Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !

-------------oo0oo--------------

Trang Sưu Tầm

Vietlist.us

--------o0o--------

Lịch sử Trung Quốc và các cuộc xâm lăng của các dân tộc du mục phương Bắc.



Lại Nhật Quang.

Lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là khu vực Trung Nguyên, đã hứng chịu nhiều cuộc xâm lăng của các dân tộc du mục phương Bắc và một số tộc người phía Tây Nam. Đất đai các dân tộc phần lớn lạnh lẽo, khô cằn, không thể canh tác hay sinh sống được, nên họ luôn nhắm đến vùng đồng bằng Hoa Hạ màu mỡ, ấm áp hơn. Bằng một cách kỳ diệu nào đó, mà phần lớn những dân tộc này ngày nay đã vĩnh viễn faded trên bản đồ thế giới, họ hòa huyết cùng với người Hán, cải tục theo văn hóa, chữ viết của người Hán, và không còn giữ được văn hóa, bản sắc của dân tộc mình.

1. Người Tiên Ty

Người Tiên Ty xuất hiện trong giai đoạn Ngũ Hồ Loạn Hoa ( thế kỷ 4, thế kỷ 5) bao gồm 4 thị tộc lớn nhất là Đoàn bộ, Vũ Văn bộ, Mộ Dung bộ và Thác Bạt bộ. Nguồn gốc của người Tiên Ty vốn sinh sống ở thảo nguyên Mông Cổ, lợi dụng sự suy yếu của nhà Tấn, sau loạn Bát Vương, họ cùng với 4 tộc Hồ khác tràn xuống phương Nam, gọi chung là Ngũ Hồ. Trong 5 tộc này, tộc Tiên Ty có phần hùng mạnh hơn cả.

Họ Mộ Dung kiến lập nên các vương quốc Yên, nhưng sớm suy yếu vì đấu đá nội tộc và bị họ Thác Bạt tiêu diệt trong trận Tham Hợp Pha năm 385. Sau trận chiến này, tộc Thác Bạt kiến lập vương triều Bắc Ngụy trong hơn 100 năm. Đến khoảng giữa thế kỷ 5, các vị vua này có xu hướng đẩy mạnh Hán hóa, xóa bỏ chữ viết và các tập tục của người Tiên Ty. Điều này, dẫn đến sự bất mãn của tầng lớp quý tộc Tiên Ty, và họ bộc phát thành loạn Lục Trấn, trực tiếp đưa nhà Bắc Ngụy tới chỗ diệt vong.

Đại diện họ Vũ Văn là Vũ Văn Thái, đưa quân về Quan Trung lập ra nhà Tây Ngụy, lại đẩy mạnh Hồ Hán liên hợp đoàn kết chống lại Cao Hoan ở Đông Ngụy. Kết quả là, người Tiên Ty đã hòa huyết lẫn vào người Hán.
Một nhóm thiểu số họ Mộ Dung di cư về phía Tây lập ra nhà nước Thổ Dục Hồn, thuộc khu vực tỉnh Cam Túc, Thanh Hải ngày nay. Thổ Dục Hồn tồn tại đến thế kỷ thứ 7 thì bị Thổ Phồn tiêu diệt. Thổ Phồn sau đó đã được sáp nhập vào Trung Quốc dưới thời Nguyên

2. Người Đột Quyết

Đột Quyết là một sắc tộc thuộc nhóm Turk do họ A Sử Na lãnh đạo, người Đột Quyết ban đầu chịu sự cai trị của người Nhu Nhiên nhưng dần dần mạnh lên khoảng thế kỷ 5, thì nổi dậy tiêu diệt người Nhu Nhiên. Đột Quyết từng nhiều lần tấn công vùng biên cương phía tây bắc của nhà Tùy, nhà Đường, nhưng đã đại bại nhiều lần, thảm hại nhất dưới thời Đường Thái Tông- Lý Thế Dân.

Điểm yếu trong cấu tạo nhà nước của Hãn Quốc Đột Quyết đó là sự liên minh lỏng lẻo giữa các bộ lạc du mục và có thể tan vỡ bất cứ lúc nào, nếu giữa các bộ lạc có tranh chấp về quyền lợi. Lợi dụng điểm này, nhà Tùy và nhà Đường sử dụng nhiều thủ đoạn ly gián, kích động, dẫn đến sự phân liệt của Hãn quốc Đột Quyết là Tây Đột Quyết và Đông Đột Quyết rồi sụp đổ vào thế kỷ 8.

Hậu duệ của người Đột Quyết, là người Uyghur Duy Ngô Nhĩ, từng thành lập đất nước Hồi Cốt, cũng có những xung đột với nhà Đường. Quân Hồi Cốt từng trợ giúp Quách Tử Nghi dẹp loạn An – Sử. Hồi Cốt tồn tại đến khoảng thế kỷ 9 thì bị Kyrgyz xâm lược tiêu diệt, các bộ tộc Duy Ngô Nhĩ tản mát khắp nơi, hòa lẫn vào người Hán và người Khiết Đan. Ngày nay, người Duy Ngô Nhĩ là một sắc dân chủ yếu ở Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. Họ vẫn luôn muốn ly khai thành lập nhà nước riêng nhưng chưa bao giờ thành công

3. Người Khiết Đan

Người Khiết Đan, là hậu duệ của người Tiên Ty, sinh sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. những năm thời kỳ Đường mạt và Ngũ Đại Thập Quốc, người Khiết Đan dần lớn mạnh và kiến quốc Liêu, thông qua Thạch Kính Đường, chiếm luôn 16 châu Yên Vân, vốn là vùng cung cấp ngựa chủ yếu cho các triều đại Tùy Đường trước đây.

Nhà Liêu mạnh lên khi Triệu Khuông Dẫn thống nhất các quốc gia phía nam, lập ra nhà Tống. Tống Thái Tổ và Tống Thái Tông nhiều lần tổ chức bắc phạt những đều bị Liêu đánh cho tan tác. Liêu cũng nhiều lần đem quân tấn công Tống nhưng hai bên đều ở thế giằng co, cuối cùng Liêu ký với Tống hòa ước Thiền Uyên, duy trì cục diện hòa bình hơn 100 năm cho đến khi bị người Nữ Chân tiêu diệt. Một bộ phận thiểu số người Khiết Đan đứng đầu là Gia Luật Đại Thạch di cư về phía Trung Á, lập ra nhà nước Tây Liêu, tồn tại 93 năm thì bị Thành Cát Tư Hãn tiêu diệt, số còn lại bị đồng hóa vào người Nữ Chân và người Hán.

4. Người Nữ Chân

Người Nữ Chân là một sắc dân nhóm Tungus sinh sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, các tỉnh Liêu Ninh, Hắc Long Giang ngày nay. Họ cùng sắc tộc với nhóm người Mạt Hạt từng lập ra nhà nước Bột Hải. Người Nữ Chân luôn phải chịu sự áp bức, kìm kẹp của người Khiết Đan, nên đến thế kỷ 12, thủ lĩnh tộc Nữ Chân là Hoàn Nhan A Cốt Đả, đã nổi dậy tiêu diệt nhà Liêu và đánh đuổi người Khiết Đan, sau đó Hoàn Nhan A Cốt Đả lập ra triều đại nhà Kim, ở phương bắc, tiến quân xuống phía nam tiêu diệt nhà Bắc Tống, gây ra cái gọi là nỗi nhục Tĩnh Khang lớn nhất trong lịch sử.

Nhà Kim sau gần 100 năm tồn tại thì cũng chịu chung số phận như những nước láng giềng, bị Mông Cổ tiêu diệt, các bộ lạc Nữ Chân lại tan rã tản mác. Đến thế kỷ 17, các bộ lạc này lại được thống nhất bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích và bỏ tên Nữ Chân, đổi thành Mãn Châu, người Mãn vượt qua Sơn Hải Quan, tiêu diệt nhà Minh, kiến lập nhà Thanh. Các vua nhà Thanh sau này đã tiếp thu văn hóa Hán, dần dần bỏ chữ viết và các phong tục của người Mãn, kết quả là như hiện tại người Mãn gần như đã bị đồng hóa vào người Hán, không còn tồn tại chữ viết và phong tục riêng nữa

5. Người Mông Cổ

Việc tiêu diệt nhà Tống của Hốt Tất Liệt, về diễn biến có lẽ quá nhiều người rõ nên mình không đề cập nhiều. Điều đáng nói là câu chuyện sau đó xảy ra, người Mông Cổ rút về thảo nguyên và lại tan rã thành nhiều bộ lạc, các bộ lạc này đánh giết lẫn nhau. Cục diện đó kéo dài cho đến khi nhà Thanh xuất hiện, thôn tính nhiều bộ lạc xâm chiếm luôn Mông Cổ. Mặc dù ngày nay dưới sự trợ giúp của Liên Xô, người Mông Cổ cũng kiến lập được một quốc gia cho riêng mình, nhưng dần dà nhiều người Mông đã kết hôn với người Hán dẫn đến sự đồng hóa lớn, và quan trọng nhất là lãnh thổ Nội Mông, một khu vực chứa đựng các di tích lịch sử quan trọng từ thời Nguyên, đã vĩnh viễn nằm lại đất Trung Quốc.

6. Người Tạng

Người Tạng là chủ nhân của nước Thổ Phồn, một quốc gia hưng thịnh ở khu vực dãy Himalaya, vào thế kỷ 7. Thổ Phồn từng nhiều lần xâm lấn và gây chiến với nhà Đường tại khu vực Tứ Xuyên, Thiểm Tây. Trải qua gần 2 thế kỷ phát triển, Thổ Phồn bị phân rã thành nhiều tiểu quốc người Tạng đánh giết lẫn nhau. Đến thời kỳ nhà Bắc Tống, một số tiểu quốc người Tạng cũng tấn công gây hấn ở biên giới phía Tây nhưng không đáng kể. Cục diện nội chiến này kéo dài cho đến khi người Mông Cổ kéo vào Tây Tạng và sau đó là nhà Thanh xâm chiếm. Cho đến hiện nay, Tây Tạng vẫn là một lãnh thổ thuộc Trung Quốc, và người Tạng trở thành một dân tộc thiểu số.

7. Người Đảng Hạng

Người Đảng Hạng là hậu duệ của Thác Bạt bộ Tiên Ty, nên có thể nói họ có thể có quan hệ huyết thống với các quân chủ Thác Bạt nhà Bắc Ngụy. Người Đảng Hạng bắt đầu nổi lên ở khu vực phía tây, và lập quốc Tây Hạ, tại khu tự trị Hồi Ninh Hạ thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay khoảng thế kỷ 11. Tây Hạ nhiều lần đánh bại Tống, cạnh tranh ảnh hưởng với Liêu. Họ tạo ra kiến trúc và văn tự riêng. Bằng những chính sách khôn ngoan, Tây Hạ gần những đứng vững trong các biến động khu vực khi Liêu bị Kim tiêu diệt, Tống bị mất lãnh thổ miền bắc, liên tục bị Kim bức hiếp. Tuy nhiên, khi người Mông Cổ tiến xuống thì Tây Hạ cũng không thoát khỏi cảnh chịu chung số phận của những nước kia. Sau khi Tây Hạ bị tiêu diệt, thì người Đảng Hạng cũng bị đồng hóa lẫn với người Mông Cổ và sau đó là người Hán rồi biến mất khỏi lịch sử.

8. Người Bạch - Di.

Người Bạch Di là chủ nhân của vương quốc Nam Chiếu và vương quốc kế tục Nam Chiếu là Đại Lý. Người Bạch Di lập quốc Nam Chiếu vào năm 738 trên cơ sở thống nhất liên minh của 6 tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tai- Kadai. Lãnh thổ của Nam Chiếu, chủ yếu ở khu vực hai tỉnh Vân Nam- Quý Châu và một phần tỉnh Tứ Xuyên hiện nay.

Nam Chiếu, lợi dung sự suy yếu của nhà Đường sau loạn An- Sử, nhiều lần đem quân tấn công, và tấn công Giao Chỉ, lúc đó đang chịu sự đô hộ cua nhà Đường. Thành quả lớn nhất là vào năm 829, Nam Chiếu đã tiến công và chiếm được Thành Đô, một trọng trấn của nhà Đường ở phía tây.

Nam Chiếu trải qua một thời gian phát triển thì suy yếu và sụp đổ vào năm 902. Tiếp theo đó, là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, cho đến khi Đoàn Tư Bình tiêu diệt các thế lực đối lập và kiến quốc Đại Lý vào năm 937, tuy nhiên phong độ hùng mạnh của Nam Chiếu thuở xưa thì không bao giờ còn. Đại Lý là một nước ở miền biên cảnh, gần như đứng ngoài các cuộc biến động của Trung Nguyên, chủ yếu chỉ giao thương buôn bán trà ngựa với nhà Tống. Đại Lý tồn tại đến năm 1253 thì bị Hốt Tất Liệt tiêu diệt, chịu chung số phận với Kim và Tây Hạ, Thổ Phồn và sau đó là Tống. Về sau các hậu duệ của Đoàn Thị Đại Lý rất trung thành với Mông Cổ ngay cả khi nhà Nguyên đã bị đánh đuổi khỏi Trung Thổ, họ không chịu phục tùng nhà Minh và bị Chu Nguyên Chương cho quân vào đàn áp rồi giao vùng này cho thuộc tướng Mộc Anh và con cháu đời đời cai quản. Người Bạch, người Di đã trở thành dân tộc thiểu số ở TQ từ đó



Kết luận: các ông thất vọng vụ Quang Trung đã từng lên kế hoạch tiến chiếm Lưỡng Quảng nhưng không thực hiện được để làm cái gì? Kịch bản ấy nếu xảy ra thật và thành công thì giờ dân mình nói tiếng Hán hết

Lại Nhật Quang.


+++++++++++++++++

Một số lời bình luận trên Facebook

- Scarlett Love:
Nó to quá ai đi vào là bị nó lấp luôn chứ sao mà lấp đc nó. Với lại văn hóa nó lâu đời, quá khứ nhiều triều đại phát triển rực rỡ, chỉ có bị nó đồng hóa chứ khó mà đồng hóa ngược lại đc.

- Hung Phung:
Lưỡng Quảng gốc là của VN

- Phong Xuân Cáp:
Tôi mà đủ sức mạnh thì cũng chẳng chiếm TQ làm gì nhưng chia nhỏ nó ra thành nhiều quốc gia nhỏ dựa trên những chủng tộc khác nhau của nó thì tốt nhất, tự nó yếu đi là thành công

- Vu Tuyen:
Cứ nói vậy chứ sức đồng hoá của người Việt mình với người Hán lại rất mạnh! Thời Bắc thuộc các triều đại phong kiến Trung Hoa đưa người sang đất Việt ta nhằm đồng hoá dân ta nhưng lại bị đồng hoá ngược đó thôi! Giờ những dòng máu đó lại quý “bạn Tàu” như mẻ!

- Đàm Văn Hoàng:
Thời vua Quang Trung tiến chiếm Lưỡng Quảng thì bên Tàu cực thịch thời Càn Long-Gia khánh. Làm gì đủ tuổi. Nếu vua QT muốn chiếm thì phải thời vận nữa là bên Tàu nó đang lộn xộn như nhiều cuộc khởi nghĩa, tranh giành đấu đá quyền lực tự suy yếu mới có thể làm được như vậy. Giống như tộc Mông Cổ, Mãn châu chiếm TQ vậy.

- Mon Loka:
Theo mình thấy, cũng phải cảm ơn những dân tộc đó đã làm cho người Hán liên tục bận rộn, làm giảm sự tập trung của nhà Hán về phía Nam chúng ta. Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng, ông cha ta hòa nhập chứ không tan ở giai đoạn đó, chúng ta tiếp thu rất từ nền văn hóa Sino nhưng không vẫn "Việt hóa" được. Chưa kể đến, có lẽ chúng ta nhìn về phía Bắc hơi nhiều mà quên mất rằng, văn hóa Indo ở phía Tây và Nam rất mạnh, thậm chí còn sát sườn chúng ta không kém Trung Hoa là nền văn minh trong vỏ bọc một quốc gia.

- Hung Viet:
Thực ra thì không hẳn như tác giả nói. Bởi dân lưỡng Quảng đó cũng phần đông là gốc Bách Việt. Tuy nhiên, lịch sử đã an bài rồi thì tiếc cái chi? Cốt sao Lạc Việt Cường Thịnh!

- Văn Nam Nguyễn:
Hay. Các tộc người đó rất mạnh mẽ, kiêu hãnh, đánh ngang ngữa với tộc Hoa Hạ nhưng cuối cùng cũng bị tộc Hoa Hạ tiêu diệt. Ngẫm lại tộc Việt trường tồn, Hoa Hạ không diệt nỗi. Đúng là:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục bắc nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời dựng nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phiên
Oai linh nước Việt.

- Bùi Huy Thành:
Admin nên viết kỹ chỗ này kẻo nhiều người tin sai: người Tây Tạng có quốc gia riêng của họ, họ có chính quyền được lãnh đạo bởi các đời Dalai Lama và hội đồng Kashag. Trước khi nhà Thanh sụp đổ thì Tây Tạng nằm dưới sự bảo hộ của nhà Thanh nhưng vẫn độc lập, sau khi nhà Thanh sụp đổ thì Tây Tạng vẫn độc lập. Và người TQ đã xâm chiếm nó với lý do "giải phóng Tây Tạng" năm 1959, đẩy chính quyền của người Tạng đi lưu vong tại Ấn Độ. Sau sự kiện Hiệp ước 17 điểm lừa đảo thì TQ đơn phương tuyên bố Tây Tạng thuộc lãnh thổ TQ.

- Giang Nguyen:
Không có chuyện người Việt bị đồng hóa đâu, mà ngược lại văn hóa Việt có tính bao quát hơn cả Hán. Hay nói đúng hơn chính là Hán Plus, cộng thêm nhiều nền văn hóa nữa mới thành Việt. Bằng chứng là người Hán sau khi xuống phía Nam còn bị đồng hóa ngược nữa.

- Muoi Bon:
Người Việt Và nhiều Nước Đông Á phải nhớ ơn Nước Pháp và Các nước Phương Tây. Nhờ họ đánh Thắng Nhà Thanh mà các Chư hầu của Nhà Thanh mới có cơ hội Thoát Trung giành độc lập. Nếu không có người Tây Ban Nha, thì Ngày này Người Việt là một Tộc người thiếu số của Trung Quốc, dóc tóc trọc đầu mặc váy như người Thanh.

- Vu Bao Anh:
Mọi người cứ nghĩ văn hóa Hán đồng hóa, tuy nhiên thực tế là hai bên giao hòa lẫn nhau, và đương nhiên nó sẽ không giống văn hóa gốc của tộc người xâm lược, nhưng cũng không phải văn hóa của người Hán trước khi bị xâm lược.

LNQ

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us