Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Sưu Tầm
--------o0o--------
Đi tìm nhành hoa Thạch Thảo
Đi tìm nhành hoa Thạch Thảo - Lê Duy Đoàn
Anh Đẳng thân,
Mấy tuần nay bận việc quá nên tôi chưa hồi đáp Anh và anh Nguyễn Hy Văn. Đọc bài viết của tác giả Lê Duy Đoàn thấy rất hay và khá đầy đủ về Hoa Thạch Thảo. Bài viết rất khách quan, trong sáng nhưng cũng không thiếu tính lãng mạn về một loài hoa.
Sau khi ở tù cải tạo hơn mười năm rồi được cho về nhà, nhà thơ Tô Thùy Yên đã viết:
" Cám ơn hoa đã vì ta nở
" Thế giới vui từ nỗi lẻ loi !
Cũng như rất nhiều bài thơ hay trong văn học sử Đông Phương về câu hỏi "Hoa nở vì ai" hay "Hoa vì ai nở," nhất là thơ của các Thiền Sư đạt đạo, nhưng sự thật thì Tô Thùy Yên và các thi sĩ đó đều sai. Hoa chỉ nở cho chính hoa và cho mục đích hiện hữu của hoa. Tất cả mọi sinh vật, động vật cũng như thực vật, đều có một mục đích để xuất hiện, để ra đời, để hiện hữu, và để tồn tại là thực hiện sự tiếp nối. Hoa nở để tạo sự tiếp nối từ hoa ra quả và quả mang hạt rồi hạt sinh cây (mộc), sinh cỏ (thảo), sinh cành, sinh hoa. Nhưng muốn tiếp nối được và được tiếp nối thì hoa phải tự phô bày màu sắc trắng đỏ tím vàng để hấp dẫn, để quyến rũ ong bướm đến hút nhụy và truyền tải phấn hoa cho hoa khác ... .
Hoa nở vì hoa, hoa nở cho hoa; hoa tự khoe sắc thắm cho hoa để chiêu dụ bướm ong thực hiện mục đích tiếp nối của hoa.
" Nghìn thu em lặng lẻ ươm mầm,
" Cành sen không ai biết, em âm thầm nở hoa.
[Nghìn Thu -- Phạm Duy / Thái Thanh // Nhạc và lời của chính Phạm Duy; không phải thơ của Tản Đà.
https://www.youtube.com/watch?v=bGHy4zzSFgM&list=PLNBxCTIUVE70K2pNUUjMQuzhscK_frmq1&index=2]
Thế thôi !
Cho nên Balgobin đã phân biệt thật chính xác sự khác nhau giữa Complete và Finished bằng một câu nói giản dị đầy ẩn dụ, " When you marry the right woman, you are complete. When you marry the wrong woman, you are finished. And, if the right one catches you with the wrong one, you are complete finished." Từ lâu tôi tâm đắc với sự phân biệt rõ ràng giữa Complete và Finished của nhà ngữ danh tiếng học này, nhưng khi tôi đọc được lời phát biểu của một vị sĩ quan cấp tướng VNCH bằng vào kinh nghiệm sống của ông và của ... lịch sử nhân loại (human history / chữ ông dùng) thì tôi mới thấy hoa nở vì hoa, hoa nở cho hoa, hoa độc lập bẩm sinh, hoa chỉ không tự cô lập mình mà hoa chủ động liên lập với môi trường sinh thái để duy trì sự hiện hữu và tồn tại bằng diễn trình nối tiếp tự nhiên và miên viễn. Hoa không nở vì mùa Xuân, hoa không nở vì nắng vàng tha thướt, hoa cũng không nở vì gió nhẹ nhởn nhơ mớn trớn mà tất cả các yếu tố ngoại vi đó chỉ là những trợ duyên cho diễn trình nở hoa mà thôi chứ hoa nở vì hoa, vì nhân, vì quả của chính hoa.
Khi chuyện trò thân ái với hai cô con gái nhỏ của mình, vị tướng đã dạy dỗ con bằng những lời nói rất chân thành và vô cùng thương yêu của một con người khiêm tốn, mặc dầu có lúc ông "phải" làm Tổng Tư Lệnh Quân Đội -- Commander-in-Chief -- trong một năm rồi đảm nhiệm chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội -- Chairman of the Joint Chiefs of Staff -- trong hơn mười năm.
"He warns us about love. 'You must not trust a man to support you. Love is independence. Love is self-reliance.' và
'It is less important whether a man trusts and depends on his wife. It is more important that a woman not find herself dependent on her husband.' vì 'A boy's life would not be ruined if his love is a mistake, but a girl's life would be. That, he said, is human history."
[Lan Cao: The Lotus and the Storm. New York, 2014. 39]
Do vậy, tự bẩm sinh, hoa độc lập. Hoa nở vì hoa và cho chính hoa là một điều tất yếu, một nhu cầu tự nhiên của chính hoa. Hoa chủ động đem nét đẹp đến cho đời vì người đời ngưỡng mộ vẻ đẹp của hoa chứ không phải hoa tồn tại vì những gì ngoại giới ngoài bản thân hoa. Điều này thể hiện rất rõ trong cuộc đổi đời năm 1975 mà chúng ta thấy và ngưỡng mộ sự độc lập, sự dấn thân, sự hy sinh, sự quên mình, sự tháo vát, sự đãm đang, và nhất là sự chịu đựng của người phụ nữ VNCH, ngay cả khi cùng gia đình đến định cư tại nước thứ ba trong những tháng năm đầu của cuộc đời tị nan.
Đẹp thay !
William Tran
Trở lại trang chính vietlist.us http://www.vietlist.us/index.php
Đi tìm nhành hoa thạch thảo
Lê Duy Đoàn
Những người có chút máu văn nghệ một lúc nào đó nổi hứng, thường buột miệng hát đôi câu vu vơ. Những câu hát nằm trong bộ nhớ có khi chỉ là một đoạn của bài hát. Khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi, khúc nào cũng được, tự nhiên bật ra như radio bắt được tần số dò đài, những bài hát cóp nhặt trên dòng đời một cách có ý hay vô tình nghe đâu đó thỉnh thoảng được hát nho nhỏ như thế...
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi…
Đó là câu hát tôi thường nghêu ngao nhất, có lẽ vì không gian đượm buồn nhè nhẹ của lời bài hát, mà cũng vì trong câu hát có tên một loài hoa gây ấn tượng vì vẻ huyền hoặc của nó.
Có lẽ với người Tây phương, người ta biết ngay hoa thạch thảo là hoa gì, một cái gì thấy được, ngắt được,thậm chí ngữi được mùi hoa ngát hương của nó. Trừ những người đã đi Tây và có quan tâm tìm hiểu thì còn có thể biết chứ phần nhiều người Việt chúng ta thật ra đọc thì đọc, hát thì hát chứ chẳng biết hoa thạch thảo là hoa gì, mặt mũi vóc dáng ra sao ?!
Bài viết này không bàn luận gì về bài thơ L’ Adieu mà Búi Giáng đã dịch và Phạm Duy đã phổ nhạc, tôi chỉ muốn nhân câu chuyện liên quan đến bài thơ để đi tìm ra một cành hoa đúng thật là một cành hoa thạch thảo đặt lên mộ của Léopoldine tiếc thương người bạc mệnh.
Léopoldine là con gái cưng của Victor Hugo, đại văn hào Pháp (1802-1885). Léopoldine đã chết đuối cùng chồng trong một vụ lật thuyền trên sông Seine vào trưa ngày 4/9/1843, khi cô chưa đầy 20 tuổi và đang mang thai 4 tháng. Hugo chỉ biết tin con mất khi ông vô tình đọc một tờ báo ở quán cà phê nọ. Mộ Léopoldine được chôn gần nơi bà qua đời trên bờ sông Seine đoạn chảy qua Villequier gần cảng Havre, cạnh khu bờ biển Normandi. Apollinaire làm bài thơ L’Adieu sau khi đi thăm mộ Léopoldine con gái của Victor Hugo vào ngày 16 tháng 9 năm 1913.
GS HCD
-------oo0oo-------