Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Thời Sự
--------o0o--------
Nhìn Miến Điện, Khổ Cho VN
(08/09/2013)
Tác giả : Vi Anh
Tin Đài VOA ngày 23.07.2013, Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã đặc xá cho khoảng 70 tù chính trị, vài ngày sau khi tuyên bố phóng thích tất cả những người bất đồng chánh kiến, chậm nhất là cuối năm nay. Và báo chí khắp thế giới đều ca ngợi TT Thein Sein cải tiến dân chủ và nhà đối lập Bà Aung San Suu Kyi tù nhân 20 năm của chế độ quân phiệt được nhân dân và chánh quyền các nước cường quốc trọng vọng, nối lại bang giao, giao thương và viện trợ giúp cho Miến Điện phát triển.
Nhìn lại Miến Điện với Bà Aung San Suu Kyi tù nhân 20 năm của quân phiệt và TT Thein Sein thừa kế chế độ độc tài quân phiệt chúa ngục của Bà, trong chuyến công du Mỹ đầu tiên hồi năm rồi đã phối hợp vận động thành công xuất sắc cho quyền lợi quốc gia dân tộc Miến Điện mà buồn tủi, đau khổ cho quốc gia dân tộc Việt Nam.
Trong khi đó Việt Nam một quốc gia dân tộc hùng mạnh, to lớn hơn Miến Điện, mà bị kềm kẹp dưới chế độ độc tài đảng trị toàn diện của Đảng CS, suốt gần 38 năm, nước VN vẫn còn chậm tiến kinh tế, lạc hậu khoa học, và nhứt là bê bối về tư do, dân chủ, nhân quyền, là điều kiện thiết yếu để phát triễn.
Điều đó cho thấy một chân lý chánh trị bất khả tranh cãi, là không có một đảng phái chánh trị, không có một chế độ cai trị nào cao quí, mạnh mẽ, bền vững hơn quốc gia dân tộc. Khi bộ óc quốc gia, trái tim dân tộc, khi người lãnh đạo bất phân thân chính hay đối lập yêu nước, thương dân, thì khó khăn, bế tắc, thử thách kinh tế chánh trị, an ninh, quân sự, đối nội đối ngoại nào cũng có thể vượt qua được vì lúc bấy giờ sức mạnh của quốc gia dân tộc trở thành một.
Nhớ lại trong chuyến công du Âu châu trước, Bà Aung San Suu Kyi được nhân dân và chánh quyền các nước hoan nghênh Bà như một quốc khách. Hào quang của Bà toả sáng như đoá hoa sen tượng trưng cho bồ đoàn của Phật Giáo mà người dân xem gần như là quốc giáo của Miến Điện. Giải khôi Nguyên Nobel Hoà Bình Bà Suu Kyi được tặng trước đây Bà không đi nhận vì không muốn xa rời đồng bào, xuất ngoại là nhà cầm quyền quân phiệt tống khứ luôn, không cho trở về nước được cũng như khi chồng chết ở Anh, Bà cũng không đi Anh thọ tang chồng. Bà bám trụ, cùng chịu niềm đau nỗi khổ với đồng bào, suốt 20 năm tù và quản chế tại gia.
Nhưng khi nhà cầm quyển quân phiệt thức tỉnh thấy rõ độc tài là lụn bại, suy tàn, nên đổi mới chánh trị. Bà và đối lập gồm những người từng đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Miến Điện ra ứng cử dân biểu. Đối lập do Bà lãnh đạo tinh thần thắng trên 90%.
Bà không nhận một chức gì trong chánh phủ của TT Thein Sein. Bà chỉ làm dân biểu, như một dân biểu có thể nói lãnh tụ tinh thần của khối đối lập có bốn mươi mấy người, trong khi quyền đa số còn thuộc về dân biểu thân chính bầu thời quân phiệt kiên định.
Nhưng hầu hềt các nước Liên Âu và Âu châu gỡ cấm vận toàn phần cho Miến Điện, lập bang giao và giao thương lại với Miến Điện.
Mỹ là nước Miến Điện rất cần sự yểm trợ kinh tế, chánh trị, bao che trước đà bánh trướng và trả thù vặt của TC giáp ranh, đã bao năm bao che quân phiệt bòn vét cạn kiệt tài nguyên của Miến Điện. Nhưng Mỹ còn dè dặt với Miến Điện. Dù Ngoại Trưởng Mỹ thăm Miến Điện tay bắt mặt mừng với Bà như hai bạn gái tâm giao, lập bang giao, cho công dân Mỹ đầu tư, nhưng Mỹ không bỏ cấm vận toàn phần. Mỹ muốn gỡ cấm vận từ từ để thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá. Trong đó cái kẹt nhứt là cấm không cho tổng thống và chủ tịch quốc hội của chế độ Miến Điện đến Mỹ.
Thế là một cuộc hoà ca giữa hai người Miến Điện yêu nước thương dân, đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên hết. TT Miến Điện Thein Sein muốn xuất hiện trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp ở New York, với một nước Miến Điện đang dân chủ hoá. Mà New York là thuộc lãnh thổ nước Mỹ.
Thế là Bà Aung San Suu Kyi không nề hà đóng vai mở an ninh lộ trình chánh trị, ngoại giao cho TT Thein Sein công du Mỹ. Dù Mỹ dành cho Bà Suu Kyi danh dự và long trọng như một quốc khách (Đại sứ Mỹ ở Miến Điện đi Mỹ cùng Bà, Ngoại Trưởng Mỹ đích thân tiếp, TT Obama cũng thế, Quốc Hội trao Huy chương Vàng, huy chương cao quí nhứt của Quốc Hội Mỹ đã tặng từ lâu mà Bà chưa nhận), chương trình công du của Bà, Bà sấp xếp khéo léo để không làm lu mờ sự xuất hiện của TT Thein Sein.
Ở nước nhà TT Theim Sein trả tự do cho 500 tù chánh trị chót, quá họp ý với điều kiện ngoại giao của Mỹ. Bà Suu Kyi âm thầm vận động Bộ Ngoại Giao Mỹ, TT Mỹ gỡ cấm vận. Ngưng cấm nhập cảng vào Mỹ hàng hoá của Miến Điện và ngưng cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với tổng thống và chủ tịch quốc hội Miến Điện. Bãi bỏ thứ nhứt để giúp cho chánh phủ dân chủ hoá của TT Thein Sein thêm thế lực trước sư chống đối của phái bảo thủ, tướng lãnh.
Bãi bỏ thứ hai liên quan đền chuyến công du của TT Thein Sein, là bãi bỏ một biện pháp ô nhục đối với chánh phủ Miến Điện do Mỹ đã trừng phạt Miến điện khi xưa.
Đó là hợp tác hài hoà nhuần nhuyễn của chính phủ và đối lập Miến Điện, rất hợp lòng dân, thuận ý chánh phủ Mỹ.
Thế là TT Thein Sein có thể đường hoàng đến New York, và đi ra ngoài chu vi Liên Hiệp Quốc. Nên trước đại hội đồng LHQ, TT Miến Điện Thein Sein, vóc dáng người nhỏ bé, hãnh diện ngẩng cao đầu, đại diện cho nhân dân và chánh quyền Miến Điện, hùng hồn phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, nói về những cải tổ đã thay đổi đất nước ông. Ông hết lời ca ngợi những nỗ lực chuyển hoá dân chủ của Bà và của nhân dân Miến Điện.
Bên lề đại hội Ông còn tuyên bố sẵn sàng tuân theo ý quốc dân để Bà Aung San Suu Kyi làm tổng thống nếu được dân chúng bỏ phiếu cho Bà. Bài diễn văn và lời tuyên bố của Ông được các cơ quan truyền thông quốc tế loan tải khắp năm châu, bốn biển như một thành tựu lớn của Nhân Quyền. Và dân chúng Miến Điện vô cùng mừng và tự hào về quốc gia dân tộc của mình.
Con đường trước mắt của hai người Miến Điện nữ và nam yêu nước thương dân này không ắt bằng phẳng. Nhưng “Nếu đường đời bằng phẳng cả thì anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Cộng đồng người Miến hải ngoại không đồng ý lắm việc Bà Suu Kyi vận động gỡ cấm vận toàn phần, muốn lấy đó để kích hoạt dân chủ hoá chế độ độc tài quân phiệt đang chuyển hoá.
Phía TT Thein Sein cũng bị nhiếu áp lực nội bộ của quân đội Miến từng nắm quyền độc tài nhiều thập niên. Việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm nhập cảng hàng Miến Điện vào Mỹ tạo sức mạnh của chánh phủ đổi mới đồi với phe bảo thủ.
Còn ở nước nhà VN, gần 38 năm VN bị nằm trong gọng kềm CS. Qua bao nhiêu đại hội đảng CS, bầu cử quốc hội, tình hình nhân dân VN bị trị vẫn nghèo, vẫn khố, vẫn bị áp bức bóc lột, giang sơn gấm vóc VN vẫn bị mất đất, mất biển, mất đảo vào tay TC. Và tình hình Đảng CS, một chủ nghĩa ngoại lai, vẫn thống trị, vẫn độc tài đảng trị toàn diện trên quốc gia dân tộc VN. Buồn tủi,đau khổ thay của quốc gia dân tộc VN!
Vi Anh
-------oo0oo-------