Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Sưu Tầm

Vietlist.us

--------o0o--------

Trường Hợp Bị Tù Oan Lâu Nhất Lịch Sử Mỹ

Posted by: Viet VungVinh Posted date: 9:01 AM 

http://www.vietvungvinh.com

m

Lời khai của một đứa trẻ đưa ba người vào tử tù. Nguồn hình: http://www.clevescene.com
• Một vụ hình sự, một trường hợp bị vu oan, một án chung thân. Để rồi gần 40 năm sau mới được minh oan. Đây là trường hợp bị tù oan lâu nhất trong lịch sử tư pháp của nước Mỹ.

TRƯỚC KHI NGƯỜI TA CÒNG TAY, NÉM HẮN VÀO NHÀ TÙ, hắn là một đưá trẻ vui nhộn, bước chân sáo lúc nào cũng chạy nhảy tung tăng khắp nơi.

Bảo tàng viện Mỹ Thuật Cleveland là nơi nó thích đến nhất. Dù mới sáu tuổi, nó đã dám đến đó một mình. Không phải mua vé vào cửa, và cứ thế đôi giầy mòn đế của chú bé Ricky Jackson đi vào bảo tàng viện, gây thành tiếng kót két trên nền gạch bằng đá cẩm thạch. Chú bé thích đứng ngắm những bức hoạ của Monet và những bức tranh Hà Lan. Chú bé Ricky thường dừng chân nghỉ ở khu Armor Court, nơi đây trưng bầy những tượng hiệp sĩ bằng đồng sáng loáng, chú coi như một thế giới kỳ lạ giống như hình ảnh trong loạt phim star trek, người cha dượng của chú hay xem.

Khi đi trên đường phố, chú bé hay đá vào bất cứ vật gì chú trông thấy trên đường đi. Chú nhẩy lên xe búyt, và đi thật xa, cho đến khi nào hết số tiền ghi trên vé mới thôi. Gia đình của chú gồm có mẹ của chú, người cha kế, hai đứa em trai, và một đứa em gái. Cả nhà thường hay phải dời chỗ ở. Cuối cùng, họ dọn về đường Arthur Avenue. Cách đó vài căn là một gia đình có đưá con trai cùng độ tuổi với chú, tên nó là Ronnie. Ronnie có vóc dáng nhỏ xíu, trong xóm gọi nó là Ronnie ốc tiêu. Anh của Ronnie tên là Wiley, gầy, cao hơn nó, còn có tên là Buddy. Ba chú nhóc chơi thân với nhau, họp thành một bộ ba lúc nào cũng đi chung với nhau. Chúng nó chơi bắn bi, chơi cờ vua, và rượt bắt nhau.

Vào giữa thập niên 1970’s Ricky đi làm cho một nhà hàng ăn. Ngày nào cũng đi làm. Ốc tiêu Bitzie làm phu khuân vác, và học nghề thợ hàn. Wiley gia nhập Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia, và đứng bán hàng cho một tiệm bán quần áo. Cả ba đưá đều là những đứa trẻ ngoan, cùng lớn lên với nhau, và ra đời làm việc.

Nhưng cuộc sống bình dị của ba người thiếu niên này kết thúc vào muà thu năm 1975 khi Ricky Jackson cùng với hai anh em Ronnie và Wiley Bridgeman bị kết án tử hình. Một người đàn ông da trắng bị cướp, và bị bắn chết ở cửa hàng tạp hoá ngoài đầu phố. Cảnh sát nói Ronnie và Ricky đã đánh đập, cướp tiền của người đàn ông Da Trắng, rồi nổ súng giết ông ta, còn Wiley lái xe đưa hai đứa kia trốn đi. Không một dấu tích nào về thân thể, dấu tay chứng minh rằng ba đứa trẻ gây ra tội ác. Nhưng một nhân chứng 12 tuổi tên là Edward Vernon khai với cảnh sát nó trông thấy sự việc từ đầu đến cuối.

Ricky, Ronnie và Wiley lúc đó ở lứa tuổi 18, 17 và 20. Cả ba đều vô tội, nhưng họ phải mất gần 40 năm để chứng minh mình vô tội, để được giải oan.

CUỘC HẠNH NGỘ BẤT NGỜ:

THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 2001, quá khứ đã đổ xuống đầu Edward Vernon như một gọng kềm nghiệt ngã. Lúc đó Edward đang làm thư ký ngồi ở quầy tiếp khách của khu tạm trú City Mission. Nhiệm vụ của ông ta là kiểm tra thẻ căn cước những người vô gia cư ra vào trung tâm tạm trú. Ông ta nghe bên tai câu phân trần của một người đàn ông. Ông này nói rằng ông vừa được tạm tha sau 25 năm ngồi tù về một tội phạm ông không hề làm. Sau đó, ông ta trình thẻ căn cước cho Edward Vernon xem. Vernon kinh ngạc khi đọc thấy tên trên thẻ căn cước của người này: Wiley Bridgeman.

Đến năm 2001 thì Vernon đã trở thành một con người khác, trong sạch, và đàng hoàng tử tế. Trước đó, cuộc đời của hắn hết sức bê bối, với đủ mọi thói hư tật xấu: Cần sa, Ma Túy. Hắn từng phải ngồi tù sau cuộc ruồng bố bắt bọn buôn bán ma túy. Nhưng tất cả những hành vi đó đã được xếp lại trong quá khứ. Bây giờ đứng trước mặt hắn là Wiley, một trong ba người mà Verson đã khai láo để tống họ vào tù. Wiley đã trở về, đang đứng trước mặt hắn sau gần một phần tư thế kỷ.

Qua ngày hôm sau, Vernon đến gặp Wiley trong một buổi họp mặt để làm cố vấn tâm lý cho người vô gia cư. Hai người trố mắt nhìn nhau, rồi họ ngồi xuống nói chuyện tâm tình với nhau. Wiley đề nghị với Vernon là cả hai cùng xuất hiện trong một chương trình truyền hình để nói ra sự thật. Vernon không bảo đảm sẽ làm chuyện đó. Vernon tìm cách giữ khoảng cách với người bạn cũ, còn Wiley dọn vào ở trong một apartment. Sau lần cãi vã với người sĩ quan quản chế - probation officer- vào năm 2002, Wiley bị đưa trở lại vào nhà tù. Về phần Vernon, thì quá khứ của y một lần nữa được niêm phong kín.
MỘT CON NGƯỜI MỚI, HOÀN TOÀN THAY ĐỔI:

ĐƯỢC CHO VỀ NHÀ là ước vọng duy nhất của Ronnie Bridgeman khi ông ta được tạm tha vào năm 2003. (Bị kết án là kẻ bóp cò súng, nên Ricky khó có cơ hội được hưởng qui chế tạm tha (parole). Lúc gần đây, Ronnie tâm sự: “Cleveland không còn là quê nhà của tôi nữa. Thành phố đó làm tôi xấu hổ, và tôi oán hận nó. Tôi không muốn nhìn con người ở thành phố này. Những người đáng lẽ có nhiệm vụ bảo vệ và bênh vực cho tôi, nhưng họ đã hủy diệt cả cuộc đời của tôi.”.

Trong phần hồn của Ronnie, ông đã xin được cải đạo, đi theo Hồi Giáo, và lấy tên mới là Kwame Ajamu. Ông nói: “Tôi quyết định để lại cái tên Ronnie Bridgeman trong nhà tù.” . Được tự do tạm trở về nhà khiến cuộc sống của Ronnie vất vả về tinh thần không ít. Ông tâm sự: “Mỗi ngày trong đời tôi hầu như ngày nào tôi cũng gặp phải một người nào đó nhắc nhở tôi về quá khứ đau buồn. Mọi người đều biết đến Ronnie Bridgeman, nhưng họ không biết Kwame Ajamu là ai.”

Ông cố gắng sắp xếp, làm lại cuộc đời của mình. Ông kết hôn với bà LaShawn vào năm 2004, và tìm được việc làm Trung Hội Đồng Bầu Cử Quận Hạt. Mọi việc diễn ra khá trôi chảy, tốt đẹp, chỉ riêng một điều là quá khứ thỉnh thoảng lại hiện về ám ảnh ông. Kwame tâm sự: “Có một thời gian dài, tôi mang mặc cảm là tôi đã bỏ rơi bạn bè cùng ở tù chung với tôi. Chỉ riêng mình tôi được trả tự do. Điều này làm tôi đau đớn trong lòng. Nó vừa làm tôi xót xa, vừa làm tôi nghĩ đến nhiệm vụ phải cố gắng làm cái gì đó để cứu những người bạn thân thuở hàn vi.”.

Ông điện thoại, liên lạc với những người quen nơi xóm cũ, hỏi thăm xem họ có ai còn nhớ đến vụ án mạng hồi năm 1975 hay không. Rồi ông liên lạc với các luật sư, hỏi thăm họ có can đảm giúp ông mở lại hồ sơ vụ án để thách thức hệ thống tư pháp về những sai lầm của hệ thống. Nhưng nhờ cậy luật sư thì tốn kém, và Kwame thì không có tiền. Lúc bấy giờ, tôi đang làm ký giả cho báo Cleveland Scene, báo ra hai tuần một lần. Khi nghe các luật sư kể về trường hợp của Kwame, tôi tìm cách gặp ông trong một quá cà phê. Ông đến gặp tôi với một hồ sơ toà án dầy cộm, cả ngàn trang giấy được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự thời gian.

Tôi cứ nghĩ trong đầu sẽ gặp một người đàn ông tức giận, hằn học vì bị hàm oan, nhưng ông Kwame đã học được cách trấn tỉnh, bình tĩnh trước sự bất công, thiếu công lý. Ông tỏ ra hết sức bình tĩnh, và thông cảm, ngay cả đối với kẻ vu oan cho ông là Edward Vernon. Ông nói: “Lúc bấy giờ nó chỉ là thằng con nít, chấp làm gì.”.

m>
Nguồn hình: http://www.clevescene.com

Ông Kwame bình tĩnh kể lại sự việc xảy ra ngày hôm đó như sau: Ngày 19/5/1975, Vernon nói rằng nó ra khỏi trường sớm, ngồi trên xe búyt để đi về nhà. Khi về đến nơi, nó trông thấy Ricky và Ronnie đang vật lộn với ông Harold Franks trước cửa tiệm tạm hoá Fairmount Cut-Rate. Hai thằng tạt át xít vào ông Franks và đánh ông già, sau đó Ricky bắn ông ta hai phát đạn. Hai đứa trốn đi trên chiếc xe mầu xanh, Vernon đã trông thấy Wiley lái chiếc xe xanh đó vào hồi sớm.

Ông Kwame kết luận: Tất cả đều là nói láo, không đúng sự thật. Vào ngày xảy ra vụ giết người, ông và Ricky đang chơi bóng rổ ở một công viên, trước khi đi đến nhà Bridgeman. Kwame và Ricky sau đó ngồi chơi đánh cờ “chess” cho đến lúc chúng nghe nói về chuyện rắc rối xảy ra ở tiệm ngoài đầu phố. Hai đứa rủ nhau chạy ra xem chuyện gì đã xảy ra.

Tôi để ra sáu tháng để chuẩn bị cho bài phóng sự. Tôi đi tìm hiểu những sự việc đã xảy ra để chứng minh lời nói của Kwame là đúng. Tôi gặp những người đi chung với Vernon để kiểm chứng xem những gì y khai có đúng hay không. Tôi cũng đi gặp những người trông thấy anh em nhà Bridgeman vào thời điểm đó. Ricky có thật sự đã vào tiệm để ăn cướp và giết chết ông Franks hay không? Tất cả những người này không hề được cảnh sát tìm gặp để lấy lời khai, hay gọi ra làm nhân chứng.

Cuộc điều tra riêng của tôi cho thấy ba cậu thanh niên bị kết tội thuần túy dựa vào lời khai không chắc chắn, tiền hậu bất nhất của Vernon. Trong khi đó, Vernon từ chối không tiết lộ, y không nói thêm một điều gì. Khi tôi tìm ra Vernon vào năm 2011, ông ta vắn tắt nói với tôi như sau: “Về phần tôi, tôi coi như sự việc như đã xong hết cả rồi, không còn có thể làm gì để thay đổi được nữa.”.

Sau nhiều tháng làm việc cặm cụi, cuộc điều tra của tôi hoàn tất, và bài báo của tôi bắt đầu xuất hiện từ ngày 8/6/ 2011. Nhưng rồi chẳng có gì thay đổi xảy ra. Ricky và Wiley vẫn còn ngồi trong tù. Ông Kwame chán nản nói với tôi: “Tôi cảm thấy như mình bị kẹt cứng, chịu thua, không làm gì được đối với hệ thống pháp lý phức tạp này.” .

SỰ TỈNH NGỘ, và TOAN TÍNH:

NHÀ THỜ HỘI THÁNH EMMANUEL CHRISTIAN CENTER ở thành phố Cleveland toạ lạc từ lâu trong một khu xóm có nhiều sóng gió. Vernon qùi gối, gục đầu ở nhà nguyện mỗi Chủ Nhật trong suốt sáu năm qua. Mục sư Anthony Singleton, một tu sĩ dáng người cao, dùng gần hết cả cuộc đời mình để lo cho đời sống tinh thần của khoảng 200 giáo dân trong khu vực. Từ ngày Vernon chịu khó đi lễ nhà thờ, người ta không còn thấy hắn chửi thề tục tĩu, hút thuốc, hay uống rượu nữa. Trái lại hắn thuộc kinh, và tình nguyện đi cầu nguyện cho những người đau yếu, sắp chết. Nhưng theo mục sư Singleton: “Hình như có một đám mây đen của quá khứ vẫn lảng vảng trong tâm trí của Vernon.”.

Vị mục sư già kể tiếp: “Số xui cứ tiếp tục xảy đến đến với anh. Trong hai năm, anh ta mất hai chiếc xe, và phải đi tìm việc ba lần. Tôi thầm nghĩ làm sao mà có người bị nhiều tai ương đến như vậy. Tội nghiệp anh ta quá.”. Rồi thỉnh thoảng vị mục sư nghe có tiếng khóc, Vernon đã bật khóc nhiều lần trong lúc Mục sư đang giảng. Mỗi năm, mục sư hay tổ chức những buổi xưng tội riêng, để giáo dân có thể ngồi tâm tình với ông trong phòng kín, và cùng cầu nguyện chung. Nhiều lần Vernon đã khóc suốt đêm.

Một hôm Mục sư Singleton đang ở văn phòng, ông nhận được điện thoại của tôi hỏi thăm ông về Vernon. Ông hứa sẽ chuyển lời nhắn đến Vernon. Ông thắc mắc vì sao tôi lại hỏi ông về Vernon. Ông hỏi Vernon, và bị từ chối, không trả lời.

Sau khi câu chuyện tôi viết được đăng tải. Mục sư Singleton đọc bài báo. Ông tìm cách khuyến khích Vernon nói ra sự thật. Vernon từ chối. Mục sư Singleton hiểu rõ ông không có quyền nài ép giáo dân phải khai. Nhưng ông vẫn để câu chuyện này trong đầu, và suy nghĩ hoài về nó.

Vào khoảng đầu năm 2013, Vernon bị chứng huyết áp tăng vọt lên cao, và ông phải đi nằm bệnh viện. Cũng trong thời gian đó, một luật sư trong tổ chức Ohio Innocence Project gọi điện thoại cho Mục sư Singleton, xin phép cho được nói chuyện với Vernon về vụ án xảy ra hồi năm 1975. Một ngày Chủ Nhật, sau khoá lễ ở nhà thờ, Mục sư Singleton đi tìm Vernon, và ông được biết Vernon đang nằm trong bệnh viện một mình. Ông nói với Vernon: “Tôi muốn nói với ông về một chuyện. Tôi đã cầu nguyện Chúa rất nhiều lần về việc này, và quan sát theo dõi ông.”. Sau đó, Mục sư Singleton nói thật với Vernon: “Tôi đã đọc bài báo Cleveland Scene Tôi muốn biết bây giờ ông đã sẵn sàng nói hết sự thật hay chưa.”.

Vernon đứng bật dậy, ra khỏi giường bệnh. Cử chỉ của ông ta giống như một người sắp rút súng ra khỏi vỏ. Ông đứng ngay ngắn, và nắm chặt lấy hai cánh tay của Mục sư Singleton. Sau đó ông ta khóc, Vernon thú thật hết câu chuyện với Mục sư Singleton. Kế đến, trong một bản affidavit hữu thệ do tổ chức Ohio Innocence Project thực hiện, Vernon thú nhận rằng hồi trước ông ta đã khai láo về sự việc xảy ra hồi năm 1975, ông đã làm như vậy vì bị cảnh sát điạ phương cưỡng ép phải làm.

Vernon nói với luật sư hôm 19/5/1975 ông từ trường học về nhà bằng xe búyt của nhà trường, đúng giờ thường lệ, chứ không phải về sớm như lời khai trước đây. Khi xe buýt ngưng cho học sinh ra khỏi xe, Vernon nghe có tiếng súng nổ từ cửa tiệm Cut-Rate. Khi chạy đến nơi để xem, Vernon trông thấy ông Franks thở hắt ra hơi thở cuối cùng. Vernon và thằng bạn tên là Tommy Hall cùng nhau đi bộ về nhà. Hall nói với Vernon rằng nó biết đứa nào gây chuyện bắn súng vừa rồi: “Bọn thằng Ricky, Ritzie và Buddy.”.

Một lát sau, Vernon quanh trở lại nơi xảy ra vụ bắn chết người, một cảnh sát viên đến hỏi thăm nó để lấy tin tức. Vernon liền đưa tên ba thằng mà Hall mới nói cho cảnh sát biết. Vernon thú thật: “Tôi cũng không biết vì sao tôi lại xung phong đứng ra khai với cảnh sát như vậy. Có lẽ vì lúc đó tôi muốn tỏ ra mình là người biết giúp đỡ ngườí khác. Với tâm trạng của một thằng bé 12 tuổi lúc đó. Tôi nghĩ rằng điều tôi làm là đúng.”.

Theo lời kể của Vernon, vài ngày sau khi xảy ra vụ án mạng, các thám tử của Sở Cảnh Sát cho gọi Vernon lên. Họ trình bầy lại đầu đuôi câu chuyện theo một thứ tự được dàn dựng sẵn, với hình ảnh và các nhân chứng rõ ràng, nghe rất hợp lý, chẳng hạn như những tên sát thủ, vũ khí chúng nó dùng, và chiếc xe đưa chúng chạy trốn. Sau khi cảnh sát bắt đủ trọn bộ ba tên Ronnie, Wiley và Ricky, họ cho đứng xếp hàng xuất hiện trước Vernon tại Ty Cảnh sát để Vernon nhận diện.

Nguồn hình: http://www.clevescene.com
Vernon không thể chỉ vào mặt, xác định rõ ràng dạng tịch của từng nghi can. Cảnh sát bèn kéo Vernon vào một phòng làm việc. Vernon nhớ rõ như in thái độ của người cảnh sát đó rất hung dữ: “Ông ta nổi cơn thịnh nộ, chửi rủa mắng nhiếc tôi, và gọi tôi là thằng nói láo.”. Ông ta đấm mạnh tay lên bàn, và đá đồ đạc xung quanh. Ông làm tôi vô cùng hoảng sợ, tôi bật khóc. Ông nói thẳng vào mặt tôi rằng vì tôi quá nhỏ, ông không thể tống giam tôi. Nhưng ông có thể ra lệnh bắt cha mẹ tôi ngồi tù thế cho tôi về tội nói láo. Tôi đã rút lại những lời khai cũ của mình. Lúc đó, mẹ tôi đang đau nặng. Điều làm tôi lo sợ nhất là đừng để dính líu đến cha mẹ tôi.”.

Cảnh sát viết sẵn lời khai, và bảo Vernon ký tên vào. Sau lần xử đầu tiên, nó được trao cho bản copy lời khai, để chuẩn bị cho lần ra toà kỳ sau. Trong lời khai đó người ta đổ tất cả tội giết người vào đầu ba đứa: Ronnie, Wiley và Ricky. Nhưng điều làm cho mọi người khó chịu là tất cả những bằng cớ, hay nhân chứng khác không đuợc xét tới.

Sau ngày xảy ra vụ án mạng, cơ quan Điều Tra Liên Bang – FBI – liên lạc với các thám tử của Sở Cảnh sát Cleveland, báo cho biết có một số nghi can có thể dính líu đến vụ giết người vừa xảy ra. Nhân viên của FBI liệt kê hai anh em Arthur và Willie King, từng can dự vào một vụ cướp trước đây. Cảnh sát cũng truy tìm ra chiếc xe mầu xanh lá cây, giống như chiếc xe bị nghi ngờ dùng để chở kẻ giết người đi trốn. Chiếc xe thuộc quyền sở hữu của Ishmael Hixon, 23 tuổi. Một phụ nữ ở trong xóm nói với cảnh sát rằng bà nghi đứa con trai 16 tuổi của bà, tên là Paul Gardenshire có dính líu đến vụ giết người. Những nhân chứng kể trên không hề được cảnh sát Cleveland kiểm tra về lý lịch. Nhưng hồi tháng Sáu năm 1975, một cư dân trong xóm bị bắt, bị lấy dấu tay, mang tên là Gardenshire. Y nói rằng y từng dùng súng ngắn 38 ly trong một vụ giết người, và lái chiếc xe mầu xanh. Và đương sự chưa bao giờ bị truy tố.

ĐỜI SỐNG TRONG NHÀ TÙ: 

TỨC GIẬN, PHẪN NỘ và TUYỆT VỌNG là những từ ngữ diễn tả tâm trạng của những người vô cớ bị tống giam vào nhà tù. Song vẫn chưa bộc lộ hết sự ấm ức của người bị hàm oan. Đang từ là những thanh niên mạnh khoẻ, sung sức, tương lai rạng rỡ trước mắt, bây giờ bỗng dưng họ bị nhốt vào nhà giam chật hẹp, tù túng. Khi bị đưa vào tù, Jackson và hai anh em nhà Bridgeman có những thái độ, cung cách ứng xử khác nhau.

Wiley tìm đủ mọi cách đấu tranh về mặt pháp lý. Kết qủa là y được đem ra xét sử lại vào năm 1977, nhưng vẫn bị tuyên án như cũ. Điểm thắng lợi duy nhất là thay vì còn 20 ngày nữa sẽ bị tử hình, thì bây giờ Wiley đuợc đổi sang án tù chung thân. Tinh thần của Wiley suy sụp trầm trọng, đến mức mắc phải chứng bệnh “Schizophrenia” tạm dịch là “Tinh thần phân liệt”: Người mắc bệnh này cứ nghe văng vẳng có tiếng nói trong đầu, bảo họ làm những chuyện quái đản. Sự suy xụp tinh thần của Wiley phần nào đã cứu giúp em trai của nó. Ronnie tìm mọi cách nâng đỡ tinh thần cho anh của mình.

Còn đối với Ricky, anh ta mang thái độ “bất cần đời”, đã cùi rồi không còn sợ ghẻ lở nữa. Anh thú thật: “Tôi chọn thái độ ngang bướng, gây lộn với tất cả mọi người.”. Anh ta lo lắng, bực tức, khiến huyết áp trong người tăng vọt lên cao, và bao tử bị lở loét. Hai chứng bệnh này đeo đẳng anh ta trong nhiều năm. Nhờ bạn bè sống chung trong tù khuyên bảo, giúp đỡ anh ta mới sống sót. Cuối cùng, anh nhận ra rằng giận dữ, tức tối không có lợi gì cho bản thân.

Anh tìm quên lãng trong sách vở. Anh đọc sách rất nhiều, nhất là loại truyện khoa học giả tưởng. Anh say mê theo dõi loạt phim “Star Trek” giống như cha kế của anh trước đây. Ngoài ra, Ricky còn ghi danh theo học một số lớp học. Anh thích nhất lớp dạy làm vườn, trồng cây. Anh say mê theo dõi từng giai đoạn trồng hoa, từ lúc gieo hạt giống, chăm sóc khi chưa nở hoa, cho đến lúc cành hoa nở rộ. Anh trồng rất nhiều cây “ponsettias”, hoa có lá mầu đỏ tươi dùng trong dịp Giáng Sinh, nhà tù bán để lấy tiền.

Anh vẫn tiếp tục kêu nài rằng anh vô tội. Có đến năm lần viên chức tư pháp gọi anh lên để cho anh được hưởng qui chế “parole”, hay tạm tha, nếu anh đồng ý nhận tội giết người. Nhưng anh vẫn cương quyết không nhận tội. Trong mấy chục năm, anh Ricky viết rất nhiều thư khiếu oan lên nhà chức trách, và các cơ quan tư pháp, trong đó có tổ chức Ohio Innocence Project, chuyên giúp tù nhân bị hàm oan.

Tổ chức Ohio Innocence Project là một hoạt động thiện nguyện của trường Luật Khoa Cincinatti. Tổ chức này mở một hồ sơ riêng cho trường hợp của anh Ricky từ nhiều năm nay. Mặc dù các sinh viên luật linh cảm rằng người tù nhân bị hàm oan, nhưng họ không có đủ cơ sở pháp lý vững chắc để khiếu nại cho Ricky. Chỉ có Vernon là người có thể làm thay đổi tình thế được.

Tháng Ba năm ngoái, tổ chức Ohio Innocence Project đệ đơn xin xử lại vụ án tại Toà Phúc Thẩm của Quận Hạt Cuyahoga, nhân danh Ricky Jackson. Đơn xin xử lại nói rằng sự mâu thuẫn trong lời khai của Vernon là bằng chứng để xin được xét lại bản án. Các luật sư cũng nộp đơn xin bồi thường những thiệt hại xảy ra cho nạn nhân vì bản án kết tội sai lầm, dựa vào quyền hiến định của Ricky Jackson. Ông Ricky Jackson đã bị hàm oan, kết tội sai vào năm 1975 vì Vernon bị áp lực phải hợp tác với cảnh sát.

Trong một lá thư Ricky gửi cho tôi trong những tháng sau đó, có một là thư đọc nghe phát đau lòng. Ông ta viết: “Thành thực mà nói, tôi hoài nghi vụ án này sẽ không bao giờ được giải quyết sáng tỏ. Làm sao bạn có thể làm lay chuyển được những gì đã đóng trụ quá lâu, và trở thành một phần của cuộc đời bạn. Trong nỗi hàm oan của tôi, có một số sự kiện tôi phải cam phận nhận nó như một phần của cuộc sống thực tế hàng ngày. Nỗi oan nghiệt của tôi nó sâu đậm đến mức độ tôi nhìn mọi thứ, nhìn mọi người với con mắt vô cảm. Thôi đành chấp nhận như thế cho xong. Cả đời tôi sẽ chẳng bao giờ có được một ngày vui, một ngày hạnh phúc.”.

Ông ta cũng hiểu rõ rằng trường hợp ông được minh oan rất hiếm khi xảy ra. Những trường hợp được minh oan vì bị kết án sai lầm ít có lắm: Năm 2013, trên toàn quốc có 87 người được minh oan, tội lỗi của họ được làm sáng tỏ. Tiểu bang Ohio làm luật bồi thường thiệt hại cho những người bị hàm oan, mỗi năm $40,000, và chính phủ tiểu bang phải chịu tất cả án phí mà người được minh oan đã phải trả.

SỰ THẬT ĐƯỢC PHƠI BẦY:

THẬT LÀ TRỚ TRÊU, bản án của Ricky Jackson được xử lại ở ngay tại phòng xử của chánh án Richard McMonagle. Ngày chưa, chính cha của ông quan toà là chánh án George McMonagle đã xét xử bản án nguyên thủy vào năm 1975. Trong phòng xử của chánh án McMonagale vào sáng ngày 17/11/2014 có đông người đến dự, họ ngồi chật cả phòng xử. Vernon, một người đàn ông nhỏ thó, khoảng trên 50 tuổi bước vào. Bên phía bàn dành cho can phạm, ông Ricky, 57 tuổi, được đưa đến, trên tay ông còn mang chiếc còng sắt. Ông ngồi lặng yên quan sát người nhân chứng đang đứng ở đầu phía bên kia của căn phòng.

Luật sư biện hộ cho can phạm đặt câu hỏi với nhân chứng Vernon, dẫn dắt ông ta hồi tưởng lại từng chi tiết sự việc xảy ra vào ngày xảy ra tội phạm, và những lần nhân chứng gặp cảnh sát khai báo như thế nào. Nhân chứng Vernon thú nhận ông ta không hề chứng kiến tội phạm xảy ra như thế nào, ông cũng không thể nhận dạng các nghi can khi cảnh sát trình diện các nghi can cho ông xem. Kế đến, ông khai rằng ông đã bị hăm doạ. Ông nhắc lại câu nói của người thám tử: “Chúng tao sẽ có cách sửa đổi lời khai sao cho hợp lý.”. Ông Vernon vừa nói, vừa khóc rằng những lời hăm doạ của cảnh sát cho đến nay vẫn còn văng vẳng bên tai ông. Sau đó, họ lấy lời khai của tôi, và tôi cứ khai đại cho xong việc, để họ đừng doạ tôi nữa. Tôi chỉ bừa vào mặt ba nghi can, nói rằng chính những người này đã phạm tội, vì tôi biết những người đó không thể làm gì hại tôi được.

Luật sư biện hộ cho Ricky là ông Brian Howe. Ông hỏi Vernon ông có trông thấy Ronnie Bridgeman, Wiley Bridgeman hay Ricky Jackson vật lộn với ông già Franks hay không. Vernon trả lời hai ba lần rằng không hề trông thấy.

Ông Howe hỏi thêm: “Ông cảm thấy thế nào khi biết mình cung khai một điều không đúng sự thực?”

Vernon trả lời: “Tôi cảm thấy xấu hổ về việc đó. Tôi cảm thấy mình có lỗi vì đã nói láo. Tôi mang mối ân hận mãi trong lòng.”.

Hai bàn tay của ông Ricky được đưa lên cao để ông vuốt mặt của mình. Đôi mắt ông nhắm chặt lại khi sự thật được phơi bầy.

CÔNG LÝ ÁP DỤNG BÌNH ĐẲNG CHO MỌI NGƯỜI

VAI TRÒ CỦA VERNON chấm dứt trong ngày hôm sau, và phòng xử trở nên trống trải, không còn đông người đến dự. Đồng hồ trên tường điểm 2 giờ 15 phút trưa ngày Thứ Ba. Bỗng dưng người ta thấy một số luật sư của tiểu bang nối đuôi đi theo sau ông Tim McGinty, công tố viên quận hạt, từ phía cuối phòng xử đi lên.

Ông McGinty lên tiếng tuyên bố: “Chúng tôi đặc miễn cho phép không cần phải trình bầy thêm lý luận sau cùng về bản án. Qua những lời khai trung thực của nhân chứng trong buổi điều trần, và những bằng chứng do luật sư biện hộ đưa ra, tiểu bang đồng ý không cần đưa ra xét xử một lần nữa. Tiểu bang nhận thấy kết quả sau cùng của buổi điều trần này là ông Jackson và những đồng phạm với ông sẽ được phóng thích. Nếu toà không phản đối, chúng tôi xin được kết thúc phiên xử hôm nay tại đây.”.

Một khoảnh khắc yên lặng bao trùm phòng xử. Có tiếng xì xào đặt câu hỏi như vậy Ricky có được tha hay không.

Chánh án McMonagale tuyên bố: “Thôi được rồi. Mọi người hãy lắng nghe tôi tuyên bố: Ông Jackson, chúng tôi mời ông quanh trở lại đây vào ngày Thứ Sáu tới đây để làm thủ tục giấy tờ trả tự do cho ông, thế là xong.”.

Ricky bật khóc thành tiếng, và nói: “Cám ơn Ngài, cám ơn các ông.” Nói xong ông đưa hai tay lên trời, mừng rỡ. Ông chià tay ra bắt tay từng người trong nhóm trợ giúp pháp lý. Một người rút ra chiếc điện thoại, đưa cho Ricky và nói có người muốn nói chuyện với ông. Rồi ông ta đọc số điện thoại của Kwame để Ricky bấm số. Ricky nói: “Hello.. Ricky đây, Ai ở đầu giây đó? Hey! Mọi việc xong hết rồi. Ông bạn là ai vậy.. À há. Thứ Sáu này tôi sẽ về nhà với anh. Báo cho mọi người biết tin dùm tôi.. I love you…”

Vào ngày thứ Sáu, ông Kwame phải vất vả lôi bàn chân nặng nề của ông đi theo bà LaShawn, vợ ông, đến dự buổi điều trần của Ricky trước 9 giờ sáng. Suốt ba ngày qua, ông không thể nhắm mắt ngủ được. Anh trai của ông, Wiley Brigeman cũng sẽ được đem từ nhà tù đến Cleveland theo lệnh của Toà. Vậy là ông có thể gặp lại anh của ông.

Bên trong toà án, nhân viên an ninh dẫn ông Ricky Jackson vào phòng xử. Bộ quần áo tù đã được thay thế bằng bộ thường phục quần dài, sơ mi, và thêm một chiếc áo len có dây kéo ở giữa. Ông mỉm cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng bóc, sáng ngời. Ông Chánh án McMonagale mở đầu phiên xử: “Cuộc đời có nhiều thăng trầm, thất bại hay vinh quang. Chiến thắng của qúi vị lần này là một chiến thắng lớn lao.”

Một giờ đồng hồ sau, Wiley Bridgeman cũng được trả tự do.

Ricky bước tới bước lui trong phòng giam để chờ làm thủ tục giấy tờ tha bổng. Đợi chờ thêm chút nữa cũng chẳng ăn thua gì so với khoảng thời gian đợi chờ cả đời như trước đây. Ông ta đâu biết rằng ở tầng dưới nhà, phòng khánh tiết của Toà Án, cách đó 16 tầng lầu, các ký giả, phóng viên chụp hình, với máy ảnh trong tay đang chờ được gặp ông để chụp hình kỷ niệm ngày ông được tha bổng. Theo tài liệu National Registry of Exorneration - Kỷ Yếu Trường Hợp Minh Oan Toàn Quốc, ông Jackson ngồi tù 39 năm, là trường hợp hợp bị hàm oan lâu dài nhất trong lịch sử tư pháp của Mỹ.

Ba đứa trẻ trên đường Arthur Avenue gặp lại nhau tại một khách sạn gần đó. Đây là lần hội ngộ đầu tiên của chúng sau 39 năm. Bây giờ cả ba đã trở thành những người đàn ông ở tuổi trung niên. Bà LaShawn, vợ của ông Kwame đứng lên, cầm ly rượu chúc mừng ngày đoàn tụ của ba người bạn thân. “Nào anh em, chúng ta cùng nâng ly mùng ngày tái ngộ.”. Nói xong, bà chạy lại ôm lấy Ricky.

Bữa cơm trưa được tổ chức tại nhà hàng Red Lobster. Ricky, Kwame và Wiley ăn uống no say. Một người gọi chai rượu sâm banh cho Ricky uống, và nói: “Ly rượu mừng này dành cho Ricky, cám ơn Thượng Đế đã dành ân sủng cho chúng ta.”.

Đêm hôm đó, mặc dù đã mệt nhoài sau một ngày dài tiệc tùng no say, cả ba lái xe đi quanh thành phố cho đến tận 2 giờ sáng. Họ quanh về xóm cũ, về con đường Arthur Avenue. Con đường này bây giờ trở nên hoang phế, và chìm khuất trong bóng tối âm u. Đối với Ricky, nó giống như hình ảnh trong câu chuyện khoa học giả tưởng, giống như vừa ra khỏi chiếc phi thuyền không gian của loạt phim Star Trek đối diện với cả một thế giới mới.

Bài tường thuật của Kyle Swenson trên báo Cleveland Scene ngày 5/12/2014

Nguyễn Minh Tâm dịch theo Reader’s Digest tháng 5/2015

(Email from reader)

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us