Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Sưu Tầm
--------o0o--------
Vi tín dụng cho phụ nữ nghèo vùng nông thôn
Vi Tín Dụng tại Việt Nam
KG chị Thanh Trúc và bà Trần Kiều Nga:
Tôi rất vui đọc được bài nói chuyện về chương trình vi tín dụng của bà Trần Kiều Nga.
Vi tín dụng là một phong trào đã có tại VN từ khi LHQ cổ vũ chương trình Grameen của ông Yunus và trước khi ông này được giải thưởng Nobel. Tại miền Bắc, Hội Phụ Nữ có chương trình Tao Yêu Mày (TYM) và tại Saigon có chương trình CEP. Các chương trình này đều do cán bộ lãnh đạo, dùng tiền viện trợ của nhiều nguồn kể cả các tòa đại sứ nước ngoài tại Việt Nam. Khi các ông Clinton và Carter thăm VN, hình như họ cũng dẫn các ông đi thăm một vài hộ tiêu biểu (dàn dựng) của TYM. Kết quả của các chương trình này ra sao thì ta cần tìm hiểu thêm.
Các tổ chức thiện nguyện người Việt, nhất là người Mỹ gốc Việt, cũng có làm việc tín dụng vi mô, xen lẫn với các việc y tế, giáo dục. Ví dụ, các tổ chức VNHELP, Project Vietnam, Pacific Links, Compassion Flower... đã làm việc khắp ba miền đất nước. Vài hội có chương trình giúp nạn nhân học nghề, rồi vay tiền để tự sản xuất buôn bán tự lập.
Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (Center for the Encouragement of Self-Reliance --TTKKTL) của chúng tôi cũng đã tổ chức tín dụng vi mô tại Huế từ năm 1999, nay bành trướng ra Hanoi và Saigon. Trong 15 năm qua, chương trình này đã giúp được hơn 20,000 gia đình sản xuất, buôn bán tự lập tại trên 37 địa phương. LHQ đã trao tặng TTKKTL giải thưởng UN Habitation Innovation năm 2008.
Chúng tôi có biết việc làm của AVNES cùng một số hội khác và đã khuyến khích các hội này làm nhiều hơn. Vấn đề là, mọi cố gắng còn quá nhỏ, quá lẻ tẻ. Chúng tôi đã hô hào các tổ chức nhỏ chung tay làm nhiều hơn rộng hơn, nhưng vẫn chưa có hưởng ứng tích cực. Do tư duy của nhiều tổ chức vẫn muốn giữ tính chất đặc thù của tổ chức của mình, nhưng chưa thực hiện "social entrepreneurship" kiểu mới, làm từ thiện như một hình thức kinh doanh, càng ngày càng lớn mạnh hơn. Cứu cánh là "giúp được nhiều người" chứ không phải là lấy tiếng để thỏa mãn lương tâm hoặc phản bác nhau tranh công, hoặc đố kỵ những người làm từ thiện mà được trả lương.
Khi ta nghĩ, cho 10-20 gia đình vay khoảng 300 USD/hộ, mà phải công trình hằng năm về VN (tốn kém khoảng 1500-2000 USD nữa), hoặc phải thuê người theo dõi liên lạc (tốn kém khoảng 1200 USD) thì hiệu năng công việc lẻ tẻ là rất thấp. TTKKTL nay có vốn khoảng 1 triệu USD, có một đôi ngũ chuyên nghiệp gồm 12 người , không những đang thực hiện tín dụng vi mô giúp nhiều ngàn hộ gia đình tại 37 phường xã, mà còn dùng tiền lãi (nhỏ) để trả lương cho nhân viên, để phát học bổng cho con em những người vay tiền, để xây WC sạch tại các chợ, và để dạy bơi lội cho 1000 trẻ em mỗi năm.
TTKKTL sẵn sàng giúp quí vị muốn có chương trình tín dụng vi mô thực hiện ý định của mình một cách bài bản, hiệu quả, mà không lấy tiền của quí vị, cũng như không tranh công của quí vị.
Chỉ có cộng tác với nhau làm việc rộng hơn, nhiều hơn, năng suất cao hơn thì mới có lợi cho 500,000 - 1,000,000 triệu người nghèo.
Kính thư,
DoanLPhung
dlp.vasfcesr@gmail.com
(Email from reader)
-------oo0oo-------