Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Sưu Tầm
--------o0o--------
THỦ ĐOẠN GIAN THƯƠNG CỦA TRUNG CỘNG.
Với hơn 1.3 tỉ người tiêu thụ, trữ tệ suýt soát 4,000 tỉ USD nên TC vừa đóng vai trò Thượng đế mua sắm, vừa làm “công xưởng thế giới”.
Trên phương diện kinh tế, TC có ảnh hưởng rất lớn trong môi trường toàn-cầu-hoá. Nhưng, CS Bắc Kinh trở thành mối lo trên thế giới qua các thủ đoạn gian thương hợp pháp cũng như bất-hợp-pháp.
Nhiều quốc gia, công ty trên thế giới phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi thiết lập mối quan hệ kinh tế với TC.
Trong cuộc thăm dò dư luận của Tổ chức PEW năm 2013, đã ghi nhận dân chúng của 26/38 quốc gia được khảo sát trên thế giới không thích cách làm ăn của TC, vì CS Bắc Kinh đã không tôn trọng lợi ích của đối tác.
Đơn cử người dân trong 17 nước không xem TC như đối tác đáng tin cậy với tỉ lệ từ 62 đến 89%. Tuy là đối tác thương mại lớn nhất của Ba Tây, mà cũng chỉ có 49% dân chúng thích kiểu làm ăn của người TC.
PEW cũng ghi nhận 56% dân chúng Hoa Lục muốn đất nước sẽ được tôn trọng hơn, nhưng, hình ảnh ngày càng xấu hơn với cách làm ăn thiếu minh bạch kiểu TC.
Chính sách ngoại thương của TC nhằm thống trị thế giới, nên phải hạ gục đối tác qua hai thủ đoạn; buôn bán hàng hoá, và thầu công trình tại các quốc gia khác.
Không phải vô tình, hoặc do cá nhân gian thương chủ động, mà nằm trong một kế hoạch đen tối của CS Bắc Kinh được nghiên cứu chu đáo, và thực hiện lớp lang để tạo ra các “cơn sốt mơ hồ”, không hẹn trước.
Một số quốc gia bạn hàng của TC như CS Việt Nam thỉnh thoảng lại lên cơn sốt về một số sản phẩm nào đó, đột nhiên tăng vọt về nhu cầu và giá cả ngoài sức tưởng tượng.
Thương lái tìm mua lá mãng cầu non, râu bắp non, móng trâu, đỉa, khoai lang … với giá cao mà chẳng ai biết để làm gì. Thậm chí, giới Chuyên gia Kinh tế, Kỹ thuật, Y học cũng mù tịt nốt.
Cây trồng không cần trái, nên thị trường thiếu lương thực, trâu bị giết lấy gì cày ruộng, nên phải mua máy cày của TC, trong khi thương lái đặt hàng biến mất, kế hoạch kinh tế to tát bị phá vỡ, nguy cơ vi phạm hợp đồng cao, mất sức hấp dẫn đối với giới đầu tư nước ngoài.
Sở dĩ, kế hoạch của TC thành công nhờ vào tính hám lợi của dân chúng sở tại, luật pháp lỏng lẻo, tham nhũng tiếp tay.
CS Bắc Kinh giải quyết vấn đề gì cũng theo 3 giai đoạn: Tuyên bố ý định, thiết kế chính sách, thực hiện chính sách, mà quan trọng nhất nằm vào giai đoạn sau cùng.
TC không sử dụng nguồn lực kinh tế dồi dào, mà lấy tiền của đối tác để trừng phạt các nền kinh tế nhỏ.
Thương gia TC đóng vai người bán lẫn mua rất dễ dãi, để đưa ra các đơn đặt hàng đồ sộ, không tiêu chuẩn kỹ thuật, không giám sát công việc chế tạo của đối tác, dĩ nhiên kẻ nhận đơn rất hài lòng.
Nhưng, lưỡi gươm Damocles treo lơ lững trên đầu đối tác vào giai đoạn cuối do thủ thuật đặt, và nhận hàng lắc léo của thương nhân TC.
Chủ hàng TC đưa thời hạn giao hàng cho 3 đối tác A, B, C mà người được đặt hàng sau (C) phải giao trước tiên. Sự thúc bách buộc C phải mua của B với giá cao. B lại rơi vào trường hợp C. Tức là các đối tác phải tự giết nhau trước khi bị chủ hàng TC cho phát súng ân huệ. Vì thế, nước nào làm ăn với TC đều bị nhập siêu.
Thương gia TC còn dùng chiêu mua bán nhặm lẹ, dễ dàng khiến cho đối tác chết không kịp ngáp luôn.
Khi đặt hàng, họ không đòi hỏi chi tiết kỹ thuật mà chấp nhận mẫu mã do đối tác đưa ra. Đơn hàng thứ nhất thông qua trót lọt, dễ dàng. Đơn hàng tiếp theo với số lượng lớn ngoài sức tưởng tượng. Khi hoàn tất để giao, nhà sản xuất mới biết đá biết vàng.
Không có tiêu chuẩn kỹ thuật để đối chiếu buộc các vị “Thượng đế” chỉ kiểm nghiệm bằng mắt, và tay, nên muốn bắt bẻ thế nào cũng được. Nhà sản xuất sửa lại cũng chết mà bán rẻ cũng tiêu tùng luôn.
Nhật Bản sau 7 năm nỗ lực vận động, mà gói thầu xây dựng đường sắt cao tốc tại Indonesia lại lọt vào tay TC.
Một thương vụ về mặt lý thuyết lẫn thực tế đều lấy yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm làm yếu tố quyết định.
Nhưng, TC lấy giá cả quyết định cho thương vụ nên hể đấu thầu là thắng.
Tổng thống Joko Widodo chấp thuận nhà thầu TC, vì cách tiếp cận “doanh nghiệp với doanh nghiệp” thay vì “chính phủ với chính phủ” kiểu Nhật.
Hơn nữa, TC sẽ cắt giảm chi phí 40% cho loại xe tốc độ từ 200-250 km/h so với đề nghị 300 km/h của Nhật Bản. CS Bắc Kinh cam kết cấp 75% vốn vay giá rẻ cho dự án thông qua Ngân hàng Phát triển TC.
Dự án này trị giá 5.5 tỉ USD nối thủ đô Jakarta với thành phố Bandung, dài 150 km, đã động thổ hôm 21-01-2016. Nhưng, chỉ 5 ngày sau Chính phủ Indonesia tuyên bố dừng dự án, vì liên quan đến việc lấy đất của Bộ Quốc phòng xây nhà ga có thể ảnh hưởng tới các căn cứ quân sự. Bộ Giao thông Vận tải chưa trao giấy phép xây dựng cho nhà thầu, vì còn nhiều thủ tục chưa hoàn tất.
TC thường bỏ thầu thấp nhất, thậm chí còn thấp hơn giá thành tối thiểu nữa.
Nhưng, khi bắt đầu khai triển, nhà thầu TC đặt nhà đầu tư vào vị thế từ thua tới thua. Hoặc phải tăng chi phí đầu tư để hoàn tất công trình. Hoặc chấm dứt công trình, ngừng thực hiện hợp đồng. Ảnh hưởng tới quốc kế dân sinh, giảm nhịp độ phát triển kinh tế.
Hàng loạt các công trình do nhà thầu TC thực hiện tại Việt Nam CS, đều đội vốn rất nhiều so với giá đặt thầu chưa kể chất lượng, và tuổi thọ công trình vô cùng tốn kém.
Chính sách kinh tế của TC không bó gọn trong lợi nhuận, mà còn thực hiện mưu đồ thống trị toàn cầu nữa. Giới kinh doanh và thương gia TC áp dụng thủ thuật khiến đối thủ ngã ngựa, còn đối tác tự nguyện chui vào rọ, mà vẫn vui mừng, hớn hở luôn.
Đại-Dương ./.
(Email from reader)
-------oo0oo-------