Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Sưu Tầm
--------o0o--------
Câu Chuyện Gián Điệp
Trần Khải
Có gián điệp VC ở hải ngoại hay không? Tất nhiên là có, vì bất kỳ chính phủ nào rồi cũng phảỉ gài gián điệp ở khắp mọi nơi có thể để theo dõi. Do vậy, gián điệp VC hẳn nhiên là có, và có thể được chỉ huy trực tiếp từ Tòa Đại Sứ CSVN ở thủ đô Washington DC, hay từ Tòa Lãnh Sự ở San Francisco.
Chúng ta cũng có thể ngờ vực rằng, vì thành phố Riverside láng giềng của chúng ta đã kết nghĩa với Cần Thơ, có thể Tổng Hành Dinh Sở Gián Điệp VC Hải Ngoại sẽ đặt ở thành phố này, nơi chỉ cách thủ đô tỵ nạn Little Saigon có 40 phút lái xe.
Câu chuyện gián điệp trong thời điểm 40 năm Miền Nam thất thủ còn được hâm nóng bằng cuốn tiểu thuyết “The Sympathizer” mới ấn hành trong tháng 4-2015 của tác giả Viet Thanh Nguyen.
Tiểu thuyết này viết bằng tiếng Anh, vì tác giả là thế hệ trẻ lưu vong.
Cốt truyện ghi rằng vào tháng 4-1975, Sài Gòn chao động. Tại biệt thự của ông, một tướng lãnh quân đội VNCH với sự giúp đỡ của viên đại úy tin cẩn ngồi soạn danh sách những người sẽ lên chuyến bay cuối để rời bỏ Việt Nam.
Tiểu thuyết này nói rằng ông tướng này và những người thân bắt đầu cuộc đời mới ở Los Angeles, mà không biết rằng một tay thân tín của ông, viên đại úy kia, đang bí mật theo dõi và báo cáo mọi chuyện về cho cấp chỉ huy ở Việt Nam.
Tiểu thuyết này kể về viên đại úy có cha là một người Pháp, mẹ là người Việt. Viên đaị úy này đi du học đaị học ở Mỹ, nhưng trở về VN để chiến đấu cho “lý tưởng Việt Cộng.”
Dĩ nhiên, tiểu thuyết này cũng lồng vào tình yêu để làm men cho đủ thứ gay cấn: chiến tranh, tình báo, Việt Cộng, nhan sắc…
Chúng ta không biết tiểu thuyết kia có bao nhiêu phần trăm sự thực -- chỉ biết tác giả Viet Thanh Nguyen, cũng là một giaó sư văn chương ở một đại học Hoa Kỳ tại California, trả lời báo Mỹ rằng ông có dựa vào một phần sự thật.
Chúng ta có thể tin là những gián điệp tương tự đang gài ở Bolsa hay không?
Câu trả lời là chắc chắn có gián điệp, vì thế nào VC cũng phải gài vào các hội đoàn để quan sát và báo cáo về Hà Nội.
Nhưng chớ nghĩ rằng gián điệp VC là răng hô mã tấu, là những người nói rặt giọng Nghệ An hay giọng Bắc kỳ 75… Họ cũng không hẳn là những người nói nhầm chữ “n” với chữ “l” hay tương tự.
Họ có thể là chính một số người Miền Nam chạy ra ngoài (như tiểu thuyết kia nói), nhưng cũng có thể là những người về thăm quê nhà và sập bẫy tình trong cac1 khac1h sạn và bị quay phim để bắt chẹt. Họ cũng có thể là con, là em của những ngườic hống cộng, và hốt nhiên bị nhồi sọ về “giấc mơ hòa hợp hòa giải,” và có lẽ rất nhiều người trong họ đã rơi vào bẫy tiền, lún sình trong nợ nần, không rút chân ra được, thế là phải làm gián điệp. Nói chung là đa dạng.
Nhưng tận cùng, hãy từ bi với nhau, vì họ chỉ là những quân cờ tội nghiệp… Khi có một vận hội mới cho dân chủ tại Việt Nam, họ sẽ tỉnh ngộ và sẽ đứng về hang ngũ dân oan và người dân chủ.
Xin chú ý, gián điệp tại Bolsa khơng hẳn chỉ là người Việt.
Bởi vì tại cộng đồng gốc Á, luôn luôn có cuộc chiến gián điệp giữa quốc-cộng Trung Hoa. Ngắn gọn, là giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Báo Đài Loan Want China Times tuần này ghi lời Lin Chong-bin, Cựu Thứ Trưởng Quốc Phòng Đài Loan, rằng TQ đang tăng tốc hoạt động tình báo chống Đài Loan, một phần để làm cho Mỹ do dự về việc chuyển giao kỹ thuật quân sự cho chính phủ Đài Loan vì lo sợ gián điệp Tàu sẽ trộm và chuyển kỹ thuật quân sự về cho Bắc Kinh.
Lin nói như thế trong một diễn đàn tổ chức bởi viện nghiên cứu có tên là Center for Asian Policy của đại học National Tsing Hua University hôm 16-4-2015.
Lin nêu ra vụ bắt giam năm ngoái gián điệp Hoa Lục Zhen Xiaojiang, cựu sĩ quan của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (nghĩa là quân đội Tàu Cộng).
Đây là trường hợp hiếm: Đaì Loan bắt được 1 gián điệp sinh trưởng từ Hoa Lục. Bởi vì thường là, hầu hết gián điệp làm cho Bắc Kinh bị Đài Loan bắt được là công dân Đài Loan bị Tàu Cộng tuyển mộ để làm gián điệp.
Lin cũng nêu ra là một số nhà quan sát Tây Phương thúc giục Mỹ dè dặt khi chuyển kỹ thuật quân sự cho Đài Loan vì có thể rơi vào tay Tàu Cộng.
Bởi vậy, chuyện gián điệp tất nhiên là có, nhưng sẽ không nhiều tới mức ngồi đầy phố Bolsa. Gián điệp Việt Cộng có, Tàu Cộng có… nam có, nữ có…
Gián điệp có khi ngồi từ xa tận Hà Nội, thủ thỉ với người hải ngoại hàng đêm trên mạng PalTalk, hay các chat room nào đó.
Gián điệp Tàu Cộng cũng thực tế đang ngồi đầy Hà Nội, chứ không riêng gì ở Đài Bắc hay Bolsa…
Một bản nghiên cứu của công ty FireEye, nơi chuyên nghiên cứu cách phá tường lửa của Tàu Cộng, cho thấy rằng chính phủ TQ liên tục bủa vây do thám mạng đối với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Có nghĩa là, Tàu Cộng cũng do thám Việt Cộng liên tục.
Bản nghiên cứu nói do thám mạng trong hình thức này của TQ ít nhất là có từ năm 2005, và “tập trung vào các mục tiêu -- cả chính phủ và thương mại -- những thông tin và người nắm các chức vụ quan trọng về chính trị, kinh tế và quân sự trong khu vực.”
Đồng tác giả bản nghiên cứu là Bryce Boland nói là các vụ đột kích mạng của Tàu Cộng vẫn không hề ngơi nghỉ.
Nghiên cứu này nói nguồn đột kích mạng được tin là từ chính phủ Trung Cộng.
Bởi vậy, phảỉ cảnh giác. Không chỉ là gián điệp bàn phím… mà gián điệp này cũng có thể là một nhan sắc bạn đã gặp trong chợ hoa trước thương xá Phước Lộc Thọ.
Cẩn trọng là tốt vậy.
(Email from reader)
-------oo0oo-------