Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Sưu Tầm
--------o0o--------
Hạt Higgs (God Particle) và Đạo Phật
Huỳnh Chiếu Đẳng (26-Jul-2012)
***
From: Than Tam [mailto:anlaxya81@yahoo.com]
Sent: Friday, July 20, 2012 3:25 PM
To: Huynh Chieu Dang
Subject: God particle
Kinh anh,
Hôm đầu tháng này, báo, đài có nói đến một khám phá quan trọng của 2 nhóm Vật-lý về God particle. Vậy cái này là cái gì mà quan trọng hả anh? Cầu cứu anh vì đọc bài báo tôi hiểu nó như một thứ vửa hồ của mấy ông thợ nề xây tường, vậy mà sao mấy nhà nghiên cứu " hồ hởi " qúa vậy? Thôi thì nhờ anh bằng lối nói nôm na dễ hiểu giải thích khám phá này đọc chơi cho vui.
Xin cám ơn anh.
Thân kính,
TT
HCD: Kính thưa anh Thân Tâm,
Anh nhè tôi mà hỏi thì quả thật là hỏi sai người rồi. Kiến thức của tôi về Vật Lý và Hóa Học chỉ là căn bản thôi. Còn cái hạt Higgs nầy thì khó vàng mây về lý thuyết. Nhưng anh đã hỏi thì cũng xin thưa như là một cuộc chuyện trò khi dư trà dư rượu. Tôi xin trả lời theo lối bình dân như anh đề nghị.
PHẦN KHỞI ĐẦU: Người xưa giải thích sự hình thành muôn vật ra sao và cho là chúng được tạo nên bằng những thứ gì?
Có một điều là Khoa Học và Tôn Giáo bao giờ cũng đi với nhau, khoa học nghiên cứu vạn vật khách quan. Còn tôn giáo thì giải thích vạn vật theo ý mình. Do đó nếu tôi nói đến khoa học thì khó tránh khỏi nói tới tôn giáo. Do vậy quí vị đọc tà tà, tới chỗ nào thấy chướng tai thì delete nghe. Và cũng nên hiều rằng tôi không rành khoa học, mà tôn giáo càng không rành nữa, nên lời tôi nói ở đây như là nói chuyện khào y như hai người nông dân nói chuyện với nhau khi Mỹ bỏ bom nguyên tử xuống đất Nhật năm 1945.
Lúc đó tôi còn nhỏ, khi tin Mỹ vừa bỏ bom mguyên tử Nhật lan truyền tới làng tôi, tôi nghe người lớn thắc mắc dữ lắm. Người nầy hỏi người kia chớ bom nguyên tử là gì. Không ai biết là gì hết, nhưng ai cũng tin rằng nó là bom dữ dội hơm bom thông thường. Tôi nghe có người nói đó là loại bom khi bỏ xuống thì mọi người sẽ chết hết nhưng thể xác còn nguyên, vì vậy mới có chữ nguyên tử (tử là chết, mà nguyên là còn nguyên mà). Người vừa giải thích bom nguyên tử là gì là hình ảnh của tôi trong bài nầy.
Trở lại, con người từ ngàn xưa tới nay luôn luôn thắc mắc trái đất, mặt trời, mặt trăng con người muôn vật từ đâu mà có. Câu hỏi nầy tới nay được cả ngàn tôn giáo và tín ngưởng lớn nhỏ khác nhau trả lời. Mỗi tín ngưởng trả lời theo ý mình và thường không đồng ý với nhau. Mỗi tín ngưởng một khác, bơ vơ, biết tin ai bây giờ.
Đạo Phật cũng giải thích sự cấu tạo, sự ra đời của vạn vật, của con người, của vũ trụ. Có một điều lý thú là có khi nó trùng hợp với khoa học hiện nay. Ở Việt Nam, vào thời Lý, thiền sư Khánh Hỷ (1067-1142) nhìn trong hạt cải và đầu sợi lông cả một vũ trụ huy hoàng:
Nhật nguyệt nằm trong hạt cải,
Càn khôn náu tại đầu lông.
Trong kinh Duy Ma, phẩm Bất Tư Nghì có đoạn: “Lấy núi Tu Di bỏ vào trong hạt cải, lấy nước bốn biển đổ vào chân lông”
Thưa quí bạn, trên đây chỉ là ý tưởng thôi, không phải là nhìn thấy (như khi Đức Phật đạt được Thiên Nhản Thông đâu). Tuy nhiên về chuyện thân người được tạo bằng “đất nước gió lửa” mà quí Sư thường giảng hiện nay, các bạn Phật tử cứ tưởng đó là ý của đạo Phật. Thưa cái ý nầy chưa chắc của đạo Phật đâu, mà quí bạn cũng đừng có tranh giành làm chi. Tại sao? Thưa vì nó trật so với khoa học hiện giờ chớ sao.
(Ghi chú: Có một vị thức giả bảo rằng đạo Phật không có nói thân người do dất nước gió lửa tạo thành, trong khi rất nhiều webpage Phật giáo và trích cả kinh Trường A Hàm nói là do đất nước gió lửa tạo thành, thôi cứ ghi hết hai ý kiến vào đây các bạn tin theo chính mình.)
Bây giờ chúng ta nhìn lại sách vở coi thuyết “tứ đại” nầy bắt nguồn từ đâu. Chúng ta hãy trở về thời Đức Thích Ca còn đi hoằng pháp, nhưng không ai biết năm sinh của Đức Thích Ca là năm nào cả. Đại khái thế nầy:
Theo cách tính của Phật giáo Nam tông, Đức Phật thọ 80 tuổi, tức là năm 624 TCN là năm Đức Phật đản sinh. Ngài xuất gia năm 29 tuổi (năm 595 TCN), thành đạo năm 35 tuổi (năm 589 TCN), hoằng pháp 45 năm và nhập Niết bàn năm 544 TCN. Cũng chẳng cần chính xác đâu, cứ coi như Ngài thành đạo năm nầy: thành đạo năm 35 tuổi (năm 589 TCN). (TNC= trước công nguyên, trước năm 0001 của Tây lịch hiện nay là 589 năm).
Cùng vào thời đó chúng ta thấy: Hi Lạp thời cổ đại, Thales (624-546 trước Công nguyên - TCN) cho rằng vạn vật được tạo thành từ nước, Anaximenes (585-528 TCN) lại cho rằng vạn vật được tạo thành từ không khí, Heraclitus (khoảng 535-475 TCN) cho rằng vạn vật được tạo thành từ lửa, còn Empedocles (490-430 TCN) lại cho rằng vạn vật được tạo thành bởi bốn nguyên tố là đất - nước - lửa - không khí, được liên kết với nhau bởi hai loại lực hút và lực đẩy.
Các bạn thấy gì không, nhà Phật và những vị triết gia vừa kể đều giải thích rằng vạn vật được cấu tạo từ bốn thứ đất - nước - lửa - không khí. Năm trăm năm sau khi Đức Phật tịch, thì mới có kinh điển chép thành chữ trên lá bối. Câu hỏi là lúc sinh tiền Đức Phật đề cập tới Tứ Đại, hay sau nầy kinh điển viết ra chuyện tứ đại, hay là chỉ do quí Sư Ni thời nay nói ra trong bài giảng đạo. Tôi không biết, chờ chư thức giả làm ơn trả lời giúp. Nếu kinh điển viết ra thì những vị chép kinh có mượn ý của các triết gia Hi Lạp không? Vì kinh được chép sau nầy (sau 500 năm), do đó chúng ta không thể nói các triết gia Hi Lạp mượn ý tứ đại của nhà Phật được.
Xin hiểu cho rằng tôi nói chơi, lời nói nhẹ như lông hồng theo gió bay mất, các bạn chớ lấy làm phiền lòng nó trật tuốt. Nhưng dù cho ý tứ đại của ai đi nữa thì ngày nay nó cũng sai sự thật rồi. Trật so với những gì mà ngành khoa học hiện đại tìm ra. Cũng có người nói tứ đại chỉ là cách nói ẩn dụ mà thôi.
Không riêng chi chuyện tứ đại sai, mà các nhà hiền triết Trung Hoa giải thích sự hiện hữu của muôn vật cũng sai luôn. Ở phương Đông cũng có những giả thiết tương tự. Nổi bật nhất là hai trường phái âm - dương và ngũ hành. Phái âm - dương cho rằng vạn vật đều do hai yếu tố âm và dương tương tác mà thành. Còn phái ngũ hành thì cho rằng vạn vật là do năm yếu tố kim - mộc - thủy - hỏa - thổ tương hợp với nhau theo luật tương sinh - tương khắc mà tạo thành.
Thấy chưa, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái cũng trật lất. Mà thuyết coi mọi vật nằm trong năm nhóm Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ cũng sai luôn (Thuyết ngũ hành nhiều hơn tứ đại một nhóm). Sai là sai theo sự hiểu biết của khoa học hiện tại.
KẾT LUẬN ĐOẠN KHỞI ĐẦU NẦY: Từ ngàn xưa con người tìm ra cách giải thích sự hình thành muôn vật, và những lý thuyết dùng giải thích đó đã sai so với kiến thức khoa học hiện nay.
***
PHẦN THỨ HAI: Vậy thì vật chất theo khoa học hiện giờ làm bằng thứ gì? Những gì đã biết. Vũ trụ trống không, hạt cải chứa núi Tu di.
Ngày nay khoa học biết chính xác rằng không phải vạn vật sinh ra từ đất nước gió lửa, mà cũng chẳng phải từ Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, cũng không phải bằng Thái cực sinh Lưởng Nghi luôn. Tất cả là do những hạt li ti kết với nhau tạo thành. Democritus (460-370 TCN) khi cho rằng vạn vật được tạo thành từ các nguyên tử - tức các phần tử nguyên, nhỏ bé đến mức không thể phân chia thành nhỏ hơn được nữa.
Ý niệm nầy ngày nay đúng với khoa học. Những hạt nhỏ bét kết với nhau tạo thành vạn vật được gọi là nguyên tử. Ngay dưới đây là hình “minh họa”, chữ minh họa có nghĩa là dõm không đúng thực tế, chỉ cho dễ hiểu thôi. Hình vẽ không theo kích thước và không đúng thực tế nhìn bằng mắt. Nguyên tử được cấu tạo bằng một hay nhiều âm điện tử bay chung quanh cái nhân. Nguyên tử nhỏ lắm, nhỏ cở nào? Thưa một con vi trùng chứa hàng “ngàn tỉ” (trillion) nguyên tử.
Và con số gần chính xác dưới đây, các bạn đọc tiếng Anh nghe. (trích) On November 2, 2009, according to the National Geographic, "Each cell in the human body contains about 100 times as many atoms as there are stars in the Milky Way. As we all know, the Milky Way has ~ 200 Billion stars. 200,000,000,000 X 100 = 2.0 × 1013. Long story short, it's about, 200 trillion.(hết trích)
Thực tế cái nhân nhỏ tí xíu (cái nhân trong hình dưới màu đen), nếu vẽ đúng nó là cái chấm nhỏ xíu mắt không nhìn thấy. Một âm điện tử (tức một viên màu đỏ trong hình), lớn hơn cái nhân. Nếu nguyên tử được phóng đại to bằng như hình dưới đây mắt vẫn chưa nhìn thấy được âm điện tử hay cái nhân nếu vẽ đúng tỉ lệ. Cái nhân (nucleus) nhỏ hơn một âm điện tử mà khối lượng của nguyên tử lại nằm trong cái nhân.
Từ điều nầy chúng ta thấy khoảng trống không trong nguyên tử rất lớn, còn hạt âm điện tử và nhân nguyên tử chỉ có tí xíu thôi. Nếu chúng ta ép chúng sát vào nhau loại bỏ khoảng trống thì cái nguyên tử to như trên sẽ thu nhỏ lại đến độ mắt không nhìn thấy. Những nguyên tử thế nầy kết hợp nhau tạo thành vạn vật. Có tất cả khoảng 103 loại nguyên tử khác nhau (bền và không bền). Thí dụ như nguyên tử Oxy, nguyên tử Calcium, nguyên tử Sắt, nguyên tử Hydro, nguyên tử Uranium, nguyên tử carbon…
Vì nguyên tử trống không, nhiều loại nguyên tử kết hợp nhau tạo thành vật chất cũng trống không. Trái đất lớn như vậy, được cấu tạo bằng nguyên tử, phân tử. Nếu chúng ta bỏ hết khoảng trống không của nguyên tử và phân tử ra thì trái đất chỉ nhỏ cở hạt cải mà thôi. Tuy nhỏ như vậy nhưng khối lượng của nó vẫn bằng trái đất khi chưa nén. Nếu bây giờ chúng ta nén mặt trời và 9 hành tinh quay quanh mặt trời cho tất cả khoảng trống mất đi, chỉ còn là một viên tròn tạm coi là đông đặc đi, thì nó sẽ nhỏ hơn hòn bi con nít chơi (tôi nói phóng chừng, có người tính đầy đủ kích thước, thực ra nó chỉ lớn bằng hạt bụi chớ không bằng hòn bi đâu, nhưng tìm chính xác mệt lắm). Tuy nhỏ xíu như vậy nhưng nó nặng không lường, nặng bằng khối lượng của mặt trời cộng với khối lượng 9 hành tinh.
Trong phim khoa học giả tường nổi tiếng MIB II (Men In Black 2) chúng ta thấy nguyên một dãi thiên hà chứa 200 Billion ngôi sao (mặt trời của chúng ta chỉ là một ngôi sao kích thước trung bình) được thu nhỏ lại bằng viên ngọc đeo trên cổ của con mèo (200 Billion =200.000.000.000). Nếu chúng ta theo tỉ lệ nầy của MIB II, thì trái đất và 9 hành tinh của nó bị bóp nhỏ lại cho hết khoảng trống không trong đó thì sẽ được một viên lớn bằng con vi trùng, mắt chưa thấy được.
Khi đó “viên bụi trái dương hệ” nầy sẽ là một lổ đen, sức hút của nó lớn vô cùng, mạnh đến cái độ ánh sáng cũng bị hút vô nó luôn. Khi đó không ai nhìn thấy nó nữa vì ánh sáng không phát ra được, người ta gọi nó là lổ đen. Vật nào vô phước lớ quớ bay gần lổ đen là bị hút vô luôn, vật đó bị nén lại nhỏ như con vi trùng nhưng trọng lực lớn khủng khiếp.
Vật chất trống không, điều nầy đã được xác nhận. Trống không có nghĩa là không không chứa gì cả, khốt vật chất đặc như các hạt có thể tích không đáng kể. Tuy nhiên không dễ gì ép cho âm điện tử sát vào cái nhận được, phải có một sức ép lớn lắm mới làm được. Đó là lý do tại sao vật chất ở thể rắn nó chắc chắn đến như vậy. Tuy nước (H2O) trống không, nhưng không dễ gì ép một lít nước 1000 cm3 trở thành 900 cm3 được. Không làm nổi.
KẾT LUẬN CHO PHẦN THỨ HAI NẦY: Vạn vật trong vũ trụ được biết là do các nguyên tử tạo thành. Nguyên tử và phân tử gần như trống không, nếu nén chúng lại để loại bỏ khoảng trống đó thì nguyên một dãi thiên hà hàng tỉ ngôi sao, chứa hàng nhiều tỉ hành tinh sẽ nhỏ bằng viên ngọc đeo trên cổ con mèo trong MIB II.
****
PHẦN THỨ BA: Tại sao hạt Higgs quan trọng, tại sao người ta mừng, tại sao gọi nó là “The God Particle”? Những gì chưa biết.
Cho tới bây giờ người ta biết rằng thân con người cũng là vật chất và cũng được cấu tạo bằng nguyên tử. Các bạn thấy đoạn trên tôi lập đi lập lại rằng nếu loại bỏ khoảng trống không thì trái đất chỉ bằng hạt cải. Cái hạt cải nầy lại nặng bằng trái đất. Đó là điều bí mật làm quí vị khoa học gia ngàng vật lý lý thuyết, ngành thiên văn cũng như toán học điên đầu. Âm điện tử và những hạt trong nhân nguyên tử tìm thấy được hiện giờ không có khối lượng chi nhiều so với sức nặng của nguyên tử. Câu hỏi là cái gì tạo nên khối lượng? Cho tới bây giờ không ai biết hết. (Ghi chú: Tôi dùng chữ nặng cho dễ hiểu, thực sự là khối lượng không phải là trọng lượng đâu).
Cái nhân nguyên tử tuy nhỏ xíu nhưng không phải chỉ là một loại hạt duy nhất, người ta đem đập bể nó ra thì thấy trong đó còn nhiều hạt khác kết là thành cái nucleus (gồm các hạt protons, neutrons, quarks, gluons và những hạt chưa tìm ra.)
Cho tới bây giờ những hạt nầy không có khối lượng chi nhiều, vậy thì cái gì mang khối lượng của vật chất? Do vậy có sáu nhà bác học đưa ra giả thuyết là có một hạt nữa chưa thấy chưa tìm ra tạo ra khối lượng. Quí vị đó là Robert Brout, François Englert, Gerald Guralnik, Carl Richard Hagen, Peter Higgs và Thomas Kibble. Tiên đoán về sự tồn tại của hạt boson này được công bố độc lập trong ba bài báo khoa học năm 1964. Cái hạt chưa biết nầy được đặt tên là hạt Higgs (tên khoa học gia Ái Nhỉ Lan Peter Higgs) vào năm 1964.
Từ đó trở đi ba “máy va chạm hạt nhân nguyên tử không lồ” trên thế giới ra công tìm kiếm coi hạt Higgs có hay không. Mới đây (thứ tư 4-Jul-2012) thì bên Tây Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN) công bố là đã tìm ra hạt Higgs qua hai nhóm nghiên cứu khác nhau trên máy gia tốc LHC ở biên giới Pháp - Thụy Sĩ, chắc chắn đến 99,9999%.
Ông Peter Higgs mừng húm nói: “Tôi không dám nghĩ rằng sự kiện này xảy ra khi tôi còn sống!”
Giáo sư Peter Higgs
Tại sao hạt Higgs quan trọng, thưa vì hạt Higgs tạo ra khối lượng quán tính cho các hạt cơ bản khác. Nếu không tìm thấy hạt Higgs và trường Higgs thì không sao hiểu được cơ chế tạo thành khối lượng. Việc tìm ra hạt Higgs còn giúp cho chuyện nghiên cứu thuở vũ trụ sơ sinh cũng như nghiên cứu vật chất tối (dark matter), năng lượng tối (dark energy). Hai thứ nầy theo lý thuyết chiếm tới 99,9% vũ trụ. Những hành tinh, ngôi sao nhìn thấy được chỉ là 0,1%.
Các khoa học gia nhìn thấy nó trên lý thuyết lâu nay, giờ đây nhìn thấy nó trong thực tế. Như vậy hạt Higgs vá một lổ hổng lớn cho ngành vật lý lý thuyết. Nếu không thấy hạt Higgs bằng tai nghe mắt thấy thì khoa học bị mất đi một chân ghế, cái ghế còn có ba chân có thể đổ nhào
KẾT LUẬN CHO ĐOẠN THỨ BA NẦY: Khoa học gia ngày đêm mơ tưởng tới hạt Higgs, nếu không có nó ngoài đời thì bao nhiêu công lao xưa nay có khi lật úp. Nay tìm được nàng tiên Higgs bằng xương bằng thịt thì mừng như gặp người yêu trong mộng. Hạt Higgs giúp khoa học tiến một bước dài về cấu tạo của vật chất, của vũ trụ.
KẾT LUẬN CHUNG: Nếu các bạn hỏi vậy chớ nguyên tử từ đâu mà có, vũ trụ có hàng tỉ dãi thiên hà, mỗi dãi thiên hà chứa 200.000.000.000 mặt trời (ngôi sao) (thí dụ như giải ngân hà, những thiên hà lớn hớn chứa tới 5 lần hay hơn số lượng trên) và mỗi ngôi sao như vậy có ít ra là năm bảy cái hành tinh bay quanh. Do đó số lượng thiên thể trong một dãi thiên hà nhiều không quan niệm nổi. Tất cả những vật nầy từ đâu mà ra?
Đi xa hơn một chút, số lượng những hành tinh giống trái đất về nhiệt độ về nước về không khí về sức hút về độ lớn về ánh sáng vầ vòng quay quanh mặt trời của nó …lên tới hàng triệu cái chỉ trong một dãi thiên hà mà thôi. Trái đất không phải là “đặc sản” không nơi nào khác có, mỗi thiên hà có vô số hành tinh giống điều kiện vật lý hóa học và hình thể như trái đất. Vậy thì trên những hành tinh nầy sự sống có phát sinh không? Thưa hỏi nhà thiên văn học nào hay khoa học gia có uy tín nào, họ đều (gần như 99%) nói có. Có nhiều sinh vật khác nhau từ nhiều hành tinh khác nhau trong vũ trụ. Có rất nhiều nền văn minh tân tiến trong vũ trụ.
Khoảng cách giữ các hành tinh, giữa các mặt trời trong vũ trụ xa lắm, xa vô cùng. Ánh sáng bay 300.000 Km một giây, nếu bay từ ngôi sao (mặt trời khác) ở gần mặt trời của chúng ta nhất (mặt trời của chúng ta = thái dương) thì phải mất 4 năm. Nếu bay bằng phi thuyền với vận tốc hiện giờ lên tới đó chúng ta mất nhiều trăm ngàn năm. Do đó các nền văn minh sáng chói trong vũ trụ khó tìm được chúng ta, mà chúng ta cũng cách họ xa quá nên khó tìm ra họ. Con người đã tìm kiếm người anh em trong vũ trụ từ nửa thế kỷ nay. Giờ đây vẫn tiếp tục tìm kiếm dài dài.
Nhưng, các khoa học gia có đưa ra lý thuyết rằng có con đường đi tắt worm hole (lổ trùng). Nếu phi thuyền chui vào lổ nầy và bay ra đầu kia thì một đường xa cả triệu năm cũng bằng chỉ mất vài giây. Nghĩa là phi thuyền bay cả triệu năm mới tới nơi, nếu dùng worm hole mà đi thì vài giây là tới nơi rồi.
Chuyện nầy nghe khó tin khó hiểu, nhưng giản dị, cắt nghĩa bình dân thế nầy. Chúng ta lấy tờ giấy viết, chấm hai chấm mực ở hai đầu tờ giấy. Một con vi trùng bò từ chấm mực nầy sang chấm mực kia mất rất lâu ngày giờ. Bây giờ nếu chúng ta cuốn tròn tờ giấy lại cho hai chấm mực chạm nhau. Lúc đó con vi trùng bò từ chấm mực nầy sang chấm mực kia nhanh hơn thập bội. Cái lý thuyết “lổ trùng” (worm hole) cắt nghĩa bình dân là như vậy. Thực sự thì người ta đã chứng minh rằng “vũ trụ cong”.
Khi con người tìm ra được worm hole thì chuyện du hành đó đây trong vũ trụ sẽ trở thành bình thường. Nếu không tìm ra thì muốn bay tới cái hành tinh khác gần chúng ta nhất, không kể những hành tinh của Thái Dương hệ, với vận tốc hiện giờ thì bay cả trăm ngàn năm chưa chắc đã tới nơi.
Các bạn có muốn đi xa nữa không? Thưa những gì mà các nhà thiên văn học nhìn thấy trong vũ trụ là có hàng tỉ dãi thiên hà, mỗi dãi thiên hà chứa khoảng 200 Trillion mặt trời (The Milky Way contains 200 billion stars – 200,000,000,000 stars. The nearby Andromeda galaxy is much more massive than the Milky Way and contains 1 trillion stars; 5 times as many stars as the Milky Way). The Milky Way là ngân hà của chúng ta, nó nhỏ hơn cái thiên hà Andromeda nằm kế bên đến 5 lần.
Như vậy số lượng vật chất lớn lao vô cùng phải không. Thưa theo quí vị nầy những vì chúng ta thấy (tức là có ánh sáng phát ra từ vật đó) chỉ chiếm chừng 1% thể tích vũ trụ thôi. Những gì chúng ta không thấy được (cho tới bây giờ) chiếm tới 99% thể tích vũ trụ.
Đi tiếp một đoạn nữa nghe? Thưa một lý thuyết khác là có matter thì có anti-matter. Vũ trụ được gọi là Universe, nhưng theo một số nhà khoa học thì phải là Multiverse (không Uni đâu). Trái đất của chúng ta có một trái đất khác y chang. Mỗi cá nhân chúng ta có một người khác y chang, họ sống cùng lúc nhưng chưa biết nới nào. Lý thuyết nầy gọi là Parallel-verses, nghĩa là mọi vật có anh em sinh đôi của nó nhưng tạo bằng anti-matter. Chúng ta là matter (vật chất) người anh em “sinh đôi” y chang chúng ta (mỗi cá nhân) cũng đang sống, đang đọc bài nầy. Họ được cấu tạo bằng anti-matter (phản vật chất). Cái bài các bạn đang đọc đây cũng có một anh em sinh đôi của nó, cũng được “bạn-2” đang đọc như “quí bạn” đang đọc nó trên trái đất và cùng lúc nầy.
Các bạn muốn đi xa nữa không? Thôi mõi tay rồi, còn nữa chưa hết đâu. Những gì các bạn đọc nơi đây là những thứ đã tìm ra những thứ có thật (nếu không thì bom nguyên tử không nổ) và những thứ đang nằm trong vòng tính toán (lý thuyết). Nó cũng như nàng tiên hạt Higgs được tính toán thấy trước trên giấy tờ (1964), mãi mấy chục năm sau mới chụp được hình nàng (2012).
Multiverses, người anh em sinh đôi y chang bạn, cũng đang sống cũng đang thở cũng đang đọc bài nầy và cũng đang chán nó như cơm nếp mắc mua, y như bạn nơi đây trên trái đất, hiện nằm trong lý thuyết trên giấy tờ. Biết đâu ngày kia người ta chụp hình được “bạn-2 nầy” như vừa chụp được hình nàng tiên Higgs.
Lại đi thêm một chút. Lý thuyết Big Bang cho rằng khởi đầu khối vật chất chỉ nhỏ bằng trái chanh, nó nổ đùng văng ra bốn phương tám hướng. Vật chất từ trái chanh nầy bung ra tạo nên vì sao, hành tinh và thiên hà. Những thiên hà càng ngày càng bay xa nhau (chuyện bay xa nhau có thật). Trong vũ trụ có không biết bao nhiêu tỉ thiên hà, nhìn hoài không thấy tới biên giới… Câu hỏi đặt ra là… thôi các bạn hỏi đi. (mới viết sơ khởi, khi nào rảnh xem lại bổ túc thêm).
Còn một câu hỏi căn bản mà chưa ai trả lời được trừ tôn giáo (Big Bang vẫn còn là lý thuyết) đó là câu hỏi đầu tiên.
Huỳnh Chiếu Đẳng (26-Jul-2012)
Ghi chú (mới ghi hôm nay 13-Nov-2014): Nhiều bằng hữu không là Phật tử hay không là người có duyên với đạo Phật thì tưởng tôi viết đùa. Thực ra là viết cho vui, nhưng không đi ra ngoài giáo lý nah2 Phật cũng như không đi ngoài những khám phá khoa học về hạt Higgs đâu. Tức là không gượng ép gán ghép, nó dã là như vậy mà (it is). Tôi nghĩ rằng quí vị Phật tử am tường chút xíu Phật pháp, sau khi đọc xong chắc thấy vững niểm tin hơn. (Ba hoa con chích chòe rồi)
(Email from GS HCD)
-------oo0oo-------