Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !

-------------oo0oo--------------

Trang Sưu Tầm

Vietlist.us

--------o0o--------

Chuyến tàu “283+2"

Tám Vạn

Vietlist.us


Tháng tư năm 1982, sau đợt cứu vớt người vượt biển, như đã hẹn từ trước, con tàu Cap Anamur quay về đảo Palawan, Phi-Luật-Tân. Lần đó, ông Wangnick - vị thuyền trưởng gặp ít nhiều trở ngại, vì trại đã quá đông thuyền nhân. Nhưng cuối cùng, chính quyền sở tại vẫn cho phép số người của năm chiếc ghe được vớt đầu tiên và một số hoàn cảnh đặc biệt như già yếu, bệnh tật và trẻ nhỏ được lên đảo và nhập trại. Sau đó, ông cho tàu rời bến để có thể tiếp tục cuộc hành trình. Thời tiết lúc ấy sóng yên biển lặng nên số người vượt biển gia tăng và cũng được cứu nguy kịp thời. Tổng cộng số người còn lại trên tàu và số người mới được cứu vớt thêm là 283 người !

Khi trở lại Palawan lần thứ hai, ông phải đối phó với cái khó khăn còn nan giải hơn lần trước nữa. Chính quyền nơi đó không cho thuyền nhân nhập trại vì họ chưa nhận được tiền từ Cao Ủy Tị Nạn. Sau cuộc thương thuyết không mang lại kết quả khả quan nào, tàu âm thầm nhổ neo và chuyển hướng Singapore. Khi đến nơi, thuyền nhân cũng không được phép lên bờ vì trại không còn chỗ. Ông Wangnick phải đích thân bay từ Singapore về Tây-Đức để xin phép chính quyền bên ấy. Một tuần sau, ông quay trở lại cũng là lúc tàu âm thầm rời hải cảng Singapore.

Sau ba ngày đêm rong ruổi, ông mới thông báo cho các thuyền nhân được biết :
- Chúng ta đang trên đường về Tây-Đức. Như mọi người đã thấy, không còn một trại tị nạn Đông-Nam-Á nào chịu nhận thêm thuyền nhân Việt-Nam nữa. Đây là giải pháp cuối cùng của tôi sau khi đã bàn bạc với các y bác sĩ cũng như sau khi xin được sự đồng ý cho nhập cư từ chính quyền bên Tây-Đức !

Dù gió yên, biển lặng nhưng bầu không khí trên tàu bắt đầu “nổi sóng”. Rất nhiều các thuyền nhân đã lớn tiếng và nặng lời chê trách :

- Chúng tôi không muốn đi Tây-Đức, chúng tôi chỉ muốn đi Mỹ !

- Chúng tôi thà chết chứ không đi Tây-Đức !

- Hãy thả chúng tôi xuống một hòn đảo nào đó trong vùng Đông-Nam-Á hay một hoang đảo để chúng tôi được đi Mỹ !

Họ là những sĩ quan trong chính phủ VNCH, họ là vị bác sĩ thuyền nhân tự nguyện làm thông dịch trên tàu, họ đã từng có thời gian đi du học trên xứ người. Họ dùng Anh ngữ cũng như Pháp ngữ để “chất vấn” vị thuyền trưởng và phái đoàn y bác sĩ với thái độ thiếu lịch sự và những ngôn từ kém nhã nhặn. Những người không biết sinh ngữ cũng hăm hở góp lời và la ó bằng tiếng Việt để hòa chung với các vị kia :

- Hãy dừng tàu lại cho chúng tôi nhảy xuống !

Trước đó không bao lâu, họ mới vừa được cứu vớt từ cõi chết và giờ đây, họ quay lại đay nghiến và khó dễ những ân nhân của mình. Tôi bùi ngùi nhớ đến câu ngạn ngữ đã được học từ lớp vỡ lòng : “cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán” !

Hơn 30 năm đã trôi qua, nhưng trong tôi vẫn chưa hề quên được đôi mắt đỏ ngầu của vị thuyền trưởng cũng như gương mặt buồn bã và thất vọng tột cùng của phái đoàn y bác sĩ và thủy thủ trên tàu ngày ấy ! Một vị đại diện trong họ đã ôn tồn nói :

- Chúng tôi đã cứu vớt được hằng trăm chiếc ghe vượt biển từ Việt-Nam. Chúng tôi đã giành lại trong tay thần chết chín, mười ngàn sinh mạng, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp phải hoàn cảnh không hay này ! Theo luật hàng hải quốc tế cũng như tình đồng loại, chúng tôi không thể nào trả quý vị về một đảo hoang nào đó, sau khi đã khó công cứu được quý vị thoát khỏi ranh giới giữa hai bờ sanh tử. Chúng tôi không làm được như vậy, mong quý vị hiểu và thông cảm cho. Khó khăn lắm ngài thuyền trưởng mới xin được chính quyền bên ấy cho phép đưa một lượt mấy trăm người về Tây-Đức !

Dọc đường, hai em bé sơ sinh được chào đời khỏe mạnh trong sự ân cần chăm sóc của các y bác sĩ trên tàu. Sỉ số thuyền nhân tăng lên 285 người. Lúc đi ngang kinh đào Suez chúng tôi không được phép ở trên boong vì nơi đó đang xảy ra “chiến tranh vùng vịnh”. Nằm dưới sàn tàu mà tôi hồi tưởng lại những giờ học Địa Lý năm xưa. Tôi cũng không ngờ được rằng trong cuộc đời mình lại có cơ hội đi đến chốn này, giống như một giấc mơ bước ra từ trong sách vở nhà trường. Ngày xưa, tôi chỉ có thể tưởng tượng nơi này qua tấm bản đồ thế giới treo trong lớp học cũng như qua những lời giảng dạy của các thầy cô. Ngày nay, tôi được hồi sinh từ lòng nhân đạo của hội Cap Anamur, vị thuyền trưởng bác ái, phái đoàn y bác sĩ tận tâm, đội ngũ thủy thủ giàu kinh nghiệm cũng như tấm lòng bác ái của nước Tây-Đức và các nước phương Tây.

Trên đường từ hải cảng Singapore về Tây-Đức, chúng tôi lênh đênh trên biển đúng một tháng trời. Tháng 7 năm 1982, tàu cập bến cảng Hamburg. 285 người được chia đều ra trên 12 tiểu bang nước Tây Đức. (*)

Đó cũng là chuyến ra khơi cuối cùng của con tàu Cap Anamur I (**)

Bốn mươi năm lặng lẽ trôi nhanh, tóc tôi đã phôi phai màu sương khói. Con cái tôi đã học hành thành tài và trở thành người hữu ích trong xã hội. Tôi mang ơn đất nước này đã cho gia đình tôi một cuộc sống tự do, hạnh phúc. Tôi nhớ đến mấy tháng trời tạm dung trên chiếc tàu cứu mạng Cap Anamur. Tôi nhớ lắm những chuyện vui buồn, cười ra nước mắt, giống như chỉ mới hôm qua, như chỉ mới hôm nào. Tôi bùi ngùi nhớ đến vị thuyền trưởng tốt bụng năm xưa - cho dù ông đã đi xa lắm rồi, cũng như phái đoàn y bác sĩ ngày ấy đã cứu vớt và hết lòng chăm sóc chúng tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần cũng như bàn tay bọn hải tặc tàn hung. Tôi biết, dù có dùng lời lẽ hoa mỹ nào tôi cũng không thể nói hết tấm lòng biết ơn vô hạn này. Trong cuộc sống, tôi chỉ biết cố gắng để làm người tử tế, giống như ngày ra đi, ba tôi đã bảo :

- Dù đi đến đâu, con cũng phải ráng sống cho tử tế !

TV, 2022 (28.05.2018)
Phụ chú :
1. Vì phải tiếp nhận 285 người một lúc nên chính phủ Đức đã hoãn lại những chuyến định cư của tất cả các thuyền nhân đã được tàu Cap Anamur cứu vớt trước đó và đang lưu trú nơi trại tạm cư Palawan và Bataan. Họ phải chờ từ 14 đến 18 tháng mới đến lượt lên đường đi Tây Đức !
2. Sau đó ít lâu, tàu Cap Anamur II được ra đời và hoạt động trong một thời gian khá ngắn ngủi ..

SJ-05/27/2022/From FB Nga Nguyen-Phuoc

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us