Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Nước mất không phải do giặc mạnh, mà do lòng dân ly tán chưa đoàn kết đứng lên chống giặc !

-------------oo0oo--------------

Trang Sưu Tầm

Vietlist.us

--------o0o--------

MỜi VIẾNG MỘ CHA ĐẮC LỘ- ALEXANDRE DE RHÔDES

1- MỘ CHA ĐẮC LỘ

Sau 351 năm mới gặp ngôi mộ người đã khai sinh ra những mẫu tự Việt Nam
 
Văn Khang/ Văn Khố Ức Trai / Đại Học Chiến Tranh Chính Trị VNCH
 

HL


 
 Nhóm tìm kiếm chụp trước mộ Cha Đắc Lộ tại Iran    Cha Đắc Lộ 1591 - 1660
  
Kỷ niệm 354 năm qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ), Người đã khai sinh ra chữ Việt cho chúng ta đang sử dụng .
 
Xin cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của giặc Tàu nữa .
 
Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".
 
Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
 
Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.
 
Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.
 
Với hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi, đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ Giáng sinh.
 
Quảng trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở Việt Nam.
 
Chúng tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn nhất Isfahan.
 
Qua giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi " hồ hởi " . Trước nay, hiếm có du khách Á đông nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đi " tham quan " và nói về lịch sử nhà thờ.
 
Nằm trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.
 
Cha xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes – người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn, lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm. Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.
 
Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi: “Thưa cha, liệu có thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không?”.
 
Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố.
 
Nghĩa trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông, tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang Công giáo nhưng không thấy một cây thánh giá nào.
 
Chia nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất. Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên tảng đá còn khá rõ nét.
 
Trong ánh nắng ban trưa, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ, ai cũng thấy dâng lên trong lòng mình những cảm xúc bâng khuâng khó tả.
 
2- CHỮ QUỐC NGỮ VÀ CHA ĐẮC LỘ

Trong cuốn Giáo sử 1, Linh Mục Phan Phát Hườn đã từng dày công nghiên cứu công trình truyền bá Phúc Âm qua ngôn ngữ mà các Vị Thừa Sai bắt gặp khi chuyển đạt tư tưởng hầu giúp dân bản xứ lĩnh hội lời Chúa được dễ dàng. Chính các Ngài đã mò mẫm học tiếng bản xứ để rồi phát minh ra một loại mẫu tự mới dể viết hơn. Đó là tài năng phi thường nhờ vào sức Thiêng nên các Ngài mới làm được...

  Mời xem bài nguồn gốc Chữ Quốc Ngữ bên dưới  do Cố Linh Mục Phêrô Phan Phát Hườn chuyển đạt qua Cuốn Giáo Sử 1 do Ngài thực hiện...

                             ***     
  Chử Quốc ngữ không phải được phát sinh do Giáo sĩ Alexandre De Rhôdes, nhưng Ngài đã khảo cứu từ 2 quyển tự điển chỉ viết bằng tay; cuốn thứ nhất là tự điển Bồ-Việt (Portuguese-Vietnamese) do nhà truyền giáo Antonio Barbosa soạn và quyển thứ hai là tự điển Việt-Bồ (Vietnamese-Portuguese) do Giáo sĩ Gaspar d' Amiral thực hiện, nhưng cả hai đều chỉ viết bằng tay; Vị Thừa sai Alexandre De Rhôdes đã hoàn thiện hệ thống  chuyển tả (transcription). Ngài nói : "Đây không phải là công việc dễ dàng". Quyển nầy được in tại Roma . Quyển thứ hai là cuốn Văn phạm Việt Nam và cuốn thứ ba là sách Giáo lý (Catechism) gồm 324 trang bằng song ngử Việt-Latin cũng đều in tại Roma vào khoảng năm 1651, 1652.

    Các Ngài đã dùng 23 mẫu tự Latin để làm thành chử Quốc Ngữ gồm A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V X Y, không có chử J W Z.

   Sau nầy các nhà ngôn ngữ học điều chỉnh đã loại bỏ thêm chử F.
 
    Ngoài ra còn thêm các mẫu tự Ă Â Đ Ê Ô Ơ Ư và 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng; như vậy trong chử Quốc Ngử có 29 mẫu tự: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y.
 
   Xin trích một đoạn trong quyển sách Giáo Lý (Catechism) do Giáo Sĩ Đắc Lộ biên soạn được ấn loát tại Rome dày 324 trang.  Đây là cuốn sách văn xuôi đầu tiên của nền văn hoá Việt Nam và là nền móng cho sự điều chỉnh để trở nên hoàn hảo hơn sau nầy:
 
   " Dies Primus (Tiếng Latin)      Ngày Thứ Nhít.
 
    Ta cầu cù đức Chúa blời giúp ức cho ta biết tỏ tuàng đạo Chúa là nhưàng nào, vì bậy ta phải...ở thế nầy chẳng có ai foú lâu, vì chưng kẻ đến bảy tám mươi tuổi chẳng có nhèo, vì bậy ta nên tìm đàng nào cho ta được foú lâu, là kiếm ... foú bậy, thật là viẹ người cuến tử, khác phép thế gian nầy, dù mà làm cho người được phú qúi... chẳng làm được cho tangày fau." 

  Phần có 3 dấu chấm... là chử qúa mờ, không thể đọc được.
 
  Qua đoạn văn trên, chúng ta thấy có sự khác biệt khi Giáo Sĩ bắt đầu viết chử Quốc Ngử và bây giờ.
 
          Thứ Nhít                       Thứ Nhứt
          Cù                               Cùng
          Ức                               Sức
          Blời                              Trời
          Tỏ Tuầng                     Tỏ Tường
          Bậy                             Vậy
          Việ                              Việc
          Cuên Tử                      Quân Tử
          Foú                             Sống
          Ngày Fau                     Ngày Sau
   Về sau, Giám Mục Taberd, Linh Mục Ravier, Grenibrel, Cordier, Ông Huỳnh Tịnh Của và Pétrus Trương Vĩnh Ký đã điều chỉnh lại cho hoàn hảo.
 
   Năm 1838, Giám Mục Taberd đã soạn quyễn tự điển Việt -La và La-Việt gồm 732 trang.
 
   Năm 1888, ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, người rành tiếng Latinh, Hy Lạp, Pháp, Anh, Tàu, Nhật Bản đã cổ vũ cho việc dùng chử Quốc Ngử thay tiếng Nôm vì rất khó viết, khó học, chỉ có 5% người dân biết viết, biết đọc !
 
   Năm 1898, Linh Mục Genibrel soạn quyễn tự điển Pháp-Việt.
 
   Ông Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) đã soạn quyển tự điển Việt đầu tiên, đây là nền móng cho những   loại tự điển nầy về sau
 
   Vào năm 1931, nhà sách Khai Trí đã cho phát hành cuốn tự điển La-Việt gồm 1272 trang, đây là cuốn đầy đủ nhất từ trước đến nay.
 
    Năm 1934, Giáo Sĩ Cordier cũng đã ấn hành cuốn tự điển Pháp-Việt. 
 
  Chử Quốc Ngữ có những ưu điểm mà tiếng Anh không có; mổi chử, dù dài, vẫn phát 1 âm, ví dụ chử "nghiêng" có tới 7 mẩu tự, nhưng chỉ phát 1 âm và người nghe hiểu và viết lại được liền, không như tiếng Anh, mỗi lần xưng tên, phải đánh vần, người đối diện mới biết, rất bất tiện, nhất là khi nói trên điện thoại.
 
   Về cách phát âm 5 dấu sắc huyền hỏi ngã nặng thì với người ngoại quốc rất khó, khó như người Việt đã trên 18 tuổi sang Hoa Kỳ, lưởi đã cứng, dù nói tiếng Pháp lưu loát, khi nói chuyện với Mỹ, đôi khi phải dùng động từ quơ, quơ cả hai tay !

   Cô Ỷ Lan làm việc tại Phòng Thông Tin Phật Giáo thuộc PGVNTN  Văn Phòng II Viện Hoá Đạo Hải Ngoại tại Paris đã đưa ra nhận xét trong tiếng Việt có những cái thật vô lý:
 
    Anh Không Quân bay giữa bầu trời thì lại không có quần (Không Quần), rủi có chuyện gì xảy ra phải búng dù, người bên dưới nhìn lên, coi kỳ lắm!

    Trái lại anh Hải Quân ở ngoài biển khơi phải ăn mặc cho thoáng hơn để bơi khi hữu sự, thì lại mặc hai quần (Hải Quân).
 
    Điều nầy chứng tỏ cách phát âm 5 dấu của tiếng Việt rất khó đối với người ngoại quốc và các cháu người Việt ở thế hệ hai tại Hoa Kỳ khi nói tiếng Việt, đôi khi người nghe không thể hiểu được vì bị trở ngại lúc phát âm 5 dấu nầy không chỉnh!
 
   Trong tiếng Anh và Tiếng Việt có sự trùng hợp lý thú, đó là động từ cắt,cut; đồng nghĩa, đồng âm và chử dài nhất trong tiếng Anh cũng chỉ phát ra 1 hoặc 2 âm, chử smiles, những nụ cười, dài hơn 1 mile !
 
 Năm 1618 từ Macao hai vị Thừa sai Pedro Marquez và Christoforo Borri đến Trung phần Việt Nam, sau đó các Ngài  đến Quảng Nam và nói với Thống đốc sở tại rằng lúc 11 giờ khuya ngày 19-12-1620 sẽ có nguyệt thực nhưng Thống đốc không tin  vì nhà Thiên văn đã không trình cho Chúa Nguyễn Phúc Nguyên biết. Thời bấy giờ người Việt Nam tin rằng nguyệt thực là do rồng nuốt mặt trăng, bởi thế Vua truyền lệnh cho dân bắn súng, đánh chiêng, trống,  phèng la để đuổi rồng. Trước 11 giờ khuya, dân chúng tụ tập tại điểm hẹn và qủa là nguyệt thực đã xảy ra, Thống đốc bèn ra lệnh bắn súng , đánh chiêng trống phèng la đuổi rồng. Từ đó Cha Borri rất có uy tín.

 Vào ngày 21-5-1621 Nhà Thiên văn của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên thông báo sẽ có nhật thực, Cha Borri cũng xác nhận điều nầy nhưng Ngài qủa quyết với Thống đốc rằng ở Việt Nam sẽ không thấy hiện tượng nầy, do vậy ông tin tưởng vào Cha Borri mà không thông báo lệnh đuổi rồng của Chúa Nguyễn cho dân Quảng Nam. Đúng  3 giờ chiều ngày 21-5-1621, Vua và Quan Triều đình ra sân xem nhật thực, đợi hoài mà không thấy rồng xuất hiện nuốt mặt trời, Nhà Thiên văn phải xin lỗi và hứa ngày mai cùng giờ rồng sẽ đến. Cũng đúng 3 giờ chiều ngày hôm sau Vua Quan lại ra sân lần thứ hai nhưng rồi rồng lại lỗi hẹn. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên nỗi giận lấy lại đất đã cấp phát trước đây và phạt qùy gối để đầu trần ngoài sân ...

   Năm 1627 Giáo sĩ Đắc Lộ là người đã tặng đồng hồ qủa quýt và cuốn hình học cho Chúa Trinh Tráng ở Đàng Ngoài. 

   Vào năm 1642, Chúa Nguyễn Phúc Lan ở Đàng Trong (lúc đó bản đồ Việt Nam mới đến Phú Yên) mời Giáo Sĩ vào cung điện dạy môn đại số, sau khi Giáo Sĩ tặng Chúa vài đồng hồ qủa quýt, nhưng ban đêm lại giảng đạo, bị Chúa đuổi ra khỏi thành phố Huế, phải chạy vào Đà Nẳng.
 
  Giáo Sỉ là con người thông minh, đẹp trai mà chẳng được Công Chúa nào tỏ tình như Công Chúa Mai Hoa dưới thời Hậu Lê đã ngỏ ý muốn cầu hôn với  Linh Mục Ordonez de Cevallos và Chúa Trịnh Tráng cũng đã mời Giáo Sĩ Baldinotti thuộc Dòng Tên định cư luôn !           
 
  Có người hỏi thời Vua Tự Đức, Giám Mục nào đã xây dựng trại cùi để cứu giúp kẻ cùng khổ bị xã hội ruồng bỏ ?

  Xin thưa đó là Giám Mục Retord cai quản giáo phận Hànội, Ngài đã xây cất 20 căn nhà tại Vĩnh Trì vào năm 1851, bốn năm sau khi Vua Tự Đức lên ngôi (1847-1883) để làm bệnh viện cho người cùi xấu số !

  Đến năm 1930, Cha Jean Cassaigne đã thành lập trại cùi tại Di Linh, Lâm Đồng.  Ngài bị lây bệnh và mất tại đó sau khi làm Giám Mục Địa Phận Sàigòn.
 
  Trong năm 1971 đã có tới 6189 Nữ Tu phục vụ tại 41 bệnh viện với 7000 bệnh nhân, 239 trạm phát thuốc miển phí, 36 nhà bảo sanh, 9 trại cùi với 2500 bệnh nhân, 82 cô nhi viện với 11.000 em và 29 nhà dưởng lảo. 
 
  Các Nử Tu dòng Thánh Phao Lô đã lăn xả vào phục vụ tại các Viện Bào Lao.
 
  Các Sư Huynh dòng Lasan đã giáo dục, đào tạo nhiều thanh niên ưu tú, nhiều nhân tài, các vị lãnh đạo nhiệt tâm phục vụ cho quê hương, dân tộc.
 
  Tất cả đều nằm trong chính sách cứu nhân, độ thế của Vatican.

hoàng hoa triều

( Email from reader)

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us