đó tăng dần lên vài ngàn người. Lãnh đạo của những cuộc biểu tình tự phát này bắt đầu bắt tay nhau để thành lập đảng đối lập. Ngày 9 tháng 3/1990, chính phủ do Đảng Cộng Sản Mông Cổ lãnh đạo tuyên bố chấp thuận tổng tuyển cử vào tháng 7 năm đó. Cuộc tổng tuyển cử tháng 7 đến, phe đối lập không đủ tiền, đủ người, đủ người lãnh đạo nên chỉ có một số người được bầu vào Quốc Hội. Đương nhiên có những người lên tiếng cho rằng cuộc bầu cử có những gian lận. Hoa Kỳ vẫn công nhận kết quả của cuộc bầu cử. Đảng Cộng Sản Mông Cổ tiếp tục cầm quyền với tư cách độc đảng.

Nhưng đến cuộc bầu cử năm 1993, ông Punsalmăgin. Orchibat của phe đối lập được bầu làm Tổng Thống. Ông Orchibat sinh ngày 23/1/1942, là một đảng viên Đảng Cộng Sản Mông Cổ. Ông được cử sang du học tại St. Petersburg nước Nga, theo học ngành kỹ sư hầm mỏ. Trở về nước, ông từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ do Đảng Cộng Sản Mông Cổ lãnh đạo. Tháng 7 năm 1990, ông được Đảng Cộng Sản Mông Cổ đề cử tranh cử chức Tổng Thống và ông được đắc cử. Ông là Tổng Thống đầu tiên của Mông Cổ do dân bầu. Tháng 7 năm 1993, Đảng Cộng Sản Mông có một số bất đồng với ông, họ đề cử ông L. Tudev, chủ nhiệm báo Unen của Đảng, ra tranh cử chức vụ này. Ông Orchibat liền được hai đảng đối lập là Đảng Dân Chủ Quốc Gia (National Democratic Party) và Đảng Dân Chủ Xã Hội (Social Democratic Party) mời ra tranh cử cho họ. Ông Orchibat đắc cử với 58% tổng số phiếu.

Sau khi ông Orchibat đắc cử Tổng Thống với tư cách ở đảng đối lập và dầu Quốc Hội hoàn toàn ở trong tay Đảng Cộng Sản, ông lèo lái để cho các đảng đối lập có cơ hội lớn mạnh và nhanh hơn. Năm 1996, phe đối lập thắng đa số, họ lập tức đổi Hiến Pháp, Quốc Kỳ, Quốc Ca, và màu đỏ của Đảng Cộng Sản cũng dần dần biến mất. Hiện nay, Mông Cổ có nhiều Đảng, Đảng Cộng Sản cũng sinh hoạt như một trong các chính đảng đối lập. Tổng Thống đương nhiệm của Mông Cổ là ông Tsakhiagìn Elbegdori, 47 tuổi, thuộc Đảng Dân Chủ.

Người Mông Cổ đã nhập cuộc vào cơ chế cầm quyền của Đảng Cộng Sản để rồi làm Cách Mạng Trắng từng bước một thay đổi bộ diện đất nước của họ không còn màu đỏ của Cộng Sản mà không tốn giọt máu.!! Chính những người từng là cán bộ cao cấp của Cộng Sản lại nhìn ra được vấn đề, nhờ phe đối lập đoàn kết, những người này đã đứng về phe đối lập tạo sự biến chuyển nhanh chóng. Đương nhiên mỗi quốc gia đều có bối cảnh riêng của mình. Việt Nam không có bối cảnh hoàn toàn giống Mông Cổ hay Miến Điện, nhưng Việt Nam có thể rút ra từ những bài học ở những quốc gia đó để uyển chuyển áp dụng sao cho có tính cách khả thi ở trong bối cảnh riêng biệt của Việt Nam.

Lời Kết: Người bạn Đảng Cộng Hòa tiếp tục góp ý với tôi: Tôi rất trọng những người đấu tranh chống Cộng chỉ vì chống Cộng. Họ có lý tưởng. Nhưng, đấu tranh thì phải tính tới cơ hội thành công. Theo tôi, phần trăm thành công cho Lực Lượng Dân Chủ Việt Nam là Cách Mạng Trắng. Cách Mạng Trắng thì phải nhập cuộc, phải sáp lá cà và đương nhiên là phải trực diện và đối thoại. Những người từ chối đối thoại là những người mới nhìn ra một khía cạnh đấu tranh mà quên đi khía cạnh khác. Đối thoại hoặc nhập cuộc không có nghĩa là đầu hàng. Có những người chưa gặp mặt kẻ thù mà lòng chỉ muốn hưởng lấy ân lộc của kẻ thù thì đã là đầu hàng rồi. Lương tâm của mỗi người là vị phán quan, không phải dư luận quần chúng. Do đó, nếu CSVN mở rộng Quốc Hội cho những người đối lập tranh cử, anh hãy nói với họ là hãy mạnh dạn ra tranh cử, hãy vào trong Quốc Hội. Hãy vào Quốc Hội với cả lòng yêu nước và sự trong sáng. Lúc đầu có thể phe đối lập không có tiếng nói gì trong Quốc Hội hoặc bị mang tiếng cuội hoặc bù nhìn, không sao, lòng ngay thẳng, những người đối lập cứ tranh đấu cho quyền lợi quốc dân thực sự thì dần dà những người đối lập sẽ có sức mạnh. Tôi biết có những người e sợ những sự lừa dối của Cộng Sản sẽ lập lại như họ đã từng bị ở trong Chính Phủ Liên Hiệp năm 1945, nhưng thời đại này là thời đại của điện toán, mạng lưới thông tin toàn cầu cách nhanh chóng không còn để cho ĐCSVN dễ dàng làm chuyện đó. Bài học lịch sử cần được ôn để cẩn trọng không có nghĩa là cắt tuyệt giải pháp khả thi duy nhất này. Mông Cổ đã làm được thì Việt Nam cũng làm được. Tôi quên nói một điều, những người Việt ở hải ngoại đã hưởng không khí dân chủ rồi, họ không có nhu cầu cho bản thân họ, họ hãy đoàn kết tạo một sức mạnh tổng hợp hỗ trợ cho những người trong nước thì Dân Chủ mới mau thành công./.

Houston ngày 21/7/2010.

Góp ý của anh Nguyễn Hoàng Thắng tức Victor Nguyen:

Bài viết đề nghị một cuộc "Cách Mạng Trắng" theo mô hình mà nước Mông Cổ đã thành công trước đây của Ls Hoàng Duy Hùng, một người thuộc thế hệ 1-1/2 tại hải ngoại, đáng cho những ai có sự quan tâm đến tiền đồ tổ quốc VN suy nghĩ thêm, các ý kiến đồng ý hay không đồng ý đều đáng trân trọng, nếu có những đề nghị sáng tạo nào khác khả thi hơn là điều rất tốt, đáng trang trọng và nghiêm chỉnh trao đổi thêm, một vấn đề rất hệ trọng, liên quan đến tương lai vận mệnh đất nước VN.

Trong tư cách là một người bạn lâu năm của Ls Hoàng Duy Hùng tại thành phố Houston, một ủng hộ viên tích cực cho Ls hoàng Duy Hùng bước vào chức dân cử là Nghị Viên Thành Phố lớn hàng thứ ba trên toàn quốc Hoa Kỳ, chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi hiểu rõ tấm lòng, niềm ưu tư của ông ta đối với đất nước VN mình, không phải bây giờ mới phát sinh, mà nó đã có từ trong dòng máu của ông thời còn là sinh viên chưa có thành đạt gì.

Xin đừng nhìn hải ngoại qua các hình ảnh của một thiểu số nào đó mà đánh giá sai đa số người thầm lặng có cái tư duy mới như Ls Hoàng Duy Hùng một người rất can đãm, đáng khen, xung phong nói thật lòng mình trong tuyến đầu.

Nguyễn Hoàng Thắng

Góp ý của một người trẻ ở Houston cùng thế hệ với Al Hoàng:

Kính gởi anh Al Hoang,

Thật khâm phục và chúc mừng Anh đã thấy được con đường đầu tranh đúng mức, đúng nghĩa, khôn ngoan, và thực tế. Hy vọng cộng đồng người Việt sẽ có nhiều người thấu triệt Dân Chủ, biết áp dụng Dân Chủ và biết đấu tranh cho Dân Chủ một cách có hiệu quả.

Mặc dù đang được sống trong thế giới Dân Chủ, Ông Cha chúng ta có thể chưa quen với khái niệm "dân chủ", vì lịch sử Việt Nam ngàn đời là chế độ phong kiến độc tài, thời gian ngắn của chế độ cộng hoà và bây giờ cũng trở lại chế độ độc tài của cộng sản. Người Việt Nam quen với phong tục tập quán "tuân lệnh hoặc lãnh tụ". Trong chế độ độc tài "Thuận Ta Thì Sống - Nghịch Ta Thì Chết". Trong tư tưởng dân chủ: "Thuận Ta thì Tốt - Không Thuận Ta thì Cũng Tốt Luôn - chuyện anh, anh làm, còn chuyện tôi, tôi làm, còn nếu phải chọn một trong hai thì đưa ra tranh luận trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau”.

Nếu cộng đồng Việt Nam kêu gọi đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, nhưng đa số thiếu sự thấu triệt về tinh thần dân chủ và không biết áp dụng Dân Chủ, thì làm sao có thể giúp đỡ những người trong nước biết cách đấu tranh cho dân chủ?

Với sự kiên trì của anh Al Hoàng, hy vọng có thể giúp đỡ Cộng Đồng Việt Nam hiểu hơn, biết thương yêu hơn, chấp nhận sự khác biệt hay giống nhau của từng cá nhân, và nếu có đấu tranh để bảo vệ lý tưởng của mình thì đấu tranh trong tinh thần dân chủ.

Vài hàng hâm mộ... Cám ơn Anh!

Trần N T

====

Góp ý của một người đang đấu tranh dân chủ ở trong nước:

Bài Viết của anh có sự quan sát diễn biến tốt và quan điểm quân bình, tôi nghĩ thế.

Nhưng trong nước, những người trực tiếp chịu đau thương quá nhiều dễ hiểu anh hơn chứ bên ngoài ít có ai hiểu cho anh.

Tôi vẫn quan tâm nhiều về những tiệm tiến của Dân Chủ trên thực tế ích lợi cho dân tộc hơn là cố thủ trong lô cốt kiên cố của cái "ta" của cả hai bên Việt Cộng hay Cộng Hòa. Do đó nơi quê nhà tôi xin chia xẻ tâm tư với anh dù rằng "cái ta" quá khứ của tôi cũng giống mọi người.

Chúc anh "chân cứng đá mềm" trên con đường khả thi tiến về tương lai chung tích cực cho Nước Việt.

Kính Anh.

NHQ



BÀI 3

ĐIỂM QUA CÁC SÁCH LƯỢC ĐẤU TRANH



Năm 2007, khai bút năm Đinh Hợi, tôi có viết một bài bình luận về các sách lược đấu tranh. Bài viết này viết để hỗ trợ cho Nhóm Người Việt Yêu Nước ở trong quốc nội. Tôi có cắt bớt và sửa lại một vài đoạn. Bài viết này được in trong quyển Việt Nam Trong Những Biến Chuyển Của Thế Giới, Chương II, do báo Con Ong ở Texas xuất bản năm 2008. Tôi xin gởi lại bài viết này để quý vị hiểu được chủ trương và sách lược đấu tranh của cá nhân tôi đã có từ lâu chớ không phải sau khi đắc cử làm nghị viên Thành Phố. Nếu ai có cao kiến và cho rằng có một sách lược đấu tranh cho Tự Do & Dân Chủ cho Việt Nam hữu hiệu hơn, xin trình bày để mọi người cùng nghiên cứu học hỏi và áp dụng trong đó có cá nhân tôi. Chân thành cám ơn.



ĐIỂM QUA NHỮNG SÁCH LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT ĐẤU TRANH VỚI CSVN

Đầu thế kỷ thứ 20, hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh chủ xướng lên hai khuynh hướng đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà. Cụ Phan Bội Châu chủ trương cách mạng vũ trang, và năm 1906, cụ khởi động Phong Trào Đông Du gởi sinh viên sang Nhật du học nâng cao kiến thức cách mạng và quân sự để một ngày nào đó khôi phục lại quê hương. Trong khi đó, cụ Phan Chu Trinh chủ trương cuộc cách mạng nhân sinh, nâng cao dân trí, chấn hưng dân tình, trồng sâu dân dũng để dân chúng đứng lên chống sưu cao thuế nặng, vạch trần những thối nát của chế độ, và từng buớc một lấn sân giành lấy sức mạnh trên các mặt trận kinh tế, xã hội, cho đến chính trị. Hai cụ bất đồng quan điểm với nhau, có những lần tranh luận gay gắt, nhưng hai cụ vẫn kính trọng nhau với châm ngôn “bất đồng nhưng không bất hòa.” Hai cụ đã đi vào lịch sử là hai nhà ái quốc và đại cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Khi Cộng Sản chiếm được toàn thể đất nước năm 1975, người Việt trong cũng như ngoài nước đứng lên chống lại bạo quyền bằng tất cả những khả năng của mình có, đặc biệt trong giai đoạn đầu, ai ai cũng chủ trương dùng cách mạng vũ trang lật đổ chế độ.

Thời đại này, để có kết quả tốt, cần phải có nghiên cứu, học hỏi, và chuẩn bị. Thí dụ, sau khi hoàn tất chương trình trung học, phải mất cả gần chục năm học thêm nữa mới có bằng bác sĩ, tiếp theo đó còn phải thực tập thêm vài năm mới được phép hành nghề. Đấu tranh cách mạng và chính trị là những nghệ thuật cao nhất trong xã hội, cao hơn cả các ngành chuyên môn như luật sư, bác sĩ, thế nhưng, sau năm 1975, vì nhiệt tình yêu nước, những người đi đấu tranh suy nghĩ rất đơn giản đó là cứ đứng dậy chống lại bạo quyền cái đã, mọi chuyện tính sau, bất chấp hậu quả. Hầu như không mấy ai được chuẩn bị đầy đủ để bước vào con đường đấu tranh, mà có muốn cũng không có cơ hội và phương tiện; do đó, không lạ gì các cá nhân hoặc các tổ chức đấu tranh đều có những khuyết điểm, vấp váp gây nên những ngộ nhận cho nhau. Trong khi đó, ĐCSVN đã được huấn luyện kỹ càng, lại đang nắm quyền, nên họ dễ dàng phân hóa các cá nhân và tổ chức chống lại họ, và ĐCSVN đã thành công trong việc dẹp tan các cuộc nổi dậy của các tổ chức và phong trào đấu tranh vũ trang trong nước.

Cũng trong tư duy cách mạng vũ trang, người Việt hải ngoại đã nô nức yểm trợ cho các tổ chức có chủ trương này về nước. Ở Âu Châu có tổ chức của anh hùng Trần Văn Bá, nhưng khi về Việt Nam thì đã bị sa lưới, bị bắt trọn ổ, bị kết án tử hình, và sau đó bị tan rã. Ở Úc Châu thì có tổ chức của chiến sĩ Võ Đại Tôn trở về nước hoạt động, nhưng rồi cũng bị tình báo Cộng Sản theo dõi và bị sa lưới tại Hạ Lào. Chiến sĩ Võ Đại Tôn bị bắt, giả đầu hàng Cộng Sản để họp báo quốc tế làm một cú ngoạn mục tố cáo tội ác của chúng, bị đánh đập, bị nhốt biệt giam mãi cho đến năm 1991 mới được trả tự do. Ở Hoa Kỳ thì có Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, lập chiến khu tại Thái, xâm nhập vào Việt Nam qua 3 đợt Đông Tiến, bị thất bại, và cuối cùng Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và nhiều kháng chiến quân đã hy sinh.

Sau khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, thế giới chia ra nhiều cực, nhưng hiện nay 2 cực rất mạnh và âm thầm đối nghịch nhau dữ dội đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hai quốc gia này tranh giành ảnh hưởng trên tất cả các địa bàn ở khắp nơi trên thế giới, và đương nhiên vì vị thế của Việt Nam là đầu tuyến của Đông Dương và là cuống phểu thông thương xuống phía Nam Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc và Hoa Kỳ tìm bằng mọi cách để có thế thượng phong tại Việt Nam.

Năm 2001, biến cố Khủng Bố đánh sụp Tòa Song Đôi ở New York làm cho cả thế giới lên án, cuộc cách mạng vũ trang không được mấy ai ủng hộ nữa. Nhất là, vì nhu cầu chận đứng sự bành trướng của Trung Quốc tràn xuống phía nam, Hoa Kỳ đã móc nối làm lành với kẻ cựu thù CSVN, huấn luyện và tân trang cho quân đội của CSVN, tư bản đỏ và tư bản xanh đã cấu kết với nhau làm cho việc đấu tranh vũ trang không những khó thực hiện mà không thể thực hiện.

Ngoài phương thức cách mạng vũ trang không mang tính khả thi trong thời buổi này, hiện nay đa số áp dụng phương thức Cách Mạng Nhân Sinh của cụ Phan Chu Trinh. Phương thức Cách Mạng Nhân Sinh này có bốn khuynh hướng như sau:

I. Khuynh Hướng Tổng Nổi Dậy. Đây là khuynh hướng của những kẻ sĩ, nghĩa khí cao ngất trời vì họ chủ trương đấu tranh triệt để, không tương nhượng với bạo quyền. Khuynh hướng này có ba nhóm, một nhóm cực hữu, một nhóm trung dung, và một nhóm cởi mở.

1. Nhóm Cực Hữu: Nhóm này chủ trương cuộc đấu tranh là do dân, bất cứ ai còn ở trong ĐCSVN hay dính dáng với Cộng Sản thì không thể tham gia vô cuộc cách mạng vì như vậy vẫn còn là “Việt gian” thì sự có mặt của họ sẽ làm lu mờ đi chính nghĩa. Nhóm này còn chủ trương những ai “liên hệ” với Cộng Sản thì đều là “cuội” hoặc là “cò mồi” của Cộng Sản và nhóm này sẵn sàng tuyên chiến với những người kia luôn vì cho rằng những người kia làm lợi cho Cộng Sản. Nếu hỏi họ làm thế nào vận động toàn dân tổng nổi dậy và lực lượng nào lãnh đạo cuộc tổng nổi dậy này thì nhóm này sẽ trả lời các tôn giáo, công nhân, và nông dân ở trong nước đang bất mãn, các thương phế binh quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở trong nước đang sẵn sàng, chỉ cần Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở hải ngoại đoàn kết với nhau thì sẽ lãnh đạo được cuộc tổng nổi dậy ở trong nước.

Chủ trương này không giải quyết vấn đề, ngược lại, còn gây ra nhiều ngộ nhận và cản bước cuộc đấu tranh chung. Hiện nay ở trong nước có khoảng 90 triệu dân, nhưng có khoảng 65 triệu người sinh ra sau năm 1975, họ không biết nhiều về cuộc chiến, ý thức về Quốc - Cộng họ không có, hoặc có thì rất là lờ mờ. Chưa nói đa số đã bị nhồi sọ coi Hồ Chí Minh là thần tượng. Song song, cũng có những người đi vào Đảng Cộng Sản mà cứ tưởng mình đang dấn thân vào con đường phục vụ dân tộc, họ đang từ từ sáng mắt ra, không thể đòi hỏi họ có cùng quan điểm như những người Quốc Gia hoặc những người đã từng trải. Cứ một chút là cho những người cộng sản “phản tỉnh” là cuội, là tình báo của cộng sản rồi ra sức tấn công họ thì chỉ tạo thêm nhiều tan vỡ trong tiến trình đấu tranh cho dân chủ.

Chúng ta nên nhớ Gorbachev với cương vị Tổng Bí Thư ĐCS Liên Xô, năm 1985, đã mở ra hai chính sách Glasnost và Perestroika, lúc đầu không biết vì thiện tâm hay vì mưu đồ, nhưng cuối cùng nhờ hai chính sách này mà Đông Âu vùng dậy xua tan bóng ma Cộng Sản và Liên Sô cũng tan rã luôn. Ông Boris Yeltsin, từng là uỷ viên Bộ Chính Trị của ĐCS Liên Sô, trả thẻ đảng tháng 7 năm 1990, và một năm sau, chính ông đã vận động dân chúng đánh tan âm mưu của nhóm lãnh đạo bảo thủ trong ĐCS Liên Sô, cứu vớt Gorbachev ra khỏi vụ đảo chính, sau đó làm áp lực để cho Gorbachev phải tuyên bố giải tán Liên Sô và Đảng Cộng Sản. Nếu không có hai nhân vật này, chưa chắc Cộng Sản đã sụp ở Đông Âu và ở Liên Sô.

Lịch sử ở Đông Âu cho thấy có nhiều nhân vật ở trong Đảng Cộng Sản lại âm thầm yểm trợ cho Dân Chủ và Tự Do, và có người còn tìm cách đánh đổ Đảng Cộng Sản như trường hợp Tổng Bí Thư Matyas Rakosi và Thủ Tướng Imre Nagy của Hung Gia Lợi, Tổng Bí Thư Alexander Dubcek ở Tiệp. Trường hợp Tổng bí Thư Wojcieh Jaruselski ở Ba Lan, bây giờ lịch sử được vén màn cho biết ông sợ Liên Sô đem quân vào Ba Lan nên ông ra lệnh đàn áp Công Đoàn Đoàn Kết nhưng bên trong thì ông bí mật yểm trợ cho họ. Ở Trung Quốc có Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đã âm thầm đứng đàng sau giúp cho sinh viên tổ chức các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn. Ở Việt Nam có ông Trần Xuân Bách (1924-2006), nhân vật thứ chín của Bộ Chính Trị, ủng hộ đa đảng thì lập tức bị hạ bệ sống cô quạnh cho đến chết.

Quá trình lịch sử ở Đông Âu, Lịch Sử Trung Quốc và ngay tại Việt Nam cho chúng ta thấy chúng ta cần phải đánh giá lại từng con người đã hoặc con đang ở trong Đảng Cộng Sản, và nếu đánh giá đúng thì “dụng nhân như dụng mộc,” chúng ta biến họ thành những sức mạnh công kích vào chế độ độc tài hơn là biến họ thành những mũi tên phóng về phía chúng ta. Trong trận chiến này, sách lược hay nhất đó chính là “thêm bạn bớt thù” và hãy để cho mọi người có cơ hội đẩy bánh xe tự do dân chủ của dân tộc đi tới.

2. Nhóm Trung Dung: Nhóm này quyết tâm rất cao nhưng không coi mình là cái rốn của vũ trụ, còn biết lắng nghe các ý kiến khác để dung hòa. Họ không vội kết án kẻ này là cuội, người kia là tình báo của cộng sản, nhưng họ khá khắt khe với những người còn đang ở trong Đảng Cộng Sản.

3. Nhóm Cởi Mở: Nhóm này là những người thận trọng, có học, biết lắng nghe ý kiến của mọi người, chấp nhận tất cả các thành phần chống lại ĐCSVN dầu người ấy là Cộng Sản, nhưng nhóm này vẫn giữ chủ trương làn ranh Quốc Cộng phân minh, không thể nhập nhằng.

Nhưng, liệu rằng chủ trương Tổng Nổi Dậy có thành công hay không? Fidel Castro già nua bệnh nặng sắp chết, các tổ chức chống Cộng lưu vong của người Cuba tại Florida rất đông, rất giàu và rất mạnh, được Hoa Kỳ hỗ trợ hết mình, đài Radio Free Cuba ra rả ngày đêm phát sóng vào Cuba hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh cho Tự Do và Dân Chủ, ấy thế mà cuộc tổng nổi dậy cũng không thực hiện được. So sánh tương quan lực lượng giữa người Cuba chống cộng và các lực lượng dân chủ của người Việt, chúng ta còn thua kém rất nhiều.

Ngoài việc ĐCSVN có 2 triệu đảng viên, hơn một triệu quân nhân, 400 ngàn công an, và giới trẻ hiện nay ở trong nước không ý thức rõ về Quốc-Cộng, có thể nói hiện nay trong nước không có một lực lượng nào đủ mạnh để điều phối cuộc tổng nổi dậy đó. Sức mạnh của công nhân và nông dân là sức mạnh của quần chúng khi đúng thời thì bộc phát nhưng cần phải có lãnh đạo và phối hợp kẻo không sẽ gây ra hỗn loạn hơn là kết quả tốt cho dân tộc. Cho rằng có một lực lượng lớn mạnh để điều phối cuộc tổng nổi dậy đó, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, chưa chắc Hoa Kỳ ủng hộ. Lý do đơn giản, khi dân chúng tổng nổi dậy, phe CSVN thân Bắc Kinh kêu cứu Trung Quốc, nhân danh tình huynh đệ cứu lấy đàn em để tránh khỏi việc môi hở răng lạnh, Trung Quốc đưa quân tràn vào Hà Nội thì Hoa Kỳ hổng chân tại Việt Nam ngay.

Về sức mạnh tôn giáo, chúng ta biết Cộng Sản đã theo dõi sát nút và kiểm soát chặt chẽ các tôn giáo. Những tôn giáo nào chúng không kiểm soát được, chúng phân hóa ra thành nhiều nhóm hoặc chúng thỏa hiệp như trường hợp Thủ Tướng Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng đã đến Vatican yết kiến Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. Cứ cho rằng tôn giáo đủ sức mạnh để điều phối cuộc tổng nổi dậy đi, việc đó tế nhị vô cùng kẻo không sẽ có những mâu thuẫn giữa các tôn giáo gây nhiều hậu quả tang thương hơn là tốt lành cho đất nước. Tây Phương và Hoa Kỳ chủ trương tách rời tôn giáo và chính trị là vì lý do đó.

Đối lực lại với Cộng Sản Việt Nam có hai đảng lớn đó là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt. Hiện nay lãnh đạo của hai đảng này hầu hết đã ở hải ngoại, và tình trạng phân hóa của hai đảng này cũng rất trầm trọng. Ở trong nước, đảng tử đảng tôn của hai đảng này đã như rắn không đầu nên xoay qua đi làm ăn, không mấy chú ý đến đấu tranh, và thậm chí có người còn nhảy vào Đảng Cộng Sản nữa. Nếu nói nhờ hai đảng này vận động cuộc tổng nổi dậy thì quả thực sức mạnh không có nữa.

Các đảng phái ở hải ngoại xâm nhập về nước hoạt động nhưng cũng bị hạn chế vô cùng, giống y như cá nước ngọt bơi vào biển nước mặn vậy.

Lực lượng chống lại Đảng Cộng Sản cầm quyền có lẽ mạnh nhất tại Việt Nam chính là những người Cộng Sản bất mãn, những cựu chiến binh Cộng Sản, những người trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, hoặc những người đã nghỉ hưu muốn được hạ cánh an toàn hay muốn vớt vát lại một chút danh dự trong lịch sử. Nhóm người này là công thần của chế độ nên họ lên tiếng chống đối thì những người cầm quyền khó mà bắt bớ họ được, và nếu có bắt bớ thì cũng phải nương tay. Những người cầm quyền trong ĐCSVN hiện nay e ngại nhóm người này hơn ai hết. ĐCSVN e ngại tổng tuyển cử thì nhóm người này sẽ kéo những thành phần khác trong Đảng công khai tách ra thành một đảng khác đối trọng lại với họ hơn là sợ hãi sự đối trọng của các phe phái lực lượng Quốc Gia.

II. Khuynh Hướng Đầu Hàng. Đối lại với chủ trương đấu tranh triệt để để đưa đến cuộc tổng nổi dậy là khuynh hướng đầu hàng vì cho rằng không thể làm gì được CSVN. Khuynh hướng đầu hàng cũng có ba nhóm: Đầu hàng thiệt; bỏ cuộc hoặc đi vào các công tác xã hội và thiện nguyện; đầu hàng giả.

1. Đầu Hàng Thiệt: Đây là trường hợp rất hiếm và thường là các cá nhân nhiều hơn là tổ chức. Các cá nhân vì thấy thời gian không cho phép nữa và vì chút quyền lợi, sẵn sàng đầu hàng Cộng Sản. Nhưng, cộng sản chỉ dùng những người này rất hạn chế, xong việc, vắt chanh bỏ vỏ. Tuy nhiên, làm thế nào để biết những người này đầu hàng thiệt? Chỉ có họ mới biết và lương tâm họ phải trả lời với Tổ Quốc.

2. Trùm Chăn và Làm Việc Thiện Nguyện: Nhận thấy tình hình đầy khó khăn, nhiều tổ chức hoặc cá nhân nản chí, thôi không làm gì nữa, “trùm chăn” ngủ luôn. Có cá nhân và tổ chức thay vì bỏ cuộc liền xoay qua phương pháp về nước làm các công việc xã hội và thiện nguyện đợi cơ hội thì vùng dậy. Nhưng, chiêu thức này không qua mặt được CSVN, họ buộc các việc thiện nguyện phải qua sự kiểm soát của họ. Ngay cả các tôn giáo mà Cộng Sản cũng còn e ngại, thí dụ như họ cấm đoán Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam không được đi cứu giúp các nạn nhân lũ lụt nếu họ không cho phép. Nhiều cá nhân và tổ chức lúc đầu làm công tác xã hội và thiện nguyện này trót lọt, nhưng vài năm sau, Cộng Sản khám phá ra được, họ tinh tế chận đứng, và có nhiều cá nhân và tổ chức mất cả chì lẫn chài. Những người có đầu óc cởi mở thì thông cảm và thương cho những người này vì biết rằng những người đó đã vì thiện chí nên tìm một con đường khác để cứu nước nhưng không thành. Những người có đầu óc bảo thủ thì cho rằng những người này làm lợi cho cộng sản, kết án họ, hoặc rủa sả họ là những kẻ không có đầu óc.

3. Lộng Giả Thành Chân: Nhận thấy ở xa không có thế để đánh gục Cộng Sản, có những cá nhân và tổ chức giả đầu hàng Cộng Sản. Để tạo sự tin tưởng với Cộng Sản, họ tâng công ca tụng Cộng Sản, vận động những chính sách có lợi cho Cộng Sản với ý đồ CSVN sẽ vì thế ban phát “ghế” trực tiếp và chia quyền điều hành, khi mạnh rồi thì sẽ đâm lút cán lại Cộng Sản. Đây là một chính sách nguy hiểm vô cùng vì chưa chắc gì Cộng Sản tin dùng những người này. Cộng Sản chưa bị thiệt hại, mà ngay trước mắt, phe đấu tranh cho dân chủ bị mất chính nghĩa và phân hóa trầm trọng rồi. Hơn nữa, chiêu thức này gây hoang mang nơi quần chúng vì làm sao để quần chúng biết được đâu là thiệt, đâu là giả, và chính vì sự hoang mang này, ngộ nhận diễn ra làm cho nội bộ của lực lượng tranh đấu bị tản mác rất nhiều. Bất đắc dĩ lắm cần phải thi hành chiêu thức lộng giả thành chân này thì chỉ nên thi hành trên bình diện cá nhân mà thôi, và cá nhân đó phải ở trong một tổ chức, được tổ chức trao cho công tác và lãnh đạo phải biết rõ cá nhân này đang làm công tác “phản gián” đầy nguy hiểm đó.

III. Khuynh Hướng Thỏa Hiệp. Đối với nhóm cực hữu đấu tranh triệt để thì thỏa hiệp, dầu chỉ là một chút, cũng là đầu hàng rồi. Nhưng, thỏa hiệp không phải là đầu hàng. Thí dụ, Hoa Kỳ thỏa hiệp với kẻ thù Liên Xô không có nghĩa là đầu hàng. Quan niệm “đối tác” –“partnership” của Hoa Kỳ cũng khác với quan niệm của chúng ta rất nhiều. Dưới thời Tổng Thống Bill Clinton, Hoa Kỳ coi Trung Quốc là “đối tác kinh tế” không có nghĩa là “bạn” sống chết với nhau, mà chỉ là “đồng sàng dị mộng” hai bên cùng có lợi, khi nào hết quyền lợi thì sẵn sàng đâm nhau lút cán. Kinh nghiệm bản thân của tôi tại tòa án cho thấy đa phần những vụ án là những người đã cùng một thời là “partners” với nhau hơn là những đối thủ (opponents) trong nghề nghiệp. Càng thân nhau lắm, càng biết tẩy nhau, và khi bất đồng thì sự tương tàn càng khốc liệt, giống như hai vợ chồng đưa nhau ra tòa ly dị thì sự tan vỡ càng kinh hoàng!

Khuynh hướng thỏa hiệp cũng có ba nhóm: Thỏa hiệp ít, thỏa hiệp vừa vừa, và thỏa hiệp nhiều.

1. Thỏa Hiệp Ít: Nhóm người theo khuynh hướng này đòi Cộng Sản phải chấp nhận tự do ngôn luận, tự do thành lập và sinh hoạt đảng chính trị đối lập cũng như các quyền tự do khác, yêu cầu bỏ phiếu chọn lại quốc kỳ và quốc ca mới, xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp tai ác cho phép ĐCSVN là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước. Nếu không có những điều đó, nhóm này kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử của Quốc Hội CSVN vì cho rằng đây chỉ là một Quốc Hội bù nhìn. Khuynh hướng này rất thích hợp với người Việt hải ngoại, với các vị cao niên và những kẻ sĩ vì giải tỏa được những tồn đọng của quá khứ, nhất là danh dự của chiến sĩ Quốc Gia đấu tranh cho tự do dân chủ không thể chấp nhận ngồi dưới cờ Đỏ Sao Vàng của Cộng Sản.

Tuy nhiên, xác xuất thành công của khuynh hướng này cũng rất nhỏ vì lấy thực lực đâu để ép ĐCSVN phải tuân thủ theo những điều kiện vừa nêu trên? Đã hơn ba thập niên qua, người Việt hải ngoại và cả thế giới làm áp lực với ĐCSVN mà chúng vẫn trơ trơ chai mặt ra đó, ngồi lì trên đầu trên cổ dân tộc Việt Nam, bao nhiêu cá nhân đoàn thể đảng phái đứng lên đấu tranh nhưng cũng không có sức mạnh để đẩy lùi chúng khỏi ghế quyền lực, liệu cuộc tẩy chay như vậy có mang lại kết quả như chúng ta mong muốn hay cũng chỉ là đi lại con đường cũ mà chúng ta đã đi qua hơn ba thập niên qua? Nếu ở Việt Nam có một lực lượng mạnh giống như Công Đoàn Đoàn Kết của Ba Lan thì có lẽ những điều kiện này khả thi, nhưng rất tiếc, hiện nay Việt Nam chúng ta không có một lực lượng nào như thế.

2. Thỏa Hiệp Vừa Vừa: Nhóm này không đặt nhiều điều kiện như biểu quyết quốc kỳ & quốc ca mới, Cộng Sản Việt Nam phải chấp nhận các quyền tự do trước khi có tổng tuyển cử, v.v. Họ chỉ vận động hủy bỏ Điều IV Hiến Pháp, tổ chức tổng tuyển cử dưới sự giám sát của quốc tế. Giải pháp này đã được vận động hơn hai thập niên qua yêu cầu Cộng Sản “đối thoại” (communicate) với các lực lượng đối lập nhưng Cộng Sản vẫn làm ngơ, và có lẽ họ sẽ tiếp tục làm ngơ nữa trong những tháng ngày tới chỉ vì phe đấu tranh cho Dân Chủ chưa có đủ thực lực và sức mạnh.

3. Thỏa Hiệp Nhiều: Nhóm này là nhóm theo sách lược Hòa Hợp Hòa Giải. Thật ra, giải pháp này do phe đấu tranh cho Dân Chủ đưa ra hơn là do Cộng Sản khởi xướng. Nhưng liệu có hòa hợp hòa giải dân tộc được hay không khi ĐCSVN vẫn khăng khăng không chịu trả lại quyền tự quyêt dân tộc cho toàn dân và nhất định không chịu một cuộc tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của quốc tế?

IV. Giành Dân Lấn Đất: Nhận thấy Cộng Sản không chịu nhường bước, ngay cả “đối thoại” cũng không chịu, và vì thời gian đã hơn ba thập niên rồi, một nhóm người sốt ruột nên chủ trương chính sách “đối tác” (partnership) trong ý nghĩa giống như sự đối tác của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhóm này quyết tâm giành dân lấn đất, cộng sản mở ra chỗ nào thì nhảy vào chỗ đó, nhất là nhảy vào Quốc Hội “bù nhìn” của Cộng Sản, lọt vào Quốc Hội này rồi thì ngày đêm vạch trần những sai trái của Cộng Sản, yêu cầu đa nguyên, đa đảng, trở thành kích thích tố (catalyst) đánh vào ung nhọt của chế độ cho đến lúc phải bong mũ và tan vỡ.

Mới nhìn thoáng qua thì dễ ngộ nhận nhóm người này chấp nhận “thỏa hiệp” hay gọi là “hòa hợp” với CSVN nhưng ngẫm nghĩ kỹ lại thì thấy họ KHÔNG THỎA HIỆP và KHÔNG HÒA HỢP chút nào. Nhóm người chủ trương Cách Mạng Vũ Trang thì giống như người học võ sử dụng chiêu thức Cương Dương. Đối lại, nhóm người chủ trương giành dân lấn đất thì cũng giống như những võ sinh sử dụng chiêu thức Âm Nhu. Chiêu thức này giống như Thái Cực Quyền, trông yếu đuối như cành lá liễu, nhưng sự chịu đựng dai dẳng và sức mạnh lại vô biên. Điểm lợi khác của chiêu thức này là mượn sức người đánh người y như nương tựa sức mạnh của sóng để đẩy thuyền nên “chân khí” tức là chủ lực của đấu tranh không bị hao tổn nhiều. Cổ nhân thường nói “nhu bao giờ cũng thắng cương” thì chiêu thức nhẹ nhàng giành dân lấn đất này sẽ đẩy chế độ cộng sản vào con đường cáo chung.

Ưu điểm của khuynh hướng này là chủ động trên các mặt trận, nhưng khuyết điểm của khuynh hướng này đó là dễ bị quần chúng ngộ nhận. Hơn nữa, nếu cán bộ thi hành sách lược này mà Tâm không sáng, Chí không vững, sau một thời gian có quyền mà lại bị mua chuộc, bị hủ hóa, thì chắc chắn việc làm của họ sẽ bị phản tác dụng, và họ sẽ trở những công cụ hữu hiệu cho cộng sản và dân tộc càng thêm lầm than!

V. Những Lo Âu Vì Chiêu Thức Giả Của Cộng Sản. Điều mà nhiều người lo âu đó là Cộng Sản quá gian manh, chuyên gởi người xâm nhập giả đấu tranh để tạo hỏa mù và gây phân hóa nên bằng mọi giá phải triệt hạ những “nội thù” này trước rồi mới có thể tiến công được. Những lo âu thận trọng như thế là điều đúng, nhưng làm thế nào chúng ta biết chắc 100% người ấy hoặc tổ chức ấy là phản gián của Cộng Sản hay vì đó là những ngộ nhận do hoàn cảnh gây nên? Nếu chúng ta có bằng chứng chắc chắn 100% thì chúng ta sẵn sàng “triệt hạ” cá nhân hay tổ chức đó liền; nhưng, nếu chỉ là do suy đoán, những dữ kiện có thể bị ngộ nhận hoặc bị bóp méo, không khéo lúc ấy chúng ta không phải triệt hạ một cá nhân hay tổ chức phản gián mà chúng ta triệt hạ một “đồng minh” trên con đường đấu tranh cho Tự Do & Dân Chủ. Trong một thời điểm nào đó, chúng ta cần phải dung hòa để tiến tới, thí dụ, một sư đoàn đi hành quân, đi ngang qua một khu rừng, bị một anh phục kích bắn tẻ rồi bỏ chạy, chúng ta không thể nào đem cả một sư đoàn đuổi theo anh phục kích đó vì như thế là mắc bẩy và mục tiêu sẽ không đạt được. Do vậy, chúng ta cần phải cân nhắc một cách toàn diện (totality of the circumstances) để có một phản ứng chín chắn đối với những người hoặc tổ chức mà chúng ta cho rằng là “nội thù” kẻo thay vì tiến tới mục tiêu giải thể chế độ Cộng Sản, chúng ta chỉ loay hoay với nhau trong một mớ rối bòng bong mà không lối thoát. Hơn nữa, trong đấu tranh đôi lúc phải chấp nhận “may rủi” hoặc một số thiệt thòi, câu hỏi được đặt ra đó là lúc đưa lên bàn cân, việc ủng hộ này có lợi nhiều cho cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ hay có hại nhiều hơn? Nếu có lợi nhiều hơn, chúng ta phải bỏ qua những tiểu tiết khác mà đẩy toàn sức lực để cho cỗ bánh xe đấu tranh này đi tới rút ngắn ngày cai trị độc quyền của CSVN.

Nhân vô thập toàn, tổ chức và cá nhân nào cũng có khuyết điểm. Điều quan trọng đó là mọi người cùng thành tâm hướng về mục tiêu giải thể chế độ cộng sản. Vợ chồng con cái ăn ở với nhau còn có những bất đồng, huống chi trong đấu tranh là một phạm trù đa dạng và phức tạp, thì những bất đồng giữa các cá nhân và tổ chức lại còn nhiều hơn. Dầu có sự bất đồng, chúng ta cần học hỏi gương của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, đó là chúng ta vẫn phải tôn trọng nhau và không thể bất hòa. Đến một giai đoạn nào đó, vì nhu cầu tạo sức mạnh chung cho phe Dân Chủ, chúng ta phải tha thứ cho nhau, bỏ qua những dị biệt để cùng xiết chặt tay nhau lại thì chúng ta mới có thể rút ngắn lại thời gian sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản. Nếu chúng ta không thể trở thành “bạn” được thì chúng ta nên trở thành “đồng minh” trên chiến thuật hay trên từng công tác một, như vậy, sức mạnh của chúng ta mới “đồng quy” về một mục tiêu duy nhất đó là Tự Do và Dân Chủ cho dân Việt.

Nhiều người vẫn thắc mắc không biết có ai lợi dụng chủ trương hài hòa này để lại “chôm credit” cho cá nhân hay cho tổ chức mình? Quá trình đấu tranh cho thấy sự thiếu thành tín này sẽ từ từ bị quần chúng và các chiến hữu xa tránh, cô lập, nên tôi tin rằng trong những tháng ngày tới, những cá nhân và tổ chức nhìn xa trông rộng sẽ áp dụng chính sách “honesty is the best policy” – “thành thật là phương sách tốt nhất.”

Lời Kết: Đứng trước hiểm họa mộng bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh, đứng trước khát vọng của dân tộc là Tự Do và Dân Chủ, đứng trước xu hướng toàn cầu hóa của thế giới mà CSVN đã gia nhập vào WTO, giải pháp lý tưởng nhất cho Việt Nam là ĐCSVN trả lại quyền tự quyết cho dân tộc, lùi lại một bước để trở thành một đảng chính trị như các đảng phái khác trong một cơ chế dân chủ. Tuy nhiên, đây chỉ là một ước mơ vì thực tế cho thấy ĐCSVN nhất quyết tìm bằng mọi cách kéo dài những ngày cai trị độc quyền của họ trên dân tộc Việt. Chính vì lý do này, dầu ở dưới một dạng thái khác, cuộc đấu tranh với ĐCSVN vẫn tiếp diễn cho đến khi nào Tự Do và Dân Chủ thực sự ngự trị trên quê hương Việt Nam.

Nhà Ái Quốc Nguyễn Thái Học, đảng trưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã dõng dạc đi vào lịch sử với câu nói bất hủ “không thành công cũng thành nhân.” Tuy nhiên, ngày hôm nay tình thế đã khác, ưu tiên của cuộc đấu tranh là phải được thành công để cho dân tộc của chúng ta được tiến lên. Chính vì nhìn tới mục tiêu “thành công” của dân tộc nên đôi lúc chúng ta phải hy sinh danh dự “kẻ sĩ” của cá nhân. Đi đấu tranh mà được người ta tung hô là kẻ sĩ, là người yêu nước thì hầu như ai cũng làm được. Nhưng, vì quyền lợi dân tộc mà có tầm nhìn xa trông rộng, lòng trung trinh cho Tổ Quốc như hạt ngọc quý trong đá, ở một giai đoạn nào đó cần phải thi hành sách lược “thêm bạn bớt thù” này mà bị quần chúng hiểu lầm để rồi bị gán ghép cho là “kẻ phản bội” hoặc những từ ngữ xấu xa khác mà vẫn vui vẻ kiên nhẫn đi trọn con đường thì đó mới là khó, đó mới chính là lòng yêu nước chân thật.

Quyền lợi dân tộc phải là quyền lợi tối thượng, do đó, cá nhân hoặc tổ chức nào đặt quyền lợi này lên trên hết thì chúng ta sẵn sàng bỏ qua những tiểu tiết và những dị biệt về chiến thuật. Nếu chúng ta không đoàn kết được với họ vì dị biệt chiến thuật, chúng ta nên làm thinh để cho họ làm việc vì trăm sông cũng sẽ đổ ra biển cả, biển cả của Dân Tộc Việt Nam.

Khai bút Xuân Đinh Hợi, chúng ta phải khởi xướng chính sách “thêm bạn bớt thù” để tự do no ấm và hạnh phúc chân chính sớm ngự trị trên quê hương Việt Nam.



Houston mồng một Tết Đinh Hợi 18/2/2007.



BÀI 4

BẾ QUAN TỎA CẢNG VÀ ĐỐI THOẠI ĐẤU TRANH TỪNG PHẦN, SÁCH LƯỢC NÀO HỮU HIỆU HƠN?



Nhân chuyến đi của Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến Houston và dự trù chuyến đi của tôi về Việt Nam vào dịp Tân Niên Dương Lịch 2013, có những cử tri Mỹ gốc Việt liên lạc với tôi nói rằng tôi là một dân cử Hoa Kỳ ở cấp địa phương Houston nhưng tôi vẫn là “gốc Việt” thì không thể nào quên hoặc đi ngược lại quyền lợi người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Tôi khẳng định tôi sẽ không bao giờ đi ngược lại với quyền lợi người Việt tỵ nạn Cộng Sản cũng như không bao giờ đi ngược lại với quyền lợi dân tộc Việt Nam. Tôi cũng khẳng định rõ tôi sẽ không bao giờ theo Cộng Sản. Tôi khẳng định rõ tôi là người Quốc Gia và để đấu tranh cách hữu hiệu trong giai đoạn hiện nay trước áp lực bành trướng của Trung Quốc, đối với tôi, phương thức đối thoại và tranh đấu từng phần là hữu hiệu nhất.

Để hiểu quan niệm và phương thức đấu tranh của tôi, chúng ta cần phải làm sáng tỏ thế nào là quyền lợi của người Việt tỵ nạn Cộng Sản? Thế nào là quyền lợi của dân tộc Việt Nam?

Thế nào là quyền lợi của người Việt tỵ nạn Cộng Sản? Những người chống Cộng cực hữu cho rằng quyền lợi của những người Việt tỵ nạn Cộng Sản là vạch rõ làn ranh quốc Cộng, ở hải ngoại bế quan tỏa cảng không cho CSVN lui tới, dứt khoát không gặp gỡ hay đối thoại với CSVN, và ở trong nước thì tổng nổi dậy. Quan điểm đó, đối với tôi, là quan điểm của kẻ sĩ nhưng là một giấc mơ không thực hiện được. Đối với tôi, đi đấu tranh thời đại này phải đặt nặng vấn đề “thành công” hơn “thành nhân” để cho đất nước sớm giàu mạnh thoát khỏi áp lực bành trướng của Trung Quốc.

Trong thực tế người Việt ở hải ngoại cần có đồ ăn thức uống từ Việt Nam như gạo, xì dầu, nước mắm, mắm nêm, v.v., thì quyền lợi của người Việt hải ngoại cũng mong muốn cho phẩm chất của các mặt hàng này cao mà giá cả lại rẻ. Chỉ trừ khi nào người Việt hải ngoại không ăn uống những thực phẩm đó nữa, chỉ ăn uống khoai tây phó mát như người Mỹ thì lúc đó mới nói đến quyền lợi kinh tế của người Việt hải ngoại là cấm không cho các mặt hàng đó nhập cảng nữa. Do đó, quyền lợi kinh tế không thể tách rời ra khỏi quyền lợi chính trị để rồi chỉ nhìn khía cạnh chính trị mà quên đi những khía cạnh khác.

Thế nào là quyền lợi dân tộc? Đối với người Việt tỵ nạn Cộng Sản đấu tranh cực hữu cho rằng quyền lợi của dân tộc là lật đổ chế độ Cộng Sản. Nhưng đã gần 4 thập niên, không lật đổ nổi và tình thế cấp bách do mộng bành trướng của Trung Quốc cũng như xu hướng toàn cầu hóa để cạnh tranh thương trường thì chẳng lẽ cứ ôm cứng chính sách này?

Quá trình cho thấy bế quan tỏa cảng với nhà cầm quyền thì cán bộ không đói kém, ngược lại còn giàu thêm lên vì không có người thứ ba nhìn vào soi mói, còn dân thì đói vẫn cứ đói. Bế quan tỏa cảng, anh em Castro đâu có đói chết, vẫn sống trên nhung lụa sa hoa, còn dân chúng thì khổ sở trăm bề.!

Đối với tôi quyền lợi dân tộc là tối thượng, quyền lợi này vượt trên quyền lợi của người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại hay quyền lợi của nhà nước VN do ĐCSVN đang độc quyền lãnh đạo. Đối với tôi, hiểm họa của Trung Quốc trên Việt Nam là hiểm họa dài lâu và nếu chúng ta đấu tranh không khéo thì Trung Quốc sẽ thừa nước đục thả câu để rồi xua quân nuốt trửng đất nước chúng ta luôn. Đối với tôi thế lực có thể cân bằng lại ảnh hưởng của Trung Quốc trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quốc phòng, v.v. chính là Hoa Kỳ và càng có sự hiện diện của Hoa Kỳ ở VN nhiều bao nhiêu thì càng có lợi cho Việt Nam, trong đó có lợi luôn cho những tiếng nói đấu tranh dân chủ. Có Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng thì vừa giúp Việt Nam chận đứng áp lực của Trung Quốc từ Biển Đông, nhất là Hoàng Sa, và song song, giúp cho những người đấu tranh vững tâm đứng dậy đòi hỏi quyền làm người như chúng ta thấy ở Hà Nội và Sài Gòn có Tòa Đại Sứ hoặc Tổng Lãnh Sự của Mỹ thì việc đấu tranh cho dân chủ lập tức khởi sắc.

Đầu tháng 12/2012, Thạc Sĩ Quốc Bình của Đài BYN tổ chức cuộc hội luận trên đài của nhiều đảng phái, cuối cùng vì quyền lợi tối thượng của dân tộc Việt Nam, hầu hết tổ chức nào cũng chấp nhận đối thoại với CSVN. Có một số tổ chức cho rằng đối thoại với CSVN phải có một số điều kiện. Riêng ông Đặng Quốc Việt của Đảng Việt Tân thì cho rằng có thể không cần đối thoại mà chỉ cần có đấu tranh bất bạo động nhưng có kế hoạch thì có thể tổng nổi dậy thành công. Trong bài Điểm Qua Những Sách Lược Đấu Tranh tôi viết vào đầu năm 2007 thì tôi đã phân tách quan niệm này của ông Đặng Quốc Việt cũng sẽ không thành công vì hiện nay chúng ta không có một tổ chức nào lớn mạnh đủ để làm chuyện đó.

Hãy nhìn Miến Điện, bà Aung Sang Suu Kyi và Liên Minh của bà đã đắc cử năm 1990, thế mà bà bị Quân Phiệt bắt nhốt 20 năm trời. Bà có cả Liên Đoàn Tăng Lữ Phật Giáo mà Phật Giáo là Quốc Giáo ở Miến Điện đứng đàng sau hỗ trợ, cả một Liên Minh đông đảo, cả thế giới yểm trợ thế mà cũng không tổng nổi dậy nổi. Sau 20 năm trời bị tù đày, bà chủ trương đối thoại với Quân Phiệt, và nhờ chủ trương đó tháng 4 năm 2012 mới có cuộc tuyển cử ở Miến Điện để rồi mở một trang sử mới cho dân tộc Miến Điện, và ngày hôm nay thế giới gọi đó là Giải Pháp Miến Điện.

Có người hỏi tôi trước đây tôi chủ trương cực hữu nhưng tại sao nay lại thay đổi cổ súy cho đối thoại. Tôi đã trả lời câu hỏi này cho phóng viên Trọng Thắng trên Đài Vietface TV sau khi tôi đắc cử lần hai chức vụ nghị viên. Xin trích đoạn lại cuộc phỏng vấn đó như sau:

Trích Al Hoàng trả lời phóng viên Trọng Thắng trên Vietface

Trọng Thắng: Dạ vâng, thưa anh cái đó cũng là một trong những sự kiện lớn ở trong cuộc đời của anh. Trọng Thắng được biết khi anh trở lại Hoa Kỳ thì anh tham gia vào chính trường, và theo cái con đường mà anh đi thì những đồng hương CĐVN của mình ở đây thấy anh có hai bộ mặt khác nhau. Trước đây thì đã có những lúc anh đấu tranh rất là dữ dội, và có những cuộc biểu tình rất lớn ở tại đây do anh lãnh đạo và đứng đầu kêu gọi người Việt đồng hương của chúng ta. Nhưng sau này thì anh lại có trở nên một thái độ ôn hòa thì thưa anh, anh có thể trình bày cho quí khán thính giả được biết điều gì đã khiến cho anh từ thái độ đấu tranh một cách vô cùng mãnh liệt trở sang cái thái độ ôn hòa và gây một cái sự phải gọi là hơi xáo động một chút xíu ở trong CĐ người Việt mình ở tại tiểu bang Texas và tại thành phố Houston nói riêng.

Hoàng Duy Hùng: Cám ơn câu hỏi của anh. Như anh biết các cuộc biểu tình lớn ở Paris, London, bên Âu Châu, và ngay tại San Francisco hoặc bên Úc châu, hầu như lúc nào từ trước năm 2005 đều có mặt của tôi. Lý do tôi có mặt là tại tôi nghĩ rằng phải có những người trẻ đã được hấp thụ trong một nền giáo dục gia đình coi Cộng Sản là tội ác và phải đứng mũi chiến tuyến đầu tiên để chống.

Nhưng mà cá nhân tôi có riêng những sự kiện mà tôi nghĩ tôi phải thay đổi.

Sự kiện thứ nhất đó là khi mà Ông Vang Pao bị chính quyền Hoa Kỳ bắt và truy tố vì tội chuyển vũ khí để lật đổ Lào Cộng, tôi đã tìm hiểu rất rõ đàng trong biết rằng chính ông Vang Pao đã có những cuộc nói chuyện bên Thụy Sĩ với Cộng Sàn Pathet Lào do Hoa Kỳ làm áp lực nhưng rồi khi về với ánh nhìn của những người đấu tranh chưa hiểu thời cuộc, họ lại làm áp lực ngược lại Ông Vang Pao. Hoa Kỳ đã đưa ra rất nhiều tín hiệu nói nếu Ông Vang Pao không đổi chính sách, vì Hoa Kỳ đã có bang giao với Cộng Sản Lào, thì Ông Vang Pao sẽ phải lãnh hậu quả. Hoa Kỳ không thể dung túng những lưc lượng, những người đấu tranh mà chủ trương lật đổ một nhà nước mà Hoa Kỳ có bang giao.

Người thứ hai là Ông Yasseth Schlun, là một người Campuchia, ông có về Nam Vang năm 2000 tổ chức biểu tình khoảng 200 người thôi. Ông qua lại Hoa Kỳ và Ông bị chính Hoa Kỳ bắt giam. Hoa kỳ còn ra một bản án của Liên Bang rất nặng là tù chung thân. Bản án tù chung thân ở đây không phải là do bên Campuchia đòi, không phải do nước khác đòi, mà là do chính Hoa Kỳ.

Bản thân tôi, và tôi cũng biết rất nhiều người đấu tranh mà có đi về bên Đông Dương tức là về bên Thái Lan hoặc về Kampuchia, đã từng bị chận bắt tại phi trường do chính quyền Hoa Kỳ. Họ mời chúng tôi vô và họ nói rất rõ ràng là phải thay đổi sách lược. Nếu anh không thay đổi thì các hậu quả anh phải chịu trách nhiệm. Tôi đã từng bị hai lần như vậy. Tôi về có tâm sự với một số anh em của chúng tôi là cuộc đấu tranh này không còn là cuộc đấu tranh bạo lực với CSVN nữa, mà cuộc đấu tranh này chúng ta biết còn có những quốc gia khác, tức là vấn đề của VN chỉ nằm trong bàn cờ chính trị quốc tế, và nếu chúng ta không biết cách đi, chúng ta không những làm thiệt hại cho công cuộc này mà còn thiệt hại cho bản thân và gia đình nữa. Cho nên tôi nghĩ từ đấu tranh trước kia gần giống như đấu tranh mà tiếng anh gọi là force tức là bạo lực, thì tôi quyết định chuyển sang con đường đấu tranh bằng trực diện và đối thoại, đấu tranh toàn phần không được thì đấu tranh từng phần, vì không phải tôi muốn nữa, mà sau này tôi được rất nhiều người bạn Hoa Kỳ tới nói thẳng bắt buộc tôi phải đi con đường đấu tranh đối thoại còn không thì tôi sẽ có vấn đề với họ.

Trọng Thắng: Như vậy thì câu chuyện, nói nôm na một chút xíu, thì thay vì phải dùng thượng cẳng tay hạ cẳng chân mà đôi khi lại còn làm phương hại đến bản thân và cũng như là cái tiếng tăm của mình, mà mình đấu tranh bằng một cái thái độ, bằng một cuộc đối thoại, thì nó lên đến một mức phải gọi là cao hơn một chút xíu. Thay vì, giống như là Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói rất là nhiều lần là không cần phải dùng võ lực để trị an, mình có thể dùng lời nói ôn hòa để có thể giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa, nhiều khi lại là một điều rất là khôn ngoan.

Hoàng Duy Hùng: Anh Trọng Thắng vừa mới nói đúng, đó là, nhiều khi chúng ta chỉ nghĩ đến một vấn đề, một khía cạnh đấu tranh, đó là khía cạnh đáu tranh biểu tình hay khía cạnh về lực lượng võ trang mà chúng ta quên đi những khía cạnh đấu tranh khác. Thí dụ, chúng ta chỉ nghĩ đến sức mạnh đấu tranh đó là sức mạnh đấu tranh Kim Cương Chỉ tức là chúng ta chỉ đánh và đấm thôi, chúng ta lại quên đi sức mạnh đấu tranh một cái thế mềm dẻo hơn đó là đấu tranh Thái Cực Quyền. Môn võ cũng có những môn võ cương và cũng có những môn võ nhu. Biết phối hợp môn võ cương và nhu lại thì hiệu quả nó tốt đẹp hơn.

Anh Trọng Thắng cũng nói đúng vì nó ở trình độ cao hơn. Khi chúng ta đấu về môn võ cương thì nhiều khi coi vậy nó không có cao bằng môn võ nhu là vì môn võ nhu như anh Trọng Thắng nói nó cao hơn, nó đòi hỏi một sự kiên nhẫn hơn, nó đòi hỏi phải chấp nhận những búa rìu dư luận nhiều hơn. Hồi xưa Tôn Tử có nói Tiên vi công tâm, hạ vi công thành tức là khi mình tiến đánh một thành, mình chiếm được lòng dân trước là ưu tiên, đó là sách lược cao nhất, rồi chuyện hạ được thành là hạ sách thôi.

Cho nên công cuộc đấu tranh này anh Trọng Thắng nói đúng, nó đòi hỏi phải có trình độ cao hơn và đã 37 năm, cái bước ngoặc này nó đòi hỏi có những người trong thế hệ này phải đi với trình độ cao hơn, không có nghĩa rằng là nói chuyện khác nó không đúng. Thí dụ như các bác biểu tình cứ việc biểu tình vì biểu tình là một hình thức nói lên ước nguyện của mình. Nhưng chúng ta cũng phải có những bộ phận khác để làm những việc khác, những bộ phận về ngoại giao, những bộ phận đấu tranh trực diện, và khi đấu tranh trực diện nó đòi hỏi lý luận ghê gớm lắm.

Nếu mà mình không có lý luận, có chính nghĩa, không phải đối với kẻ thù mà thôi, mà còn với những người bạn của chúng ta tức là những người như Hoa kỳ, nhũng người như Âu Châu, họ thấy chúng ta nói đúng. Nếu chúng ta nói đúng không những thuyết phục được kẻ thù mà còn thuyết phục được những người bạn của chúng ta, mà nếu thuyết phục được những người bạn của chúng ta thì trong ván cờ quốc tế này nó đi một cách dễ dàng hơn, thưa anh Trọng Thắng.

===== Hết Lời Trích với phóng viên Trọng Thắng ===

Có người nói khi tôi cổ súy cho việc đối thoại và đấu tranh từng phần tức là tôi đã chấp nhận chung sống với ác quỷ, điển hình trên Đài VANTV, Hòa Thượng Thích Huyền Việt đã hỏi tôi như sau:

==== Trích trả lời với HT Thích Huyền Việt trên VAN TV =

HT Thich Huyền Việt: Những Thành Phố ở Nam California như Westminster và Santa Ana có Nghị Quyết cấm các viên chức Việt Cộng đến thành phố họ, muốn đến phải xin phép trước tối thiểu 10 ngày, Thành Phố Houston có làm như vậy được hay không?

Hoàng Duy Hùng: Bạch Thày, không khả thi được. Những thành phố kia là những thành phố nhỏ có đông người Việt tỵ nạn Cộng Sản cư ngụ thì họ có vị trí riêng của họ và con rất tôn trọng quyết định này của họ. Nhưng Thành Phố Houston là thành phố lớn thứ 4 của Hoa Kỳ về dân số vá có lẽ lớn thứ nhất về địa dư, là một thành phố chiến lược ở phía nam Hoa Kỳ nên Houston làm theo các đề nghị của Liên Bang rất nhiều. Liên Bang đã có bang giao với CSVN và cổ súy cho việc làm ăn với Việt Nam trên nguyên tắc cả hai cùng lợi. Những nghị quyết kia của các thành phố nhỏ chỉ có tính cách tượng trưng chớ không có khả năng thi hành vì các cán bộ CSVN đến họ không thông báo, họ vẫn âm thầm đến và đi thì cũng không ai làm gì được. Thành Phố Houston muốn giải quyết vấn đề rốt ráo trên nguyên tắc có lợi cho cả hai và như vậy hàng năm lợi tức của Thành Phố lên rất nhiều triệu Mỹ Kim tạo thêm hàng ngàn công ăn việc làm.

Nơi đây tôi cũng xin tái minh định tôi không chống Nghị Quyết đó của họ nhưng tôi cho rằng Nghị Quyết đó có tính hình thức và không có tính khả thi. Hơn nữa, mỗi một thành phố có một vị trí khác nhau. Dầu người Việt ở trong Houston & vùng Phụ Cận trên 100 ngàn dân (trong Houston chưa tới 40,000) nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 3% dân số, trong khi đó ở những thành phố nhỏ ở Orange County thì người Việt chiếm gần 40% dân số hoặc hơn nữa. Đối với tôi, nghị quyết yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho những nhà đấu tranh dân chủ có tính khả thi hơn và tôi ủng hộ cho nghị quyết đó.

HT Thích Huyền Việt: Con người sống đâu phải chỉ có vật chất mà còn có tâm linh. Cộng Sản Việt Nam tàn ác uống máu dân lãnh, mỗi bữa tiệc của họ là ăn thịt và uống máu dân Việt. Hãy xem vụ Cồn Dầu. Thế mà thành phố Houston lại còn có chính sách kết nghĩa chị em với Đà Nẳng và còn làm ăn với CSVN thì chỉ coi trọng vật chất chớ không coi trọng tâm linh. Tôi lấy làm xấu hổ với Thành Phố mà còn có một nghị viên Việt Nam như Luật Sư Hoàng Duy Hùng.

Hoàng Duy Hùng: Con đồng ý quan điểm của Thày sống không phải có vật chất mà còn có tâm linh và con đồng ý với Thày CSVN vi phạm nhân quyền. Nhưng Thày nhìn thấy một khía cạnh mà còn quên khía cạnh khác đó là Hoa Kỳ muốn hỗ trợ cho Việt Nam chận đứng tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Đà Nẳng sát gần với Hoàng Sa, lỡ có gì thì cứu binh nhanh chóng nên Houston cần kết nghĩa chị em với Đà Nẳng. Liên Bang và Thành Phố Houston giải quyết nhiều vấn đề một lúc, giúp cho Việt Nam đủ sức mạnh chận đứng sự bành trướng của Trung Quốc nhưng cũng nhắc nhở Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền, điển hình Ngoại Trưởng Hilary Clinton đã từng nhắc nhở Việt Nam về chuyện đó. Hơn nữa, kinh nghiệm cho thấy nơi đâu có Tòa Đại Sứ hoặc Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ thì người dân có can đảm hơn để đứng lên đấu tranh đòi nhân quyền như chúng ta đã thấy ở Sài Gòn và Hà Nội. Kinh nghiệm của chương trình Thành Phố Kết Nghĩa Chị Em thì những thành phố kết nghĩa với Houston đểu có khuynh hướng ngã theo chính sách dân chủ và điều hành trong sáng của Houston. Đà Nẵng kết nghĩa chị em với Houston có lợi hơn là Đà Nẵng kết nghĩa chị em với một thành phố ở bên Trung Quốc.

==== Hết lời trích phỏng vấn với HT Thích Huyền Việt ===

Ai nấy đều cho rằng chế độ Cộng Sản là một chế độ bùn nhơ, không thèm dính dáng đối thoại để khỏi vướng bùn. Tôi cho rằng hoa sen mọc ở giữa bùn và muốn hái đóa sen thì phải bước vào bùn. Tôi chủ trương đi tìm sen giữa bùn. Trước đây VNCH có câu “xanh vỏ đỏ lòng” thì hiện nay trong nước có câu “đỏ vỏ xanh lòng.” Nếu không có những con người như Gorbachev và Boris Yeltsin là đảng viên cao cấp của Cộng Sản thì Cộng Sản đã không sụp đổ ở Liên Xô. Nếu không có một Tổng Bí Thư Đảng CSTQ Triệu Tử Dương thì không có biến cố Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 1989. Trở lại lịch sử Đại Việt, nếu không có Khúc Thừa Dụ ở trong vương triều Nhà Nam Hán thì đã không có cuộc quật khởi để rồi Ngô Quyền giành độc lập cho nước nhà năm 939.

Trên Đài Việtface TV, Luật sư Robert Phạm Ngọc Bảo hỏi tôi: Cộng Sản là một lũ cướp. Chúng nó cướp nhà mình rồi đuổi mình đi. Bây giờ mình nói chuyện với nó, nó lừa mình, vẫn nói chuyện, xong rồi nó vẫn cho mình ở ngoài và nó vẫn làm chủ căn nhà mà mình chẳng làm gì được.

Tôi trả lời: Chính người dân Việt ở trong nước tự có câu trả lời những người cầm quyền CSVN có phải là đảng cướp hay không. Người hải ngoại đã có tự do dân chủ rồi. Đấu tranh không phải là đấu tranh cho người hải ngoại mà là đấu tranh cho những người trong nước. Đấu tranh không phải là để giành giật ghế cai trị với Cộng Sản ở trong nước mà đấu tranh để cho người dân trong nước ý thức quyền của họ và họ đứng lên tranh đấu cho những quyền đó, và chúng ta hỗ trợ họ ở nhiều hình thức mà đối thoại cách khéo léo thì cũng là một hình thức hỗ trợ luôn. Đó là điều mà Hoa Kỳ đang làm với Việt Nam. Thể chế nhất thời, dân vạn đại thì thể chế Cộng Sản cũng sẽ có ngày qua đi, nhưng dân tộc Việt Nam thì trường tồn với núi sông.

Chúng ta nhớ nước Na Uy được thành lập bởi những người cướp biển rất hung dữ vào thế kỷ 11. Ấy thế mà hậu duệ của những tên cướp biển đó nay lại là một trong những dân tộc hiền hòa yêu chuộng hòa bình hơn ai hết. Chính giải Nobel Hòa Bình được trao tại Oslo là Thủ Đô của nước này!

Viet Weekly phỏng vấn tôi nói rằng có người cho rằng Cộng Sản đã không chịu đối thoại với dân trong nước thì chúng ta cũng không đối thoại với họ, nhất định bế quan tỏa cảng ở hải ngoại.

Tôi trả lời: Lập luận này không khác gì những người lưu vong Cuba nói với chế độ độc tài Fidel Castro. Đức giáo Hoàng hiện nay đã có nêu vấn đề này và giải thích rằng “Tại sao phải đặt vấn đề trong và ngoài nước trong vấn đề đối thoại?” Đức Thánh Cha nói hãy bắt đầu từ một khởi điểm ở bất cứ đâu. Có thể từ ngoài nước, sau đó tới bên trong hay ngược lại. Như vậy, con đường đối thoại có giá trị không bắt buộc phải từ bên trong hay bên ngoài, mà nơi nào đủ điều kiện thì bắt đầu từ nơi đó. Nhiều khi đó là sự tác động của toàn cầu, như danh từ hiện nay người ta vẫn nói tới danh từ “Globalization” (Toàn cầu hóa) hay “Interdependence” (Nương tựa lẫn nhau) để cùng làm việc lưỡng lợi. Nếu đối thoại bên trong đúng, sẽ mở ra cho hải ngoại và ngược lại. Như vậy chúng ta cùng đi tìm cái mốc cho cuộc đối thoại. Xuất phát điểm từ đâu không quan trọng, mà sự hiệu quả của nó mới đáng nói.

Trong cuộc phỏng vấn của Thạc Sĩ Quốc Bình với các đảng phái liên quan đến chính sách bế quan tỏa cảng, tôi trả lời như sau: “Trong thực tế những năm vừa qua Cộng Sản đã tới đây đầy dẫy. Chúng ta càng bế quan tỏa cảng, họ càng đến nhiều mà chúng ta không biết gì hết. Họ vào gặp các viên chức chính phủ, các công ty và rồi vì chính sách này người Việt tỵ nạn Cộng Sàn đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi không biết chuyện gì xảy ra hậu trường. Thí dụ khi tôi công bố hỏi ý kiến về chuyến bay Houston – Việt Nam thì lập tức tôi bị đánh tơi bời. Thành Phố vẫn cử ông Mario Dias đi Việt Nam với những người khác. Tôi không biết gì hết nữa thì quý vị cũng không có thông tin luôn. Chính sách này giống y như con đà điểu đút đầu xuống đống cát tưởng rằng như vậy sẽ thoát hiểm nhưng chính là sự nguy hiểm vô cùng.”

Vì thế, có người cho rằng một số chính khách của cộng đồng tỵ nạn đã lạm dụng chính sách bế quan tỏa cảng này để mị dân, bề ngoài thì họ to họng bế quan tỏa cảng nhưng bên trong thì thậm thụt hoặc trong lòng rất muốn đối thoại với CSVN mả họ phải là người lãnh đạo trong phương cách này.

Về đảng phái, Trần Quân trên các diễn đàn điện tử đã nói huỵch toẹt về sự thậm thụt lén lút cầu cạnh với CSVN của ông Bùi Diễm và Đảng Đại Việt Cách Mạng của Trần Dũng Minh Dân và Đinh Quang Tiến.

----- Trích lời của ông Trần Quân quảng bá trên mạng toàn cầu viết về Đại Việt Cách Mạng Đảng của ông Bùi Diễm ---

“Những tin tức mà chúng tôi nhận được như: Năm 1992, ông Bùi Diễm đã gặp Trần Quang Cơ (bộ Ngoại Giao Hà Nội) Sau đó, ông Bùi Diễm cùng đi với Kiến trúc sư Ngô Bảo về Hà Nội, -năm 2007, ông Bùi Diễm đem Đinh Quang Tiến, Nguyễn Phượng Hoàng…qua Pháp, gặp nhiểu người của Hà Nội (làm việc cho Hà Nội, ủng hộ CS), Hàng Văn Bé (Đệ I Phó CT) và Nguyễn Thanh Phận (BCH Trung Ương) về VN…Năm 2010, Nguyễn Thanh Phận tiếp đón phái doàn CSVN đến Houston, Năm 2010, ông Bùi Diễm và một người khác (không phải Đại Việt) gặp Đại Sứ VC tại Hoa Kỳ…

Cuối tháng 4/2012, Bs Trần Văn Hoa (Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn và Giám Sát Trung Ương Đai Việt phe Bùi Diễm) về VN (nhiều lần về VN), Nguyễn Văn Tăng (đã từng là Chủ Tịch Hội Đồng CốVấn và Giám Sát Trung Ương) về VN,-Hoàng Khuyến ở Denver (Tổng Ủy Viên BCH Trung Ương) về VN,-Tạ Ngân Hiệp ở Strasbourg là ủy viên Trung Ương, nguyên là VC đi lao động (trá hình) ở Đông Đức…nhiều lần về VN.

Tại sao Nguyễn Phượng Hoàng (Chủ Tịch Công Ty ĐVCM Đảng) không nói “những người nầy về VN nhận chỉ thị của CSVN” mà nói người khác? Và, tại sao Nguyễn Phượng Hoàng (tức Trần Dũng Minh Dân) không đặt vấn đề với chính mình ‘Có phải Nguyễn Phượng Hoàng tôi đây đã đi với ông Bùi Diễm qua Pháp gặp người nầy người nọ là người của CSVN, từ Hà Nội qua hoặc hoạt động tại Pháp… Làm như vậy có phải chính tôi đã chạy theo VC, đi nhận chỉ thị của VC hay không?’ Đến đây thì đã quá rõ ràng rồi.”

---- Hết lời trích -----

Về dân cử, ai cũng biết Dân Biểu Cao Quang Ánh về Việt Nam và người cố vấn đàng sau ông Cao Quang Ánh dư luận cho rằng đó là Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc cơ quan từ thiện Boat People SOS. Nếu không đi nước cờ “đối thoại” đó thì Dân Biểu Cao Quang Ánh lúc đầu âm thầm về VN làm gì? Nếu không đi nước cờ đối thoại đó thì làm gì Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn lại gởi thư nhờ ông Cao Quang Ánh tổ chức đối thoại ở hải ngoại? Nhưng khi nước cờ “đối thoại” được dàn trận ra, vì một lý do nào đó, họ lại không bắt cờ, nhường ngọn cờ đó cho người khác.

Về Hội Đoàn, ông Trương Như Phùng, Quốc Hận 2010, ông lên sân khấu nói oang oang ông mới nhờ Dân Biểu Al Green sắp xếp để ông gặp Tổng Lãnh Sự Lê Dũng tranh đấu trực diện để trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý. Xuống sân khấu, ông Al Green cho biết nếu có thì phải họp Cộng Đồng và phải cử người nói được tiếng Anh vì thường thì sẽ có cơ quan truyền thông Hoa Kỳ tham dự. Ông Phùng thấy không có sơ múi gì trong ván cờ mới này vì ông không nói giỏi tiếng Anh, lập tức vài ngày sau ông gọi vô Đài Sàigòn 900AM đổ vấy lên tôi là người chủ trương chuyện đó. Xui cho ông, tôi nghe được, tôi gọi vô đài, tôi hỏi ông ai vừa mới lên sân khấu Quốc Hận nhờ Dân Biểu Al Green để đối thoại đấu tranh với Tổng Lãnh Sự Lê Dũng. Ông Phùng biết còn có bằng chứng trên các DVD Quốc Hận 2010 ở Houston nên ú ớ trả lời chính ông làm chuyện đó nhưng đến để “đuổi cổ Lê Dũng về Việt Nam.” Bao nhiêu ngàn thính giả nghe được chỉ còn nước cười mĩm chi với nhiều hàm ý.

Vào tháng 11/2012, ông Phùng gởi email ra nói ông có họp ở Trụ Sở Cộng Đồng yêu cầu lên Tòa Tổng Lãnh Sự trực diện đấu tranh (nghĩa là đối thoại vì nếu biểu tình thì đã từng làm và ông đã nói rõ là biểu tình) nhưng có một số người phản đối trong đó có Ls. Hoàng Duy Hùng. Đúng, tôi có phản đối việc đòi “đối thoại trực diện đấu tranh” đó của ông Phùng ở thời điểm đó vì tôi cho rằng đi như vậy không có thế, không có chính quyền Hoa Kỳ yểm trợ thì nói không ai nghe. Tôi có nói ông Trương Như Phùng cần có các chính khách Hoa Kỳ hỗ trợ cho cuộc đối thoại thì việc đối thoại mới cân bằng. Đó là nguyên do ông Trương Như Phùng tời nhờ Dân Biểu Liên Bang Al Green và ông tưởng ông đã thành công nên ông mới lên nói oang oang trên sân khấu vào Ngày Quốc Hận 2010.

Về cá nhân thì rất nhiều. Ông Peter Trần Dũng lên đài Sài Gòn Netword thú nhận đã ăn cơm riêng với Đại Sứ CSVN Bùi Hồng Phúc ở bên Đức và còn công khai khen “Việt Cộng dễ thương” đến độ hàng trăm ngàn người nghe được đã phải ngạc nhiên vô cùng.

Và không biết bao nhiêu quang cảnh như vậy xảy ra hàng ngày ở hải ngoại. Nếu kể tôi không biết có bao nhiêu giấy mực mới kể cho xiết. Họ hô hào bế quan tỏa cảng ở bề ngoài nhưng chính họ mới là thủ phạm chống Cộng cửa trước đón Cộng cửa sau!

Theo nhiều nghiên cứu xã hội, ở những quốc gia cấm đĩ điếm như Trung Quốc và Việt Nam thì tệ nạn này càng lan tràn tới hang cùng ngỏ hẽm ở dưới nhiều hình thức, còn ở những quốc gia công khai và chính thức hóa việc này như ở Hòa Lan thì dân địa phương lại ít đi đến đó, và trên phương diện y tế thì bảo vệ được sức khỏe và cộng thêm mãi lực đóng thuế cho chính phủ!! Bên này càng cấm đối thoại với Cộng Sản thì họ càng âm thầm đối thoại nhiều hơn hết. Thà mở ra công khai cho dân chúng nhận diện ai đã đối thoại và đối thoại cái gì thì tốt hơn hết.

Có người nói tôi làm công việc của Thành Phố thì cứ làm nhưng đừng áp đặt chính sách đối thoại đấu tranh từng phần lên trên người tỵ nạn Cộng Sản. Tôi thấy tôi không có áp đặt quý vị, ngược lại, quý vị áp đặt lên trên tôi bằng những hành vi biểu tình, đặt bom, dựng chuyện vu khống lăng nhục tôi với biết bao từ ngữ thậm tệ, và thậm chí có người còn lăng nhục ông bà cụ thân sinh quá vãng của tôi. Khi tôi đối thoại với Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn hoặc nếu tôi có về VN làm việc cho TP Houston, tôi đối thoại với tư cách của một dân cử Thành Phố Houston, tôi không đối thoại với tư cách đại diện cho Cộng Đồng Người Việt ở Houston, thì lấy gì tôi áp đặt sự đối thoại đó lên trên các vị?

Lời Kết: Khi còn cắp sách đến Đại Học, giáo sư hay dạy tôi “think out of the box” tức là suy nghĩ vượt ra khuôn khổ thủ cựu để tìm ra đáp án mới. Cái gì mà vượt qua khuôn khổ cũ thì cũng có sự mạo hiểm cũng như nguy cơ thất bại. Tôi thay đổi phương thức đấu tranh và tôi chấp nhận nguy cơ thất bại nhưng tôi không hối hận, ngược lại cảm thấy rất bình an vì tôi đã làm đúng với lương tâm của tôi.

Ai muốn đi con đường cũ, con đường rủa sả Cộng Sản, con đường biểu tình liên tục, con đường bạo lực hay con đường tổng nổi dậy hoặc con đường bế quan tỏa cảng hay con đường đấu tranh triệt để lật đổ Cộng Sản thì họ cứ đi và tôi tôn trọng họ. Tôi không chống đối việc làm này của họ vì đó là quyền của họ. Phần tôi, tôi quyết tâm đi con đường đối thoại đấu tranh từng phần, ai thấy con đường tôi đi đúng, xin cùng sánh vai đi với tôi, chúng ta cùng đi và tôi không chủ trương độc quyền đối thoại./.

Houston tháng 3 năm 2013.



BÀI 5

CHÂU CHẤU ĐÁ XE

Trong văn học Việt Nam có câu “nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng” để nói lên quyết tâm của người yếu thế nhưng bền chí theo đuổi lý tưởng của mình vì tin việc mình làm là đúng và có chính nghĩa. Châu chấu đá xe lấy từ sự tích đi săn của vua Trang Tông nước Tề thời Chiến Quốc bên Trung Hoa. Trong quyển một của Cổ Học Tinh Hoa tác giả thuật lại sự tích đó như sau:

--- trích ---

Một hôm Trang Công nước Tề xa giá đi săn. Xe ra khỏi thành, đi trên đường cái, có con bọ ngựa cứ đứng giữa đường giương càng chực chống lại với cái xe. Tả hữu thấy thế kêu lên rằng: “Chết! Chết!” Trang Công nghe tiếng tưởng sự gì nguy hiểm, vội vàng bắt dừng xe lại hỏi. Tả hữu thưa: “Có con bọ ngựa thấy xe sắp đến, không tránh lại giơ càng lên muốn chống lại. Giống bọ ngựa quái lạ, chỉ biết tiến lên, chớ không lui, không chịu lượng sức mình khỏe hay yếu, hễ gặp cừu địch thì xem thường, xem khinh, cứ lập tức xông vào đánh. Xin cứ để cho xe đi xem con bọ ngựa sống hay chết thế nào.”

Trang Công nói: “Hãy khoan. Giống bọ ngựa thế mà đáng kính. Giả sử bây giờ có một người bị kẻ tàn bạo hà hiếp không ngại gian nan, không sợ nguy hiểm, nhất quyết chỉ tiến lên, chọi với cường địch, chết cũng không thoái lui thì chẳng đáng nên tôn kính lắm ư?” Nói đoạn, Trang Công bảo tránh xe đi sang một bên.

Từ hôm đó bọn tướng sĩ Trang Công nghe thấy câu chuyện khi phải đi đánh giặc, là liều chết tiến lên chớ không chịu không bằng con bọ ngựa.

--- hết lời trích ---

Những nhà đấu tranh cho Tự Do & Dân Chủ và các tín đồ bảo vệ tín ngưỡng của mình ở Việt Nam đã và đang kiên cường giống như “châu chấu đá xe” để đối đầu với sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhà nước như cỗ xe và Đảng thì như người đang lái cỗ xe đó. Khác với Trang Công khâm phục sự kiên cường của con bọ ngựa né xe nhường bước, Đảng Cộng Sản đã không chịu nhường bước cho những đòi hỏi của những nhà đấu tranh dân chủ hoặc Thỉnh Nguyện Thư của HĐ Giám Mục VN yêu cầu sửa đổi Hiến Pháp chấp nhận đa nguyên chính trị.

Cuộc chiến đã qua đi gần 4 thập niên mà vết thương vẫn còn đỏ thắm cho toàn dân ở trong cũng như ngoài nước. Có những người trong Đảng lên tiếng đã đến lúc Đảng hãy hành xử như Trang Công nước Tề kính phục sự kiên cường của bọ ngựa tránh xe sang một bên. Những người đó như cựu Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An đã lên tiếng Hiến Pháp (1992) của Nhà Nước CHXHCN Việt Nam là không có chính thống vì Hiến Pháp này chỉ được soạn thảo bởi một Đảng, không phải bởi dân và do mọi thành phần dân chúng, và Đảng này ban cho mình độc quyền lãnh đạo nên ông Nguyễn Văn An yêu cầu Nhà Nước phải tuyên bố thành lập một Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp do mọi thành phần dân tộc trong cũng như ngoài nước để rồi sau đó Quốc Hội ban hành Hiến Pháp thì may ra đất nước mới hàn gắn vết thương đau lòng đó của chiến tranh ý thức hệ, và dân tộc mới có sự đoàn kết chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Ông Nguyễn Văn An cho rằng Hiến Pháp năm 1946 do Chính Phủ Liên Hiệp soạn thảo còn có tính chính thống hơn Hiến Pháp năm 1992 vì còn có các đảng phái tham gia. Hiến Pháp năm 1946 đã bị ĐCSVN ém nhẹm không để Quốc Hội ban hành, sau đó, Đảng Cộng Sản độc quyền soạn thảo và ban hành Hiến Pháp năm 1992 nên đối với ông Nguyễn Văn An, Hiến Pháp năm 1992 là Hiến Chương của Đảng Cộng Sản hơn là Hiến Pháp của toàn dân. Tiếc rằng lời lên tiếng này của ông Nguyễn Văn An sau khi ông không còn cầm quyền và ông không còn đủ ảnh hưởng để nhiều đảng viên khác nghe theo. Đau long hơn nữa là vào tháng 11 năm 2013, Quốc Hội lại biểu quyết ban hành Hiến Pháp mới trong đó vẫn không chịu chấp nhận ý kiến đa nguyên chính trị.

Nếu lỡ Trung Quốc đem quân đánh chiếm lấy Trường Sa hoặc đánh Việt Nam trong nay mai thì sao? Liệu nhà cầm quyền Hà Nội có đủ sức để đối phó Trung Quốc mà không cần sự hỗ trợ của toàn dân nhất là người Việt hải ngoại? Phe cầm quyền trong nước nghĩ rằng họ mạnh, họ ngồi trên cỗ xe thì những nhà đấu tranh dân chủ ở trong và ngoài nước thì như những con châu chấu, làm gì đi nữa cũng chẳng lung lay được chế độ, họ sợ gì, họ cần gì phải nhường bước!!!. Những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước cũng như ở hải ngoại thì cho rằng ĐCSVN phải chứng tỏ thiện chí của mình trước đi, phải trả tự do cho những nhà đấu tranh dân chủ bị bắt giam như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày, Việt Khang, v.v., hủy bỏ những sắc lệnh và nghị quyết đàn áp tự do ngôn luận, chấp nhận đa nguyên chính trị, v.v. còn không thì họ tiếp tục đấu tranh như những con “bọ ngựa” giương càng tiến về phía trước lao vào cỗ xe. Với não trạng của hai phe như vậy thì đi tìm sự đồng thuận để có một giải pháp cho đất nước hầu như chỉ là ảo vọng và Mẹ Việt Nam tiếp tục bị tơi tả rách nát tang thương.

Ngày 12 tháng 11/1995, trong tiểu luận Con Đường Cái Quan, bình luận gia Đại Dương viết một đoạn nhận xét của ông như sau: “Các tác giả nói trên đoan chắc rằng, với xu thế thời đại, chủ nghĩa cộng sản và chế độ cộng sản tại Việt Nam tất yếu phải sụp đổ. Phần kết luận thường đính kèm lời đe dọa nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không biết điều, nhất định phải bị nhân dân lật đổ bằng bạo lực. Nghe thế ai mà không khoái. Nhưng nếu sự khoái trá chỉ để thoả mãn lòng tự ái cá nhân, vuốt ve ước vọng của người nghe thì quả thật nó chẳng giúp ích gì cho công cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam tự do dân chủ phú cường. Thuận theo nhận định của họ, tất nhiên công cuộc đấu tranh phải phát triển nhanh chóng. Nhưng thực tế cuộc đấu tranh tiến triển rất chậm chạp, đôi khi còn thụt lùi. Chúng ta nghĩ như thế nào về tình trạng này?” Kết luận, bình luận gia Đại Dương đề nghị những người đấu tranh cho dân chủ hãy nhìn đến thực tế và vạch ra những kế hoạch khả thi với tình hình hiện tại chớ đừng đặt ra những kế hoạch theo cảm tính thì cuộc đấu tranh sẽ không đi về đâu.

Kế hoạch thực tế hiện nay là gì? Từ năm 1995, Hoa Kỳ đã có bang giao với CSVN thì luật pháp Hoa Kỳ ngăn cấm không cho công dân của mình hoạt động hoặc kêu gọi lật đổ nhà nước mà họ có bang giao. Lúc đầu Hoa Kỳ còn làm lơ nhưng sau vụ Khủng 9/11 năm 2001 ở New York, Hoa Kỳ đã truy tố những nhà hoạt động như Tướng Vang Pao của người Hmong và ông Yasseth Schlun của người Cambodia. Hoa Kỳ gởi ra một tín hiệu rất rõ ràng đó là đấu tranh trong ôn hòa, và đối thoại (hay đấu tranh nghị trường). Nếu ai hoặc lực lượng nào không đi theo sách lược này của Hoa Kỳ, khi người đó hoặc lực lượng đó lớn mạnh hoặc khi cần, Hoa Kỳ sẽ đích thân đứng ra triệt hạ cá nhân hay tổ chức đó. Một đối thủ là Cộng Sản mà người Quốc Gia chưa đủ sức đối phó thì không nên tạo thêm một đối thủ khác có sức mạnh số 1 trên thế giới như Hoa Kỳ để triệt hạ mình.

Đối thoại hay đấu tranh nghị trường không có nghĩa là đầu hàng. Kỹ thuật của đối thoại là tranh thủ phát huy chính nghĩa thu phục nhân tâm, người xưa gọi đó là “quy tâm” như cổ nhân đã nói “tiên vi công tâm hạ vi công thành.” Chân lý là sức mạnh của đối thoại vì người Việt có câu “nói phải củ cải cũng nghe.” Nhưng đối thoại như thế nào? Đối thoại thì cũng cần có tương quan lực lượng và cân sức với nhau. Đảng Cộng Sản có cần đối thoại với những lực lượng chống đối không? Dầu ĐCSVN ở thế thượng phong như ngồi trên cỗ xe nhưng ĐCSVN cũng cần đối thoại với những lực lượng chống đối vì không thể để cho xác bọ ngựa chết đầy làm kẹt bánh xe có thể làm nghiêng ngữa lật xe ở trong chính trường quốc tế, mỗi lần phái đoàn Cộng Sản đi công tác nước ngoài là bị biểu tình la ó phải đi cửa hậu cảm thấy nhục nhã vô cùng. Đảng CSVN cũng có nhu cầu thu hút vốn liếng và đầu tư của nước ngoài mà những châu chấu đấu tranh ở hải ngoại làm cản bước sự đầu tư của chính người Việt cũng như của những người ngoại quốc.

Lời Kết: Ai cũng biết cơ chế của Đảng và Nhà Nước đã trở thành guồng máy quy cũ mà một cá nhân trong Đảng khó có thể làm gì được để thay đổi. Đã gần 4 thập niên trôi qua, những tồn đọng của lịch sử do chiến tranh ý thức hệ để lại làm cho cả dân tộc tê liệt tang thương, chẳng lẽ chúng ta những người bên kia và bên này không vượt qua nổi để làm cuộc đột phá cứu nguy dân tộc? Nếu những đảng viên Cộng Sản có thật tâm muốn đất nước sớm hàn gắn vết thương chiến tranh ý thức hệ do lịch sử để lại, cách hay nhất là những đảng viên đó hãy khuyên những lãnh đạo của Đảng nên có thái độ như Trang Công của nước Tề, kính trọng sự kiên trì yêu nước của những người đấu tranh, né tránh xe sang một bên, nới rộng tự do ngôn luận, đừng bắt bớ những nhà đấu tranh nữa, hãy trả tự do cho những người như linh mục Nguyễn Văn Lý, nhạc sĩ Việt Khang, nhà báo Điếu Cày, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, v.v . Họ cũng hãy khuyên Đảng mau chấp nhận thành lập một Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp gồm đủ mọi thành phần trong và ngoài nước, song song, họ cũng nên bàn thảo với những nhà chính trị chuyên nghiệp của quốc tế để vạch ra một lộ trình tiến tới Tổng Tuyển Cử Tự Do dưới sự giám sát của quốc tế. Được như thế thì đó là sự may mắn lớn cho dân tộc vì đó là “sự đối thoại” của nhà cầm quyền với dân trong nước, và như vậy dễ dàng mở cánh cửa đối thoại với người Việt ở hải ngoại tạo nên sức mạnh toàn dân chống lại sự bành trướng của Trung Quốc mà hiện tượng Biển Đông đang là nỗi lo canh cánh bên lòng của mọi người dân Việt.

BÀI 6

CẢM NGHĨ THÁNG 4



Mỗi năm tháng Tư về, người Việt chứng kiến một hiện tượng cảm xúc trái chiều nhau của kẻ thắng người thua. Ở trong nước, nhà cầm quyền tổ chức ăn mừng chiến thắng của Đảng Cộng Sản chiếm lấy được toàn thể lãnh thổ đất nước. Ở hải ngoại, người Việt lưu vong tổ chức tưởng niệm việc họ bỏ nước ra đi mà họ gọi là “Quốc Hận.” Người Cộng Sản cho rằng người Việt lưu vong còn mang “nhiều hận thù với Tổ Quốc và Dân Tộc.” Người Việt lưu vong lại minh định họ không có “hận thù với Tổ Quốc và Dân Tộc” mà chỉ mong muốn có dân chủ và đa đảng. Dầu muốn dầu không, hiện tượng đó nói lên sự phân hóa của người Việt làm cản bước sự phát triển của cả dân tộc Việt trong một bối cánh cả thế giới đang gay gắt cạnh tranh kinh tế và kỹ thuật cũng như gờm chừng sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Có cách nào khép lại trang sử đau thương chiến tranh ý thức hệ Quốc Gia và Cộng Sản (Quốc Cộng)? Có cách nào để cho người dân Việt ở trong và ngoài nước cùng bắt tay nhau xây dựng đất nước hay không?

I. Lịch Sử Phân Hóa Của Ba (3) Quốc Gia: Chúng ta thử tìm hiểu 3 quốc gia có một sự phân ly trong lịch sử gần như dân Việt để rút ra những bài học, hy vọng từ đó chúng ta tìm được một giải pháp “hợp nguyên” dân tộc Việt ở trong và ngoài nước.

1. Cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ 1861-1865: Đây là cuộc chiến đã sát hại 600,000 người Hoa Kỳ giữa các tiểu bang miền bắc và miền nam trong vấn đề trả tự do cho nô lệ da đen. Cuối cùng phe Bắc thắng và họ giải phóng nô lệ da đen. Tướng Ulysses S. Grant (1822-1885, sau làm Phó Tổng Thống rồi làm Tổng Thống thứ 18 của Hoa Kỳ), cầm quân phe Bắc đánh bại tướng Robert E. Lee (1807-1870) của phe Nam. Ngày 9/4/1864, tướng Robert E. Lee đầu hàng.

Phe thắng trận, phe Bắc, đã không bắt giam một người lính nào của phe Nam. Họ đã lấy nhân nghĩa đối đãi người anh em thua trận. Không những không bắt giam một ai, họ còn đưa tiễn những quân nhân thất trận về tận nhà, trả lại tài sản cho những người thất trận, và còn có chính sách hỗ trợ kích thích nền kinh tế cho miền nam vì nô lệ đã được giải phóng không còn làm công không cho các đại điền chủ. Cảm động trước hành vi đầy nghĩa khí đó, Tướng Robert E. Lee đã quay trở về hợp tác với chính phủ miền bắc, đã cộng tác đắc lực với Tổng Thống Andrew Jackson trong Chính Sách Tái Xây Dựng Quốc Gia. Dầu phe Bắc đã lấy vương đạo đối xử phe Nam là phe thua trận như vậy, ấy thế mà sự hận thù giữa Bắc và Nam ở Hoa Kỳ vẫn kéo dài lê thê cho đến cả hơn thế kỷ và hệ quả của nó hiện nay người ta vẫn còn cảm nhận.

2. Sau Đệ Nhi Thế Chiến 1945, nước Đức bị chia đôi, Đông và Tây Đức. Năm 1989, Bức Tường Bá Linh sụp đổ, nước Đức thống nhất trở lại. Tây Đức đón người anh em Cộng Sản Đông Đức trong nỗi vui mừng, họ không có chính sách trả thù đảng viên Cộng Sản, hàng năm cho tới ngày hôm nay họ còn dành 2% thu nhập của Tây Đức để yểm trợ xây dựng cho Đông Đức. Tây Đức không có sự kỳ thị với Đông Đức nên bà Angela Markel (1954 - ?) xuất thân từ Đông Đức, năm 2005, đã trở thành Thủ Tướng của Đức. Người Đức đã đem trải lòng Nhân bao la của họ cho người anh em từng là kẻ thù, và nhờ chính sách này, vết thương chiến tranh ý thức hệ của Đức đã hàn gắn khá nhanh chóng để đưa nước Đức trở thành đầu tầu kinh tế của Âu Châu.

3. Năm 1949, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đánh bại Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Tướng Tưởng Giới Thạch lãnh đạo khoảng 6 triệu người di dân sang Đài Loan. Mao Trạch Đông phát động nhiều chiến dịch để triệt hạ những mầm móng phản kháng và đối lập. Chiến Dịch Trăm Hoa Đua Nở, Bước Nhảy Vọt, Cách Mạng Văn Hóa, v.v., đã sát hại 60 triệu người và cả nước Trung Hoa trải qua cơn ác mộng. Mấy năm gần đây, tôi đi công tác ở Trung Quốc, với tư cách một vị dân cử Hoa Kỳ, tôi tìm hiểu, thì tôi được đa phần người Trung Hoa giờ đây cho rằng Mao Trạch Đông có công 2 phần nhưng có tội 8 phần vì những chính sách bá đạo đó. Tôi thấy dân Trung Quốc giờ đây tôn kính Đặng Tiểu Bình là “cha già mới của dân tộc” hơn là Mao Trạch Đông. Trong các buổi lễ tiếp tân chính thức của nhà nước, người ta đã bỏ tượng Mao Trạch Đông, chỉ còn có cờ của Trung Quốc và cờ quốc gia của người khách.

Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, năm 1978, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và ông cổ suý cải cách đất nước trên nhiều phương diện nhưng vẫn chủ trương độc đảng. Những người Trung Hoa lưu vong khắp nơi trên thế giới cũng như ở Đài Loan, bắt đầu dò dẫm đầu tư vào Trung Quốc. Nhưng rồi vì không cải tổ chính trị nên năm 1989 đã đưa đến biến cố Thiên An Môn làm rúng động cả thế giới.

Sau biến cố Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh hệ thống chính trị, vài năm gần đây, họ chấp nhận đa đảng ở hạ tầng nhưng chưa chấp nhận đa đảng ở thượng tầng. Kỳ Đại Hội 18 của Đảng CSTQ vừa qua vào cuối năm 2012, suýt nữa Trung Quốc tuyên bố Đảng Cộng Sản đã hoàn thành lịch sử để trả lại quyền tự quyết cho toàn dân. Nhưng vụ việc ông Bạc Hy Lai làm cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc e ngại sẽ không kềm chế nổi những biến động nên Trung Quốc đã không tuyên bố câu nói đó như đã dự trù. Năm 2011, dân làng Ô Khảm ở tỉnh Quảng Đông nổi dậy, Trung Quốc chấp nhận cho bầu cử tự do ở đây như một hình thức thí điểm cho dân chủ trong đa nguyên. Hiện nay ngoài Đảng Cộng Sản ra, Trung Quốc còn có 8 đảng nhỏ được sinh hoạt chính thức nhưng 8 đảng này không có ảnh hưởng bao nhiêu.

Từ khi Trung Quốc có sự điều chỉnh chính trị chấp nhận đa đảng ở cấp thấp, người Trung Hoa ở khắp nơi cũng như ở Đài Loan đổ tiền đầu tư vào Trung Quốc. Từ năm 2003, có rất nhiều phái đoàn Trung Hoa Quốc Dân Đảng chính thức trở về Trung Quốc. Cuối năm 2012, tại Thành Đô, nhiều cán bộ cao cấp của ĐCSTQ và Trung Hoa Quốc Dân họp bàn tìm giải pháp tốt đẹp nhất để xây dựng Trung Hoa. Số tiến đầu tư khổng lồ của người Hoa hải ngoại cùng với nhiều yếu tố khác đã tạo nên một hiện tượng kinh tế kỳ diệu cho Trung Quốc để trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu của thế giới. Đương nhiên bình quân lợi tức đầu người Trung Quốc vẫn còn thua xa Hoa Kỳ.

II. Những Bài Học: Lược qua lịch sử phân hóa của 3 quốc gia nêu trên, chúng ta thấy bất kỳ sự phân hóa nào của đất nước cũng đều là sự tai họa cho cả dân tộc và mọi người, nhất là những người thắng cuộc và đang cầm quyền, có trách nhiệm tìm bằng mọi cách hàn gắn lại vết thương phân hóa đó.

Bài học thứ nhất rút ra từ cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ đó là vương đạo là chính sách hay nhất của nhà cầm quyền để hàn gắn vết thương của chiến tranh và là kích thích tố nhanh nhất để hội tụ và đoàn kết dân tộc.

Bài học thứ hai rút ra từ sự thống nhất của nước Đức chính là chính sách không phân biệt đối xử và yêu chuộng hiền tài nên mới có một bà Angela Merkel từ Đông Đức lên làm Thủ Tướng. Nhờ chính sách này của Đức mà tài nguyên chất xám của nước Đức dồi dào ngõ hầu trở thành đầu tàu mãi lực kinh tế và kỹ thuật ở Âu Châu.

Bài học thứ ba rút ra từ Trung Quốc là sự kiên nhẫn của quần chúng có giới hạn và nhà cầm quyền cần phải biết điều chỉnh hệ thống chính trị từng phần và kịp thời để giải tỏa những “bức xúc” của họ kẻo không có nguy cơ bạo loạn.

Lời Kết: Chiến Tranh Ý Thức Hệ Quốc Cộng đã chấm dứt gần 4 thập niên, thời gian 4 thập niên trong lịch sử không có là bao nhưng cũng đã là dài cho một đời người, mọi người Việt chúng ta ở trong cũng như ở ngoài nước, người đang cầm quyền cũng như người dân bình thường, phải phấn đấu để cùng nhau đóng lại chương sử đau thương này, tạo sự “hợp nguyên” dân tộc để dân tộc chúng ta sớm giàu mạnh sánh vai cùng các dân tộc khác trong vùng. Hiện nay nhà cầm quyền đang vận động sửa đổi Hiến Pháp, nhà cầm quyền nên mời những nhân tài khác ở ngoài Đảng Cộng Sản tham gia vào Ủy Ban để có thể phản ảnh sự khách quan và đa dạng. Đối với những người chống đối với nhà cầm quyền, cách hay nhất, hãy bắt chước người Hoa kiều, làm việc trên những sự đồng thuận và ôn hòa đối thoại để giải quyết từng phần và từng vấn đề. Vì sự đóng góp của người Hoa Kiều trước nên họ có tiếng nói mạnh mẽ để rồi nhà cầm quyền Trung Quốc lắng nghe đến độ Bắc Kinh đã cho bầu cử tự do ở Làng Ô Khảm tỉnh Quảng Đông như một thí điểm.

Tâm trạng tự nhiên của con người là đòi buộc nhà cầm quyền tỏ thiện chí trước và ngược lại nhà cầm quyền thì nghĩ rằng họ đang cầm quyền thì họ không có nhu cầu để nhượng bước. Nếu ai cũng khăng khăng giữ vững lập trường này thì tháng Tư sẽ mãi mãi là tháng Tư trái chiều của kẻ thắng người thua. Vì tương lai của đất nước, ước mong mỗi bên nhượng nhau một chút thì may ra mới có giải pháp cho dân tộc./..



BÀI 7



HIỆN TƯỢNG VÀ BẢN CHẤT



Trong một lớp ở đại học, giảng sư cầm tờ giấy $100 USD mới toanh đưa lên hỏi các học sinh: “Có ai muốn tờ giấy bạc này không?” Cả lớp giơ tay lên nhao nhao và ai cũng muốn tờ giấy bạc đó cả.

Bỗng nhiên giảng sư vò tờ giấy bạc đó nhàu nát rồi lại hỏi có ai muốn tờ giấy bạc đó không thì vẫn có từng đó cánh tay đưa lên. Sau đó, ông xé tờ giấy bạc ra làm đôi và nhổ nước miếng vào nó, rồi lại hỏi có ai muốn tờ giấy bạc không thì vẫn nhiều cánh tay đưa lên. Ông liền vất tờ giấy bạc bị xé đôi đó xuống thềm rồi lấy chân đạp lên nó, rồi ông hỏi có còn ai muốn tờ giấy bạc đó hay không thì vẫn biết bao nhiêu cánh tay đưa lên.

Giảng sư nhìn cả lớp rồi nói: “Hôm nay các bạn học được bài học thế nào là hiện tượng, thế nào là bản chất, thế nào là trị giá đích thật (intrinsic value) của một vật thể hay của một con người. Nếu các bạn có giá trị đích thật của một tâm hồn hướng thượng thì không ai có thể lấy mất nó đi khỏi bạn, và cứ vậy, bạn hãy vững tâm tiến lên làm công việc mà bạn cho là đúng.”

Lời nói của vị giảng sư đó làm tôi nhớ lại khi xưa tôi học chữ Tâm bằng chữ Hán Việt. Theo lời thày dạy, chữ Tâm xuất phát từ nhà Phật, viết theo Hán Tự thì là vầng trăng bị ba áng mây che mất trong đó có một áng mây ở ngoài và hai áng mây ở trong lòng. Áng mây ở ngoài chính là sắc giới, hai áng mây ở trong lòng tức là vô sắc giới và dục giới. Sắc giới là những gì ta thấy như cây, cỏ, hoa, lá, đường xá, v.v. Vô sắc giới chính là những gì không thấy được như danh vọng. Còn dục giới chính là ước muốn của mình. Thày tôi dạy sắc giới và vô sắc giới chỉ là bề ngoài, nhiều khi nó còn có thể đánh lừa con người, bởi thế trong Triết học gọi nó là hiện tượng. Còn dục giới là ước muốn của con người thì nó là vị trí chủ quan nhưng Trời Biết, Đất biết, bản thân người đó biết, công hay tội nằm ở vị trí này; do đó, nó chính là bản chất của sự việc, cho nên mới có câu “hãy làm theo đúng lương tâm của mình rồi hãy phó thác cho trời” như có câu “tận sở năng, tri thiên mệnh” là thế.

Bản chất của một sự việc đôi lúc không thể nào chỉ dựa vào một vài sự kiện qua loa để đi đến kết luận. Thí dụ, trong một bàn cờ bình thường mới bắt đầu thì nước cờ đi cũng không đòi hỏi quá nhiều suy nghĩ. Nhưng khi nước cờ vào trong giai đoạn chót, nhất là Cờ Thế thì nước cờ biến hóa khôn lường và những tay mới chơi cờ rất dễ bị lúng túng. Nhiều lúc coi như biếu không còn Xe cho đối phương nhưng tay chơi cờ cao đã dự trù 10 nước sau nếu đối thủ ăn con Xe thì sẽ mất Tướng.

Chuyện của Việt Nam ngày hôm nay cũng vậy. Cộng Sản hôm nay không còn như Cộng Sản năm 1945 hay ở thời điểm 1975 hoặc 1990. Có người nói rằng Hoàng Duy Hùng không ở với Cộng Sản thì không biết sự gian manh tàn ác của Cộng Sản. Tôi đã từng bị Cộng Sản Việt Nam bắt biệt giam gần 16 tháng. Tôi đã từng hoạt động ở trong nước thì dầu tôi không kinh nghiệm bằng họ đi nữa thì đầu óc của tôi cũng không quá đỗi ngu đần. Nhưng ngày hôm nay có nhiều yếu tố đan kẻ vào để rồi CSVN không còn như trước, và hai yếu tố quan trọng đó là: 1. Tình huynh đệ quốc tế vô sản với Trung Quốc đã tan vỡ từng mãnh vụn, Trung Quốc bề ngoài mang nhãn hiệu Cộng Sản nhưng bên trong là chủ nghĩa Hán tộc cực đoan đòi bành trướng mà Việt Nam là miếng mồi béo bổ đầu tiên; 2. Hệ thống điện toán điện tử phát triển nhanh chóng làm cho việc toàn cầu hóa cạnh tranh thương trường ngày càng gay gắt.

Khi tôi làm phận vụ của một nghị viên cùng với Thị Trưởng Annise Parker tiếp đón Thứ Trưởng CSVN Nguyễn Thanh Sơn, có những người chống đối và cũng có những người ủng hộ. Các cụ xưa khi đi đấu tranh lấy câu châm ngôn “bất đồng không bất hòa.” Tôi hy vọng những người chống đối tôi thì chỉ vì khác sách lược đấu tranh chớ không phải vì một chuyện gì khác. Bất đồng trên sách lược thì còn nói chuyện với nhau được chớ bất đồng vì cá nhân thì khó mà ngồi lại với nhau. Tôi viết nhiều bài trình bày ngoài việc làm tròn trách nhiệm nghị viên, tôi còn chuyển đạt đến nhà cầm quyền CSVN những yêu cầu tôn trọng nhân quyền và chấp nhận mở cửa từng phần để tìm một giải pháp cho Việt Nam trong bối cảnh phức tạp của quốc tế, hy vọng giống y như Miến Điện.

Lời Kết: Đã nói đến chính trị, nói đến đấu tranh, thì chắc chắn có nhiều quan điểm trái chiều. Quan trọng nhất, người ở trong cuộc, hãy làm theo đúng suy luận và lương tâm của mình, đó là bản chất nói lên tư cách của một con người. Đừng vì sự dèm pha của người đời mà lung lay ý chí, mà hãy vì Mẹ Việt Nam vững tiến như câu nói của ông Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.” ./.



BÀI 8

GIẢI PHÁP MIẾN ĐIỆN - TẤM GƯƠNG CHO VIỆT NAM SUY GẪM

Tháng 4 năm 2012, cả thế giới bàn thảo về cuộc bầu cử ở Miến Điện vào Chủ Nhật ngày 1 tháng 4 mà qua cuộc bầu cử này bà Aung San Suu Kyi và tổ chức của bà, National League For Democracy (Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ, gọi tắt là NLD), đã thắng lớn. Cuộc bầu cử này được mệnh danh là Giải Pháp Miến Điện mà nhiều người hy vọng nó sẽ trở thành mô hình cho Việt Nam và Cuba. Giải pháp này có khả thi tại Việt Nam và Cuba hay không?

I. Aung San Suu Kyi, Cứu Tinh Của Miến Điện: Suu Kyi là con gái của cố lãnh tụ Aung San (1915-1947). Aung San là người đã tranh đấu cho Miến Điện được độc lập khỏi bàn tay cai trị của Anh. Có thời gian Aung San theo Nhật và sau đó theo cộng sản vì bất cứ thế lực nào giúp ông tranh đấu cho đất nước được độc lập thì ông đều đón nhận. Nhưng sau khi Mỹ bỏ hai quả bom nguyên tử ở Nhật năm 1945 và Nhật đầu hàng phe Đồng Minh vô điều kiện, Aung San làm việc cho Phe Đồng Minh. Sau khi Miến Điện được độc lập, Aung San bị cưu thủ tướng U Shaw đối thủ chính trị của ông ganh ghét ám sát chết.

Aung San lập gia đình với bà Khin Kyi. Người Miến Điện gọi “Daw” có nghĩa là “Bà” với cả sự kính trọng nên người ta gọi là Daw Khin Kyi. Daw Khin Kyi sinh được 3 người con, đó là Aung San Oo, Aung San Lin, và con gái út Aung San Suu Kyi. Aung San Lin bị chết ngay còn ấu thơ.

Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945. Khi bà bập bẹ biết đi thì ông Aung San bị ám sát chết. Cái chết của ông Aung San để lại một vết thương không bao giờ phai trong lòng Daw Khin Kyi. Bà khuyên nhủ các con lớn lên sau này chớ tham gia vào chính trị vì chính trường là nơi gió tanh mưa máu, lạnh lùng, và tàn bạo vô cùng. Đó là lý do tại sao ông Aung San Oo, con trai đầu lòng của ông Aung San, sống cuộc sống thầm lặng của một kỹ sư tại Hoa Kỳ, không bao giờ tham gia một sinh hoạt nào của người Miến Điện, và ông còn lên tiếng phản đối bà Suu Kyi vì ông cho rằng bà Suu Kyi không chịu nghe theo lời trối trăng của mẹ. Năm 2000, ông Aung San Oo nộp đơn kiện bà Suu Kyi ở tòa án Tối Cao Miến Điện, yêu cầu Suu Kyi phải chia đôi tài sản cha mẹ để lại, nhất là căn nhà mà bà Suu Kyi lúc đó đang bị quân phiệt giam giữ bà ở trong đó. Rõ ràng Aung San Oo theo phe quân phiệt làm khó dễ cô em gái của mình. Người ta ngỡ rằng Tòa sẽ phán quyết có lợi cho Aung San Oo, nhưng cuối cùng Tòa không phán quyết theo chiều hướng đó, vẫn để nguyên tài sản cho Suu Kyi. Theo luật Miến Điện (giống như cộng sản), công dân nước ngoài không thể đứng tên làm chủ đất đai mà ông Aung San Oo lại là một công dân Hoa Kỳ.

Sau cái chết của Aung San, cả Miến Điện thương mến và coi ông như một thần tượng; do đó, dầu Daw Khin Kyi không muốn tham gia chính trị, nhưng chính trị vẫn xoáy vần cuộc đời của bà, người ta đến đón và bẩm thưa với bà vô số chuyện. Năm 1960, bà nhận lời chính phủ làm đại sứ ở Ấn Độ. Một trong những lý do bà muốn đi Ấn Độ là vì bà muốn lòng vơi bớt nỗi nhớ thương chồng lẫn với cái chết của đứa con thứ hai. Suu Kyi theo mẹ qua Ấn Độ và học ở một trường tư Công Giáo ở New Delhi. Sau khi học xong trung học năm 1964, Suu Kyi được mẹ cho đi sang nước Anh du học. Bà ghi danh học ở St. Hugh’s College, Oxford, và năm 1969 bà lấy Cử Nhân Triết, Chính Trị, và Kinh Tế. Bà gặp Tiến Sĩ Michael Aris, một người Anh chuyên gia về văn hóa Tây Tạng, và năm 1972, bà lập gia đình với ông. Năm 1973, bà sinh người con trai đầu lòng, Alexander, và năm 1977, bà sinh người con trai thứ hai, Kim. Ông Michael Aris bị ung thư nhiếp hộ tuyến (prostate cancer) và qua đời tháng 3 năm 1999 đang khi bà Suu Kyi bị quân phiệt Miến Điện giam giữ tại gia ở Rangoon.

Cuộc đời của bà Suu Kyi đang êm ả bên cạnh chồng và hai con thì năm 1988, bà nhận được tin mẹ của bà bị bệnh nặng ở Rangoon, bà phải về gấp chăm sóc cho mẹ để làm tròn chữ Hiếu. Vài tháng sau khi bà trở về Rangoon thì biến cố 8888 xảy ra. Biến cố 8888 là biến cố người dân tràn xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền quân phiệt Miến do Tướng Ne Win lãnh đạo và trong biến cố này vài ngàn người dân vô tội bị quân phiệt Miến sát hại. Nhận thấy nỗi đau quằn quại của dân tộc trong chế độ độc tài, bà nhập cuộc đấu tranh. Ngày 27/9/1988, bà thành lập Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ (National League For Democracy) và trở thành Tổng Bí Thư của tổ chức này.

Sau khi mẹ bà qua đời ngày 27/12/1988, bà có nhiều thời giờ hơn để hoạt động. E ngại uy tín của bà là con của cố lãnh tụ Aung San, ngày 20/7/1989, quân phiệt Miến Điện ra lệnh giam bà tại gia. Năm 1990, nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện tổ chức tổng tuyển cử, Liên Hiệp Quốc Gia Cho Dân Chủ của bà Suu Kyi được 392 ghế trên tổng số 489, đáng lẽ bà phải lên làm Thủ Tướng, nhưng phe quân phiệt không chịu trao quyền cho bà, ngược lại, họ còn bắt giam bà tù tại gia và có lúc ở trong trại tù đến 20 năm trời, mãi cho tới năm 2010 họ mới trả tự do cho bà. Lúc chồng bà qua đời năm 1999, bà cũng không có mặt để đưa tang. Nhiều lần nhà cầm quyền hứa sẽ trả tự do cho bà nếu bà chịu rời khỏi Miến Điện nhưng bà nhất quyết không chịu, thà ở tù cho chính nghĩa hơn là sống ung dung tự tại ở nước ngoài.

Năm 1990, bà được Giải Nobel Hòa Bình, bà không đi Stockholm để nhận giải được, hai người con trai của bà là Alexander và Kim thay thế bà đi nhận giải. Tiền thưởng 1.3 triệu Mỹ Kim, bà dùng để giúp phát triển y tế và giáo dục cho những người dân Miến Điện nghèo khổ.

Ngày 15/8/2007, Cách Mạng Nâu Sồng diễn ra ở Miến Điện, các tăng sĩ Phật Giáo xuống đường ở Pakhokku. Ngày 5/9/2007, quân đội dùng vũ lực trấn áp cuộc biểu tình này, gây thương tích cho 3 vị sư. Các vị sư lập tức ra tối hậu thư cho nhà cầm quyền phải xin lỗi họ trước ngày 17/9/07, nhưng nhóm quân phiệt cương quyết không chịu để rồi làn sóng bất mãn trong các tăng ni dâng cao cả toàn quốc, thế là các ngài phát động chiến dịch biểu tình. Các thành phố lớn như Yangon, Sittwe, Mandalay, Pakhokku, v.v., nơi nào cũng có các tăng sĩ và ni cô tràn xuống đường. Ngày 22/9/2007, đoàn biểu tình đi ngang qua căn nhà đang giam giữ bà Aung Sang Suu Kyi, bà đã ra trước cổng nhà đón rước các vị tăng ni và cùng niệm kinh với các ngài. Ngày 23/9/07, Liên Minh Toàn Tăng Sĩ Phật Giáo Miến Điện (The Alliance of All Burmese Buddhist Monks) tuyên cáo sẽ tiếp tục cuộc biểu tình cho đến khi nào chế độ quân phiệt bị lật đổ. Ngày 24/9/07, cuộc biểu tình lan rộng ít nhất là 25 thành phố, ở Rangoon cao điểm đã lên tới hơn 100 ngàn. Đoàn biểu tình của các vị sư đi ngang qua căn nhà của bà Aung Sang Suu Kyi lần nữa nhưng bị quân đội ngăn chận không cho tiếp xúc. Thật ra nhóm quân phiệt đã đưa bà vào giam ở trại tù Insein. Các vị sư đọc to những lời niệm, tiếp tục cuộc tuần hành. Chiều ngày 24/9/07, Thiếu Tướng Thura Myint Maung, Bộ Trưởng Bộ Tôn Giáo, công bố trên đài cảnh cáo các vị sư không nên đi quá “những quy luật và điều lệ.” Lời công bố này là dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền bắt đầu chuẩn bị cuộc đàn áp. Ngày 25/9/07, nhóm quân phiệt ra lệnh khẩn cho quân đội chuẩn bị ứng chiến. Các xe trucks của nhóm quân phiệt tuần hành các thành phố bắc loa hăm dọa dân chúng không được bước theo chân các nhà sư xuống đường vì sẽ nhận lãnh những hậu quả nghiêm trọng. Các phóng viên quốc tế không còn được phép vào Miến Điện. Rạng ngày 26/9/07, quân đội và cảnh sát dã chiến được điều động đưa vào Rangoon và Mandalay bắt đầu cuộc đàn áp.

Song hành với việc đàn áp cuộc biểu tình, nhà cầm quyền quân phiệt cho người đi bắt những người chính trị đối lập nổi tiếng như ông Win Naing (hơn 70 tuổi), hài kịch gia Zargana. Cách Mạng Nâu Sồng của các vị tăng sư mới chớm lên thì bị quân phiệt dập tắt nhưng ngọn lửa vẫn âm ĩ trong lòng người dân Miến Điện vì ai cũng biết toàn thể các tăng lữ đang hướng về bà Aung San Suu Kyi như vị cứu tinh của dân tộc và họ nhẫn nại đợi chờ.

Ngày 3 tháng 5/2009, ông John Yelta, một người Mỹ bơi qua hồ Inya và xâm nhập vào nhà của bà Aung San Suu Kyi. Thời gian này bà Aung San Suu Kyi vẫn còn bị nhà cầm quyền Quân Phiệt Miến Điện câu lưu giam tại gia. Ông John Yelta ở tại nhà bà Aung San Suu Kyi 2 ngày và theo lời ông, trong một thị kiến (vision), ông được Thượng Đế mặc khải cho biết âm mưu của Quân Phiệt Miến Điện muốn sát hại bà Aung San Suu Kyi trước ngày bầu cử năm 2010 nên ông phải liều mình đến báo cho bà biết mà đề phòng. Quân Phiệt Miến Điện lập tức bắt tống giam bà Aung San Suu Kyi vào trại tù Insein. Họ đưa bà ra tòa vì cái họ gọi là tội vi phạm luật câu lưu. Tòa án nằm trong tay Quân Phiệt Miến Điện nên ngày 11/8/2009 họ tuyên phạt bà 3 năm tù khổ sai (hard labour imprisonment). Cả thế giới lên án hành vi này. Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, và hầu hết các lãnh đạo quốc gia đều ra những thông điệp yêu cầu Nhà Cầm Quyền Miến phải trả tự do ngay cho bà Aung San Suu Kyi. Ngày 14/8/2009, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Jim Webb đến Miến Điện và sau những cuộc thương thảo, Thống Tướng Than Shwe đồng ý hạ mức án xuống còn 18 tháng quản thúc tại gia. Năm 2010, trong cuộc họp Thượng Đỉnh Asean ở Hà Nội, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết của CSVN yêu cầu Thống Tướng Than Shwe hãy trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi làm một số bình luận gia đánh giá có những biến chuyển tư duy trong hàng ngũ lãnh đạo của ĐCSVN! Cũng vì vụ này nên bà Aung San Suu Kyi đã không thể tham gia cuộc bầu cử năm 2010.

Ngày 13/11/2010, thế giới theo dõi việc bà Aung San Suu Kyi được trả tự do, nhất là việc Thống Tướng Than Shwe lãnh tụ tối cao của Phe Quân Phiệt chấp nhận cấp visa cho đứa con trai ruột của bà Suu Kyi là Kim Aris, 33 tuổi, ở Anh được nhập cảnh vào Miến Điện để trùng phùng với mẹ. Đã hơn 10 năm mẹ con chưa được gặp nhau nên sự gặp gỡ này rất cảm động tạo nên nhiều xúc cảm cho nhiều người.

Về phần bà Suu Kyi, 2 ngày sau khi được trả tự do, trả lời BBC, bà tuyên bố sẽ đấu tranh bất bạo động, chuyển đổi dân chủ cách hòa bình, sẵn sàng đối thoại với các tướng cầm quyền để cùng bàn thảo tìm ra một giải pháp cho đất nước ngõ hầu đưa đến một cuộc cách mạng không đổ máu. Các quan sát viên quốc tế không biết có bao nhiêu tướng lãnh cao cấp ủng hộ bà Suu Kyi, nhưng họ đánh giá có nhiều quân nhân cấp thấp và cấp trung ủng hộ quan điểm này của bà và khi thời cơ đến, họ sẽ đứng về phía bà để bảo vệ thành quả dân chủ của đất nước. Nhưng cũng có những người chỉ trích bà quá ngây thơ, đã từng đắc cử mà còn bị ở tù 20 năm, đã từng bị quân phiệt Miến Điện lừa lọc nhiều điều, thế mà cũng còn đặt niềm tin vào họ thì “quả thật Aung San Suu Kyi là một kẻ ngây dại hết thuốc chữa.” Nhưng có phải bà dại thật hay chính sự bao dung và kiên trì của bà đã tạo một thế cờ mở ra cánh cửa có một đáp số cho cả dân tộc Miến Điện?

II. Đối Thủ Chính Trị: Qua bao áp lực của quốc tế và của toàn thể quốc dân Miến Điện, quân phiệt Miến Điện đã chấp thuận cho bà Suu Kyi và tổ chức của bà tham gia cuộc bầu cử dưới sự giám sát của quốc tế vào Chủ Nhật ngày 1/4/2012. Trước khi có cuộc bầu cử, quân phiệt Miến Điện đã thành lập Union Solidarity and Development Party (Đảng Đoàn Kết và Phát Triển = USDP). USPD chính thức thành lập và ghi danh với Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia ngày 2/6/2010.

Cuộc đời chính trị của bà Aung San Suu Kyi dính liền với 3 đối thủ chính trị cầm đầu quân phiệt đó là Tướng Saw Maung, Than Shwe, và Thein Sein.

Năm 1962, Tướng Ne Win (1910-2002) làm đảo chánh cướp chính quyền. Ne Win thành lập Đảng Chương Trình Xã Hội (Programme Socialist Party). Đảng này áp dụng một phần Chủ Nghĩa Cộng Sản của Marx. Đảng Chương Trình Xã Hội cầm quyền cho tới khi Biến Cố 8888 xảy ra, người dân tràn xuống đường, Ne Win từ nhiệm, trao quyền cho quân đội. Đảng Chương Trình Xã Hội cũng tự giải thể từ ngày ấy.

Năm 1988, lúc Biến Cố 8888 xảy ra, Tướng Saw Maung (1928-1997) là Bộ Trưởng Quốc Phòng kiêm luôn Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội. Ông lập tức thành lập Hội Đồng Quốc Gia Tái Lập Pháp Luật và Trật Tự (State Law and Order Restoration Council, viết tắt là SLORC). Tướng Saw Maung là Chủ Tịch của SLORC, tương đương với chức Quốc Trưởng. Quốc Hội Miến Điện tổ chức cuộc tổng tuyển cử năm 1990, bà Aung San Suu Kyi và tổ chức của bà là NLD thắng lớn nhưng Tướng Saw Maung không công nhận kết quả bầu cử, ngược lại còn bắt giam bà Aung San Suu Kyi vì cho rằng bà và NLD coi thường quân đội.

Tháng 4 năm 1992, phe của Tướng Than Shwe tung ra tin tức Tướng Saw Maung bị bệnh hoang tưởng cho rằng Saw Maung là vị vua ở thế kỷ 11 đã được tái sinh để thiết lập chế độ quân chủ ở Miến Điện. Lấy lý do này, Tướng Than Shwe chỉnh lý lên nắm quyền làm Chủ Tịch SLORC. Tướng Saw Maung bị cho về hưu và năm 1997 ông qua đời vì một cơn nhồi máu cơ tim.

Trong các đối thủ chính trị của bà Aung San Suu Kyi, Tướng Than Shwe là nhân vật đáng gờm nhất vì ông rất cứng rắn, nhiều thủ đoạn, và ông nắm quyền lâu nhất, 19 năm trời, từ năm 1992 tới tháng 3 năm 2011. Cuộc đời 20 năm lao tù của bà Aung San Suu Kyi thì hết 18 năm ở tù trong lúc Tướng Than Shwe cầm quyền.



Than Shwe (sinh ngày 3/2/1933) chào đời ở làng Minzu, tỉnh Kyaukse. Học xong trung học, ông vào quân trường, sau đó ông vào Đảng Chương Trình Xã Hội của Tướng Ne Win. Năm 1984, ông được phong Chuẩn Tướng. Năm 1986 ông lên Thiếu Tướng. Năm 1987 ông lên Trung Tướng. Một tháng trước khi Biến Cố 8888 xảy ra, Than Shwe được thăng làm Phụ Tá Bộ Quốc Phòng. Sau Biến Cố 8888, ông là Phó Chủ Tịch của SLORC.

Tháng 4 năm 1992, Tướng Than Shwe làm cuộc chỉnh lý và đưa Tướng Saw Maung về hưu để ông lên làm Chủ Tịch SLORC nắm quyền 19 năm nổi tiếng là một quân phiệt lạnh lùng cứng rắn. Từ năm 2006, nhiều nguồn tin cho rằng Tướng Than Shwe bị tiểu đường rất nặng cũng như có triệu chứng ung thư đường ruột. Năm đó ông qua Singapore để chữa bệnh. Cũng năm đó Thủ Đô mới là Naypyidaw vừa xây xong, ông cho dời đô từ Rangoon về đây. Tại Naypyidaw, Than Shwe tiếp xúc với đặc sứ của Liên Hiệp Quốc là ông Ibrahim Gambari để bàn thảo Lộ Trình Dân Chủ. Ai nấy hy vọng vì tuổi già sức yếu cũng như những căn bệnh trầm trọng dễ dàng đối diện với tử thần, Than Shwe sẽ nhượng bước để dân chủ nhanh chóng đến với Miến Điện. Nhưng mọi người ngạc nhiên khi Tướng Than Shwe dùng bàn tay sắt dẹp tan Cách Mạng Nâu Sồng của các tăng sĩ chủ xướng năm 2007.

Kinh hoàng hơn nữa, năm 2008, Bão Nargis đển làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng, Tướng Than Shwe đã lạnh lùng không cho quốc tế cứu giúp các nạn nhân. Ông còn ra lệnh giam bà Aung San Suu Kyi lâu dài hơn nữa nhưng vì quá nhiều áp lực của quốc tế nên ông mới trả tự do cho bà vào cuối năm 2010. Ngày 2/6/2010, ông đồng ý để cho đàn em chính thức đăng ký sinh hoạt cho Đảng Đoàn Kết và Phát Triển (USDP) với Ủy Ban Bầu Cử. Ngày 7/11/2010, cuộc bầu cử ở Miến Điện diễn ra, có khoảng 12 đảng phái tranh cử nhưng USDP thắng hầu hết, nơi nào số phiếu cũng trên 50%. Tháng 3 năm 2011, vì sức khỏe, Tướng Than Shwe trao quyền lại cho Tướng Thein Sein.

Thein Sein (sinh 20/4/1945): Ông từng là Thủ Tướng từ năm 2007-2011. Ông được coi là người ôn hòa trong phe quân phiệt. Ngày 29/4/2010, cùng với 22 quân nhân khác, ông từ chức trong quân đội để chuẩn bị cho một thế cờ dân sự trong chính quyền. Ông được đưa làm thủ lĩnh của USPD. Cuộc bầu cử tháng 11/2010, USPD thắng lớn, tháng 3 năm 2011 ông trở thành Tổng Thống. Không giống như Tướng Than Shwe, ông chấp nhận đối thoại với bà Aung San Suu Kyi. Ngày 19/8/2011, ông làm nên lịch sử bằng cách chính thức tiếp đón bà Aung San Suu Kyi ngay tại Thủ Đô Naypyidaw để tháo gỡ những rào cản do Tướng Than Shwe quyết định những năm về trước ngõ hầu bà Aung San Suu Kyi và NLD có thể tham gia bầu cử vào tháng 4 năm 2012.

III. Cuộc Bầu Cử Tháng 4 Năm 2012: Ngày 13/12/2011, bà Aung San Suu Kyi và NLD ghi danh với Ủy Ban Bầu Cử để tham gia tranh cử 45 ghế còn trống trong Quốc Hội. Theo Hiến Pháp năm 2008 của Miến Điện, Quốc Hội Miến Điện được gọi là Pyidaungsu có 2 viện, Thượng Viện được gọi là Amyotha Hluttaw có 224 ghế, và Hạ Viện được gọi là Pyithu Hluttaw có 440 ghế. Mỗi một vùng hoặc tỉnh cũng có cuộc bầu cử được gọi là Hội Đồng Tỉnh. Năm 2010, cuộc bầu cử đã hoàn tất, USPD đã nắm hầu hết trong Quốc Hội. Vì nhiều lý do, có 45 ghế còn trống cho nên cuộc bầu cử tháng 4/2012 là để điền vào các ghế trống đó cho đến Tổng Tuyển Cử kỳ sau được dự trù năm 2014. Cuộc bầu cử 4/2012 không có nghĩa là để thay đổi toàn diện hoặc thay đổi các chức vụ quan trọng như Tổng Thống. Cuộc bầu cử 4/12 không có nghĩa là bà Suu Kyi và NLD nắm đa số trong Quốc Hội để thay đổi chính sách toàn quốc. Nhưng cuộc bầu cử tháng 4/2012 là viên gạch lót đường để mọi thành phần được tham gia chuẩn bị cho thế cờ kỳ sau. Bà Aung San Suu Kyi khiêm nhường ra tranh cử chức Hội Đồng Tỉnh Kawhmu và đã đắc cử. Tổ chức NLD của bà tranh cử 44 trên tổng số 45 ghế, 4 ghế ở Thượng Viện và 37 ghế ở Hạ Viện và đã thắng 43 ghế. NLD thắng 43 ghế là một hình thức cho thấy toàn dân Miến Điện đang mong chờ ván cờ Tổng Tuyển Cử kỳ sau để đưa bà Aung San Suu Kyi và NLD lên lãnh đạo quốc gia. Kỳ này Tổng Thống Thein Sein và USPD chấp nhận “nhường bước” vì 43 ghế trên tổng số 644 không có ảnh hưởng lớn trên chính sách toàn quốc, nhưng kỳ sau thì họ có chịu hay không lại là vấn đề khác vì khi ấy cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách trong cuộc đời người dân Miến Điện.

Trước cuộc bầu cử 4/12 có nhiều tin đồn USPD sẽ tổ chức bầu cử gian lận nhưng kết quả cho thấy những tin đồn đó không có căn cứ. Nhiều người e ngại Phe Quân Phiệt có thể dùng lại chiêu thức cũ vào năm 1990 hủy bỏ cuộc bầu cử, nhưng những dự đoán đó đã không xảy ra. Sau cuộc bầu cử, Tổng Thống Obama đã tuyên bố sẽ suy xét việc tháo gỡ hàng rào cấm vận đối với Miến Điện và sẽ cử đại sứ tới quốc gia này.

Lời Kết: Giải Pháp Miến Điện thực hiện được vì quốc gia này có những cơ may như sau:

1. Một lãnh tụ uy tín, đạo đức, bao dung, kiên nhẫn, khiêm nhường như bà Aung San Suu Kyi.

2. Một tổ chức lớn mạnh với quá trình trên 2 thập niên được cả thế giới biết đến và ủng hộ như NLD.

3. Sự hỗ trợ của Liên Minh Toàn Tăng Sĩ Phật Giáo.

4. Một lãnh tụ cầm quyền ôn hòa như Tổng Thống Thein Sein.

5. Trình độ dân trí và tâm thức quần chúng dám chấp thuận cho những người đối lập “đối thoại” với nhà cầm quyền mà không đưa đến tệ nạn nghi ngờ hoặc chụp mũ loạn xà ngầu.

Cuba và nhất là Việt Nam không có cơ may như Miến Điện nên một giải pháp như Miến Điện chắc cũng còn phải tốn nhiều thời gian. Nếu não trạng của dân chúng và của nhà cầm quyền thay đổi để cả hai cùng “đối thoại” rốt ráo như đã từng diễn ra ở Miến Điện thì cơ may Giải Pháp Miện Điện có thể đốt ngắn thời gian, còn không, thời gian sẽ được kéo dài mãi cho đến khi một cơ duyên khác tạo xúc tác cho Việt Nam và Cuba./.

Houston tháng 4/2012.



BÀI 9



NHÌN AI CẬP NGHĨ ĐẾN VIỆT NAM



Ngày 25/11/2011, người dân Ai Cập vùng dậy lật đổ Tổng Thống Hosni Mubarak. (Sinh 1928, làm Tổng Thống từ năm 1981). Sau đó họ bầu ông Mohamed Morsi của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo làm Tổng Thống. Ngày 29/6/2012, ông Mohmed Morsi tuyên thệ nhậm chức và ông là Tổng Thống đầu tiên của Ai Cập do dân bầu cách dân chủ và hợp pháp.

Khi cuộc cách mạng đang bùng nổ ra ở Ai Cập, nhiều vị dân cử Hoa Kỳ thuộc Đảng Cộng Hòa khuyến cáo Tổng Thống Barack Obama không nên vội vàng ủng hộ Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo vì cho rằng nhóm này có một chủ trương quá khích không khéo sẽ biến Ai Cập trở thành một Iran thứ 2 ở Bắc Phi. Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo được thành lập năm 1928 do một thày giáo tên là Hasa al-Banna (1906-1949). Chủ trương của Huynh Đệ Hồi Giáo là đem áp dụng kinh Coran và Sunnah vào trong sinh hoạt văn hóa, xã hội, và chính trị. Chủ trương này không khác gì của Giáo Chủ Ruhollah Khomeini (1902-1989). Giáo Chủ Khomeini làm cách mạng lật đổ Shah Hoàng Pahvili của Iran năm 1979 thì biến Iran từ một đồng minh trở thành kẻ thù số một của Hoa Kỳ.

I. Đảo Chánh và Bất An Ở Ai Cập: Tổng Thống Mohamed Morsi (sinh ngày 8/8/1951) lên cầm quyền, ông tuyên bố tại Quãng Trường Tahir đó là quyền lực và tài nguyên của Ai Cập nằm ở trong tay người dân Ai Cập. Nhưng chỉ trong vòng vài tháng, Tổng Thống Morsi đã ra nhiều đạo luật nhằm thâu tóm quyền hành vào trong tay mình cũng như cho tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo. Nhiều người dân Ai Cập và nhiều quan sát viên quốc tế e ngại ông Mohamed Morsi sẽ trở thành độc tài còn hơn cả Tổng Thống Hosni Mubarak.

Trước hành động từ từ thâu tóm quyền hành vào trong tay của Tổng Thống Morsi, vào cuối tháng 6/2013, hàng trăm ngàn người biểu tình ở Quãng Trường Tahir của Thành Phố Cairo, Thủ Đô Ai Cập. Ngày 1 tháng 7/2013, Tổng Tư Lệnh Quân Đội là Tướng Abdul Fatah Al-Sisi ra tối hậu thư buộc Tổng Thống Morsi trong vòng 48 tiếng đồng hồ phải ngồi xuống với những phe đối lập giải quyết những mâu thuẫn để đưa đến sự dung hòa quyền lực và hòa giải đất nước. Tổng Thống Morsi khước từ tối hậu thư này. Lập tức có 4 vị bộ trưởng trong nội các của Tổng Thống Morsi từ chức. Ngày 3/7/2013, Tướng Abdul Fatah Al-Sisi cho quân lính vây giữ Tổng Thống Morsi tại tư gia, làm cuộc đảo chính, và ông đưa ông Adly Monsour là Chánh Án Tối Cao Pháp Viện lên tạm thay thế.

Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo lập tức phản đòn, họ tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Thủ Đô Cairo, thành phố Alexandria và nhiều thành phố khác tại Ai Cập. Họ cũng tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Úc, Âu Châu và Mỹ Châu để ủng hộ Tổng Thống Morsi.

Khi quân đội làm cuộc đảo chính lật đổ Tổng Thống Morsi, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ là ông John Kerry đã tuyên bố ủng hộ cuộc đảo chính. Nhiều nước phương Tây và ngay chính cả Saudi Arabia cũng ủng hộ cho cuộc đảo chính vì ai cũng e ngại Tổng Thống Morsi và Tổ Chức Huynh Đệ Hồi Giáo sẽ biến Ai Cập thành một Iran thứ hai ở Bắc Phi. Nhưng khi Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ và Chính Phủ Lâm Thời của Ai Cập đã dùng lựu đạn cay và vũ khí để trấn áp các cuộc biểu tình làm cho hàng nghìn người thiệt mạng và nhiều ngàn người bị thương thì Hoa Kỳ trở nên bối rối không còn ủng hộ chính phủ lâm thời như ngay từ đầu. Tổng Thống Barack Obama từ chối không duyệt quân danh dự với quân đội Ai Cập vì cho rằng quân đội là để bảo vệ dân chúng chớ không phải để giết hại người biểu tình. Các vị lập pháp của Hoa Kỳ bàn luận ngưng không viện trợ quân sự cho Ai Cập nữa cho đến khi nào chính phủ lâm thời tìm một giải pháp với những người biểu tình. Hoa Kỳ và Âu Châu đang ở trong một tình trạng tiến thoái lưỡng nan với cuộc đảo chính vừa qua ở Ai Cập.

II. Liên Tưởng Đến Việt Nam: Người ta dự trù sự xáo trộn ở Ai Cập sẽ còn tiếp diễn trong nhiều ngày tới. Chính những xáo trộn ở Ai Cập làm cho nhiều người băn khoăn nếu Việt Nam có đối lập hay có đa đảng thì liệu Việt Nam có bị rơi vào tình trạng hiện nay như Ai Cập hay không?

Hiện nay, Việt Nam không có lực lượng nào để có thể làm đảo chính hay tạo biến chuyển như ở Ai Cập có Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo đã làm cách mạng vào tháng Giêng năm 2012. Nhà cầm quyền có quá nhiều kinh nghiệm để dập tắt mầm móng chống đối ngay từ trong trứng nước. Nhưng như vậy cũng không có nghĩa là tình trạng này sẽ tồn tại mãi mãi ở VN vì mạnh như Đế Quốc Roma thì cũng có ngày tàn. Quy luật của Trời Đất là biến hóa, có thịnh thì có suy, có hợp thì có tan. Đó chính là lý do tại sao cổ nhân nói: “Thể chế nhất thời, dân vạn đại.”

Đảng Cộng Sản Việt Nam thì đương nhiên cho rằng rút từ bài học ở Ai Cập không nên có đối lập hoặc có đa đảng ở VN vì sẽ tạo nên xáo trộn chính trị làm cho đất nước bị trì trệ trong việc phát triển kinh tế.

Nhưng những người bất đồng chính kiến cho rằng nếu Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì khi có đối lập Việt Nam sẽ không có bị xáo trộn như ở Ai Cập. Trước đây Đài Loan cũng chỉ có một đảng là Trung Hoa Quốc Dân Đảng, nhưng nhờ có sự chuẩn bị thì khi có đối lập thì Đài Loan đã không có rơi vào xáo trộn.

Đối lập là lẽ tự nhiên tiến hóa của trời đất. Nhất nguyên sinh lưỡng cực, lưỡng cực sinh tứ tượng, v.v. Trong cuộc sống con người thì có nam có nữ. Cũng vậy, một nhà nước lành mạnh thì phải có đối lập để cân bằng quyền lực cũng như để giảm trừ tệ nạn như hối lộ, tham nhũng, v.v. Quyền lực dễ làm hủ hóa con người nên quyền lực mà không có đối trọng thì quyền lực đó dễ đi tới chỗ lạm dụng gây đau khổ cho người dân lành.

Đối lập là khuynh hướng tự nhiên thì chắc chắn nó sẽ phải đến với Việt Nam. Vấn đề chỉ là thế nào và khi nào mà thôi.

A/ Thế Nào? Người cầm quyền hay đảng đang cầm quyền không dễ dàng từ bỏ quyền lực của mình nếu không có bị áp lực. Đảng Cộng Sản VN đương nhiên không muốn từ bỏ quyền lực, không muốn chấp nhận đối lập một cách dễ dàng nếu không có áp lực. Có một số đảng viên CS cho rằng khi có đối lập, không khéo đảng đối lập bị Trung Quốc hay Hoa Kỳ bỏ tiền ra mua đứt thì đảng đối lập làm tay sai cho ngoại bang. Điều này không có gì phải e sợ vì khi có đối lập thì tin tức được loan đi nhanh chóng và đảng nào bị ngoại bang mua đứt thì sẽ bị quần chúng biết đến tẩy chay ngay. Điểm này cho thấy Đệ Tứ Quyền, tức tự do ngôn luận hai chiều của các cơ quan truyền thông báo chí, rất quan trọng để kiểm soát lại ngay chính các đảng phái và Tam Quyền (Lập Pháp, Hành Pháp, và Tư Pháp) trong chính phủ. Dân chủ được ổn định và lớn mạnh khi tự do ngôn luận hai chiều của các cơ quan truyền thông báo chí được cổ suý và phát triển.

Ngược lại, chính sự độc tôn của một đảng là kẻ hở cho những tệ nạn xã hội giao thoa từ đó tạo nên thất thoát tài nguyên, kinh tế chậm chạp, và sự bất mãn âm ĩ nơi quần chúng, đó là áp lực nội tại.

Áp lực ngoại tại thì sự phát triển vùn vụt của những quốc gia khác như Singapore, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản, Mã Lai, v.v. làm cho danh dự và sự tự trọng của dân tộc bị tổn thương. Áp lực ngoại tại nặng nhất đó là VN không đủ sức để đương đầu với những thế lực âm mưu lấn chiếm Việt Nam như vấn đề Biển Đông với Trung Quốc.

Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam không biết cách điều chỉnh để tự có đối lập, thí dụ Đảng Cộng Sản tách ra làm hai, hoặc thiết lập Lộ-Trình-Dân-Chủ để chấp nhận mọi thành phần dân tộc tham gia vào guồng máy chính phủ, thì khi có biến chuyển đột phát thì VN dễ dàng rơi vào khoảng trống chính trị và sự trả thù đổ máu khó mà tránh khỏi, sợ còn tệ hại hơn cả bức tranh ở Ai Cập bây giờ.

B/ Khi Nào? Hiện nay, tín hiệu để ĐCSVN chấp nhận Lộ-Trình-Đối-Lập hay tự tách ra để có đối lập thì còn rất mỏng manh nên đối lập thật sự đến với VN vẫn còn rất mù mờ chỉ trừ khi có biến chuyển thời sự quốc tế liên quan trực tiếp đến VN. Bằng chứng cho việc không chấp nhận đối lập đó là Nghị Quyết 72 mới ban hành sau chuyến công du ngày 25/7/2013 của Chủ Tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ Tổng Thống Barack Obama. Truyền thông Hoa Kỳ chỉ trích nghị quyết này là không những bịt miệng những người bất đồng chính kiến ở VN mà còn bắt các đại công ty của Hoa Kỳ như Facebook, Google, hay Yahoo phải làm “tình báo” cho nhà nước VN.

Hoa Kỳ đang tái phối trị lại lực lượng và đặt trọng tâm ở Biển Đông trong vài thập niên tới vì nơi đây là một trong những mỏ dầu dự trữ lớn nhất của thế giới. Vì nhu cầu nhiên liệu để phát triển, Trung Quốc quyết tâm chiếm trọn Biển Đông và Biển Hoa Đông. Các nước chung quanh Trung Quốc e ngại sự lấn át của Trung Quốc sẽ tạo thành một liên minh với nhau trong đó có Nhật Bản, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Brunei, v.v., nhưng liên minh này lại quá lỏng lẻo và cũng có nhiều mâu thuẫn chỉ vì quyền lợi quốc gia như trường hợp Phi Luật Tân có xung đột chủ quyền một phần ở Trường Sa với Việt Nam. Do vậy, hầu như VN phải tự sức đương đấu với Trung Quốc. Để tạo sức mạnh của toàn dân, nhất là để có sự yểm trợ tài lực, nhân lực, và vật lực của người Việt hải ngoại, VN phải chấp nhận đối lập, còn không thì VN không những không có sự yểm trợ mà nhiều khi còn bị sự chống đối gay gắt từ phía người Việt hải ngoại.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, ĐCSVN chưa dễ dàng gì nhượng bước để chấp nhận đối lập nên tình trạng này sẽ còn kéo dài cho đến một ngày nào đó Trung Quốc ra tay với VN. Khi nào Trung Quốc ra tay? Nhiều bình luận gia nhận định Trung Quốc sẽ ra tay trong những trường hợp sau đây: 1. Khi Trung Quốc bị mất sỉ diện nặng nề vì VN làm họ bẻ mặt trên chính trường quốc tế; 2. Khi Trung Quốc thấy VN yếu kém như nội bộ xào xáo nặng nề hoặc một nhóm quân đội làm đảo chánh và nhân danh cứu nguy một đàn em VN thân Trung Quốc thì Trung Quốc đưa quân vào yểm trợ; 3. Khi nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc tăng cao và họ quá thiếu thốn nguyên liệu, họ tấn chiếm Trường Sa cách đột xuất.

Các bình luận gia quốc tế cho rằng tình hình Biển Đông rất phức tạp và có thể có những biến chuyển bất ngờ; do vậy, trong 2 thập niên tới, tình hình Việt Nam quả thật rất phập phồng. Nếu ĐCSVN không chuẩn bị thì chính biến chuyển bất ngờ của Biển Đông là tử huyệt cho nhà nước CHXHCNVN và ĐCSVN.

C/ Tín Hiệu Chấp Nhận Đối Lập? Có người nói rằng đã có tín hiệu ĐCSVN chấp nhận cho có đối lập như trường hợp trung tuần tháng 8/2013, Ls. Lê Hiếu Đằng có bề dày 45 tuổi đảng cùng với ông Hồ Ngoc Nhuận công khai thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội.

Ý kiến về việc Ls. Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngoc Nhuận lập Đảng Dân Chủ Xã Hội thì có nhiều khuynh hướng từ cực hữu đến cực tả, người bênh kẻ chống. Có người cho rằng đây chỉ là bản sao của Đảng Dân Chủ của ông Hoàng Minh Chính cách đây 12 năm, chắc cũng không có nhiều bước tiến xa hơn được. Có người nói rằng đây không phải là bản sao của Đảng Dân Chủ, nhưng học bài học từ Đảng Dân Chủ, kỳ này những đảng viên thứ gộc ở đàng sau đẩy Ls. Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngoc Nhuận ra mặt nổi và họ ở đàng sau điều hành. Có người còn dám quả quyết đó là phe nhóm của ông K hay ông H trong Bộ Chính Trị đương nhiệm đang móc nối với các đảng viên về hưu nhưng có thực lực như ông M để công khai tách Đảng Cộng Sản ra làm hai như Đảng Whig của Hoa Kỳ đã tách ra thành Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ. Có người thì cho rằng là đảng cuội, nhưng thà cuội mà có chút đối lập thì cũng không sao, từ từ cải tiến nó thành thật. Có người lại quả quyết đây là cái bẫy của ĐCSVN để giăng ra hốt trọn ổ những người yêu nước nhưng chưa có kính nghiệm.

Nhà nước VN nghĩ sao? Nhà nước VN chưa có một thông tin chính thức nào về vấn đề này và cũng chưa có một hành động cụ thể nào về việc này. Bên Bộ Công An cũng chưa thấy có động tĩnh gì. Trên một số trang mạng facebook, một số người mà nhiều người cho rằng là công an hoặc là “phe cánh của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng” đã có những lời phê bình gay gắt tấn công Ls. Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngoc Nhuận như là một tín hiệu Bộ Công An hoặc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không được vui về chuyện này. Tôi e ngại những tín hiệu “không chính thức” này là sự mở màn cho những nghiên cứu sâu rộng để thu thập bằng chứng rồi khoảng một thời gian sau Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra lệnh cho Bộ Công An, cuội hay không cuội, đàn áp Đảng Dân Chủ Xã Hội ngay từ trong trứng nước. Lúc ấy bao nhiêu báo đài của Đảng sẽ ồ ạt tấn công Ls. Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngoc Nhuận, và Đảng Dân Chủ Xã Hội là phản động, là phản bội Tổ Quốc (Đảng Cộng Sản lúc nào cũng đồng hóa họ là Tổ Quốc), là lợi dụng quyền tự do dân chủ để phá hoại đất nước. Điều đó ĐCSVN đã làm đối với ông Hoàng Minh Chính và Đảng Dân Chủ cách đây hơn 10 năm và cứ thường sẽ được tái diễn ở một trình độ cao siêu hơn. Nếu Ls. Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngoc Nhuận thật sự có “ô dù chống lưng” rất lớn của một vài nhân vật Bộ Chính Trị như tin của một vài người đồn đãi và những nhân vật ở trong Bộ Chính Trị này đủ mạnh để cân bằng thế lực với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì tình hình sẽ biến chuyển ở một khúc ngoặt khác. Riêng tôi, với bằng chứng Nghị Quyết 72 vừa qua, tôi cho rằng khả năng Bộ Công An sẽ đàn áp Đảng Dân Chủ Xã Hội ngay từ trong trứng nước rất là cao.

Lời Kết: Có người nói với tôi: “Ông Hùng, ông là nghị viên Houston thành phố lớn của Mỹ, ông làm việc với người Mỹ, đừng có ý kiến gì vấn đề Việt Nam cả thì ông không bị họ tấn công đánh cho tơi bời. Bên phía CSVN cũng tấn công ông là tên phản động nguy hiểm, còn bên phía người Quốc Gia thì họ chụp cho ông cái nón cối Cộng Sản hoặc là thân Cộng. Sao ông phải dính vào ba cái chuyện của VN để rồi ông bị đạn bắn tứ bề, gia đình không yên ổn? Ngày nào trên mạng, bên Quốc Gia cũng như Cộng Sản, cũng có người chửi bới ông, thậm chí họ còn làm nhục đến mồ mả cha mẹ ông.” Tôi chỉ biết cười: “Đó là cái nghiệp. Nghiệp của một người Việt Nam còn có quan tâm đến Việt Nam. Ở bên này người ta chửi Cộng thì dễ. Ở trong nước chê bai VNCH thì cũng rất dễ. Chửi Cộng hay chửi VNCH đều dễ cả. Nhưng tranh đấu cho đất nước dân chủ, tự do, và phú cường thật sự trong bối cảnh quốc tế VN bị anh khổng lồ Trung Quốc chèn ép thì khó khăn vô cùng. Và, đã mang cái nghiệp tranh đấu thì phải chấp nhận mọi hiểu lầm, mọi chụp mũ, mọi tấn công vì bản thân không là gì hết trước vận mệnh của cả dân tộc. Biết bao nhiêu người đã mang mạng sống mình để bảo vệ Tổ Quốc. Hãy nhìn 82 chiến sĩ QLVNCH năm 1974 đã bỏ mình hy sinh cho đất nước trước sự xâm lăng của Trung Quốc ở Quần Đảo Hoàng Sa. Hãy nhìn những người trai trẻ đang ở Trường Sa bây giờ ngày đêm lo bảo vệ đất nước trước sự hăm he của Trung Quốc, sự hy sinh của họ thật cao cả vĩ đại. Những chiến sĩ Hải quân VNCH đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa hoặc những chiến sĩ đang làm nghĩa vụ ở Trường Sa, họ đâu có đặt nặng VNCH hay XHCNVN, đối với họ, tất cả là vì Tổ Quốc VN. Ba cái chuyện bôi bẩn làm mất uy tín cá nhân như chuyện của tôi nó cỏn con. Thể chế nhất thời, dân vạn đại là thế. Và, đã là người quan tâm đến vận mệnh của đất nước thì tôi phải nói lên sự thật dầu rằng vì sự thật đó tôi bị tấn công tứ bề.”

Trên quan điểm “thể chế nhất thời, dân vạn đại,” tôi tổng hợp tình hình Ai Cập và sự suy nghĩ của tôi về vấn đề VN với mong ước VN sẽ không có xáo trộn, trả thù, hay đổ máu như ở Ai Cập. Điều này có được hay không còn do nỗ lực của mọi người trong cũng như ngoài nước, và đặc biệt là do sự chọn lựa của những người đang cầm quyền của Việt Nam. Tận sở năng, tri thiên mệnh./.

Houston ngày 19/8/2013.

BÀI 10

ĐẢNG CHÍ HIẾN Ở TRUNG QUỐC ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN VIỆT NAM?

Hội Nghị Trung Ương 3 Khóa 18 của ĐCSTQ họp tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh, từ ngày 9 - 12/11/2013 với mục tiêu “cải cách kinh tế & xã hội chưa từng thấy”. Ông Tập Cận Bình, vị lãnh đạo mới, đưa ra Kế Hoạch 383 với 3 mục tiêu và 8 xử lý với ước vọng năm 2050 Trung Quốc là một cường quốc sánh vai với Âu Châu và Mỹ.

Ba mục tiêu đó là:1. Mở cửa thị trường; 2. Cải cách doanh nghiệp; và, 3. Chuyển đổi chính phủ .

Để đạt được 3 mục tiêu trên thì có tám xử lý: 1. Cắt giảm thủ tục hành chính; 2. Khuyến khích cạnh tranh; 3. Cải tổ đất đai; 4. Tự do hóa hối đoái và lãi suất cũng như mở cửa khu vực ngân hàng; 5. Cải cách hệ thống tài chính bao gồm việc thiết lập hệ thống an sinh xã hội cách cơ bản; 6; Cải cách doanh nghiệp nhà nước; 7. Thúc đẩy sang tạo trong lĩnh vực công nghệ xanh; 8. Mở cửa khu vực dịch vụ.

Hiện nay trị giá hối đoái của Nhân Dân Tệ bị Nhà Cầm Quyền Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ nên nhiều chuyên gia cho rằng Nhân Dân Tệ cần thả lỏng để giá trị của nó được thể hiện cách trung thực tránh sự cạnh tranh không cân bằng với những nhân công ở các quốc gia như Hoa Kỳ và Âu Châu. Nếu Trung Quốc thả lỏng Nhân Dân Tệ, chắc chắn trị giá Nhân Dân Tệ sẽ tăng so với tiền Dollar của Mỹ.

Giống như sự cải cách của Đặng Tiểu Bình năm 1978, Kế Hoạch 383 không hề đề cập đến cải tổ chính trị, và điều đó làm cho nhiều người không vui. Vì sự bất mãn đó, một số người từng ủng hộ ông Bạc Hy Lai (chính trị gia đối thủ đáng gờm của Tập Cận Bình bị thất sủng và bị Tòa Án Tế Nam xử đi tù vào tháng 8/2013 vừa qua) quyết định công khai thành lập Đảng Chí Hiến, tức lấy Hiến Pháp là căn bản và là quyền lực tối cao, và người dân lẫn đảng viên phải sống và làm việc theo Hiến Pháp. Để cho Hiến Pháp được thực hiện cách công bằng cho mọi người thì phải có trọng tài và Tự Do Ngôn Luận chính là trọng tài hữu hiệu nhất. Họ vận động tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của quốc tế. Những người ủng hộ và sáng lập Đảng Chí Hiến như bà Vương Tranh cho biết họ có hàng tá các đảng viên và họ quyết tâm tranh đấu cho mục tiêu thịnh vượng chung và sự phân chia tài sản phải được bình đẳng hơn. Họ bầu ông Bạc Hy Lai, dầu còn đang bị ở trong tù, làm Chủ Tịch Đảng đầu tiên của họ mà không cần biết ông Bạc Hy Lai có nhận lời hay không.

Tưởng cũng xin nhắc lại ở Trung Quốc hiện nay đã có nhiều đảng nhưng các đảng này rất yếu, chỉ sinh hoạt ở địa phương với vai trò là “cố vấn” cho ĐCSTQ hơn là có thực quyền. Nhiều người cho rằng những đảng này là đảng cuội. Câu hỏi được đặt ra liệu Đảng Chí Hiến có bị ĐCSTQ trù dập như ĐCSTQ trù dập Pháp Luân Công? Liệu Đảng Chí Hiến có đủ thực lực để trở thành đối lập với ĐCSTQ trong chính phủ? Ảnh hưởng của Đảng Chí Hiến đối với những nước Cộng Sản khác như Việt Nam, Cuba, và Bắc Hàn như thế nào?

I. Bài Học Cải Cách Năm 1978: Trở lại năm 1978, Đặng Tiểu Bình (1904-1997) chủ xướng cải cách kinh tế và xã hội nhưng không chịu chấp nhận đa nguyên chính trị. Vì không chịu cải cách chính trị nên Đặng Tiểu Bình đã gặp sự chống đối của Tổng Bí Thư Hoa Quốc Phong (1920-2008) kiêm nhiệm Thủ Tướng. Đặng Tiểu Bình nắm chức Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, có thực quyền, Đặng Tiểu Bình hất Hoa Quốc Phong ra bằng cách đưa Hồ Diệu Bang (1915-1989) thay thế chức Tổng Bí Thư Đảng và Triệu Tử Dương (1919-2005) thay thế chức Thủ Tướng.

Thay thế Hoa Quốc Phong làm Tổng Bí Thư, Hồ Diệu Bang công khai cổ suý cho việc cải cách tận gốc rễ đó là cải cách chính trị. Đặng Tiểu Bình phật ý và năm 1987, họ Đặng ép Hồ Diệu Bang phải từ chức Tổng Bí Thư nhưng vẫn giữ chức ủy viên Bộ Chính Trị. Ngày 8/4/1989, Hồ Diệu Bang bị cơn đột quỵ tim mạch và qua đời.

Đặng Tiểu Bình tìm người thừa kế ghế Tổng Bí Thư nhưng ông không muốn người thừa kế này có tư tưởng phóng khoáng và đòi cải cách chính trị như Hồ Diệu Bang. Họ Đặng chọn Thủ Tướng Triệu Tử Dương lên thay thế. Nhưng họ Đặng lại không ngờ Triệu Tử Dương dấu kín quan điểm của mình ủng hộ Hồ Diệu Bang. Do đó, nhân cái chết của Hồ Diệu Bang, ông đã âm thầm ủng hộ và đứng đàng sau sinh viên làm Lễ Tưởng Niệm Hồ Diệu Bang để rồi khi tạo được thanh thế thì sinh viên đưa tượng Nữ Thần Tự Do đòi cải tổ chính trị và đa đảng. Ngày 4/6/1989, Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng triệu Lộ Quân 18 ở Ngoại Mông về triệt hạ cao trào của sinh viên và lịch sử đã gọi đó là Biến Cố Thiên An Môn.

Bài học cải cách năm 1978 cho thấy nếu đã chấp nhận cải tổ thì phải cải tổ tận gốc đó là cải tổ chính trị. Nếu không cải tổ chính trị thì sự bất mãn âm ĩ để rồi đưa đến Biến Cố Thiên An Môn. Năm nay, Tập Cận Bình tuyên bố cải tổ sâu rộng kinh tế và xã hội nhưng lại không chịu cải tổ chính trị nên vấp lại cái hố năm 1978 của Đặng Tiểu Bình và đó là lý do Đảng Chí Hiến ra đời.

II. Đảng CSTQ Có Đàn Áp Đảng Chí Hiến Như Pháp Luân Công? Nói chung, không một đảng cầm quyền nào muốn nhường quyền nếu không bị áp lực. Áp lực đó có thể từ quốc tế, từ quần chúng, hay từ trong nội bộ.

Nhưng khi bị áp lực thì họ lại tính đến nên ưu tiên cho ai và cho nhóm nào khi phải nhường bước. Đảng cầm quyền không dại gì nhường bước trước những lực lượng mà lúc nào cũng muốn ăn tươi nuốt sống họ hay muốn trả thù đẫm máu khi sự nhường bước xảy ra.

Nhưng liệu có thể lật đổ đảng cầm quyền khi tương quan lực lượng còn quá chênh lệch? Hãy nhìn đến Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi và tổ chức của bà thắng cử năm 1990 nhưng Quân Phiệt Miến Điện nhất định không trao quyền cho bà thì làm gì họ? Bà Aung San Suu Kyi còn có cả Liên Đoàn Tăng Sĩ Phật Giáo, mà Phật Giáo là Quốc Giáo, xuống đường ủng hộ mạnh mẽ, thế nhưng Quân Phiệt Miến Điện vẫn làm lơ, vẫn đàn áp, thì làm gì được họ? Cả thế giới làm áp lực với Quân Phiệt Miến Điện nhưng Quân Phiệt Miến Điện vẫn mặt dày bắt bớ đàn áp đối lập và giam lỏng bà Aung San Suu Kyi cho đến hơn 20 năm trời. Đến khi bà Aung San Suu Kyi chấp nhận cố vấn của Mỹ, thay đổi chiến lược đấu tranh, ôn hòa đối thoại đấu tranh từng phần, làm cho Quân Phiệt Miến dưới quyền tân Tổng Thống Thein Sein nhận thấy họ không bị bạc đãi hoặc bị trả thù nếu có thay đổi thể chế, họ đồng ý ngồi vào bàn hội nghị, thành lập Lộ Trình Dân Chủ, và trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. Thế giới gọi đó là Giải Pháp Miến Điện, một giải pháp thay đổi đất nước mang lại sự thịnh vượng và xây dựng dân chủ mà không phải trải qua cuộc xáo trộn đẫm máu.

Ưu tiên của Đảng độc tôn cầm quyền là nhường bước cho những người từ trong nội bộ rồi mới đến người ngoài.

Đối với ĐCSTQ, Pháp Luân Giáo Phái là “người ngoài.” Dầu Pháp Luân Giáo Phái giảng dạy Chân, Thiện, Nhẫn tuyên dương lòng từ bi hỉ xả bảo vệ sức khỏe và phát huy giá trị tinh thần chớ không làm chính trị, nhưng lãnh đạo ĐCSTQ cho đó là chiêu bài để thành lập lực lượng chính trị và khi thời cơ đến sẽ lật đổ chế độ Cộng Sản, bao công lao hoặc bao huy hoàng quá khứ của ĐCSTQ sẽ đi vào sọt rác lịch sử, và hậu quả sự lật đổ là sự trả thù với những đảng viên Cộng Sản. Chính vì xác tín điều đó (dầu điều đó không đúng với nhãn quan Pháp Luân Công) nên ĐCSTQ coi Pháp Luân Giáo Phái là kẻ thù số một và thẳng tay đàn áp cách dã man.

Nhưng đối với Đảng Chí Hiến thì ĐCSTQ không coi là “người ngoài” vì họ xuất thân từ trong ĐCSTQ. Nếu Đảng Chí Hiến có là đối lập có thực lực đi nữa, thì hào quang quá khứ của ĐCSTQ vẫn còn giữ nguyên vẹn. Đây chỉ là sự đấu đá giữa anh em trong nhà, và vì áp lực của quốc tế cũng như của quần chúng, ĐCSTQ có thể trừng trị Đảng Chí Hiến nhưng sẽ không có nặng tay để khi cần thì cả hai bắt tay nhau trở thành đối lập thật sự và quyền lợi không lọt ra ngoài cho những lực lượng khác không xuất phát từ Đảng Cộng Sản.

III. Đảng Chí Hiến Có Lớn Mạnh Để Đủ Sức Làm Đối Lập Thật Sự với ĐCSTQ? Lớn mạnh ngay tức khắc thì chắc chắn Đảng Chí Hiến khó mà có cơ may. Hơn nữa, hiện nay biểu tượng của họ là ông Bạc Hy Lai còn ngồi tù. Án ăn hối lộ khoảng 3 triệu Mỹ Kim của ông Bạc Hy Lai ở trong một chế độ độc đảng như Trung Quốc thì nhiều người cho rằng đó chỉ là cái cớ để Bạc Hy Lai bị Tập Cận Bình hạ sát ván, có thể trong vài năm tới ông Bạc Hy Lai xoay chuyển và thoát khỏi vòng lao lý thì lúc đó Đảng Chí Hiến mới có cơ hội bay vút cao và lớn như thổi để đối trọng với Đảng CSTQ. Lúc đó có thể có những đảng nhỏ mà nhiều người gán ghép là "đối lập cuội" ở thời gian này sẽ cùng cộng tác với Đảng Chí Hiến để trở thành đối lập thật sự.

IV. Ảnh Hưởng Của Đảng Chí Hiến Đối Với Các Quốc Gia Cộng Sản Còn Lại: Trung Quốc là một nước lớn, sự thay đổi của Trung Quốc không nhiều thì ít đều có ảnh hưởng trên tất cả các quốc gia, nhất là những quốc gia Cộng Sản còn lại đó là Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Tuy nhiên, nhiều khi cũng còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và lãnh đạo của mỗi quốc gia. Thí dụ, Trung Quốc nay đã là một nước "tư bản thời phôi thai" như Hoa Kỳ ở đầu thế kỷ 20, nhưng Bắc Hàn vẫn theo quy chế quân chủ cha truyền con nối như những thế kỷ trước.

Trung Quốc đã cho các đảng phái thành lập và sinh hoạt ở cấp địa phương, tuy là vai trò gần như đối lập cuội, nhưng cũng là một bước đi trước mà ngay chính Việt Nam, Bắc Hàn, và Cuba chưa thực hiện được. Lãnh đạo có tính cách "cha truyền con nối" như ở Bắc Hàn hay "em thế quyền anh" ở Cuba đã được hệ thống hóa và xác định rõ ràng để xiết chặt ghế độc tài thì sự tiếp nối theo con đường Trung Quốc cũng còn khá mơ hồ. Riêng Việt Nam thì nhiều bình luận gia trên thế giới cho rằng hiện nay quyền lực không tập trung vô một nhân vật nào hết mà bị dàn trải hầu như tạo một thế Tam Đầu Chế thì biến chuyển của Việt Nam theo gót Trung Quốc có phần cao hơn.

Tam Đầu Chế của Việt Nam hôm nay, dầu tất cả nhân vật này đều ở trong Bộ Chính Trị, nhưng lại có nhiều mâu thuẫn về tư duy cũng như quyền lợi, đó là: 1. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mà nhiều người cho rằng ông là một vị Tổng Thống chưa có chính thức; 2. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và các đảng viên bảo thủ; 3. Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang. Hậu trường đấu đá chính trị của Việt Nam cũng gay go không thua kém gì đấu đá hậu trường chính trị giữa Tập Cận Bình và Bạc Hy Lai. Chính sự ngã ngựa của ông Bạc Hy Lai lại là chất xúc tác cho việc thành lập Đảng Chí Hiến thì nếu có sự "ngã ngựa" nào của 1 trong ba Tam Đầu Chế ở VN thì cũng có thể trở thành chất xúc tác cho một đảng đối lập ra đời tại Việt Nam như trường hợp Đảng Chí Hiến ở bên Trung Quốc.

Lời Kết: Mỗi thời đại đều có phương cách đấu tranh có nét đặc trưng cho thời đại đó. Thời xưa thì các cụ nổi dậy với giáo mác tầm vong và lập chiến khu quyết tử chiến với kẻ thù. Thế kỷ 20, khi thế giới bắt đầu nhỏ đi vì sự tiên tiến của kỹ thuật giao thông như tàu bè và máy bay thì các cụ đấu tranh lập Đảng và cử sinh viên đi học nước ngoài như Cụ Phan Bội Châu cổ súy Phong Trào Đông Du và cụ Phan Chu Trinh cổ suý cho Đông Kinh Nghĩa Thục để nâng cao dân trí và chấn hưng dân tình. Các cụ khác phương thức tranh đấu với nhau nhưng lúc nào cũng kính trọng nhau vì lòng yêu nước. Thời đại này quả địa cầu trở nên bé nhỏ hơn vì kỹ thuật điện toán và sự lưu thông quá thuận tiện, người ta bắt đầu nhấn mạnh từ ngữ "interdependence" (nương tựa lẫn nhau) hơn là "independence" (độc lập). Chính vì sự nương tựa lẫn nhau này nên phương thức tranh đấu cũng cần phải thay đổi uyển chuyển để hợp với bối cảnh thời đại kẻo không dễ sa vào lưới lạc quan tếu. Ảnh hưởng dây chuyền từ Trung Quốc lan sang Việt Nam chắc chắn có, nhưng lâu mau hoặc sâu rộng tới mức độ nào cũng còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố ý thức của và lòng yêu nước của từng cá nhân chúng ta đừng vì thấy ai đấu tranh khác quan điểm của mình mà chụp mũ tấn công đánh phá vì như vậy thay vì tạo sự biến chuyển cho đất nước đi lên thì lại gây ra tai nạn kéo dài thời gian làm cho đất nước chậm tiến.

Ở trong nước chửi VNCH thì rất dễ dàng. Ở hải ngoại chửi Việt Cộng thì cũng dễ lắm. Người ta có câu chửi cho sướng miệng, nhưng sau lời chửi này thì đi về đâu? Đã gần 40 năm chửi nhau như vậy thì kết quả như thế nào? Câu hỏi được đặt ra với quá khứ bi thương chiến tranh Quốc - Cộng của dân tộc Việt, sau gần 40 năm, chúng ta làm gì để khép lại chương sử đau thương đó ngõ hầu đất nước chúng ta được thịnh vượng ngẫng mặt hãnh diện sánh vai cùng các dân tộc bạn như Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan, v.v.?

Houston ngày 13 tháng 11 năm 2013.



BÀI 11

BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

Trong những năm qua, tình hình Biển Đông ngày một phức tạp. Sự tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia ở vùng này ngày càng tăng cao. Năm 2012, Trung Quốc đem hải quân vào vùng đảo Scarborough (Scarborough Shoal, Trung Quốc gọi đó là Vùng Đảo Hoàng Yến – HuangYan) do Phi Luật Tân chiếm đóng, Phi Luật Tân không chống trả nổi, cầu cứu đến Mỹ. Bà Hilary Clinton, khi đó còn là Ngoại Trưởng của Hoa Kỳ, nói Phi Luật Tân hãy rút quân đi, Hoa Kỳ sẽ giải quyết sau. Tin vào lời hứa này của bà Hilary Clinton, Phi Luật Tân rút quân. Sau khi Trung Quốc tiến vào Đảo Scarborough, Phi Luật Tân yêu cầu Mỹ giải quyết, bà Hilary Clinton trả lời: “Biển Đông lớn rộng đủ để cho Trung Quốc có phần.” Tháng 2 năm 1995, Phi Luật Tân đã mất Đá Nổi Khăn Vành (Mischeef Island) cho Trung Quốc, Phi Luật Tân hận thấu xương. Năm 2012, tưởng rằng nhờ Mỹ giúp đỡ thì ai ngờ Mỹ lại tạo cơ hội thuận tiện cho Trung Quốc chiếm luôn Scarborough làm cho Phi Luật Tân hận luôn cả Mỹ và nói rằng Mỹ chỉ vì quyền lợi của mình, không đáng tin tưởng, và không gắn bó với đồng minh.

Thái độ và câu trả lời đó của Mỹ làm cho nhiều người nghi ngờ Hoa Kỳ đã có một mật ước ở đàng sau với Trung Quốc về Biển Đông. Mật ước đó như thế nào. Đó là nỗi lo canh cánh cho những quốc gia đang tranh chấp chủ quyền như Việt Nam và Phi Luật Tân.

Nhưng, khởi nguyên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông như thế nào?

I. Khời Nguyên Tranh Chấp: Nhiều chứng tích cũng như văn kiện lịch của Việt Nam minh định Việt Nam có chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thời kỳ Việt Nam bị Pháp đô hộ, Pháp đã cho hải quân tuần tiểu trên hai quần đảo này. Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, Pháp trả 2 quần đảo này cho Việt Nam Cộng Hòa.

Không hiểu vì lý do gì, năm 1956, Đài Loan (Cộng Hòa Trung Hòa) đã đưa hải quân xuống chiếm đóng Đảo Ba Bình (Itu Aba), một hòn đảo ở trong Quần Đảo Trường Sa. Có người nói thời gian đó Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải chú tâm dẹp các lực lượng vũ trang khác như của Cao Đài, Hòa Hảo, v.v., nên Đài Loan đã thừa nước đục thả câu chiếm lấy hòn đảo này. Cũng có người nói thời đó Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã biếu cho Trung Hoa Quốc Dân Đảng hòn đảo này vì trong quá khứ đã giúp cho Việt Nam Cộng Hòa rất nhiều. Tuy nhiên, cho tới giớ phút này chưa có ai đưa ra được bằng chứng lịch sử để chứng minh cho suy luận trên. Rất tiếc, Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, một mặt phải lo chống trả sự tấn công của Bắc Việt, mặt khác nội bộ lại xảy ra biến động liên miên, cho nên VNCH đã không đưa hải quân ra chiếm lại hòn đảo đó để rồi Đài Loan lập chủ quyền từ đó cho đến nay trên hòn đảo này.

Ngày 8/9/1958, Trung Cộng ra văn bản thành lập chủ quyền 12 hải lý của họ. Đây là sự gian lận của Trung Cộng vì 12 hải lý không cách xa đất liền bao nhiêu. Nhưng Bản Đồ 12 Hải Lý này của Trung Cộng chính là Bản Đồ 9 Điểm Đỏ hay về sau này ai cũng biết đó là Bản Đồ Lưỡi Bò! Rất tiếc, ngày 14/9/1958, chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (tức Bắc Việt) do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo đã chỉ thị cho ông Phạm Văn Đồng với tư cách là Thủ Tướng gởi văn thư chính thức công nhận Bản Đồ 12 Hải Lý này. Thật ra, trong luật pháp, không ai có quyền cho cái mà mình không có. Lúc đó hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia độc lập thì việc “cho” hay “công nhận” đó của Bắc Việt trên phương diện pháp lý không có hiệu lực.

Nhiều người cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam “bán” 2 quần đảo này cho Trung Cộng lúc đó là vì họ cần sự viện trợ của Trung Cộng để đánh chiếm Nam Việt Nam. Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân đăng nguyên bản công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 trên mặt báo. Ngày 7/8/1979, sau khi đã chiếm được toàn VNCH, Bộ Ngoại Giao của nhà nước CSVN tuyên bố việc diễn dịch của Trung Cộng cho rằng văn thư của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng vào ngày 14/8/1958 là công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa "là một sự xuyên tạc trắng trợn. Trên tinh thần và ý nghĩa của bản công hàm chỉ có ý định công nhận giới hạn 12 hải lý của lãnh hải Trung quốc."

Dựa vào công hàm 14/9/1958 của ông Phạm Văn Đồng, vào ngày 17 tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đánh Hoàng Sa. Hải Quân của Nam Việt Nam đã chiến đấu anh dũng, 74 (có thể hơn nữa) chiến sĩ hải quân VNCH đã hy sinh trong đó nổi bật có Thiếu Tá Ngụy Văn Thà. Trong khi hải quân Nam Việt Nam chiến đấu chống trả Trung Cộng thì Bắc Việt lặng thinh không phản đối Trung Cộng. Sau khi đánh bật được hải quân Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng xây dựng một đường bay dài cả 2.7 cây số trên đảo Woodway ở Hoàng Sa không những các phản lực cơ sử dụng dễ dàng mà cả máy bay lớn Boeing 747 cũng có thể cất cánh và đáp xuống được.

Hoàng Sa cách xa Đà Nẳng ở phía đông khoảng 400 cây số, và cách xa Hải Nam ở phía tây nam khoảng 350 cây số. Trung Cộng gọi Hoàng Sa là Tây Sa. Hoàng Sa có khoảng 130 đảo lớn nhỏ thì nay Trung Cộng đã chiếm giữ và kiểm soát 100%.

Quẩn đảo Trường Sa nằm giữa hải phận Việt Nam và Phi Luật Tân. Trung Cộng gọi quần đảo này là Nam Sa vì nằm ở phía nam của Trung Quốc. Văn thư ngày 14/8/1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng mở ra một cánh cửa cho các quốc gia khác lên tiếng đòi chủ quyền trên Quần Đảo Trường Sa trong đó gồm có Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei. Có người nói vào tháng 4 năm 1975, trong lúc VNCH đang thất thủ, Hải Quân Bắc Việt biết rằng Trung Cộng tính thừa nước đục thả câu nên đã cho nhiều tàu hải quân tức tốc ngày đêm ra chiếm đóng một số hòn đảo ở Quần Đảo Trường Sa. Điều này rất khó thuyết phục người nghe vì lúc đó, tuy VNCH đang thất thủ, nhưng Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ còn lai vãng ở trong khu vực nên khó cho Trung Cộng dám làm chuyện đó và nếu Hải Quân Bắc Việt có ra ngay Trường Sa thì người ta cũng đã thấy và đã công bố. Thời gian đó cũng chẳng có một cơ quan truyền thong quốc tế nào loan tin Trung Cộng thừa nước đục thả câu đem quân chiếm lấy Trường Sa.

Dựa trên công hàm 14/9/1958 của Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Đồng, ngày 14/3/1988, Trung Cộng tiến đánh Trường Sa và thắng hải quân CSVN, 64 thủy binh CSVN bị thiệt mạng, Trung Cộng nhanh chóng chiếm giữ nhiều san hô và đá nổi (reefs).

Trường Sa có khoảng 100 đảo trong đó có 12 đảo lớn và một số đảo đá nổi (reefs). Theo Wìkipedia, “Việt Nam chiếm 3 đảo: Trường Sa Lớn (Spratly, diện tích 0.13 km2), Nam Yết (Namyit) và Sinh Tồn (Sincowe). Ngoài 3 đảo, Việt Nam còn chiếm 3 cồn là An Bang (Amboyna), Song Tử Tây (SouthWest) và Sơn Ca (Sand cay), cùng 7 đá nổi, 9 đá chìm và bãi ngầm, tổng cộng 22 đơn vị, và những đơn vị này thuộc tỉnh Khánh Hòa. Philippines chiếm 5 đảo: Đảo Bình Nguyên (Flat), Vĩnh Viễn (Nanshan), Bến Lộc (West York), Loại Ta (Loaita) và Thị Tứ (Thitu). Ngoài 5 đảo, Philippines còn chiếm 3 cồn , 2 đá nổi và 8 đá chìm, tổng cộng 18 đơn vị. Đài Loan chiếm Đảo Ba Bình (Itu Aba). Trung Quốc chiếm 2 đá nổi (reef) là Đá Chữ Thập (Fiery Cross) và Đá Ga Ven (Gaven), cùng 6 đá chìm, tổng cộng 8 đơn vị.” Tháng 2 năm 1995, Trung Cộng đánh nhau với Phi Luật Tân và chiếm Đảo Đá Ngầm Vằn Khăn (Mischief Reef). Năm 2012, Trung Quốc chiếm lấy Scarborough Shoal của Phi.

Ngày 2/12/2007, Trung Cộng thiết lập cơ sở hành chánh Tỉnh Tam Sa gồm có Tây Sa (Hsisha tức Hoàng Sa), Nam Sa (Nansha tức Trường Sa), và Trung Sa (Tungsha gồm đảo ở quần đảo Penghu gần Đài Loan). Việc làm này gây chấn động và đầy tranh luận ở nhiều quốc gia đang tranh chấp chủ quyền. Cuộc tranh cãi càng nóng bỏng hơn khi Trung Cộng công bố bản đồ Đường Yêu Sách 9 Đoạn Của Trung Quốc. Bản đồ này dân gian gọi tắt là Bản Đồ Lưỡi Bò vì trông giống lưỡi con bò liếm hết 95% mặt Biển Đông. Thật ra, đây là bản đồ mà Trung Cộng đã công bố vào ngày 8/9/1958 mà lúc đó Bắc Việt đã công nhận. Khi đó không mấy ai biết nó như thế nào, nhưng bây giờ thì ai cũng rõ nên có sự phản ứng dữ dội.

II. Điểm Và Diện: Trong bài Bình Khí Đại Toàn do ông Vũ Cao Đàm dịch thì lời văn của tác giả rất hung hăng kêu gọi lấy máu của người Việt tế cờ Trung Cộng ở Trường Sa. Nhưng có thật đây là ý muốn của Trung Cộng hay đây chỉ là một chiêu dương đông kích tây? Để có một cái nhìn chính xác hơn, chúng ta hãy đọc một bài bình luận khác của Trung Cộng:

----- Xin trích ---

Nếu quân đội Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng vũ lực, phải tiến hành điều tra dân ý về vấn đề “đánh ai trước,” chắc chắn trên 80% dân chúng Trung Quốc đều hô to một tên – Việt Nam. Về bề ngoài, Việt Nam hung hăng nhất, quốc lực tổng hợp yếu nhất và năng lực kiểm soát chiến tranh kém nhất trong số 5 nước có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, dựa vào thực lực quân sự của Trung Quốc hiện nay có thể khẳng định rằng, nếu hải quân hai nước Trung-Việt xảy ra chiến tranh tại quần đảo Hoàng Sa hoặc quần đảo Trường Sa, quân đội Việt Nam chỉ có thể chống đỡ, không có sức đánh trả, cuối cùng phải chịu thất bại, quân đội Trung Quốc khẳng định sẽ giành chiến thắng gọn gàng, triệt để. Với thực lực quốc gia và thực lực quân đội hiện nay của Việt Nam căn bản không chịu nổi một trận đánh của Trung Quốc. Mặc dù, tác giả bài viết này nhất trí với đánh giá của đa số người dân Trung Quốc, nhưng mặt khác tác giả cũng tán thành với một bộ phận có quan điểm nhìn xa trông rộng, không chủ trương tiến đánh Việt Nam ngay lập tức, vậy vì sao?

Một khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam sẽ tạo ra nhiều hậu quả, trong đó có 4 điểm vô cùng bất lợi cho Trung Quốc:

Một là, hiện nay Việt Nam có thể nói đang trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, từ sau Chiến tranh Lạnh, Việt Nam bắt đầu mất dần ký ức chiến tranh, mặc dù trong những năm gần đây họ giơ cành ô liu với người Mỹ, nhưng lịch sử thảm khốc của cuộc Chiến tranh Việt Nam và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến Mỹ băn khoăn lo lắng, huống hồ người Mỹ cũng biết rất rõ, người Việt Nam chẳng qua là muốn hàng không mẫu hạm của Mỹ đến để kiềm chế và hù doạ Trung Quốc mà thôi. Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt Nam sẽ kêu gọi sự bảo vệ của Mỹ, Nhật Bản, cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật, như vậy tuyệt đối không phải là một tin tốt cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ mất đi “vùng đệm hoà hoãn” phía Nam trong sự đối kháng với Mỹ. Cục diện này là ước nguyện của người Mỹ mấy chục năm qua, cũng là mục đích mà người Mỹ phải sử dụng biện pháp chiến tranh trong mười mấy năm mà chưa đạt được, và một khi xuất hiện cục diện này, dưới sự “giúp sức” của Trung Quốc, chắc chắn người Mỹ sẽ thực hiện được mục tiêu này. Nếu quân đội Mỹ có thể quay trở lại cảng Cam Ranh, có thể khẳng định cuộc sống của Trung Quốc sẽ không còn tốt đẹp.

Hai là, chiếm giữ các đảo của Trung Quốc tại Trường Sa còn có các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, nếu các nước này nhận được sự ủng hộ và xúi giục từ Mỹ, sẽ liên hợp với Việt Nam tiến hành chiến tranh chống lại Trung Quốc, cục diện này rất có khả năng xảy ra, vậy Trung Quốc phải làm sao? Toàn bộ khu vực Biển Đông sẽ trở thành chiến trường, hoàn toàn có thể khiến toàn bộ các nước Đông Nam Á thoái thác triệt để cho Mỹ, thảm hoạ chiến tranh sẽ tiếp nối, đồng minh của Trung Quốc tại khu vực này sẽ ngày càng ít, thậm chí bị cô lập hoàn toàn, hình tượng nước lớn có trách nhiệm của khu vực được Trung Quốc xây dựng từ năm 1999 đến nay bị sụp đổ hoàn toàn, nếu nhân cơ hội này Đài Loan đi theo hướng độc lập, Nhật Bản chiếm đóng tại đảo Điếu Ngư, Nam Tây Tạng lại có vấn đề, Trung Quốc thật sự xuất hiện cục diện “bốn bề gặp hoạ”, phiền phức không để đâu cho hết.

Ba là, các đảo Việt Nam chiếm giữ tại Biển Đông phân bố rải rác và trong phạm vi rộng, đại bộ phận đều nằm ở cực Nam của Biển Đông, đánh chiếm các đảo trên với Việt Nam như thế nào, mặc dù nó một tấc lãnh thổ cũng không thể nhường, nhưng đối với Trung Quốc, một số đảo thuộc khu vực Trường Sa thực sự quá xa, xa đến mức nếu dựa vào biện pháp kỹ thuật hiện nay, cho dù khai thác, phát triển thì lợi ích thu được so với cái giá phải bỏ ra để bảo vệ cũng không thể so sánh được, ngược lại, những đảo này rất gần với phía Việt Nam, huống hồ sau khi đánh chiếm những đảo này, hải quân Trung Quốc không thể dụng cả một hạm đội tác chiến bố trí lâu dài tại cực Nam của Biển Đông, vì vậy đánh chiếm các đảo này sẽ rất khó phòng thủ, rất có thể xuất hiện cục diện mất rồi lại được, được rồi lại mất, nếu xuất hiện cục diện này, hao người tốn của là chuyện không phải bàn, Việt Nam sẽ làm tiêu hao một lượng lớn sức chiến đấu của hải quân Trung Quốc, trong khi đó hải quân Mỹ cũng sẽ nhân cơ hội này gây ra những phiền phức cho hải quân Trung Quốc.

Bốn là, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam trước, chắc chắn sẽ gặp sự phản đối kiên quyết từ nước láng giềng phương Bắc – đó là Nga, vì sau khi Liên Xô tan rã, Nga kế thừa và phát triển quan hệ đồng minh hữu nghị với Việt Nam, hiện nay Nga là nguồn cung cấp trang bị vũ khí quân sự và hoả lực lớn nhất của Việt Nam, ngược lại, người Nga nhập khoảng 30% hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam, một khi Trung-Việt xảy ra chiến tranh, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quan hệ đối tác mật thiết Trung-Nga mà hai nước mới thiết lập, tình hình quốc tế hiện nay đòi hỏi hai nước Trung-Nga phải đoàn kết mật thiết, cùng nhau đối phó với nguy cơ quân sự ngày càng nghiêm trọng, nếu Nga cũng gia nhập vào tập đoàn tuyên truyền về thuyết “mối đe doạ từ Trung Quốc”, như vậy Trung Quốc sẽ ở vào địa vị quốc tế hết sức khó xử, Nga cũng sẽ đối xử thù địch với Trung Quốc, Trung Quốc thật sự bị Mỹ bao vây toàn diện. Trong khi đó, kinh tế của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây là bất lợi lớn nhất.

Căn cứ vào 4 nguyên nhân trên, Trung Quốc tiến đánh Việt Nam đầu tiên để giải quyết vấn đề Biển Đông là sự lựa chọn không sáng suốt, nếu tiến đánh Việt Nam đầu tiên, các nước tranh chấp khác dưới sự xúi giục và ủng hội của Mỹ, khẳng định sẽ không khoanh tay đứng nhìn, nhưng nếu Trung Quốc tiến đánh Philippin đầu tiên hoặc nước khác, tác giả có đầy đủ lý do chứng minh rằng, cho dù Mỹ gây chia rẽ như thế nào, Việt Nam đều sẽ không dám tham gia, trong vấn đề Biển Đông, hai nước Trung-Việt dường như có một dạng hiểu ngầm là: “anh không đánh tôi, tôi không tham gia” và “tôi không đánh anh, anh không tham gia”, năm ngoái Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột xung quanh vấn đề đảo Hoàng Nham, biểu hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy tồn tại sự hiểu ngầm đó.

Mặc dù, chiến tranh là tàn khốc, là không nhân đạo, nhưng có lúc cũng là điều phải làm và cũng là biện pháp hiệu quả nhất. Những vấn đề đang đặt ra cho Chính phủ và quân đội Trung Quốc là: Đánh ai trước? Khi nào đánh? Sau khi thu hồi các đảo bị chiếm đóng tại Biển Đông nên củng cố và bảo vệ như thế nào?

--------- Hết lời trích -------.

Qua bài bình luận trên thì chúng ta thấy Trung Cộng chả dại gì mà dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Trường Sa. Trong thực tế, Trung Cộng đã chiếm giữ 100% ở Hoàng Sa. Đối với Trường Sa, Trung Cộng dùng chính sách hòa hoãn gậm nhấm ăn mòn, và khi nào tàu ngầm của Trung Cộng nhiều, Trung Cộng hô một tiếng chiếm trọn là xong.

III. Vậy chuyện gì xảy ra? Có bài bình luận cho rằng Trung Cộng đi đêm với Hoa Kỳ giả vờ gây căng thẳng ở Biển Đông để mọi quốc gia chú ý, sau đó các quốc gia tranh chấp chủ quyền Trường Sa hãi sợ thì lật đật bỏ tiền ra mua các vũ khí của Mỹ. Mỹ có cơ hội giải tỏa những vũ khí cũ, lấy tiền trả nợ cho ông Trung Cộng mà Hoa Kỳ nợ lên tới cả vài ngàn tỷ Mỹ Kim. Chuyện Mỹ đem khu trục hạm Chung Hoon hoặc Hàm Không Mẫu Hạm Washington đến Biển Đông cũng chỉ là một màn che mắt thiên hạ giữa hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung Cộng mà thôi. Đó là lý do tại sao tình hình Biển Đông đang sôi sùng sục mà Trung Cộng vẫn bỏ ra cả hàng ngàn tỷ để mua công khố phiếu của Hoa Kỳ mà không chút xót xa hoặc đắn đo. Chuyện này làm nhiều người liên tưởng đến Hiệp Ước Yalta I và II khi Hoa Kỳ mật đàm với Nga chia đôi nước Đức vì sợ nếu để Đức yên ổn nước Đức sẽ nhanh chóng phục hồi gây thêm một thế chiến nữa.

Có bài bình luận cho rằng Trung Cộng muốn cân não để nắn gân cốt cả Việt Nam, Đài Loan, Phi Luật Tân và Hoa Kỳ xem họ có dám phản ứng khi Trung Cộng đưa móng vuốt ra hay không và khi có thì Trung Cộng rút lại vì biết rằng chưa đủ sức trong giai đoạn này để đối đầu quân sự với Hoa Kỳ. Việt Nam phản ứng bằng cách ban hành Nghị Định 42/2011NĐ-CP vào ngày 13/6/2011 chuẩn bị Tổng Động Viên làm nghĩa vụ quân sự. Đây là cuộc tổng động viên lần đầu sau cuộc chiến với Campuchia năm 1979. Phi Luật Tân cũng phản đối Trung Cộng một cách rầm rộ và yêu cầu Hoa Kỳ phải can thiệp đến độ Thượng Nghị Sĩ Jim Webbs lên tiếng hành vi hung hăng hăm dọa dùng vũ lực của Trung Cộng là tạo bất ổn trong vùng buộc long Hoa Kỳ phải can thiệp. Trước những phản ứng đó, nhất là những lời tuyên bố của Hoa Kỳ, Trung Cộng tuyên bố không giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông bằng vũ lực mà chỉ bằng phương pháp đàm phán. Trung Cộng đi đúng bài bản đã đề ra ngay từ lức đầu đó là nắn không được thì buông và đợi giai đoạn khác thuận tiện hơn.

Lời Kết: Thật ra hiểm họa Trung Cộng bành trướng ở Hoàng Sa & Trường Sa không nguy hiểm cấp bách bằng Trung Cộng đã dàn quân hơn triệu người ở biên giới Việt Trung cũng như chính sách gậm nhấm khống chế chính trị và kinh tế của Việt Nam. Khi Việt Nam có biến chuyển, những người lãnh đạo đàng trong hậu trường của ĐCSVN thân Trung Cộng cầu cứu thì Trung Cộng đem quân vào lấy cớ giúp đàn em ổn định chính trị rồi đóng chốt luôn ở Việt Nam thì đó mới là cái hại lâu dài của dân Việt. Để thoát khỏi cơn nguy biến này, toàn dân Việt ở trong và ngoài nước phải đoàn kết lại thành một khối như tiền nhân đã làm trong Hội Nghị Diên Hồng đã đưa đến ba lần đánh bại quân Nguyên. Không ai có thể thương người Việt bằng chính người Việt, và qua bài học của Hiệp Ước Yalta I và II trong Đệ Nhị Thế Chiến Hoa Kỳ hợp tác với Nga chia đôi nước Đức để thống trị thế giới, người Việt nên rút kinh nghiệm để hiểu rằng hiện nay Hoa Kỳ hay Trung Cộng chẳng thương quốc gia khác mà tất cả chỉ vì quyền lợi của dân tộc họ mà thôi. Dân Việt chỉ có hào khí đoàn kết của Diên Hồng khi nào đất nước được Tự Do & Dân Chủ thực sự trong thể chế đa đảng./.

Houston ngày 22/6/2




BÀI 12

SAU 40 NĂM BÍ MẬT



Lời đầu: Ngày 29/7/2011, tôi viết bài với tựa đề Sau 40 Năm Bí Mật và gởi cho báo Con Ong ở Texas đăng cho kỳ tháng 8/2011. Sau đó tôi nhờ anh Trịnh Du chuyển bài này lên các diễn đàn. Khoảng một thời gian sau, có người với bút hiệu là Nguyễn Hoàng mạo danh là đã chuyển ngữ bài này từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tháng 12 năm 2013, vì quên nên báo Con Ong lại đăng lại bài này mà lại chua "Nguyễn Hoàng chuyển ngữ." Tôi gọi điện thoại đến Tòa Soạn, nhắc lại thì ông Chủ Nhiệm mới nhớ lại.

Tôi quyết định đăng bài này trong tuyển tập này vì:

1. Bài này nói lên bài học đau đớn cho VNCH. Nhưng cũng chính bài học đó lại là điều nhắc nhở một sự thật đó là: Không nước nào thương dân Việt bằng chính người Việt. Tất cả những giao hảo với các quốc gia thì phải cẩn thận, không thể tin tưởng 100% vì họ có thể vì quyền lợi quốc gia của họ, họ có thể bán đứng dân tộc ta.

2. Thời điểm đó cho thấy Mỹ đã đi đêm với Trung Cộng rồi để chia chác quyền lợi thì thời điểm này cũng không lấy gì làm lạ nếu Mỹ lại đi đêm với Trung Quốc để chia phần Biển Đông cho Trung Quốc. Nhớ lại năm 2012, Phi Luật Tân cầu cứu Mỹ về vụ Trung Quốc tấn chiếm Scarborough Shoals, Mỹ nói Phi Luật Tân cứ rút quân đi, hãy an lòng, Mỹ sẽ giải quyết. Phi Luật Tân rút quân xong, Mỹ không làm gì hết, bà Hilary Clinton với tư cách Bộ Trưởng Ngoại Giao còn tuyên bố: "Biển Đông đủ lớn cho Trung Quốc có phần."

3. Chính vì thái độ này của Hoa Kỳ nên Việt Nam, dưới bất kỳ chế độ nào, phải rất tế nhị không thể để có biến cố nào ngõ hầu Trung Quốc lợi dụng tấn chiếm lấy Trường Sa. Hiện nay Trung Quốc rất mạnh về hải quân, đã cho hàng không mẫu hạm tiến tới Trường Sa để tuần tiễu, hải quân của Việt Nam chưa đủ sức thì nếu Trung Quốc đánh lấy những hòn đảo ở Trường Sa mà do Việt Nam đang chiếm giữ thì Việt Nam khó có khả năng bảo vệ được chủ quyền. Chúng ta đã học bài học năm 1974, Trung Quốc lấy cớ và đã chiếm lấy Hoàng Sa 100% thì giờ đây chúng ta không thể tạo cớ cho Trung Quốc chiếm nốt những hòn đảo ở Trường Sa.

4. Tôi đăng lại bài này để phòng bị về sau lâu ngày người ta quên tưởng Nguyễn Hoàng là người chuyển ngữ thiệt rồi ngộ nhận tôi đạo văn của người ngoại quốc nào đó.

From: Al Hoang hoangduyhung77584@gmail.com

Date: 2011/7/29

Subject: Sau 40 năm bí mật

To: Thong Pham , Viet List vietlist09@yahoo.com



Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẩu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.

Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay! Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.

Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?

Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác; thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.

Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.

Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.

Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang Pentagon Papers. Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.

Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.

Lời Kết: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.





BÀI 13

QUAN HỆ TRUNG QUỐC & HOA KỲ QUA CHUYẾN ĐI CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG WANG QISHAN

Hoa Kỳ và Trung Quốc là 2 cường quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Chúng ta cần nhận định cho chính xác tương quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để tránh không sa vào vết xe chủ quan có thể làm hại đến Mẹ Việt Nam.

Ngày 18 tháng Giêng năm 2011, Chủ Tịch Nhà Nước Cộng Hòa Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (Hu Juntao) chính thức viếng thăm Hoa Kỳ 4 ngày. Ông được Tổng Thống Barrack Obama đón tiếp cách long trọng với với đầy đủ lễ nghi của một quốc trưởng. Đa số các bình luận gia cho rằng chuyến viếng thăm của ông Hồ là để chuẩn bị dọn đường cho sự kế ngôi của ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) vào năm 2012. Trong chuyến viếng thăm này, ông Hồ Cẩm Đào đã đặt mua nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ lên tới cả hàng trăm tỷ Mỹ Kim cũng như đã đưa nhiều thương gia Trung Quốc đầu tư vào Hoa Kỳ tạo thêm tối thiểu là 50,000 công việc cho Mỹ.

Vì lượng tiền của Trung Quốc đổ vào Hoa Kỳ cách ồ ạt nên dân chúng Hoa Kỳ vừa vui vừa lo. Vui là vì nhờ tiền của Trung Quốc thì Hoa Kỳ mới có vốn để tìm cách thoát ra khỏi sự trì trệ của kinh tế. Sợ là vì e ngại Trung Quốc sẽ dùng đồng tiền mua nhiều đất đai cũng như thao túng chính trường Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng Trung Quốc đang dùng đồng tiền để dần dần trở thành chủ nhân ông trên nước Mỹ rồi sai khiến chính người Mỹ.

Tiếp nối công việc của ông Hồ Cẩm Đào, ngày 9 tháng 5 năm 2011, Phó Thủ Tướng Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) của Trung Quốc dẫn đầu một phái đoàn đến Washington D.C để gặp gỡ Phó Tổng Thống Joe Biden, Ngoại Trưởng Hilary Clinton, Bộ Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner, và các nhân viên cao cấp khác. Báo chí gọi chuyến đi này của ông Vương Kỳ Sơn là China-US Strategic & Economic Dialogue - Đối Thoại Chiến Lược & Kinh Giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ.

Trong cuộc đối thoại này, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden nhấn mạnh để tránh những sự tính toán sai lầm, cả hai bên phải thành thật với nhau để cùng tìm một mẫu số chung dầu rằng sự thành thật đó phải động chạm tới những đề tại nhạy cảm. (Both countries have to be honest to each other and find common ground, including on sensitive issues, to avoid miscalculation.) Nữ Ngoại Trưởng Hilary Clinton cho rằng một Hoa Kỳ phát triển mạnh có lợi cho Trung Quốc và ngược lại một Trung Quốc phát triển mạnh có lợi cho Hoa Kỳ. (A thriving US is good for China and a thriving China is good for the US.) Bà nói đến sự lệ thuộc vào nhau (interdependence) để cùng tồn tại và phát triển của 2 quốc gia đứng hàng đầu của thế giới hiện này là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bà xác nhận trước đây các công ty Hoa Kỳ đầu tư và Trung Quốc nhưng trong vài năm qua thì nước cờ đã xoay chuyển, nhiều công ty Trung Quốc đầu tư vào Hoa Kỳ và trong năm ngoái các công ty đó đã tạo hơn 50,000 công ăn việc làm cho dân Mỹ. Bà dự trù trong tương lai Trung Quốc còn sẽ ồ ạt đầu tư vào Hoa Kỳ gập nhiều lần hơn nữa. Tuy nhiên, cả Phó Tổng Thống Joe Biden và Nữ Ngoại Trưởng Hilary Clinton đều nghĩ rằng Trung Quốc cần phải cải thiện hơn về mặt nhân quyền, nhất là mặt cởi mở chính trị cho mọi người dân có quyền đóng góp ý kiến của mình với nhà nước.

Đáp lời Phó Tổng Thống Joe Biden, Nữ Ngoại Trưởng Hilary Clinton và Tổng Bộ Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner, Phó Thủ Tướng Vương Kỳ Sơn cho rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay có nhiều quyền lợi tương đồng hơn là khác biệt và không gì có thể cản ngăn được cái đà (momentum) cộng tác của hai phía. (China and the United States have far more shared interests than differences, and nothing can hold back the momentum of cooperation.) Ông Vương cho rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cải thiện nhân quyền và cởi mở chính trị, và quan niệm nhân quyền và cởi mở chính trị của Trung Quốc khác với Hoa Kỳ vì mỗi một quốc gia có văn hóa, tập tục, lịch sử và địa thế riêng nên không thể đem áp dụng quan điểm nhân quyền ở quốc gia này áp dụng vào quốc gia khác. Ông đưa ra thí dụ Trung Quốc đã nhiều lần tiếp đón những phái đoàn cao cấp của Đài Loan và Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Ông cũng nêu lên bằng chứng cụ thể là đó một tuần, đầu tháng 5, 2011, Trung Quốc đón tiếp một phái đoàn hung hậu từ Đài Loan do Tổng Bí Thư Trung Hoa Quốc Dân Đảng Ngô Bá Hùng (Wu Poh-Hsiung) cầm đầu đến Thành Đô (Chendu) tham dự Diễn Đàn Lần Thứ 7 Về Kinh Tế, Giao Thương, và Văn Hóa Giữa Đài Loan và Trung Quốc (The Seventh Cross-Straits Economic, Trade, and Culture Forum).

*****

Lời phát biểu của Phó Thủ Tướng Ngô Bá Hùng gợi lại hình ảnh Diễn Đàn Kinh Tế Giữa Đài Loan & Trung Quốc được diễn ra 2 ngày, ngày 6 và 7 tháng 5, 2011, tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên và có 450 đại biểu cũng như chuyên gia của 2 nước tham dự. Trong 450 đại biểu này, các nhân vật nổi bật của hai phía gồm có ông Giá Khánh Lâm (Jia Qinglin) đại diện cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Tổng Bí Thư Trung Hoa Quốc Dân Đảng Ngô Bá Hùng, và Tổng Bí Thư Đảng Đệ Nhất Quốc Dân Đài Loan (Taiwan’s People First Party) Chin Ching-Sheng. Trên bề mặt nói là Diễn Đàn Kinh Tế nhưng trong thực chất Diễn Đàn này đã bàn đến nhiều khía cạnh, trong đó có cả khía cạnh chính trị.

Trong Diễn Đàn, các đại biểu đồng thuận gác bỏ quá khứ hận thù đẫm máu giữa Đảng Cộng Sản và Quốc Dân Đảng mà chỉ đặt trọng tâm quyền lợi tối thượng của người Trung Quốc. Vì đặt nền tảng là quyền lợi tối thương của Trung Quốc nên tất cả các đảng đều có một mẫu số chung để bàn đến những tương đồng và khác biệt. Ông Giá Khánh Lâm yêu cầu vì quyền lợi tối thượng của Trung Quốc, Đài Loan không nên bàn đến vấn đề Độc Lập mà chỉ nên bàn đến vai trò của Đài Loan trong tác động thay đổi Trung Quốc mà thôi. Ông Giá Khánh Lâm cho biết nước nào cũng vậy, chỉ trích để đối lập thì được chớ chỉ trích với mục đích lật đổ nhà nước đương quyền thì sẽ phải bị bắt giam hoặc tiêu diệt. Đối với những đại biểu Cộng Sản tham dự Diễn Đàn, việc Trung Quốc mở cửa để có đa đảng trong chính trị mà Quốc Dân Đảng là đảng đối lập thì không có gì để e ngại dầu rằng trước đây Quốc Dân Đảng là kẻ thù của họ.

Diễn Đàn đã phê chuẩn 19 quyết nghị. Một trong những quyết nghị quan trọng đó là sự trao đổi văn hóa giữa thế hệ trẻ của hai quốc gia, nghĩa là những sinh viên của hai quốc gia sẽ dễ dàng đi lại với nhau hơn. Ông Chin Ching-Sheng, Tổng Bí Thư của Đảng Đệ Nhất Quốc Dân Đài Loan phát biểu ông có ấn tượng sâu đậm về việc trao đổi sinh viên này vì “thương mại và kinh tế nối kết hai bên lại một cách ‘tay trong tay,’ nhưng trao đổi văn hóa làm cho họ có cảm giác tim ‘kề tim’ ” – “… economic trade and trade cooperation is brining the two sides ‘hand in hand,’ the culture exchanges are making them ‘heart to heart.’” Đây là kế hoạch để Trung Quốc và Đài Loan sẽ thống nhất thành một trong vài thập niên tới và khi thống nhất thì Trung Quốc là một quốc gia theo thể chế đa đảng. Viễn ảnh Trung Quốc và Đài Loan thống nhất làm một làm cho Hoa Kỳ và nhiều quốc gia e ngại vì lúc đó họ quá mạnh không một thế lực nào có thể kềm chế được sự phát triển và bành trướng của họ.

******

Bộ Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner cho rằng sự hợp tác của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tạo một môi trường lành mạnh và phát triển kinh tế cho toàn thế giới. Tuy nhiên, ông yêu cầu Trung Quốc phải tăng giá trị Nhân Dân Tệ nhiều hơn để các công ty Hoa Kỳ có cơ hội cạnh tranh công bằng với các công ty Trung Quốc.

Nhân công ở Trung Quốc dư thừa nên lương nhân công thấp mà còn cộng với giá trị Nhân Dân Tệ không có cao thì giá thành sán phẩm hoàn tất (finished products) của các công ty Trung Quốc rất là rẻ dễ đánh bại các công ty nước ngoài, dần dà các công ty Trung Quốc lớn mạnh trở thành vô địch.

Sau biến cố Thiên An Môn năm 1989, vì nhân công rẻ dễ dàng tạo mức lời cao nên các công ty Hoa Kỳ và Âu Châu bỏ vốn ồ ạt đầu tư vào Trung Quốc. Nhà nước Trung Quốc không có chính sách lo an sinh cho dân như Âu Châu và Hoa Kỳ nên có thu mà không có chi thì hàng năm ngân sách của nhà nước thặng dư lên tới cả ngàn tỷ Mỹ Kim. Vì tiền dư quá nhiều, đối ngoại, Trung Quốc cho Hoa Kỳ, Âu Châu và hầu hết các quốc gia vay mượn nên ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một đậm nét trên toàn thế giới. Đối nội, nhà cầm quyền Trung Quốc muốn dân tin tưởng nên bỏ tiền ra xây đường xá và xa lộ nên hiện nay theo CNN hạ tầng kinh tế của Trung Quốc như đường xá không thua gì Hoa Kỳ. Xe lửa tốc hành hơn 340 cây số một giờ từ Thượng Hải đến Hàng Châu chỉ trong vòng có 1 tiếng làm cho các chính khách Hoa Kỳ cảm thấy nhức nhối vì hiện nay chính Hoa Kỳ cũng chưa có hệ thống xe lửa cao tốc này. Để ổn định Tây Tạng, Trung Quốc cho xây đường rày xe lửa chạy cao tốc hơn 340 cây số một giờ từ Thủ Đô Bắc Kinh đến Lhasa. Tiền đẻ ra tiền, nhà cầm quyền Trung Quốc mua đất rồi quy hoạch xây dựng thành phố mới có hệ thống bảo vệ môi sinh (ecosystem) và khi xây xong thì bán cho dân, trong vòng thời gian 3 tháng vì dân Trung Quốc quá đông nên mua hết nên chính phủ lời to. Theo CNN, trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm Trung Quốc xây 20 thành phố mới tân kỳ như vậy, và chỉ cần sau một năm thôi thì những thành phố mới này trung bình một triệu dân lập tức phát triển lên tới cả vài triệu. Điển hình là Thành Phố Shenchen.

Ông James Fontaineau, một trong 7 người lãnh đạo của Cảng Houston, từng đại diện cho Thành Phố Houston đến làm việc ở Shenchen ngay từ thập niên 1980s. Trong chuyến công tác đầu tháng 5 năm 2011, ông báo cáo về Thành Phố Houston như sau: “Năm 1983, Shenchen là một thị trấn đánh cá khoảng hơn 100 ngàn dân đối diện với Hong Kong. Năm 1984, Shenchen kết nghĩa chị em với Thành Phố Houston. Sau 27 năm, Shenchen qua mặt Houston không những về dân số mà còn cả mặt môi sinh, kiến trúc, thương mại và nhiều mặt khác nữa. Hàng năm Shenchen thặng dư ngân quỹ lên tới 2 tỷ Mỹ Kim. Đường xá của Shenchen rộng rãi và nhiều xa lộ không thua kém gì Houston. Có điều Shenchen hơn đó là họ trồng rất nhiều cây và hoa nên thấy cả thành phố như một công viên. Hiện nay Shenchen có khoảng 13 triệu dân và là bản doanh của nhiều đại công ty như Huawei với lợi tức hàng năm là 33 tỷ Mỹ Kim. Từ Shenchen đến Thành Phố Quảng Châu khoảng 150 cây số thì nhiều thành phố mọc lên san sát và thành phố nào cũng trên cả triệu dân. Đây là vùng đất phì nhiêu phát triển nhanh nên nhiều quốc gia, nhiều tiểu bang cũng như nhiều thành phố ở Hoa Kỳ cử phái đoàn qua đây để vận động Shenchen và các công ty tại nơi này đầu tư vào quốc gia, tiểu bang, hay thành phố của họ. Houston được ưu điểm là đã kết nghĩa chị em với Shenchen đầu tiên, nhưng Houston cũng phải cố gắng liên tục tranh thủ, không thể để cho số tiền lớn của Shenchen đi vào các thành phố khác. Houston cần số vốn của Shenchen và các công ty nơi này để vực dậy nền kinh tế của mình, tạo công ăn việc làm cho cư dân thành phố Houston.”

Ông James Fontaineau nhận định thêm: “Trung Quốc đã thay da đổi thịt. Trung Quốc hôm nay khác với Trung Quốc 20 năm về trước. Hình ảnh người Trung Quốc khắc khổ đang dần dần biến mất trên mảnh đất này. Về chính trị, bề ngoài họ mang nhãn hiệu Cộng Sản nhưng bên trong họ là tư bản và không khéo còn tư bản hơn cả Hoa Kỳ, chỉ có một điểm đó là luật đầu tư thương mại của họ còn non trẻ và yếu kém hơn quốc gia Hoa Kỳ của chúng ta. Về kinh tế thì họ theo kinh tế thị trường, và vì đông dân và nhân công rẻ nên họ có nhiều lợi thế để cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Về xã hội thì hiện nay Trung Quốc đã có một tầng lớp trung lưu không xuất thân trong Đảng Cộng Sản nên tầng lớp này đang làm thay đổi cục diện của xứ sở họ. Tiểu công nghệ như may mặc thì Trung Quốc thành công lớn, có lẽ hơn cả Hoa Kỳ và Âu Châu. Trung công nghệ như điện toán thì Trung Quốc đang bắt kịp Hoa Kỳ và Âu Châu vì qua những nghiên cứu và sản phẩm của Công Ty Huawei thì họ đã qua mặt cả Motorolla và Nokia. Đại công nghệ như chế tạo xe hơi, máy bay, tàu ngầm, hỏa tiễn thì Trung Quốc đã đặt nền tảng, chỉ còn thua Hoa Kỳ. Thành Phố Houston cần có thông tin đầy đủ để đặt những kế hoạch cho chính mình, nhưng quan trọng hơn cả, Thành Phố Houston không thể để cho những phái đoàn như Oakland, Miami, Los Angeles, New York hoặc những thành phố lớn khác gởi những phái đoàn chuyên nghiệp vận động giành lấy những vốn đầu tư đáng lẽ phải về cho Houston lại về những thành phố đó.”

Ông George Donnelly, một lãnh đạo của Greater Houston Partnership, một người đã đi công việc của Thành Phố Houston vào đầu tháng 5, 2011, cũng báo cáo: “Các công ty nước ngoài, nhất là những công ty chuyên về tiểu công nghệ như hàng may mặc, lợi dụng nhân công ở Trung Quốc rẻ nên đã làm các sản phẩm của họ ở Trung Quôc xong 90%, sau đó chuyển hàng về nước họ, làm nốt phần còn lại để rồi đóng mộc là Made in Italy hoặc Made in USA rồi bán ra ngoài với giá cao. Qua phương thức này, Trung quốc đã và đang lấy hết việc làm của Hoa Kỳ và Âu Châu. Nhưng, hiện nay nhiều công ty tư nhân của Trung Quốc thành công quá, họ có nhiều tiền, họ muốn chia vốn họ ra để đầu tư vào Hoa Kỳ như một hình thức Mutual Funds thì Thành Phố Houston cần có những phái đoàn trình bày ưu điểm của Houston để những công ty này không ngại ngùng đầu tư vào Houston. Houston có những ưu điểm về y tế, dầu hỏa, tài chánh, nông nghiệp, v.v. thì cần phải khai thác tối đa để hấp dẫn những nhà đầu tư Trung Quốc.”

Vì ưu điểm của Trung Quốc là nhân công rẻ và giá trị Nhân Dân Tệ thấp nên trong thập niên qua Hoa Kỳ làm áp lực Trung Quốc phải nâng giá Nhân Dân Tệ từ 1 dollar Mỹ ăn 10 Nhân Dân Tệ bây giờ chỉ còn 1 ăn 6. Mục tiêu của Hoa Kỳ là phải ép cho đến khi nào còn 1 ăn 3 hoặc xuống nữa mới thôi vì lúc đó giá thành cao thì hy vọng các công ty Hoa Kỳ sẽ mang vốn trở về lại nước Mỹ từ đó công nghệ của Hoa Kỳ mới có cơ hội phục hồi. Trong thập niên qua, ông Timothy Geithner đã là con thoi đi đi lại lại giữa Washington D.C và Bắc Kinh để ép cho Nhân Dân Tệ phải tăng giá và khi có cơ hội thuận tiện như trong buổi Đối Thoại vừa qua thì ông lại lên tiếng nói đi nói lại cho đến khi nào được một lời hứa của Trung Quốc thì ông mới chịu ngưng. Nắm vững chi tiết này nên các nhà phân tích thời cuộc tin rằng nay mai Nhân Dân Tệ chắc chắn sẽ tăng giá, và vì tiên đoán này nên nhà cầm quyền Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ mức lưu lượng Nhân Dân Tệ không để cho lọt ra bán ở các chợ đen.

Theo báo China Daily thì 2 ngày làm việc của Phó Thủ Tướng Vương Kỳ Sơn ở Washington D.C đã mang lại nhiều kết quả cụ thể cho cả 2 nước và đã tạo cho 2 nước hiểu biết và thông cảm với nhau nhiều hơn. Phía báo chí Hoa Kỳ thì cho rằng kết quả thì có nhưng không có gì là to lớn cả vì Trung Quốc cũng chưa có nhượng bộ cho Hoa Kỳ nhiều lắm, nhất là vấn đề Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Báo chí Hoa Kỳ hàng năm sự sai biệt giao dịch thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc quá xa mà Hoa Kỳ là thành phần bị thiệt thòi thì Trung Quốc cần phải nhượng bộ cho Hoa Kỳ nhiều hơn nữa, nhất là tăng gia Nhân Dân Tệ, để sự cách biệt này ngày càng khép gần lại.



Lời Kết: Rõ ràng mối tương quan giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày một phức tạp, họ là kẻ thù của nhau nhưng cũng là đối tác chiến lược của nhau, họ cần nhau để cùng tồn tại và phát triển nhưng không cấu xé nhau thì cũng không được. Danh từ Interdependence ngày càng được nhắc tới và càng có ý nghĩa trong bối cảnh tương quan đầy phức tạp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Có lẽ nghiệm ra được ý nghĩa của Interdependence nên người Trung Quốc đã đi một nước cờ khá cao đó là Cộng Sản Đảng và Quốc Dân Đảng đã có những Diễn Đàn công khai bàn đến tương lai của Đài Loan và Trung Qúôc trong sự thống nhất dưới một thể chế đa đảng. Nếu quả thật Trung Quốc thống nhất trong thể chế đa đảng mà những quốc gia lân cận như Việt Nam không cấp tốc chuẩn bị để đất nước hùng mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị thì quả thật họ sẽ là con mồi béo bở cho Trung Quốc dễ dàng thôn tính. Đa đảng trong chính quyền và chế độ dân chủ mới tạo cơ hội cho mọi người dân Việt ở trong và ngoài nước đóng góp từ tiền bạc cho đến chất xám thì Việt Nam mới mau phát triển kinh tế và chính trị ổn định được. Bao lâu còn độc đảng thì bấy lâu Việt Nam sẽ còn bị rào cản phát triển tạo nguy cơ cho Việt Nam làm mồi cho những thế lực có tham vọng bành trướng mà Trung Quốc là anh láng giềng khổng lồ đáng lưu tâm nhất./.




BÀI 14

TRẢ LỜI BÁO CHÍ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC NHÂN CHUYẾN ĐI VIỆT NAM VÀO THÁNG 3, 2013 ĐỂ LÀM CÔNG TÁC CHO THÀNH PHỐ HOUSTON

Lời đầu: Tôi có sửa lại một đoạn ở trong bài phỏng vần này để đúng với ý của tôi. Khi trả lời Vietnam Online, tôi có nói: “Đa đảng như Campuchia chưa chắc đã là dân chủ và độc đảng như thời kỳ đầu lập quốc của Hoa Kỳ chưa chắc đã là không dân chủ.” Tôi có nó thêm những yếu tố làm nên một xã hội dân chủ. Vietnam Online đăng ngắn gọn là “Đa đảng chưa chắc là dân chủ. Độc đảng chưa chắc là thiếu dân chủ.” Vì lời đăng ngắn gọn này nên một số vị hiểu lầm tôi cổ suý cho sự tồn tại độc đảng ở VN. Chính vì hiểu lầm như vậy nên trong bài phỏng vấn này tôi xin sửa lại đoạn văn đó để đúng với ý của tôi.

1. TRẢ LỜI BÁO VIETNAM ONLINE:

Nhận lời mời của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước VNVNONN đoàn Nghị viên Hội đồng thành phố Houston (bang Texas, Hoa Kỳ) do Nghị viên Al Hoang (tên tiếng Việt là Hoàng Duy Hùng) dẫn đầu đã tới thăm và làm việc tại Việt Nam. Nghị viên Al Hoang đã dành cho Báo Thế giới & Việt Nam buổi trò chuyện cởi mở, thẳng thắn về quá trình thay đổi cách nghĩ, cách làm vì mục tiêu hòa bình, hòa hợp dân tộc của mình.

Hỏi: Xin ông cho biết vài nét về bản thân?

Tôi sinh năm 1962, là một người con của Việt Nam, sinh ra ở Phan Rang. Bố mẹ tôi gốc ở Nghệ An, di cư vào Sài Gòn năm 1954. Năm 1975, tôi theo bố mẹ sang Hoa Kỳ định cư với tâm tư “chống Cộng” rất sâu sắc. Vì thế, tới năm 1990, sau khi tốt nghiệp Đại học ở Mỹ, tôi trở về Việt Nam theo con đường du lịch, với âm mưu là lật đổ Nhà nước này. Sau nhiều lần đi lại và hoạt động tại Việt Nam thì tới năm 1992, tôi bị bắt và bị giam tại nhà lao Chí Hòa 16 tháng.

Năm 1993, do những tiến triển mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nên tôi được trả tự do vì lúc đó, tôi là công dân Hoa Kỳ. Sau khi về Mỹ - tôi học Tiến sĩ Luật và trở thành Luật sư. Tuy nhiên, không từ bỏ ý định cũ, đến năm 2001, tôi lại tìm cách xâm nhập vào Việt Nam theo con đường bất hợp pháp – qua Campuchia. Tôi trở về chỉ với mục đích gây ra một việc động trời là đánh bom ở Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh). Lúc đó, tôi là một trong những đối tượng phản động được Bộ Công an Việt Nam theo dõi rất sát sao.

Khi vào được Việt Nam, tôi lên Đền Hùng khấn Vua Hùng phù hộ sao cho tôi được sáng suốt. Vậy là cái đêm tôi định hành động thì tôi lại có một suy nghĩ: Làm xong việc này thì mình định làm gì tiếp theo? Tôi không trả lời được. Tôi nghĩ, nếu tôi làm việc này thì sẽ có nhiều đồng bào của tôi bị thương vong. Tôi nghĩ mãi và không tìm thấy được lối thoát và chỉ khiến mình trở nên nổi tiếng với tội danh chống đối Nhà nước Việt Nam.

Tôi quyết định dừng lại, không làm nữa. Tôi rời Sài Gòn, sang Campuchia và trở lại Mỹ. Khi về tới sân bay tại Los Angeles, tình báo Mỹ đã đón tôi ở đó và mời vào phòng làm việc. Họ nói với tôi rằng: “Chớ làm chuyện đó một lần nữa vì đối với người Mỹ - đó chẳng khác nào hành động khủng bố. Việt Nam và Hoa Kỳ đã có mối quan hệ ngoại giao – anh nên tìm con đường khác để giải quyết vấn đề”.

Tôi về suy nghĩ thì thấy đúng là con đường bạo lực chỉ làm tình hình xấu thêm. Thế giới toàn cầu hóa này không chấp nhận bạo lực. Mình phải làm gì để xây dựng cộng đồng người Việt tại đây phát triển mạnh mẽ hơn nhằm có đủ tiềm lực hướng về Việt Nam, làm thay đổi diện mạo quê hương bằng cách đóng góp tiềm lực kinh tế và tri thức. Tôi bắt đầu chuyển sang phương thức đối thoại.

Hỏi: Ông đã hiện thực hóa phương thức đó như thế nào?

Tôi ngẫm quan hệ cộng đồng cũng giống như cuộc sống gia đình. Hai vợ chồng dù có hợp nhau đến mấy cũng chỉ đồng thuận được 90 điểm, còn 10 điểm còn lại là phải tìm cách để hòa hợp. Quan điểm của tôi với Nhà nước Việt Nam có thể ban đầu chỉ giống nhau có 3 điểm, 97 điểm còn lại là chưa đồng thuận. Nhưng chúng ta hãy làm việc trên 3 điểm giống nhau, còn 97 điểm kia sẽ giải quyết dần bằng cách đối thoại. Mà đã mở cửa đối thoại thì phải chấp nhận sự dị biệt.

Sau đó, tôi tham gia hoạt động trong cộng đồng người Việt và trở thành Chủ tịch cộng đồng người Việt quốc gia. Năm 2009, tôi tham gia tranh cử và đắc cử ghế Nghị viên của thành phố Houston. Vì thế, tôi không chỉ đại diện cho cộng đồng người Việt ở đây mà còn đại diện cho thành phố Houston.

Năm 2010, Dân biểu Joseph Cao (tức Cao Quang Ánh), đại biểu gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Hoa Kỳ, đã nhận được lá thư của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, đề nghị ông đứng ra tổ chức một buổi đối thoại với người Việt ở hải ngoại. Ông Ánh không những khước từ lời đề nghị này mà còn công bố lá thư trả lời ông Thanh Sơn trên các diễn đàn truyền thông. Sau đó, ông Ánh không tái đắc cử dân biểu nữa thì với tư cách là Nghị viên người Việt ở Mỹ - tôi đã nói rằng, nếu ông Thanh Sơn đề nghị thì tôi sẵn sàng đứng ra tổ chức buổi đối thoại.

Tôi đã cùng với Thị trưởng Houston cùng tổ chức buổi tiếp Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và sau đó tôi thu xếp buổi nói chuyện giữa Thứ trưởng Thanh Sơn với những người chống đối Nhà nước Việt Nam. Lúc đó xuất hiện nhiều dư luận nói rằng sao ông Thanh Sơn lại đi gặp những tên cầm đầu phản động, còn ông Hoàng Duy Hùng thì đi theo cộng sản rồi. Nhưng tôi không quan tâm đến việc ai theo ai – mà lúc đó tôi nghĩ, mình yêu nước phải cả bằng lý trí chứ không phải chỉ bằng con tim. Trong bối cảnh hiện nay của quê hương – những người Việt thực sự yêu nước phải làm sao để yểm trợ, xây dựng cho quê hương ngày càng giàu mạnh.

[Đoạn văn này có sửa đôi chút để cho đúng ý của tôi.] Dân chủ không có nghĩa là đa đảng. Đa đảng như ở Campuchia chưa chắc đã là dân chủ, mà độc đảng như Hoa Kỳ ở thời kỳ đầu lập quốc chưa chắc đã là thiếu dân chủ. Đa đảng chỉ là một trong yếu tố giúp cho Dân Chủ mau trưởng thành. Thời gian mới lập quốc, ở Mỹ chỉ có một đảng, ai được bầu cao phiếu nhất thì làm Tổng Thống và phiếu cao thứ hai làm Phó Tổng Thống. Nhờ dân trí cao, hệ thống pháp luật minh bạch & vững vàng, chính quyền thì có Tam Quyền Phân Lập, cộng thêm tự do ngôn luận được bảo đảm nên lúc đó Mỹ có một đảng mà cũng rất có dân chủ. Sau này Mỹ mới có nhiều đảng mà trên thực tế có hai đảng mạnh nên họ cho rằng Mỹ là cơ chế Lưỡng Đảng. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, tôi muốn dùng từ hợp nguyên: Đó là tôn trọng sự khác nhau để có thể tồn tại và phát triển trong sự tổng hòa gọi là hợp nguyên. Khi nhìn ngắm bản đồ Việt Nam hình chữ S – có thể thấy đường bờ biển của đất nước mình giống như trục Lưỡng nghi trong kinh dịch của người Việt cổ (Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái). Những người Việt ở trong nước và người Việt ở nước ngoài như hai thái cực Âm – Dương. Nếu hợp nguyên đúng thì có một thái cực đúng và dân tộc chúng ta mạnh, đủ sức chống lại những mưu đồ xâm lăng. Nhưng cũng có những người không hiểu điều đó.

Tôi nhận lời mời của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và đã phải trải qua khá nhiều trở ngại. Thậm chí, có những người cực đoan còn đem bom đến đặt trước cửa nhà riêng của tôi ở Houston để hăm dọa, ngăn cản tôi trở về Việt Nam. Nhưng cuối cùng, tôi và Đoàn Nghị viên Houston Khu Vực F đã có mặt ở Việt Nam ngày hôm nay. Tôi đến đây với tư cách là một Nghị viên thành phố - tôi nghĩ cả hai bên cần có những người trung dung để có thể đối thoại được với nhau.

Tôi là công dân Mỹ, tôi phải có trách nhiệm nhiều hơn với nước Mỹ. Nhưng tôi cũng là người Việt Nam, tôi có bổn phận hỗ trợ để đồng bào mình ở trong nước xây dựng quê hương. Trong chuyến đi này, chúng tôi sẽ có cuộc làm việc với thành phố Đà Nẵng – một thành phố có nhiều nét tương đồng với Houston. Hai thành phố sẽ tiến tới kết nghĩa thành phố chị em và hỗ trợ cho nhau trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa... Và chuyến đi này là để thúc đẩy cho tương quan đó tốt đẹp hơn.

Hỏi: Ông có thể chia sẻ cảm tưởng của mình sau 3 chuyến trở về Việt Nam – với 3 tư thế khác nhau không?

Năm 1990, lần đầu tiên tôi trở về Việt Nam. Khi đó, tôi thấy đất nước mình nghèo quá – nước mắt tôi đã ứa ra. Tôi lẳng lặng đi đến một chỗ kín đáo rồi quỳ xuống hôn đất vì tôi được trở về Đất Mẹ. Khi đi tắm biển Phan Thiết, tôi ôm cát vào lòng, đúc cát vào tất cả các túi – giống hệt một đứa con nít. Đến khi tôi bị tù biệt giam ở Chí Hòa – 16 tháng đó dài đằng đẵng như một đời người. Khi ra tù, tôi tưởng mình sống lại một kiếp khác.

Năm 2001, tôi xâm nhập trái phép về trong nước. Cảm giác khi xâm nhập nó lạ lắm – cảm giác như quanh mình lúc nào cũng có hàng ngàn con mắt đang theo dõi. Nhìn thấy người dân nào tôi cũng cảm thấy là họ đang theo dõi mình.

Và lần này, tôi trở về với tư thế hoàn toàn khác. Điều đầu tiên tôi làm trong chuyến trở về lần này đó là thăm đền Hùng và viếng các vua Hùng. Chúng ta đi ra ngoài, dù có là gì đi chăng nữa thì trong cơ thể chúng ta vẫn là dòng máu Việt Nam – về đến nhà là phải đến chào tổ tiên.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thẳng thắn này.

2. TRẢ LỜI BÁO THANH NIÊN TRONG NƯỚC

1. Chào ông, trước hết xin hỏi tôi có thể gọi ông là Al Hoang hay Hoàng Duy Hùng?

Đáp: Anh có thể gọi tôi là Al Hoàng hay Hoàng Duy Hùng cũng được. Tôi là người theo đạo Thiên Chúa Giáo, đạo Công Giáo, tên thánh là Louis Gonzaga (Ngày 09/3/1568 – 21/6/1591) mà tiếng Anh viết là Aloysius và được gọi tắt là Al.

[Vì khuôn khổ có hạn nên báo Thanh Niên có cắt bỏ đoạn cắt nghĩa tên Aloyisus này]. Aloysius là người con đầu trong 7 người con trong một gia đình quyền thế ở Tây Ban Nha (Spain), lúc mới sinh, ông được đặt tên là Louis. Nhưng sau đó ông trốn thân phụ về Roma đi tu gia nhập Dòng Tên. Thân phụ của ông đến tận Roma yêu cầu ông trở về nhà, ông thưa lại là ông phải làm theo ý của Cha Trên Trời. Vì lý do này, thân phụ ông không nhận ông làm con nữa nên ông lấy tên A- Louis, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ở ngoài con người Louis trần gian.” Năm 1591, một cơn dịch lan tràn khắp thành Roma làm cho không biết bao nhiêu người bị thiệt mạng. A-Louis chăm sóc các bệnh nhân, và khi bệnh dịch đi qua thì ông lại ngã bệnh và qua đời, mới được 23 tuổi. Thế kỷ thứ 17, người Ái Nhĩ Lan (Ireland) rất tôn kính thánh A-Louis và nhiều người đặt tên này cho con trai của họ. Nhưng người Ái Nhĩ Lan phát âm A-Louis thành Aloysius. Tên thánh Aloysius bắt đầu nhạt dần ở thế kỷ 20. Người Việt Nam vẫn gọi là Louis Gonzaga.

Lúc tôi sinh ra, tên tôi là Hoàng Duy Hùng. Năm 1975, tôi qua Hoa Kỳ. Năm 1983 tôi nhập tịch và trở thành công dân Mỹ với tên thánh Aloysius Duy – Hùng Hoàng, viết tắt là Al Hoàng. Người Mỹ gọi tôi là Al Hoàng, nhưng người Việt Nam vẫn gọi tôi là Hoàng Duy Hùng và tôi mở văn phòng luật sư thì họ tôi là Luật Sư Hoàng Duy Hùng.

2. Xin ông cho biết đôi nét về xuất thân của ông tại Việt Nam? Ông đã rời khỏi đất nước trong hoàn cảnh nào?

Đáp: Thân phụ tôi quê ở Nghệ An và thân mẫu tôi quê ở Quảng Bình. Năm 1954, hai ông bà di cư vào nam. Tôi là người con thứ 6 trong gia đình 10 người con. Trong 10 người đó đã mất 3, 2 mất còn nhỏ ở Việt Nam và ông anh đầu mất năm 1995 ở Mỹ. Thân mẫu tôi mất ở Mỹ năm 2003 và thân phụ tôi mất ở Mỹ năm 2007. Thân phụ tôi đi bộ băng qua đường ở chợ Fiesta tại Houston, bị một người Mễ nhập cư lậu, lái xe ẩu tông vào người, ông được đưa đi cấp cứu nhưng cuối cùng qua đời ở trong bệnh viện.

Tôi sinh ra ở Phan Rang năm 1962. Thân phụ tôi đi lính cho chế độ cũ, năm 1966, cả gia đình dọn về Ban Mê Thuột là nơi có Trung Đoàn 45 của Sư Đoàn 23 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) trấn đóng. Năm 1974, tôi gia nhập tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, gia đình tôi đã di tản xuống Phước An trước để tìm đường đi Nha Trang. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, tôi đi bộ tới Phước An và đoàn tụ lại với gia đình. Từ Ban Mê Thuột gia đình chúng tôi băng rừng, được trực thăng QLVNCH bốc khỏi rừng hoang đem về Nha Trang. Từ Nha Trang gia đình chúng tôi đi bộ tới Cam Ranh nhưng phải quay trở lại Nha Trang vì con cầu ở Cam Ranh đã bị giật sập. Chúng tôi đi thuyền từ Nha Trang tới Vũng Tàu, rồi từ Vũng Tàu về tới Cư Xá Thanh Đa ở Sài Gòn vào giữa tháng 4 năm 1975. Đêm 30/4/1975, gia đình chúng tôi ra bến Bạch Đằng để lên chiếc tàu Hải Quân cuối cùng là HQ08. Chiếc HQ08 bị chết 2 máy nên lúc ra khơi thì chạy hình chữ Z, lò mò 8 ngày mới tới được cảng Subic Bay của Phi Luật Tân. Tàu lớn của Hoa Kỳ bốc chúng tôi từ Phi Luật Tân đến đảo Guam. Từ Guam chúng tôi bay qua Hawaii rồi bay về tiểu bang Pennsylvania để vào trại tạm cư Indian Town Gap. Cuối tháng 11 năm 1975, Giáo Xứ Sacred Heart ở Thành Phố Reading thuộc tiểu bang Pennsylvania bảo trợ gia đình tôi.

Tôi gia nhập Dòng Đồng Công ở Carthage, Missouri từ năm 1977 – 1985. Năm 1983, bề trên cho tôi về Houston đi học Đại Học và tôi học Triết ở University of Houston. Năm 1985 bề trên cho tôi biết Chúa không gọi tôi trong ơn gọi tu trì mà gọi tôi ở một ơn gọi khác. Tôi rời khỏi nhà dòng và tôi bắt đầu đi và con đuờng đấu tranh chính trị chống lại nhà nước Việt Nam.

3. Sau khi rời đất nước, ông kể rằng ông rất căm thù chế độ và có lần ông đã trở về nước với ý định đánh bom một số địa điểm công cộng. Điều gì đã khiến ông bỏ ý định ấy?

Đáp: Rời khỏi Dòng Đồng Công là vì mục đích đấu tranh chính trị muốn lật đổ chế độ Cộng Sản Việt Nam nên đầu năm 1986 tôi gia nhập Mặt Trận Việt Nam Tự Do dưới sự lãnh đạo của cố lãnh tụ Hà Thúc Ký và cố lãnh tụ Nguyễn Văn Kim. Cả hai người này là lãnh tụ của Đảng Đại Việt Cách Mạng. Thời gian đó, Mặt Trận Việt Nam Tự Do là một hình thức ngoại vị của Đảng Đại Việt Cách Mạng. Ông Hà Thúc Ký qua đời năm 2008, và ông Nguyễn Văn Kim qua đời năm 1996.

Sau khi có bằng cử nhân Triết và chuẩn bị đi học tiến sĩ luật, cuối năm 1990, nhận chỉ thị của ông Nguyễn Văn Kim, tôi về Việt Nam hoạt động để xây dựng cơ sở cho Mặt Trận Việt Nam Tự Do. Năm 1991, tôi trở về lại Mỹ thì đau lòng nhìn thấy hai người đàn anh của tôi là cụ Hà Thúc Ký và ông Nguyễn Văn Kim phân hóa với nhau. Lúc đó Đông Âu và Liên Xô tan rã nhưng trong lòng của tôi cũng tan rã cho sự phân hóa của các đàn anh vì từ đó Mặt Trận Việt Nam Tự Do cũng tàn lụi luôn. Cuối cùng, tôi không theo phe nào mà cùng với một số anh em trẻ đứng ra ngoài cuộc tranh chấp này. Tôi trở lại Việt Nam năm 1991 và thông báo cho những người ở trong nước biết hoàn cảnh bi đát phân hóa nội bộ của tổ chức và trở về lại Mỹ. Tháng 3 năm 1992, tôi trở về lại Việt Nam thì bị bắt ngay tại phi trường, bị nhốt ở số 3c Tôn Đức Thắng và Chí Hòa gần 16 tháng.

Năm 1993, Hoa Kỳ và Việt Nam bàn thảo việc bãi vận và bang giao. Đáp ứng lại yêu cầu của Hoa Kỳ, Việt Nam trả tự do cho tất cả công dân Hoa Kỳ trong đó có ông Nguyễn Sĩ Bình thuộc Đảng Nhân Dân Hành Động và cá nhân tôi. Trở về Hoa Kỳ, tôi tiếp tục học lên lấy bắng tiền sĩ luật khoa và chính thức mở văn phòng luật sư năm 1997. Tôi lập gia đình năm 1994 với Diana Bích-Hằng Nguyễn (ở nhà gọi là Trâm) và hiện nay có 3 người con, 2 gái 1 trái, Angel Trâm-Anh 12 tuổi (2000), Andrew Hùng-Dũng 9 tuổi (2003), và Ashley Trâm- Đoan 7 tuổi (2006).

Năm 1998, tôi thành lập một tổ chức đấu tranh chính trị mới với danh xưng là Phong Trào Quốc Dân Hành Động. Tôi gởi anh em về hoạt động trong nước với chủ trương bạo động lật đổ nhà nước Việt Nam. Đầu năm 2001, đích thân tôi xâm nhập Việt Nam qua ngã Campuchia với một kế hoạch đặt bom nổ tượng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng ở Sài Gòn và bến Ninh Kiều ở Cần Thơ. Trước khi hành động, tôi âm thầm lên Đền Hùng khấn xin các vị tổ tiên, nhất là vua Hùng thứ 6 (tôi tên Hùng và là người con thứ 6 trong nhà nên tôi rất thần tượng Vua Hùng thứ 6 mà một của ngài còn ở trên Đền Thượng của Đền Hùng), soi sáng cho tôi để tôi biết làm những việc đúng cho đất nước. Trở về Sài Gòn, trước khi hành động, tôi suy nghĩ nhiều và thấy nếu tôi cho nổ 2 tượng Hồ Chí Minh thì sẽ đi về đâu? Tôi có thể cho nổ 2 tượng đó, nhưng sẽ có người chết, có người bị thương, anh em tôi bị bắt, tôi có thể bị bắt, chúng tôi nổi tiếng là người hận thù chống chế độ Cộng Sản, nhưng chúng tôi không giải quyết được việc gì hết, chỉ gây thêm phiền toái và phức tạp, nhà cầm quyền sẽ canh chừng gay gắt hơn, dân bị khó dễ nhiều hơn thì càng bực mình với chúng tôi. Tôi nhận ra một sự thật đó là bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây thêm phiền hà. Tôi quyết định bỏ kế hoạch và băng đường bộ trở về Campuchia, rồi từ Campuchia bay qua Thái Lan, từ Thái Lan bay về lại Hoa Kỳ.

Bay về tới phi trường Los Angeles, chính tình báo Mỹ gọi tôi vào và nhắc nhở tôi đừng có hoạt động bạo lực nữa vì Việt Nam có bang giao với Hoa Kỳ. Hơn nữa, Hoa Kỳ muốn Việt Nam trở thành đồng minh chiến lược trong khu vực để giữ ổn định và hòa bình ở Châu Á Thái Bình Dương. Họ còn cho tôi biết nếu đấu tranh không khéo tạo sự xáo trộn ở trong Việt Nam thì nhân cơ hội nước đục thả câu, Trung Quốc có thể đem hơn 1.8 triệu quân ở biên giới tràn vào Việt Nam với lý do cần ổn định ở Việt Nam ngõ hầu tránh sự xáo trộn giây chuyền lan sang Trung Quốc. Lúc đó Việt Nam thay vì tốt hơn thì sẽ bị xấu hơn nhiều, sợ không đủ thực lực lấy lại chủ quyền của đất nước như tình trạng của người Tây Tạng vậy, hoặc có lấy lại được thì cũng tốn rất nhiều xương máu. Tôi trả lời với họ rằng họ hãy an tâm vì khi ở trong Sài Gòn tôi đã nhận thức rõ con đường bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây ra thêm phiến toái mà thôi nên tôi đã không thi hành kế hoạch nổ bom ở 2 tượng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng và bến Ninh Kiều. Tôi trình bày cho họ tôi đã suy nghĩ nhiều ở trong Việt Nam và tôi thấy con đường tốt đẹp nhất cho Việt Nam là con đường hợp tác ổn định xây dựng và ôn hòa đối thoại giải quyết từng phần những mâu thuẫn. Họ nói họ rất vui mừng và tin ở tôi vì họ cho rằng tôi có con tim nhưng còn biết dùng cái đầu để suy nghĩ. Trong nhiều năm qua, ở hải ngoại, tôi đã từng lên tiếng nếu ai thấy có con đường nào khác tốt đẹp hơn cho Việt Nam, xin chỉ dạy tôi, tôi sẵn sàng đi xách dép cho người đó. Cho tới ngày hôm nay không ai chỉ vẽ cho tôi con đường nào tốt đẹp hơn mà chỉ rủa sả vu chụp cho tôi là phản bội và là Việt gian.

Về đến Hoa Kỳ, tôi đã trình bày với các anh em trong Phong Trào Quốc Dân Việt Nam Hành Động của tôi tại sao phải từ bỏ bạo lực, tại sao phải hợp tác trong những sự đồng thuận và ôn hòa đối thoại giải quyết từng phần những mặt trái và những bất đồng, nhất là, tại sao chúng ta phải hành động khôn ngoan không tạo cơ hội cho Trung Quốc đưa quân sang Việt Nam vì họ đã vào rồi thì khó mà trở ra. Tôi đã trải qua nhiều thăng trầm, vui buồn đắng cay, để cố gắng thuyết phục các thành viên. Lúc đầu có một cụ hơn 80 tuổi nghe tôi đổi sang đối thoại, cụ hận tôi, tôi đến nhà của cụ, nói chuyện với cụ ngày đêm, cụ hiểu được, cụ đồng ý chỉ có con đường đó là con đường tốt đẹp nhất cho đất nước. Đa số anh em trong tổ chức của tôi đồng ý nhưng cũng có những người không đồng ý và họ rời bỏ tổ chức. Năm 2007, trong Đại Hội của tổ chức chúng tôi tại Houston, các thành viên bỏ phiếu chấp thuận thay đổi từ bỏ con đường bào lực sang ôn hòa đối thoại.

Vì xoay đổi từ bạo động sang ôn hòa đối thoại, tôi quyết định tranh cử. Năm 2007 tôi đắc cử Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận, và năm 2009 tôi đắc cử Nghị Viên Khu Vực F Thành Phố Houston.

4. Sau thời gian “nói chuyện bằng bom”, điều gì thúc đẩy ông chuyển qua đối thoại với chính quyền Việt Nam?

Đáp: Tôi chuyển qua đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam vì nhiều lý do:

Lý do thứ nhất đó là tôi phải theo nguyện vọng của đa số trong nước. Lúc tính đặt bom ở Sài Gòn, tôi thấy đa số dân chúng muốn yên ổn làm ăn để phát triển và họ muốn sự thay đổi ôn hòa điều chỉnh những mặt trái của xã hội và chính trị hơn là bạo loạn. Tôi cho rằng tôi đi đấu tranh là đấu tranh cho nguyện vọng của những người trong nước, không phải đấu tranh cho bản thân tôi hay cho những người ở hải ngoại. Tiếp xúc với dân trong nước, tôi thấy đa số họ muốn như vậy thì tôi làm theo nguyện vọng của họ.

Lý do thứ hai, tôi không muốn Trung Quốc lấy lý do Việt Nam có xáo trộn để đưa quân vào can thiệp nói rằng ổn định phía nam không cho lây lan sang Hoa hạ. Khi quân Trung Quốc đã vào Việt Nam rồi thì họ khó mà rút ra và đó là một đại họa cho dân tộc Việt Nam.

Lý do thứ ba, đó là tôi muốn dân tộc Việt Nam sớm có những cơ sở kinh tế vững mạnh cạnh tranh với những quốc gia khác. Tôi đã từng nghe Thủ Tướng Lý Hiển Long trình bày tại Houston đó là thời đại này là thời đại cạnh tranh về kỹ thuật và kinh tế hơn là chính trị, nước nào có kỹ thuật hay thương hiệu trước thì nước đó có lợi thế. Người hải ngoại có cái hay cái dở của người hải ngoại, người trong nước có cái hay cái dở của người trong nước, chúng ta cần đóng lại chương sử đau thương ý thức hệ Quốc Gia & Cộng Sản, để cùng chung tay nhau dùng “cái hay” hoặc “sở trường” của mỗi người xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. Nếu chúng ta cứ còn tranh chấp nhau, không chịu hợp tác với nhau, thì chúng ta để thời gian vụt qua đi cho các quốc gia khác nhanh chóng xây dựng thương hiệu hay kỹ thuật của họ để rồi chúng ta mất lợi thế cạnh tranh mang lại quyền lợi cho con cháu của chúng ta thì chúng ta cũng có lỗi với lịch sử.

Lý do thứ tư, tôi thấy tôi cũng cần phải điều chỉnh tư duy của chính tôi cho hợp với bối cảnh ở trong nước. Tôi trưởng thành trong hoàn cảnh coi Đảng Cộng Sản và chế độ Cộng Sản là kẻ thù không đội trời chung. Truyền thông và báo chí làm món ăn tinh thần của tôi ở bên hải ngoại khai thác tối đa những sai trái của Đảng và chế độ Cộng Sản. Truyền thông hải ngoại né tránh không nhắc đến những ưu điểm hay những cái tốt ở trong nước vì họ cho rằng đã là Cộng Sản thì cái gì cũng xấu. Truyền thông trong nước có lề phải và lề trái thì truyền thông ở hải ngoại cũng như vậy. Những thành tựu và phát triển kinh tế của Đà Nẵng nói riêng và của Việt Nam nói chung cho thấy có nhiều sự tích cực cần phải cổ suý và thông tin cho hải ngoại nhưng ở hải ngoại lại không nói đến. Mới cổ suý những điểm tích cực như sự phát triển của Đà Nẵng thôi thì tôi đã bị người hải ngoại cho rằng là tuyên truyền cho Cộng Sản. Ngược lại, nói chuyện với những người trẻ trong nước, họ cho tôi nhiều thông tin mặt trái của người hải ngoại. Tôi nhận ra cần phải có thông tin 2 chiều cho người trong nước lẫn người ngoài nước. Tôi chuyển sang đối thoại là muốn đi tìm sự thật và nói lên sự thật với hy vọng một phần nào đó tạo nhịp cầu cảm thông cho những người trong và ngoài nước.

Tôi biết khi tôi xoay chuyển từ bạo động sang cùng làm việc trên những đồng thuận và ôn hòa đối thoại để giải quyết những bất đồng thì có một số người đã từng ủng hộ tôi, họ không ưa, họ chụp cho tôi cái nón “Việt gian phản bội” hoặc nhiều từ ngữ dơ bẩn khác nhưng tôi không e sợ vì tôi biết tôi làm đúng với lương tri của mình và đúng với sở nguyện của đa số người dân trong nước. Tôi cũng biết khi tôi thay đổi như vậy, có những người hăm he tìm bằng mọi cách “cắt huyết mạch kinh tế” của tôi cũng như vận động làm cho tôi thất cử chức nghị viên nhưng tôi không bị chao đảo vì tôi đã làm theo đúng lương tâm của mình. Tôi cho rằng yêu nước là phải cả tấm lòng và với tri thức thì mới góp được phần nào xây dựng quê hương kẻo không thay vì xây dựng thì là phá hoại. Nếu vì làm đúng với lương tri góp phần xây dựng cho đất nước mà mất chức nghị viên hoặc bị thiệt hại những chuyện khác nữa thì tôi vẫn làm vì “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” và tôi là người Việt có chút kiến thức thì tôi phải có bổn phận xây dựng đất nước của tôi.

5. Trong nỗ lực đối thoại, ông và Thị trưởng Houston đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, và ông cũng đã sắp xếp để ông Sơn gặp những người được coi là chống đối nhà nước Việt Nam ở đấy. Cụ thể thì các nỗ lực đối thoại ấy đã đem đến những kết quả gì?

Đáp: Đánh giá kết quả chuyến đi của Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, chúng ta lược qua cuộc hội luận của 8 đảng phái ở hải ngoại với tôi ở trên Đài BYN ở Houston do Thạc Sỹ Quốc Bình làm điều hợp viên bàn luận về chuyến đi của Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến Houston. Trong cuộc hội luận đó, Đảng Việt Tân vẫn nhất định chủ trương đấu tranh bất bạo động để dùng sức mạnh quần chúng lật đổ nhà nước. Tất cả các đảng phái khác như Đảng Vì Dân hoặc Khối 8406 đều cho rằng đã đến lúc phải ôn hòa đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng một số đảng phái đặt một số điều kiện trong đối thoại như Hà Nội cần trả tự do cho những người bất đồng chính kiến.

Về mặt tích cực, cuộc hội luận nêu trên cho thấy chuyến đi của Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến Houston đã tạo một bước ngoặt động não đối với những người chống đối nhà nước Việt Nam đó làm sao cho hải ngoại và trong nước san bằng được những dị biệt và cộng tác xây dựng đất nước trên những đồng thuận. Có lẽ đây sẽ là hướng đi của đa số cho những năm tháng kế tiếp.

Dẫu vậy cũng có mặt tiêu cực vì có một số người quá khích biểu tình và có người đặt bom trước cửa nhà tôi với lời hăm dọa sẽ giết cả nhà Hoàng Duy Hùng nếu đi Việt Nam. Chuyến đi của Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến Houston là một bước thử lửa khuynh hướng nào thắng thế và rõ ràng khuynh hướng ôn hòa đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam đang bắt đầu mọc rể ở hải ngoại.

6. Mới đây nhất, hồi tháng 3.2013, ông đã về Việt Nam để thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực đối thoại, hợp tác. Chuyến đi ấy đã mở ra những điều gì? Ông đánh giá các động thái của nhà nước Việt Nam như thế nào?

Đáp: Dầu bị đặt bom hăm doa sẽ giết cả nhà tôi nếu tôi đi Việt Nam, nhận lời mời của Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, ngày 22/3/13 – 08/4/13, với tư cách Nghị Viên Khu Vực F Thành Phố Houston, tôi đã dẫn phái đoàn 4 người vào Việt Nam trong đó có tôi, có bà xã tôi, anh Tony Topping người da trắng làm chánh văn phòng cho tôi, và anh Phạm Ngọc Trung phụ tá cho văn phòng của tôi. Tôi nhất quyết yêu cầu bà xã tôi đi về Việt Nam chung vì để tránh lời ong tiếng ve nói tôi về Việt Nam bị nhà nước gài độ gái nên nói tốt cho chế độ. Để tránh tiếng là chúng tôi bị nhà nước Việt Nam mua chuộc nên Văn phòng Nghị Viên và bà xã tôi trả tiền túi cho vé máy bay và khách sạn. Quà lưu niệm thì do Bộ Lễ Tân của Thành Phố Houston trao cho chúng tôi, và trị giá các món quà trao đổi chỉ là tượng trưng, không quá $50.00 USD. Những quà trao cho Thành Phố Houston, chúng tôi đem về nộp lại cho Bộ Lễ Tân của Thành Phố. Vì chuyến đi này là chuyến đi công vụ nên chúng tôi vẫn lãnh lương của Thành Phố trong thời gian chúng tôi ở Việt Nam.

Mục đích chính của phái đoàn về Việt Nam là để làm việc theo Ý Định Thư ký kết ngày 12/7/2012 giữa Thị Trưởng Houston Annise Parker và ông Văn Hữu Chiến là Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Đà Nẵng. Ngoài mục đích chính làm việc cho Thành Phố Houston ra, chuyến đi cũng là cơ hội một phần nào đó thúc đẩy cho sự đối thoại tạo sự cảm thông cho người Việt ở trong và ngoài nước.

Đánh giá chuyến đi, tôi cho rằng tôi đã nhìn ra nhiều sự thật ở Việt Nam làm cho tôi khẳng định cách vững vàng đó là con đường đối thoại với Việt Nam là con đường đúng và tốt đẹp nhất cho dân Việt Nam trong tình hình thế giới hiện nay.

Dầu có một vài trục trặc kỹ thuật với công an ở phi trường lúc vào cũng như lúc ra hoặc một vài khó dễ của công an địa phương với gia đình nhà vợ của tôi, tổng quát chuyến đi, tôi thấy nhà nước và dân Việt Nam đã đón tiếp tôi cách rất cởi mở chân tình. Sự rộng mở của Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng như việc cựu Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết và phu nhân đón tiếp phái đoàn ở tại tư gia theo kiểu người miền nam chân chất và thấm đậm tình người cho thấy có sự thay đổi mạnh trong chiều hướng đi lên của chính trị. Tôi thấy Việt Nam đang phát triển, dầu còn thua Thái Lan, Nam Dương, Mã Lai, hay Đại Hàn, nhưng quả thật đang thay da đổi thịt phát triển thật sự. Sài Gòn nay đã phát triển thành một khu vực đô thị với nhiều nhà chọc trời, và khu vực đô thị hóa của Sài Gòn bây giờ rộng gấp nhiều lần trước năm 1975. Đà Nẵng với 9 con cầu mới bắt qua sông Hàn, đường xá thoáng mát sạch sẽ là nơi rất xứng đáng để sống. Tôi tiếp xúc với Đức Cha Châu Ngọc Tri của Đà Nẵng và linh mục Vũ Dần là lãnh đạo của Giáo Xứ Cồn Dầu thì tôi được thông tin không có vấn đề đàn áp tôi giáo trong vụ Cồn Dầu mà chỉ là tranh chấp giá cả đền bù đất đai. Thông tin này rất quan trọng đối với tôi vì Houston kết nghĩa với Đà Nẵng mà thành phố kết nghĩa lại có đàn áp tôn giáo thì còn mặt mũi nào cho Houston.

Tóm lại, đối với tôi, Việt Nam đang thay da đổi thịt phát triển kinh tế và Đà Nẵng có cơ hội trở thành Singapore thứ hai ở Châu Á. Đối với tôi, nhà nước Việt Nam cũng đang có những điều chỉnh chính trị và những điều chỉnh này có chiều hướng đi lên. Đương nhiên cũng còn có những mặt trái nhưng chúng ta cần giải quyết cách ôn hòa trong đối thoại chớ không phải chửi rủa sỉ vả lẫn nhau. Tôi hiểu người Việt ở hải ngoại muốn ngày mai có đa đảng và dân chủ ngay. Tôi hiểu người Việt ở hải ngoại hừng hực ký ủng hộ Kiến Nghị Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong việc sửa đổi Hiến Pháp và tôi cũng đã và đang ủng hộ Kiến Nghị Thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Nhưng từ đây cho đến lúc những mục tiêu của Kiến Nghị Thư đó được thực hiện thì chúng ta phải làm gì? Chúng ta cần xây dựng những khía cạnh khác làm cho dân chủ được trưởng thành mạnh mẽ đó là: 1. Xây dựng nền kinh tế vững mạnh; 2. Cổ suý cho phát triển giáo dục và ý thức trách nhiệm công dân cao; 3. Phát động mạnh mẽ tôn trọng sự thật và thông tin hai chiều; 3. Ủng hộ các cơ sở dân sự và tổ chức vô vị lợi để phát triển lòng nhân ái trong xã hội như giúp đỡ các em bị tàng tật ở Làng Hòa Bình hoặc đóng góp cho Nhà Thương Ung Thư Đà Nẵng.

Tôi biết tôi nói như vậy thì một số người ở hải ngoại nói tôi bị gạt hay bị ăn bả đậu tuyên truyền cho Cộng Sản nhưng tôi chủ trương nói sự thật và chính sự thật là nền tảng vững chắc nhất cho sự đối thoại. Khi tôi trở về lại Hoa Kỳ, có những người áp lực tôi nói rằng tôi không nên nói cái tốt của Cộng Sản vì làm như vậy sẽ phá đám những người đang chống Cộng, tôi trả lời chống Cộng đúng là phải nói sự thật vì sự thật mới tạo được đổi thay. Tôi thấy sao nói vậy, tốt nói tốt, xấu nói xấu vì chính Chúa Giêsu cũng dạy: “Có nói có, không nói không, mọi sự khác thì do lòng tà mà ra.” Tôi cũng nói: “Tôi hiểu quý vị trong đấu tranh chỉ muốn khai thác tối đa mặt trái của đối thủ và không bao giờ nói mặt tốt của họ. Nhưng đó là thời xưa chớ thời nay có mạng thông tin toàn cầu mà không nói sự thật thì chính quý vị làm hại quý vị hơn là đối thủ làm hại quý vị. Quý vị nói đi đấu tranh là làm tốt hơn Cộng Sản cho dân nhờ, nhưng tại sao lại không dám đương đầu với sự thật để dân biết mà nhờ?”

7. Ngày trước, ông từng trở về và từng bị bắt, từng âm mưu đánh bom trên quê hương. Còn bây giờ, ông đến với tư cách là một chính trị gia của Mỹ. Cảm xúc khác nhau như thế nào?

Đáp: Cảm xúc của tôi rất phức tạp. Những lần trước tôi còn là người “hoạt động” mà nhà nước coi là thành phần nguy hiểm và bất hợp pháp. Thời điểm đó, tôi có cảm giác hàng ngàn con mắt theo dõi tôi để ngăn chận việc tôi làm hoặc để bắt tôi. Cảm giác con cháu của người thua trận tìm cách phục thù nên lúc nào cũng bị gay cấn. Kỳ vừa qua, tôi trở về với cương vị là dân cử Mỹ, cảm giác không phải thua trận mà cảm giác của người đã tự thắng chính mình nên tôi không có cảm giác bị theo dõi. Tôi có cảm giác an toàn và vững tâm với việc làm của tôi.

8. Cuộc chiến điêu tàn đã chấm dứt gần 40 năm trước, đất nước đã thống nhất, nhưng còn lòng người thì sao, lòng người đã thống nhất hay chưa? Và điều gì cản trở việc người ta mở lòng với nhau?

Đáp: Đúng, cuộc chiến đã chấm dứt năm 1975, gần 4 thập niên rồi, nhưng lòng người vẫn không thống nhất. Điều cản trở người ta không mở lòng ra với nhau vì ai cũng cho rằng mình đúng, mình có chính nghĩa, bên kia sai, và bên kia không có chính nghĩa. Thật ra, cuộc chiến ý thức hệ Quốc Gia & Cộng Sản (Quốc Cộng) là một tai nạn đau thương trên mảnh đất hình cong như chữ S của Việt Nam và đã đến lúc chúng ta cần tìm một giải pháp để đóng lai chương sử đau thương đó.

Bên thắng cuộc ở trong nước cho rằng bên thua cuộc còn “có quá nhiều hận thù với Tổ Quốc và Dân Tộc.” Bên thua cuộc ở hải ngoại cho rằng họ không có hận thù với Tổ Quốc và Dân Tộc, họ chỉ muốn nhà cầm quyền chấp nhận có đa đảng để nhân quyền và dân chủ được tôn trọng và trưởng thành. Nhà cầm quyền cho rằng họ thi hành dân chủ trong một đảng như đã từng xảy ra ở Singapore đã làm nhiều thập niên, và theo nhà cầm quyền, hiện nay cho thi hành đa đảng ngay không khéo sẽ bị xáo trộn nên cần phải ổn định phát triển kinh tế đất nước trước, những ai chủ trương lật đổ nhà nước thì cần phải trừng trị, do đó đối với nhà nước trừng trị những người này không phải là đàn áp nhân quyền hay triệt hạ dân chủ mà chỉ là thi hành pháp luật. Người hải ngoại cho rằng bắt bớ bất đồng chính kiến chính là vi phạm nhân quyền và triệt hạ dân chủ. Đối với người hải ngoại, cách hay nhất là phải có đa đảng. Người hải ngoại cho rằng đã bắt chước Singapore thì bắt chước cho trót vì Singapore đã chấp nhận đa đảng. Đảng Nhân Dân Hành Động (People’s Action Party) của Singapore do ông Lý Quang Diệu sáng lập được lòng dân nên dầu có đa đảng, Đảng Nhân Dân Hành Động vẫn chiếm lấy tuyệt đại đa số nên nhiều người hiểu lầm ở đây có 1 đảng.

Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cả hai nên nói chuyện để tìm ra một giải pháp dung hòa, và phe chống đối không nên chỉ khai thác tối đa mặt trái mà không chịu công nhận những giá trị tích cực khác của nhà nước Việt Nam. Nếu phe chống đối cứ tiếp tục con đường đó thì tôi nghĩ rằng nhà nước Việt Nam sẽ không bao giờ chịu nhường bước đối thoại vì họ đang ở thế mạnh nên nhu cầu để đối thoại với người bất đồng không có là bao. Phe chống đối nói rằng đã thế thì họ cứ chống và tìm cách lật đổ. Câu hỏi được đặt ra đó là có lật đổ nổi không? Cả VNCH được Mỹ hỗ trợ đàng sau cũng không làm nổi, huống chi tình thế thay đổi và Mỹ lại hỗ trợ cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay! Từ năm 1975-1993 là thời gian Việt Nam chưa phát triển và còn bị bao vây tứ bề, dân ở trong nước có gốc gác VNCH còn chống đối dữ dội, năm 1989 Đông Âu và sau đó năm 1991 Liên Xô sụp đổ, ấy thế chế độ VN vẫn vững mạnh, thì bây giờ phe chống đối lấy gì mà lật đổ? Lòng dân ư? Tôi tiếp xúc và tôi thấy đa phần dân chúng ở Việt Nam chỉ muốn yên ổn phát triển làm ăn và họ muốn ôn hòa đối thoại để cải tiến những mặt trái của chính trị và xã hội.

Đối với nhà cầm quyền, tôi có một số đề nghị. Tôi mong nhà cầm quyền suy nghĩ những diễn biến ở Trung Quốc như họ đã chấp thuận cho 8 đảng nhỏ sinh hoạt ở cấp thấp những vẫn duy trì đảng tuyệt đại đa số ở Trung Ương. Năm 2012 họ đã cho bầu cử tự do ở làng Ô Khảm tỉnh Quảng Đông như một thí điểm. Hoặc, nhà cầm quyền nên cho phép những người ngoài Đảng Cộng Sản có khả năng chuyên môn về luật pháp tham gia vào Ủy Ban Tu Chính Hiến Pháp. Đề nghị khác, kỳ bầu cử tới, nhà cầm quyền mở rộng Quốc Hội (thí dụ 20%) để người ngoài Đảng Cộng Sản được tranh cử mà không phải thông qua Mặt Trận Tổ Quốc. Đề nghị nữa, nhà cầm quyền đã tuyên bố người Việt hải ngoại là một bộ phận không thể tách rời được của Tổ Quốc thì nhà cầm quyền cho con số phần trăm tương ứng ở hải ngoại vào trong Quốc Hội, như thế sẽ phản ảnh được mọi khuynh hướng. Tôi cho rằng nếu nhà cầm quyền chấp nhận thi hành một số đề nghị trên thì từ từ giúp khép kín lại những sự khác biệt để thống nhất nhân tâm trong và ngoài nước.

9. Tháng 4, tháng của sự kiện “có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn” như lời ông Võ Văn Kiệt, ông có thông điệp gì gửi đến người Việt khắp nơi, cả những người vui lẫn những người buồn?

Đáp: Tháng Tư về mang lại những cảm xúc trái chiều. Ở trong nước thì phe thắng trận ăn mừng “thống nhất” toàn thể đất nước và ở hải ngoại thì phe thua trận tổ chức tưởng niệm “Quốc Hận” với những lời đanh thép “thề trở về giải phóng quê hương khỏi ách bạo tàn của Cộng Sản.” Khả năng thi hành lời thế đó hầu như là con số O vì lấy đâu thực lực để thi hành ước vọng đó? Dầu muốn hay không, hiện tượng cảm xúc trái chiều này là lực cản ngăn kéo trì trệ sự phát triển của đất nước.

Làm việc ở trong Thành Phố Houston, chúng tôi học câu “ước vọng là một chuyện, thực tế là chuyện khác. Muốn thì ai cũng muốn và muốn nhiều thứ lắm, nhưng cần phải biết điều muốn nào có thể thi hành được thì đưa ra bàn thảo, kẻo không thì đó là hoang tưởng.” Tôi xin nhắn gởi những người hải ngoại hãy bình tĩnh và xem thử ước nguyện nào thực hiện được để rồi có kế hoạch kẻo không sẽ là hoang tưởng. Tôi xin nhắn gởi những người đang cầm quyền từ xưa tới nay chính sách vương đạo đối đãi hiền tài lúc nào cũng là chính sách thu phục nhân tâm đoàn kết dân tộc. Nội Chiến Hoa Kỳ (1861-1865), phe Bắc thắng phe Nam, phe Bắc đã đem vương đạo đối xử phe Nam, không bắt bớ tù đày ai, trả lại tất cả tài sản, còn hỗ trợ thêm tài chánh và kỹ thuật để kích thích kinh tế, do đó tướng Robert S. Lee là tướng lãnh đạo của phe Nam mới quay trở về hợp tác và từ đó Hoa Kỳ mới giàu mạnh. Tôi tin rằng nếu nhà nước Việt Nam thi hành vương đạo thì không bao lâu không biết bao nhiêu anh tài và nhà đầu tư sẽ giúp Việt Nam để Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh trong vùng.

10. Là một người Việt, ông luôn nói mình có bổn phận với cộng đồng, với đồng bào, với quê hương. Đồng thời ông cũng là một chính trị gia, một vị dân cử của Mỹ, ông có trách nhiệm với nước Mỹ, trước hết là với địa phương mà ông sống. Hai vai trò này quan hệ với nhau như thế nào?

Đáp: Trước khi là người Công Giáo thì tôi là người Việt Nam. Trước khi trở thành công dân Hoa Kỳ thì tôi là người Việt Nam. Trong tôi hiện nay là người Công Giáo Mỹ gốc Việt. Vì sự chồng chéo đó, tôi phải biết ưu tiên điều nào trước điều nào sau. Ưu tiên số một của tôi là quyền lợi của cả ba được đồng hành một lúc. Thí dụ, chuyến đi của tôi về Việt Nam, tôi vừa làm lợi cho chính phủ Mỹ tạo sự hài hòa bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, tôi cũng làm lợi cho chính sách đoàn kết xây dựng dân tộc Việt Nam và tạo thêm công việc cho Việt Nam, và trong lúc ở Việt Nam, tôi vẫn tuân giữ đức tin Công Giáo của tôi đi dự các thánh lễ. Nếu trong kế hoạch mà có sự mâu thuẫn quyền lợi thì tôi không được can dự, tiếng Anh gọi là “recuse,” tức là tôi rút lui không thi hành. Là một vị dân cử Mỹ gốc Việt, tôi phải làm việc cho quyền lợi của mọi sắc dân trong Thành Phố Houston, trong đó có Cộng Đồng Người Việt. Tuy nhiên, người dân Việt ở Houston lại rất tế nhị vì họ quá nhạy cảm về chính trị và nhiều khi họ rất chủ quan cho rằng quan điểm chính trị của họ là đúng và những người nào khác quan điểm với họ là sai, hoặc là phản bội, đến độ họ gán ghép nhiều danh từ nghe rất chói tai như “tay sai, bưng bô, phản phúc, Việt gian v.v.” Tôi rất hiểu và thông cảm lòng yêu nước của họ, nhưng tôi cho rằng họ không ở trong vị trí của tôi, họ không có được thông tin, tầm nhìn và nhận định như tôi, nên họ ngộ nhận cho việc làm của tôi và gán ghép tôi đủ mọi tội trạng, nhưng tôi vẫn tiến hành các công việc mà tôi cho rằng đúng với chức năng và suy luận của tôi như vụ tôi tiếp đón Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn và việc tôi về Việt Nam là vì tôi nghĩ rằng đó là cơ hội rất tốt cho người Việt trong và ngoài nước bắt nhịp cầu đối thoại để tạo sự đoàn kết dân tộc cách chân chính xây dựng phát triển đất nước trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về kinh tế và kỹ thuật hiện nay trên toàn thế giới./..

Thanh Niên: Xin cảm ơn ông!

Đáp: Xin cám ơn báo Thanh Niên đã cho tôi cơ hội trình bày những suy tư của tôi về đất nước và xin kính chúc báo Thanh Niên lúc nào cũng được thành đạt với số lượng độc giả yêu mến ngày càng đông ở trong cũng như ở ngoài nước.

====



TRẢ LỜI ĐÀI BBC



Trả lời BBC Tiếng Việt nhân dịp kỷ niệm 30/4/1975, nghị viên Hoàng Duy Hùng (Al Hoàng) từ Houston, Hoa Kỳ nói Việt Nam cần 'hợp nguyên chính trị', tách Đảng Cộng sản làm hai, dựa vào thế giới và nhân dân để tiến bộ.



Sau chuyến về thăm Việt Nam (23/03-7/04) qua lời mời từ Bộ Ngoại giao Việt Nam và thành phố Đà Nẵng, đô thị kết nghĩa với Houston, luật sư Hoàng Duy Hùng, cho rằng người Việt đối lập cần giúp đỡ hệ thống chính trị Việt Nam cải tổ.



BBC: Trước hết, luật sư Hoàng Duy Hùng giải thích khái niệm Hợp Nguyên mà ông nêu ra khi trả lời nhiều báo chí trong nước, như một cách thức xoá bỏ mâu thuẫn, khép lại quá khứ:



Ông Hoàng Duy Hùng: Danh từ 'hợp nguyên' là do sáng kiến của ông Nguyễn Sĩ Bình. Trong một buổi bàn luận, chúng tôi thấy hiện nay có Đảng Cộng Sản đang cầm quyền ở thế mạnh, người dân thụ động và người dân phản kháng được gọi là 'bất đồng chính kiến' hợp lực với người hải ngoại chỉ trích nhà nước. Chúng tôi tranh luận có bao giờ Đảng Cộng Sản tự nhượng quyền cho những người bất đồng chính kiến thì câu trả lời là không.



Chúng tôi bàn luận tiếp có bao giờ những người bất đồng chính kiến và những người ở hải ngoại sẽ tự động không chống đối nhà nước nữa hay không thì câu trả lời cũng là không? Vậy thì kẻ cầm quyền sẽ cầm quyền và kẻ chống cứ chống để rồi dân tộc Việt Nam mãi phân ly. Chúng tôi đi đến kết luận là lấy người dân thầm lặng là đại đa số quần chúng làm chất xúc tác cho sự 'hợp nguyên'.



Hợp nguyên chính là sự tổng hợp của Âm và Dương. Hợp nguyên là sự tổng hợp của Đảng đang cầm quyền và những người bất đồng chính kiến. Đảng cầm quyền nói là để phục vụ cho dân, những người bất đồng chính kiến cũng nói phục vụ dân. Do vậy, hợp nguyên là sự xúc tác của dân để cho Đảng đang cầm quyền và những người bất đồng phải ngồi lại làm việc với nhau trên những sự đồng thuận và ôn hòa đối thoại giải quyết những bất đồng để cho đất nước được phồn thịnh.



Hợp nguyên là làm việc trên những sự đồng thuận và ôn hòa đối thoại giải quyết những bất đồng, tức là cổ suý cho tích cực và giảm thiểu tiêu cực. Có 10 cái xấu mà ôn hòa tranh đấu giải quyết từng mỗi điểm xấu, từ 10 xuống 9, rồi từ 9 xuống 8, mỗi cái xấu giảm thiểu là mỗi cái tốt và sự thành công tăng lên.



Ý niệm này một phần giống như chủ nghĩa thực dụng (utilitarianism) của hai triết gia Jeremy Bentham (1748-1832) và John Stuart Mills (1806-1873), cho rằng giữa hai cái xấu thì đối đế phải chọn cái xấu ít hơn và giữa hai cái tốt thì phải cổ suý cho cái tốt hơn. Hợp nguyên giống chủ nghĩa Thực Dụng một phần nhưng lại đặt nặng bản sắc và giá trị dân tộc Việt lên trên tất cả để phát huy sức mạnh dân tộc Việt lên tới mức tối đa.



BBC: Ông cũng nói đa đảng không nhất thiết là dân chủ, vậy lưỡng đảng thì sao? Là một nghị viên thành phố Houston và thành viên đảng Cộng hoà Mỹ, ông muốn gợi ý hai phái Cộng hoà (nếu có) và Cộng sản sẽ hợp tác, trên căn bản hợp nguyên?



HDH: Chúng ta đã thấy nhiều nước có đa đảng như Nga, Campuchia hay một số quốc gia ở Phi Châu nhưng lại không có dân chủ. Để có dân chủ, ngoài yếu tố đa đảng ra thì cần có những yếu tố khác song hành:



· Dân trí cao, biết tôn trọng nguyên tắc đa số thắng thiểu số

· Tự do ngôn luận và thông tin hai chiều được tôn trọng

· Những cơ sở dân sự, phi vị lợi vững mạnh

· Hạ tầng cơ sở kinh tế tốt

· Quân đội phải được phi chính trị hóa



Tôi ủng hộ đa đảng (thật ra lưỡng đảng như cơ chế ở Hoa Kỳ) đi song hành với những yếu tố xây dựng dân chủ khác mà tôi đã nêu trên. Tôi ủng hộ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Kiến Nghị Thư yêu cầu có đa đảng và tôi kêu gọi mọi người ký vào Kiến Nghị Thư này. Nhưng tôi e ngại nhiều đảng phái quá sẽ không xây dựng được đất nước nên tôi cho rằng hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ đem áp dụng cho Việt Nam là tốt nhất, và đó cũng là sự “hợp nguyên” như tôi vừa trình bày ở trên. Hoa Kỳ có nhiều đảng nhưng chỉ có hai đảng mạnh là Dân Chủ và Cộng Hòa, ấy thế mà hai đảng này nhiều khi cọ xát hoặc tẩy chay bất cộng tác với nhau làm cho cả nước bị trì trệ. Suy cho cùng, hệ thống lưỡng đảng này là tương đối ổn thỏa nhất để xây dựng và phát triển Việt Nam.



Trong gần bốn năm qua, với tư cách nghị viên của thành Phố Houston đặc trách về châu Á, tôi đã tiếp xúc nhiều phái đoàn ở Trung Quốc cử người qua Houston học hỏi lưỡng đảng. Tôi chia sẻ với họ ở Trung Quốc lúc đầu có một đảng như một chiếc xe có chân đạp ga chạy rất nhanh, phát triển vùn vụt, nhưng khi cần thắng lại thì không có vì không có đối lập nên nhiều công trình xây hôm trước thì tháng sau hư hỏng và tai nạn xảy ra liên tục. Họ đồng ý và họ cho rằng cần có đảng đối lập như một cái thắng cho cái đạp ga đó, và họ cho rằng có đối lập thì phải có tiến trình cho đối lập, không thể nào qua đêm tuyên bố chấp nhận đối lập được. Họ cho rằng tiến trình chấp nhận có đối lập thì phải từ ba năm trở lên. Hợp nguyên là hãy dùng ưu điểm của nhau như cần số đạp ga và cần số thắng để bổ túc cho nhau thì sự xây dựng ngày càng vững mạnh thêm.



BBC: Các sáng kiến và ý tưởng ông nêu ra cho đến nay được đón nhận ra sao từ các giới hoạt động chính trị cả Mỹ và Việt ở Hoa Kỳ?



HDH: Tôi nói chuyện với nhiều người thì thấy những ý tưởng đó được đón nhận cách nồng nhiệt. Ở hải ngoại, khi tiếp xúc từng người (Việt) hay từng nhóm nhỏ (Việt) thì ai nấy cũng cho rằng đó là giải pháp tốt đẹp nhất cho Việt Nam nhưng họ lại e ngại không dám công khai ủng hộ hoặc đứng gần tôi vì sợ bị 'dính miểng' bởi những người cực đoan. Tôi nói chuyện với các chính khách Mỹ, thí dụ các bạn đồng nghiệp, thì họ nói rằng giải pháp đó mới giúp cho Việt Nam giàu mạnh chớ còn mang gánh nặng của cuộc chiến 38 năm về trước không giải quyết được vấn đề. Họ nói tôi hãy ráng làm việc sao cho đóng lại trang sử đau thương chiến tranh ý thức hệ Quốc - Cộng đã dày xéo quê hương Việt Nam mà đã chấm dứt gần bốn thập niên rồi. Điều kiện để dân chủ



Tháng 3/2013, tôi vào Việt Nam hai tuần công tác để từng bước môt kết nghĩa chị em Houston và Đà Nẵng, tôi có dịp tiếp xúc nhiều người và tôi thấy đa phần đều hoan nghênh ý kiến đó. Mới đây trong bài phỏng vấn với trang mạng Thanh Niên trong nước, tôi vẫn nêu ra ý tưởng đó và tôi thấy hầu hết những góp ý phản hồi của người đọc đều ủng hộ cho tư tưởng này.



BBC: Ý tưởng tăng cường hợp tác Mỹ -Việt của ông muốn làm thế nào để chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay?



HDH: Tham nhũng là một tệ nạn ở mọi chính phủ, chỉ tùy theo mức độ. Không thể nào tin vào sự 'thánh thiện' của một cá nhân mà phải dựa vào cơ chế kiểm soát. Cơ chế kiểm soát ngăn chận sự tham nhũng chính lá hệ thống lưỡng đảng, tam quyền phân lập, hệ thống luật pháp nghiêm minh, và tự do ngôn luận và nghiệp vụ báo chí cao. Trong lúc đợi cho có đa đảng hoặc tam quyền phân lập thì chúng ta cổ suý cho các nhà báo thi hành nghiệp vụ báo chí của mình dám trình bày sự thật. Sức mạnh của truyền thông chắc chắn sẽ giảm bớt phần nào tệ nạn tham nhũng. Phóng viên báo chí dễ dàng thi hành chức năng của mình khi họ thấy sự có mặt nhiều của người ngoại quốc và được sự ủng hộ của họ cho thông tin sự thật và hai chiều.



BBC: Theo ông các quan điểm muốn tăng dân chủ, tách Đảng Cộng sản ra khỏi hệ thống toà án nhằm tạo tính độc lập cho toà án ở Việt Nam để chống tham nhũng hiệu quả hơn có hợp lý không?



Ở Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây, Tam Quyền Phân Lập và không một đảng chính trị nào có quyền trên tư pháp là một trong nền móng vững chắc cho dân chủ và ngăn chận nhiều tệ nạn xã hội gồm luôn cả hối lộ và tham nhũng. Tôi ủng hộ hoàn toàn cho tính độc lập ở tòa án Việt Nam vì như vậy mới chống tham nhũng một cách hữu hiệu.



BBC: Ông nghĩ sao về các nhóm lợi ích hiện bị cho là gây hại cho kinh tế Việt Nam?



Trong chuyến về Việt Nam vừa qua tôi thấy dân chúng rất 'bức xúc' về vấn đề này vì họ cho rằng nhóm lợi ích đã làm thất thoát tài sản quốc gia quá nhiều và họ cho rằng nếu nhà nước không xử lý cho đúng và kịp thời thì bất mãn sẽ dâng cao, tạo nên nguy cơ lớn cho chính phủ. Đây là sức ép lớn để Nhà nước cần nhanh chóng thi hành tam quyền phân lập cũng như chấp nhận kỳ tới mở cửa Quốc Hội cho những người trong và ngoài nước không phải là đảng viên Cộng Sản được tham gia ứng cử và bầu cử mà không phải thông qua Mặt Trận Tổ Quốc.



BBC:Nhân dịp 30/4 không nhìn lại mà nhìn tới 20-30 năm nữa ông có viễn kiến gì cho Việt Nam, hệ thống chính trị sẽ ra sao? Kinh tế theo mô hình gì mới hay vẫn theo mô hình của ngày hôm nay?



HDH: Cuộc chiến ý thức hệ Quốc Cộng là một tai nạn lớn trên quê hương Việt Nam. Nhiều bạn trẻ và cá nhân tôi cho rằng đã đến lúc phải đóng lại trang sử đau thương này để đưa Việt Nam cất cánh bay cao trong bầu trời Thịnh Vượng thật sự sánh vai cùng các dân tộc bạn trên thế giới. Thế giới ngày hôm nay có những từ ngữ mới đó là “interdependence” để bổ túc cho “dependence” nên không ai và không quốc gia nào có thể tự cô lập mình nữa. Chính vì “interdependence” đó nên chủ nghĩa Cộng Sản và kinh tế tập trung trên danh nghĩa thì có thể có chớ trong thực tế thì không còn nữa.



Trong vài thập niên tới, chắc chắn Việt Nam không theo mô hình kinh tế tập trung nữa và cũng sẽ không theo mô hình nửa vời vừa tư hữu hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi cho rằng hiện nay bề ngoài VN còn mang nhãn hiệu Cộng sản hay xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất ở trong Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa này rồi. Tôi dự trù trong thế hệ tới, chủ nghĩa dân tộc Việt lấy quyền lợi dân tộc Việt làm hàng đầu sẽ ngự trị mạnh mẽ trên quê hương Việt Nam. Chính vì không còn đặt nặng chủ nghĩa Cộng sản làm kim chỉ nam chỉ đường cho nhà nước, tôi dự trù nhà nước Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn trong vài thập niên tới.



Để giúp cho sự thay đổi này có hữu hiệu theo chiều hướng đi lên, dựa trên những gì đang bàn thảo ở Việt Nam, tôi đề nghị thay đổi Quốc Hiệu và Đảng Cộng Sản tách thành hai đảng….. Bây giờ là lúc chấn hưng dân tình, nên đổi tên là Nam Việt hay Đại Việt, đó là hình thức khẳng định tính bất khuất của toàn dân Việt 'Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư' trong bối cảnh Trung Quốc lấn sân trên Biển Đông.



Tôi cũng được biết nhiều người trong Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay rất cấp tiến và ngược lại cũng còn có nhiều người rất bảo thủ. Xưa nước Mỹ có Đảng Whig là mạnh, nhưng sau Nội Chiến Nam Bắc Hoa Kỳ (1861-1865), để đáp ứng cho nhu cầu tiến bộ của lịch sử, nhiều nhân vật trong Đảng Whig theo hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến như Abraham Lincoln và Andrew Jackson đã tách ra thành hai đảng.



Nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam thuận theo sự tiến bộ tách ra thành hai đảng, thí dụ, Đảng Cộng Hòa (bảo thủ) và Đảng Xã Hội hay Dân Chủ (cấp tiến) thì đó chính là đột phá của lịch sử giải quyết nhiều bế tắc trong nhiều năm qua ngay ở trong nội bộ của Đảng Cộng Sản cũng như ở ngay chính những người bất đồng chính kiến và ở hải ngoại. Lúc đó, những người bất đồng chính kiến có thể tham gia một trong hai đảng mà không cảm thấy khó khăn.



Tóm lại, 20-30 năm tới, hệ thống chính trị và kinh tế của Việt Nam sẽ thay đổi có chiều hướng đi lên, và điểm chắc chắn, không thể có kinh tế tập trung nữa, không thể có độc đảng nữa vì thế giới lúc đó là thế giới của nương tựa lẫn nhau (interdependence) đa phương hỗ trợ cho nhau cùng phát triển tồn tại là sức mạnh của cả thế giới cũng như của dân tộc Việt. Thay đổi tới mức độ nào, nhanh chóng còn tùy thuộc những người có ý thức ở trong nhà nước cũng như ở những người yêu nước ở trong nước cũng như ở hải ngoại.





BBC thực hiện ngày 30/4/2013.

BÀI 15



NHẬN ĐỊNH CHUYẾN ĐI VIỆT NAM CỦA NGHỊ VIÊN AL HOÀNG



Dốc Thượng



Một cuộc tiếp cận giữa cộng đồng hải ngoại ở Mỹ và nhà nước Việt Nam vẫn chưa xảy ra như nhiều người có thể tưởng tượng: lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo các hội đoàn cộng đồng, hay các thủ lĩnh đảng phái chính trị, ở Hà nội hoặc ở Mỹ, để bàn bạc, thương lượng về một cuộc hòa giải cho những tồn đọng của quá khứ. Nhưng cuộc tiếp cận cũng có thể coi là đã xảy ra qua chuyến đi có tính cách ngoại giao của nghị viên thành phố Houston, Hoàng Duy Hùng, còn được biết đến với tên tiếng Anh là Al Hoàng. Chuyến công du của nghị viên Al Hoàng, từ ngày 22 tháng 3 cho đến ngày 8 tháng 4 tại Việt Nam mang một tầm quan trọng lịch sử, có tính bẻ ngoặc trong tiến trình tiếp cận giữa Việt Nam và cộng đồng hải ngoại.



Thế nhưng, tại sao đa số báo chí hải ngoại im lặng, không loan tin cũng không bình luận về chuyến đi này?



Dấu hiệu đó phải được hiểu là một sự "im lặng trước giờ nổ súng". Cộng đồng hải ngoại tại Mỹ được hình thành từ cuộc di tản miền Nam năm 1975, và sau đó được củng cố bởi phong trào vượt biên và di cư theo diện H.O., mang một thái độ chính trị từ dửng dưng, giữ khoảng cách, bất bình thụ động, cho đến cực đoan chống đối chính quyền Việt Nam. Trong môi trường đó, các đoàn thể được hình thành và lãnh đạo bởi những nhân tố tích cực trong quan điểm bảo thủ chống đối Việt Nam. Nền báo chí hải ngoại trong nhiều năm cũng đi theo xu hướng cực đoan chống Việt Nam.



Nhưng kể từ khi mở cửa Đổi Mới vào năm 1986, nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1995, và mạnh mẽ hội nhập giao thương kinh tế với toàn thế giới từ năm 2000, Việt Nam đã là một quốc gia khác. Và cộng đồng bảo thủ hải ngoại cũng bị pha loãng bởi những loạt di dân kế tiếp không cưu mang nhiều di sản chính trị, như con lai, cô dâu, du học, văn nghệ, làm ăn và ở lậu. Bên trong cộng đồng, một thế hệ trẻ lớn lên từ nền giáo dục của Mỹ cổ võ cho một khuynh hướng ôn hòa, tiếp cận, đối thoại, tôn trọng dân chủ và không cực đoan.



Chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn chuyển tiếp thực sự đang xảy ra trong lãnh đạo của cộng đồng hải ngoại tại Mỹ giữa hai thế hệ già và trẻ. Đồng thời cũng là một cuộc chuyển tiếp mang tính đấu tranh giữa hai khuynh hướng cực đoan và ôn hòa. Nghị viên Hoàng Duy Hùng sinh năm 1962, thành phần trẻ trong cộng đồng, đại diện chủ trương tiếp cận đối thoại ôn hòa với Việt Nam.



Các cơ quan báo chí hải ngoại đa số vẫn còn lãnh đạo bởi thế hệ lớn tuổi, mang khuynh hướng bảo thủ. Một số có thể cấp tiến, nhưng e ngại thế lực chính trị cộng đồng cực đoan nên cũng không dám có thái độ đi ngược lại với chủ trương trường kỳ ngăn sông cấm chợ bế quan tỏa cảng “cấm đi về Việt Nam, cấm tiếp xúc với quan chức Việt Nam”.



Cho nên, việc nghị viên Hoàng Duy Hùng công khai công du Việt Nam, tiếp xúc đối thoại với quan chức chính quyền Việt Nam là một bày tỏ của thái độ đối nghịch lại với chủ trương bảo thủ cực đoan đã có từ trước, khiến cho giới lãnh đạo của khối cực đoan đang phải lúng túng hội ý tìm cách đối phó. Thái độ cẩn trọng, chưa cần phải ra tay ngay, đợi Hoàng Duy Hùng trở lại Mỹ rồi sẽ tính, thời gian đang nằm về phía mình, giải thích được sự “ìm lặng căng thẳng” đang diễn ra. Dĩ nhiên, đa số báo chí bảo thủ với những nhân sự phóng viên và bình luận gia thuộc thế hệ lớn tuổi là một bộ phận của khối bảo thủ cực đoan, đồng bộ bày tỏ thái độ ém nhẹm tin và cố gắng giảm thiểu trọng lượng của việc Hoàng Duy Hùng đi Việt Nam.



Đi giữa hai lằn đạn để thoát khỏi vòng vây chính trị



Là một nhà chính trị trong một xã hội dân chủ, Hoàng Duy Hùng hiểu rằng tương lai chính trị sẽ không có gì hết, nếu không có được hậu thuẩn của số đông người dân. Cho nên, chắc chắn Hoàng Duy Hùng tin rằng có một khối đông thầm lặng ủng hộ khuynh hướng đối thoại ôn hòa, khiến cho ông đã mạnh dạn, dù đơn thân độc mã, làm động tác táo bạo “xé rào” chính thức và công khai tiếp cận đối thoại với chính quyền Việt Nam.



Quả tình là ông “đơn thân độc mã”, bởi vì người ta không nhìn thấy ông có một đồng minh chính trị nào trong nổ lực này. Hoặc giả, có nhưng chưa đủ tên tuổi trọng lượng, hoặc vẫn còn e ngại chưa dám xuất đầu lộ diện công khai ủng hộ. Ở Mỹ có rất nhiều dân cử gốc Việt, đa số đều thuận theo chủ trương cực đoan để có được sự ủng hộ của giới cực đoan rất năng nổ trong các kỳ tranh cử. Dân biểu tiểu bang Louissiana Cao Quang Ánh có những phát biểu tương đối ôn hòa ở Hà nội, nhưng khi về lại Mỹ lại có những phát biểu trái chiều khi bị áp lực của khối cực đoan. Giới dân cử như Hubert Võ, Trần Thái Văn, Janet Nguyễn, Tạ Đức Trí, Andy Quách, Nguyễn Quốc Lân đều bày tỏ thái độ đi theo chủ trương bảo thủ.



Đa số các chính trị gia gốc Việt bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng cách dựa vào khối cử tri gốc Việt. Ngoài khuynh hướng tự nhiên “người Việt bỏ phiếu người Việt”, các hội đoàn bảo thủ năng nổ hơn cả trong việc khống chế và tuyên tuyền để mang lại hiệu quả trong các mùa tranh cử. Điều này không có nghĩa là phần lớn cử tri Việt đều theo khuynh hướng bảo thủ cực đoan, nhưng trong một môi trường vắng bóng thế lực ôn hòa dám đứng ra đương đầu, thông điệp của khối bảo thủ chứng tỏ có hiệu quả trong các mùa tranh cử. Vì thế, các chính trị gia gốc Việt, mặc dù đa số thuộc thế hệ thứ hai, đã vẫn phải dựa vào các thế lực bảo thủ cực đoan để có thể có bước chân đầu tiên vào chính trị.



Nhưng khi đã ổn định như một chính trị gia dòng chính với nhiều khối cử tri của nhiều sắc tộc và nhóm quyền lợi khác nhau ủng hộ, họ bắt đầu đưa ra những khuynh hướng chính trị độc lập hơn. Điều này xảy ra ở những thành phố lớn đa sắc tộc như ở San Jose và Houston, thay vì ở những thành phố nhỏ nơi mà cử tri Việt chiếm một tỷ lệ khống chế như ở Westminster và Garden Grove. Chính Hoàng Duy Hùng cũng từng giữ vị trí chủ tịch cộng đồng Houston theo khuynh hướng bảo thủ cực đoan, tổ chức biểu tình phản đối sự viếng thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Houston vào năm 2008, phản đối việc thiết lập lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, và phản đối các công ty Mỹ ký kết làm ăn với Việt Nam. Nhưng sau khi đắc cử, ông đã đưa ra một thông điệp ôn hòa hơn. Sự thay đổi thái độ chủ trương này đã khiến cho khối bảo thủ cảm thấy bị “phản bội” và càng có phản ứng chống đối quyết liệt mạnh mẽ. Những việc này đã từng xảy ra cho nghị viên Madison Nguyễn ở San Jose, và Hoàng Duy Hùng ở Houston.



Để thoát khỏi vòng vây chính trị của khối bảo thủ cực đoan, ông Hoàng Duy Hùng bắt buộc phải nhanh chóng trở thành một chính trị gia dòng chính, bằng cách thành công trong việc mang lợi ích kinh tế đến cho thành phố Houston qua quan hệ vừa thiết lập với Việt Nam. Trong chuyến đi Việt Nam, ông đã nhấn mạnh và nói nhiều đến khía cạnh phục vụ lợi ích kinh tế cho thành phố Houston nói chung, với những việc như mở đường bay, tuyến hàng hải trực tiếp từ Houston đến Đà nẵng, hợp tác y tế, công nghệ cao, hoặc thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa hai thành phố. Mặc dù, kết quả cụ thể chưa xảy ra ngay hoặc phải chờ tiến trình triển khai với tốc độ tự nhiên của nó, nhưng về mặt chính trị, ông đã thu lượm được kết quả hình ảnh cụ thể, để trong các kỳ tranh cử, ông có thể thuyết phục cử tri dòng chính về vai trò đặc biệt của ông trong quan hệ với Đông Á nói chung, và Việt Nam nói riêng, để gia tăng phát triển kinh tế Houston trong một thời đại kinh tế chuyển dịch trọng tâm về Châu Á.



Trong khi xây dựng hình ảnh chính trị gia dòng chính, nghị viên Hoàng Duy Hùng cũng không quên tranh thủ và phát triển một hậu thuẩn cử tri gốc Việt mới ủng hộ khuynh hướng đối thoại tiếp cận ôn hòa với Việt Nam. Ông cho báo chí đi theo sát, tường trình từ ly, từng bước để có dịp thể hiện khả năng và bản lĩnh chính trị. Trong một xã hội dân chủ, ngoài việc chia sẻ quan điểm chính trị, cử tri sẽ có khuynh hướng bỏ phiếu cho những người mà họ cảm thấy có vẻ như hiểu rõ được cá tính. Những phát ngôn hùng hồn mang đậm tính văn hóa Việt, và một thông điệp hòa giải là những ấn tượng hình thành mới mẻ về một chính trị gia Hoàng Duy Hùng mà đa số người dân ở trong và ngoài nước lần đầu tiên được giới thiệu đến.



Đó là những thu hoạch chính trị mà ông đã có được qua chuyến đi để làm nền tảng đối phó với những thế lực bảo thủ cực đoan trong những ngày sắp tới, sau khi trở lại Mỹ. Sự đón tiếp trọng thị của Việt Nam đã giúp cho Hoàng Duy Hùng không còn giới hạn ở địa phương Houston, mà đã trở thành một tên tuổi chính trị gia đại diện khuynh hướng tiếp cận đối thoại ôn hòa, để cho nhiều thành phần người Việt đồng cảm với khuynh hướng này có thể tham gia, quy tụ.



Tư thế chính trị đã có, việc còn lại, ông có xây dựng được một thế lực chính trị mới hoặc có đủ sức để đối phó với thế lực chống đối hay không, sẽ tùy thuộc vào khả năng, bản lĩnh và những chọn lựa chính trị, mà ông sẽ thể hiện và triển khai trong những ngày sắp tới.





BÀI 16



TRẢ LỜI BBC NHÂN CHUYẾN CÔNG DU CỦA CHỦ TỊCH TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN HOA KỲ



Hỏi: Lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết nhiều về trao đổi thương mại nhưng trên thực tế vấn đề này có dễ dàng không? Hoa Kỳ đang ‘thua thiệt; - nhập nhiều mà bán sang Việt Nam ít hơn?



Trả lời: Lịch sử của thế giới cho thấy thời gian đầu giao dịch thương mại Hoa Kỳ thường bị “thua thiệt” như trường hợp Hoa Kỳ liên tục bị “thua thiệt” với Trung Quốc trong nhiều thập niên, xuất cảng thì ít mà nhập hàng từ Trung Quốc thì nhiều. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một anh tư bản có nhiều vốn và họ tính toán trường kỳ hơn ngắn hạn. Ngắn hạn thì họ thua thiệt đó, nhưng lâu dài thì chưa chắc. Hoa Kỳ đã dùng sự trỗi dậy của Trung Quốc để đánh đổ cả triều đại Cộng Sản do Nga Sô lãnh đạo để rồi sau đó Hoa Kỳ hưởng không biết bao nhiêu là quyền lợi từ vụ sụp đổ của Liên Xô. Đánh đổ xong Đế Quốc Cộng Sản, bây giờ Trung Quốc trở thành đối tác và đối thủ nặng ký thì Hoa Kỳ xoay sở sang tìm một thế lực khác để cân bằng Trung Quốc.



Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở những nơi khác.



Thời đại này là thời đại của sự liên đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn “independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau” (interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.



Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.



Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế nào trong ván cờ quốc tế.



Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa trong vấn đề nhân quyền.

Quá trình của Hoa Kỳ đối xử với Trung Quốc như thế nào trong những thập niên trước cũng sẽ được áp dụng tại Việt Nam. Như thế, trong khoảng 2 thập niên tới, chúng ta sẽ thấy Hoa Kỳ rất “rộng rãi” với Việt Nam giúp cho Việt Nam trở thành một Trung Quyền Lực (Middle Power) để thăng bằng cán cân trong vùng. Trong những thập niên trước, Hoa Kỳ cũng đã từng lên tiếng về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc thì Hoa Kỳ cũng sẽ liên tục lên tiếng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong những thập niên tới, nhưng đó cũng chỉ là chiêu thức võ miệng chớ trong thực tế không có tác dụng mạnh mẽ.

Vì chính sách thực tiễn của Hoa Kỳ nên Hoa Kỳ dùng những cuộc biểu tình hay những thỉnh nguyện thư của người Việt như một lá bài để trả giá với Việt Nam. Thời điểm này Việt Nam cũng đã khá thành thạo chính sách đó của Hoa Kỳ nên khi cần thì họ tương nhượng và khi thấy quyền lực của Đảng Cộng Sản bị gậm nhấm thì họ nhất quyết không thỏa hiệp. Đó là nguyên do chúng ta thấy trong chuyến công du của Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua đã không có những sự trả tự do cho các bloggers trước khi ông đến Washington D.C và dự trù cũng sẽ không thả một ai sau chuyến công du.

Hỏi: Kinh nghiệm của ông từ TP Houston cho thấy khi thúc đẩy đầu tư của Hoa Kỳsang Việt Nam, doanh nhân Mỹ e ngại điều gì? Tham nhũng? Luật lệ bất nhất?

Trả Lời: Kinh nghiệm của tôi ở Thành Phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư Pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.



Hỏi: +Là một luật sư, ông nghĩ sao về tuyên bố chung Mỹ – Việt nói về nhân quyền? Quan hệ giữa nhân quyền và nhà nước pháp quyền trong bối cảnh VN hiện nay ra sao?



Trả Lời: Nhân quyền là một vấn đề khá trừu tượng vì mỗi người hiểu nhân quyền theo quan niệm của họ. Tôi được biết rất nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng Thống Barack Obama nói về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với Chủ Tịch Trương Tấn Sang. Tổng Thống Obama hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác và Chủ Tịch Trương Tấn Sang hiểu nhân quyền theo tiêu chuẩn khác. Tôi cho rằng trong cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Việt vừa qua, ở phạm trù nhân quyền, ông đã nói gà và bà đã nói vịt. Rốt cuộc, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không xoáy sâu vào vấn đề nhân quyền mà là quyền lợi kinh tế cũng như ảnh hưởng chính trị của mỗi quôc gia.



Ở Việt Nam hiện nay các cán bộ Cộng Sản cũng tự hào họ có dân chủ nhưng phải hiểu “Dân Chủ” ở đây là “Dân Chủ Tập Trung của Đảng Cộng Sản” nên khi bàn đến nhiều khi không đạt được kết quả chỉ vì hai quan niệm khác nhau. Các bloggers bị bắt bỏ tù nhiều năm tháng cũng chỉ vì quan niệm “Dân Chủ” thì phải có “đa đảng” khác với quan niệm “độc đảng” của Đảng Cộng Sản. Một nhà nước nhân quyền như Hoa Kỳ khi làm việc với một nhà nước độc đảng như Việt Nam thì buộc lòng họ phải nhân nhượng một số nguyên tắc để cả hai cùng có lợi. Chính vì “quyền lợi” là nền tảng cho sự quan hệ nên chúng ta thấy đề tài nhân quyền có được nêu lên đi nữa thì chỉ là món đồ trang sức chớ không đi vào thực dụng và có đủ “răng” để “cắn” cho Việt Nam phải chấp thuận đa đảng.



Học bài học đầy thực tiễn này, các nhà đấu tranh dân chủ cần phải uyển chuyển sách lược để mang lại kết quả hơn là cứ nêu cao sĩ khí ngất trời rồi tốn hao chủ lực. Nhưng khổ bản chất của sĩ phu lại đặt nặng ý tưởng “thà chết vinh hơn sống nhục” nên âu đó cũng là vận nước vậy.



Xin cám ơn BBC đã cho tôi cơ hội trình bày những ý tưởng của tôi nhân chuyến công du của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đến Tòa Bạch Ốc ở Hoa Kỳ./.



BÀI 17



GÓP Ý VỚI NN VIỆT NAM SAU CHUYẾN ĐI CỦA CHỦ TỊCH TRƯƠNG TẤN SANG





Kính gởi anh,



Trước hết, tôi cho rằng góp ý xây dựng nhau cho đất nước cải tiến tốt hơn thì phải dám nói đến khuyết điểm. Nếu nói đến khuyết điểm trong kỳ này, mong anh thông cảm. Tổng lược ý kiến của tôi với tư cách của một dân cử của Thành Phố Houston trong vấn đề VN như sau:



1. Về vấn đề người hải ngoại biểu tình chống các viên chức VN: Biểu tình là một hình thức thể hiện tinh thần dân chủ và tự do ở các nước như Âu Châu và Hoa Kỳ. Đây là một chuyện rất bình thường nhưng chắc chắn có sự ảnh hưởng ít hay nhiều tùy theo con số tham dự cũng như tùy theo đề tài. Người Việt ở hải ngoại trong gần 40 năm qua liên tục biểu tình các viên chức cao cấp của VN đã làm cho các quan chức chính phủ sở tại thấy rằng VN có vấn đề và cần phải giải quyết tận gốc rễ vấn đề đó. Các chính khách sở tại đâu dại gì biến những công dân gốc Việt của họ thành kẻ thù vì những công dân đó nay có quốc tịch, họ có lá phiếu, và có những trường hợp họ có tiền đóng góp cho quỹ tranh cử. Do đó, trong trường hợp cần phải tiếp đón phái đoàn VN, như trường hợp vừa qua của TT Barack Obama và Chủ Tịch Trương Tấn Sang, họ tiếp đón có tính cách chừng mực, không có "hoành tráng" như các vị nguyên thủ quốc gia khác. Và nội dung trao đổi thì lúc nào cũng nhắc đến "nhân quyền" theo sự yêu cầu và áp lực của nhóm người biểu tình. Để đột phá vấn đề này, vì quyền lợi của cả dân tộc, tôi và một số vị đồng nghiệp dân cử khác cho rằng thể theo Thỉnh Nguyện Thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Hội Đồng Liên Tôn, các vị trí thức trong nước, VN nên sửa đổi Hiến Pháp, lập ra một Lộ-Trình-Dân-Chủ để chấp nhận đối lập để khi có đối lập thật sự thì giảm thiểu sự xáo trộn như chúng ta chứng kiến trong trường hợp Ai Cập.



2. Biết rằng "nhân quyền" là phạm trù khá trừu tượng và đó cũng là sỉ diện của mỗi Quốc Gia, nhưng nhiều người cho rằng "nhân quyền" cần đặt tiêu chuẩn khách quan của quốc tế hơn là của mỗi quốc gia, và vì thế "nhân quyền" ở Việt Nam gặp nhiều trở ngại với các tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Họ cho rằng VN còn quá khắt khe với những nhà bất đồng chính kiến, và có những trường hợp sự khắt khe này không cẩn thiết mà VN vẫn áp dụng trừng phạt làm cho HK không được vui lòng. Thí dụ, việc giam giữ Lm Nguyễn Văn Lý đã quá lâu và LM Lý cũng đã lớn tuổi, sự giam giữ này không cần thiết nữa. Thí dụ khác, việc giam giữ bắt anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải với nguyên do lúc đầu là trốn thuế sau lại chuyển sang tội hoạt động lật đổ nhà nước vì anh Điếu Cày tổ chức những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, và trong lúc ở tù, anh Điếu Cày viết thư khiếu nại nhưng không được giải quyết để anh Điếu Cày tuyệt thực gần 40 ngày, làm cho truyền thông và các chính khách HK phải nhíu mày khó chịu.



3. Nghị Định 72 vừa rồi được ban hành sau khi Chủ tịch Trương Tấn Sang họp Thượng Đỉnh với TT Obama tạo nên một làn sóng bất mãn ở nơi các doanh gia Hoa Kỳ và toàn thể các cơ quan truyền thông của Mỹ. Điều này làm cho các chính khách Hoa Kỳ, ngay cả Thị Trưởng Houston là bà Annise Parker, cũng cảm thấy khó chịu. Họ cho rằng Nghị Định 72 không những bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến mà còn ép buộc các đại công ty của Hoa Kỳ như Google và Facebook phải làm tình báo cho chính phủ VN. Họ cũng cho rằng Nghị Định 72 quá mơ hồ và không thể thi hành được và có lẽ còn vi phạm ngay cả Hiến Pháp của VN. Nếu Nghị Định 72 vẫn còn thì tôi cho rằng sẽ còn gặp rất nhiều chống đối của các thương gia Mỹ, các thương gia Mỹ làm áp lực lên chính quyền Mỹ, thì chắc chắn quan hệ Mỹ - Việt ngày sẽ căng thẳng hơn.



4. TPP sẽ phải tiến tới nhưng với Nghị Quyết 72 và những vấn đề "nhân quyền" của VN sẽ làm cho xa lộ TPP này gặp nhiều ổ gà, không khéo gây nên tai nạn chết người. Vì sỉ diện cũng như vì quyền lợi, Hoa Kỳ chưa có thể bán cho VN các vũ khí có tầm chiến lược ngay. Lý do: 1. Nhân quyền còn là một trở ngại lớn, đặc biệt Nghị Quyết 72; 2. HK vẫn e ngại VN chưa đủ sát cánh với HK, vấn đề hối lộ tham nhũng trầm trọng, HK e ngại Trung Quốc bỏ tiền mua chuộc các cán bộ cao cấp để rồi vũ khí này lọt vao tay Trung Quốc, Trung Quốc tháo gỡ ra rồi tái tạo y như đúc lại thì coi như các chương trình sáng tạo của Hoa Kỳ trở thành công cốc. 3. Hệ Thống Tư Pháp của VN chưa có độc lập nên không đủ sức để thi hành ngay chính cả Hiến Pháp của VN nên tạo rất nhiều kẻ hở cho những người chức quyền làm giàu qua chương trình TPP hơn là người dân VN được hưởng.



Trong tất cả những góp ý ở trên, then chốt nhất, thiển ý của tôi, là VN cần sửa đổi Hiến Pháp chấp nhận đa nguyên chính trị, lập ra một Lộ-Trình-Dân-Chủ để chấp nhận đối lập như Tổng Thống Thein Sein ở Miến Điện đã làm thì chắc chắn VN sẽ được sự ủng hộ nồng nhiệt không những của tất cả các quốc gia trên thế giới mà còn ở tất cả những người VN tại hải ngoại cũng như ở quốc nội.



Tôi hiểu tâm trạng của Đảng Cộng Sản e sợ có đối lập thì coi chừng có xáo trộn hoặc đối lập sẽ trả thù. Dân chủ đột phát như ở Ai Cập thì dễ có xáo trộn. Nhưng dân chủ có sự chuẩn bị, có sự chuyển tiếp vững vàng, dân chủ đó mau trưởng thành và khó có xáo trộn. Đối lập mà tự phát như một phong trào, không có sự chuẩn bị, thì chắc chắn có sự trả thù. Nhưng đối lập mà có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có thời gian chuyển tiếp, có sự giám sát của quốc tế, thì tôi tin rằng sự trả thù hầu như không còn chỗ đứng. Nhiều bạn Mỹ dân cử đồng nghiệp với tôi cho rằng nếu ĐCSVN làm được điều này, ĐCSVN chính là đoàn quân tiên phong thì cứ thường ĐCSVN lại nắm đa số phiếu trong chính phủ.



Một giải pháp khác có thể thi hành được mà nhiều chính khác Hoa Kỳ cũng rất thích thú và hỗ trợ đó là vì những khó khăn nội bộ không giải quyết được hết thì Đảng Cộng Sản VN công khai tách ra làm hai đảng như trường hợp Đảng Whig của Hoa Kỳ đã làm và chúng ta thấy hệ thống Lưỡng Đảng hiện nay đó là Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ.



Đôi điều quan sát, tổng lược và góp ý đến với anh. Nếu có sự góp ý nào làm anh khó chịu, xin anh hiểu đó là tôi góp ý chân thực, không có nói ba xạo lấy lòng. Nếu mà tôi ba xạo lấy lòng thì anh đâu cần có sự góp ý của tôi vì như vậy có góp ý cũng chỉ là thừa thải mà thôi.



Thân mến,

Al Hoàng



BÀI 18



TRẢ LỜI RFI VỀ ĐẢNG DÂN CHỦ-XÃ HỘI



Một số nhân sĩ trí, thức, đảng viên cộng sản Việt Nam công bố vận động thành lập đảng Dân chủ Xã hội được dư luận rất quan tâm. Kính Hòa trò chuyện cùng ông Hoàng Duy Hùng, Nghị viên thành phố Houston, Texas, người cũng có nhiều quan tâm đến tình hình chính trị xã hội Việt Nam.



Kính Hòa: Một số nhân sĩ trí thức, trong đó có một đảng viên cộng sản là ông Lê Hiếu Đằng công bố vận động thành lập một đảng mới là Dân chủ xã hội để làm đối trọng với đảng cộng sản, với tư cách một người có quan tâm nhiều đến Việt Nam, ông nghĩ về việc này thế nào?



HDH: Tôi rất ủng hộ cho việc thành lập đảng Dân Chủ Xã Hội, nhưng mà tôi tin là Dảng Cộng Sản Việt Nam sẽ bắt bớ vì họ chưa chấp nhận đối lập, và nội bộ của họ cũng chia rẽ không thuần nhất như trước, nên khi có sự xuất hiện một đảng đối lập họ sợ sẽ bị bể, họ chưa có chuẩn bị. Điều thứ hai là chắc chắn không chỉ có một mình ông Lê Hiếu Đằng, cho nên đảng cộng sản sẽ tìm xem thế lực nào đằng sau đó. Trước mắt họ sẽ để yên để tìm hiểu nhưng rồi họ sẽ không để yên đâu. Có nhiều người bảo nhóm ông Đằng là đối lập cuội, nhưng tôi cho là không phải như vậy, họ là những người có tâm với đất nước, họ muốn thay đổi. Trong đảng cộng sản có nhiều phe và phe đang cầm quyền không thích chuyện này.



Nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị thì có khả năng xảy ra việc trả thù đẫm máu. Những người đảng viên cộng sản về hưu hoặc không nắm quyền biết điều đó và họ muốn ngồi lại với nhau thành một khối để có thể tạo sự chuyển tiếp ôn hòa



Câu hỏi đặt ra là bao giờ VN có đối lập thật sự? Chuyện đối lập sẽ phải đến thôi mà vấn đề là khi nào. Cần phải có chuyện ý thức của nhà cầm quyền về chuyện đó, như kinh nghiệm Miến Điện cho thấy khi ông Theinsein chấp nhận chuyện đối lập. Việt Nam có lẽ cần có một nhà lãnh đạo ôn hòa lên cầm quyền.



Còn nếu cứ đàn áp hòai thì sẽ đưa đến sự xáo trộn. Nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị thì có khả năng xảy ra việc trả thù đẫm máu. Những người đảng viên cộng sản về hưu hoặc không nắm quyền biết điều đó và họ muốn ngồi lại với nhau thành một khối để có thể tạo sự chuyển tiếp ôn hòa.



Kính Hòa: Thưa ông trong việc tuyên bố thành lập đảng Dân Chủ Xã Hội này có chuyện khác với việc cụ Hòang Minh Chính tuyên bố phục họat đảng Dân Chủ trước đây là có đề cập đến những đảng viên cộng sản. Phải chăng việc này có thể làm giảm cái rủi ro bị đàn áp không?



HDH: Học kinh nghiệm của ông Hòang Minh Chính nên họ khôn khéo hơn. Có những người dường như chỉ muốn đấu tranh lật đổ, cực đoan, thì như vậy chỉ tạo cái cớ cho đảng Cộng sản đàn áp. Hiện giờ trong nước không có lực lượng nào đủ mạnh, cho nên nếu để một cái cớ nhỏ cho người cộng sản họ đàn áp thì là một thiệt hại lớn vô cùng. Những người như ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận rất khôn khéo kêu gọi những người cựu cộng sản, hoặc những người đã về hưu, như vậy bớt đi cái gai nhọn tạo cớ cho cộng sản đàn áp.



Tuy nhiên, như tôi đã nói là nhà cầm quyền cộng sản hiện chưa có dấu hiệu nào chấp nhận đối lập, nên nếu họ thấy cái đảng này lớn mạnh đe dọa đến đảng cầm quyền của họ thì họ sẽ đàn áp.



Kính Hòa: Trong lịch sử sụp đổ của các đảng cộng sản thì không có một đảng nào tách ra từ đảng cộng sản lúc sự cầm quyền của họ đang mạnh mà thành công phải không thưa ông?



HDH: Vâng đúng vậy.



Kính Hòa: Vậy nếu lần này mà đảng Dân chủ xã hội thành công thì đó là một trường hợp đặc biệt của Việt Nam?



HDH: Vâng, nếu một đảng cộng sản thóai thân, hay là tách ra làm hai làm ba, vì mâu thuẫn quyền lợi, vì ý thức hệ, thậm chí vì mâu thuẫn chiến thuật cũng được nữa, thì tôi tin là sự tách ra đó là có thực, vì ý thức hệ cộng sản không còn như xưa nữa. Nếu thành công thì đây là trường hợp đầu tiên sự tách ra thành công từ nội bộ cộng sản.



Kính Hòa: xin cám ơn ông Hòang Duy Hùng.







BÀI 19





CHIẾN THUẬT Đ ẤU TRANH NÀO HỮU HIỆU Ở VIỆT NAM?



Giáo sư Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia, gần đây nói rằng: "Thực chất ở Việt Nam hiện nay, có thể nói với Đảng Cộng sản Việt Nam thì không có đối thủ. Nếu thể hiện là đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một tổ chức, tôi nghĩ là không có."



Sự thực của vấn đề này ra sao, Anh Vũ từ Bangkok cho biết thêm chi tiết.



1. Xin ông cho biết quan điểm của ông trong vấn đề này? Đúng, chưa đúng và lý do vì sao?



Trả Lời: Tôi đồng ý với nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đình Tấn trên phương diện "tổ chức" thì ĐCSVN hiện nay không có đối thủ. Nói đến "đối thủ" thì phải nói đến tương quan lực lượng. Trong đấu tranh thì phải biết mình và biết đối thủ - tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng. Nhận định thực lực của mỗi bên không phải là tung hỏa mù mà là để lượng định và đưa ra một kế sách khả thi kẻo không sẽ bị rơi vào cảnh lạc quan tếu. Tôi hiểu tâm trạng của nhiều vị muốn có một cuộc cách mạng thay đổi qua đêm. Có nhiều vị muốn lật đổ ngay chê độ Cộng Sản nên không muốn tin rằng không có thế lực nào hiện nay ở Việt Nam có thể làm được điều đó và thậm chí không có thế lực nào đủ sức làm đối lập với ĐCSVN.



Đảng CSVN có nhiều ưu thế ở phần tương quan lực lượng này mà trong đấu tranh được gọi là "thế và lực." Hiện nay ĐCSVN có gần 3 triệu đảng viên, cơ cấu từ trung ương đến địa phương, nắm giữ quyền lực điều hành quôc gia, sử dụng được công an và quân đội, điều động hầu hết các cơ quan truyền thông báo chí, và vì ở vị trí độc quyền lãnh đạo có nhiều cơ hội khai thác thương mại nên tài chánh của ĐCSVN cũng rất dồi dào. Một điểm mạnh khác của ĐCSVN là đảng cầm quyền lâu nên có nhiều kinh nghiệm và đã thiết lập đươc cơ chế sâu rộng. Lúc hữu sự, Đảng có thể sử dụng các cơ quan truyền thông báo chi "lề phải" để tạo thanh thế hoặc tạo "chính nghĩa" cho Đảng. Vì ở ưu thế này nên nếu có tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát quôc tế thì tôi nghĩ rằng ĐCSVN sẽ chiếm đa số.



Về vấn đề yếm thế thì ĐCSVN đã có "thời" ở trên đỉnh cao và khi "cơ trời" đến thì đỉnh cao đó từ từ tụt xuống theo quy luật trời đất có thịnh thì có suy và không có gì trường tồn vĩnh viễn. Khi nào "cơ" đó đến thì chúng ta cũng nhìn thấy bài học ở Mông Cổ, sau vài lần bầu cử thì đảng đối lập lớn mạnh để đủ sức trở thành đối trọng với Đảng Cộng Sản.



2. Xin ông đánh giá chung mang tính khái quát của phong trào đấu tranh cho tự do-dân chủ ở VN hiện nay ra sao? (Cái được và cái chưa được)



Trả Lời: Nhìn về phe đối lập, lòng yêu nước cao độ có thừa, nhưng phe đối lập còn quá nhiều khuynh hướng và phân hóa, nhiều khi còn công kích lẫn nhau, không đấu tranh theo cùng sách lược thì chụp mũ cho người cùng chiến tuyến là Việt gian hay là tay sai của Cộng Sản, đôi lúc còn quá lạc quan lãng mạng trong đấu trường với ĐCSVN nên không gặt hái kết quả như dự định từ đó dễ làm cho quần chúng nản lòng. Bao lâu tình trạng này tiếp diên thì bấy lâu "cơ" của Trời sẽ bị đình trệ.



3. Nếu hình dung tương quan giữa 2 bên (chính quyền & đối lập) như hai con thuyền. Sẽ có các khả năng sau đây sẽ xảy ra:

a. Đối đầu, một mất một còn (lao thẳng vào nhau).

b. Thuyền nhỏ tìm cách tiếp cận tàu lớn bằng cách gây lòng tin thông qua phản biện mang tính đối lập để xây dựng nhằm tiến tới những tiếng nói đó xuất hiện trong khu vực công. Theo cái họ gọi là diễn biến hòa bình. Theo ông ưu nhược điểm của các phương cách là gì và phương án nào ông cho là khả thi?



Trả Lời: Phương án A là phương án mà một số người đấu tranh muốn áp dụng và họ chủ trương "thà chết vinh hơn sống nhục" như lời trối trăn của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học: "Không thành công cũng thành nhân." Phương án A này ở bên hải ngoại nhiều vị cao niên với lòng yêu nước cao độ hay hô hào hầu như hàng ngày trên các diễn đàn điện tử. Chính vì nhiệt tình này nên khi thấy những ai áp dụng phương án khác đều bị các vị này lên án là Việt gian hoặc là tay sai làm lợi cho Cộng Sản. Với nhiệt tình đó cộng với một phương án hầu như bất khả thi hiện nay nên Lực của phong trào dân chủ bị hao tổn rất nhiều. Với tình hình hiện nay như đã trình bày trong câu hỏi 1 và 2, tôi cho rằng phương án B có tính khả thi (feasibility) hơn và cần phải áp dụng phương án này để tránh xáo trộn cũng như đổ máu ở Việt Nam ngõ hầu không tạo cơ hội cho Trung Quốc đưa quân vào VN với lý do cứu giúp đàn em hoặc tạo ổn định ở phía nam để tránh hệ lụy dây chuyền sang Trung Quốc. Ưu điểm của phương án này là mềm dẻo nương theo thời cuộc để nắm bắt cơ hội nhưng khuyết điểm của phương án B lại bị động do sự cương quyết không chịu nhượng bộ của ĐCSVN cũng như sự tấn công của những người theo phương án A vì những người theo phương án A cho rằng phương pháp B chỉ là kéo dài sự tồn tại của ĐCSVN mà thôi.



4. Với bối cảnh chính trị Việt nam hiện nay, theo ông một tổ chức có thể là đối trọng với đảng CSVN là một chính đảng hay một mặt trận thống nhất nhằm liên minh tất cả các lực lượng trong và ngoài nước? Lý do vì sao?



Trả Lời: Như đã trình bày ở câu hỏi 1, 2, và 3, hiện nay không có tổ chức nào khả dĩ gọi là đối trọng với ĐCSVN cả vì lý do ngoại tại cũng như nội tại. Ngoại tại là do ĐCSVN đã triệt hạ tất cả những đối kháng trong những thập niên qua. Nội tại là phong trào dân chủ có quá nhiều xu hướng đưa đến sự phân hóa rạn nứt hầu như không thể thống nhất thành một mặt trận. Hơn nữa, có làm thì có khuyết điểm, và nhiều khi người cùng chiến tuyến chỉ nhắm vào khuyết điểm mổ xẻ làm cho sự rạn nứt ngày càng sâu đậm hầu như không thể hàn gắn lại được. Chính vì vậy một chính đảng cũ khó có thể đủ sức mạnh để đảm nhận vai trò đối lập với ĐCSVN mà cần phải có một liên minh hoặc một mặt trận. Khi tạo thế liên minh hoặc mặt trận thì phải bỏ qua những dị biệt để tìm sự đồng thuận mà làm việc, và như vậy cũng phải bao dung cho nhau để bổ sung những khuyết điểm. Câu hỏi được đặt ra hiện nay có bao nhiêu tổ chức sẵn sàng để làm chuyện đó?



Luật sư Hoàng Duy Hùng tức là Al Hoàng.






BÀI 20

GIẢI TỎA MỘT SỐ VẤN ĐỀ SINH HOẠT CŨNG NHƯ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ TRƯƠNG CÁCH MẠNG TRẮNG



1.

AL HOÀNG TRẢ LÒI ÔNG NGUYỄN VĂN NAM VỀ VIỆC ÔNG NAM THÁCH THÚC ĐỐI LUẬN



Kính gởi ông Nguyễn Văn Nam, Chủ Tịch Tiên Khởi của Cộng Đồng và là 1 trong những nguyên đơn kiện,

Kính gởi toàn thể nguyên đơn cũng như những người đang ủng hộ ông Nguyễn Văn Nam và các nguyên đơn,

Kính gởi toàn thể quý đồng hương:

Trước tiên, tôi chấp nhận công khai đối chất với ông Nguyễn Văn Nam, Phe Nguyên Đơn, hoặc những người đang ủng hộ Phe Nguyên Đơn ngày đêm dựng chuyện trên diễn đàn dán cho tôi cái nhãn thâm lạm ngân quỹ và là Cộng Sản. Trong buổi đối luận công khai đó, tôi sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của quý vị từ vấn đề hồ sơ tài chánh cho đến vấn đề đấu tranh chính trị xem thử con đường đấu tranh của ai là con đường mau có kết quả nhất cho dân tộc Việt Nam.

Theo yêu cầu của ông Nguyễn Văn Nam, tôi trả lời ngay vài câu hỏi của ông nêu lên cho tôi trên diễn đàn.

1. Hỏi: Ông Hoàng Duy Hùng với tư cách Chủ Tịch Cộng Đồng có yêu cầu UH hạ cờ Vàng Ba Sọc Đỏ hay không?

Trả Lời: KHÔNG. Hội Sinh Viên Người Việt Quốc Gia (VSA) ở UH thấy có lá cờ CSVN lớn hơn bàn tay treo ở lounge nghỉ của các sinh viên. Họ gọi đến cho tôi, với tư cách là Chủ Tịch Cộng Đồng xin giúp đỡ yêu cầu UH hạ cờ Đỏ xuống. Tôi đến họp với UH, tôi trình bày lý do tại sao phải hạ cờ Đỏ và treo cờ Vàng lên. Họ đồng ý phải có cờ Vàng là đại diện cho người tỵ nạn Cộng Sản. Rồi UH thượng cờ Vàng lên, cùng chung với cờ Đỏ.

Khi biết UH thượng cờ Vàng lên cùng treo với cờ Đỏ, tôi gởi văn thư đến UH yêu cầu phải hạ cờ Đỏ và chỉ có cờ Vàng. UH không chịu vì họ nói có những sinh viên ở Việt Nam theo học ở UH và cờ Đỏ đại diện cho các sinh viên đó. Khổ nổi Hội Sinh Viên Người Việt Quốc Gia (VSA) ở UH như anh Vũ Linh lại công khai ủng hộ cho quyết định này của UH.

Thấy để cờ Vàng cùng treo với cờ Đỏ là niềm tủi nhục cho những người tỵ nạn CS, tôi mở chiến dịch vận động đồng hương gọi điện thoại và ký thỉnh nguyện thư đến UH. Tôi còn tuyên bố sẽ tổ chức biểu tình tuyệt thực cho đến khi nào cờ Đỏ phải hạ xuống mới thôi. Nhiều ngàn đồng hương hưởng ứng gọi điện thoại và ký thỉnh nguyện thư. Thấy sự phản ứng mạnh này của đồng hương, UH gọi điện thoại cho tôi đưa ra hai giải pháp: 1. Cùng treo hai cờ; 2. Không có cờ nào hết.

Nhận được tin này của UH, tôi triệu tập một phiên họp của Cộng Đồng để có quyết định chung. Trong phiên họp, chính ông Nguyễn Vân Tùng phát biểu “người Quốc Gia đã mất nước, không còn chính phủ, mà hai cờ treo ngang nhau thì như vậy là được rồi.” Nhưng có những người khác như ông Hồ Sắc, ông Đặng Quốc Việt, ông Trịnh Du, ông Lê Văn Sanh, cá nhân tôi, và nhiều người khác không đồng ý với lý do nếu cờ Đỏ cùng treo với cờ Vàng được ở UH thì Cộng Sản sẽ dùng chiêu thức này để treo cờ Đỏ chung với cờ Vàng ở mọi trường học. Phân tích thiệt hơn, đa số biểu quyết nếu như vậy thì chấp nhận giải pháp KHÔNG CÓ CỜ NÀO.

Tôn trọng quyết định phiên họp của Cộng Đồng, với tư cách Chủ Tịch, tôi gởi văn thư đến UH và gởi bản sao cho Hội Sinh Viên cho biết Cộng Đồng chấp nhận giải pháp không có cờ nào. Và đó là văn thư mà ông Đức Đầu Bạc đưa ra, chính ông Nguyễn Văn Nam và khoảng 50 người tham dự, đã xem và lúc đó đều nói rằng giải pháp đó là ĐÚNG.

Không hề có văn thư nào của tôi gởi cho UH yêu cầu hạ cờ Vàng cả. Chỉ có văn thư đồng ý giải pháp không có cờ nào và đó là quyết định trong phiên họp của Cộng Đồng, không phải riêng cá nhân tôi. Có các nhân chứng như ông Trịnh Du, ông Đặng Quốc Việt, ông Lê Văn Sanh, mọi người có thể kiểm chứng.

2. Hỏi: Trường hợp có mặt ông mà không thấy Nguyên đơn (NVN) độn thổ, mà lại chứng minh cụ thể ông thâm lạm Công quỹ hàng trăm ngàn đô la và Bầu Cử Gian lận "không chứng minh hợp pháp được" thì ông có nhận lỗi và chịu dắt đám âm binh dơ dáy bỏ Houston đi nơi khác, trả lại cảnh thanh bình và đoàn kết cho Cộng đồng NVQG Houston & VPC như 25 năm trước khi ông vào làm việc Cộng đồng không?

Trả Lời: Nếu ông chứng minh được tôi thâm lạm công quỹ, đừng nói hơn trăm ngàn, chỉ cần $100 như cái check lủng của ông Peter Trần Dũng thôi, vì tôi là người Công Giáo không được phép tự lấy mạng sống mình, việc đầu tiên tôi làm là quỳ xuống để các ông nhổ nước bọt sỉ vả, việc thứ hai là tôi từ chức Nghị Viên và không bao giờ sinh hoạt chính trị. Lúc đó, chính những người đang ủng hộ tôi sẽ là những người đầu tiên sỉ vả nguyền rủa tôi.

Nếu ông Nguyễn Văn Nam không chứng minh được tôi thâm lạm công quỹ của Cộng Đồng, ngược lại, tôi chứng minh tôi đã đóng góp tài chánh thêm cho Cộng Đồng, vậy ông Nguyễn Văn Nam có dám tạ lỗi tôi cách công khai và dọn nhà ra khỏi Vùng Houston này như ông nói trên đài truyền hình hay không?

Từ ngày thành lập Cộng Đồng, Cộng Đồng xáo trộn kiện tung liên miên. Nguyên do ở đâu? Nguyên do ở nơi những kẻ làm không bao nhiêu mà đòi làm thái thượng hoàng, và không được thì dựng chuyện đánh phá. Khi ông Đỗ Minh Đức làm Chủ Tịch thì cũng chính những người đang đánh phá tôi là những người chụp cho ông Đỗ Minh Đức cái nón cối Cộng Sản. Rồi những người đó đến năn nỉ ỉ ôi tôi ra để tạo yên ổn Cộng Đồng. Khi tôi ra làm Chủ Tịch thì tạo mãi Trung Tâm Sinh Hoạt, mọi chi thu đều có báo cáo minh bạch trong các phiên họp và Khoáng Đại Cộng Đồng đến nỗi ông Peter Trần Dũng đã tuyên bố ít nhất 2 lần trong Đại Hội Khoáng Đại, là hồ sơ sổ sách minh bạch từ trước tới nay chưa bao giờ có. Ngay cả lúc tôi đã đắc cử Nghị Viên và bàn giao lại cho ông Phan Như Học, ngay trong ngày bàn giao, chính ông Peter Trần Dũng tuyên bố: “Khi giao Cộng Đồng cho ông Hoàng Duy Hùng là con số trừ, bây giờ ông Hoàng Duy Hùng giao Cộng Đồng này lại thì là con số cộng, cộng rất nhiều.” Tại sao sau đó lại đổi trắng thay đen? Tại vì thất cử không được làm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát, tại vì ứng cử vào HĐGS mà không đắc cử. Ông Vân Đình gọi vào đài 900AM đã nói rất rõ trong phiên họp ở Tòa Soạn Báo Đẹp các ông cay cú vì không được như ý và thề sống chết ăn thua đủ với Hoàng Duy Hùng!!!

Trong thực tế, từ ngày tôi làm nghị viên, tôi không có chút quyền hành gì trong Cộng Đồng, các ông cứ hỏi thẳng ông Nguyễn Tấn Trí, ông Đào Văn Thảo, bà Phan Dụy, v.v. thì các ông sẽ rõ Hoàng Duy Hùng này không hề có chút quyền hay xía vào chuyện điều hành của Cộng Đồng.

Ai là âm binh và ai đánh bẩn? Cái check $4000 tôi ký ngày 30/4/2009 cho TRI NGUYEN là một bằng chứng trong hồ sơ vụ kiện Cộng Đồng. Các ông hỏi tiền mượn của ông Nguyễn Đình Minh Trị $25,000 thì Thủ Quỹ đã xuất ra tấm ngân phiếu $26,000 của ông Nguyễn Đình Minh Trị trong đó ông Trị cho Cộng Đồng mượn $25,000 và đóng góp 1 ngàn thành $26,000. Tấm ngân phiếu này đã deposit và có hồ sơ deposit. Sau một năm, ông Nguyễn Đình Minh Trị đòi lại $25,000, Cộng Đồng không có tiền, Cộng Đồng chỉ trả được $12,000. Phiên họp của Hội Đồng Đại Diện biểu quyết nhờ tôi đi kiếm số tiền $13,000 còn lại để trả cho ông Trị. Nhân chứng như bác sĩ Trần Văn Thuần còn đó. Tôi lấy tiền nhà $9000 và ký cái check $4000 từ văn phòng luật sư của tôi trả cho ông Trị, Tri Nguyen tức là Trị Nguyễn chớ không phải Nguyễn Tấn Trí. Sau khi nhận đủ $25,000, ông Nguyễn Đình Minh Trị trao lại bản chính Giấy Nợ và ký một note đã nhận được đầy đủ số tiền cho Cộng đồng mượn. Nhưng mấy ông giao bản sao tấm ngân phiếu đó cho ông Nguyễn Vân Tùng để ông Tùng đưa lên mạng nói HDH trả cho ông Nguyễn Tấn Trí $4000 để thuê ông Trí đánh phá mấy ông!!!

Ông Đỗ Minh Đức tuyên bố hồ sơ tài chánh hỏi thì phải có ngay, tại sao phải đợi 30 ngày. Hồ sơ tài chánh hỏi thì có ngay, để ở Trung Tâm, ai coi cũng được, và đã từng trao cho nhiều người coi. Nhưng khi kiếm chuyện thì HĐGS yêu cầu phải có bản sao từng tấm ngân phiếu, từng deposit slip, v.v., thì chính những cái lắt nhắc đó phải đi order từ ngân hàng mất khoảng 30 ngày là vậy. Trong vụ kiện, một khi yêu cầu đưa bằng chứng thì họ đều cho phép 30 ngày.

Ông Đỗ Minh Đức dám dựng chuyện nói láo Quỹ Tranh Cử của tôi trả tiền cho bà xã tôi vì ông nói ông có bằng chứng $10,000 và ông Hùng sẽ phải “đi tù” như ông Tom Delay. Ông Đỗ Minh Đức nói ẩu, ông Tom Delay bị truy tố dùng tiền quỹ tranh cử ủng hộ cho ứng cử viên Đảng Cộng Hòa khác. Tối Cao Pháp Viện của Texas đã tuyên bố trắng án cho ông Tom Delay, sao ông Đỗ Minh Đức không công khai đính chính? Cái gọi là bằng chứng $10,000 đó chính là $10,000 bà xã tôi mua cashier cho Pinnacle Title đặt cọc mua Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng và sau này Cộng Đồng hoàn trả lại số tiền đó. Ông Đỗ Minh Đức dựng chuyện ngậm máu phun người vu khống tôi, sao ông Đỗ Minh Đức không xin lỗi tôi?

Qua mấy câu chuyện nhỏ ở trên cho thấy, hình thức cắt xén tin tức xào nấu chụp mũ gán ghép tội lỗi cho tôi thì đồng hương hiểu ai là âm binh và ai là nạn nhân của âm binh. Thưa ông Nam, sống thà để họ ghét chớ đừng để họ khinh.

3. Nguyễn Văn Nam: Nếu 2 điều nêu trên ông không dám nhận thì cuộc đối thọai sẽ không thành. Trong tạm thời ông có thể chỉ thị đám âm binh của ông ngưng chữi bẩn để chờ đến phiên xử chung cuộc vào tháng 11 sẽ có kết quả trắng đen (đương nhiên ông phải cam kết không được tìm cách kéo dài vụ kiện nữa)

Trả Lời: Hai điều ở trên của ông tôi đã trả lời rõ ràng. Về vấn đề hoãn vụ kiện, sao ông Nam lại ăn nói ngược ngạo đổi trắng thay đen nữa rồi, tôi chưa bao giờ kéo dài vụ kiện mà chính các ông đã xin hoãn 3 lần, hồ sơ tại tòa còn rành rành ra đó. Ngay từ lúc các ông mới nạp hồ sơ vào, tôi nói ngay tại Tòa tôi muốn xử càng sớm càng tốt nhưng chính mấy ông dùng dằng yêu cầu đợi sang năm mới xử vì các ông muốn dùng vụ kiện để có cớ bêu xấu hầu mong làm cho tôi thất cử.

Về vấn đề “chỉ thị đám âm binh” thì ai là âm binh?

Tôi về Việt Nam với tư cách dân cử của Thành Phố Houston lo cho chính sách của Thành Phố theo đúng quy trình của Liên Bang. Tôi đại diện cho TP Houston chớ không phải đại diện riêng cho người Việt. Nhưng phe các ông dựng đứng đủ chuyện đánh phá tôi ngày đêm:

a/ Xuống phi trường, Bộ Ngoại Giao trao tặng cho vợ chồng tôi bó hoa, thì phe các ông lại chua chữ Vợ Chồng Hoàng Duy Hùng cầm bó hoa chuẩn bị vào thăm Lăng Hồ Chí Minh. Chuyến đi về VN tháng 3/2013 vừa qua, tôi chủ trương không thăm Lăng Hồ Chí Minh và tôi đã không đến đó. Tôi yêu cầu đi đến 3 nơi: Đền Hùng là dựng nước, Đền Thánh Gióng đánh giặc Ân là giữ nước, và Quốc Tự Giám là phát huy đất nước.

b/ Thay mặt cho Thị Trưởng Annise Parker, tôi tặng cho Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn quà của Thành Phố, ông Nguyễn Thanh Sơn tặng quà lại, tượng Đền Hùng. Các ông lại dựng chuyện chua lên câu đó là quà Vàng Ròng 10 lượng và Nguyễn Thanh Sơn tuyên bố từ nay Hoàng Duy Hùng là Đảng Viên Cộng Sản.

c/ Thay mặt cho Thành Phố Houston tôi họp với các viên chức Thành Phố Đà Nẵng. Lá Cờ Mỹ là lá cờ tôi đại diện. Còn Hình Hồ Chí Minh & Cờ Đỏ Sao Vàng là biểu tượng của Thành Phố Đà Nẵng. Trong lễ nghi ngoại giao, tôi phải làm theo nghi thức ngoại giao như các vị dân cử khác, tôi chụp hình chung với họ không có nghĩa rằng cờ Đỏ và hình Hồ Chí Minh là biểu tượng của tôi. Phe các ông dựng chuyện nói Hoàng Duy Hùng tuyên bố sẵn sàng thi hành nghị quyết 36 của Cộng Sản.

Đó là phương thức chống Cộng của các ông hay sao? Ai là âm binh dựng chuyện đánh phá kẻ khác thì thiết tưởng đọc giả đã nhìn ra được rồi.

Khi đi công tác từ Việt Nam trở về, tôi tổ chức họp báo để cho các ông tha hồ mà chất vấn nhưng phe các ông vận động tẩy chay. Nói là tẩy chay nhưng lại lên các diễn đàn tung đủ thứ hỏa mù để chụp cho tôi cái mũ Việt gian hoặc Cộng Sản. Trong buổi họp báo này, tôi đã trả lời chị Ngọc Tân: “Nói rằng Cộng Sản ác không? Tôi khẳng định Cộng Sản ác, rất ác. Nhưng hỏi bây giờ Cộng Sản có thay đổi hay không thì tôi cũng trả lời họ có thay đổi vì nếu họ không thay đổi thì họ tự sát. Hỏi rằng ông Hoàng Duy Hùng có theo Cộng Sản hay không thì chắc chắn không bao giờ, nhưng tôi chấp nhận đấu tranh với Cộng Sản từng phần làm áp lực để họ đồng ý với Quốc Tế đưa ra Lộ Trình Dân Chủ ngõ hầu dân chủ đến với Việt Nam mà không cần qua con đường xáo trộn đổ máu.” Quý vị đồng ý con đường này hay không là quyền của quý vị, còn tôi, tôi cho rằng con đường này khả thi và tốt đẹp nhất cho Việt Nam.

Thưa ông Nam, như vậy chúng ta có đối luận công khai (thời giờ tương đồng và công bằng cho mỗi bên) trước với sự hiện diện các cơ quan truyền thông? Ông Nam và phe ông cứ chuẩn bị tổ chức, thông báo ngày giờ và địa điểm cho tôi, tôi sẽ đến. Vì vấn đề lo cho cuộc tranh cử, mong ông thông cảm không tổ chức trong nhũng ngày bầu cử.

Tôi đã từng tuyên bố: “Hoàng Duy Hùng này sống đội trời chân đạp đất, không sợ một thế lực nào cả, chỉ sợ một Đấng duy nhất chính là Thượng Đế người có thể giết chết phần xác lẫn phần hồn của tôi. Do vậy, tôi sống và làm theo đúng lương tâm của tôi.”

Trân trọng,

Al Hoàng, tức là Ls. Hoàng Duy Hùng.

2.

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC VỀ KẾT QUẢ VỤ KIỆN



THÔNG BÁO CHÍNH THỨC CỦA AL HOÀNG VỀ VỤ TÒA ÁN HỦY BỎ VỤ KIỆN CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HOUSTON & PHỤ CẬN



Kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần,

Kính thưa quý cơ quan truyền thông báo chí,

Kính thưa quý đảng phái đấu tranh, quý hội đoàn ái hữu,

Kính thưa quý thân hào nhân sĩ và quý đồng hương:

Ngày 9-10-2013, chánh án Ken Wise đã ký Lệnh Hủy Bỏ vụ kiện cộng đồng mang số 2010-75173 do 4 vị thành viên trong Hội Đồng Giám Sát 2007-2010 nộp, và tuyên bố Nguyên Đơn không lãnh đồng xu nào hết từ năm người bị đơn gồm có Al Hoang, Teresa Hoang, Cavatina Truong, Skybird Nguyễn tức Viễn Phương, và Joe Phan tức Phan Như Học. Xin quý đồng hương xem Án Lệnh Tòa được đính kèm.

Án lệnh này có nghĩa như thế nào?

Trong Đơn Xin Cứu Xét Chung Thẩm (Motion For Summary Judgment), luật sư Brent Perry, đại diện cho Bị Đơn, đã trình bày từng chi tiết, từ Standing (tức thẩm quyền truy tố), có hay không có thâm lạm, làm đúng trách nhiệm hay không và ngay cả chung quyết của Đại Hội Khoáng Đại Cộng Đồng về vấn đề bầu cử.

Đơn Cứu Xét Chung Thẩm này được nộp và có buổi phúc trình ngày 23/8/2013. Sau gần 6 tuần suy nghĩ, Chánh Án Ken Wise ký án lệnh Hủy Bỏ Vụ Kiện.

Khi Tòa hủy bỏ vụ kiện tức là nguyên đơn không có thẩm quyền truy tố, hồ sơ tài chánh của Bị Đơn hoàn toàn trong sạch làm đúng trách nhiệm, và Kết Quả Bầu Cử Cộng đồng năm 2010 là đàng hoàng, hợp pháp.

Đó là về lý lẽ do Tòa phán quyết. Còn về Tình thì cá nhân tôi là Al Hoàng đã chấp nhận công khai đối luận với ông Nguyễn Văn Nam và phe Nguyên Đơn theo lời thách thức của ông Nguyễn Văn Nam để trả lời mọi vấn đề, từ hồ sơ sổ sách Cộng Đồng, hồ sơ Quỹ Tranh Cử, vấn đề chính trị con đường đấu tranh nào hợp thời hợp tình thế nhất. Ông Peter Trần Dũng trả lời không đối thoại. Không đối thoại nhưng một số người vẫn tiếp tục lên diễn đàn tung những tin thất thiệt. Vụ kiện hồ sơ tài chánh của Cộng Đồng coi như tạm chấm dứt nơi đây, trừ phi phe Nguyên Đơn kháng cáo thì còn tiếp diễn nơi Tòa Thượng Thầm. Còn vấn đề hồ sơ Quỹ Tranh Cử của tôi, nếu phe Nguyên Đơn thấy có gì sai trái, thì xin hãy cứ than phiền với những cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thật ra vấn đề than phiền này đã có từ nhiều lần trong vài năm nay rồi, tôi sẵn sàng trả lời với những cơ quan chức năng đó.

Xin chân thành cám ơn quý đồng hương đã kiên nhẫn theo dõi vụ kiện và đã âm thầm hỗ trợ tôi và Bị Đơn bằng cách này hay cách khác. Xin Ơn Trên trả công bội hậu cho quý vị.

Trân trọng kính báo và cám ơn tất cả quý đồng hương.

Al Hoàng, tức Ls. Hoàng Duy Hùng, một trong những bị đơn.



3.

MR. TOM BÌNH LUẬN VỀ VỤ ÁN VÀ NHỮNG LỪA ĐẢO CỦA HĐGS MÀ ÔNG GỌI LÀ HỘI ĐỒNG ÁM SÁT

Nhớ lại cách đây 3 năm, năm 2010, phe Ám Sát Cộng Đồng hỗ trợ cho Liên Danh Gío Mới của bà Ns. Chu Mỹ Dung ra tranh cử đấu với bà Ls.Teresa Hoàng. Phe Ám Sát CĐ mở màn kịch lừa đồng hương bằng cách hô hoán ông nghị Hùng thụt két hơn $600,000, ăn chận tiền bão Ike do Fema cấp hơn $400,000, ... Nghe nói đến số tiền quá lớn như vậy bị ông Hùng thụt két thì lập tức nhiều đồng hương động lòng. Phe Ám Sát Cộng Đồng tuyên bố cần lấy lại số tiền 1 triệu đô đó thì phải nộp đơn kiện ông nghị Hùng thâm lạm ngân quỹ Cộng Đồng.



Đồng hương tiếc xót cho số tiền cả triệu đó nên nhiều người đã đóng cho Phe Ám Sát. Cứ thế Phe Ám Sát tổ chức Gây Quỹ, hội thảo gây quỹ, tường trình gây quỹ, hội họp gây quỹ, .. ôi thôi, liên miên, và số tiền đó không hề bao giờ báo cáo chi thu như thế nào. Mỗi lần hội họp như vậy thì Phe Ám Sát hùng hổ tuyên bố thắng kiện 100%, ông nghị Hùng sẽ tiêu tùng, rồi phe ủng hộ Ám Sát như Nguyễn Ngọc Phách, Lê Văn Hoàng, Nguyễn Vân Tùng, Trần Trí Hoàng, Hinh Trần, Lê Hữu Tự, Đảng Cắt Cầu Chì, Nguyễn Thọc Hái, John Nguyễn, Trương Như Phùng, v.v, kẻ tung người hứng nói rằng nghị Hùng sẽ phải đi vô bóc lịch trong nhà đá nhiều năm trời tới nơi.



Phe Ám Sát lừa đảo đồng hương lấy tiền để đi kiện, dùng vụ kiện để hỗ trợ cho Liên Danh Gió Mới, bà NS Chu Mỹ Dung trong buổi đối luận với Liên Danh Tương Lai, dám lộng ngôn nói HĐĐD của ông nghị Hùng trong đó có Teresa là hồ sơ tài chánh lem nhem. Trong buổi đối luận, bà hứng quá bà tuyên bố Giáo Hoàng có vợ con và nhiều sư sãi cũng vậy. Lời tuyến bố đó của bà đã làm cho bà thất cử, thua đậm, chỉ được chưa tới 1/3 số phiếu của đối phương. Bả giả vờ bệnh, nói rằng khẩn cấp vào nhà thương cắt buồng phổi. Trong lúc đếm phiếu Đài BYN hỏi bên Gíó Mới có công nhận kết quả bầu cử không, Ông Hạnh đại diện cho Gío Mới trả lời: "Thắng thì công nhận, thua thì không vì bầu cử gian lận." Kết quả thua, ông Hạnh móc trong túi ra tờ giấy đọc và phản đối kết quả bầu cử vì cho rằng gian lận.! Rồi bà NS. Chu Mỹ Dung bị Tòa chất vấn phải khai thiệt chả có đi nhà thương hay bị bệnh tật gì cả. Thế mà trước đó viết bài hăm dọa Đài BYN nói rằng Đài loan tin này tin nọ trong lúc bà mổ buồng phổi như cố tình chọc cho bà tức để bà chết thì BYN phải đền bù thiệt hại.



Phe Ám Sát kiện luôn Cộng Đồng mới nói là bất hợp lệ dầu rằng Đội Hội Khoáng Đại là cơ quan quyền lực cao nhất của Cộng Đồng đã họp và giải quyết tất cả những tồn đọng và khiếu kiện của phe Gió Mới. Phe Ám Sát tự phong cho họ quyền lực cao hơn cả Đại Hội Khoáng Đại.



Phe Ám Sát tung đủ thứ tin vịt làm đồng hương tưởng thiệt. Rồi trong lúc Cộng Đồng đang họp khoáng đại, tên Nguyễn Trần Đàm dám lén lút cắt cầu chì để không cho có điện hội họp được. Nguyễn Trần Đàm bị máy quay phim của Nhà Hàng Thiên Phú thâu lại được. Thế là Nguyễn Trần Đàm bị Tòa ra trát bắt, bị Tòa Phạt phải xin lỗi Cộng Đồng, phải đóng phạt. Nguyễn Trần Đàm này là đảng viên của Đại Việt phe Đinh Quang Tiến và Trần Trí Hoàng nên từ đó người ta gọi Đảng này là Đảng Cắt Cầu Chì.



Nhưng rồi dân Houston đóng tiền ngồi chờ dài cần cổ ra xem vụ án tới đâu. Phe Ám Sát không làm gì được ông nghị Hùng thì xin Toà để hoãn, xin hoãn tới 3 lần, nhưng lại tung tin vịt lừa đồng hương là ông nghị Hùng xin hoãn vụ kiện, ông nghị Hùng kéo dài vụ kiện. Đồng hương bị lừa, ngây ngô không biết gì, tin vào sự lừa đảo đó, lại tung hứng trên mạng.



Ngày 29/9/2013, chỉ trước 10 ngày Tòa bãi nại, Phe Ám Sát cũng dùng cái chiêu đó nữa, trắng trợn lừa đảo đồng hương. Phải nói người Việt mình nhẹ dạ nên cứ nhắm mắt tin theo.



Ai dè, ông Nguyễn Văn Nam "thách" ông nghị Hùng công khai đối chất thì bị ông nghị Hùng bắt lá bài tháu cáy này liền. Thế là cả bọn chạy. Chính sự tháo chạy này của Phe Ám Sát đã làm cho một số người tỉnh ngộ như ông John Nguyễn.



Và chuyện gì đến đã đến, Tòa đã phán quyết bên Ám Sát thua. Đồng hương nhẹ dạ bị Phe Ám Sát lừa bắt đầu sáng mắt. Nhưng tiền đã mất cho phe Ám Sát làm sao lấy lại được bây giờ?



Đồng hương đã đóng góp cho Tùng Hủi bao nhiêu ngàn đô để đi biểu tình trước tòa có khúc bánh mì ăn mà không có phiên tòa, cũng không có biểu tình gì ráo trước tòa, thì đó là lừa đảo, phải đòi lại tên Tùng Hủi này trả lại số tiền này cho bằng được.



John Nguyễn nhận ra mình bị lừa, còn có chút liêm sỉ, đã bỏ chạy, thinh lặng luôn. Tốt hơn, John Nguyễn phải có lời xin lỗi đồng hương Houston và ông nghị Hùng thì ông mới là con người có lương tri.



Còn những người khác thì sao?



Hội Đồng Ám Sát Peter Trần Dũng, Nguyễn Văn Nam, Hoàng Bách, và Bùi Ngọc Tuyền nợ một LỜI XIN LỖI lớn đối với đồng hương. Bọn này cần phải quỳ xuống xin đồng hương tha thứ cho sự lừa đảo đó, dám thề thốt khẳng định thắng kiện 100% để móc túi đồng hương.



Xin hãy mở youtube đính kèm để nghe ông nghị Hùng trả lời BYN về cú Lừa Đảo này của Phe Ám Sát Cộng Đồng làm cho đồng hương tốn tiền tốn bạc tốn thời giờ và còn làm cho Cộng Đồng chia rẻ tan nát. Tội này của Phe Ám Sát là vết nhơ trong lịch sử Cộng Đồng và không có nước nào có thể rửa sạch.



www.youtube.com/watch?v=_lnudT24Wxo&feature=youtu.be



Như nhiều người đã dự trù, ông Nguyễn Văn Nam không thể nào nuốt muối mặt bỏ đi khỏi Houston nên buộc ông phải ra thông cáo kháng án, tốn bao nhiều tiền cũng phải kháng án. Vì trong lúc kháng án thì ông cũng còn có cớ để nói đang kháng án không dọn nhà. Và trong lúc kháng án ông vẫn có thể muối mặt nói những điều ông đã từng lải nhải trước đây.



Điều dại dột cho Nguyễn Văn Nam đó là lại lộng ngôn cho rằng nghị viên Al Hoàng đã dùng mánh lới về thủ tục tố tụng để thắng kiện. Vậy luật sư của ông Nguyễn Văn Nam sao không biết dùng “mánh lới” đó để thắng kiện? Vậy các ông ngu quá à? Vậy những tổ hợp luật sư đại diện cho các ông “ngu” quá à? Nghe nói trước đây nhiều luật sư đã bỏ chạy vụ này như Ls. Tuấn, Ls. David Tang, Neal Rackliff, Ls. Odom để rồi cái ông luật sư sau cùng non kinh nghiệm bị mấy ông tỉ tê nên sập bẩy các ông rồi chịu trận? Vậy Tòa “ngu” nên mới để cho luật sư Hoàng Duy Hùng dùng “mánh lới” để rồi Tòa án quá ngu xuẩn ký cho ông Hùng thắng kiện?



Cái thiếu lương thiện của ông Nguyễn Văn Nam đó là dung chữ “Thế Lực Đen” để ám chỉ ông Hoàng Duy Hùng là Cộng Sản và nhận tiền Cộng Sản. Thua lý thì thua đi, còn chơi ba cái trò dơ bẩn chụp mũ thì dân họ coi thường. Ông Hoàng Duy Hùng đã chấp nhận công khai đối luận với ông Nguyễn văn Nam và phe nhóm về những đề tài: 1. hồ sơ tài chánh cộng đồng, 2. hồ sơ tranh cử, 3. Và vấn đề chính trị trong đó mấy ông hay gán ghép chụp mũ ông Hoàng duy Hùng là cộng Sản. Hãy đứng thẳng nhận lời đối luận đi cho đáng mặt con người.



Trong Án Lệnh có câu: “The Court grant Defendant’s Motion For Summary Judgment and Motion to Dismiss.” Ông Nguyễn Văn Nam chắc đọc tiếng Anh không hiểu hay ông không thấy điều đó? Câu đó có nghĩa là Tòa phán quyết cho Đơn Xin Xử Chung Thầm và Đơn Bãi Nại của Bị Đơn. Vậy chớ không có “chung thẩm” là cái gì hả ông Nguyễn Văn Nam mà còn già họng nói ông Ls. Hoàng Duy Hùng gian manh?



Chính các ông ra thông báo, lên đài ra rả nói đã kiện vụ bầu cử cộng đồng tiếm danh trong vụ kiện này. Nhưng bây giờ ông lại nói ông nghị Hùng nói láo, Dismiss của Tòa không có liên quan đến vụ bầu cử Cộng Đồng. Ông nói láo quá nhiều rồi, lời nói hôm trước nhổ ra rồi hôm sau liếm lại, chẳng ai tin đâu.



Trong 3 năm vừa qua, mấy ông cũng dùng những từ ngữ đó chụp mũ ông Ls. Hoàng Duy Hùng, chụp mũ đi chụp mũ lại, thề hứa với đồng hương thắng kiện 100% để móc túi đồng hương nhẹ dạ đóng tiền cho các ông. Các ông cứ việc kháng án, khi nào Tòa Kháng Án có phán quyết gì đó thì các ông có lộng ngôn cũng không muộn.



Nếu các ông nói các ông “đấu tranh có lương tâm” thì tại sao các ông không công khai đối chất một lần với ông Ls. Hoàng Duy Hùng như lời thách thức của ông Nguyễn Văn Nam trước đây mà ông Hoàng Duy Hùng đã chấp nhận. Chẳng lẽ ông xuất than trong QLVNCH lại hèn nhát đến thế? Chẳng lẽ 18 hội đoàn quân đội đứng sau lưng ông lại hèn nhát không dám gặp mặt Hoàng Duy Hùng là người đáng tuổi con cháu? QLVNCH xưa kia oai dũng lắm chớ đâu có hèn nhát vậy ông Nguyễn Văn Nam!! Trước đây ông Nam đưa ra vài điều kiện để ông Hoàng Duy Hùng chấp nhận đối luận công khai, ông Hoàng Duy Hùng đã trả lời những điều kiện đó. Bây giờ ông Nguyễn Văn Nam lại đưa ra một điều kiện đó là khi đối luận thì ông Hùng phản biện phải có bằng chứng chớ không nói suông. Điều kiện này quả thật không cần thiết vì có ai phản luận mà không có bằng chứng thì làm sao thuyết phục được người nghe. Lúc đối luận công khai, nếu ông nghị Hoàng Duy Hùng không đưa ra được bằng chứng thì khỏi cần đến nguyên đơn, chính chúng tôi và quần chúng sẽ sỉ vả ông Hoàng Duy Hùng tới nơi tới chốn.



Kháng án tốn nhiều năm trời, không biết lúc đó tôi và nhiều người khác còn sống hay không. Vậy, trong thời gian kháng án, ông Nguyễn Văn Nam hãy nhận lời công khai đối luận với ông Hoàng Duy Hùng. Chắc chắn quần chúng sẽ đến rất đông để tham dự, tôi đề nghị thuê nhà hàng Ocean Palace, thuê cảnh sát giữ an ninh, tốn kém chia đôi cho hai phe. Tôi nghĩ thời gian chắc cũng phải 3 tiếng, thời lượng đồng đều cho mỗi bên, câu hỏi trong vòng 1 phút và câu trả lời trong vòng 3 phút. Bên HĐGS đưa ra 1 câu hỏi thì bên phía Ls. Hoàng Duy Hùng trả lời. Nếu bên phía Ls. Hoàng Duy Hùng hỏi thì bên phía HĐGS trả lời. Cứ như thế cho đến hết thì thôi.



Nếu trong buổi đối luận này mà phe ông Nguyễn Văn Nam không thể chứng minh được ông Ls. Hoàng Duy Hùng gian lận tiền của Cộng Đồng, ông Nguyễn Văn Nam có giữ lời hứa dọn nhà khỏi vùng Houston này ngay không? Ông Nguyễn Văn Nam và phe nhóm có công khai xin lỗi ông Hoàng Duy Hùng không? Nếu ông Hoàng Duy Hùng chứng minh ngược lại HĐGS vi phạm điều lệ nội quy, có người trong HĐGS ký check lủng làm thiệt hại cộng đồng, có người trong HĐGS lên Thành Phố tìm cách ngăn chận những tài khoản thành phố dành cho Cộng đồng thì ông Nguyễn Văn Nam và phe nhóm có dám bồi hoàn lại những số tiền đó cho Cộng đồng?



Nếu ông Nguyễn Văn Nam nói đấu tranh là vì do lương tâm và ông không ngại gian khổ tốn kém tiền bạc thì ông hãy nhận lời công khai đối luận với ông Hoàng Duy Hùng đi. Nếu ông không dám công khai đối luận thì xin ông và phe nhóm l àm ơn l ặng thinh đi, đừng tiếp tục lải nhải lửa đồng hương nữa, vì đồng hương sau 3 năm nghe những lời lải nhải của phe nhóm ông đã quá rõ mặt ai phải ai trái rồi. Còn phe nhóm của ông kháng án thì cứ việc kháng án, cứ làm cái trò “gây quỹ” như trước đi xem bao nhiêu người hưởng ứng.

Mr. Tom

4.

GÓP Ý CỦA GIA CÁT MỖ TIÊN SINH TỪ LÃ VỆ THÀNH

Gia Cát Mỗ Tiên Sinh viết từ Lã Vệ Thành (Las Vegas).

Xin kính báo cho bàn dân thiên hạ rõ để tránh tiếng thị phi. Gia Cát Mỗ tiên sinh chưa hề gặp mặt ông Hoàng Duy Hùng bao giờ trong cuộc đời (cho đến giờ phút này) nên bất quá nếu bị mấy đứa mất dạy, dốt nát và ngoan cố chụp cho cái mũ "gia nô" thì cũng chỉ là chuyện "ắt có và đủ" vì dám nêu sự thật vốn dĩ mất lòng.

Đọc lời trần tình của ông Hoàng Duy Hùng mà buồn lòng cho cả đám người Việt - không những chỉ ở Houston thôi mà còn cả lắm nơi khác - đã xúm nhau bề hội đồng một kẻ đã nhiều lần thề nguyền vẫn kính sợ Chúa Trời.

Theo nhận định của Gia Cát Mỗ bấy lâu nay thì đám người này như con ngựa bị lá chắn che hai bên mắt để chỉ nhìn thấy một hướng chống Cộng phía đằng trước mà thôi.

Điểm thậm ngu, chí ngu, ngu kinh hồn, ngu khiếp đảm, ngu thậm tệ, ngu bá chấy, ngu như cái lổ khu của đám ngu dân này là cả gan đòi ăn ... cua ông Hoàng Duy Hùng nếu để ông Hoàng Duy Hùng đắc cử vào tháng tới năm nay (11-2013). Như thế này mà những kẻ chỉ vì CÁI TÔI và TỰ ÁI KHỔNG LỒ luôn cho mình tuyệt đối đúng và kẻ khác sai sẽ phải làm sao đây ?

Chẳng lẽ chỉ mù quáng nghe theo lời xúi giục, khích động của một nhóm người chỉ biết vu vạ cáo gian cho kẻ khác mà không có can đảm chường mặt ra đối chất khi bị thách thức ?

Một điều ai cũng thấy rõ ông Hoàng Duy Hùng là một luật sư, dân Công Giáo, có căn bản đạo đức nhờ được giáo dục trong chủng viện dòng Đồng Công, và nhất là vẫn luôn thề rằng mình còn biết kính sợ Thiên Chúa trong các bài phản bác. Gia Cát Mỗ thấy bè lũ chống đối ông chưa có ai dám thề nguyền như vầỵ. Hành động, lập luận và cư xử của đám người này không khác bầy chó điên nhưng khi ông Hoàng Duy Hùng đòi ra đối chất thì kiếm cớ cúp đuôi chạy mất. Có ai cho mình hay, giỏi, đúng hay ngon hơn Hoàng Duy Hùng thì làm ơn công khai chường mặt ra đối chất với HDH trong một cuộc hội luận trước ngày bầu cử thử xem ?

Nghĩ đến đây GCM bèn bắt chước Cicéron, ngữa mặt lên trời mà than rằng "O tempora ! O mores ! diễn Háng rộng là thế sự như đa điệp, hắc như khuyển khẩu, trảm phụ thế sự".

Cả bầy đại tá có, trung tá có, dân biểu có, văn nhân có - nói tóm lại là những người có bản lỉnh, kiến thức mà than ôi đầu óc lại hẹp hòi, cố chấp và đầy thiên kiến thì không trách gì VNCH tới ngày mạt vận 04/1975 là điều "ắt có và đủ".

Danh ngôn Tây phương có câu "The mind is like a parachute - it only works if open - Óc con người giống cái dù, chỉ có ích nếu và khi mở ra"

Lã Vệ thành 10/09/2013

5.

TRẢ LỜI THẮC MẮC VỀ VỤ THUYẾT TRÌNH Ở LUBBOCK VÀ ĐI HỌP ASEM – CÓ HAY KHÔNG?



From:

Date: 2013/10/10

Kính thưa Ls. Hùng:

Có một người dân Houston, đưa ra vấn đề ông nghị Al Hoàng "nổ" và nói xạo là đã đi dự ASEM cũng như đã từng thuyết trình ở Vietnam Center tại Lubbock.

ASEM là dành cho một thể chế quốc gia. Ls. Hùng làm sao mà tham dự được? Ls. Hùng có nổ thiệt hay không? Nếu nổ thiệt thì thú thật đi để anh em còn biết tính nước cờ. Có ai làm chứng cho vụ này?

Vietnam Center ở Lubbock hầu như chỉ dành cho các học giả hay những tai to mặt lớn trong VNCH dính líu đến Cuộc Chiến VN, làm sao mà luật sư Hùng có thể làm diễn giả ở đây được? Nếu nổ thì cho anh em biết để còn tính đường. Có ai làm chứng cho vụ này không?

PVT



AL HOÀNG TRẢ LỜI:

Kính thưa anh PVT:

Tôi khẳng định tôi đã tham dự ASEM vào năm 2002 ở Copenhagen nước Đan Mạch và năm 2006 ở Helsinski nước Phần Lan. Tôi có đầy đủ nhân chứng cho 2 sự kiện này. Tôi cũng khẳng định tôi đã từng được mời làm diễn giả ở Vietnam Center tại Lubbock năm 2002 cho vấn đề Cuộc Chiến VN và tôi cũng có đầy đủ nhân chứng cho sự kiện này. Tôi trả lời vụ Lubbock trước rồi mới đến ASEM.

Năm 2002, tôi đang soạn cuốn sách bằng tiếng Anh do tôi viết, đó là A Common Quest For Vietnam's Future, (Tìm Một Giải Pháp Chung Cho Việt Nam), trong đó tôi nói đến 5000 ngàn năm lịch sử VN, tội ác của Hồ Chí Minh và Đảng CSVN, Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, tội ác cắt đất dâng biển của CSVN cho Trung Cộng qua những hiệp ước vừa ban hành vào năm 2000 và 2001, và đề nghị một sách lược giải quyết vấn đề VN trong bối cảnh tham vọng bành trướng của Trung Cộng. Tôi có quen Tiến Sĩ Henry J. Kenny là một học giả chuyên về VN. Tiến Sĩ Hentry J. Kenny vào năm 2002 có xuất bản cuốn sách về VN với tiêu đề: Shadow of the Dragon, Vietnam's Continuing Struggle With China and the Implication For U.S Foreign Policy. Ông là một trong những cố vấn quan trọng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong vấn đề VN. Ông cũng là người hướng dẫn tôi để am hiểu thêm chính sách của Hoa Kỳ đối với VN. Chính ông giới thiệu tôi cho VN Center ở Lubbock và Đại Học Lubbock đã mời tôi đến thuyết trình về việc VN đã mất bao nhiêu đất và bao nhiêu lãnh hải trong 2 hiệp ước năm 2000 và 2001. Chính ông đã viết Lời Giới Thiệu cho tác phẩm của tôi (vừa nêu trên và đã phát hành năm 2005). Nếu ai muốn có tác phẩm này (bằng tiếng Anh, xin liên lạc với tôi). Trong buổi này, Lm Đào Quang Chính ở Giáo Xứ La Vang cử các chị như chị Đỗ đi tham dự. Trong buổi này tôi đã gặp GS Nguyễn Xuân Phong. Trong buổi này tôi cũng đã gặp ông Michael Đỗ Văn Phúc từ Austin và ông Phúc cũng là một trong những diễn giả của một workshop. Quý vị cứ kiểm chứng với ông Michael Đỗ Văn Phúc thì rõ.

ASEM là Khối Á & Âu và phải có tư cách của một chính phủ mới tham gia được. Tại Đức, những nhà hoạt động đấu tranh cho nhân quyền của VN như Linh Mục Đinh Xuân Minh, ông Nguyễn Hữu Dõng, ông Đào Văn Bất, ông Trần Quang Dũng, Ông Nguyễn Duy Minh, Ông Lý Trực, .... thành lập Free Vietnam Forum và đã từng liên lạc với Bộ Ngoại Giao Đức để trình bày vấn đề vi phạm nhân quyền của CSVN. Mỗi lần lên Bộ Ngoại Giao Đức, họ đều mời tôi tham dự. Sau 1 vài lần, Bộ Ngoại Giao Đức hay liên lạc trực tiếp với tôi để cập nhật tin tức. Bộ Ngoại Giao Đức thấy rằng trong những phiên họp của ASEM, CSVN muốn nói gì thì nói mà không có tiếng nói đối lập; do đó Bộ Ngoại Giao Đức quyết định "sát nhập" Free Vietnam Forum trở thành một thành viên của Bộ Ngoại Giao Đức và cử Free Vietnam Forum là đại diện đi họp với tư cách là thành viên của nước Đức để có tiếng nói cân bằng với CSVN.

Linh Mục Đinh Xuân Minh tổ chức nhiều phiên họp, anh em trình bày như vậy người Việt ở nước Đức nói riêng và ở hải ngoại nói chung có một cơ may lớn, không nên hạn chế trong phạm vi người việt ở Đức mà phải mở rộng cho các đảng phái Quốc Gia ở khắp nơi trên thế giới. Vì tôi đã từng sinh hoạt với Bộ Ngoại Giao Đức, vì khả năng sinh ngữ của tôi, nhất là tiếng Anh, và vì nhiều lý do khác, tôi được tham dự với tư cách "tướng tiền phương" trong các buổi đấu khẩu.

Mỗi lần ASEM họp, họ chia 2 phần, phần dành riêng cho các nguyên thủ và phái đoàn, phần dành riêng cho các workshop. Tôi và các anh chị em trong Free Vietnam Forum đấu khẩu ở trong các workshops. Tham dự ASEM ở Copenhagen, ngoài các thành viên Free Vietnam Forum ở Đức như đã nêu trên còn có tôi và quý vị như Tiên Sĩ Nguyễn Học Tập ở Ý, Tiến Sĩ Phan Văn Song ở Pháp, v.v., Trong các buổi đầu khẩu thì đa phần chỉ bằng tiếng Anh, quý đồng hương tự hiểu ai phải là chiến sĩ tiền phương trong mặt trận này. Tham dự ASEM ở Helsinski có cả Ký Giả An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên từ California, ông Lê Thành Nhân đại diện co VNQDĐ Hải Ngoại. ông Nguyễn Điền Lăng từ Hoà Lan, Ông bà Nguyễn Hoàng Long từ Na Uy, v.v. Trong các buổi đấu khẩu này lại phải sử dụng tiếng Anh thì quý vị tự hiểu ai phải ở tuyến đầu.

Các nhân chứng còn đầy dẫy, những việc tôi làm, làm như thế nào, quý vị có thể hỏi họ cách trực tiếp. Tôi không trả lời nhân vật phao tin thất thiệt (PL VH) vì nếu tôi kể ra thì lại nói ông Hoàng Duy Hùng khoe khoang thành tích và khoe khoang "đường giây giao thiệp rộng lớn" của Hoàng Duy Hùng từ Âu sang Á, sang Mỹ.

Vì anh là người đàng hoàng ủng hộ tôi hết mình, cực chẳng đả, tôi phải trả lời anh và tiết lộ một số liên hệ và công việc tôi làm trong những năm qua. Xin anh và quý đồng hương thông cảm.

Trân trọng,

Al Hoàng tức Ls. Hoàng Duy Hùng.



6.

TRẢ LỜI VỀ VỤ AL HOÀNG GIẢ MẠO DANH NGHĨA THỊ TRƯỞNG THAM DỰ NGÀY 30/4/2010



Kính thưa quý vị:



Cộng Đồng NVQG Houston & Phụ Cận tổ chức Lễ Quốc Hận ở Hong Kong City Mall, khi đó tôi là nghị viên khu F và khuôn viên tổ chức lễ ở trong khu vực này.



Được lời mời của Trưởng Ban Tổ Chức là ông Phan Như Học, với tư cách là nghị viên, tôi nhận lời đến tham dự. Nghe tôi có đến tham dự Lễ Quốc Hận, Thị Trưởng Annise Parker cho biết bà vì bận công việc không đến được, bà nhờ tôi đại diện cho bà. Văn Phòng Thị Trưởng, ngày 18 tháng 4, tức gần 2 tuần trước Lễ, gởi văn thư qua văn phòng tôi nhờ tôi đại diện chính thức. Ông Phạm Ngọc Trung có chuyển email này đến ông Trưởng Ban Tổ Chức Phan Như Học.



Tôi đến tham dự Lễ Quốc Hận, có người cố tình muốn làm nhục tôi nên giả vờ nói vì thời gian có hạn không thể để cho các nghị viên phát biểu, trong khi đó tại hiện trường chỉ có một mình tôi là nghị viên! Ông Phạm Ngọc Trung đại diện cho văn phòng Nghị Viên F nói cứ cho rằng ông nghị Al Hoàng không phát biểu với tư cách nghị viên, nhưng ông đang đại diện cho Thị Trưởng thì sao, chẳng lẽ Ban Tổ Chức lại coi thường cả thành phố Houston mà nơi đó có người đại diện? Dầu có sự phản đối của vài người, ông Phan Như Học, với tư cách Trưởng Ban Tổ Chức, mời tôi lên phát biểu thay cho Thị Trưởng.



Tôi phát biểu và nhiều ngàn đồng hương vỗ tay tán thành.



Bà Trần Kim Vy của Báo Đẹp lúc đầu làm một bản tường trình nói rằng tôi mạo nhận danh nghĩa Thị Trưởng. Sau đó ông Phạm Ngọc Trung chuyển cho bà Trần Kim Vy email từ Văn Phòng của Thị Trưởng nhờ tôi đại diện.

Nhưng, những người đánh phá tôi không ngừng tại đó. Họ vẫn rêu rao hết ngày này sang tháng nọ trên mạng đó là tôi mạo danh Thị Trưởng.



Khi thấy bằng chứng quá rõ ràng thì họ lại nói họ có gọi điện thoại cho Văn Phòng Thị Trưởng thì được biết văn phòng tôi chưa bao giờ phúc đáp lại cho Văn Phòng Thị Trưởng nên như vậy là tôi không đại diện cho Thị Trưởng!! Sao họ biết văn phòng tôi hoặc cá nhân tôi không trả lời cho Thị Trưởng? Trong lúc làm việc, chúng tôi gặp nhau thường xuyên thì làm sao họ biết tôi không trả lời với Thị Trưởng là tôi nhận lời? Trên nguyên tắc làm việc, văn thư gởi đi nhờ người này người nọ, thì tức là đã có hiệu lực chỉ trừ khi người đó trả lời không.



Thấy không thắng được lý lẽ đó, họ xoay sang nói rằng họ đã gọi cho Văn Phòng Thị Trưởng thì được biết là có nhờ tôi đi đại diện, nhưng chỉ đại diện mà không phát biểu! Trên phương diện nghi lễ và ngoại giao, đã chính thức đại diện tức là có quyền hành xử và phát biểu để mang lại quyền lợi tối đa cho người mình đại diện!



Thế mà họ vẫn không chịu, họ vẫn cù nhầy dai dẳng ngày này sang tháng nọ trên mạng nói rằng tôi mạo danh Thị Trưởng thì đủ hiểu lòng thù hận đã che mờ lý trí của họ.



Đính kèm là văn thư của Văn Phòng Thị Trưởng gởi qua văn phòng tôi nhờ tôi đi đại diện cho Thị Trưởng. Đính kèm là bài đính chính của báo Đẹp để quý vị theo dõi và tự đánh giá.



Trân trọng,

Al Hoàng



From: Grayson, Keysha - MYR

Sent: Monday, April 19, 2010 10:18 AM

To: Pham, Trung - CNL

Subject: Representing the Mayor

Hello Trung,

This is Keysha Grayson, Mayor Parker's scheduling office. The Mayor received an invitation for the Vietnamese Community of Houston & Vicinities 35th Commemoration Ceremony on Sunday, April 25th, 2010. Due to scheduling conflicts she will not be able to attend but would like for CM Hoang to represent her if possible. I have scanned and attached the documents, please let me know if the Council Member will be able to attend.

Thanks,

Keysha Grayson

Mayor's Scheduling Office

832.393.1013



From: DepMagazine@aol.com [mailto:DepMagazine@aol.com]

Sent: Thursday, April 29, 2010 2:04 PM

To: Pham, Trung - CNL; truyenthongvn@googlegroups.com

ÐÍNH CHÍNH:



Kính gởi ông Trung Phạm.

Văn Phòng Nghị Viên Al Hoàng, District F,

Chúng tôi rất cám ơn ông Trung đã gởi lá điện thư ngắn của bà Keysha Grayson, người sắp xếp chương trình cho văn phòng bà Thị Trưởng Houston về việc bà Thị Trưởng Anise Parker đã đề cử NV Al Hoàng đại diện cho bà đến tham dự Lễ Quốc Hận thể theo lời mời của CÐNVQG Houston. Nếu chúng tôi cũng nhận được lá thư này từ văn phòng Cộng Ðồng hoặc được thông báo sớm hơn từ Ban Tổ Chức, thì đã không có đoạn tường thuật thiếu chính xác như trong bài viết của chúng tôi. Ðây là sơ xuất của quý anh chị em trong Ban Tổ Chức Ngày Quốc Hận cũng chỉ vì quá bân rộn trong những ngày cuối vì phải bận tâm giải quyết một vấn nạn Quốc Cộng khác trong Cộng Ðồng.

Và dù vì bất cứ lý do nào, Ðẹp Magazine cũng xin đính chánh đoạn này và xin lỗi Nghị Viên Al Hoàng và độc giả, vi hữu trên các diễn đàn.

Thay vì đọc nguyên văn đoạn này:

“Tuy trong chương trình do Ban Tổ Chức sắp đặt trước đã dự trù rằng nếu có sự tham dự đông đủ của quý vị Thống Ðốc, Thượng Nghị Sĩ, Thị Trưởng, Quận Trưởng, Dân Biểu Liên Tiểu bang... thì sẽ không có phần phát biểu cảm tưởng của các Nghị Viên thành phố đến tham dự mà chỉ có phần xướng danh giới thiệu các vị dân cử địa phương này vì không đủ thì giờ cho chương trình văn nghệ rất phong phú, nhưng vào giờ chót vì bà Thị Trưởng Annise Parker đã vắng mặt nên NV Al Hoàng đã đến báo cho ông CT Phan Như Học biết rằng ông sẽ đại diện cho bà Thị Trưởng và Hội Ðồng Thành Phố và ông ngỏ ý muốn lên sân khấu để chuyển lời nhắn của bà Thị trưởng đến Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Houston & Vùng Phụ Cận qua những lời ứng khẩu, không theo bảng Proclamation như mọi năm...”

Xin quý độc giả, vi hữu đọc lại đoạn này như sau:

“Trong chương trình do Ban Tổ Chức sắp đặt trước đã dự trù rằng nếu có sự tham dự đông đủ của quý vị Thống Ðốc, Thượng Nghị Sĩ, Thị Trưởng, Quận Trưởng, Dân biểu Liên Tiểu bang... thì sẽ không có phần phát biểu cảm tưởng của các Nghị viên thành phố đến tham dự, mà chỉ có phần xướng danh giới thiệu các vị dân cử địa phương này vì không đủ thì giờ cho chương trình văn nghệ rất phong phú.

“Riêng Nghị viên Al Hoàng, District F, đại diện cho bà Thị Trưởng Anise Parker đã được ông Phan Như Học, Trưởng Ban Tổ Chức mời lên diễn đàn phát biểu. Ngoài những lời phát biểu có tính cách chia xẻ tâm tư của người Việt tỵ nạn CS trong ngày Lễ Tưởng Niệm 30/4, Nghị viên Al Hoàng đã chuyển những điểm chính của bà Thị Trưởng gửi đến Cộng Ðồng của chúng ta đại ý như sau: “Thành phố biết năm nay đánh dấu 35 năm quý vị bỏ nước ra đi vì tỵ nạn CS. Vì CS tàn ác nên quý vị đã liều mình đi tìm Tự do. Ðó chính là căn tính của quý vị. Quý vị đến đây lập nghiệp, quý vị đã đóng góp xây dựng cho sự phồn vinh của thành phố Houston. Thành phố cảm ơn sự đóng góp to lớn này của quý vị... Ðể phục vụ quý vị cách hữu hiệu, thành phố ước mong lắng nghe tất cả những ý kiến và thỉnh nguyện của quý vị và sẽ cố gắng thực hiện trong khả năng của thành phố!”

Thành thật cảm ơn bức thư của ông và xin đính chính cùng quý độc giả.

TRẦN KIM VY

** Lời Ðính Chính này sẽ được đăng trên báo Ðẹp số 941.



7.

BÀ HỒ KIM THỦY TRÊN MẠNG VIẾT ĐIỆN THƯ GỞI ÔNG BÚT XUÂN TRẦN ĐÌNH NGỌC VỀ VỤ VU CÁO AL HOÁNG THUÊ CẢNH SÁT ĐÁNH RICHARD NGUYỄN



Kg. ông cựu Dân Biểu VNCH Bút Xuân Trần Đình Ngọc:



Tôi rất kính trọng những vị do dân bầu trong thời VNCH vì nghĩ rằng họ có trình độ xứng đáng đại diện cho dân.



Nhưng khi thấy ông Bút Xuân là cựu dân biểu VNCH chuyển đi cái email nói ông Hoàng Duy Hùng mướn cảnh sát Houston hành hung người biểu tình, tôi thật sự thấy tội nghiệp cho dân VNCH trước năm 1975 và hiểu ra tại sao mình mất nước. Với trình độ này của ông mà ông làm dân biểu thì VNCH mất năm 1975 là còn hơi muộn đó.



Trình độ ông Nguyễn Vân Tùng, một chuyên viên dựng chuyện bôi bẩn kẻ khác trên mạng, cả Houston đều biết, khi viết bài bịa chuyện ông Hoàng Duy Hùng thuê cảnh sát đánh người biểu tình thì tôi không quan tâm lắm vì ông NVT dám cả gan dựng chuyện chụp mũ cả Hội Đồng Liên Tôn thì ai mà ông ấy không dám làm.



Nhưng một vị dân biểu VNCH lại chuyển những email đó thì quả thật ông Bút Xuân hạ nhân cách và trình độ của mình xuống với ông Nguyễn Vân Tùng.



Khỏi cần có mặt ở cái vụ mà nói thuê cảnh sát đánh người biểu tình, tôi phân tích sơ cho ông Bút Xuân thấy:



1. Ở Mỹ là xứ tự do thượng tôn pháp luật. Thị Trưởng và ngay cả Tổng Thống mà thuê cảnh sát đánh người biểu tình thì lập tức bị báo đài phanh phui, bị truy tố hình sự và dân sự, bay chức như chơi. Ông Hoàng Duy Hùng có rất nhiều kẻ thủ ở Houston. Nếu ông HDH thuê cảnh sát đánh người biểu tình thì Richard Nguyễn và những người chống ông HDH để yên được à? Họ không biết than phiền với báo chí, đài, với Thị Trưởng, với các cơ quan công quyền? Nên nhớ dư luận cho rằng dân biểu Hubert Võ còn đang canh me đánh cho gục HDH mới thôi thì bỏ qua cơ hội này? Các ông đang tiếp tay cho Cộng Sản để Cộng Sản lấy cớ này nói ở Mỹ một vị dân cử thuê cảnh sát đánh người mà không ai dám làm gì hết nên chuyện công an CS đánh người thì cũng vậy thôi, cũng giống nước Mỹ mà.!!! Tỉnh táo đi mấy ông ơi.



2. Cảnh sát viên đánh người biểu tình cũng bị khiển trách và bỏ tù. Richard Nguyễn nói rằng có bằng cấp, làm cho City of Houston thì không biết than phiền với Thị Trưởng, với Cảnh Sát trưởng và cả City để kỷ luật cảnh sát à? Ở Mỹ có không biết bao nhiêu là luật sư đợi thời cơ thưa kiện City và cả các vị dân cử, thì đây là cơ hội cho họ kiện City vì ông HDH là Nghị Viên thuê cảnh sát đánh người biểu tình cơ mà!!!!



3. Bài viết của NV Tùng nói rằng cảnh sát được Giáo Xứ Ngôi Lời thuê giữ an ninh trật tự thì làm sao lại nói ông HDH thuê cảnh sát đánh người? Richard Nguyễn thưa kiện cả Giáo Xứ Ngôi Lời thì cả GX đó tiêu tùng luôn.



Lướt qua sơ từng đó thôi, trình độ trung học cũng thấy cái bản tin của Tùng Hủi là bản tin không đáng tin cậy, người có chút suy nghĩ và lương tri thì sỉ vả kẻ đưa tin hoặc làm lơ vất vào sọt rác. Lướt qua sơ bản tin cũng thấy Richard Nguyễn không giữ đúng an ninh trật tự của Giáo Xứ Ngôi Lời, bị cảnh sát gìữ an ninh đuổi đi, nhưng Richard Nguyễn vẫn không chịu tuân lệnh cảnh sát mà còn làm một cái gì tệ hại như xô đẩy cảnh sát nên cảnh sát đánh cho một cái dùi cui trên đầu rồi còng tay về bót. Vì Richard Nguyễn có tội hành hung cảnh sát nên cảnh sát đánh, nhưng lại lấy cái hình ảnh này chụp vào đầu ông HDH là người ở ngoài cuộc thì không còn lương tâm.



Nếu cảnh sát mà do HDH thuê đánh người biểu tình thì tôi bảo đảm ông Richard Nguyễn, ông NVT, ông Đinh Quang Tiến, db. Hubert Võ, ông Peter Trần Dũng, ông TNP, ông Nguyễn Văn Nam, ông Hoàng Bách, v.v. đã không để yên và đã không tha cho HDH. Nếu GX Ngôi Lời mà nhận tiền của HDH để thuê cảnh sát đánh người biểu tình thì bảo đảm nhiều kẻ thù của GX Ngôi Lời đâu có để yên cho GX Ngôi Lời.



Tôi đọc trên diễn đàn, ông Bút Xuân Trần Đình Ngọc chuyển đi chuyển lại bài viết phịa chuyện của ông NV Tùng nói Thứ Trưởng NTS chấp nhận cho HDH vô ĐCSVN. Rồi ông Bút Xuân làm những bài thơ căm thù HDH. Thế mà cũng làm chính trị.!!! Cộng sản nào mà cho người tỵ nạn vào Đảng vậy ông Bút Xuân? TT Nguyễn Thanh Sơn tuyên bố HDH vào đảng hồi nào vậy ông Bút Xuân? Chỉ có NV Tùng lấy tấm hình NTS đón tiếp phái đoàn Houston rồi viết phịa ra mà ông cũng tin.



Quý vị khác phương thức đấu tranh chống Cộng với ông HDH, quý vị hãy làm tốt hơn, quý vị hãy phân tích cho thấy cách đấu tranh nào hay hơn và hữu hiệu hơn, chớ cái kiểu dựng chuyện chụp mũ này coi chừng con cháu nó cười chê.



Hồ Kim Thủy



8.

NHÀ VĂN CUNG VŨ NGUYỄN HỮU NGHĨA TRẢ LỜI VỀ VỤ DỰNG CHUYỆN QUẲNG CỤC XƯƠNG CHO NÓ ĂN

2013/2/15

Vi-báo và nxb Làng Van nxb.langvan@yahoo.ca

Tôi tình cờ được xem website tấn công LS Hoàng Duy Hùng. Trên trang chính của website này có câu:

"Nhục ngôn" của Nguyễn Hữu Nghĩa: "Quăng cho nó (HDH) cục xương là nó hết gầm gừ."

Tôi đã ít nhất một lần thanh minh rộng rãi rằng tôi chưa từng nói về LS Hoàng Duy Hùng một câu nào, dù chính xác hay tương tự như trên.

Một lần nữa, tôi xin nói lại cho rõ.

Nguyễn Hữu Nghĩa

9.

BÁO HOUSTON CHRONICLE ỦNG HỘ AL HOÀNG VÀ ÔNG VINH TRẦN THAY ĐỔI THÁI ĐỘ

From: Vinh Tran

Kính thưa quý vị:

Tôi chưa hề bắt tay nói chuyện với ông Nghị Viên Al Hoàng bao giờ. Mấy năm nay, đọc tin tức bên phe chống ông nghị Hùng, thật ra tôi có ác cảm với ông ấy. Tôi cứ ngỡ ông ấy là người gian tham lấy tiền của Cộng Đồng và đi "liếm đít" Cộng Sản Việt Nam.

Nhưng trong vài tuần qua, cuộc tranh cãi giữa phe ủng hộ ông nghị Hoàng Duy Hùng và phe chống ông nghị ở trên diễn đàn xảy ra, đọc sự tranh luận của hai phía, phải công tâm mà nói, phe ông nghị Hùng có lý luận vững chắc còn phe chống ông nghị Hùng toàn nói theo suy đoán và cảm tính. Lý luận phe ủng hộ ông nghị Hùng tranh đấu có sách lược, biết khi nào tiến với CS và khi nào lui cũng như khi nào đối thoại tranh đấu từng phần. Từ đó tôi có chút suy nghĩ lại.

Tôi bắt đầu thay đổi thái độ khi nhìn thấy ông Nguyễn Văn Nam và phe Hội Đồng Giám Sát bị thua kiện, bị Tòa bãi nại vụ kiện, nghĩa là những gì ông Nam trình bày với đồng hương trước đây là không có đúng sự thật. Quả thật ông nghị Hùng đã bị nhiều oan ức và ông vẫn kiên nhẫn chịu đựng. Xem youtube ông trả lời trên BYN TV 57.3, tôi thấy ông ăn nói đàng hoàng, không có quá khích, không lợi dụng tình thế để nói xấu lại đối phương.

Hôm nay ngày 11/11/2013, đọc báo Houston Chronicle (xin xem đính kèm phần dưới), viết về ông nghị Hùng, tôi cảm thấy trước đây mình quá hồ đồ nhanh nhẩu nhận xét và phán đoán về một người mà không có đủ bằng cớ về người ta. Nhớ lại trước đây năm 2009 khi ông Hoàng Duy Hùng ra tranh cử, theo yêu cầu của những đối thủ ở trong nhà đi mét bu, báo Houston Chronicle 4 năm liền viết nhiều bài trên trang nhất phê phán nhục mạ ông nghị Hùng. Lúc đó phe chống ông nghị Hùng và cả cá nhân tôi nữa trong lòng lấy làm hả hê. Nhưng hôm nay Houston Chronicle viết bài ca tụng ông nghị Hùng là một nghị viên sáng suốt có viễn kiến dám làm dám chịu và ông dám làm công tác nghị viên của ông bằng cách đối thoại với CSVN để tranh đấu mang phúc lợi về cho Thành Phố Houston cũng như tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam cho dầu ông có bị nhóm người chống đối ông từng đặt bom hăm dọa giết cả nhà ông. Houston ca ngợi ông là một nghị viên giỏi, dám trực diện tranh đấu với Thị Trưởng cho phúc lợi của khu vực ông, dân trong khu vực của ông rất cảm mến.

Đọc xong bài báo này tôi thấy ông nghị Hùng đã làm đúng theo sách lược của Thành Phố Houston và của cả nước Mỹ. Ông nghị Hùng là dân cử của Mỹ, ông đại diện cho Mỹ, ông làm theo chính sách Mỹ, và khi làm công tác của vị dân cử, ông còn nói thêm tiếng nói tranh đấu nhân quyền cho VN như ông từng ủng hộ Thỉnh Nguyện Thư của Hội Đồng giám Mục Việt Nam, tranh đấu cho có lưỡng đảng như ở Hoa Kỳ và nếu cần Đảng CSVN cứ tách ra làm đôi như ông từng tuyên bố trên BBC, thì quả thật ông có viễn kiến và có tấm lòng cho Việt Nam.

Tôi, Vinh Trần, trước đây có ác cảm, có thành kiến, và chống đối ông nghị Al Hoàng, sau phán quyết của Tòa Án đã bãi nại, công lý trả lại cho ông nghị Hùng, và sau bài báo này của Houston Chronicle, một tờ báo trước đây chống ông Hùng nay quay qua ủng hộ ông Hùng, thì tôi thấy mình trước đây hồ đồ sai quấy, tôi công khai XIN LỖI ông nghị Hoàng Duy Hùng, xin ông nghị Hoàng Duy Hùng thứ lỗi cho sự thiển cận hồ đồ của tôi trước kia.

Tôi chúc ông nghị Hùng thắng cử kỳ này để tiếp tục làm những công việc tốt và hữu ích cho người Mỹ, cho Thành Phố Houston, cũng như tranh đấu tốt cho VN có Tự Do và Dân Chủ theo cách thức mềm mại uyển chuyển nhưng đầy hiệu quả của ông.

Trân trọng,

Vinh Trần.

======

Houston Chronicle, Editorial Board, Endorsement.

From: vivien sugar [mailto:vms46@att.net]

Sent: Friday, October 11, 2013 7:42 AM

For District F



Council Member Al Hoang delivers for Houston’s international district.

Centered along the Westpark Tollway toward the city’s far west edges, District F is Houston’s international district.

When people from around the world immigrate to Houston, that Houston is often in District F. Home to large parts of Asia Town, especially Vietnamese communities, the district’s diversity includes a growing Hispanic base. It is almost like the Alief and Westside neighborhoods are the setting for Houston’s own West Side Story.

— parents seeking the American dream, kids breaking cultural barriers and, unfortunately, gang violence. You may even find choreographed musical numbers at karaoke bars.

Incumbent Council Member Al Hoang‘s first term was marred by controversy, but he’s spent the second delivering for his district. Voters should give him a third.

Hoang, a criminal defense attorney, has literally risked his life to bring jobs to his district. In October 2012, the council member faced death threats after he joined Mayor Annise Parker in welcoming the deputy minister of foreign affairs of Vietnam for a visit to Houston. Cordial relations with that communist nation may not come easily for some folks represented by Houston’s first Vietnamese-American council member. But the work of growing international trade will serve his district more than fighting wars long ended. With international businesses growing in District F, these efforts are starting to pay off. Houston is supposed to be a city with its eye on the horizon, and Hoang has the right priorities.

Crime is down in the area, and key infrastructure construction has begun along Bellaire. At City Hall, Hoang has gone toe-to-toe with the mayor to ensure that District F gets its fair share of capital improvement plan dollars, particularly for the multi-service center at Alief Park. While still in the planning stages, the project should include a city health center and an expanded library to finally replace the cramped Henington-Alief library.

Hoang’s record isn’t perfect, but results speak for themselves

10

PHẠM VĂN TÂM VIẾT VỀ NGUYÊN DO ÔNG NGUYỄN ĐẠT THỊNH THÙ AL HOÀNG



From:

Chuyện ông NĐT viết bài tấn công Ls. HDH là trả thù cá nhân thôi. Khi từ Honolulu trở về Houston, ông NĐT và Ls. HDH thân thiết với nhau lắm. Ông NĐT tự hào là đàn anh và là cố vấn của Ls. HDH. Ông NĐT cứ tưởng vai trò cố vấn tức là "chỉ đạo tối cao" của Ls. HDH, nói gì phải nghe, nghe lệnh còn hơn lệnh của cha sinh mẹ đẻ. Khi thấy Ls. HDH không làm theo ý ông thì ông NĐT ra tay đánh phá trả thù. Ở Houston ai cũng biết ông NĐT ra lệnh trong vòng 36 tiếng đồng hồ dân biểu Hubert Võ phải trả lời các câu hỏi của ông ta. Ông ta cũng từng ra lệnh như vậy với ông nghị HDH. Mới có tờ Thời Báo ở trong tay mà ông ta ra mặt phách lối như vậy thì thử hỏi có quyền có thế thiệt thì sao?

Ở Houston nhiều người biết câu chuyện TAN ĐÀN RÃ ĐÁM giữa ông NĐT và Ls. HDH vào một ngày trong năm 2010 sau khi Ls. HDH làm nghị viên.

Hôm đó ông NĐT mời Ls. HDH, ông Trương Như Phùng, ông Phan Như Học, ông Trần Trí và một số thân hữu đến nhà ăn tối. Bỗng dưng ông TNP nói có người trong Thành Phố Houston dẫn phái đoàn 60 người đi VN. Ông HDH nói không có phái đoàn 60 người mà chỉ có phái đoàn vài người thôi do Thị Trưởng cử ông giám đốc Phi Trường về VN để khảo sát tuyến bay Houston - Sài Gòn và ông HDH được mời đi để góp ý với ông giám đốc phi trường. Ông NĐT, đang ngà ngà rượu, ra lệnh: "Tôi cấm không cho HDH đi." Ông HDH hỏi lại: "Tôi làm công tác của một dân cử thành phố thì tại sao cấm?" Ông NĐT lớn giọng: "Tôi cấm là tôi cấm, HDH mà đi là tôi dùng tờ Thời Báo đánh chết liền. Tôi sẽ truất phế HDH." Nghe đến đó HDH bỏ ra về: "Vậy thì bác Thịnh muốn làm gì thì làm đi."

Đêm hôm đó ông NĐT dùng email voterdistrictf@yahoo.com để viết bài gởi lên diễn đàn với nội dung dựng chuyện "HDH về VN vào bái lạy lăng Hồ Chí Minh". Nhưng NĐT không ký tên của ông, mà lại ký tên nhà báo Lê Phát Được. Nhà báo Lê Phát Được khám phá ra chuyện này nên đã viết bài vạch trần sự thật.

Từ đó ông NĐT thù Ls. HDH và dùng Thời Báo đánh phá Ls. HDH. Đau cho ông NĐT là hồi năm 2012, ông thề trong vòng 6 tháng sẽ truất phế HDH, nếu không làm được thì ông NĐT sẽ ăn k.. của HDH. Sáu tháng trôi qua ông không làm được nên nhân cơ hội ông Ls. HDH thất cử thì ông NĐT đánh trả thù cho thỏa tự ái cao ngạo cuả bản thân.

Ông NĐT nói chữ "lòn trôn" thì tôi nghĩ ông NĐT hãy tự hỏi ông biết Danny Quốc Đoàn làm ăn với VC và vận động cho VC, nhưng tại sao ông NĐT lại "lòn trôn" ngữa tay lấy tiền quảng cáo của Danny Quốc Đoàn rồi đăng quảng cáo đó trên Thời Báo? Tại sao ông NĐT lại "lòn trôn" VC về VN cưới vợ trẻ? Ông NĐT mỉa mai văn phòng Luật là "thày cãi" thì chắc ông NĐT còn nhớ chính văn phòng "thày cãi" của Ls. HDH đã cất công làm công không cho ông NĐT để bảo lĩnh vợ trẻ của ông từ VN qua, không lấy tiền thù lao một xu cắc bạc nào hết, nhưng giờ đây thì ông lấy oán trả ân.

Tôi nhớ lại buổi hội luận giữa Ls. Hoàng Duy Hùng và ông Nguyễn Đạt Thịnh trên Đài Sài Gòn Radio 900 AM cách đây vài năm. Nội dung như sau:

Ông Dương Phục hỏi Ls. Hoàng Duy Hùng: "Tại sao trước ông Ls. Hùng cương quyết dùng bạo lực chống VC mà nay lại đổi sang phương thức bắt tay đối thoại với VC? Dân chúng cho rằng ông phản bội, ông nói sao?"

Ls. Hùng trả lời: "Tôi đi đấu tranh hơn 25 năm. Tôi từng bị VC bắt bỏ tù biệt giam 16 tháng. Tôi từng về VN với ý định đặt bom giật sập tượng Hồ Chí Minh. Nhưng sau khi giật sập tượng Hồ Chí Minh thì là gì? Có người chết, anh em ở tù, ai chịu trách nhiệm, rồi sau đó có giải quyết được vấn nạn của đất nước? Tôi không thấy có câu trả lời nên tôi từ bỏ. Tôi thấy chúng ta không đủ sức mạnh vũ lực để lật Cộng Sản thì tôi thay đổi sang phương thức ôn hòa đối thoại đấu tranh từng phần. Tôi thay đổi cho riêng tôi nhưng tôi không ép buộc bất kỳ một ai phải theo con đường của tôi. Đấu tranh thì mỗi người mỗi cách miễn sao trăm sông đều đổ ra biển cả, đừng vì khác biệt sách lược và chiến thuật mà lại chống đối lẫn nhau."

Ông Dương Phục hỏi ông NĐT: "Niên trưởng NĐT nghĩ sao quan niệm này của Ls. Hùng?"

Ông NĐT trả lời: "Tôi không thích CS. Không thích thì tôi không chơi. Không chơi thì không đối thoại. Ai đối thoại với VC thì tôi đánh. Thế thôi."

Ls. Hùng hỏi lại ông NĐT: "Vậy xin ông NĐT cho biết sách lược nào hữu hiệu nhất để đấu tranh chống VC?"

Ông NĐT trả lời: "Không chơi với VC."

Ls. Hùng nói: "Không chơi với VC thì dễ rồi, nhưng đấu tranh thì phải tính toán cơ hội thành công. Đấu tranh thì phải đặt lý trí trên cảm tính. Không chơi với VC mới chỉ là cảm tính, mà chỉ dựa trên cảm tính thì không dễ gì có kết quả mà nhiều khi còn phản tác dụng như câu 'nhiệt tình cộng với sự ngu dốt là phá hoại.' Để tính toán sự thành công thì có nhiều con đường, cả con đường nhẫn nhịn, nuốt nhục. Vì đất nước mà hy sinh nuốt nhục thì không có gì hỗ thẹn. Đấu tranh mà được người ta khen là yêu nước thì còn dễ. Đấu tranh mà bị người ta hiểu lầm gán ghép cho biết bao tôi nào là theo Cộng, thân Cộng, tay sai Cộng, Việt gian, phản bội, phản quốc, mà vẫn kiên trì tranh đấu vì biết mình làm gì và làm vì Tâm cho Mẹ Việt Nam không có chút tư lợi thì đó mới là đấu tranh thiệt. Nếu nói không muốn chơi với VC thì tôi là người đầu tiên không muốn chơi với VC. Nếu có khả năng vũ lực lật đổ CS thì tôi là người đầu tiên sẵn sàng dùng vũ lực lật CS. Nhưng không có khả năng vũ lực lật CS thì liệu cơm gấp mắm. Tôi sẵn sàng bị mang tiếng là thân Cộng để đứng gần Cộng Sản tìm cách đối thoại với mong muốn giành dân lấn đất từ từ vận động VC, vì áp lực của cả quốc tế, chấp nhận Lộ Trình Dân Chủ. Đó là Cách Mạng Trắng. Ai ghét tôi cũng cám ơn và ai thương tôi cũng cám ơn."

Ông NĐT trả lời: "Thì ông cứ làm điều ông muốn và tôi sẽ chống đối. Tôi không chơi với VC và tôi chống những ai chơi với VC. Đó là sách lược của tôi, thế thôi."

Nghe Ls. Hùng trả lời với ông NĐT trên đài, từ đó tôi ủng hộ Ls. Hùng và tôi nghĩ rằng Cách Mạng Trắng của Ls. Hùng là sự quyết tâm đấu tranh cho đất nước sớm có Tự Do & Dân Chủ trong một bối cảnh mới của thời đại. Không biết ý nghĩ của tôi có giống tác giả Chưn Đất hay không?

PVT

11.

VỀ VIỆC VU CÁO AL HOÀNG THUÊ ÔNG NGUYỄN PHI THỌ VIẾT BÀI PHỈ BÁNG ĐỨC ÔNG LÊ XUÂN THƯỢNG VÀ VU CÁO AL HOÀNG TUYÊN BỐ KHÔNG CẦN PHIẾU CỦA VIỆT NAM



From:

Ở Houston ai cũng biết NVT là tên nhận tiền kẻ khác để viết thuê viết mướn phịa tin vu cáo người khác, nhất là vu cáo ông Al Hoàng. Cũng chính tên này ra đào mổ cuốc mả hai vị song sinh của ông Al Hoàng. Cũng chính tên này dựng chuyện nói Al Hoàng ép cho cha ruột là ông Hoàng Văn Đại đập đầu vào tường ở Làng Thái Xuân để tự tử. Có đoạn NVT lại viết ông Hoàng Văn Đại lao vào đầu xe 18 bánh để tự tử ở Làng Thái Xuân. Cả Houston đi đưa đám ông cụ Hoàng Văn Đại vì ông cụ bị một người Mễ ở lậu lái xe ẩu tông ông cụ khi ông băng qua đường ở chợ Fiesta. Thế mà tên NVT vẫn mặt dày dựng chuyện viết dai dẳng với mong mỏi mưa lâu thấm đất và những người ở xa không biết chuyện sẽ tin.

Thời kỳ Đức Ông Lê Xuân Thượng ở Nhà Thờ Thánh Tâm là cách đây khoảng 15-20 năm. Thời kỳ này theo lời kể của NVT thì NVT ở trong Hội Đồng Mục Vụ. Theo chính lời NVT thì thời kỳ này Nguyễn Phi Thọ nhận tiền của Hoàng Duy Hùng đánh phá Đức Ông Thượng! Vừa thôi, thời kỳ đó Hoàng Duy Hùng chỉ là sinh viên đấu tranh về VN ở tù. Là sinh viên lấy tiền đâu mà thuê Nguyễn Phi Thọ viết bài phỉ báng Đức Ông Thượng? Là người ở trong tù CSVN thì lấy tiền đâu để thuê ông Nguyễn Phi Thọ?

Viết kiểu NVT thì coi chừng dư luận nói dân biểu Hubert Võ thuê NVT viết bài đánh phá ông Al Hoàng, dùng ngòi bút này hy vọng chia rẽ giáo dân và Đức Ông Thượng với ông Al Hoàng để Hubert Võ có thêm phiếu trong kỳ bầu cử năm 2014 lúc phải đấu với ông Al Hoàng.

Cũng như NVT và phe nhóm đã tung ra nói rằng ông Al Hoàng không cần phiếu của cử tri Việt Nam. Ông Al Hoàng tuyên bố điều đó hồi nào vậy? Ở đâu? Với ai? Đi tranh cử thì tranh nhau từng lá phiếu, ông Al Hoàng là chính khách lâu năm, làm sao ông không biết? Số phiếu cử tri VN trong khu F và District 149 khoảng 12%, đây không phải là số phiếu đa số, nhưng cũng là số phiếu quan trọng, 1 lá phiếu cũng quan trọng. Đừng thấy người ta nói số phiếu không đa số rồi lại dựng chuyện nói họ kiêu căng không cần phiều VN. Họ dựng chuyện xong rồi nói đi nói lại với hy vọng mưa lâu thấm đất, đó là chiến dịch của họ.

HKT

12

Về Vụ Al Hoàng Đại Diện Thành Phố Houston Trao Bằng Khen TLS Trung Cộng

Mr. Tom

Xưa, trước khi ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chính ở trong Nam, ông Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm theo phò chế độ thực dân Pháp. Các cụ rất căm giận Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm. Nhân dịp Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm làm lễ Thọ, các cụ đến tặng cho Thủ Tướng Tâm một tấm liễng, trên đó có câu Đại Điểm Quần Thần. Mới lướt qua thì tấm liễng là hình thức ca tụng công đức của Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm và cho rằng ông là điểm lớn quy tụ quần thần.

Nhưng sau lễ Đại Thọ, có người mách cho Thủ Tướng Tâm tấm liễng mang một ý nghĩa khác. Đại là to. Điểm là chấm. Quần Thần là bầy tôi. Chấm to đọc lái lại là Chó Tâm, và bầy tôi đọc lái lại là Bồi Tây, tức là Chó Tâm Bồi Tây. Nghe tới đây ông Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm giận tím gan rồi lên cơn nhồi máu, sau đó qua đời.

Các cụ gọi đó là chơi thâm.

Người Tàu lúc nào cũng coi thường người Việt. Từ xưa tới nay, ở trong nước, chỉ có Tàu là vai vế trên mới có quyền khen thưởng người Việt. Qua Mỹ, chỉ có dân cử gốc Tàu đến sinh hoạt khen thưởng người Việt.

Ông Al Hoàng đắc cử nghị viên Thành Phố Houston. Nhân ngày Quốc Khánh của Tàu, vì ông ở vai trò Quốc Tế Vận Đặc Trách Châu Á trong đó có Tàu, Thị Trưởng cử ông đến Tổng Lãnh Sự Trung Cộng, và, với tư cách đại diện thành phố Houston, ông Al Hoàng trao bằng khen Trung Cộng đã có mối quan hệ tốt với Mỹ và thành phố Houston.

Ông Al Hoàng, khi đắc cử, ông là nghị viên của mọi người, không phải chỉ riêng cho người Việt Quốc Gia. Với vai trò Đặc Trách Châu Á, lúc đó ông cùng Phó Thị Trưởng Anne Clutterbuck cũng có mặt trong buổi tiếp tân đó, và ông trao bằng khen Trung Cộng.

Chỉ ở vị trí trên hoặc ngang bằng thì mới trao bằng khen. Nếu ông Al Hoàng đến đó với tư cách người Việt thì chắc chắn tụi Tàu khinh thường và đuổi ông ra. Nếu ông Al Hoàng đến đó với tư cách là Chủ Tịch CĐ Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận (nếu ông còn làm, nhưng lúc đó đã hết) thì Trung Cộng nếu có tiếp ông thì cũng coi ông như tay sai hoặc có thái độ rúng rẻ. Nhưng vì ông ở vị trí đại diện cho Thành Phố Houston nên họ tiếp đón ông long trọng và cúi đầu xuống nhận bằng khen của Thành Phố, như vậy vô tình họ công nhận ông ở vai trên, và như vậy ông chứng tỏ người Việt cũng có khả năng ngang bằng hoặc vượt trên cả người Tàu.

Mới thoáng qua thấy ông Al Hoàng đưa bằng khen Trung Cộng thì với cảm tính chống Tàu ai cũng bực tức, nhưng ngẫm nghĩ đi ngẫm nghĩ lại, ông Al Hoàng đâu đến đó với tư cách người Việt mà đến đó với tư cách dân cử Thành Phố Houston, ông làm một cú ngoạn mục mà suy ra mới thấy ông đã hạ Trung Cộng sát ván như vụ các cụ đưa tấm liễng Đại Điểm Quần Thần cho Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm vậy. Đó là chơi cao cơ, đó là nước cờ thế dí xe vào miệng Tướng mà nếu Tướng ăn thì Tướng chết, đó là chơi "thâm" theo kiểu xưa của các cụ. Càng nghĩ càng thấm và thấy khâm phục cho viễn kiến của ông Al Hoàng

Những người không nhìn ra nước cờ này thì chưởi bới ông Al Hoàng hầu như ngày đêm trên các diễn đàn. Nhưng những ai thấu hiểu được nước cờ đó thì mới thấy ông Al Hoàng xứng đáng là vị dân cử của TP Houston và ông đã nương theo chức vụ này để làm nở mặt nở mày người Việt đối với người Tàu lúc nào cũng coi thường người Việt Nam.

Mr. Tom



BÀI 21



TRẢ LỜI BÁO TIỀN PHONG SAU KHI THẤT CỬ GHẾ NGHỊ VIÊN KHU F



Lời đầu: Sau khi tôi thất cử ghế nghị viên khu F của Thành Phố Houston cho ông Richard Nguyễn, báo Tiền Phong trong nước có gởi cho tôi một số câu hỏi phỏng vấn và tôi đã trả lời. Báo Tiền Phong cho tôi biết sẽ đăng bài, nhưng bài dài quá nên sẽ cắt bớt một số đoạn để hợp với khuôn khổ của tờ báo. Tôi xin đăng nguyên văn bài phỏng vấn mà không có cắt xén hoặc thêm bớt.



**********



1. Xin chào ông Hoàng Duy Hùng, ông có thể cho biết một vài cảm tưởng của ông sau khi trở về Việt Nam, chuyến đi mang tính lịch sử cho cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ?

Trả Lời: Tôi không biết chuyến đi của tôi về Việt Nam vào tháng 3/2013 có mang tính lịch sử cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hay không vì tôi chỉ là một người như bao người khác, nhưng với cá nhân tôi thì đây là chuyến đi có tầm quan trọng trong cuộc đời. Chuyến đi của tôi về Việt Nam là với tư cách của một dân cử nhỏ bé của Thành Phố Houston về làm công tác nối kết giao hảo giữa Houston và Đà Nẵng. Chức vụ nghị viên của tôi là một chức vụ nhỏ nhoi so sánh với những vị dân cử khác như Thị Trưởng, Thống Đốc, Dân Biểu Liên Bang, v.v. Những vị này đã từng về Việt Nam để thúc đẩy quan hệ tốt giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, và tôi góp phần nhỏ nhoi của tôi vào công việc đó.

Chuyến đi Việt Nam trở về Hoa Kỳ để lại trong tôi nhiều âm hưởng. Cảm tưởng của tôi đó là tôi đã chọn đúng con đường, con đường thẳng thắn đối thoại để mang lại lợi ích chung cho toàn thể dân Việt. Những nơi tôi đi qua và một số vị mà tôi tiếp xúc đã để lại cho tôi một dấu ấn trong lòng đó là còn có những con người ở Việt Nam đang âm thầm phấn đấu để tránh sự Hán hóa cũng như để cho một nước Việt sớm phồn thịnh sánh vai cùng các dân tộc bạn như Mã Lai, Thái Lan. v.v. Nhưng cảm xúc đó của tôi lại phải đối đầu với một cảm xúc mới đối với một số người Việt ở hải ngoại.

Người Việt Nam ở hải ngoại chú ý đến chuyến đi của tôi vì họ cho rằng tôi là một người Việt đã từng đấu tranh quyết liệt để đòi lật đổ Nhà Nước CSVN bằng vũ lực nhưng nay lại về Việt Nam với chủ trương đối thoại đấu tranh từng phần thì đối với một số người, đó là sự phản bội. Vì quan niệm như vậy nên họ làm ồn ào trên mạng lưới và trên tuyền thông của người Việt hải ngoại. Chính vì quan niệm tôi phản bội con đường đấu tranh lật đổ chế độ Cộng Sản của họ nên bao căm thù đối với chế độ CS nay họ chuyển sang đổ lên trên người của tôi với chủ trương: "Diệt Việt gian trước khi diệt Việt Cộng." Họ phát động chiến dịch quyết tâm hạ gục tôi trên tất cả mọi mặt, nhất là mặt sinh hoạt chính trị vả tái tranh cử vào chức nghị viên. Dầu gặp sự phản đối gay gắt từ nhóm người này, tôi không ân hận. Cảm giác của tôi là càng phải cố gắng và kiên trì hơn nữa không phải cho bản thân tôi mà cho dân Việt sớm khép lại chương sử đau thương do tai nạn cuộc chiến Quốc-Cộng trước 1975 mà nạn nhân chính là toàn thể dân tộc Việt Nam không phân biệt Bắc hay Nam hoặc Quốc Gia hay Cộng Sản. Cảm giác của tôi là đau xót và thương cho dân tộc Việt Nam không biết bao giờ vết thương này mới được hàn gắn để cả dân tộc chúng ta vui mừng thật sự?

Nhưng cũng có một số người, không ồn ào như những người chống đối, nhìn ra mục tiêu của tôi đối với Mẹ Việt Nam, họ âm thầm ủng hộ tôi. Họ cho rằng con đường ôn hòa đối thoại đấu tranh từng phần của tôi mới là con đường hàn gắn lại vết thương của cuộc chiến Quốc & Cộng. Sự âm thầm ủng hộ này của họ làm tôi ấm lòng và tăng nghị lực hơn cho tôi đi trọn con đường tôi đã chọn. Nhân cơ hội này, tôi xin chân thành cám ơn những ủng hộ viên âm thầm này.

2. Việc ông thất cử vừa qua được cho là ông quá chủ quan trước Richard Nguyễn, một đối thủ vô danh?

Trả lời: Việc thất cử của tôi trong kỳ vừa qua gồm nhiều yếu tố trong đó có yếu tố chủ quan. Tôi chủ quan cho rằng ông Richard Nguyễn là một đối thủ không tên tuổi nên tôi không làm hết mình, tôi đã không gõ cửa nói chuyện với cử tri, và quan trọng nhất đó là tôi đã bỏ trống thùng phiếu để mặc cho phe họ muốn làm gì thì làm. Ngoài yếu tố chủ quan ra còn có yếu tố khách quan do những người chống Cộng bảo thủ, và những đối thủ chính trị khác của tôi đã âm thầm đứng đàng sau ông Richard Nguyễn để vận động cho ông Richard Nguyễn. Nói gì thì nói, tất cả cũng lỗi tại tôi vì quá chủ quan. Tôi thua với một con số khít khao, khoảng 200 phiếu, còn lại 1806 phiếu trắng, tôi không yêu cầu đếm phiếu lại, mà tôi chấp nhận thua ngay và công khai chúc mừng ông Richard Nguyễn. Thắng hay thua không quan trọng đối với tôi. Quan trọng đó là tư cách khi mình thắng cũng như khi mình thua. Thắng không kiêu bại không nản và học hỏi từ những sự thất bại để làm việc tốt hơn như châm ngôn Việt có câu "thất bại là mẹ thành công."

3. Ông sẽ tiếp tục chủ trương con đường đối thoại để cùng nhau tìm những đồng thuận xây dựng đất nước và san bằng những dị biệt như thế nào?

Trả lời: Đối thoại để tìm những đồng thuận và làm việc trên những đồng thuận đó, còn những khác biệt thì chúng ta tìm phương thức để giải quyết những khác biệt. Thí dụ về sự đồng thuận, đa phần người Việt ở trong cũng như ở ngoài nước ai ai cũng cho rằng Biển Đông là của Việt Nam. Chúng ta hãy ngồi lại với nhau để bằng mọi giá phải bảo vệ chủ quyền Biển Đông. Thí dụ về sự khác biệt, đa phần người Việt ở hải ngoại cho rằng đa đảng là giải pháp cho Việt Nam nhưng với nhà cầm quyền thì đó chưa chắc là "đũa thần" giải quyết vấn đề Việt Nam. Chúng ta cũng cần ngồi xuống để bàn về ưu và yếu kém của đa đảng, để bàn những thành quả và thất bại của độc đảng. Đương nhiên sẽ có những bất đồng nhưng từ đó chúng ta hiểu nhau nhiều hơn, san bằng những dị biệt, và cũng từ đó có thể chúng ta vạch ra một chính sách khả thi cho hai phía.

Tôi đề nghị Bộ Ngoại Giao Việt Nam tổ chức buổi hội thoại bàn đến những đồng thuận và những khác biệt, đặc biệt là Ưu Điểm và Yếm Thế của Đa Đảng hoặc Thành Quả và Thất Bại của Độc Đảng. Chúng ta mời những ai có khả năng và quan tâm với đất nước, công khai bàn luận, và hãy để cho truyền thông tự do chuyển tin cách chuyên nghiệp và trung thực về hội thảo này. Tôi tin rằng đại đa số dân chúng sẽ hưởng ứng theo dõi cuộc hội thảo này.

4. Theo ông, sự thất cử của ông là do sự chủ quan, coi thường đối thủ. Phải chăng các bài viết về ông trong chuyến trở về VN cũng là một trong số những nguyên nhân khiến ông thất cử?

Trả Lời: Như tôi đã trình bày, tôi thất cử không những vì yếu tố chủ quan mà còn do yếu tố khách quan, do yếu tố những người chống Cộng không chấp nhận đối thoại với nhà nước Việt Nam, đã đứng đàng sau vận động cho ông Richard Nguyễn. Họ in tấm hình tôi về VN chụp hình chung với cựu Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết, với Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn, và với Hội Đồng Nhân Dân Đà Nẵng cộng thêm những lời chua dựng chuyện đó là Al Hoàng đã về VN để Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn nhận vào Đảng Cộng Sản ngõ hầu từ sự dựng chuyện này họ có cớ vận động cử tri Mỹ và Việt hãy quyết tâm triệt hạ Cộng Sản ở ngay trên đất Mỹ. Những ai hiểu chuyện thì ôm bụng cười và họ nói làm y như muốn vào ĐCSVN thì dễ dàng như vậy ư? Nhưng đồng hương Việt ở hải ngoại rất nặng cảm tính, nhiều người tưởng thiệt. Chính vì cảm tính nên bao nhiêu căm thù nếu họ có trên ĐCSVN thì họ đổ lên trên người tôi vì họ cho tôi là thành viên của ĐCSVN. Nếu là đảng viên CSVN thì tôi công khai, tôi sợ gì? Nhưng tôi không là đảng viên CSVN, ngược lại tôi đã từng là người phản kháng và đang là người đối lập, đối lập với chủ trương ôn hòa đối thoại để giải quyết từng phần.

Điều này cũng nói lên một sự thật phũ phàng đó là người Mỹ lẫn người Việt ở hải ngoại không chấp nhận chế độ Cộng Sản, họ mong muốn nhà nước Việt Nam hãy thay đổi hơn nữa. Ngay những người đã có quá trình chống chế độ CSVN cách rất cực đoan như cá nhân tôi mà chỉ thay đổi phương sách sang ôn hòa đối thoại mà vẫn còn bị họ chống phá tới cùng để phải mất ghế nghị viên thì đủ hiểu sự căm thù trong lòng họ đối với chế độ này sâu đậm tới mức độ nào.!!

5. Ông nói rằng sẽ quyết tâm đi con đường dấn thân cho đất nước dầu có phải bị nhiều thiệt thòi cho bản thân. Ông có thể cho biết đó là những thiệt thòi gì?

Trả Lời: Năm 2009, khi còn là Chủ Tịch CĐ Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận, tôi ra tranh cử ghế nghị viên của Thành Phố Houston, 95% người Việt ở nơi đây ủng hộ tôi từ tinh thần, vật chất cho đến lá phiếu. Khi đắc cử nghị viên, tôi từ chức Chủ Tịch Cộng Đồng, và với tư cách dân cử thành phố Houston, tôi ủng hộ chính sách của Thành Phố Houston thành lập tuyến bay Houston - Việt Nam và đặc biệt là Houston kết nghĩa chị em với Đà Nẵng, tôi bị một số người lập tức phản đối và đánh phá. Nhưng sau chuyến đi Việt Nam năm 2013, thăm Đền Hùng (Dựng Nước), Đền Thánh Gióng (Giữ Nước), Văn Miếu (Phát Huy Đất Nước), Đà Nẵng, và Sài Gòn, thì trở về Hoa Kỳ, lập tức sự chống đối tăng cao. Nhiều người cho tôi biết những người chống đối vận động những chính khách Mễ, Mỹ Trắng, Mỹ Đen, Tàu, v.v. để ra đấu với tôi trong kỳ tái tranh cử tháng 11, 2013, nhưng không ai ra tranh cử. Không có một đối thủ chính trị các sắc dân khác ra tranh cử đấu với tôi thì giờ phút chót họ đưa một người Mỹ gốc Việt không có tên tuổi ra đấu với tôi. Ấy thế mà họ thành công thì đủ hiểu tâm tư của người Việt hải ngoại căm hận sâu đậm với chế độ Cộng Sản như thế nào rồi.

Nếu không phải vì muốn cho Mẹ Việt Nam sớm hàn gắn vết thương của cuộc chiến Quốc Cộng trước 1975, tôi chỉ việc làm theo "đường xưa lối cũ" của các cụ chống Cộng ở hải ngoại và đừng chủ xướng con đường đối thoại đấu tranh từng phần thì họ tiếp tục ủng hộ tôi cứ từng bước một đi lên hoặc đã để yên không đánh phá tôi. Nhưng, tôi không thể nào làm ngơ trước tiếng gọi của Lương Tâm.

Tiếng gọi của Lương Tâm chính là lời dạy dỗ của cụ Nguyễn Hữu Thanh tức nhà cách mạng Lý Đông A: "Nuôi thân sinh nô tài, nuôi trí sinh nhân tài, nuôi Tâm sinh thiên tài." Tâm ở đây, theo chữ Hán, tức là ánh trăng bị che bởi ba vầng mây Tham, Sân, Si thì phải triệt hạ Tham, Sâm, Si trong lòng để cho dân tộc được phát huy sáng ngời cho dù có thể làm tổn hại đến quyền lợi bản thân và gia đình. Tôi nguyện đi theo con đường này mà tôi định nghĩa đó là "ơn gọi" hay "nghiệp quả" của tôi. Ai ghét tôi vì con đường này thì tôi lặng thinh nhẫn nhịn và ai thương tôi thì tôi cám ơn họ. Quan trọng đó là không phải "cái Tôi" mà là quyền lợi tối thượng của Mẹ Việt Nam.

6. Ngoài việc thất cử, ông được gì và mất gì sau chuyến trở về Việt Nam?

Trả Lời: Trước hết hãy nói đến chữ "mất." Tôi mất rất nhiều bạn bè, mất rất nhiều ủng hộ viên, mất rất nhiều thân chủ của văn phòng luật chỉ vì họ hiểu lầm tôi là đã đi theo Cộng Sản hoặc là cánh tay nối dài của chế độ Cộng Sản ở hải ngoại. Những người xa lạ không nói, nhưng những người thân thuộc trước đây, ngay cả bà con họ hàng, tôi tưởng họ hiểu tôi mà thấy cung cách ơ hờ hoặc ra mặt chống đối của họ thì cá nhân tôi, bà xã tôi, và gia đình tôi đau lòng vô cùng. Dẫu vậy, chúng tôi không trách oán họ và vẫn cầu nguyện cho họ vì sự hiểu lầm là chuyện bình thường. Nói đến chữ "được" thì cũng được môt số phương diện. Tôi và gia đình "được" thử thách trong con đường mình đã chọn xem thử mình có trung thành với con đường này hay không. Còn lý tưởng thì bao nhiêu sự mất mát cũng chỉ là vết thương ngoài da. Đánh mất lý tưởng là đánh mất tất cả. Tôi thấy tôi còn có lý tưởng thì tức là tôi còn có chính mình. Còn có lý tưởng cho Mẹ Việt Nam thì đó là cái "được" lớn lao nhất trong đời.

7. Ông có dự định sẽ trở về Việt Nam nữa không?

Trả Lời: Việt Nam là nguồn gốc và là Mẹ của tôi thì lúc nào tôi cũng khắc khoải trăn trở đối với Việt Nam và đương nhiên trở về với Mẹ là nỗi vui mừng lớn nhất trong đời. Câu hỏi được đặt ra Nhà Nước Việt Nam có cho phép tôi hay không và khi nào thuận tiên để tôi về Việt Nam?

8. Ông có ý định sẽ ra thăm Trường Sa trong năm 2014 không?

Trả Lời: Là con dân Việt ai mà không mong mỏi đến thăm Trường Sa là phân đất xa xôi nhất và cũng là tuyến đầu để bảo vệ chủ quyền đất nước? Đi Trường Sa (khi có cô hội) để ủng hộ tinh thần chiến sĩ đang hy sinh bảo vệ chủ quyền đất nước không những là một niềm vui, một vinh dự, mà còn là một trách nhiệm thiêng liêng của mỗi con dân Việt Nam. Tôi không còn là một dân cử của thành phố Houston, nếu tôi đi Trường Sa, thì cũng chỉ là tính cách cá nhân của một người Việt ở hải ngoại, và không biết với tư cách cá nhân này tôi có đóng góp được nhiều cho việc bảo vệ chủ quyền đất nước? Không biết Bộ Ngoại Giao Việt Nam có mời tôi đi Trường Sa với tư cách cá nhân?

Tôi đã đồng ý với những ủng hộ viên ghi danh trong Đảng Cộng Hòa ra tranh cử vào tháng 11 năm 2014 chức vụ dân biểu tiểu bang ghế 149 để đấu với dân biểu 5 nhiệm kỳ thuộc Đảng Dân Chủ đó là ông Hubert Võ, một người Mỹ gốc Việt như tôi. Dân biểu Hubert Võ được những người Việt chống Cộng bảo thủ ủng hộ. Nếu tôi đi Trường Sa vào mùa Xuân 2014, chăc chắn đối thủ của tôi sẽ lại dùng chuyến đi của tôi như một chiêu bài để rồi ngày đêm trên các phương tiện truyền thông tấn công tôi là đảng viên Cộng Sản hoặc tay sai nối dài của Cộng Sản ở hải ngoại. Nhưng nếu Bộ Ngoại Giao công khai mời tôi đi với tư cách người Việt đối lập ở hải ngoại ủng hộ cho các chiến sĩ tiền phương bảo vệ chủ quyền đất nước, tôi sẵn sàng đi để làm tròn bổn phận một người Việt phải bảo vệ chủ quyền đất nước cho dầu hệ quả là bị tấn công liên tục hoặc có thể bị thất cử. Các chiến sĩ VNCH đã hy sinh mạng sống năm 1974 để bảo vệ Hoàng Sa, các chiến sĩ CHXHCNVN đã hy sinh mạng sống vào thập niên 1980s để bảo vệ Trường Sa, nay có nhiều ngàn chiến sĩ đang hy sinh ngày đêm để bảo vệ chủ quyền đất nước, họ không phân biệt thể chế này thể chế nọ, thì tôi cũng là một người Việt như bao người khác, giống như họ, tôi phải có trách nhiệm ủng hộ các chiến sĩ tiền tuyến bảo vệ chủ quyền của Việt Nam là Tổ Quốc của tôi. Các chiến sĩ đã hy sinh quá nhiều, có người đã hy sinh mạng sống, thì sự thiệt thòi danh dự của tôi hay chức vụ này hoặc chức vụ nọ chẳng là cái gì so với sự hy sinh cao cả đó của họ. Đối với tôi, "thể chế nhất thời, dân vạn đại," và đã là người Việt thì phải có bổn phận ủng hộ tinh thần cho các chiến sĩ tiền tuyến bảo vệ chủ quyền đất nước.

9. Và dự định Tết này của ông là gì?

Trả Lời: Tết ở bên Mỹ lạnh lẽo và không có đặc sắc như ở Việt Nam. Ngoài việc đón Tết và các nghi thức tôn kính ông bà tổ tiên hoặc ra ngoài tham dự Hội Chợ Tết, Tết ở bên Mỹ, bao năm nay đa phần tôi vẫn phải đi làm, tôi vẫn phải ra văn phòng Luật để làm hồ sơ. Sau năm 1975, tôi chỉ ăn Tết ở VN có một lần vào năm 1993 khi tôi còn bị nhà nước nhốt biệt giam ở trong Khám Chí Hòa ở Sài Gòn vì tội danh âm mưu lật đổ NNCHXHCNVN. Đón Tết trong tù năm đó để lại nhiều dấu ấn trong lòng tôi. Đêm Giao Thừa, tôi nghe nhiều tiếng la ó của các tù nhân la lớn "Chúa ngục về." Sau đô tôi nghe tiếng lẻng kẻng của xiềng xích. "Chúa ngục" là người đầu tiên chết ở trong tù và người ta cho rằng người này trở nên "thiêng." Thấm thoát thời gian đã 20 năm. Không biết bao giờ tôi mới được ăn Tết ở Việt Nam, nhất là ăn Tết trong sự hàn gắn vết thương lòng của dân tộc Việt vì cuộc chiến Quốc - Cộng đã để lại từ năm 1975?

Xin cảm ơn ông.

Trả Lời: Xin cảm ơn Báo Tiền Phong đã cho tôi cơ hội giãi bày ưu tư của tôi về đất nước cũng như nói qua một số chuyện cá nhân tôi. Kính chúc quý báo và quý độc giả một năm mới, năm Giáp Ngọ, an khang thịnh vượng và thành công như ý./.



Kính thưa quý vị:

Cổ nhân dạy: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách." Đa số chúng ta được may mắn không là "thất phu" nên trách nhiệm với tiền đổ Tổ Quốc Việt Nam của chúng ta nặng nề vô cùng.

Tôi đã dấn thân vào con đuờng đấu tranh 3 thập niên rồi. Bản thân tôi, vì lý do khách quan và chủ quan, tôi không thấy con đường đấu tranh theo kiểu xưa đạt hữu hiệu như ý nên tôi quyết định thay đổi phương sách mà tôi cho là Cách Mạng Trắng. Tôi không yêu cầu người khác phải bỏ con đường đấu tranh kiểu xưa, đấu tranh mỗi người mỗi cách, trăm song đổ ra biển cả, chỉ xin đừng vì khác sách lược mà chống đối lẫn nhau và xin sự tôn trọng lẫn nhau và đó mới là dân chủ thật sự. Xin quý vị bỏ chút thời giờ vàng ngọc để tìm hiểu Cách Mạng Trắng là gì và sự thật về những sinh hoạt ở Houston liên quan đến Cách Mạng Trắng.

Tôi chính thức vận động Liên Minh Cách Mạng Trắng và dự trù tổ chức Đại Hội Sáng Lập ở Houston trong vài tháng tới. Nếu quý vị thấy Cách Mạng Trắng thích hợp với quý vị, và nếu quý vị có tinh thần dấn thân, tôi rất mong sự cộng tác của quý vị và xin quý vị ghi danh tham gia Đại Hội Sáng Lập.

Xin quý vị tiếp tay phổ biến rộng rãi tài liệu này qua mọi hình thức để chúng ta cùng chung tay nhau xây dựng Cách Mạng Trắng Cho Việt Nam.



Chân thành cám ơn quý vị.

Al Hoàng, tức Ls. Hoàng Duy Hùng.

Houston ngày 9 tháng 12 năm 2013.



BÀI 22



VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP

LIÊN MINH CÁCH MẠNG TRẮNG



Lời đầu: Bài vận động này có tính cách dự thảo, còn rất sơ sài, nên cần sự đóng góp rất nhiều của những bậc thức giả trong Đại Hội Sáng Lập để làm một tài liệu căn bản cho Liên Minh Cách Mạng Trắng nếu may mắn Liên Minh này được thành hình.



=====



Bước vào Đệ Tam Thiên Niên Kỷ, thế giới bước vào giai đoạn toàn-cầu-hóa trên mọi lãnh vực gồm cả chính trị, kỹ thuật & kinh tế, và văn hóa. Cạnh tranh kỹ thuật & kinh tế là trọng điểm và gay gắt hơn cả cạnh tranh chính trị; vì, quốc gia nào có thương hiệu hoặc phát minh kỹ thuật trước thì quốc gia đó có ưu tiên và sự thành công dễ dàng hơn trong tương lai. Nhưng, cũng chính sự cạnh tranh này đưa đến nhiều phức tạp làm cho mỗi quốc gia không thể tự mình độc lập về kỹ thuật & kinh tế nữa (economic independence) mà phải nương tựa lẫn nhau (interdependence) để sống còn và phát triển.



I. Nhận Định: Tài nguyên của một quốc gia trước đây đa phần được chú trọng đến là lãnh thổ & lãnh hải, nhưng ngày hôm nay ngoài yếu tố lãnh thổ & lãnh hải ra (vẫn còn chú trọng) thì mọi quốc gia đều đặt thêm trọng tâm ở chất xám của con người. Chất xám của con người không những là vốn quý mà cỏn là vận hội mở ra chìa khóa tương lai của cả một quốc gia. Chất xám của môt Bill Gate đã đưa Hoa Kỳ trở thành hàng đầu về công nghệ điện toán mang lại lợi nhuận nhiều tỷ Mỹ Kim hàng năm cho cá nhân ông và cho nước Mỹ. Chất xám đó của Bill Gate cũng đã mở cửa một khung trời mới cho cả nhân loại.



Trung Quốc, không những đất rất rộng mà người cũng rất đông, từ đầu Đệ Tam Thiên Niên Kỷ, chuyển mình thành một siêu cường đối trọng với Hoa Kỳ. Cuối năm 2013, Để có nguyên liệu nuôi sống dân cũng như phát triển kinh tế, Trung Quốc vùng vẫy tìm cách nới rộng lãnh thổ & lãnh hải.



Vị trí của nước Việt sát cạnh Trung Quốc khổng lồ đã tạo nên một tình thế nhiều phức tạp và tế nhị không những trong nhiều ngàn năm qua mà còn ở hiện tại và đặc biệt trong tương lai.



Địa hình của Việt Nam là Thái Cực Lưỡng Nghi. Lấy compass xoay một vòng, chữ S của Việt Nam là biên giới của Âm và Dương, đảo Hải Nam là Dương-trong-Âm và Biển Hồ Tonlesap ở Campuchia là Âm-trong-Dương. Địa hình Thái Cực Lưỡng Nghi này có thể là một điềm báo của Âm-Dương kết hợp trong dân Việt tạo nên một sức mạnh mới mang lại hòa bình cho thế giới.



Năm 1975 là dấu mốc lịch sử quan trọng của dân Việt. Chiến thắng của ĐCSVN trên toàn cõi lãnh thổ, với nhiều lý do và nhiều đợt, đã đẩy đưa nhiều người Việt ra hải ngoại tạo nên một cộng đồng người Việt hải ngoại giống như dân tộc Do Thái và Trung Hoa. Nếu người Việt hải ngoại mà kết hợp được với người Việt trong nước như địa hình Âm Dương của Việt Nam thì quả thật đó là một vận hội lớn của dân Việt tạo nên sức mạnh to lớn có thể góp phần thăng bằng quyền lực của thế giới trong bối cảnh lưỡng cực của Trung Quốc và Hoa Kỳ.



Người Việt hải ngoại hiện nay có khoảng hơn 3 triệu người, chỉ bằng khoảng 4% dân số trong nước, nhưng lại đóng một vai trò quan trọng cho nền kinh tế nước nhà. Hàng năm, người Việt hải ngoại gởi về trong nước khoảng 10 tỷ USD và số tiền này đã là kích thích tố cho sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam.



Tồn đọng của quá khứ chiến tranh ý thức hệ Quốc – Cộng đã và đang là nguyên nhân lớn nhất cho nhiều người Việt hải ngoại cũng như một số người ở trong nước đối kháng lại nhà cầm quyền. Họ cho rẳng nhà cầm quyền chà đạp nhân quyền, nhà cầm quyền không chịu sửa đối Hiến Pháp chấp nhận có đảng đối lập để cho dân có tự do chọn đảng phái mà họ cho là xứng đáng, nên không những họ không hợp tác mả còn tìm bằng mọi cách đánh cho sụp đổ chế độ.



Cục diện của thế giới đã thay đổi nhiều từ khi Trung Quốc, dưới thời Đặng Tiểu Bình, sau biến cố Thiên An Môn năm 1989, lấy chủ nghĩa Hán tộc làm kim-chỉ-nam thay cho chủ nghĩa Cộng Sản nên khi Việt Nam có biến loạn, Trung Quốc có thể lấy cớ ổn định biên giới để đưa hơn triệu quân vào Việt Nam. Đó là nguy cơ to lớn nhất của Việt Nam nên nếu đấu tranh không đúng thì có thể gây ra tai họa khôn lường.



Nhà cầm quyền có ánh nhìn khác những người đối kháng. Đảng CSVN cho rằng mỗi dân tộc và mỗi quốc gia có vị trí văn hóa và lịch sử riêng biệt, không nhất thiết phải theo giống thể chế của những quốc gia khác. Theo họ, quan trọng là phải ổn định kinh tế trước. Họ trưng dẫn trường hợp Trung Quốc không có hệ thống đa đảng như ở Âu Châu hoặc lưỡng đảng trong chính trị như của Mỹ mà trong 2 thập niên qua vẫn phát triển kinh tế cách mạnh mẽ. ĐCSVN cho rằng trong bối cảnh hiện nay nếu để cho đất nước xáo trộn biến loạn thì dễ dàng làm mồi cho Trung Quốc thôn tính. ĐCSVN cũng cho rằng quan niệm nhân quyền mỗi người khác nhau, không thể mang quan niệm nhân quyền ở quốc gia khác buộc ĐCSVN phải áp dụng. Có những người cấp tiến hơn trong ĐCSVN cho rằng một khi kinh tế mạnh rồi thì mới mở cửa chính trị để dân từng bước một đóng góp xây dựng thể chế dân chủ như đã từng xảy ra ở những quôc gia Đài Loan hay Nam Hàn.



Vì hai quan điểm và chủ trương khác nhau nên mỗi bên giải quyết vấn đề của đất nước theo phương thức riêng của mình. Trước Biến Cố Khủng Bố 9/11 năm 2001, nhiều người còn áp dụng phương thức đấu tranh bạo động với nhà cầm quyền. Sau năm 2001, đa số đã chuyển sang phương thức đấu tranh bất bạo động và cương quyết bế quan tỏa cảng với mong ước vì thế nhà nước CSVN sẽ suy yếu tiềm lực và lúng túng trên chính trường quốc tế. Nhà cầm quyền tiến hành phương thức tiếp cận từng cá nhân để phá vỡ chính sách bế quan tỏa cảng đó. Hiện nay nhiều chính phủ trên thế giới trong đó cỏ cả Hoa Kỳ ủng hộ nhà cầm quyền Việt Nam.



Tuy vậy, giải pháp tốt đẹp nhất cho Việt Nam trong bối cảnh tốc độ toàn cầu hóa ngày càng tăng nhanh cũng như hiểm họa tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam là sự hợp nguyên của người Việt trong và ngoài nước thành một khối như sự hợp nguyên của Âm Dương trong họa đồ Thái Cực Lưỡng Nghi thì Việt Nam mới có thể cất cánh cao trong bầu trời thịnh vượng sánh vai cùng các dân tộc khác.



III. Vận Động Thành Lập Liên Minh Cách Mạng Trắng: Trong nỗ lực đi tìm những nhân tố tốt như trong Âm có Dương và trong Dương có Âm, với hy vọng đóng góp một phần sự nối kết nhau lại như trong địa hình Thái Cực Lưỡng Nghi, một số anh chị em trong và ngoài nước tụ hội lại với nhau vận động thành lập Liên Minh Cách Mạng Trắng (Alliance of Vietnam’s White Revolution) với những minh định như sau:



1. Tôn Chỉ và Mục Đích: Tôn Chỉ của Liên Minh Cách Mạng Trắng là sự phồn vinh, tôn trọng nhân phẩm - nhân quyền, và hạnh phúc của dân tộc Việt là tối hậu. Mục Đích của Liên Minh Cách Mạng Trắng là Đối Thoại với mọi thành phân gồm luôn cả nhà cầm quyền để nối kết những người còn quan tâm với đất nước cho tôn chỉ vừa nêu trên.

2. Chủ trương của Liên Minh Cách Mạng Trắng là cồ súy cho sự đoàn kết của dân tộc Việt trong và ngoài nước. Để dễ dàng tạo sự đối thoại và nối kết, Liên Minh Cách Mạng Trắng chủ trương “Nuôi Tâm” như lời dặn dò của nhà cách mạng Nguyễn Hữu Thanh tức Lý Đồng A: “Nuôi Thân sinh nô tài, Nuôi Trí sinh nhân tài, Nuôi Tâm sinh thiên tài.” “Nuôi” hay “Dưỡng” Tâm ở đây là gạt bỏ tham, sân, si của bản thân để phục vụ quyền lợi tối thượng của Tổ Quốc. Chính vì Nuôi Tâm nên LMCMT không chỉ trích tiêu cực bất kỳ một cá nhân, đoàn thể, hay tổ chức nào; nếu cần, chỉ đóng góp ý kiến xây dựng tìm ra những đồng thuận để hợp tác và lên phương án để khi thời cơ thuận tiện sẽ giải quyết những bất đồng.

3. Lập Trường: Quyền lợi của dân tộc Việt là tối thượng, bất kỳ ngoại bang nào hoặc tổ chức phe nhóm nào có âm mưu gậm nhắm chủ quyền nước Việt thì Liên Minh Cách Mạng Trắng sẽ phối hợp đúng tiến trình và phương thức với nhà chức trách để lên tiếng ngăn chận tham vọng này.

4. Bản chất: Liên Minh Cách Mạng Trắng là môt tập hợp cá nhân không phân biệt tín ngưỡng, xuất xứ, đảng phái hay không đảng phái, trong hay ngoài nước, cũng như chính kiến với mục tiêu là yểm trợ cho Cách Mạng Trắng cho toàn dân Việt.

5. Cơ cấu: Liên Minh Cách Mạng Trắng mang tính chất quần chúng nên sinh hoạt có tính phối hợp của quần chúng hơn là một sự chỉ đạo từ trên xuống dưới. Nhưng để tiện thông tin và điều hành thì có cơ chế địa phương và trung ương.

6. Đường lối của Liên Minh Cách mạng Trắng là vận động sự đối thoại giữa người Việt ở trong cũng như ở ngoài nước còn quan tâm đến vấn đề đất nước cũng như vận động nhà cầm quyền đối thoại và lắng nghe những ý kiến của người dân, và ngược lại, cũng vận động người dân hãy kiên nhẫn đối thoại và lắng nghe sự trình bày lại của nhà cầm quyền.

7. Thành viên: Thành viên của Liên Minh Cách Mạng Trắng xưng hô với nhau là bằng hữu hay gọi nhau là bác, chú, cô, cậu, anh, chị, v.v. tùy theo tuổi tác và liên hệ máu mủ gia đình hay vị trí trong xã hội. Liên Minh Cách Mạng Trắng là tập hợp cá nhân người Việt Nam ở trong và ngoài nước từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ và tôn giáo, ở trong quần chúng hay ở trong chính quyền, ở trong đảng phái hay ở ngoài đảng phái, ở trong giới văn nghệ sĩ cũng như ở trong giới lao động, chấp nhận tôn chỉ, mục đích, chủ trương, lập trường, bản chất, cơ cấu, và đường lối sinh hoạt của Liên Minh Cách Mạng Trắng, viết đơn xin gia nhập, được Ban Chấp Hành Liên Minh Cách Mạng Trắng cứu xét và chấp nhận.



III. Ban Chấp Hành Lâm Thời và Đại Hội Sáng Lập: Tất cả những thành viên tham gia Liên Minh Cách Mạng Trắng trước và trong Đại Hội Sáng Lập đều là những sáng lập viên. Đại Hội Sáng Lập của Liên Minh Cách Mạng Trắng sẽ được tổ chức tại ……….. vào ngày ….. tháng …. năm.

Những ai nhận thấy Liên Minh Cách Mạng Trắng thích hợp với họ, xin liên lạc để ghi danh.

Tin tưởng vào sự trường tồn của dân tộc Việt cũng như tin tưởng vào sức mạnh đối thoại và đoàn kết, nay chính thức vận động toàn thể quốc dân trong cũng như ngoài nước thành lập Liên Minh Cách Mạng Trắng.

Làm tại Houston ngày 9 tháng 12 năm 2013.

Hoàng Duy Hùng

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us