Cộng sản chiếm đất nước Việt Nam, đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam không phải do cộng sản mạnh mà do dân chưa thấu hiểu được hiểm họa cộng sản !
-------------oo0oo--------------
Trang Sưu Tầm
--------o0o--------
Có ai khốn khổ như tôi không?
Đó là tiếng kêu ai oán của ông Huỳnh Văn Nén, một công dân Việt Nam bị tù oan 17 năm 5 tháng 5 ngày. Vụ án này đang được dư luận tại VN đặc biệt chú ý, hầu hết các trang báo in, báo mạng đều nhất loạt lên tiếng về vụ án oan thuộc loại tồi tệ nhất thế kỷ này. Còn người dân lương thiện ba cọc ba đồng, trên không chằng dưới không rễ, nhất là ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh, lo ngại cho thân phận mình trong cái thời buổi luật pháp bất minh, lòng tham không đáy, sự vô lương tâm của những nơi được gọi là cơ quan chức năng, cơ quan xử án và những anh điều tra viên dùng mọi loại nhục hình để bắt ép người dân lương thiện phải nhận tội, dù là những tôi rất nặng có thể dẫn tới tử hình.
Vụ án có quá nhiều tình tiết nên tôi tóm tắt lại để bạn đọc tiện theo dõi.
Tại sao ông Huỳnh Văn Nén bị kết tội giết người
Ông Huỳnh Văn Nén đã phải khai nhận mình giết bà Lê Thị Bông vì bị điều tra viên mớm cung, nhục hình trong khi công an không tìm được chứng cứ nào khác cho thấy ông giết người.
Ông Phạm Thật - Phó giám đốc cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận khẳng định sau khi điều tra lại, công an đã kết luận không đủ cơ sở buộc tội ông Nén trong vụ án mạng này. Sáng 28/11 vừa qua, sau khi đọc quyết định đình chỉ điều tra ông Huỳnh Văn Nén, ông Phạm Thật cũng trao kết luận do chính ông ký ngày 27/11 về vụ án giết bà Lê Thị Bông mà ông Nén bị buộc tội giết người, cướp tài sản.
Nhận tội vì bị mớm cung, nhục hình
Trong kết luận này là trong thời gian điều tra lại, ông Nén khai bị điều tra viên Cao Văn Hùng mớm cung, dùng nhục hình nên mới khai nhận giết bà Bông, thực sự ông Nén không giết người phụ nữ và cũng không biết gì về vụ án mạng này.
Theo kết luận điều tra, giữa lời khai nhận tội của ông Nén và các tình tiết trong vụ án có nhiều mâu thuẫn. Vị trí giết bà Bông ông Nén khai không thống nhất, cách thức giết bà Bông có nhiều điểm mâu thuẫn. Cơ quan công an đã điều tra có tình tiết khác về lời khai của nhân chứng, việc tự khai thời gian của ông Nén trước, trong và sau khi giết bà Bông cũng có nhiều mâu thuẫn.
Khi điều tra lại, ông Nén khai bị mớm cung, bức cung nên không thể điều tra để làm rõ những mâu thuẫn trên.
Bị khởi tố từ tháng 5/1998 đến nay, ông Nén đã bị tạm giam hơn 17 năm. Ngày 23/10 ông được Viện KSND tỉnh Bình Thuận cho tại ngoại và đến ngày 28/11, ông chính thức nhận được quyết định đình chỉ điều tra.
Trước đó, ông Nguyễn Phúc Thành (người dân tại huyện Hàm Tân) đã có đơn tố cáo nhân vật Nguyễn Thọ (bạn của ông Thành) là thủ phạm giết bà Bông chứ không phải ông Huỳnh Văn Nén giết.
Vì sao anh Thành biết tên giết bà Bông chứ không phải ông Nén?
Một chi tiết khác khá thú vị là vì tình cờ nên anh Thành mới biết được sự thật, đó là do chính thủ phạm giết bà Bông nói chuyện với anh. Đêm 23/4/1998 bà Bông bị giết, thì sáng 24/4 Thọ và Việt ở nhà kế bên nói chuyện với anh Thành đã giết bà Bông. Chẳng may vào năm 2000 anh Thành lại vướng vào tội “gây rối trật tự công cộng” bị 18 tháng tù ở trại giam Sông Cái.
Anh Nguyễn Phúc Thành người đã gửi đơn minh oan cho ông Nén
Trong khi ở tù anh đã làm đơn kể rõ vụ này nhưng bị anh cán bộ tên Cao Văn Hùng, đập bàn quát mắng không cho anh chuyển đơn. Nhưng anh vẫn gửi được lá đơn đó cho mẹ anh khi đến “thăm nuôi”, mang về cho gia đình ông Nén. Sau khi hết hạn tù, anh lại tiếp tục làm đơn kêu oan cho ông Nén. Như vậy là thủ phạm giết bà Bông chính là Thọ và đã ra thú tội nhờ anh Thành tố cáo.
Nghi can Nguyễn Thọ vừa đầu thú hành vi giết bà Bông sau 17 năm lẩn trốn
Chính nhờ là đơn tố cáo này của ông Thành là nguyên nhân chính dẫn đến việc Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao kháng nghị hủy án để điều tra! Nếu không nhờ lá đơn đó chưa biết ông Nén sẽ còn nằm trong tù bao lâu nữa.
Hơn 70 tuổi, ông Truyện bắt đầu bôn ba đi kêu oan cho con.
Khi con được minh oan, ông đã gần 90 tuổi.
Năm 1998, ông Huỳnh Văn Nén bị bắt vì bị nghi giết bà Lê Thị Bông, con ông là anh Huỳnh Thành Phát mới 3 tuổi, con lớn thứ hai là Huỳnh Thành Lượng mới 7 tuổi, anh đầu Huỳnh Thành Công 9 tuổi. Vợ ông Nén là bà Nguyễn Thị Cẩm cũng bị khởi tố với tội danh “giết người” trong vụ án vườn điều, không nuôi nổi ba đứa con trong khi bà ngoại và hầu hết cô, cậu, dì ruột của họ cũng bị bắt giam.
Án oan chồng án oan
Ông Nén cũng đã từng bị ngồi tù oan trong vụ án một vụ án trước đó. Ông Nén cũng bị tù oan vì tội giết chị Nguyễn Thị Hoan (ở tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) trong vụ án xảy ra ngày 15 tháng 8 năm 2003. Trong vụ án này, ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị kết án oan sai và ngồi tù 10 năm. Dư luận đã từng bùng lên sau vụ án oan này.
Lý Nguyễn Chung được xác định là hung thủ sát hại chị Nguyễn Thị Hoan .Sau đó cả hai ông Nguyện Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén được chứng minh là oan. Nhưng khi ông Chấn được bồi thường thì ông Nén lại bị bắt oan vì tội giết bà Bông nên vẫn chưa được bồi thường. Như thế là chỉ trong một thời gian ngắn người dân lương thiện đã bị tới hai vụ án oan. Thử hỏi người dân nào không khiếp sợ. Không biết trên thế giới này có mấy ai vô phúc bị bắt giam oan liên tiếp hai lần không và mỗi lần thời gian ngồi tù dài đằng đẵng hơn mười năm?! Cho nên gọi ông nén là “người tù xuyên thế kỷ”.
Nỗi lòng “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén
Sau khi được thả, ông Huỳnh Văn Nén tâm sự với báo Tuổi Trẻ chiều 30-11:
"Cuộc đời của tôi bị chôn vùi vì lỗi của cơ quan tố tụng. Sau gần 20 năm trong tù, giờ được ra ngoài thấy cái gì cũng lạ, kể cả chiếc điện thoại di động” và "Tôi luôn có niềm tin mình sẽ được minh oan". Ông kể về thời gian bị tù:
"Trong thời gian điều tra, tôi bị công an đánh, ép ký vào 3, 4 văn bản trắng. Vì quá đau đớn, tôi buộc phải nhận tội chứ tôi không giết bà Bông, thậm chí sau khi xảy ra vụ án tôi còn giúp gia đình nạn nhân làm ma chay".
Ông Huỳnh Văn Nén tại phiên tòa ngày 31-8-2000
Ông Nén cho biết, tại các phiên tòa xét xử, ông đều khai mình bị ép cung, nhục hình. Thậm chí, tại một số phiên tòa, để chứng minh cho lời nói của mình, ông còn cởi áo giữa chốn công đường để mọi người nhìn thấy các thương tích do bị điều tra viên đánh đập gây ra. Tuy nhiên, tòa án vẫn cho rằng ông có tội và kết án chung thân. Ông Nén vẫn cương quyết: "Nếu tôi gục ngã giữa đường thì phải chịu, nhưng ngày nào tôi còn sống, thì ngày đó tôi còn kêu oan". Người mẹ mất trong thời gian ông Nén ở tù. Vì lo cho ông nên gia đình giấu, mãi sau này người bị tù oan này mới biết.
Sau 17 năm chờ đợi, ngày 28/11 vừa qua, Công an tỉnh Bình Thuận đã công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can với ông Nén.
Ông Huỳnh Văn Nén vừa được tại ngoại trong vòng tay của người thân
Vui mừng sau khi được trả tự do, ông Nén có những mong ước rất đời thường như sửa lại căn nhà dột nát; bù đắp lại cho vợ con những tháng này khổ cực vì ông bị tù oan. Từ khi được về nhà, hàng ngày ông Nén thức dậy từ 3 giờ sáng, phụ vợ đem đồ ăn ra chợ bán.
Bây giờ sáng sớm ông Nén phụ giúp vợ dọn hàng bán đồ ăn sáng
Ra khỏi trại giam, mắt ông chỉ còn thấy mờ mờ và được một bệnh viện ở TP Sài Gòn mổ miễn phí. Ông Nén cũng mong muốn những điều tra viên năm xưa gây ra oan sai sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật ông nói: "Cuộc đời của một công dân đã bị chôn vùi trong tù tội vì lỗi của những cán bộ tố tụng. Sự việc đã trải qua nhiều năm rồi, nếu gặp lại những người đã ép cung năm xưa thì tôi vẫn bắt tay vì dù sao họ đã sai và tôi đã được minh oan".
Những ai nhúng tay vào vụ xử tù oan ông Nén?
Vậy ai đã trực tiếp và cả gián tiếp gây nên nỗi oan sai khủng khiếp cho công dân lương thiện Huỳnh Văn Nén.
Theo báo Tiền Phong, bài “Những ai tham gia điều tra, truy tố, xét xử ông Huỳnh Văn Nén?” Điều tra viên chính vụ án Huỳnh Văn Nén là nguyên đại úy Cao Văn Hùng (cũng là điều tra viên chính “vụ án vườn điều”), được khen thưởng do thành tích trong hai vụ án này.
Ngoài ra còn nhiều vị quan chức trong cơ quan cảnh sát, viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên, người ký cáo trạng, người giữ quyền công tố, người phúc cung, thẩm phán người chủ tọa phiên tòa.
Trong số họ có người đã từng được khen thưởng, có người chuyển ngành, có người nghỉ hưu và có người vẫn đang “yên vị” tại cơ quan tư pháp nhà nước.
Tóm lại cho đến thời điểm này, chưa ai… làm sao cả và chẳng biết rồi đây có ai “làm sao” không? Chỉ biết ông Nén đã chịu oan khuất gần 2 thập kỷ sống trong tù đày, “bức cung tra tấn” như lời ông nói.
Xin lỗi công khai
Sáng 3/12, tại UBND thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Thuận tổ chức buổi xin lỗi công khai cho "người tù lịch sử" Huỳnh Văn Nén. Có mặt tại buổi xin lỗi còn có đại diện Công an tỉnh Bình Thuận, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, cùng các quan chức địa phương và đông đảo người dân.
Bà Trần Thị Kim Hương, Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận đọc lời xin lỗi gửi đến ông Nén và gia đình
Tại buổi lễ, bà Trần Thị Kim Hương - thẩm phán, đại diện cho TAND tỉnh Bình Thuận thừa nhận những sai lầm của cơ quan tố tụng dẫn đến oan sai cho ông Nén.
Bà nói:
"Chúng tôi thừa nhận sai sót dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này, thừa nhận khuyết điểm và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định pháp luật... Chúng tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc và hứa sẽ không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để trong thời gian tới không còn một người nào, một gia đình nào phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi do bị điều tra, truy tố và xét xử, kết án oan".
Ông Nén chụp ảnh kỷ niệm cùng những luật sư đồng hành hơn 10 năm đòi lại công lý cho ông.
Về vấn đề bồi thường, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục thương lượng với ông Huỳnh Văn Nén cùng gia đình, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết bồi thường cho ông Nén theo đúng quy định của pháp luật trong thời gian tới.
Dư luận đòi hỏi gì?
Để thạm thời kết luận cho vụ án đấy phức tạp này, mời bạn đọc xem một vài dư luận trong hàng ngàn ý kiến đồng tình của người dân.
- Bạn Quang Vinh viết: “Chỉ vì thói háo danh, bệnh thành tích mà đẩy một người vô tội vào cảnh tù đày, nên buộc những người làm sai bỏ tiền ra bồi thường cho ông Nén.
- Bạn Lò A Say viết: “Thế là từ một người vô can trở thành kẻ giết người 2 lần và cả họ hàng cũng bị tội oan, vụ này thực tế còn kinh khủng hơn vụ ông Chấn cả số người bị oan, thời gian bị tù oan và có bằng chứng tố cáo kẻ giết người từ rất sớm nhưng cố tình bưng bít. Có phải do những kẻ gây oan sai kia đã leo cao!?”.
- Minh Quân cán bộ gây ra oan sai giờ họ làm gì, chắc họ đã quyền cao vọng trọng rồi, sao không xét xử họ. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn chưa thấy đưa tin chi tiết về những cán bộ liên quan đến oan sai xử lý như thế nào. Cũng phải đưa họ ra xét xử mới bảo đảm công bằng”.
Tóm lại người dân đòi hỏi những người gây ra án oan sai kia phải bồi thường cho nạn nhân không phải chỉ xin lỗi là xong và thật ra có đền bù bao nhiêu cũng không đủ cho nỗi đau tận cùng của cả gia đình ông Nén. Người dân đồng tình không thể lấy tiền của dân đền cho tội lỗi của những ông quan to áo dài.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
* Trang bài viết của Nhà văn Văn Quang
Cuộc đời đầy bi kịch của Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc
Cập nhật lúc: 11:39 14/12/2015
Trang chủ
>
Khám phá
(Khám phá) - Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân, Dương Quý Phi đều có một kết cục bi kịch giống nhau.
Vua Càn Long yêu thương ai nhất?
Bí ẩn thay đổi lịch sử: Càn Long chính là con ruột của Khang Hy?
Sự thật về thân thế của vua Càn Long
Trong lịch sử Trung Hoa, có 4 người con gái được mệnh danh là “Tứ đại mỹ nhân” - có vẻ đẹp sắc nước hương trời, làm khuynh đảo cả một đất nước và làm thay đổi lịch sử. Họ chính là: Tây Thi - vẻ đẹp “trầm ngư” (Cá chìm sâu dưới nước), Vương Chiêu Quân - vẻ đẹp “lạc nhạn” (Chim nhạn sa xuống đất), Điêu Thuyền - vẻ “bế nguyệt” (Mặt trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi), Dương Quý Phi - vẻ “tu hoa” (Hoa cũng phải e thẹn, xấu hổ). Tuy nhiên, số phận của họ đều kết thúc không có hậu hoặc vẫn còn là bí ẩn đối với lịch sử.
Tây Thi – món hàng hối lộ hòng thoát thân
Tây Thi, tên thật là Thi Di Quang, con gái của một tiều phu. Nàng xinh đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Truyện kể rằng, khi nàng giặt quần áo bên bờ suối, bóng nàng in xuống nước làm cá say mê quên cả bơi, từ từ lặn xuống sông. Vì thế, người ta gọi nàng là “Tây Thi trầm ngư”. Sắc đẹp của nàng chính là nguyên nhân dẫn tới việc vua Phù Sai của nước Ngô chìm đắm trong sa hoa, hưởng lạc, bỏ bê triều chính. Trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một "yêu nữ" khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt (một nước chư hầu đời nhà Chu - Trung Quốc) , nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc.
Ô Tĩnh Tĩnh thủ vai Tây Thi trong phim "Tây Thi mật sử"
Tây Thi có yêu nước đến đâu, trung thành đến đâu, chẳng qua cũng chỉ là một quân cờ trong tay Câu Tiễn, bị hắn lợi dụng để hoàn thành bá nghiệp diệt Ngô của hắn.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Tây Thi đã “bốc hơi” một cách không sáng rõ. Trong một xã hội mà kẻ ngụy quân tử làm chúa tể, Tây Thi không chỉ là vật phẩm “gá tình” mà còn là vật hi sinh của thời đại.
Vương Chiêu Quân – món hàng đổi lấy “hòa bình”
Chiêu Quân có sắc đẹp được ví là "lạc nhạn" (Chim nhạn sa xuống đất), câu chuyện về nàng trở thành một đề tài sáng tác phổ biến của thi ca, nghệ thuật. Nàng đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô. Nhờ tiếng đàn tuyệt diệu, Chiêu Quân đã khiến cho Hoàng hậu thấu rõ oan tình và dàn xếp cho gặp Hán vương, cuối cùng nàng được phong làm Tây Cung.
Vương Chiêu Quân do Dương Mịch thủ vai
Nhưng sau đó, để cứu nguy cho nước nhà, Chiêu Quân đã bị cống nạp cho Hung Nô. Trong nỗi niềm thương nước nhớ nhà, giận kẻ gian thần, nàng lao mình xuống sông Hắc Thủy. Cái chết của nàng khiến cho mọi người, kể cả Phiên chúa (vua Hung Nô), ngậm ngùi thương tiếc.
Người đời sau miêu tả nàng là nữ anh hùng yêu nước nhưng không biết trong chuyện này đã chôn giấu một nỗi nhục nhã như thế nào!
Ai cũng biết, trận chiến nổi tiếng ở thành Troy nổ ra là do đàn ông Hy Lạp muốn cướp lại người phụ nữ của đất nước mình, hơn nữa cuộc chiến này kéo dài tới tận 10 năm. Trong văn hóa phương Tây, bảo vệ phụ nữ của dân tộc mình là tất cả, là lý do của chiến tranh, phía sau người phụ nữ chính là sự tôn nghiêm của đấng nam nhi của đất nước này. Nếu đem ra so sánh, phía sau nàng Chiêu Quân, chính là sự đổi chác, là sự hèn yếu của đàn ông.
Điêu Thuyền – vâng mệnh quyến rũ hai cha con Đổng Trác
Ai từng đọc qua Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ không quên được nhân vật Điêu Thuyền, có nhan sắc tuyệt trần ví như “bế nguyệt” (Trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi). Hình tượng Điêu Thuyền xuất hiện trong tiểu thuyết là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác. Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quý Đổng Trác nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích đã giết luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền.
Vai Điêu Thuyền do Trần Hảo thủ vai được đánh giá là dịu dàng, nữ tính nhất
Đương nhiên, sau khi Điêu Thuyền hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, Đổng Trác chết, Lã Bố mất mạng, nàng ta cũng chẳng còn giá trị lợi dụng gì nữa. Về sau, Điêu Thuyền trôi dạt khắp nơi.
Dương Ngọc Hoàn – chết cho một gã đàn ông được sống
Dương Quý Phi là một cung phi của Đường Minh Hoàng. Sắc đẹp của nàng làm “nghiêng nước, đổ thành”, khiến vua Ðường đắm đuối yêu thương, bỏ mặc việc triều chính cho gian thần Lý Lâm Phủ trông coi. Sau này, tướng sĩ bức bách buộc vua phải thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Lương thực hết, quân sĩ bất mãn, gặp bước đường cùng, vua Ðường phải đành lòng hy sinh "người đẹp khuynh nước, khuynh thành”.
Đúng ra mà nói, Dương quý phi tìm cách mê hoặc, quyến rũ vua cũng chỉ vì bà muốn giữ được Đường Huyền Tông mãi mãi, dùng dung mạo xinh đẹp của mình để được thiên tử sủng ái, được hưởng vinh hoa phú quý. Đường Huyền Tông mới là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về loạn An Sử, tội tình đúng ra không phải do bà gánh chịu.
Đường Huyền Tông vì muốn được sống sót mà vất bỏ người phụ nữ mình yêu, một hoàng đế không thể bảo vệ được người phụ nữ của mình, một gã đàn ông giết người phụ nữ của mình để được sống, Dương Ngọc Hoàn nằm dưới mồ chôn liệu có cảm động và nhớ nhung một gã đàn ông như vậy?
Theo Phunutoday
Dương Quý Phi (719-756) tên thật là Dương Ngọc Hoàn, là phi tần được Đường Huyền Tông - Lý Long Cơ nhất mực sủng ái. Nàng được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn. Hậu cung hàng nghìn phi tần mỹ nữ nhưng tất cả sự yêu chiều Đường Huyền Tông đều dành cho Dương Quý Phi. Nhưng dù rất sủng ái Dương Quý Phi thì Đương Huyền Tông cũng không lập bà làm hoàng hậu.
Qúy phi được sủng ái bậc nhất
Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim.
Dương Quý Phi không chỉ nổi tiếng vì vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, mà còn có tài gẩy tì bà, thông tường nhiều khúc hát và điệu múa làm mê lòng người, trở thành ái phi được sủng ái nhất của triều đại Đường Huyền Tông.
Nhà thơ Bạch Cư Dị trong “Trường hận ca” từng ca ngợi mức độ được sủng ái của Dương Quý Phi bằng hai câu thơ nổi tiếng: "Hậu cung giai lệ tam thiên nhân, tam thiên sủng ái tại nhất thân.” (Hậu cung giai nhân trên 3.000, 3.000 ngàn yêu chiều dồn mình nàng).
Nhan sắc “nguyệt thẹn hoa nhường” của Dương Quý Phi được Lý Bạch tụng ca trong bài thơ: “
Thanh bình điệu
”: “
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung,
Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng.
Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng”.
(Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. Ví chăng non ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.- Ngô Tất Tố dịch).
Vì mê mẩn sắc đẹp của Dương Quý Phi, Đường Huyền Tông không chỉ tận cùng sủng ái bà mà còn quan tâm, cất nhắc gia thuộc bà vào những vị trí quan trọng trong triều. Ba người chị của Dương Quý Phi lần lượt được phong là Hàn Quốc phu nhân, Quốc quốc phu nhân và Tần quốc phu nhân.
Hàng tháng, Hoàng đế cho xuất của kho 30 vạn quan tiền cho mỗi vị phu nhân, 10 vạn quan tiền mua sắm tư trang phấn sáp. Anh trai quý phi là Dương Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung. Đường Huyền Tông cũng gả hai công chúa của mình cho người nhà họ Dương.
Người hầu hạ trong cung của Quý phi có đến hơn 100 người. Các đại thần bên ngoài muốn được Huyền Tông trọng dụng đều chủ động dâng lễ vật quý cho quý phi. Nhiều người được thăng tiến bằng con đường này. Trong hậu cung của Huyền Tông, từ khi Dương Quý Phi xuất hiện thì các phi tần khác đều rất khó được ân hạnh nữa.
Cho dù hai lần Đường Huyền Tông trục xuất Dương Quý Phi ra khỏi cung vì làm ông phật ý nhưng vị vua si tình này cũng không thể vượt qua ải mỹ nhân. Dương Hoàn Ngọc xuất cung chưa bao lâu ông đã hối hận, ngày đêm thương nhớ ái phi. Vậy là lại rước nàng hồi cung, ban thưởng ân sủng như lúc đầu.
Ảnh minh họa
Mãi mãi là quý phi
Dương Quý Phi được hoàng đế yêu chiều đến vậy, nhưng vì sao bà không thể đường đường chính chính lên ngôi Hoàng hậu, mãi chỉ mang danh phận của một Quý phi?
Căn cứ vào những ghi chép lịch sử trong “Cựu Đường thư”, “Tân Đường thư”, “Tư trị thông giám”, Dương Ngọc Hoàn tức Dương Quý Phi vốn là vương phi của Hoàng Thọ vương Lý Dục, con thứ 18 của Đường Huyền Tông. Vì say mê nhan sắc của bà, Đường Huyền Tông tìm mọi cách để chiếm hữu cho riêng mình.
Năm 727, trong lần đi tuần tiễu tại miền Tứ Xuyên, Lý Dục ngay lập tức mê mẩn sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Ngọc Hoàn. Sau ba lần thỉnh cầu của Huệ Phi (mẹ Hoàng Thọ vương Lý Dục), Đường Huyền Tông cũng chấp thuận cho Ngọc Hoàn được tiến cung và trở thành vương phi của Lý Dục.
5 năm sau, Đường Huyền Tông mới trông thấy Ngọc Hoàn. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Huyền Tông liền say mê vẻ đẹp giai nhân tuyệt sắc của bà. Bất chấp lễ giáo phong kiến, hoàng đế truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi.
Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Sau đó, Huyền Tông lại sai Cao Lực Sĩ chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương Lý Dục.
Hết 5 năm, Đường Huyền Tông ban lệnh cho Ngọc Hoàn được hoàn tục, rồi triệu vào cung, chính thức sắc phong làm Quý phi. Chuyện này khiến Hoàng thọ vương Lý Dục vô cùng uất hận.
Còn một căn nguyên nữa khiến Đường Huyền Tông mặc dù vô cùng sủng ái Dương Quý Phi, vẫn không sắc phong bà lên ngôi Hoàng hậu, là bởi bà không thể sinh cho Hoàng đế một người con.
Sắc phong hoàng hậu trong các triều đại phong kiến là một việc trọng đại, có sự can dự của các quần thần, chiếu thị khắp thiên hạ. Hoàng hậu phải toàn vẹn dung nhan và đức độ. Con đẻ của hoàng hậu sẽ được lập ngôi thái tử, sau này nối nghiệp đế vương. Vì vậy, ngôi vị hoàng hậu thường do quan hệ huyết thống mẫu – tử mà nên.
Nhưng thời bấy giờ, thái tử được lập từ nhiều năm và đã trưởng thành. Trong khi đó, Dương Quý Phi lại không có nổi một mụn con, nên Đường Huyền Tông đành ngậm ngùi coi bà là hoàng hậu trong tim mình. Đường Huyền Tông rõ hơn ai hết nếu lập bà lên ngôi Hoàng hậu, sẽ gặp phải sự phản đối của Thái tử, Hoàng thọ vương Lý Dục và các quần thần; thậm chí có thể gây nên cuộc biến chính trong triều. Dù không được sắc phong ngôi hậu, nhưng bà vẫn là người vợ yêu được Huyền Tông say đắm, chiều chuộng hết mực. Như cuộc đi tắm suối của bà mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho, nhà vua cũng sẵn sàng chi trả, không chút tiếc rẻ.
Tuy nhiên, kết cục của Dương Quý phi ra sao thì cho tới nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người nói rằng, Dương Quý phi đã treo cổ tự tử bằng một dải lụa trắng treo trên cành cây lê bên ngoài của dịch trạm Mã Ngôi. Người ta đã vội vàng đem chôn cất Dương Quý Phi ngay bên lề đường để tiếp tục cuộc rút chạy. Giả thiết thứ hai cho rằng, Dương Quý phi không bị Huyền Tông ép chết, mà bị chết trong đám loạn quân. Giả thiết thứ 3 thì lại khẳng định, Dương Ngọc Hoàn không chết nhưng sau đó phải sống lưu lạc trong dân gian. Một giả thiết đậm chất truyền kỳ hơn, nói rằng, Dương Quý phi không chết ở Mã Ngôi mà được một nô tỳ thế mạng rồi chạy sang Nhật Bản, thọ 68 tuổi mới qua đời!
Có ai khốn khổ như tôi không?
Đó là tiếng kêu ai oán của ông Huỳnh Văn Nén, một công dân Việt Nam bị tù oan 17 năm 5 tháng 5 ngày. Vụ án này đang được dư luận tại VN đặc biệt chú ý, hầu hết các trang báo in, báo mạng đều nhất loạt lên tiếng về vụ án oan thuộc loại tồi tệ nhất thế kỷ này. Còn người dân lương thiện ba cọc ba đồng, trên không chằng dưới không rễ, nhất là ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh, lo ngại cho thân phận mình trong cái thời buổi luật pháp bất minh, lòng tham không đáy, sự vô lương tâm của những nơi được gọi là cơ quan chức năng, cơ quan xử án và những anh điều tra viên dùng mọi loại nhục hình để bắt ép người dân lương thiện phải nhận tội, dù là những tôi rất nặng có thể dẫn tới tử hình.
Vụ án có quá nhiều tình tiết nên tôi tóm tắt lại để bạn đọc tiện theo dõi.
Tại sao ông Huỳnh Văn Nén bị kết tội giết người
Ông Huỳnh Văn Nén đã phải khai nhận mình giết bà Lê Thị Bông vì bị điều tra viên mớm cung, nhục hình trong khi công an không tìm được chứng cứ nào khác cho thấy ông giết người.
Ông Phạm Thật - Phó giám đốc cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận khẳng định sau khi điều tra lại, công an đã kết luận không đủ cơ sở buộc tội ông Nén trong vụ án mạng này. Sáng 28/11 vừa qua, sau khi đọc quyết định đình chỉ điều tra ông Huỳnh Văn Nén, ông Phạm Thật cũng trao kết luận do chính ông ký ngày 27/11 về vụ án giết bà Lê Thị Bông mà ông Nén bị buộc tội giết người, cướp tài sản.
Nhận tội vì bị mớm cung, nhục hình
Trong kết luận này là trong thời gian điều tra lại, ông Nén khai bị điều tra viên Cao Văn Hùng mớm cung, dùng nhục hình nên mới khai nhận giết bà Bông, thực sự ông Nén không giết người phụ nữ và cũng không biết gì về vụ án mạng này.
Theo kết luận điều tra, giữa lời khai nhận tội của ông Nén và các tình tiết trong vụ án có nhiều mâu thuẫn. Vị trí giết bà Bông ông Nén khai không thống nhất, cách thức giết bà Bông có nhiều điểm mâu thuẫn. Cơ quan công an đã điều tra có tình tiết khác về lời khai của nhân chứng, việc tự khai thời gian của ông Nén trước, trong và sau khi giết bà Bông cũng có nhiều mâu thuẫn.
Khi điều tra lại, ông Nén khai bị mớm cung, bức cung nên không thể điều tra để làm rõ những mâu thuẫn trên.
Bị khởi tố từ tháng 5/1998 đến nay, ông Nén đã bị tạm giam hơn 17 năm. Ngày 23/10 ông được Viện KSND tỉnh Bình Thuận cho tại ngoại và đến ngày 28/11, ông chính thức nhận được quyết định đình chỉ điều tra.
Trước đó, ông Nguyễn Phúc Thành (người dân tại huyện Hàm Tân) đã có đơn tố cáo nhân vật Nguyễn Thọ (bạn của ông Thành) là thủ phạm giết bà Bông chứ không phải ông Huỳnh Văn Nén giết.
Vì sao anh Thành biết tên giết bà Bông chứ không phải ông Nén?
Một chi tiết khác khá thú vị là vì tình cờ nên anh Thành mới biết được sự thật, đó là do chính thủ phạm giết bà Bông nói chuyện với anh. Đêm 23/4/1998 bà Bông bị giết, thì sáng 24/4 Thọ và Việt ở nhà kế bên nói chuyện với anh Thành đã giết bà Bông. Chẳng may vào năm 2000 anh Thành lại vướng vào tội “gây rối trật tự công cộng” bị 18 tháng tù ở trại giam Sông Cái.
Anh Nguyễn Phúc Thành người đã gửi đơn minh oan cho ông Nén
Trong khi ở tù anh đã làm đơn kể rõ vụ này nhưng bị anh cán bộ tên Cao Văn Hùng, đập bàn quát mắng không cho anh chuyển đơn. Nhưng anh vẫn gửi được lá đơn đó cho mẹ anh khi đến “thăm nuôi”, mang về cho gia đình ông Nén. Sau khi hết hạn tù, anh lại tiếp tục làm đơn kêu oan cho ông Nén. Như vậy là thủ phạm giết bà Bông chính là Thọ và đã ra thú tội nhờ anh Thành tố cáo.
Nghi can Nguyễn Thọ vừa đầu thú hành vi giết bà Bông sau 17 năm lẩn trốn
Chính nhờ là đơn tố cáo này của ông Thành là nguyên nhân chính dẫn đến việc Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao kháng nghị hủy án để điều tra! Nếu không nhờ lá đơn đó chưa biết ông Nén sẽ còn nằm trong tù bao lâu nữa.
Hơn 70 tuổi, ông Truyện bắt đầu bôn ba đi kêu oan cho con.
Khi con được minh oan, ông đã gần 90 tuổi.
Năm 1998, ông Huỳnh Văn Nén bị bắt vì bị nghi giết bà Lê Thị Bông, con ông là anh Huỳnh Thành Phát mới 3 tuổi, con lớn thứ hai là Huỳnh Thành Lượng mới 7 tuổi, anh đầu Huỳnh Thành Công 9 tuổi. Vợ ông Nén là bà Nguyễn Thị Cẩm cũng bị khởi tố với tội danh “giết người” trong vụ án vườn điều, không nuôi nổi ba đứa con trong khi bà ngoại và hầu hết cô, cậu, dì ruột của họ cũng bị bắt giam.
Án oan chồng án oan
Ông Nén cũng đã từng bị ngồi tù oan trong vụ án một vụ án trước đó. Ông Nén cũng bị tù oan vì tội giết chị Nguyễn Thị Hoan (ở tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) trong vụ án xảy ra ngày 15 tháng 8 năm 2003. Trong vụ án này, ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị kết án oan sai và ngồi tù 10 năm. Dư luận đã từng bùng lên sau vụ án oan này.
Lý Nguyễn Chung được xác định là hung thủ sát hại chị Nguyễn Thị Hoan .Sau đó cả hai ông Nguyện Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén được chứng minh là oan. Nhưng khi ông Chấn được bồi thường thì ông Nén lại bị bắt oan vì tội giết bà Bông nên vẫn chưa được bồi thường. Như thế là chỉ trong một thời gian ngắn người dân lương thiện đã bị tới hai vụ án oan. Thử hỏi người dân nào không khiếp sợ. Không biết trên thế giới này có mấy ai vô phúc bị bắt giam oan liên tiếp hai lần không và mỗi lần thời gian ngồi tù dài đằng đẵng hơn mười năm?! Cho nên gọi ông nén là “người tù xuyên thế kỷ”.
Nỗi lòng “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén
Sau khi được thả, ông Huỳnh Văn Nén tâm sự với báo Tuổi Trẻ chiều 30-11:
"Cuộc đời của tôi bị chôn vùi vì lỗi của cơ quan tố tụng. Sau gần 20 năm trong tù, giờ được ra ngoài thấy cái gì cũng lạ, kể cả chiếc điện thoại di động” và "Tôi luôn có niềm tin mình sẽ được minh oan". Ông kể về thời gian bị tù:
"Trong thời gian điều tra, tôi bị công an đánh, ép ký vào 3, 4 văn bản trắng. Vì quá đau đớn, tôi buộc phải nhận tội chứ tôi không giết bà Bông, thậm chí sau khi xảy ra vụ án tôi còn giúp gia đình nạn nhân làm ma chay".
Ông Huỳnh Văn Nén tại phiên tòa ngày 31-8-2000
Ông Nén cho biết, tại các phiên tòa xét xử, ông đều khai mình bị ép cung, nhục hình. Thậm chí, tại một số phiên tòa, để chứng minh cho lời nói của mình, ông còn cởi áo giữa chốn công đường để mọi người nhìn thấy các thương tích do bị điều tra viên đánh đập gây ra. Tuy nhiên, tòa án vẫn cho rằng ông có tội và kết án chung thân. Ông Nén vẫn cương quyết: "Nếu tôi gục ngã giữa đường thì phải chịu, nhưng ngày nào tôi còn sống, thì ngày đó tôi còn kêu oan". Người mẹ mất trong thời gian ông Nén ở tù. Vì lo cho ông nên gia đình giấu, mãi sau này người bị tù oan này mới biết.
Sau 17 năm chờ đợi, ngày 28/11 vừa qua, Công an tỉnh Bình Thuận đã công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can với ông Nén.
Ông Huỳnh Văn Nén vừa được tại ngoại trong vòng tay của người thân
Vui mừng sau khi được trả tự do, ông Nén có những mong ước rất đời thường như sửa lại căn nhà dột nát; bù đắp lại cho vợ con những tháng này khổ cực vì ông bị tù oan. Từ khi được về nhà, hàng ngày ông Nén thức dậy từ 3 giờ sáng, phụ vợ đem đồ ăn ra chợ bán.
Bây giờ sáng sớm ông Nén phụ giúp vợ dọn hàng bán đồ ăn sáng
Ra khỏi trại giam, mắt ông chỉ còn thấy mờ mờ và được một bệnh viện ở TP Sài Gòn mổ miễn phí. Ông Nén cũng mong muốn những điều tra viên năm xưa gây ra oan sai sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật ông nói: "Cuộc đời của một công dân đã bị chôn vùi trong tù tội vì lỗi của những cán bộ tố tụng. Sự việc đã trải qua nhiều năm rồi, nếu gặp lại những người đã ép cung năm xưa thì tôi vẫn bắt tay vì dù sao họ đã sai và tôi đã được minh oan".
Những ai nhúng tay vào vụ xử tù oan ông Nén?
Vậy ai đã trực tiếp và cả gián tiếp gây nên nỗi oan sai khủng khiếp cho công dân lương thiện Huỳnh Văn Nén.
Theo báo Tiền Phong, bài “Những ai tham gia điều tra, truy tố, xét xử ông Huỳnh Văn Nén?” Điều tra viên chính vụ án Huỳnh Văn Nén là nguyên đại úy Cao Văn Hùng (cũng là điều tra viên chính “vụ án vườn điều”), được khen thưởng do thành tích trong hai vụ án này.
Ngoài ra còn nhiều vị quan chức trong cơ quan cảnh sát, viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên, người ký cáo trạng, người giữ quyền công tố, người phúc cung, thẩm phán người chủ tọa phiên tòa.
Trong số họ có người đã từng được khen thưởng, có người chuyển ngành, có người nghỉ hưu và có người vẫn đang “yên vị” tại cơ quan tư pháp nhà nước.
Tóm lại cho đến thời điểm này, chưa ai… làm sao cả và chẳng biết rồi đây có ai “làm sao” không? Chỉ biết ông Nén đã chịu oan khuất gần 2 thập kỷ sống trong tù đày, “bức cung tra tấn” như lời ông nói.
Xin lỗi công khai
Sáng 3/12, tại UBND thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Thuận tổ chức buổi xin lỗi công khai cho "người tù lịch sử" Huỳnh Văn Nén. Có mặt tại buổi xin lỗi còn có đại diện Công an tỉnh Bình Thuận, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, cùng các quan chức địa phương và đông đảo người dân.
Bà Trần Thị Kim Hương, Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận đọc lời xin lỗi gửi đến ông Nén và gia đình
Tại buổi lễ, bà Trần Thị Kim Hương - thẩm phán, đại diện cho TAND tỉnh Bình Thuận thừa nhận những sai lầm của cơ quan tố tụng dẫn đến oan sai cho ông Nén.
Bà nói:
"Chúng tôi thừa nhận sai sót dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này, thừa nhận khuyết điểm và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định pháp luật... Chúng tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc và hứa sẽ không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để trong thời gian tới không còn một người nào, một gia đình nào phải gánh chịu những mất mát, thiệt thòi do bị điều tra, truy tố và xét xử, kết án oan".
Ông Nén chụp ảnh kỷ niệm cùng những luật sư đồng hành hơn 10 năm đòi lại công lý cho ông.
Về vấn đề bồi thường, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục thương lượng với ông Huỳnh Văn Nén cùng gia đình, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết bồi thường cho ông Nén theo đúng quy định của pháp luật trong thời gian tới.
Dư luận đòi hỏi gì?
Để thạm thời kết luận cho vụ án đấy phức tạp này, mời bạn đọc xem một vài dư luận trong hàng ngàn ý kiến đồng tình của người dân.
- Bạn Quang Vinh viết: “Chỉ vì thói háo danh, bệnh thành tích mà đẩy một người vô tội vào cảnh tù đày, nên buộc những người làm sai bỏ tiền ra bồi thường cho ông Nén.
- Bạn Lò A Say viết: “Thế là từ một người vô can trở thành kẻ giết người 2 lần và cả họ hàng cũng bị tội oan, vụ này thực tế còn kinh khủng hơn vụ ông Chấn cả số người bị oan, thời gian bị tù oan và có bằng chứng tố cáo kẻ giết người từ rất sớm nhưng cố tình bưng bít. Có phải do những kẻ gây oan sai kia đã leo cao!?”.
- Minh Quân cán bộ gây ra oan sai giờ họ làm gì, chắc họ đã quyền cao vọng trọng rồi, sao không xét xử họ. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn chưa thấy đưa tin chi tiết về những cán bộ liên quan đến oan sai xử lý như thế nào. Cũng phải đưa họ ra xét xử mới bảo đảm công bằng”.
Tóm lại người dân đòi hỏi những người gây ra án oan sai kia phải bồi thường cho nạn nhân không phải chỉ xin lỗi là xong và thật ra có đền bù bao nhiêu cũng không đủ cho nỗi đau tận cùng của cả gia đình ông Nén. Người dân đồng tình không thể lấy tiền của dân đền cho tội lỗi của những ông quan to áo dài.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
* Trang bài viết của Nhà văn Văn Quang
(Email from reader)
-------oo0oo-------