Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Sưu Tầm
--------o0o--------
Chuyện UBER và Taxi
Thuyền Nhân
Chào các bác Không Quân
Để vận động cho việc thay đổi hệ thống thuế của Úc, ông Tổng trưởng Tài Ngân Joe Hockey tuyên bố:
“ Hệ thống thuế của chúng ta đã lỗi thời không đáp ứng được với tình thế mới ” và ông nêu công ty Uber làm thí dụ “ Uber là một hãng taxi không làm chủ một chiếc taxi nào cả.”
Điều này khiến người ta đặt câu hỏi “ Uber là cái quái gì nhỉ ?” nó có thật hay là giả? tại sao hãng taxi mà không làm chủ một chiếc taxi ? Thế là thế nào ?
Thưa các bác….
Uber là một công ty đứng trung gian làm môi giới giữa hành khách ( Rider) và tài xế ( Driver). Hành khách phải tải cái ứng dụng Uber App vào Mobile phone của họ và mở trương mục với Uber, qua đó cung cấp chi tiết về thẻ tín dụng của khách. Sau khi hành khách đi một cuốc xe thì Uber sẽ thu tiền xe ( Fare ) qua thẻ tín dụng. Phòng phát lương của Uber ở Amsterdam, nước Hoà Lan sẽ trả công cho Driver mỗi tuần một lần bằng cách chuyển tiền vào sổ băng của tài xế.
Người ta gọi hành khách là Passenger còn Uber gọi là Rider, tài xế vẫn gọi là Driver nhưng có khi được gọi là Uber Partner.
Muốn gọi xe, Rider dùng Mobile phone mở cái Uber App rồi bấm nút trong App để gọi. Thế là vị trí đứng của khách cũng như tên và số phone sẽ On Line, sẽ hiện ra trên Mb phone của Driver, bác tài tìm đến địa điểm đó mà đón khách. Ngược lại hành khách cũng nhìn trên màn ảnh Smart phone của mình để biết về chiếc xe đang đến đón thí dụ như tài xế tên Nguyen, bảng số xe ABC123, Mb phone của tài xế 0410 ….., khách cũng nhìn thấy chiếc xe đang đi trên con đường nào, đang quẹo trái, quẹo phải ra sao và cách mình bao xa. Nếu hành khách và tài xế bị thất lạc thì có thể dùng Mobile để liên lạc với nhau.
Thí dụ như mẩu đối thoại của bác tài Quin và hành khách May
Bác tài Quin: G’day May, you thấy cái xe màu đỏ mở đèn Hazard chưa. Dòng traffic đẩy mạnh quá tôi không ngừng ở góc đường được. Police sẽ phạt tôi.
Hành Khách May: “Tôi thấy your Toyota rồi… Quinny.. nhưng you đã đi qua. Mưa quá tôi không di chuyển được. You go around the block vòng lại đi. Tôi mặc váy tím , áo hồng và đứng ngay trước cửa nhà hàng Mac Donald’s. You ngừng lại tôi chạy ra ngay.”
…….Tìm người như thể tìm chim, chim bay biển bắc anh tìm biển nam ! Tài xế không biết mặt khách hàng, thành phố Sydney lúc nào cũng đông người nghẹt xe thế mà bác tài vẫn đón khách được cho dù phải rước khách giữa trời mưa hay giờ cao điểm với dòng xe cộ đông đúc. Bất chấp địa điểm khó khăn hiểm hóc cỡ nào bác tài cũng vẫn tìm được khách nhờ hệ thống định vị toàn cầu của Uber App dẫn đường. Tài xế Uber không thể nói là tôi không gặp được khách hàng nếu khách vẫn mở Mb phone. Thậm chí khách còn gọi Mb hoặc gửi text nhắn tin chỉ đường cho bác tài đến chỗ họ đợi. Hành khách của Uber thích đặc điểm này lắm. Nó núp ở đâu thì tài xế cũng phải mò đến nơi.
Có khi tài xế đã U-turn quay đầu bỏ cuộc nhưng hành khách theo dõi qua Smart phone biết được bác tài tính bỏ rơi họ, thế là họ chủ động gọi phone yêu cầu bác tài U-turn lần nữa rồi hướng dẫn bác tài đến điểm hẹn. Có khi là một đôi trai gái tình tự trong công viên cầm Mb phone hướng dẫn taxi đến đón ngay tại ghế đá. Có lúc trời mưa khách muốn được đón ngay nơi họ đang trú mưa. Vào trời tối mùa đông họ uống đến giọt rượu cuối cùng rồi bước ra khỏi Pub và lên xe về nhà an toàn.
Những tiện nghi độc đáo do Uber mang đến, những nét đặc thù như thế thì taxi cổ điển không thể cung cấp được. Hỏi sao người ta không “nghiện” Uber !
Về mặt tình cảm thì khách và bác tài có vẻ gần gũi hơn, có vẻ “ nặng tình đồng hương ” hơn vì chưa lên xe đã biết tên nhau cho nên phút đầu gặp gỡ đã có thể gọi tên chào hỏi ngay
Chấm dứt chuyến hành trình đôi bên chỉ việc Bye Bye và dùng Mb phone chấm điểm nhau ( Rate). Cao nhất là được 5 sao. Khách cho điểm tài xế mới quan trọng chứ tài xế cho điểm khách dù là 1 sao đi nữa thì cũng chẳng chết ai! Khách hàng dù cà chớn vẫn là xếp lớn của tài xế, của Uber! Ngược lại khách cho điểm xấu là tài xế bị treo giò. Driver mà đẳng cấp dưới 4 sao rưỡi là bị “ treo giò”.
Tiền Fare được thanh toán bằng credit card, qua trương mục khách hàng đã mở với Uber. Khách không thể chạy làng, không thể ăn quỵt. Bác tài không bận tâm thu tiền, thối tiền vì Uber đã nắm đàng cán rồi. Làm bác tài kiểu này không sợ bị cướp vì có tiền đâu mà cướp, không sợ gặp khách cà chớn vì Uber nắm hồ sơ lý lịch tên tuổi, credit card của khách rồi. Tuy nhiên, họa hoằn lắm, gặp phải khách cà chớn bác tài vẫn có quyền bấm nút Cancel Trip nhưng phải báo cáo ngay để Uber giải quyết vấn đề di chuyển của khách hoặc các vấn đề liên quan đến luật pháp hoặc gọi cảnh sát giải cứu tài xế vv…
Khoảng hai chục năm qua nền văn minh nảy ra hiện tượng ON LINE, có rất nhiều công ty buôn bán như ebay, amazon, công ty chuyên chờ hành khách như Uber, nhiều công ty cung cấp dich vụ, shopping vv…chỉ xuất hiện ON LINE, ta gọi là Internet. Nhiều công ty không có số điện thoại. Chủ tiệm và khách hàng liên lạc,“ nói chuyện” với nhau mà không phát ra một tiếng nói nào cả. Ta thường thấy giới trẻ dùng mobile phone và đánh vài chữ vào đó.
Thế là Chat đấy các bác Không Quân ạ.
Họ đang trầm luân vào thế giới ảo ON LINE đấy. Có thể là họ đang chat với bạn bè, có thể là họ đang đấu giá ON LINE, đang mua sắm ON LINE. Lúc họ trở về đời sống thường là lúc họ OFF LINE. Có lần hệ thống nét niếc của Uber bị breakdown không làm việc đúng vào đêm thứ sáu bận rộn. Hai ngàn driver của Uber bị mất việc cầm cái Smart phone với hàng chữ You are OFF LINE chạy về …nhà. Biết làm gì bây giờ.
Thời nay sinh hoạt kinh tế thương mại dùng Internet là khu vực hoạt động rất mạnh. Thương vụ của họ hàng tỷ bạc thế nhưng họ không có cửa tiệm, mọi sự liên lạc, trao đổi với nhau hoàn toàn On Line. Họ không thèm quảng cáo trên tivi hoặc báo chí hay đài phát thanh thế nhưng không hiểu sao khách hàng lại biết họ để “làm business” với nhau nhỉ ?
Cái thế giới ảo, cái xã hội đen ấy cứ chập chờn On Line, Off Line lởn vởn quanh ta. Gọi là thế giới ảo nhưng sinh hoạt lại là thật và tiền bạc lại là thật.
Uber cũng là ảo ảnh. Nó là một hãng vận tải ON LINE. Nó chẳng quảng cáo trên tivi, báo chí hay radio. Ở Sydney cho đến bây giờ nó xin lỗi vì chưa có điện thoại !!! Thế nhưng khoảng 2 tuần mà bác tài không chạy cuốc nào thì sẽ được nó gọi phone hỏi thăm sức khoẻ how are you?... và thậm chí nó cũng chẳng có văn phòng. Ai muốn tìm nó thì phải ON LINE rồi tìm www.ubersydney.info dù bạn muốn xin làm tài xế hay bạn muốn là hành khách cứ vào đó mà Chat.
Khi bạn order rồi thì sẽ có một cái xe bình thường như xe nhà đến đón bạn. Có người gọi hình thức này là “ private taxi= tắc xi tư ” Chiếc xe không phải taxi mà vẫn chở khách như taxi này không đồng dạng như taxi, chẳng gắn bảng taxi, không có bác tài mặc đồng phục đôi khi Uber Driver là một cô gái mặc rất xinh đẹp, thơm phức đó nhé. Có thể là một bà mẹ sau khi đưa con đi học bèn “ doing Uber ” kiếm chút tiền chợ. Các chị em tài xế Uber vừa được tham dự buổi trà đàm, cà phê cà pháo dành riêng cho họ.
Phương tiện chuyên chở chỉ là chiếc xe nhà bình thường. Uber muốn biến mọi người thành tài xế và dùng ngay chiếc xe nhà của họ làm phương tiện chuyên chở.
Trong website của Uber quy định xe phải sản xuất từ sau năm 2006 và tài xế phải có bằng lái Hire Car. Dĩ nhiên là phải có Mobile phone. Quả là những điều kiện khá dễ dàng. Nghề này gần như không cần vốn.
Uber phân ra nhiều đẳng cấp : UberX, UberBlack,UberSUV,UberLux nghe nói là ở đâu đó còn có cả Uber trực thăng.
-UberX giá bình dân đi bằng các loại xe bình thường như Toyota, Nissan,Honda.., Đây là mặt hàng được chiếu cố nhiều nhất. Đông khách nhất. Thường rẻ hơn taxi.
Tuy nhiên khi gọi xe hành khách cần xem kỹ bảng giá rồi hãy quyết định nhé. Cách tính tiền của Uber rất linh động. Có giờ đắt và có giờ rẻ. Cao điểm thì đắt, ngoài giờ cao điểm thì rẻ. Nếu không vội ta nên di chuyển vào lúc rẻ. Đôi khi chỉ khác nhau 15 phút thôi.
Thế nhưng làm sao mình biết được giờ nào đắt, giờ nào rẻ ?
Câu trả lời là “ Cầu nhiều cung ít thì đắt. Cung nhiều hơn cầu thì giá rẻ” Đắt nhất có lẽ là tháng 12 năm 2014 khi Sydney bị khủng bố ở Lyndt Café, đường Martin Place. Lúc đó không bác tài nào muốn vào trung tâm Sydney để đón khách! Và giá Uber vọt lên đến 4 lần.
Xin lưu ý rằng đắt, rẻ được biết đến theo code Đỏ, Vàng và trắng.
Vùng đang Hot là màu đỏ giá đắt vì không đủ xe Uber hoạt động. Ta nên chờ một chút, có khi chỉ 15 phút sau sẽ có hàng trăm Driver từ vùng khác lao vào vùng Hot để kiếm ăn thì code hạ xuống màu vàng Yellow,giá rè hơn một chút. Rồi vài phút sau nữa xe Uber theo chiến thuật ruồi bu cục đường tràn ngập vùng này thế là nó lại trở về bình thường với giá rẻ, có màu trắng. Vậy nhớ xem màu Đỏ, Vàng, Trắng mà gọi xe.
Viết ra thì dài giòng chứ nhìn trong Mb phone là thấy ngay khỏi cần giải thích. Đồng tiền làm cho chúng ta sáng mắt ngay khỏi cần nhiều lời.
Làm bác tài cũng thế, vùng nào đang Hot thì hướng xe vào đó. Cùng một đoạn đường có khi giá gấp rưỡi. Đang trong vùng Hot thì nhịn ăn, nhịn uống mà hốt bạc. Chẳng bao lâu nó về màu trắng thì trở lại bình thường.
-UberBlack giá rất đắt nhưng được đi bằng những chiếc xe limousine đen có, trắng có, to lớn kềnh càng bề thế sang trọng. Đây là hạng business.
-Còn đẳng cấp Uber SUV và UberLUX dành cho người muốn dịch vụ quý tộc.
Ngày 14 tháng 5 năm 2015 UberX vừa khoe rằng sau một năm nhập vào Sydney họ đã chuyên chở được 1 triệu hành khách.
Lịch sử Uber bắt đầu vào năm 2008 khi Travis Kalanick, sinh năm 1976, sang Paris nước Pháp dự cuộc hội thảo LeWeb, anh ta đón mãi không được một chiếc taxi để di chuyển.Tức mình quá, từ đó anh ta nảy ra ý tưởng thành lập Uber Taxi dùng ngay xe nhà làm taxi. Năm 2009 hai ông Travis Kalanick và Garrett Camp thành lập công ty Uber đặt trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ.
Chỉ sau vài năm, tính đến cuối năm 2014 nó đã lan ra 53 quốc gia, khoảng 200 thành phố trên toàn thế giới. Nay công ty được định giá trị hơn 40 tỷ Mỹ kim.
Sự xuất hiện của Uber tạo nên chống đối mạnh mẽ từ giới taxi truyền thống. Sự chống đối mạnh nhất đến từ những người làm chủ bảng số taxi. Tại Sydney phần lớn chủ quyền bảng số taxi nằm trong tay những nhà đầu tư còn đa số các bác tài là kẻ làm công. Đa số tài xế taxi thuộc thành phần di dân mới đến Úc như Đông Âu, Việt Nam, Trung cộng, Ấn độ, Pakistan, Trung Đông vv.
Trị giá bảng số taxi năm 1990 khoảng 110, 120 chục ngàn đã tăng lên gần nửa triệu và bây giờ sụt xuống khoảng 370 ngàn. Các nhà đầu tư tức lắm. Họ đổ tội ngay cho Uber mặc dù có thể còn lý do nào khác nữa vì thị trường lên xuống tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Làm chủ bảng số mỗi năm cho thuê bảng số được khoảng 25 hoặc 30 ngàn tuỳ theo đôi bên thương lượng, ngoài ra còn được lợi nhờ bảng số tăng giá.
Về phía các bác tài taxi thì nhiều người hoan hô thằng Uber . Từ nay họ quy thuận giáo chủ Uber và biến chiếc xe nhà thành UberX taxi rồi tự mình làm chủ công ăn việc làm, làm chủ đời mình. Uber lấy tiền xâu 20% trên một cuốc xe. Các bác tài với vốn kiến thức đường xá có sẵn lại được claim tax trên tiền dùng điện thoại, tiền sửa xe, tiền xăng vv…so ra còn lời chán. Dzui ơi quá xá là dzui.
Uber còn cho phép người ta đầu tư vài ba chiếc xe và thuê người lái. Nhiều bác tài có máu kinh doanh nay trở thành chủ đầu tư và ngồi nhà hưởng lợi trên sức lao động của người khác. Mặc cho các nhà đầu tư làm chủ bảng số taxi chống đối, các bác tài lẳng lặng chụp lấy thời cơ làm giàu. Đặc biệt trong những cộng đồng có nhiều di dân mới đến Úc như Việt Nam, Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Đông vv…lúc nào cũng có đồng hương gia nhập hàng ngũ tài xế mới.
Các bà nội trợ cũng có thể lái Uber mà kiếm thêm tiền chợ. Các cụ về hưu có nhu cầu “ keep contact” muốn liên lạc với dòng đời chứ không chịu ngồi yên chờ Chúa gọi cũng gia nhập hàng ngũ Driver.
Đối với những người lãnh trợ cấp tìm việc hay trợ cấp cựu quân nhân già thì chính phủ cho phép kiếm chác thêm mỗi tuần hai ba trăm gì đó. Thế thì các ngài dại gì mà không “quậy” thêm tý tiền thay vì ngồi nhà buồn bã nhìn thời gian trôi qua trong chán chường. Lái xe loanh quanh vừa coi như giải trí miễn phí vừa kiếm thêm tý tiền còm chẳng tốt hơn gia nhập hội thời trang ( than trời ) hay sao ?
Muốn dzô nghề phải đầu tư một chút vốn.
Trước nhất ra bộ giao thông xin bằng lái Hire Car. Bằng này cũng dễ xin. Chiếc xe đời 2006 là được ( xem website Uber để biết chính xác) lau chùi xe cho láng coóng, hút bụi sạch sẽ, xịt tý thuốc thơm nhưng nhớ đừng xài mùi thơm mình thích nhưng nhiều người dị ứng, chỉ cần deodoriser cỡ Glen20 mua ở siêu thị là good rồi. Trang phục chỉnh tề sạch sẽ đừng lè phè quá, nên thắt cà vạt cho có vẻ chuyên nghiệp. Cần Mobile phone kha khá , ít nhất phải là iPhone 4S, Samsung Galaxy. Mobile phone cũ không tải được mấy cái Uber App, hơn nữa tuần nào Uber cũng đòi nâng cấp Upgrade nên Mb. cũ quá không dùng được. Mobile phone rất quan trọng, càng xịn càng tốt. Nếu có cái sơ cua nữa thì càng hay.
Kế đến tự mình hay nhờ con cái vào trang Uber trong thành phố của mình, tìm xem trụ sở nó ở đâu. Đến tận nơi xem nó đòi hỏi những gì ? thí dụ như giấy tờ cá nhân, giấy chứng nhận không có tiền án xin từ sở cảnh sát. Có số thuế ABN chưa? Nếu chưa có thì vào website sở thuế mà xin miễn phi chứ đừng vào mấy cái website thuộc loại điền đơn dùm mà bị nó charge cả trăm đô la tiền công. Rồi giấy bảo hiểm xe, đăng bộ xe, số account nhà băng để Uber trả tiền trực tiếp vào đó. Nếu đủ thủ tục thì nó cho mình hành nghề ngay.
Tùy theo số tiền mình làm ra mà Bộ Centrelink, Bộ Cựu chiến binh có thể giảm bớt chút đỉnh trợ cấp. Nên đọc Fact Sheets trong website của DVA hay Centrelink để nắm tình hình kẻo bị “ binh lủng”
Tôi trộm nghĩ cuối cùng mình cũng có thêm chút tiền tiêu xài nếu mình muốn làm việc. Tuy nhiên trong vấn đề này nên nghiên cứu kỹ.
Hiện nay tại Trung Cộng và Nam Hàn có một số thành phố ngăn chận không cho Uber hoạt động và họ ăn cắp sáng kiến của Uber để lập ra các công ty vận tải ON LINE của người địa phương.
20% tiền xâu là một số tiền khổng lồ chứ đâu phải nhỏ. Tuy nhiên đây là lãnh vực liên quan đến bản quyền trí tuệ và những hiệp ước thương mại kinh tế ràng buộc giữa những quốc gia này. Đây là vấn đề kinh doanh xuyên quốc gia có ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
Trở về nước Úc, trận chiến giữa chủ bảng số taxi và Uber ở các thành phố trên nước Úc đã bắt đầu.
Phe taxi đang đòi lôi Uber ra toà. Tôi chỉ nghe thế thôi chứ không biết kiện nhau về chuyện gì ? Lý do nào đi kiện vv..
Tuy nhiên cũng xin lạm bàn chút chơi.
Nguyên tắc của chế độ tư bản là phải có tự do kinh doanh. Xã hội này đấu tranh quyết liệt để bảo vệ quyền tự do đó. Nó là một quyền căn bản trong bốn quyền được quy định trong hiến chương Quốc tế Nhân quyền.
Trên nguyên tắc các quan toà Úc phải bảo vệ quyền tự do kinh doanh của mọi người. Nếu Uber đã thành lập công ty trên nước Úc tức là có tư cách pháp nhân. Các quan toà cũng như chính phủ Úc không được phép đứng về bên này mà chèn ép bên kia. Hiện nay Taxi tại Sydney cũng đang bị các loại Hire Car ( cả ngàn bảng số ) và xe Bus cạnh tranh nhưng các thế lực ấy nhỏ bé không đáng kể.
Mới đây đến Điểm Hẹn của Uber ở Technology Park , khu Evenleigh tôi nghe nói đã có tới 2,500 tài xế. Tuy nhiên họ thường là tài xế part time chứ ít người lái full time cho Uber. Có người cả tuần chạy hai hoặc ba cuốc vì còn đang có công việc khác. Tôi thấy nhiều người mang giấy tờ đến xin làm Driver. Thậm chí nhiều bác tài taxi đang mặc uniform của T.C.S, Manly Cab, Cumberland và nhiều tài xế Hire Car mặc đồ vét v.v.cũng đến xin lái xe cho Uber.
Chuyện như trò đùa. Công ty Uber lừng danh trong giang hồ, nổi tiếng toàn cầu xuất hiện ở Sydney lúc nào cũng ít người biết, không thấy giám đốc, không thấy thư ký ,không có số điện thoại thậm chí không có cả cái văn phòng . Anh bạn Văn T.H. ( Không Quân ) chỉ tôi đến Locomotive Workshop số 8 trong Technology Park. Khi đến nơi thì Điểm Hẹn Meeting Point vừa đổi, sau mới biết nó thường xuyên đổi lung tung, thế rồi nay Điểm Hẹn ở phòng 5B mai đến nữa thì Điểm Hẹn lại dời sang 9D mốt lại dời sang phòng 9C. Cứ nhìn những khuôn mặt ngơ ngác tìm đường là biết ngay “ em mới ” đang đi tìm Uber như mình. Loanh quanh cũng trong Workshop số 8 thôi.
Trong Điểm Hẹn chỉ có vài cô cậu thanh niên nói năng giọng Mỹ, mặc áo thung, quần short lè phè tay cầm laptop, cầm iPad còn đồ nghề , giấy tờ vv... nằm trong mấy cái thùng nhựa. Lúc đến thì khiêng thùng đến hết giờ lại khiêng thùng đi.
Trông cà chớn cà cháo thế mà nó làm cho ngành taxi vất vả đến độ phải đi kiện đi cáo.
Nếu quan tòa dẹp Uber tức là giúp cho phe taxi khống chế thị trường giao thông vận tải thì coi như quan tòa treo cổ chế độ tư bản. Khống chế thị trường là một trọng tội. Chúng ta đã thấy những công ty cấu kết với nhau chèn ép người tiêu thụ, họp hành với nhau âm mưu làm price setting khống chế thị trường đã bị toà phạt rất nặng.
Nguyên tắc của thế giới tư bản là tự do kinh doanh và nhiệm vụ của chính phủ, của toà án là phải bảo vệ sự tự do cạnh tranh đó.
Tuy nhiên giới taxi có thể gây khó khăn hơn cho Uber thí dụ như bắt Uber phải thuê bảng số Hire Car gắn vào xe, bắt phải tuân theo một số thủ tục nào đó vv… Như thế là giới taxi nối giáo cho giặc, giao trứng cho ác giúp cho Uber đi vào dòng chính. Lúc ấy nó sẽ được nhiều quyền lợi khác như được lập bến bãi như taxi, có chỗ đậu chờ khách ở phi trường như các Hire Car và Bus hiện nay, được phom phom chạy trên Bus Lane.vv…và vv... Nếu được thay da đổi thịt như thế thì Uber “ từ không thành có ” nó sẽ công khai phát triển. Cái đau khổ của ngành taxi là ở chỗ đó vì dại dột thêm chân cho rắn, thắp cánh cho hổ.
Chuyện này còn dài nhưng xin tạm ngừng câu chuyện ở đây
Chào các bác KQ và chúc an lành
Thuyền Nhân 2015
-------oo0oo-------