Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Cộng sản chiếm đất nước Việt Nam, đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam không phải do cộng sản mạnh mà do dân chưa thấu hiểu được hiểm họa cộng sản !

-------------oo0oo--------------

This is a Testing Page

--------o0o--------

Nạn Kỳ Thị người Á Châu 3/2021

tps://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/thanh-pho-new-york-dung-tu-miet-thi-nguoi-goc-a-voi-du-hoc-sinh-viet-nam/amp/

Thành phố New York dùng từ ‘miệt thị gốc Á’ với du học sinh Việt Nam

KyThi

Bì thư gửi cho anh Phạm Minh Đức nhưng lại ghi “Chinh Chong" trong phần tên người nhận. (Hình từ trang Facebook Duc Pham)

NEW YORK, New York (NV) – Phạm Minh Đức, 22 tuổi, một sinh viên Việt Nam du học tại New York, nhận được một lá thư gửi từ Sở Phát Triển Gia Cư của thành phố, trong phần người nhận ghi tên là “Chin Chong” và địa chỉ căn chung cư mà anh cư ngụ.

Vài ngày trước khi nhận lá thư kể trên, một thanh tra về an toàn nhà cửa đến kiểm soát tình trạng hệ thống sưởi và ống nước tại căn chung cư của anh Đức, theo tường thuật của nhật báo Washington Post hôm Thứ Bảy, 27 Tháng Ba.

“Chin chong” là chữ người nói tiếng Anh dùng để chế nhạo ngôn ngữ người Hoa, sau đó, trở thành một từ miệt thị người gốc Á.

Anh Đức mô tả viên thanh tra nhà cửa là một người da trắng đứng tuổi, rất lịch sự, nhưng không hề hỏi tên để rồi gửi đến anh một lá thư xác nhận việc kiểm tra với tên người nhận là “chin chong.”

Kể từ khi nhận được lá thư “chin chong” kể trên, người sinh viên Việt Nam vừa mới tốt nghiệp kỹ sư nhu liệu điện toán vào năm 2020, hiện đang làm việc cho Facebook, kể anh cảm thấy “đau” vì “ở trước mặt, họ hành xử rất lịch sự nhưng trong lòng không phải là như thế.”

“Bây giờ, mỗi khi gặp người nào khác, câu chuyện này lại dậy lên trong trí tôi,” anh Đức nói với phóng viên. “Họ không ưa tôi vì nguồn gốc sắc tộc của tôi hay sao?”

Đức cho biết đã từng bị chế nhạo “chin chong” trên đường phố New York, nhưng với việc lá thư với danh từ miệt thị kia được gửi từ báo cáo của một nhân viên chính phủ khiến anh bắt đầu tự hỏi: “Phải chăng đây là phần nổi của tảng băng chìm?”

Anh Đức đăng tải chiếc bì thư “chin chong” trên mạng xã hội, thoạt đầu, chỉ có phản ứng bạn bè, gia đình từ phía cộng đồng nói tiếng Việt, nhưng sau đó, truyền sang thế giới dòng chính nói tiếng Anh một cách nhanh chóng.

Ông Brad Lander, nghị viên thành phố New York, đăng trên Twitter cá nhân: “Thật phẫn nộ! Kỳ thị không có chỗ đứng tại thành phố New York – và đặc biệt tại một cơ quan mang nhiệm vụ bình đẳng gia cư và pháp luật.”

Sở Phát Triển Gia Cư Thành Phố New York liên lạc qua điện thoại và trực tiếp gặp anh Đức để xin lỗi và cho biết người nhân viên nọ đã bị đình chỉ công tác không được trả lương.

Anh Đức chia sẻ cho phóng viên rằng anh không lo lắm về chuyện an ninh cá nhân trong suốt thời gian năm năm đi học tại New York, nhưng bây giờ hoàn toàn khác hẳn.


Tập hợp tuần hành phản đối kỳ thị người gốc Á Châu tại New York City ngày Thứ Bảy, 27 Tháng Ba. (Hình: Stephanie Keith/Getty Images)

Gần đây trong những lần gặp gỡ bạn bè gốc Việt, “Chúng tôi bắt đầu nói đến những chuyện bạo lực tấn công người gốc Á,” anh Đức kể.

“Một lần bước ra khỏi trạm xe điện để về nhà, lần đầu tiên, tôi bắt đầu nhìn dáo dác xem có ai tiến gần mình hay không. Đây là lần đầu tiên tôi làm như thế. Tôi bắt đầu e sợ ngày nào đó có người đánh mình.”

Gia đình và thân nhân tại Việt Nam, sau khi nghe tin tức về những chuyện người gốc Á bị kỳ thị đặc biệt chuyện thảm sát súng tại Atlanta, bắt đầu khuyên Đức nên cẩn thận ở nhà, đừng ra ngoài, mặc dù trước kia họ khuyến khích anh làm ngược lại.

Dù sợ bị trả thù, nhưng Đức quyết định kể lại câu chuyện nhận lá thư “chin chong” vì quan trọng là đến lúc người gốc Á cần nói ra để mọi người biết để cùng “tham gia cuộc thảo luận.”

Thoạt đầu, chỉ là trong vòng gia đình và bạn bè, nhưng bây giờ câu chuyện của Đức “lớn hơn như thế!” (MPL) [kn]

*****

https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%B4ng-d%C3%A2n-m%E1%BB%B9-g%E1%BB%91c-vi%E1%BB%87t-tu%E1%BA%A7n-h%C3%A0nh-ph%E1%BA%A3n-%C4%91%E1%BB%91i-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-g%E1%BB%91c-ch%C3%A2u-%C3%A1/5828098.html

Công dân Mỹ gốc Việt tuần hành phản đối kỳ thị người gốc Á

25/03/2021

Người tham gia cuộc xuống đường do bà Vivian Lê tổ chức.

Nhiều buổi tuần hành phản đối tình trạng kỳ thị người Mỹ gốc châu Á, trong đó có những cuộc xuống đường do người Việt tổ chức, đã diễn ra khắp Hoa Kỳ thời gian qua.
Bà Vivian Lê, một cư dân gốc Việt sinh sống ở Quận Cam ở California, cho VOA Việt Ngữ biết rằng bà đứng lên vận động đồng hương bày tỏ quan điểm do tình trạng bạo lực mà bà nói là “gia tăng rất mạnh” đối với người Mỹ gốc Á.

Bà nói rằng các vụ liên quan tới người gốc Á gần đây như hai vụ xả súng ở Atlanta và vụ đánh người ở San Francisco khiến bà “rất đau lòng”, “phải đánh động” để “gióng lên tiếng nói” về sự kỳ thị và “nâng nhận thức của người Việt lên” để họ “đồng lòng đứng lên cùng với các sắc dân khác”.

Bà cho biết tiếp về cuộc tuần hành của hàng chục người, gồm phần lớn là người gốc Việt trẻ, ở thành phố Irvine cuối tuần qua: “Tôi muốn đứng lên nói tiếng nói của người châu Á rằng chúng ta ở Mỹ, chúng ta có các quyền bình đẳng và tự do giống như các sắc dân khác thì không có lý do gì chúng ta phải chịu đựng cái sự bạo hành đó hết”.

Bà Vivian nói thêm: “Chúng ta phải lên tiếng để cho người bản xứ biết rằng chúng ta đang phải chịu một sự kỳ thị rất là nặng nề. Sự kỳ thị đó nó sẽ làm ảnh hưởng tới những người bị tấn công về mặt thể xác và tinh thần, có thể tới suốt cuộc đời của họ”.

Hai vụ xả súng xảy ra ở Atlanta, tiểu bang Georgia, tuần trước làm tám người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc châu Á. Dù cảnh sát địa phương cho biết vẫn đang tiếp tục điều tra động cơ, vụ việc gây thêm quan ngại cho nhiều người gốc châu Á ở Mỹ nói chung và người gốc Việt nói riêng.

Cũng trong tuần trước, một vụ đánh vô cớ, gây thương tích cho hai người gốc Á, trong đó có một cụ ông gốc Việt hơn 80 tuổi, ở thành phố San Francisco đã gây lo ngại cho bà Vivian vì cha mẹ bà cũng trong độ tuổi của các nạn nhân.

Bà nói với VOA Việt Ngữ: “Không có dám để cho mẹ đi ra ngoài một mình. Nếu mà đi đâu thì có tôi chở đi, hay là cần cái gì thì tôi đi, chứ không để cho mẹ đi một mình. Tôi hạn chế không có cho mẹ tôi đi đâu một mình hết. Cái đó cũng là một cách để tự bảo vệ mình”.

Bà Vivian cho biết rằng bà không phải là một nhà hoạt động, nhưng vì các vụ việc đối với người gốc Á xảy ra gần đây đã khiến bà tích cực tham gia hơn trong các hoạt động vì cộng đồng.

Bà nói rằng tình trạng “bài người châu Á đã âm ỉ từ lâu, chứ không phải mới đây, nhưng mà từ năm ngoái tới giờ, từ khi có COVID tới giờ, thì cái sự bạo hành càng ngày càng nhiều”.
Trong bài phát biểu từ Nhà Trắng và được truyền hình trực tiếp hôm 11/3 nhân một năm kể từ khi nước Mỹ đương đầu với đại dịch COVID-19, Tổng thống Joe Biden đề cập tới “các tội ác vì thù ghét đối với người Mỹ gốc Á”.

"Ngay lúc này, rất nhiều người [gốc châu Á], đồng bào của chúng ta, đang trên tuyến đầu chống đại dịch, tìm cách cứu mạng người, vậy mà họ vẫn bị buộc phải sống trong sợ hãi, lo sợ cho mạng sống của mình khi đi trên đường phố ở Mỹ”, ông nói thêm. “Đây là điều sai trái, trái tinh thần Mỹ và phải chấm dứt”.

*****

https://dantri.com.vn/van-hoa/noi-long-cua-nguoi-con-gai-goc-viet-co-me-lam-nail-noi-xu-nguoi-20210330231025220.htm

Nỗi lòng của người con gái gốc Việt có mẹ "làm nail" nơi xứ người...

Bài viết dưới đây được đăng tải trên tạp chí dành cho phụ nữ - The Kit (Canada), bài viết là nỗi lòng của một người con gái gốc Việt có mẹ "làm nail" nơi xứ người...

Trước sự kỳ thị mà người gốc Á đang phải đối diện tại nhiều quốc gia phương Tây, tạp chí The Kit đang thực hiện loạt bài kể những câu chuyện bình dị để khắc họa chân dung, cuộc sống của những người Canada gốc Á, về công việc, năng lực của họ, để độc giả có được những góc nhìn truyền cảm hứng.

Hơn thế, những trải nghiệm cay đắng, nghiệt ngã cũng sẽ được chia sẻ chân thực để độc giả có được sự thấu hiểu, cảm thông nhiều hơn đối với người gốc Á.

Bài viết của chuyên gia trang điểm - làm tóc Veronica Chu có tiêu đề "Tôi phát ngấy những kỳ thị xung quanh thợ làm móng người Việt". Bài viết là một góc nhìn của người trong cuộc đối với những định kiến, kỳ thị mà phụ nữ gốc Á phải đối diện trong lĩnh vực làm đẹp:

Khi xảy ra loạt vụ xả súng tại những tiệm spa ở Atlanta (Mỹ), sự việc khiến tôi bàng hoàng, đau khổ và giận dữ bởi nơi xảy ra sự việc rất gần với nơi ở cũ của gia đình tôi. Mẹ tôi cũng từng có một tiệm làm móng nhỏ ở gần khu đó. Sự việc tác động mạnh tới tôi, tôi nghĩ tới những đứa trẻ mất mẹ vì hành động tội ác của kẻ xả súng.

Mẹ tôi là người Việt, bố tôi là người Việt gốc Hoa. Khi gia đình chúng tôi tới Canada được một thời gian thì cha mẹ tôi ly hôn. Mẹ tôi khi đó còn rất trẻ, mới 23 tuổi, một mình bà phải nuôi hai con nhỏ, không có bằng cấp, không có người thân, không nói được tiếng Anh.

Thoạt tiên bà làm việc trong một xưởng may gia công với đồng lương rất ít ỏi, nhưng bà vẫn cố gắng dành dụm được một khoản tiền để học một khóa đào tạo chuyên viên thẩm mỹ.

Học xong, bà làm cho một tiệm làm móng có người chủ gốc Việt, sau này, bà tự mở tiệm của riêng mình. Khi còn nhỏ, tôi ở trong tiệm cả ngày với mẹ, thích thú với những dụng cụ làm việc của mẹ. Tôi chứng kiến mẹ giúp cho những người phụ nữ trở nên xinh đẹp hơn, cùng với đó là hành trình bà tự gây dựng nền tảng cho gia đình, cho các con.

Tôi có cái nhìn sâu sắc về ngành thẩm mỹ - làm đẹp chính nhờ mẹ, bởi thẩm mỹ không chỉ là kết quả sau cùng ở diện mạo bên ngoài, mà còn là những biến đổi bên trong, là khía cạnh cảm xúc của quá trình làm đẹp ấy. Những ngày tháng ấu thơ trong tiệm "nail" của mẹ đã khiến tôi hứng thú với lĩnh vực làm đẹp và giúp tôi trở thành tôi của ngày hôm nay - một chuyên gia trang điểm, làm tóc.

Tôi không bao giờ xấu hổ về công việc của mẹ, nhưng tôi rất ghét những sự kỳ thị mà người ta dành cho những người phụ nữ "làm nail" như mẹ tôi. Mẹ tôi không biết tiếng Anh, nhưng tôi thì có, và trong lúc ngồi chờ làm móng, có những khách hàng nói với nhau: "Bọn họ đang nói về chúng mình đấy, bọn họ thô lỗ lắm, mất vệ sinh lắm...".

Tôi ngồi đó và nghĩ: "Chính mấy người cũng đang nói về mẹ tôi đấy thôi, mấy người đang bình luận về bạn bè, họ hàng của chúng tôi đấy thôi".

Những người phụ nữ như mẹ tôi luôn sống rất mạnh mẽ, nỗ lực, làm việc chăm chỉ bởi họ còn phải lo cho gia đình, thực sự họ chẳng có nhiều thời gian để quan tâm tới việc mấy người khách hàng nhiều chuyện đang bình phẩm những gì.

Trong khi mẹ tôi đang bàn với mấy người thợ về việc tối nay nấu gì, ăn gì, thì có những khách hàng hình dung đủ chuyện xấu xa không hề tồn tại, tôi nghe mà thấy thực sự mệt mỏi.

Tôi vẫn nhớ khi mẹ tôi còn đang làm nghề, mỗi khi tôi quen bạn mới và họ biết mẹ tôi có tiệm "nail", họ luôn hỏi địa chỉ để tới "ủng hộ", nhưng tôi luôn thẳng thắn đề nghị họ tới tiệm khác bởi tôi muốn tách bạch công việc của mẹ với những mối quan hệ xã hội.

Tôi không muốn bạn bè tôi chứng kiến những cuộc hội thoại không hay của những khách hàng nhiều chuyện, tôi không muốn phải kể lể, giải thích gì bởi một khi phải nói về cuộc sống, về sự lựa chọn, mọi chuyện trở nên rất phức tạp và dễ gây tổn thương.

Những lời bình luận tiêu cực hướng vào những người phụ nữ "làm nail" không biết tiếng Anh thực sự đã từng khiến tôi đau khổ nhiều. Hình ảnh những người phụ nữ làm nail khiến tôi nhớ tới mẹ và những người bạn của mẹ. Tôi hiểu rõ họ, hiểu rằng họ là những người phụ nữ dễ thương và chăm chỉ.

Ngay từ đầu, trước câu chuyện kỳ thị, tôi luôn lựa chọn sự im lặng. Người Châu Á vốn không dễ biểu đạt xúc cảm và sự tổn thương, yếu đuối của mình ra ngoài.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, tôi càng cảm thấy nặng nề bởi những quan điểm lệch lạc, chứa đựng sự thù ghét vô lý.

Những người gốc Á đang phải đối diện với những hành động bạo lực bột phát chưa từng thấy, thực tế từ trước khi báo chí lên tiếng, chúng tôi đã phải chịu đựng những sự kỳ thị, những hành động tấn công rồi, đã có lúc tôi cảm thấy chúng tôi như bị mất đi tiếng nói.

Trái tim tôi đau đớn, nặng nề trước những gì đang xảy ra với những người gốc Á như mình, tôi cố gắng mạnh mẽ, nhưng tôi đang sống trong nỗi sợ hãi, lo lắng cho cha mẹ, cho bạn bè, và cho chính mình.

Tôi thấy mình đi ra đường phải quan sát nhiều hơn, không ngừng nhìn lại phía sau xem có đang bị đeo bám hay không, ngay cả khi bước trên đường phố đông người, tôi cũng không còn cảm thấy an toàn tuyệt đối nữa. Sống trong nỗi lo lắng và tôi không biết bao giờ những chuyện này sẽ có thể kết thúc...

Bích Ngọc

Theo The Kit

Email from Readers

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us