Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !

-------------oo0oo--------------

This is a Testing Page

--------o0o--------

Nhận Xét Của VIETNAMESE AMERICAN ROUNDTABLE Về Việc George Floyd Bị Sát Hại

From: VNZ
Date: Wed, Jun 10, 2020 at 11:29 AM
Subject: Nhận Xét Của VIETNAMESE AMERICAN ROUNDTABLE... - Khi người lính quỳ xuống. - Tâm thư của cựu Tổng thống George W. Bush
To: VNZ


https://varoundtable.org/2020/06/04/nhan-xet-cua-vietnamese-american-roundtable-ve-viec-george-floyd-bi-sat-hai/

Nhận Xét Của VIETNAMESE AMERICAN ROUNDTABLE

Về Việc George Floyd Bị Sát Hại

Với tâm trạng nặng trĩu, tổ chức bất vụ lợi Vietnamese American Roundtable đưa ra thư này để ủng hộ những người anh em của chúng ta trong cộng đồng Người Da Đen.

Là những người tỵ nạn, cộng đồng người Mỹ gốc Việt không xa lạ với việc là mục tiêu của nạn kỳ thị chủng tộc. Những năm 80s, nhiều người Mỹ biểu lộ sự giận dữ và sợ hãi của họ đối với người Việt tỵ nạn bởi vì quan điểm là những người di dân sẽ tước đi tài nguyên kinh tế của họ, đồng thời cũng là sự đánh lạc hướng chính trị khỏi phong trào đấu tranh cho quyền dân sự và lợi ích kinh tế của những thập niên đó.

Là người dân San Jose, cộng đồng người Mỹ gốc Việt không lạ lẫm với nạn cảnh sát bạo hành. Cộng đồng chúng ta đã chứng kiến các vụ cảnh sát sử dụng súng dẫn đến sự thiệt mạng của Cô Trần Thị Bích Câu và Ông Daniel Phạm, cả hai người đều bị bắn tại tư gia vào các năm 2003 và 2009.

Khi những thảm kịch này xảy ra, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã có khả năng và kiến thức để tổ chức phản ứng lại. Một phần là nhờ các cuộc đấu tranh dân quyền diễn ra trước khi chúng ta đặt chân đến đất nước Mỹ. Một phần là nhờ đồng minh từ những cộng đồng khác đã đứng cạnh chúng ta và sẻ chia kinh nghiệm trong việc đấu tranh dành công lý cho các nạn nhân. Trên hết, cuộc đấu tranh từ sớm của Người Mỹ Da Đen trong Phong Trào Dân Quyền đã trực tiếp đặt nền móng cho rất nhiều cộng đồng, bao gồm cộng đồng chúng ta, để tranh đấu cho sự bình đẳng và công lý.

Quý vị có lẽ thắc mắc vì sao chúng tôi phải đưa ra một thông báo về lập trường của mình như thế này. Lý do đơn giản: chúng ta, những người tỵ nạn hoặc con cháu của họ, phải chống lại sự bất công dưới mọi hình thức khi chúng ta thấy nó.

VAR hình thành để hướng dẫn và động viên cộng đồng chúng ta về tất cả những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân lẫn tập thể. Cái chết của George Floyd, bởi đầu gối của một viên cảnh sát từng thề bảo vệ công dân, là một biến cố mới nhất trong thảm kịch cảnh sát bạo hành diễn ra khắp cả nước mà ta không thể bỏ qua. Nhiều cộng đồng khác nhau trên nước Mỹ đang diễn hành và đưa lên tiếng nói, bao gồm cư dân trong Quận Hạt Santa Clara, Thành Phố San Jose bởi vì sự giữ im lặng đồng nghĩa với việc dung túng hành vi đó. Chúng ta đã đòi công lý cho Trần Thị Bích Câu và Daniel Phạm, và chúng ta bây giờ cần làm điều tương tự cho George Floyd.

Người Mỹ gốc Việt không tồn tại trong một không gian cách biệt – đó là sự thật đã được chứng minh gần đây một cách đau đớn khi chúng ta phải tiếp nhận sự tồn tại của nạn kì thị chủng tộc chống lại người Á Châu và những phản ứng tiêu cực vì dịch COVID-19. Chúng ta bắt buộc phải chống lại những hình thức lạm quyền nhắm vào chúng ta và những người khác trong xã hội. Chúng tôi thỉnh cầu mọi người chúng ta làm điều tương tự và giữ vững lập trường cùng chúng tôi.

VAR luôn tìm cách để trở thành những người bạn tốt hơn với các cộng đồng xung quanh, và cũng mong các gia đình người Mỹ gốc Việt làm những điều tương tự:

Đầu tiên, một trong những phương án tốt nhất là suy ngẫm và xem lại các định kiến của bản thân chúng ta. Nếu, khi nghe về một cái chết của một người Da Đen sau khi có sự va chạm với cảnh sát, nếu phản ứng đầu tiên của chúng ta là giả định người da màu này đã làm sai điều gì đó để xứng đáng nhận lấy cái chết, thì chúng ta phải đối diện với chính sự kỳ thị chủng tộc trong suy nghĩ của mình.

Thứ hai, chúng ta nên suy ngẫm và xem lại các ưu tiên của chúng ta. Nếu quan tâm chính của chúng ta là về việc các chiếc xe và cửa hàng có được bảo vệ hay không, hơn là nghĩ về vô số những cái chết phi lý gây ra sự phẫn nộ của người dân, thì chúng ta phải đối diện với chính những giá trị mà bản thân mình xem nặng.

Cuối cùng, việc có ý nghĩa nhất là tìm hiểu về những vấn nạn trong xã hội để có một cuộc nói chuyện sâu sắc với người thân và gia đình của chúng ta về lập trường mình nên chọn với tư cách là những người da vàng đã đón nhận cả sự tử tế lẫn sự ghen ghét từ xã hội, những người có câu chuyện về cả sự thành công lẫn sự thất bại, và những người không xa lạ gì với nạn kỳ thị chủng tộc và cảnh sát bạo hành. Hãy để chúng ta không e ngại khi bàn luận các vấn đề tế nhị này bởi vì chúng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chúng ta trong hiện tại lẫn tương lai.

Chúng ta cầu nguyện cho gia đình George Floyd, cho nhiều nạn nhân khác vẫn đang chờ đợi công lý, và cầu nguyện để không một ai trong chúng ta phải chịu cảm giác mất mát và nỗi đau họ đã chịu, nỗi đau mà dẫn đến nhiều cuộc diễn hành rất cảm động trên khắp đất nước.

**************

From: IRCC
Date: June 9, 2020 at 12:33:45 AM EDT
To: 21 giaochi san jose , Loc Vu
Subject: Khi người lính quỳ xuống.

Khi người lính quỳ xuống.

Giao Chỉ, San Jose.

Khi người lính quỳ xuống, một dân tộc được hòa giải.

Hoa Kỳ hôm nay không phải của một sắc dân. Nước Mỹ bước vào thế kỷ thứ 21 không phải là quốc gia của một sắc dân. Đây là đất nước của nhiều sắc dân làm thành một dân tộc. Dân tộc Hiệp Chúng quốc. Nhiều mầu da và nhiều hoàn cảnh. Yêu ai hãy đem đến Mỹ, vì đây là thiên đường. Ghét ai hay bắt đem qua Mỹ, vì đây là địa ngục. Nhưng địa ngục của dân da đen bị bắt làm nô lệ là chuyện gần 400 năm trước. Mục sự da đen Al Sharpton trong đám tang của anh George Floyd ngày 23 tháng 6-2020 đã lộng ngôn ai oán nói với nước Mỹ rằng quý vị đã không cho chúng tôi được thở. Xin ghi lại lời lẽ bài nói chuyện cay đắng đại ý như sau:

Đây là câu chuyện của người da đen sau 401 năm ở Mỹ. Chúng tôi không thể trở thành người chúng tôi mơ ước vì quý vị đè đầu gối lên cổ chúng tôi. Chúng tôi có thể thông minh hơn nếu không bị thiếu trường học vì quý vị đè đầu gối lên cổ chúng tôi. Chúng tôi không thể tổ chức các công ty hay xoay sở trên đường phố vì quý vị đè đầu gối lên cổ chúng tôi. Chúng tôi có kỹ năng sáng tạo hoặc làm bất cứ điều gì người kháclàm được nhưng chỉ xin quý vị nhấc đầu gối ra khỏi cổ chúng tôi.



Bây giờ chúng tôi phải đứng lên nhân danh anh George Floyd ….

Câu chuyện đầu đuôi ra sao mà cả thế giới đã xuống đường biểu tình bày tỏ thái độ. Tổng cộng cả trăm ngàn người biểu dương trên 140 thành phố của 50 tiểu bang Hoa Kỳ và thủ đô các nước toàn cầu. Diễn tiến vô cùng đơn giản. Một anh Mỹ đen vô danh không có thành tích cộng đồng và cũng không phải du đãng nổi danh. Bị báo tin là dùng tờ bạc giả 20 mỹ kim. Bốn ông cảnh sát đến bắt và còng tay sẽ đưa về điều tra. Nếu chỉ có thế thì đã bình yên. Nhưng cơ sự ra sao mà anh da đen to lớn lại bị nằm xuống đất và ông cảnh sát trưởng toán mắt lạnh như tiền lấy đầu gối đè lên cổ. Có hai anh cảnh sát phụ tá giữ cả chân tay. Một anh cảnh sát gốc Á Châu đứng che chắn cho xếp. Nội vụ xảy ra trong 8 phút. Anh Mỹ đen dường như bất tỉnh sau khi cố kêu rằng Tôi không thở được. Xe cấp cứu được gọi đến chở vào nhà thương thì anh qua đời. Đám cảnh sát cũng không ngờ rằng mình đã trở thành sát nhân. Tuy nhiên nếu câu chuyện chỉ có thể thì đất nước cũng vẫn bình yên. Hồ sơ về cái chết của một anh Mỹ đen vô danh cũng chỉ là tai nạn. Sở cảnh sát đầu tiên quyết định cả 4 anh cảnh sát tạm thời nghỉ dài hạn có lương theo thể thức thông thường. Cho điều tra xong có thể sẽ tiếp tục làm việc lại. Bác sĩ của cảnh sát báo cáo rằng nạn nhân có tiền sử bệnh tật nên coi như tai nạn. Mọi sự sẽ cho qua. Nhưng hiện nay nhân loại của thế kỷ 21 mọi người đều được trang bị vũ khí tự vệ. Đó là Cell phôn cầm tay. Cô gái 18 tuổi và thêm hai người qua đường vô tình quay được đầy đủ 8 phút nghẹt thở của anh Mỹ đen. Có cả tiếng nói chung quanh và câu cuối cùng nạn nhân với cơ thể cao lớn nằm dưới đất đã trở thành đứa trẻ kêu Mẹ ơi. Trong lúc hơn 100 ngàn người Mỹ chết vì dịch Cô Vít nghẹt thở thì anh Mỹ đen cũng chết vì nghẹt thở dưới đầu gối của ông Mỹ trắng. Câu chuyện tầm thường mở ra trang lịch sử xuống đường làm cả đất nước nghẹt thở. Lỗi lầm vì đâu. Vì tờ bạc giả 20 đồng hay vì toàn dân đều có cell phôn. Thêm một lần nữa dân Mỹ lại học được bài học. Bởi vì có hình ảnh trên cell phôn phổ biến toàn thế giới. Hồ sơ pháp y viết lại rằng nạn nhân chết vì bạo lực. Các cuộc biểu tình phát động. Sở cảnh sát phải bắt giam anh cảnh sát thủ phạm bị truy tố giết người cấp ba. Cuối tuần cả nước biểu tình và thêm trộm cướp đốt nhà, đốt xe. Chính quyền địa phương lại bắt thêm 3 anh cảnh sát tòng phạm và nâng thủ phạm giết người cấp 2. Sẽ không có công lý nếu không có cell phôn. Sẽ không có công lý nếu không có biểu tình. Đặc biệt không phải chỉ có Mỹ đen đi tìm công lý. Rất nhiều nam nữ Mỹ trắng trẻ tuổi và nhiều sắc dân khác tham dự. Công bình mà nói vì gặp mùa Cô Vít đang đóng cửa trường học. Vì Cô Vít đang giữ chân tuổi trẻ trong nhà. Ra đường đấu tranh vì chính nghĩa màu da. Cũng đấu tranh vì đang bị Cô Vít kiềm tỏa. Thoạt đầu có bọn gian lợi dụng cơ hội cướp cửa và phá phách. Dân nghèo đói tìm cơ hội làm ăn. Tuổi trẻ phá xe chính là đập phá những chiếc xe trong ước mơ không đạt được. Nhưng rồi chính quyền giải quyết xong các vụ trộm cướp. Chỉ còn lại những cuộc biểu dương vĩ đại có tổ chức trong trật tự. Toàn quốc mở lại hồ sơ lịch sử 50 năm cảnh sát giao tình với cộng đồng da mầu. Tổng kết tổn thất hai bên. Trái phải ra sao. Da đen chết có thể là chết oan. Cảnh sát cũng chết vì thi hành nghĩa vụ. Tang lễ hết sức long trọng. Nhưng vợ cảnh sát nói rằng thà thăm tù hơn đám tang to. Cảnh sát bắn là phải chết. Không bắn dọa. Những kinh nghiệm nào đã trải qua và những bài học nào ghi nhận được.



Biểu tình trong trật tự

Người trong một nước, phải thương nhau cùng.

Dựa vào câu thơ Việt Nam, xin kể riêng câu chuyện trong nhiều chuyện đáng nhớ. Trong cuộc biểu tình ngày 28 tháng 5-2020, bỗng nhiên có anh cảnh sát Galen Hinshaw 32 tuổi lạc bầy. Buổi chiều tối ở Louis Ville tiểu bang Kentuky. Anh chợt thấy mình cô đơn giữa đám Mỹ đen đang cuồng nhiệt nổi giận. Đoàn cảnh sát vẫn sát cạnh bên nhau bỗng bỏ đi ngả khác. Áo giáp, mũ nón, quân phục và dụng cụ 40 pounds hành trang nặng nề trên người làm anh tưởng không bước đi nổi. Lui dần lại bức tường một nhà hàng đóng cửa. Anh lính dựa lưng vào tường nhìn đám đen đông đảo và hung dữ trước mặt. Anh lo sợ và biết chắc sẽ bị đòn hội chợ. Chưa biết sẽ chống cự ra sao. Nhưng rồi bỗng nhiên có anh da đen bước ra giơ tay ngăn cản, rồi thêm người khác và hai ba anh nữa. Họ đứng trước mặt tổng cộng 5 người hoàn toàn xa lạ làm thành rào cản bảo vệ cho anh cảnh sát cô đơn. Nếu không, đám đông có thể vô tình trở thành hung dữ và gây án mạng. Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Rồi đám bảo vệ tự nguyện bao vây dẫn anh ra khỏi đám đông và đưa về bên kia chiến tuyến.Cảnh sát thoát hiểm kể lại câu chuyện và gửi lời cảm ơn ân nhân. Thử nghĩ lại lần nữa. Nếu cảnh sát đi lạc bị đánh chết tại chỗ thì tai nạn này sẽ trở thành bi kịch ra sao giữa lúc toàn quốc giao động như bây giờ.??

Bảo vệ cảnh sát.

Cũng từ cái đầu gối.

Hình ảnh ông cảnh sát Mỹ lấy đầu gối đè lên cổ anh Mỹ đen gây nên cái chết kinh hoàng. Nước Mỹ làm sao sửa chữa. Từ tổng thống đến các thống đốc đều không giải quyết được. Tổng thống ra lệnh cho bộ trưởng quốc phòng đem lính dẹp loạn. Ông bộ trưởng công khai từ chối. Nhưng rồi thống đốc cũng đưa vệ binh tham dự. Cảnh sát và vệ binh đến đối diện các đám biểu tình, giải quyết những chỗ du đãng hôi của. Chỗ này chỗ kia cũng có lựu đạn cay và tiếng súng nổ. Khói lửa mịt mùng. Nhưng sự thực không có bạo loạn khủng khiếp. Ở một vài nơi lại còn quay được hình ảnh cảnh sát nhảy nhót với dân biểu tình ngay trên đường phố. Nhưng đã có hình ảnh hết sức xúc động. Có thể coi là chính người lính Mỹ đã giải quyết được vấn nạn kỳ thị chủng tộc. Sau màn đối thoại chính trị giữa anh đại úy quân đội với cô gái Mỹ đi biểu tình, viên sỹ quan quỳ gối cùng với tất cả mọi người. Người lính mang sứ mạng giải tán biểu tình. Nếu thẳng tay đàn áp có thể gây chiến tranh. Nhưng anh đã cùng dân Mỹ đen, Mỹ trắng quỳ xuống cầu nguyện cho hòa bình. Không phải do lệnh của chính quyền, không phải theo đường lối của các chính khách hai đảng Cộng Hòa Dân Chủ. Nghe tiếng gọi của lương tâm khi người lính quỳ xuống, dân tộc Hoa Kỳ đã được hòa giải.

Quan trên trông xuống, người ta trông vào.

Đó cũng là câu đồng giao Việt Nam. Nước Mỹ vĩ đại đang làm gì thế giới cũng theo dõi. Giữa cơn dịch Cô Vít mà đất nước nầy chịu đựng quá nặng nề, thêm hoàn cảnh 2 đảng chia rẽ vì tranh cử. Vậy thì thực sự tinh thần dân tộc này ra sao. Thế giới Hồi Giáo dường như đang thinh lặng theo rõi. Nước Trung Hoa Cộng sản cũng nói rằng Mỹ quốc các anh chê trách nước Tàu đàn áp biểu tình. Để coi cách thức giải quyết của quốc gia cha đẻ của dân chủ và dân quyền làm ăn ra sao? Và Mỹ đã giải đáp thế nào?. Biểu tình thì cũng phát động xuống đường. Những khẩu hiệu cầm tay và những khẩu trang che mặt. Cũng lựu đạn cay khói bay mù mịt. Nhưng làm sao tìm được ở Thiên An Môn ngày xưa có điệu luân vũ giữa người biểu tình và lính dẹp biểu tình. Làm sao tìm được trên đất Hồi Giáo, hay đất cộng sản Tầu có người lính quỳ gối bên cạnh tuổi trẻ xuống đường. Làm sao có cảnh đám tang của nạn nhân vô danh tiểu tốt nhưng đã được cả ngàn người quỳ gối cùng cầu nguyện. Trong số những người quỳ gối bao gồm cả hàng ngũ lãnh đạo quốc gia. Ba trăm năm trước người Mỹ da trắng 2 bên Nam Bắc giữa Cộng Hòa và Dân Chủ đã cùng hy sinh cả trăm ngàn tử sĩ trong cuộc nội chiến vì vấn nạn da đen. Ngày nay người ta quỳ gối cầu nguyện để trả nợ cho 100 năm nô lệ da mầu. So với lịch sử nội chiến Hoa Kỳ, tranh chấp giữa 2 đảng hiện nay dường như vẫn là chuyện nhỏ. Đám tang của nạn nhân vô danh với ước mong chôn cất được một phần lịch sử kỳ thị. Ông mục sư da đen chủ lễ đã nói:”Chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì người khác làm được nhưng chỉ xin quý vị nhấc đầu gối ra khỏi cổ chúng tôi. Bây giờ chúng tôi phải đứng lên nhân danh anh George Floyd ….” Anh Floyd hãy yên nghỉ để cộng đồng da đen đứng lên mơ tiếp giấc mơ của mục sư King.

Giá trị của hai chữ nhiệm kỳ.

Dân chủ và độc tài chỉ khác nhau hai chữ nhiệm kỳ. Tại các nước cộng sản và chế độ độc tài, dân chúng được dạy dỗ là phải hô lớn danh hiệu lãnh đạo muôn năm. Tại Mỹ trong ngôn ngữ chính trị không có chữ muôn năm. Ngày nay dù thương yêu tổng thống đương nhiệm thì dân chúng cũng chỉ có can đảm kêu gào 4 more years. Trong chính trường Mỹ dù thương hay ghét cũng phải giới hạn trong nhiệm kỳ. Bốn năm cũng vừa đủ và đôi khi tám năm lại quá dài. Theo lịch sử ông Bush Cha và ông Carter chỉ ngồi có một nhiệm kỳ nhưng thực sự lại được quần chúng Mỹ thương yêu hơn ông Bush Con và ông Clinton là những tổng thống 8 năm.

Kỳ thị hay không kỳ thị

Đây là chân lý khôn cùng, phân tích suốt đời không hết chuyện. Nghe nói Hoa Kỳ là miền đất của cơ hội. Cơ hội cho mọi người. Thấy vậy mà không phải vậy. Có người nói rằng ở Hoa Kỳ cơ hội đồng đều mà người da mầu lại còn được nâng đó nhiều hơn. Chuyện này phải dành đề tài cho các chuyên gia phân tích bằng thống kê và dữ kiện mới biết được. Phải sống ở những vùng ảnh hưởng mới hiểu rõ. Thêm vào đó một em bé da đen sinh ra trong một xã hội đen với mọi người cùng hoàn cảnh mới tạm gọi là cơ hội đồng đều. Em bé sinh ra trong nhà nghèo ở Harlem làm sao cạnh tranh được với con nhà da trắng tỷ phú ở California. Ai mà không nhớ Con vua thì lại làm vua, Con ông xã chùa thì quét lá đa. Các sắc dân đã ở chung thì có kỳ thị. Mọi người đều cố vươn lên để chống lại bệnh kỳ thị và bị kỳ thị. Những người da đen tỷ phú đã vượt qua. Những nghệ sĩ, nhưng chính khách, chiến binh và những cầu thủ da đen đã vượt qua. Nhưng số còn lại theo tỷ lệ cao vẫn còn vất vả. Da đen đã có tổng thống, ngoại trưởng, tham mưu trưởng liên quân, các nghệ sĩ. Biết bao nhiêu là hàng ngàn khán giả da trắng say sưa tham dự các trận cầu danh tiếng với hai bên toàn da đen tham dự. Nghệ thuật và sự may mắn xóa mờ lằn ranh kỳ thị của một số, nhưng vẫn còn lại rất nhiều vấn nạn giữa con người. Cứ 10 năm một lần lại có biến cố để chúng ta cùng nhau duyệt lại.Nhưng xin quý vị yên tâm, đừng sợ súng đạn vào tay công lực hay băng đảng cướp của giết người. Thế kỷ 21 ông Trời trang bị vũ khí cho mọi người. Đó là cái phôn hiện đại cầm tay.

Chuyện tình cảm sau cùng

Nếu hỏi rằng tại sao chúng tôi lại bầy tỏ cảm tình với các bạn da mầu. Đầu đuôi như sau. Hơn 40 năm xưa làm việc thiện nguyện di dân nên có cơ hội biết cơ quan International Rescue Commitee. (IRC). Tổ chức này do da đen lãnh đạo có mặt các tiểu bang và thế giới. Tại địa phương San Jose có văn phòng IRC cùng với USCC đón người tỵ nạn từ khắp nơi và giao lại việc yểm trợ định cư cho cơ quan Immigrant Resettlement and Cultural Center (IRCC) chúng tôi. Còn nhớ nhân vật rất nổi tiếng là ông Mỹ đen Bayard Rustin thành viên quan trọng của IRC đã qua Thái thăm trại ty nạn năm 1978 và về vận động cho chính phủ Mỹ nhận người ty nạn Đông Dương. Trong thời gian này dư luận Mỹ rất dè dặt về việc giúp tỵ nạn Việt Nam. Ông Rustin đã đăng một trang báo New York Times ngày 19 tháng 3-1978 với tên 80 nhân sĩ da đen và thân hữu danh tiếng để kêu gọi nước Mỹ nhận dân ty nạn Việt Nam. Những công việc này ảnh hưởng đến quyết định của tổng thống Carter cho thêm cấp khoản ty nạn và vận động các nước trên thế giới cùng tiếp tay. Năm trước chúng tôi vẫn còn nhớ tấm lòng của tổng thống Carter nên có mời ông về dự ngày kỷ niệm IRCC. Đúng kỳ ông đi công tác Do Thái không về được nên có gửi thông điệp cho đồng bào thuyền nhân Việt Nam. Những người da đen như ông Rustin và bạn hữu hoặc như tổng thống Carter là ân nhân muôn đời của ty nạn Việt Nam.Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393

*****

https://baotiengdan.com/2020/06/08/tam-thu-cua-cuu-tong-thong-george-w-bush/

Bản dịch qua tiếng Việt

Tâm thư của cựu Tổng thống George W. Bush

Dịch giả: Ian Bùi

2-6-2020

Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.

Con Đường Tốt Hơn

Laura và tôi đau lòng hết sức khi nhìn cảnh George Floyd bị chèn cổ một cách dã man, cũng như rất buồn khi thấy sự bất công và nỗi sợ hãi đang làm cả nước muốn ngộp thở. Nhưng mấy hôm nay chúng tôi vẫn cố không nói gì vì đây không phải lúc để lên tiếng dạy đời. Đây là lúc để lắng nghe. Đây là lúc để nước Mỹ xét lại những điều sai quấy của mình — và qua đó ta cũng sẽ nhìn ra sức mạnh cứu chuộc cho dân tộc.

Quả là một sự thất bại khi vô số công dân Mỹ gốc Phi, nhất là những người trẻ, tiếp tục bị quấy nhiễu và đe doạ đến tính mạng ngay trên quê hương của họ. Nhưng cũng là sức mạnh khi người biểu tình được các lực lượng cảnh sát có trách nhiệm bảo vệ để họ có thể xuống đường đòi hỏi một ngày mai tươi sáng hơn.

Bi kịch này — với một chuỗi dài những bi kịch tương tự, đề ra một câu hỏi mà lâu nay không ai muốn trả lời: Làm sao để chấm dứt sự kỳ thị có hệ thống ở Mỹ? Cách duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy chính mình trong ánh sáng của sự thật là lắng nghe tiếng kêu van của những người đang đau khổ. Những kẻ muốn bóp nghẹt tiếng kêu đó không hiểu nước Mỹ là gì, hoặc bằng cách nào nước Mỹ có thể trở nên tốt hơn.

Thử thách lớn nhất của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ là làm sao kết hợp những con người có nguồn gốc vô cùng khác nhau thành một đất nước của công lý và cơ hội. Những giáo điều và thói quen về sự thượng đẳng của giống dân da trắng mà đã một lần suýt xé đôi đất nước vẫn còn đang đe doạ quốc gia chúng ta. Câu trả lời cho vấn nạn của nước Mỹ nằm trong cách ta ăn ở sao cho đúng với lý tưởng đã tạo nên đất nước này — tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng và được thượng đế ban cho những quyền căn bản. Chúng ta dễ quên rằng đó là những tư tưởng cực kỳ cấp tiến, và những nguyên lý căn bản mà ta trân quý luôn luôn thách thức các cơ chế bất công dù do cố ý hay mặc nhiên.

Những người hùng xưa nay của nước Mỹ — từ Frederick Douglass đến Harriet Tubman, từ Abraham Lincoln đến Martin Luther King Jr. — đều là những vị anh hùng của sự đoàn kết. Thiên chức của họ không dành cho kẻ yếu tim. Họ có khả năng làm lộ diện sự kỳ thị và bóc lột — những vết nhơ của dân tộc mà đôi khi không dễ cho cộng đồng đa số bình tâm suy xét. Chúng ta chỉ có thể nhìn ra nhu cầu của đất nước qua cặp mắt của người bị đe doạ, áp bức và bỏ rơi.

Giờ đây chúng ta đang đứng trước một câu hỏi lớn. Có rất nhiều người hoài nghi nền công lý của nước Mỹ. Và họ có lý do. Người da đen thấy quyền con người của họ cứ bị vi phạm liên miên, trong khi các cơ quan nhà nước thì phản ứng hết sức chậm chạp hoặc không đi tới đâu.

Ai cũng biết một nền công lý bền vững chỉ đạt được bằng những phương tiện ôn hoà. Hôi của không là giải phóng; tàn phá không phải là tiến bộ. Nhưng ta biết muốn có yên bình dài lâu phải có sự công bằng tương xứng. Chế độ pháp trị cần đặt trên nền tảng của sự bình đẳng và chính danh của nhà cầm quyền; công lý cho tất cả là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Nó sẽ đòi hỏi một nỗ lực bền bỉ, dũng cảm và sáng tạo. Khi ta hiểu được kinh nghiệm sống của người khác, ta sẽ dễ giúp họ hơn. Muốn thương người như thể thương thân ta phải đối xử với người khác bình đẳng. Chúng ta có một con đường tốt hơn — con đường của sự đồng cảm, của giao ước sẻ chia, của hành động can đảm, và của sự bình yên dựa trên công lý. Tôi tin rằng người Mỹ chúng ta sẽ cùng nhau chọn con đường tốt hơn ấy.

***

Bản gốc tiếng Anh

Nguồn: https://edition.cnn.com/2020/06/02/politics/george-w-bush-statement-on-george-floyd/index.html

June 2, 2020

STATEMENT BY PRESIDENT GEORGE W. BUSH

Laura and I are anguished by the brutal suffocation of George Floyd and disturbed by the injustice nd fear that suffocate our country. Yet we have resisted the urge to speak out, because this is not the time for us to lecture. It is time for us to listen. It is time for America to examine our tragic failures – and as we do, we will also see some of our redeeming strengths.

It remains a shocking failure that many African Americans, especially young African American men, are harassed and threatened in their own country. It is a strength when protesters, protected by responsible law enforcement, march for a better future. This tragedy — in a long series of similar tragedies — raises a long overdue question: How do we end systemic racism in our society? The only way to see ourselves in a true light is to listen to the voices of so many who are hurting and grieving. Those who set out to silence those voices do not understand the meaning of America — or how it becomes a better place.

America’s greatest challenge has long been to unite people of very different backgrounds into a single nation of justice and opportunity. The doctrine and habits of racial superiority, which once nearly split our country, still threaten our Union. The answers to American problems are found by living up to American ideals — to the fundamental truth that all human beings are created equal and endowed by God with certain rights. We have often underestimated how radical that quest really is, and how our cherished principles challenge systems of intended or assumed injustice. The heroes of America — from Frederick Douglass, to Harriet Tubman, to Abraham Lincoln, to Martin Luther King,Jr. — are heroes of unity. Their calling has never been for the fainthearted. They often revealed the nation’s disturbing bigotry and exploitation — stains on our character sometimes difficult for the American majority to examine. We can only see the reality of America's need by seeing it through the eyes of the threatened, oppressed, and disenfranchised.

That is exactly where we now stand. Many doubt the justice of our country, and with good reason. Black people see the repeated violation of their rights without an urgent and adequate response from American institutions. We know that lasting justice will only come by peaceful means. Looting is not liberation, and destruction is not progress. But we also know that lasting peace in our communities requires truly equal justice. The rule of law ultimately depends on the fairness and legitimacy of the legal system. And achieving justice for all is the duty of all.

This will require a consistent, courageous, and creative effort. We serve our neighbors best when we try to understand their experience. We love our neighbors as ourselves when we treat them as equals, in both protection and compassion. There is a better way — the way of empathy, and shared commitment, and bold action, and a peace rooted in justice. I am confident that together, Americans will choose the better way.

Round Table, Giao Chi

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us