Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Cộng sản chiếm đất nước Việt Nam, đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam không phải do cộng sản mạnh mà do dân chưa thấu hiểu được hiểm họa cộng sản !

-------------oo0oo--------------

This is a Testing Page

--------o0o--------

Thư phản ứng của các Đồng đội về “Nhà Văn Phan Nhật Nam”

Thư phản ứng của các Đồng đội về “Nhà Văn Phan Nhật Nam”
Yahoo
/
Inbox



Nhon Nguyen
To:
Dinh Tuong
Cc:
Vinh Hoi
,
Văn Lang
,
Thơm Trần
,
Nguyễn Minh Thanh
,
Nhi Nguyen


Fri, Oct 1 at 3:00 PM

Đây là bài viết cũ.
Tôi cũng xin ghi lại bài viết cũ về vụ nầy:

Phan Nhật Nam là ai?


Thư phản ứng cuả các Đồng đội về "Nhà Văn_ Phan Nhật Nam
Theo như sự kính trọng sẵn có, câu đầu tiên tôi phải gửi người nhận bằng 2 chữ Niên trưởng PNN, nhưng từ khi đọc bài cuả ông đăng trên báo Người Việt. Tôi đã xoá hẳn 2 chữ ấy trong đầu và chắc chắn mai hậu, khi có ai đó nhắc đến tên ông, tôi sẽ liên tưởng đến đó là một tên...vô lại đường phố..
Từ khi bài ông đăng lại trên Hải Ngoại Phiếm Đàm, chúng tôi nhận được không ít những phản ứng nóng bỏng cuả các Đại Niên trưởng anh em đồng đội, họ không vào Bàn Ra Tán Vào mà gửi các phẫn nộ ấy bằng những cú phone...( Có một số đông ở tuổi 7O và trên nưã không quen dùng phương tiện khác )
Tôi xin ghi lại những thái độ " Bức xúc " này để tất cả chúng ta cùng ( ngao ngán ) suy nghĩ về tình đời, tình đồng đội:


…. NT N Ch.H ( K 16 Đà Lạt, Cựu TĐT/Nhẩy Dù. Cựu Trung Đoàn Trưỏng ): Cứ theo thời sự mà suy, bọn phóng viên ngoại quốc, bọn quen chụp mũ luôn mở miệng ra là nói VNCH tham nhũng, chúng ta, nếu có chỉ là hạt cát, 1 vài hạt các so với mênh mông cát tham nhũng cuả VC, cái nhà cuả ông Thiệu so ra chưa bằng cái nhà cuả 1 trưởng khóm VC...
- Nhà Văn NT Đ. Đ. Bảo ( Đà Lạt ): Phan Nhật Nam đâu có phải Nhẩy Dù, nó bị đuổi ra từ năm nó là Trung Uý. Nhẩy Dù đuổi nó vê Điạ Phương Quân, thằng " thày" chữ nghiã cuả nó là VNC ( Ng.V ) Pháo đội trưởng Nhẩy Dù...Chúng nó chỉ biết đánh võ miệng, nhậu nhẹt la cà ở các nhà hang nghe các sĩ quan cùng trường kể lại chuyện chiến trường rồi cứ thế phóng bút...
Còn khoảng muời mấy ý kiến nưã. Đồ Ngu tôi đang " nghiên cúu" tiếp tục...
Riêng đối với Ông Phan Nhật Nam ông đã tự vất bỏ tình thầy trò, đồng đội để hiện nguyên hình một tên " Đồ tể " văn hoá nhỏ nhen ti tiện...
Ông viết là Ông cũng là người vắng mặt trong Đại Hội mới đây cuả Nhẩy Dù..
Thật ra, ông đã thật sự không còn có mặt trong hàng ngủ các Thiên thần Mũ Đỏ khi bị tống cổ khỏi Sư Đoàn Thiện Chiến số 1 cuả QLVNCH rồi.

Đồ Ngu sao chép ( Hải Ngoại Phiếm Đàm )


Phan Nhật Nam, một thời “ huyền thoại Nhảy dù “, “ một thời “ huyền thoại tù biệt giam vc “, ngày nay ngày càng bệ rạt, chửi cha cả bậc đàn anh, bậc thầy khả kính, mất hết tư cách một quân nhân Quân lực VNCH.


Đâu phải bây giờ Nam ta mới liến láo xạo ke.

Nguy hiểm hơn, mấy năm trước gã còn tiêu lòn, toan gõ mõ, khua chiêng chiêu bài lường gạt Hòa hợp – Hòa giải với việt cọng.


Khi Đại úy VNCH tương thông Đại tá vc



Khi đọc lá thơ Phan Nhật Nam trả lời trùm nhà văn vc Hữu Thỉnh, tôi viết một bài viết ngắn, mở đầu như vầy:



Điều kiện để Hòa hợp, Hòa giải

KHÔNG PHẢI CHỈ ĐƠN THUẦN là:

- Chấm dứt danh xưng “Ngụy Quân/Ngụy Quyền”

- Thôi hô “Đả đảo TPB. QLVNCH”

- Và Tu bổ Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

là ĐỦ



Đừng nhẹ dạ “ăn bánh phỉnh việt cọng”

Đem đầu về cho chúng “đột” nữa!



Đọc giả Huỳnh Nam phê phán:

“Ông PNN không bao giờ có diễn dịch như bạn nói. Bạn nên nghiêm chỉnh hơn, đừng nhét chữ vào miệng người như thế. Trước khi đấu tranh với CS, bạn nên đấu tranh với chính mình, cố gắng làm một người đàng hoàng. Trân trọng.”



Lúc dó tôi làm thinh vì không có đủ yếu tố xác định vì sao bọn tuyên giáo vc chọn Phan Nhật Nam làm đối tượng thảo luận về cái gọi là hòa họp hòa giải ởm ờ, cù nhầy kiểu vẹm.

May có bài viết của cựu đại tá vc Phạm Đình Trọng về việc nầy, tôi viết tiếp:

Đáng lẽ tôi làm thinh, chấm dứt thảo luận ở đây, vì tôi không đủ yếu tố xác định: Vì sao Thỉnh chỉ viết thơ mời Phan Nhật Nam?!



May đọc bài “Không thể có hòa giải khi cái ác còn ngự trị” của Phạm Đình Trọng thấy đoạn viết nầy:

“Không nản chí, người đứng đầu hội Nhà Văn của đảng liền tính lại cách làm cụ thể, thiết thực hơn và chỉ hai tháng sau liền triển khai một chiêu mới: Chi tiền đưa một dư luận viên văn chương sang tận Mỹ tìm gặp bằng được nhà văn tay bút, tay súng trên mặt trận chống cộng. Gặp để mở đường làm quen. Như một cuộc hòa giải cá nhân. Như lễ chạm ngõ trong hôn nhân. Tạo cớ cho người đứng đầu hội Nhà Văn của đảng viết thư mời đích danh nhà văn đó về nước tham dự “Cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài... Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp.”



Đó là lý do vì sao tôi nói: Đừng nhẹ dạ “ăn bánh phỉnh việt cọng”. Đem đầu về cho chúng “đột” nữa!”

Phan Nhật Nam đã “đi đêm” tiếp xúc với “dư luận viên” của “xếp văn hóa Hữu Thỉnh” nên mới có lá thơ “Thỉnh thỉnh mời Nam”!

Vì sao việc không thành, nửa đường gãy gánh thì... phải chờ một bài viết khác từ bọn hủ thỉnh thì mới rõ.

Hồi sau sẽ rõ!

Nhà quê, “miệng ăn mắm, ăn muối nói đâu có đó.”

Và đây là bài viết “ Quả Mồi Chài Vô Duyên “ của cựu Đại tá vc Bùi Tín:



“Tôi cũng từng nhiều lần gặp Phan Nhật Nam, từ tháng 1/1973 trong 60 ngày ở Sài Gòn trong Ban Liên hợp 4 bên, cùng đi trên trực thăng đến Qui Nhơn, Cần Thơ, Pleiku, lại cùng đi trên C130 ra Hà Nội, thăm trại giam Hỏa Lò, cùng ăn cơm trên đường Bà Triệu với những trao đổi có lúc căng thẳng, cũng có lúc rất thư giãn,trong lòng không hề hận thù nhau, có lúc còn tâm sự với nhau rằng, chúng mình là con đẻ của thời thế (thời thế thế nào tất mình phải thế), rằng nếu cậu ở miền Bắc cậu sẽ có thể như mình, nếu mình ở miền Nam sẽ có thể như cậu…”



Nếu biết rằng lúc ấy Đại úy Phan Nhật Nam là sĩ quan tùy viên của Chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp, Trưởng đoàn VNCH trong Ủy Ban Giám sát Ngưng bắn 4 bên thì phải biết PNN nắm trong tay hồ sơ về chủ trương của Chánh phủ VNCH mà đi tỉ tê, tâm sự với tên Đại tá Trưởng đoàn (?) vc thì lộ tẩy hết còn gì?!



Người ta thường nói: việt cọng dở ẹt về cai trị nhưng rất giỏi về an ninh, tình báo rình rập.

Cho nên bọn an ninh tuyên giáo vc biết rõ bụng PNN từ khi ấy.

Huống chi ngày nay Nam ta vẫn còn “quan hệ” mà lại thân thiện trịnh trọng với “đại ca” Bùi hết mực:



“Để rồi đến khi sang Hoa Kỳ gặp lại nhau, chúng tôi trở thành thân quen, khi Phan Nhật Nam kết rất thân với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ở chung một nhà, Nam hay gọi tôi là «ông anh đáng quý» và tâm sự với nhau.”



Đó là lý do vì sao mà tuyên giáo vc chấm điểm PNN làm cò mồi trong ván bài hòa hợp, hòa giải bễ dĩa nầy.



Còn lý do bễ dĩa thì còn phải đợi người trong cuộc viết tiếp.

Phần gã chức việc VNCH chẳng đặng đừng chửi thề:

“Đù quả, sĩ quan QLVNCH giữ trọng trách đi tư thông với giặc mà không mất nước mới là chuyện lạ!!!”



Nguyễn Nhơn

Sự đời như cái Lá Đa

Trở qua, trở lại, chém cha sự đời

8/9/2019


From: Dinh Tuong
Sent: Friday, October 1, 2021 2:34 PM​



Thư phản ứng của các Đồng đội về “Nhà Văn Phan Nhật Nam”


Đồ Ngu


Theo như sự kính trọng sẵn có, câu đầu tiên tôi phải gửi người nhận bằng 2 chữ Niên trưởng PNN, nhưng từ khi đọc bài của ông đăng trên báo Người Việt. Tôi đã xoá hẳn 2 chữ ấy trong đầu và chắc chắn mai hậu, khi có ai đó nhắc đến tên ông, tôi sẽ liên tưởng đến đó là một tên... vô lại đường phố..

Từ khi bài ông đăng lại trên Hải Ngoại Phiếm Đàm, chúng tôi nhận được không ít những phản ứng nóng bỏng của các Đại Niên trưởng anh em đồng đội, họ không vào Bàn Ra Tán Vào mà gửi các phẫn nộ ấy bằng những cú phone... (Có một số đông ở tuổi 70 và trên nưã không quen dùng phương tiện khác)
Tôi xin ghi lại những thái độ “Bức xúc” này để tất cả chúng ta cùng (ngao ngán) suy nghĩ về tình đời, tình đồng đội:

- NT ĐĐĐ (K.4 phụ): Tôi và Trần Quốc Lịch cùng khoá, lại sống nghèo trong 1 chung cư CXTD. Tôi viết rất rõ. Đó là một Sĩ quan đảm lược, một ác mộng của kẻ thù trên khắp mặt trận của cuộc chiến tranh giữ nước. “Nó” đã vượt và đứng ngang với các đồng khóa và Khoả 4 (Thủ Đức) đã thành danh.

- NT (Cựu Tư Lệnh, Cựu Tỉnh trưởng): Vụ án Tham nhũng áp đặt vào Trần Quốc Lịch thật ra đó là một đòn chính trị để thỏa mãn sự đòi hỏi của Cha Cố (như LM Trần Hữu Thanh...)

- NT PVH (Khoá 4, San Jose): Nếu không nhìn tên tác giả Phan Nhật Nam thì tôi lại nghĩ đến những “thằng” Sĩ quan quen chụp mũ ở Hải ngoại , những bọn văn công nằm vùng chuyên biạ chuyện bôi đen sĩ quan VNCH, viết bài đó...

- NT Hùng S. (SanJose, Nhẩy dù): Địt mẹ cái thằng Phan Nhật Nam, nó thù ông Lịch khi Ông ấy là Chiến Đoàn Truởng CĐ 2.. Ông Lịch chỉ huy rất nghiêm khắc... Thằng này (PNN) lại là thằng Sĩ quan vô hạnh, vô kỷ luật... bây giờ lợi dụng sự nổi tiếng để trả thù... Hèn hèn...

- NT NBH (K 8 Đà Lạt, San Diego): Trong đời tôi, đã lăn lộn khắp chiến trường 4 vùng Chiến thuật tôi chưa thấy ai đánh giặc giỏi như Tướng Trần Quốc Lịch...

- NT N Ch.H (K 16 Đà Lạt, Cựu TĐT/Nhẩy Dù. Cựu Trung Đoàn Trưỏng): Cứ theo thời sự mà suy, bọn phóng viên ngoại quốc, bọn quen chụp mũ luôn mở miệng ra là nói VNCH tham nhũng, chúng ta, nếu có chỉ là hạt cát, 1 vài hạt cát so với mênh mông cát tham nhũng của VC, cái nhà của ông Thiệu so ra chưa bằng cái nhà của 1 trưởng khóm VC...

- Nhà Văn NT Đ. Đ. Bảo (Đà Lạt): Phan Nhật Nam đâu có phải Nhẩy Dù, nó bị đuổi ra từ năm nó là Trung Uý. Nhẩy Dù đuổi nó về Địa Phương Quân, thằng “thày” chữ nghĩa của nó là VNC (Ng.V) Pháo đội trưởng Nhẩy Dù... Chúng nó chỉ biết đánh võ miệng, nhậu nhẹt la cà ở các nhà hàng nghe các sĩ quan cùng trường kể lại chuyện chiến trường rồi cứ thế phóng bút...

Còn khoảng muời mấy ý kiến nưã. Đồ Ngu tôi đang “nghiên cúu” tiếp tục...
Riêng đối với Ông Phan Nhật Nam ông đã tự vất bỏ tình thầy trò, đồng đội để hiện nguyên hình một tên “Đồ tể” văn hoá nhỏ nhen ti tiện...

Ông viết là Ông cũng là người vắng mặt trong Đại Hội mới đây của Nhẩy Dù..
Thật ra, ông đã thật sự không còn có mặt trong hàng ngủ các Thiên thần Mũ Đỏ khi bị tống cổ khỏi Sư Đoàn Thiện Chiến số 1 của QLVNCH rồi.


Đồ Ngu sao chép

************

Cập nhật: (Phần này được ghi lại từ các Thành viên khác)

Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch làm TL SĐ5BB dưới quyền của Trung tướng Nguyễn Văn Toàn TL QĐ III. Tướng Lịch bị gán tội tham nhũng nhưng sau khi bị bắt vì tham nhũng, tướng Lịch vẫn chỉ có một căn nhà trong cư xá Tự Do từ thời ông làm TDT/TD3ND, không có xe hơi riêng, miếng đất được BTL/SD dù cấp trước TD2ND vẫn còn là miếng đất trống, Thử hỏi tiền bạc ông tham nhũng để ở đâu hết!!!! trong lúc cấp trên của ông là tướng Toàn TLQD III từng vang danh Quế Tướng Công vẫn an nhiên tự tại trên giàu sang phú quý.????

- Phan nhật Nam đã viết là khi về Lữ đoàn 2ND thì làm “sĩ quan hành quân tiếp liệu”, đúng là bố láo, trong QLVNCH không có chức vụ ”sĩ quan hành quân tiếp liệu”. Sự thật là khi còn ở TĐ 9ND Phan Nhật Nam là một trung đội trưởng vô kỷ luật, thường xuyên vắng mặt những lúc chuẩn bị hành quân, bị Th/tá Nguyễn thế Nhã TĐ trưởng trả về cho BTL/SD. và Nam được thuyên chuyển đến LD2 ND ở Long Bình cho Đ/ tá Trần Quốc Lịch và tạm thời cho làm nhân viên Ban 4 (tiếp liệu) do Th/tá Tước làm trưởng ban. Chứng nào tật náy, PNN vẫn luôn lè phè và trốn trại nên bị Lữ đoàn Trưởng Trần Quốc Lịch cho ra khỏi binh chủng ND. Đây chính là nguyên do mà PNN có mối thù truyền kiếp với tướng Trần Quốc Lịch cho đến ngày nay. Nói chung PNN là một SQ hèn nhát, luôn tìm cách trốn tránh hành quân, vô kỷ luật, ... bị loại ra khỏi binh chủng ND khi còn trung úy.

- Ông Phan Nhật Nam viết cuốn ký sự chiến trường “Mùa hè Đỏ Lửa” 72 và những ký sự về trận hạ Lào LS 719. thật ra ông chỉ nghe bạn bè kể lại rồi viết 'ký sự” chứ thật ra ông ta không hề có tham gia HQ Lam sơn 719 /1971 cũnh như HQ tái chiếm Quảng trị 1972. Thời gian nầy ông đang ở Địa phương quân tiểu khu Long An, làm trưởng toán gác cầu Bến lức nhưng lại luôn có mặt ăn nhậu phê pháo khu Catinat (Tự Do). do đó những ký sự của PNN đa phần là chế biến cường điệu làm cho độc giả cảm thấy thích thú như đọc tiểu thuyết... nhưng... rất nhiều điều không đúng sự thật.

- Bạn Nhẩy Dù Cố Gắng: Phan Nhật Nam chọn báo Người Việt cũng là 1 thái độ đối với Cộng đồng... Một tờ báo luôn đánh phá sự tranh đấu của Đồng Hương... Than ôi niên trưởng Phan Nhật Nam ...

- TN L.B.A (Đà lạt): Tạo sự căm phẫn đối với Cô Nhi Quả Phụ bằng cách viết ra rằng Tướng Trần Quốc Lịch sát quân là võ đoán, quy chụp có ác tâm...Những cô nhi quả phụ của QLVNCH họ chỉ phẫn nộ và quy tội cho Cộng quân vì sự tử trận của thân nhân họ mà thôi...

- NXY (Cưu ĐUý TĐ 9 ND(Phan Nhật Nam ở TD 9 quậy phá, Bị trả về BTL Nhẩy dù. Tướng Dư Quốc Dống biết chỉ có Trần Quốc Lịch có thể “ trị” được PNN nên chuyển Nam xuống Lữ Đoàn 2 ND, nơi đây cho Nam về Ban 4 Tiếp liệu làm nhân viên dưới quyền của TT Tước. Nam vẫn rượu chè quậy phá...Bị Tướng Lịch đích thân yêu cầu BTL đuổi Nam ra khỏi Binh Chủng...Nam ôm mối hận ấy.

https://haingoaiphiemdam.com/p124a23573/tuong-tran-quoc-lich-ngay-n-cua-lu-doan-2-nhay-du

Tướng Trần Quốc Lịch, Ngày N Của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù




* Lữ đoàn trưởng Trần Quốc Lịch và 5 tiểu đoàn Nhảy Dù tại mặt trận Quảng Trị Hè 1972

Như VB đã trình bày trong bài viết về cuộc chiến Mùa Hè 1972 tại Quảng Trị, vào đầu tháng 5/1972, trước áp lực nặng nề của 3 sư đoàn Cộng quân, lực lượng bộ chiến VNCH tại phòng tuyến Quảng Trị đã triệt thoái khỏi thị xã tỉnh lỵ để bảo toàn lực lượng. Ngay sau đó, Lữ đoàn 368 Thủy quân Lục chiến đã lập phòng tuyến tại bờ Nam sông Mỹ Chánh nhằm chận đứng cuộc tiến quân của CSBV. Ngày 8 tháng 5/1972, bộ Tổng tham mưu QL/VNCH đã điều động 5 tiểu đoàn Nhảy Dù thống thuộc quyền điều động của đại tá Trần Quốc Lịch, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù tăng viện cho lực lượng phòng thủ tuyến bờ Nam sông Mỹ Chánh mà cầu chính bắc ngang sông này nằm trên Quốc lộ 1 cách thị xã Quảng Trị khoảng 20 km đường bộ về hướng Nam của tỉnh lỵ này. Trước khi tiếp ứng cho mặt trận Trị-Thiên, lữ đoàn 2 Nhảy Dù dưới quyền chỉ huy của đại tá Trần Quốc Lịch đã tham chiến tại chiến trường Bắc Kontum từ giữa tháng 3/1972 đến ngày 20 tháng 4/1972, sau đó về Sài Gòn để tái chỉnh trang, chuẩn bị hành quân ra phía Bắc Quân khu 1.

Đại tá Trần Quốc Thân xuất thân khóa 4 phụ Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, phục vụ tại binh chủng Nhảy Dù từ khi mới ra trường, lần lượt giữ các chức vụ chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn (tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù), lữ đoàn. Tháng 9/1972, đại tá Trần Quốc Lịch được bổ nhiệm giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh, được thăng chuẩn tướng vào đầu tháng 11/1972, tiếp tục giữ chức vụ nói trên đến tháng 11/1973. Sau đây là bài viết về trận chiến của 5 tiểu đoàn Nhảy Dù tại quận Hải Lăng, Quảng Trị, do lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù Trần Quốc Lịch chỉ huy. Phần này dựa theo chiến sử của Sư đoàn Nhảy Dù, bài viết của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng dành cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu của tác giả Trương Dưỡng, một số bài viết trong KBC và tài liệu riêng của VB.


Ch/Tướng Trần Quốc Lịch (ảnh của vnchtoday)

* Phòng tuyến của Lữ đoàn 2 Nhảy Dù

Sau khi đến Huế, toàn bộ Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã được giao trách nhiệm phòng ngự hướng Tây của bờ Nam sông Mỹ Chánh. Vào giữa tháng 5/1972, Cộng quân đã mở nhiều đợt tấn công bằng chiến xa và bộ binh vào tuyến phòng thủ của đại đội 111 thuộc Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù nhưng đã bị thảm bại: nguyên 1 tiểu đoàn chiến xa và 1 tiểu đoàn chủ lực của CQ bị loại ra khỏi trận chiến.

Đầu tháng 6/1972, Cộng quân lại mở trận trận tấn công vào cụm tuyến phòng thủ của toàn Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù bằng chiến xa và bộ binh. Sở dĩ các chiến xa của CQ qua sông dễ dàng là vì công binh địch quân đã làm một cầu ngầm, nước chỉ sâu đến cổ chân, với độ dốc bờ sông khoảng 30 độ. Cộng quân núp sau các chiến xa xe T 54, PT 76 và thủy xa BRT-85 cố tiến về tuyến phòng thủ của Nhảy Dù. Ngay trong đợt đầu, binh sĩ Nhảy Dù đã hạ ngay 2 chiếc T 54 bằng súng chống chiến xa M 72 và XM 202 bốn nòng.

Để triệt hạ hỏa lực chiến xa của CQ, thiếu tá Lê Văn Mễ, tiểu đoàn trưởng 11 Nhảy Dù đã yêu cầu Pháo binh tác xạ đầu đạn chạm nổ, từ trên không chụp xuống, với phương thức hỏa yểm này, có thêm 2 chiến xa CQ bị bắn cháy, thành phần CQ tùng thiết phải rút về hướng bờ sông. Đoàn chiến xa còn lại của CQ cũng tháo chạy trong hỗn loạn, đã đâm húc vào nhau, nhiều chiếc bị lật trên sông. Thấy đối phương hốt hoảng lui binh, tiểu đoàn trưởng 11 Nhảy Dù cho lệnh binh sĩ rượt theo truy kích. Các chiến binh Nhảy Dù phóng nhanh ra khỏi các hố chiến đấu, đuổi theo địch quân qua khỏi bờ sông phía Bắc mới quay trở lại.

Trong trận đánh này, trên 100 Cộng quân bị hạ, 5 bị bắt tại trận. Theo cung từ, những tù binh này thuộc trung đoàn 66 CSBV. Về chiến xa CQ có 4 bị bắn cháy, 7 chiếc bị bỏ lại sau khi các tổ Cộng quân trên xe đã nhảy xuống chạy về hướng sông, 9 chiến xa bị lật nghiêng ở gần bờ. Chỉ trong vòng 16 ngày, tiểu đoàn 11 Nhảy Dù đã bắn cháy 46 chiến xa (số chiến xa trang bị cho hơn 2 tiểu đoàn thiết giáp CQ), riêng trong trận chiến giữa tháng 5/1972, tiểu đoàn này đã bắn cháy 26 chiến xa T54. Về phía lực lượng Nhảy Dù, tiểu đoàn 11 bị tổn thất 20 chiến binh, trong đó có thiếu úy Trần Văn Lý. Sau đó, bộ chỉ huy tiểu đoàn đã đặt tên anh cho ngọn đồi vừa xảy ra trận đánh.

* Ngày N của cuộc phản công





Ngày 28 tháng 6/1972, trong kế hoạch phản công tái chiếm Quảng Trị, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù điều động 5 tiểu đoàn tiến quân ở phía trái của Quốc lộ 1 về hướng Tây, (Thủy quân Lục chiến ở phía phải về hướng Đông). Theo kế hoạch, đúng 5 giờ sáng ngày nói trên, tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2 Nhảy Dù đã vượt sông Mỹ Chánh. Bị tấn công bất ngờ, Cộng quân ở bờ sông phía Bắc đã kháng cự yếu ớt và sau đó tháo chạy về tuyến sau, bỏ lại nhiều vũ khí nặng, trong đó có cả các giàn pháo phòng không trang bị đại bác 57 ly có ghế ngồi cho xạ thủ quay vòng để bắn. Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù do thiếu tá La Tịnh Tường chỉ huy, đã tịch thu được 14 xe phòng không và nhiều vũ khí cá nhân và cộng đồng khác, bắt tại trận 5 tù binh.

Cánh quân của tiểu đoàn 2 Nhảy Dù do thiếu tá Nguyễn Đình Ngọc chỉ huy, vượt sông ở phía trái đã tấn công ngay vào bộ chỉ huy của trung đoàn 203 chiến xa CSBV. Trận đánh diễn ra lúc trời tờ mờ sáng, toán gác tiền đồn của CQ vừa đổi phiên thì bị một tiểu đội Nhảy Dù tấn công chớp nhoáng, cả toán tháo chạy. Cùng lúc đó, hai đại đội của tiểu đoàn 2 Nhảy Dù đánh thẳng vào tuyến phòng thủ của đơn vị CQ bảo vệ bộ chỉ huy. Vừa tràn vào mục tiêu, chiến binh Nhảy Dù xung phong triệt hạ các cụm kháng cự chính. Bị tấn kích bất ngờ, toàn cụm tuyến phòng ngự của địch quân bị vỡ, cả đơn vị bảo vệ và thành phần chỉ huy hốt hoảng chạy về tuyến sau, bỏ lại 3 chiến xa T 54 máy vẫn đang nổ và đèn còn chiếu sáng. Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù này đã tịch thu được hơn 10 khẩu súng cối 61 và 82 ly còn đang để nguyên tại vị trí trên tuyến bố phòng của địch quân. Hai ngày sau, các chiến xa này được binh sĩ Nhảy Dù lái đưa về căn cứ Quyết Thắng (bộ tư lệnh hành quân Sư đoàn Nhảy Dù) ở cây số 17 trên đoạn từ Huế ra Quảng Trị.

Ngày 1 tháng 7/1972, cuộc hành quân của lữ đoàn 2 Nhảy Dù bước vào giai đoạn 2. Tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 11 Nhảy Dù được trực thăng vận đổ quân xuống phía Bắc sông Nhung, con sông nhỏ này chạy qua Trường Phước, Mai Đằng, Thượng Xá để vào sông Thạch Hãn (sông chính đi ngang thị xã Quảng Trị). Trong cuộc tiến quân này, tiểu đoàn 11 Nhảy Dù tiến quân ở phía phải, tiểu đoàn 9 ở phía phía trái. Sau đó, tiểu đoàn 7 Nhảy Dù cũng nhập trận để cùng với đơn vị bạn triệt hạ các cụm tuyến phòng ngự của CQ bên bờ sông Nhung.

Trong 3 ngày liên tiếp kể từ khi xuất quân, các cánh quân Nhảy Dù ở phía Tây quận Hải Lăng đã đụng độ với các đơn vị Cộng quân cơ động sư đoàn 304 CSBV. Do nhiều khu vực trọng yếu của quận Hải Lăng bị Cộng quân chiếm giữ từ ngày 2 tháng 5/1972 sau khi Quảng Trị thất thủ, nên đối phương đã bố trí quân trấn đóng ở các xã gần quốc lộ 1, đoạn từ Trường Sanh ra Diên Sanh, với hệ thống công sự kiên cố và giao thông hào liên hoàn quanh vòng đai Diên Sanh, quận lỵ quận Hải Lăng. Tại nhiều vị trí, chiến binh Dù đã đánh cận chiến với binh lính CSBV để chiếm mục tiêu. Không quân đã yểm trợ mạnh cho các đơn vị Dù trong các trận giao tranh quyết liệt với Cộng quân từ sáng đến tối. Tuy nhiên, hệ thống phòng không của Cộng quân dày dặc, khiến việc tiếp tế tải thương của các các phi đội trực thăng VNCH gặp nhiều khó khăn.

Mục tiêu trọng điểm đầu tiên của lữ đoàn 2 Nhảy Dù là tái chiếm quận lỵ Hải Lăng, quận cực Nam của tỉnh Quảng Trị. Từ đó, theo lệnh của lữ đoàn trưởng Trần Quốc Lịch, các đơn vị Nhảy Dù tiến về thị xã Quảng Trị theo kế hoạch tấn công như sau: một đơn vị sẽ tái chiếm khu vực La Vang ở phía Tây, một cánh quân thứ hai sẽ tiến vào ngã ba Long Hưng gần thị xã, để tái chiếm quận lỵ Mai Lĩnh. Riêng mục tiêu ở phía Tây, nỗ lực chính là Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù. Đơn vị này được lệnh phải tái chiếm La Vang, cách thị xã Quảng Trị khoảng 5 km về phía Tây.

Ngày 1 tháng 7/1972, các đơn vị Dù còn cách thị trấn Diên Sanh (quận lỵ quận Hải Lăng) khoảng 3 km. Để tiến vào Diên Sanh, lữ đoàn 2 Dù phải triệt 2 trung đoàn Cộng quân đang bố trí trên một phòng tuyến có chiều ngang hơn 4 km. Để cản bước tiến của Nhảy Dù, Cộng quân đã pháo liên tục vào lộ trình tiến quân. Khi các đơn vị Dù dừng lại bố trí, thì súng cối của Cộng quân từ các vị trí ở tuyến sau bắn dồn dập, làm thành một hàng rào pháo chận phía trước. Đồng thời Cộng quân đã điều động 1 tiểu đoàn đặc công tổ chức các cụm chốt chận cách Diên Sanh khoảng 2 km về hướng Nam quận lỵ. Cứ thế trận chiến kéo dài đến suốt ngày 1 tháng 7/1972. Với kinh nghiệm trận địa chiến và được sự yểm trợ của Pháo binh và Không lực Việt-Mỹ, lữ đoàn Nhảy Dù đã phá được một số vị trí tiền tiêu của Cộng quân.




Đến tối ngày 1 tháng 7/1972, một đơn vị của lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã chiếm được một số công sự phòng ngự của địch. Tuy nhiên các ngõ yết hầu trọng điểm tiến vào quận lỵ vẫn còn bị CQ tổ chức chốt chận cố thủ. Cộng quân tiếp tục pháo súng cối vào khu vực bố trí quân của các đại đội Nhảy Dù. Để giành thế chủ động, lực lượng Nhảy Dù đã mở cuộc tấn kích đêm. Giao tranh đã diễn ra ác liệt dưới ánh hỏa châu soi sáng của Không quân Việt-Mỹ. Ngày 2 tháng 7, lực lượng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đã làm chủ chiến trường.

Email from Readers

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us