Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Thời Sự

HoChiMinh

--------o0o--------

Nhận định về bài " Sống và viết như những người lưu vong " của Nguyễn Hưng Quốc

Bài viết của Nguyễn Hữu Anh ( Kangaroo )
Cựu hoc sinh Phan Bội Châu - Phan Thiết

Kính gởi quý ACE & quý văn nghệ sĩ Hải Ngoại
Đã nhiều ngày qua Hữu Anh mong đợi đón nhận ý kiến của quý vị về bài viết " Sống và viết như những người lưu vong " của Nguyễn Hưng Quốc nhưng vẫn chưa thấy có triệu chứng phấn khởi nào cả. Hữu Anh cũng biết những nhận định và những lập luận NHQ đưa ra để hổ trợ cho những nhận định của mình trong bài viết này, đọc lên nghe qua, thật có hấp lực. Nếu tựa bài viết là " Sống Và Viết Như Những Nhà Văn Lưu Vong " thi` chắc HA không dám đụng tới đâu, vì HA không thuộc giới cầm bút thứ thiệt trong làng văn kể cả trên hai phương diện danh phận và nghề nghiệp. Bây giờ thì H.A lấy tư cách một người lưu vong " sống như những người lưu vong " để có đôi lời bộc bạch.

Đọc qua bài viết H.A cảm nhận được một hơi hám tiêu cực khởi đầu từ câu dẫn nhập cho đến câu kết .Tiêu cực đến ngộp thở không có lối thoát. H.A tự hỏi, mình cũng là một người lưu vong, sống ở hải ngoại gần 20 năm nay, mà sao, nếu không muốn nói ngược lại, thật sự không có một cảm giác bi quan nào để có thể cùng chia sẻ với người viết. H.A cũng có gia đình, cũng trãi qua những khó khăn về ngôn ngữ, về đồng cảm, về công ăn việc làm, giáo dục con cái, nhưng những khó khăn đó, nếu so với những khổ nạn đã khiến cho những người Việt phải quyết định bỏ xứ ra đi thì chỉ là con số " 0 ". Nếu chỉ vì " bị phân thân giữa quê cũ và vùng đất mới, giữa tình cảm và lý trí , giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bảo , mà hậu quả của sự phân thân ấy là những người lưu vong bị biến thành những người đứng bên lề " thì H.A nhận thấy cái kết luận này thật quá phiến diện và sự thật hoàn toàn trái ngược. Tuy nhiên, với một lối viết nhập nhằng mà suông sẻ, một lối sử dụng ngôn từ như minh bạch mà không rỏ ràng, người viết thực sự đã sử dụng kỷ thuật " viết lách " một cách tinh xảo không ngoài mục đích bôi bác những người Việt lưu vong nói chung và những nhà văn lưu vong nói riêng ..

Đây là một bài viết đầy hàm ý được trình bày với những viện dẫn , lập luận sống động với một ngôn từ có tính cách thuyết phục . Nguyễn Hưng Quốc quả thật đã thành công trong việc khiến cho một số độc giả đã để cho dòng tư tưởng của mình bị lôi cuốn theo những dòng chữ phân biện rập ràng , những mỹ từ trau chuốt, nên đã quên lưu ý đến lối viết lấp lửng của tác giả để rồi không khéo tự mình cũng có cái cảm giác đồng hội đồng thuyền và cảm thấy xót xa cho thân phận những nhà văn lưu vong. H.A xin trích dẫn một đoạn văn như sau : " Thoát ra khỏi ngục tù ở quê hương , tuyệt đại đa số người lưu vong , đặc biệt là giới cầm bút , thường rơi ngay vào nhà tù của trí nhớ . Ngoái về quá khứ , các cây bút lưu vong ít khi đóng được vai trò tiên phong ".
Như vậy , không phải chỉ riêng những nhà văn lưu vong mà hầu như trọn goí nhũng người lưu vong, và điều đó đã được thể hiện một cách kín đáo trong cái cụm từ " tuyệt đại đa số người lưu vong ". Nói một cách dễ hiểu là tất cả chúng ta, những người lưu vong, cuối cùng rồi cũng rơi ngay vào nhà tù của trí nhớ sau khi thoát khỏi ngục tù của quê hương. Người cầm bút thì viết, người không cầm bút thì nói, ai viết cứ viết, ai nói cứ nói. Nhưng hoặc viết hoặc nói gì đi nữa thì cũng nhai đi nhai lại những chuyện cũ rích chớ chẳng có gì mới mẽ cả. Tóm lại là giống hệt như một cái đĩa hát " cà lăm " và đó là tác phong sống và viết của những người lưu vong nói chung. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những tên tù và chỉ khác ở một danh xưng mà thôi.

Tuy nhiên, H.A nhận thấy , suốt cả một bài viết ,NHQ chỉ nhấn mạnh đến " viết như những người lưu vong " mà không có những nhận định gì rỏ rệt về " sống như những người lưu vong " . Cái hay của tác giả là chỉ lướt thoáng qua " sống như " mà đặt hết chủ lực va`o " viết như " , nhưng đây đó trong bài viết, tác giả đã tận dụng kỷ năng " viết lách " nhập nhằng dễ khiến cho độc giả rơi vào mặt trận hỏa mù và dễ dàng chấp nhận những gì được phơi bày như là một sự thật hiển nhiên, để rồi những người " không cầm bút " cũng như những " người cầm bút " đều trở thành những nạn nhân dưới ngòi bút của tác giả.

H.A xin mời quý vị đọc lại những đoạn trích dẫn sau đây :

" Mối quan hệ với quê gốc như thế làm cho quan hệ giữa những người lưu vong với miền đất mới định cư trở thành gian truân : chúng ta bị phân thân giữa quê cũ và vùng đất mới, giữa tình cảm và lý trí, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bảo . Hậu quả của sự phân thân ấy là những người lưu vong bị biến thành những người đứng bên lề. "

Đọc đoạn trên quý vị thấy rõ tác giả đã rõ rệt đưa ra sự nhận định về mối " quan hệ giữa những người lưu vong với miền đất hứa " và " hậu quả..những người lưu vong bị biến thành những người đứng bên lề ".

Bên lề gì đây ? chắc chắn không phải là bên lề văn học rồi, vì tuyệt đại đa số những người lưu vong không phải là những người cầm bút cả trên hai phương diện danh phận và nghề nghiệp. Như vậy thì những người lưu vong, nói theo luận điệu của NHQ chỉ là những người đứng bên lề, nhưng tác giả lại ngừng ở đây mà không triển khai thêm. Sau đó tác giả lại chuyển tiếp qua nói về những người cầm bút ..Cũng vì vậy mà khi đọc bài viết này H.A cảm thấy có cái gì đó bất ổn, nhưng lại không xác định được cái bất ổn này từ đâu mà có, nên phải đọc đi đọc lại nhiều lần, để lần mò những khúc mắc hầu giải toả cái cảm giác bất ổn này.

Cũng như những nhà văn lưu vong, tuyệt đại đa số những ngươi lưu vong thuộc mọi ngành nghề khác nhau cũng là nạn nhân của ngục tù trí nhớ, mà sao NHQ không đem ra mổ xẻ, có phải NHQ chỉ muốn nhắm vào những điểm tiêu cực để cho tương xứng với thân phận lưu vong, hợp với chủ đê` : " sống và viết như những người lưu vong ". Người Việt sống lưu vong có phải cũng giống như những người cầm bút lưu vong. Có nghĩa sống với thân phận thảm thương, đứng bên lề sinh hoạt xã hội của bản xứ. NHQ chỉ nói bâng quơ .

Nhưng nếu tinh ý, chúng ta có thể thấy được những điều mà NHQ muốn nói đến là những sinh hoạt cá thể, những tổ chức, những hội đoàn, vì đó là tập hợp của những cá thể thoát ra khỏi ngục tù quê hương và rơi ngay vào ngục tù của trí nhớ..

NHQ không phải là người trên thân xác mình còn ghi lại những vết đòn thù trong nhà tù, trong những trại lao động tập trung, NHQ cũng không từng chứng kiến cảnh thân nhân của mi`nh, vợ con của mi`nh, đã bị hãm hiếp sát hai, chết đói, chết khát, bỏ mình trên biển cả... Muốn viết một bài phê bình, muốn đưa ra một nhận định, người viết không thể chỉ tập trung một cách phiến diện vào những sự việc đang phơi bày trước mắt mà phải nắm vững nguyên nhân, hậu quả để có thể đưa ra những lời phán đoán trung thực, chứ đừng thao túng vốn liếng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để lọc lừa vun xới lại thành một dạng ngôn từ hoa dạng nhằm " viết lách " để tránh khơi động những điều mình muốn tránh và nhằm đánh đổ sự tôn nghiêm của những người đấu tranh vì lý tưởng trong lòng người dân Việt ở hải ngoại và quốc nội .

Nói cho cùng trong nhà tù trí nhớ này, tội nhân và cai ngục cũng vẫn chỉ là một, muốn đi hay ở cũng do tự bản thân mình định đoạt. Còn những văn nghệ sĩ quốc nội thì sao? Đã bao nhiêu năm nay và vẫn còn dài dài nữa, tuyệt đại đa số đã,đang và sẽ vẫn còn bị giam hãm trong nhà tù kiên cố của chủ thuyết. Bản thân người cầm bút, không làm chủ được những điều mình muốn viềt, muốn nói mà phải triệt để tuân theo đường lối chủ trương của nhà nước áp đặt. Như vậy mà có thể gọi là nhà văn hay sao? Những sản phẩm do những bồi bút , văn nô viết ra mà có thể gọi là những tác phẩm văn học được sao? Một quốc gia hơn 80 triệu dân với nhiều " đỉnh cao của trí tuệ " nhưng hãy nhìn lại xem có một tác phẩm nào có thể gọi là tác phẩm có giá trị văn học được thế giới biết đến hay không? Hãy về VN, hãy lần lại những trang sách báo để tìm đọc thì sẽ thấy được sự khác biệt giữa " nhà tù của trí nhớ " và " nhà tù của chủ thuyết " .

Sách truyện viết từ trí nhớ có tính cách đa dạng với những mẩu chuyện linh động được kết tinh qua những trãi nghiệm đầy máu và nước mắt. Những trãi nghiệm này đã để lại những vết hằn mà thời gian chỉ có thể làm cho nạn nhân dịu dần với vết đau, chứ không thể xoá mờ hẳn trong tâm trí. Tính chất trung thực của những tác phẩm này sẽ giúp cho những thế hệ sau, khi đọc lại có thể thấy được sự thật những gì tiền nhân và đất nước đã trãi qua trong một giai đoạn của quá trình lịch sử .Vả lại những gì dưới ngòi bút của những cây bút hải ngoại không nhất thiết là hoàn toàn thuộc về quá khứ ,mà thật sự vẫn còn những liên hệ chằng chịt với những sự cố đã và đang diển ra tại cố quốc. Nào những vụ đàn áp tôn giáo, nào những vụ cưỡng chiếm đất đai của lương dân, nào ải Nam Quan, nào Bản Giốc, nào Trường Sa, Hoàng Sa, nào dựng lại cột móc cắt đất hiến dâng cho ngoại bang, nào khai thác Beauxite ở Tây Nguyên .. v.v. Chuyện mới lại nhắc đến chuyện cũ, người Viêt có ai không nhớ nằm lòng câu : Nước VN hình cong như chữ S, chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.." Bây giờ thì sao? NHQ chắc muốn người Việt lưu vong hãy dẹp bỏ những việc đó qua một bên, hãy để cho những hy sinh anh dũng của những chiến sĩ HQ / VNCH trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa rơi vào quên lãng và hãy nổ lực thực thi câu châm ngôn " yêu nước là yêu đảng " với nhà nước CSVN hay sao?

Ngay như chữ " Lưu Vong " bây giờ cũng không còn mang những sắc thái của ngày xưa. Lưu vong không còn đi đôi với cô đơn chiếc bóng, với bơ vơ ngỡ ngàng nơi xứ lạ quê nguời, với những cam go bất tận trong đời sống mới và nhất là cơ hội đặt chân trở về cố hương thật là mong manh. " Bộ tự điển Hán Việt của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Trung Tâm Ngôn ngữ và Văn Hoá Việt Nam do nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin ấn hành 1999 đã định nghĩa "Lưu Vong" như là " Sống ở nước ngoài do bị phế truất hoặc bỏ trốn " .

Chử Lưu Vong vẩn còn tồn tại và được sử dụng trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng chỉ nhầm nói lên cái ý chí bất khuất trước cường quyền, bạo lực, đồng thời để nhắc nhở người Việt hải ngoại đừng bao giờ quên cái động cơ nào đã thúc đẩy họ ra đi tìm sự sống trong cái chết và đừng quên đồng bào ruột thịt đang còn sống trong những điều kiện sống thật là nghiệt ngã tại quê nhà ..

NHQ phải thấy rỏ một điều là kể từ lúc nhà nước CSVN đã tha thiết kêu gọi và mở rộng cửa tiếp đón " Khúc ruột ngàn dậm " thì vị thế những người Lưu Vong trong mắt của nhà nước CSVN không còn là thân phận nữa mà lại trở thành một vị thế quan trọng và được ưu đãi.

Lưu Vong theo tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Trẻ ấn hành vào năm 2000 tại TPHCM,đươc định nghĩa như là " Mất chổ ở nhất đinh, nạy nơi này mai nơi khác ". Lưu Vong theo định nghĩa này thì không còn thích hợp để áp dụng cho những ngươ`i Việt đã định cư và mang quốc tịch của một quốc gia khác.

Nếu muốn còn sử dụng cụm từ " Thân phận Lưu Vong " thì chỉ nên để dành sử dụng cho những người, những nhà văn đang còn sinh sống tại quê nhà. Những người đã tự chọn đứng bên lề sinh hoạt chính trị và văn học chính mạch của nhà nước CSVN để có thể tiếp tục sống, nói và viết trung thực với những tư duy của mình và chấp nhận một cuộc sống " Lưu vong " ngay trong đất nước của mình.

Hãy lật lại trang sử Việt sẽ thấy, tháng 4/1975 đã đánh dấu một bước ngoặc bi thương nhất cho dân tộc. Hàng triệu người đã bỏ xứ ra đi không phải chạy giặc ngoại xâm từ phương Bắc mà chỉ vì không chấp nhận một chế độ từ phương Bắc. Thông thường nói đến lưu vong là nói đến con số một vài cá nhân, môt vài gia đinh, một vài nhóm chứ không ai nghĩ đến con số hằng triệu người.

NHQ đã từng ở Pháp và hiện sinh nhai ở Úc, thí chắc chắn không còn hoài nghi gì nữa về lối " Sống như những người lưu vong " của người Việt hải ngoại. H.A thật không biết NHQ muốn nói đến thời điểm nào của gần 35 năm sau ngày lưu vong? Nếu là những năm đầu tạm dung trong những trại tị nạn thì H.A không có gì phải bàn đến, nhưng chắc là không phải rồi. H.A và NHQ đều là dân đang sống tại xứ Kangaroo, nên chỉ xin hỏi NHQ nhận định thế nào về đời sống của người Việt tại Úc. NHQ có biết cộng đồng người Việt tại Úc tuy sinh sau đẻ muộn so với cộng đồng của các sắc tộc khác đã định cư sau đệ nhị thế chiến, nhưng lại là một cộng đồng sớm thành công nhất trong mọi lãnh vực. Hãy chịu khó quan sát những sinh hoạt của người Việt tại các khu đông dân cư ở Springvale, Richmond, Footscray, StAlbans, thuộc thành phố Melbourne. Hãy mở " White page " tìm lấy tên của bất cứ người Việt nào, rồi lái xe chạy đến bất cứ một địa chỉ tùy thích, NHQ sẽ thấy cuộc sống của một gia đình người Việt bình thường như thế nào. Người Việt thế hệ trước bằng đôi tay và khối óc đã củng cố nền móng vững chắc cho thế hệ sau. Viết đến đây HA chợt nhớ đến một câu khá phổ biến trong nhân gian sau năm 75, nên muốn hỏi xem NHQ có còn nhớ hay không? Đó là câu " hy sinh đời Bố cũng cố đời con "

Ý niệm thì giống nhau chỉ khổ nổi đối tượng và đường lối thực hành lại hoàn toàn khác nhau. H.A chắc NHQ không lạ lẫm gì về những thành tựu của giới trẻ VN tại Úc. Hầu như trong mỗi gia đình đều có con em tốt nghiệp đại học và giới trẻ Việt Nam góp mặt trong hầu hết mọi lãnh vực sinh hoạt : Từ khoa hoc, y khoa, pháp luật đến giáo duc .v.v..

HA cũng xin NHQ hãy chịu khó bỏ thời giờ để đọc " Vẻ Vang Dân Việt " của Trọng Minh, là những quyển sách viết vê` những thành tựu của người Việt tại hải ngoại. Còn biết bao những tài danh khác như Việt nữ lưu vong Dương Nguyệt Ánh một nữ khoa học gia nổi tiếng bên Mỹ, một Ánh Quang Cao dân biểu liên bang, tại Đức có một Philipp Rosesler bộ trưởng y tế và thêm những thân phận lưu vong khác nữa là Trung tá Lê Bá Hùng, hạm trưởng khu trục hạm USS LASSEN thuộc lực lượng hải quân Hoa Kỳ, Đại ta' Lương Xuân Việt lữ đoàn trưởng nhảy dù Hoa Kỳ. Gần đây nhất lại thêm một Viêt nữ khoa Học gia Nguyễn Thị Phương Thảo, vừa được giải thưởng tổng thống Mỹ, tất cả những người này đều là người Việt bỏ xứ ra đi vào lứa tuổi còn thơ. Như thế này mà gọi là đứng bên lề được sao???. Ai đã được nhìn thấy hình ảnh của những nhân vật này, hoặc đã nghe được những lời họ tuyên bố, đều thấy rõ, mặc dù được tiếp thụ một nền văn hóa tại hải ngoai, những nhân vật thuộc thế hệ thứ hai này vẫn còn giữ được những nét truyền thống đặc thù của mình và không quên cội nguồn của mình.

Như vậy thì làm thế nào những cây bút lưu vong dưới ngòi bút của NHQ vì : " ... thay đổi hẳn một thế giới mới với những quan hệ chằng chịt, phực tap, để rồi, một cách tự giác hay không, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, từ đó cách viết và cuối cùng không chóng thì cha`y,thay đổi cả căn cước " Identity " của chính hắn với tư cách là một nhà văn nữa ". Thế nào là thay đổi căn cước của chính hắn với một tư cách là một nhà văn.Thật là một lối viết buông thả, thiếu định cứ.

Đúng ra, nếu muốn, NHQ phải nói la` : "...Thay đổi cả căn cước của chính hắn với tư cách là một nhà văn lưu vong nữa " .Thật ra đối với một nhà văn, tiếp thu những cái hay cái lạ, không có nghĩa là bắt chước rập khuôn, mà phải biết gạn lọc, bỏ cái tạp, giữ cái tinh, để làm phong phú thêm chất liệu cho những tác phẩm của mình. Đó quả thật là điều khả cầu mà khó được. Nếu những nhà văn lưu vong còn vùng vẩy trong " ngục tù của trí nhớ " thì không chừng NHQ đang tự giam mình trong " ngục tu` của trí tuệ " rồi đó.

Còn một điểm nữa H.A xin được đưa lên đây là trên một phương diện nào đó, chữ " Hắn " dùng ở đây không sai, nhưng lại không chỉnh. Nhà văn có lớn có nhỏ, người đọc có thể sẽ nghĩ NHQ là người không biết lớn nhỏ. Người Việt từ Nha Trang trở vô đều hiểu " Hắn " là " Nó ".Nếu thay vào đó chữ " Anh ta " hay Chữ " Mình " thi` có lẽ nhẹ nhàng lễ độ hơn và sẽ đưọc sự chấp nhận của cả ba miền.

Bây giờ H.A xin trở lại câu dẫn nhập của bài viết " Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá ". Câu dẫn nhập này nếu được dùng trong một bài viết về " Lưu vong " có tính chất chung chung thì nhìn từ bất cứ một góc độ nào cũng không thấy có gì sai trật. Khổ nỗi đây là một trường họp đặc thù vì tác giả chỉ dùng nó như là một câu nói mào đầu cho những người Việt lưu vong

Hai chữ " BI KỊCH " Thật khéo sử dụng như là nguyên nhân dẫn dắt đến sự lưu vong của hàng triệu người đã khiến cho mức độ nghiêm trọng của sự việc trở nên nhẹ nhàng, không đánh động mạnh vào tâm thức của người đọc. Để cho dễ hiễu H.A xin đua ra một ví dụ cụ thể. Một ngươi mang tội " Đã thương nhân thương trí mạng " nhưng khi hỏi đến thì thân nhân của hung thủ lại bảo anh ta phạm tội " hành hung ". Một cái tát tai cũng là hành hung. Hai chữ hành hung không co' gì sai trật nhưng làm sao có thể diễn tả được sự nguy kịch mà nạn nhân đã trãi qua.

Đương nhiên NHQ đã thấy với cách nói " Bi kịch chính trị, Bi kịch kinh tế " Chữ bi kịch này không nói lên được gì cả. Đã thế chính trị lại đi kèm với kinh tế có thể hiểu nôm na là " miếng ăn ". Như vậy trong số người ra đi không nhất thiết tất cả đều vì lý do chính trị mà còn là vì miếng ăn.

Nhân đây HA xin đưa ra nhận định của mình về ngôn từ và hậu ý của NHQ trong những câu dẫn nhập của bài viết " Sống và viết như những người lưu vong ". Người Việt ở hải ngoại chắc không mấy ai thắc mắc về cụm từ " người lưu vong ". Lưu vong vì bất mãn chính trị tại cố quốc hay đi tìm đời sống kinh tế thoải mái hơn, thì rốt ráo cũng là lưu vong, cũng khởi xuất từ những " Bi Kịch " . Mà hai chữ " Bi Kịch " tự nó không phê phán, không phân định được sự chính tà, phải trái, tự nó không nói lên sự đàn áp, không cho thấy những thảm trạng trong lao tù, không phát họa được những cảnh tượng hải hùng trên biển cả, trong rừng sâu núi thẵm mà những người đi tìm tự do đã phải trãi qua. Có thể nào chỉ vì một loại bi kịch nào đó mà hàng trăm nghìn người thuộc mọi thành phân vì muốn thoát khỏi nó mà phải trả gia' bă`ng sinh mạng mình.

Điều này cho thấy rỏ hai chữ " Bi Kịch " mà người viết, viết ra một cách hời hợt còn đáng sợ hơn cả cái chết. Hơn nữa lưu vong vì " bi kịch chính trị " tự nó không nhất thiết co' lý do chính đáng để biện minh cho lưu vong. Những người lưu vong chưa nhất thiết là những người có chính nghĩa. Không thiếu những người phải sống một đời sống lưu vong vì đã thất bại trong những cuộc tranh dành quyền lực. Những nhà độc tài vì đảo chánh cũng mang thân xứ nguời,sô'ng cuộc sống lưu vong.

Cũng đừng quên là sau 30/04/75 tại đất nước Việt Nam không còn sự tranh dành quyền lực hoặc phe phái đấu tranh chính trị vì hai miền Nam Bắc đã thống nhất . Dân Quân Cán Chính miền Nam đã nhẹ tin vào sự tuyên truyền chính sách hoà giải dân tộc của chính quyền cộng sản, để rồi hàng triệu người phải chịụ cảnh tù đầy, hàng chục ngàn người phải bỏ mình trong ngục tối, trong những trại tập trung cải tạo lao động vì bị tra tấn, hành hạ thân xác, đói khát, bệnh tật. Vợ con thì bị xua đuổi đi kinh tế mới, bữa đói bữa no, nhà cửa tài sản thì bị chiếm đoạt. Như thế này mà chỉ là vì một " Bi kịch chi'nh trị " thôi ư ??

Lưu vong " vì bi kịch kinh tế " thì lại càng được đánh giá thấp hơn. Nó chỉ nói lên một cách chung chung về những khó khăn trong vấn đề mưu sinh hoặc dài hạn hoặc ngắn hạn . Chúng ta thấy cho đến hiện nay vẩn còn một số người từ những quốc gia chậm tiến bỏ xứ ra đi vì nghèo đói, hoặc do tình trạng địa lý hoặc do sự bất lực của giới cầm quyền. Tuy nhiên, cụm từ " Bi Kịch Kinh tế " nếu áp dụng vào trường họp lưu vong của người Việt thì lại hầu như rỗng tuếch vì nó chẳng phát hoạ được những hình ảnh tang thương mà người dân đã phải trãi qua trong những năm đầu mất nước.

Ai đã không từng chứng kiến cảnh những gia đình bồng bế nhau, già trẻ lớn bé, co ro ngủ bên vĩa hè, bên những hàng hiên hoặc trên những sạp hàng bỏ trống trong các phố chợ về đêm. Hàng trăm ngàn gia đình bị dồn đuổi lên vùng kinh tế mới là những nơi khô cằn sỏi đá hoặc những vùng đất đang chờ đợi khai quang, để tự sinh tự diệt. Toàn bộ nhà cửa, tài sản bị nhà nước CSVN tước đoạt để tưởng thưởng công lao cho những đảng viên đã lập nhiều công sức trong việc cưỡng chiếm miền Nam. Ruộng đất trồng trọt của nhà nông, ghe tàu đánh cá của ngư dân và mọi tài vật thuộc các ngành nghề khác đều bị tịch thu cho vào quốc doanh, tổ hợp và mọi thu hoạch đều đặt dưới sự quản lý của nhà nước CS . Ngượi dân chỉ có mỗi một quyền là đổ sức lao động đổi lấy miếng ăn. Mọi chống đối dưới mọi hình thức, đều được xem như là phản cách mạng và sẽ bị tù đày mà không cần xét xử.

Động cơ thúc đẩy để có một quyết định giữa đi và ở, giữa chết và sống há chỉ là vì một " Bi Kịch kinh Tế " hay sao? . " Bi Kịch Kinh Tế " chẳng qua chỉ là một lối chơi chữ nhầm gián tiếp bao che cho một chế độ, còn nạn nhân của chế độ thì chỉ có miệng ăn mà không có miệng nói . Mới nghe tưởng chừng như vô thưởng vô phat, mà thật ra nếu không công khai bôi bẩn tư cách tị nạn chính trị của người Việt hải ngoại , thì cũng mang một tác dụng đánh lận con đen, vàng thau lẩn lộn, hầu xoá mờ đi những tuyên ngôn và lý tưởng đấu tranh của những người đi tìm tự do.

Sau cùng là " bi kịch văn hoá " . Bi kịch văn hoá dưới cái nhìn của NHQ là một sự thất bại của những cây viết hải ngoại trong sự hoà nhập với các sinh hoạt văn học chính mạch tại cố quốc cũng như tại bản xứ .Tại bản xứ thì ngôn ngữ và đồng cảm là hai hàng rào cản chính. Theo HA thấy, đối với bản xứ thì đây chỉ là một trong những trở ngại thông thường vào những năm đầu trong cuộc sống lưu vong nói chung và cũng không nhất thiết là một trong những nguyên nhân đưa đến bi kịch văn hoá. Hơn nữa một tác phẫm có giá trị văn học không nhất thiết phải được viết bằng ngoại ngữ và cần có sự đồng cảm của người không cùng văn hoá. Văn học chỉ là sự diển đạt văn hóa qua ngôn ngữ mà văn hóa thì bao gồm nhiều lãnh vực …

Sự thiệt thòi của những nhà văn sống và viết trong hoàn cảnh lưu vong là một điều không ai có thể phủ nhận , nhưng không phải vì thế mà NHQ có thể tự mình phán quyết " Viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bất lực " . HA không nằm trong diện này nên thực sự không dám mạnh dạn nhân danh những người trong cuộc để lên tiếng, nhưng theo sự hiểu biết giới hạn của HA thì một nhà văn chân chính khi muốn viết ra những gì mình muốn viết để phổ biến đến tay người đọc thì cũng đã cảm
thấy thỏa mãn và tự hài lòng với chính bản thân mình.

Số lượng tiêu thụ sách trong cộng đồng người Việt lưu vong tuy không mang lại số doanh thu tương xứng với công sức người viết đã bỏ ra, nhưng chắc chắn đó không phải là một điều kiện tiên quyết đối với nhà văn hải ngoại. Xin hãy nhớ , viết văn ở hải ngoại chỉ là một thú vui do nghiệp dĩ, hoặc chỉ là một phương tiện để dàn trãi những tư duy chứ không mấy ai xem đó như một nghề nghiệp mưu sinh chi'nh, nên dầu ít dầu nhiều, nó cũng không tạo nên một áp lực trong cuộc sống đời thường của tác giả . Chữ bất lực thật ra chỉ nên dành cho những cây bút ở quốc nội, đã không thể hoặc không dám viết lên những điều mình muốn viết , mà phải viết theo chỉ thị hoặc sao cho hợp với ý muốn của nhà cầm quyền.

Theo NHQ thì trong hai trường hợp, với một nhà văn chân chính, trường hợp nào mới thật sự nói lên hết được nổi đau đớn và bất lực của một nhà văn
Khi đọc đến cụm từ " Bi kịch văn hoá " HA nghĩ ngay đến những xung đột hoặc những bất đồng trong lối nghĩ, lỗi cảm, lối sống và những quan niệm về những giá trị tinh thần truyền thống giữa những người lưu vong và những người bản xứ và dần dần, nền văn hoá đặc thù của thiểu số sẽ bị biến dạng. Tuy nhiên điều đó chỉ có khả năng xảy ra trong những trường họp sống lưu vong có tính cách đơn lẻ. Riêng với trường họp người Việt hải ngoai, với một lối sống tập trung hằng chục ngàn đến hằng trăm ngàn người trong một khu vực, những sinh hoạt đời thường trong mọi lãnh vực đã là một yếu tố chính giúp duy trì và bảo tồn văn hoá Việt Nam

Đọc bài viết của NHQ, HA thấy được một điều là cái nhìn của NHQ là một cái nhìn có chọn lựa. NHQ chỉ muốn thấy những gì mình cần thấy mà nhắm mắt trước gì mình muốn tránh. Những người thật sự quan tâm đến vấn đề bảo tồn văn hoá phải ưu tư trước những sự kiện sờ sờ trước mắt như : thay đổi về quan niệm trong nếp sống truyền thống đại gia đi`nh, thay đổi trong vai trò của những thành viên trong gia đinh, sự áp dụng kỷ luật trong vấn đề giáo dục con em, tỷ lệ cha mẹ độc thân nuôi con, con cái đối xử với cha mẹ, duy trì và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ đến thế hệ sạu .v..v. Làm thế nào để tiếp thu cái hay của người, loại bỏ những cái dỡ của mình mà vẫn giữ được những nét đặt thù của văn hoá Việt Nam.

Có thể nói cho đến thời điểm nay, sau 35 năm viễn xứ và trong một tương lai trước mắt , vẩn chưa có một triệu chứng gì trầm trọng để tương xứng với cụm từ " Bi kịch văn hoá " mà NHQ đã sử dụng trong bài viết . NHQ chỉ nhìn và góp nhặt một số sự kiện để rồi từ đó đi đến một kết luận. Đọc bài viết của NHQ , HA thấy có sự khập khiểng mất thăng bằng. Một bài viết với thiên kiến có mục đích nhầm triệt hạ uy tín những nhà văn nghệ sĩ hải ngoại nói riêng và người Việt hải ngoại nói chung.

Muốn viết một bài phê bình, nhận định có tính cách khách quan, trung thực, người viết phải có một cái nhìn toàn diện,nhất quán chứ không thể nào hời hợt, lọc lừa, phiến diện.

Nói đến " Bi kịch văn hoá " là nói đến sự suy đồi và có thể đưa đến sự biến dạng. Một dẫn chứng cụ thể để giúp thấy rỏ thế nào là " Bi kịch văn hoá " H.A xin mời quý vị mở " http:/vietbaovnxa-hoipe-de-khoa-than-trong-dam-tang-khu-pho-van-hoá20878084/157// " để xem những hình ảnh " Ladyboy " ăn mặc hở hang, nhảy múa ngay tại đầu ngỏ những khu phố văn hoá, phục vụ trong các đám tang..v..v . Hoặc hãy đọc những biển quảng cáo " Business ", những thực đơn, những bản hướng dẫn đầy dẫy trên những đường phố tại Việt Nam. Quý vị sẽ có một khái niệm về hướng đi của văn hóa VN dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Văn hóa đi đôi với dân trí và điều này đã mang đến sự khắc khoải, ưu tư cho những người hằng quan tâm đến văn hóa Việt Nam tại Quô'c nội

NHQ cũng đã ví von " nếu ví văn học hay văn nghệ nói chung với một trận bóng đá thì đó là một trận bóng thường chỉ có hậu vệ và thật nhiều thủ môn, ở đó chiến thắng được tính bằng những lần bắt bóng chứ không phải bằng những lần làm bàn. Một trận đấu kỳ di, quái gở và tuyệt vọng ".

Đọc phần " Bi kịch văn hoá " này, HA như hiểu mà không hiểu. Một trận bóng đá thì phải có đối thủ chứ. Đấu với ai đây tại sao không chỉ danh mà lại tránh né ? và tại sao lại đấu với nhau? công cái gì và thủ cái gì ? Có thể nào bóng đá tượng trưng cho tư tuởng, cho quan điểm hay cho ý thức hệ. v..v.
Càng đoc, càng ngẫm nghĩ, HA lại càng thấy mình lạc lõng. Gì mà ghê quá vậy? Hãy nói đến sinh hoạt văn học tại cố quốc. Một nền văn học không lấy văn hoá đặc thù của dân tộc làm nền tảng để phục vụ dân sinh, mà chỉ dựa vào chủ thuyết ngoại lai để phục vụ cho một chế độ. Nếu muốn hoà mình theo dòng chảy của văn học cố quốc thì đã không có những nhà văn Việt lưu vong hiện nay.

Tại sao NHQ chỉ nói thoáng qua mà không đi sâu vào chi tiết để đọc giả tỏ tường nguyên nhân nào mà những nhà văn lưu vong đứng bên lề sinh hoạt văn học của cố quốc ? Có phải là gặp phải hàng rào cản của mạng lưới kiểm duyệt truyền thông, báo chí của nhà nước CSVN hay không? Theo NHQ thì những nhà văn lưu vong nếu muốn đóng được vai trò tiên phong thì đừng có ngoái nhìn lại quá khứ. Điều này có nghĩa là hãy bỏ hết lại sau lưng những nguyên nhân đã đưa đến lưu vong, những bất mãn và chống đối chế độ, để cùng nhau góp sức với những cây bút quốc nội trong đường hướng đoàn kết để cùng xây dựng một quốc gia VN giàu mạnh? Có như vậy tác phẩm và tác giả ở hải ngoại sẽ được tiếp nhận và không còn đứng bên lề sinh hoạt văn học VN và bi kịch văn hoá sẽ không còn tồn tại nữa.?Riêng với những người không cầm bút , theo chiều hướng này thì có lẽ cũng nên có những hành động tiên phong, xoá bỏ hận thù , chung lưng đấu cật để cùng lo việc nước.

Có lẽ nào con đường tiên phong đó lại là con đường nối gót bộ ba " Tướng Sỉ Tượng " đáo hồi cố quốc với một tham vọng ảo,để rồi tự ôm lấy sự sỉ nhục, ô danh xú tiết.

Trong một bài viết ngắn, tác giả đã sử dụng ba lần chữ " Bi kịch " để diển đạt ba lãnh vực khác biệt. Một sự khác biệt thấy rõ ở đây là tác giả chỉ đề cập đến " bi kịch chính trị " và " bi kịch kinh tế " một cách hời hợt, trong khi đó là hai lãnh vực đặc biệt nghiêm trọng đã dẫn đến sự lưu vong của hằng triệu nguời. Ta'c giả đã nhắm mắt trước sự thành tựu lớn lao của người Việt hải ngoại, mà chỉ nhắm vào những trở ngại bình thường trong tiê'n tri`nh hội nhập va`o một xã hội mơ'i và hy vọng dựa vào đó để có thể đánh đổ uy tín và uy thế của những nhà văn Việt lưu vong. Cụm từ " bi kịch văn hoa' " đã được tác giả sử dụng một cách gượng ép, vì cho đến thời điểm của bài viết này " văn hóa Việt Nam " tại hải ngoại hầu như vẩ n còn giữ được nguyên vẹn những nét đặc thù truyền thống. Giả dụ như những nhận định của NHQ về những người cầm bút ở hải ngoại có đúng chăng nữa thì cũng không thể kết luận một cách khẳng định rằng đó la` một " bi kịch văn hóa' ".

Đọc tựa bài rồi đến câu dẫn nhập, H.A cứ ngỡ là tác giả sẽ đưa ra những nhận định có tính cách toàn diện, bao trùm hết mọi lãnh vực, sắc thái nổi bật trong đời sống ở hải ngoại của người Việt lưu vong, nhưng rốt ráo tác giả chỉ tập trung vào một vài điểm mà nhà văn lưu vong đã, đang va` sẽ còn đương đầu tại hải ngoại cũng như tại quốc nội, để rồi đi đến một kết luận thật nhỏ hẹp, thật ngắn gọn, thật tức tưởi. Và tất cả đều dựa trên những dữ kiện thật phiến diện.

Rỏ là đầu voi đuôi chuột




Bài viết của Nguyễn Hưng Quốc

" Sống và viết như những người lưu vong "
Nguyễn Hưng Quốc
28/10/2009

Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá.

Càng ngày tôi càng thấm thía một điều: sống và viết ở hải ngoại không phải chỉ là sống và viết ở hải ngoại.

Khi một nhà văn rời quê hương ra định cư và sáng tác ở nước ngoài, hắn không phải chỉ thay đổi một chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi hẳn một thế giới với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, để rồi, một cách tự giác hay không, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, từ đó, cách viết và cuối cùng, không chóng thì chầy, thay đổi cả căn cước (identity) của chính hắn với tư cách là một nhà văn nữa.

Thoát ra khỏi ngục tù ở quê hương, tuyệt đại đa số người lưu vong, đặc biệt là giới cầm bút, thường rớt ngay vào nhà tù của trí nhớ. Ngoái về quá khứ, các cây bút lưu vong ít khi đóng được vai trò tiên phong.

Nếu ví nền văn học hay văn nghệ hải ngoại nói chung với một trận bóng đá, thì đó là một trận bóng thường chỉ có các hậu vệ và thật nhiều thủ môn, ở đó chiến thắng được tính bằng những lần bắt bóng chứ không phải bằng những lần làm bàn. Một trận đấu kì dị. Quái gở. Và tuyệt vọng.

Mối quan hệ với quê gốc như thế làm cho quan hệ giữa những người lưu vong với miền đất mới định cư trở thành vô cùng gian truân: chúng ta bị phân thân giữa quê cũ và vùng đất mới, giữa tình cảm và lý trí, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bão.

Hậu quả của sự phân thân ấy là những người lưu vong bị biến thành những người đứng bên lề. Với sinh hoạt văn học trong nước, chúng ta là những người đứng bên lề. Dù tài hoa đến mấy, vẫn là những người bên lề. Với sinh hoạt văn học ở quốc gia chúng ta đang sống, chúng ta cũng lại là những người đứng bên lề, một thứ nhà văn sắc tộc khiêm tốn và buồn thảm, đứng bên lề những sinh hoạt chính mạch của thiên hạ.

Do đó, có thể nói, không có ai cô đơn cho bằng nhà văn lưu vong. Cách đây mấy năm, một số người cầm bút ở hải ngoại hô hào phá bỏ những ghetto trong sinh hoạt văn học. Ừ, thì phá bỏ. Nhưng chưa ai đặt câu hỏi: phá bỏ những ghetto-việt-nam ở hải ngoại rồi thì giới cầm bút sẽ đi đâu, sẽ nhập vào đâu?

Nhập vào văn học thế giới ư? Ai mà chả muốn. Nhưng đó là một con đường hết sức cheo leo. Một là, để sử dụng một ngoại ngữ như một ngôn ngữ văn học (chứ không phải một ngôn ngữ giao tiếp) không phải là một điều dễ. Hai là, sau hàng rào ngôn ngữ là hàng rào văn hoá. Bất cứ cộng đồng ngôn ngữ nào cũng hà tiện khả năng đồng cảm và bộ nhớ của nó đối với những người ngoại tộc, bởi vậy, ở đó, kiếm được độc giả đã khó, kiếm được những độc giả tri âm lại càng cực khó.

Đi vào một sinh hoạt văn học không phải của dân tộc mình, người ta, nếu không phải là một đỉnh cao thì rất dễ có khả năng sẽ không là gì cả ngoài cái việc được đăng tải và được xuất bản.

Mà đỉnh cao bao giờ cũng là những ngoại lệ. Số lượng những nhà văn sử dụng song ngữ thành công trên thế giới chỉ là hoạ hoằn, dù con số thử nghiệm có thể lên đến hàng chục ngàn, thậm chí, hàng trăm ngàn.

Còn lại, tuyệt đại đa số, dù muốn hay không, cũng làm tù nhân chung thân của tiếng mẹ đẻ của mình, cũng chỉ quanh quẩn trong sân chơi nho nhỏ của cộng đồng mình, và đứng bên lề những hội hè, đình đám văn nghệ quốc tế.

Sống và viết lách bên lề, những cây bút lưu vong tìm vui trong cái cộng đồng nhỏ bé, càng ngày càng nhỏ bé của mình. Đã nhỏ bé, lại còn lạnh lẽo nữa. Ở hải ngoại, đăng một bài viết trên báo hay in một cuốn sách, nhiều lúc ngỡ chừng như nói vào ống điện thoại chưa nối đường dây. Lặng ngắt. Không nghe gì cả, kể cả một lời chê, một tiếng chửi, cũng không có. Hoàn toàn lặng ngắt.

Viết văn, ngày xưa, là một danh phận; sau này, vừa là một danh phận vừa là một nghề nghiệp. Ở hải ngoại, viết văn không thể là một nghề nghiệp mà trên thực tế, cũng không còn là một danh phận.

Viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bị bất lực.

From Readers

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us