Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Sưu Tầm

Vietlist.us

--------o0o--------

Giáo Dục tại Hoa Kỳ: Lớp Học Sẽ Không Còn Dùng Giấy Viết


Bài tường trình của Michael Scherer trên báo TIME ngày 20/10/2014
Nguyễn Minh Tâm dịch

vietlist.us


• Hiện nay đang có cuộc vận động đặt vào tay mỗi em học sinh một chiếc computer nhỏ khi ngồi trong lớp học. Sự kiện này sẽ làm đảo lộn hoàn toàn việc dậy dỗ trẻ em Mỹ.

- NĂM NAY KHI TỔ CHỨC BUỔI CHIỀU TỐI TỰU TRƯỜNG khoe với phụ huynh những gì mới mẻ ở trong trường, các em học sinh lớp Sáu của thầy G cảm thấy bối rối vì các em sẽ được dùng làm lớp học kiểu mẫu trình diễn cho phụ huynh xem. Thầy giáo Matthew Gudenius, có khuôn mặt trẻ măng, năm nay được 36 tuổi, rất giỏi về computer, phụ trách lớp học này. Trông ông như là một cậu học sinh đang điều hành một công ty tân tạo. Ông chuẩn bị 26 slides - đồ hình- để trình bầy đề tài của mình bằng PowerPoint. Trên đó ông ghi chú đầy đủ những tin tức cần thiết để giải thích cho phụ huynh, khán giả đến dự lớp. Ông cố gắng trấn an phụ huynh. Nhưng thời gian quá ngắn không đủ cho ông thuyết phục, và người ta bắt đầu nghe những câu than thở, phàn nàn, hay bực bội từ phía phụ huynh.

Trong lúc 30 người lớn tìm cách len lỏi bước vào lớp học quan sát 22 em học sinh, một ông bố nói: “Tôi vẫn thích học trò đi học phải dùng tập vở, giấy viết hơn. Tôi không thích dùng sách điện tử - e book.”. Một ông bố khác than rằng ông không còn có thể ngồi xuống giúp con trai của ông làm bài homework ở nhà, bởi vì làm kiểm tra nào bây giờ cũng đều ở trên “on line”. Ông than phiền: “Bây giờ tôi bị tước đoạt công việc vẫn làm hàng ngày.”. Thầy Gudenius tìm cách trình bầy cho hết những slides trên tường, đang đến khúc tranh luận về vấn đề dạy học sinh viết chữ đẹp, viết hoa, viết in và viết thường. Ông nói: “Chúng tôi không để ý đến nét chữ viết.”. Một bà mẹ nói thật to: “Ông không cần, nhưng chúng tôi cần con cái viết chữ đẹp.”.

Việc dạy học sinh bằng computer còn nẩy sinh ra những vấn đề lớn hơn việc dạy các em viết chữ đẹp. Tương lai của hệ thống giáo dục từ lớp Mẫu Giáo đến lớp 12 đến thật nhanh. Rồi đây nó sẽ giống như lớp của thầy G, trong trường học hở dưới chân đồi phía bắc California, nơi trồng rượu nho. Năm ngoái, Tổng thống Obama tuyên bố rằng chính phủ liên bang đang nỗ lực cung cấp laptop, tablet hay smartphone đến tận tay của học sinh trong từng lớp học ở Hoa Kỳ. Chính ph8ủ sẽ cố cung cấp đầy đủ cho 49.8 triệu học sinh trên toàn quốc Hoa Kỳ những máy móc tân tiến này vào năm 2017. Những cuốn sách giáo khoa dầy cộm sẽ được thay thế bằng màn hình mỏng dính. Bài làm trên giấy sẽ được nộp cho thầy vào trong “cloud”, không cần phải cất trong những bià hồ sơ cồng kềnh. Việc lưu trữ giấy tờ không cần phải theo phương pháp Dewey cổ điển, cứ giao cho Google nó cất giữ dùm. Bộ trưởng Giáo dục, ông Arne Duncan nhận xét: “Đây là những sáng kiến hết sức quan trọng.”.

Bản thân thầy Gudenuis cũng rất thích việc dạy học sinh bằng computer. Ông từng tranh đấu cho việc giảng dậy theo phương pháp này từ nhiều năm nay. Không những ông dùng computer dạy học sinh, ông cón tìm đủ mọi cách để không xài giấy. Theo ông làm như thế mỗi năm ông có thể tiết kiệm khoảng 46,800 tờ giấy, tức là đỡ phải chặt đốn bốn cây lớn. Việc dạy học không dùng giấy chẳng biết có sẽ đạt những mục tiêu mong muốn hay không, nhưng chắc chắn đó là những điều mà khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ cải biến hệ thống giáo dục trong tương lai.

Thầy Gudenius bắt đầu nghề dạy học bằng nghề phụ giáo trông coi phòng computer-lab. Mỗi tháng dắt học sinh vào phòng lab làm việc với computer chừng vài giờ. Lượng thời gian học computer trong phòng lab vừa kể hiện vẫn là thời gian chuẩn mực cho đa số học sinh Mỹ.Theo tổ chức Education Market Research, trường học của Mỹ chỉ có khoảng 3.6 học sinh là có computer, và cứ 5 học sinh thì có một học sinh dùng internet thường xuyên. Nhưng thầy Gudenius lúc nào cũng tin rằng computer chỉ là một dụng cụ dùng để học, chứ không phải là một môn học. Ông nói: “chúng tôi không có giấy và viết chì trong phòng lab. Khi bạn đi học sửa xe hơi, bạn không cần phải đến phòng lab học cách dùng kìm buá.”.

Hỏi thăm các em học sinh xem các em thích học bằng computer, hay học bằng giấy viết. Hầu hết các em trả lời là muốn học bằng computer. Chuyện các em mê mải học bằng computer, than thở khi chuông reo hết giờ dùng computer là chuyện thường thấy. Vì các em còn muốn ngồi lâu hơn để làm cho xong việc mình đang làm. Thay vì hỏi các em cách gỉải một phương trình đại số, thầy Gudenius buộc các em làm một đoạn video mô tả lại diễn tiến giải phương trình. Đoạn video đó được chiếu cho cả lớp xem. Những bài học lịch sử được dạy bằng những khúc phim sống động mô tả lại giai đoạn lịch sử các em phải học. Còn về những bài học liên quan đến đánh vần, văn phạm, và ngữ vựng được làm thành những games - trò chơi- rất vui. Mỗi em tự học theo tốc độ tiếp thu của mình. Thầy Gudenius kiểm soát tiến bộ của từng em bằng smartphone của thầy. Cho đến khi thầy ra lệnh “hết giờ”. Thầy sẽ đến từng máy của mỗi em, kiểm tra xem học đến đâu, và dặn dò về bài học kỳ tới.

Vượt qua được những trở ngại lớn

GIỐNG NHƯ CÁC DỤNG CỤ KHÁC DÙNG TRONG GIÁO DỤC, computer sử dụng trong lớp học chỉ hữu hiệu khi nó được sử dụng đúng cách. Những chuyện dùng computer sai lầm, hay quá sớm là câu chuyện đàm tiếu khá nhiều ở một số học khu. Một kế hoạch tốn kém $500 triệu đô la để mua ipad cho tất cả học sinh ở học khu Los Angeles nổ tung hồi năm nay khi thành viên Hội Đồng Giáo Dục nêu câu hỏi về kế hoạch áp dụng kỹ thuật mới cũng như thủ tục gọi thầu mua máy cho học sinh dùng. Một số học khu khác thì rơi vào tình trạng mua máy về mà xài không được, thầy cô giáo không biết dùng máy đó để làm gì. Trong lúc đó hạ tầng cơ sở của trường bị ủy nát cần phải sửa chữa cấp bách hơn.

Ông Mark Edwards, Học Khu Trưởng thành phố Mooresville, tiểu bang North Carolina có một nhận xét rất ư là “mê tín” như sau: “Chúng tôi để ý thấy học khu nào mới mua nhiều máy móc kỹ thuật, là ít lâu sau lại xảy ra những chuyện tai ương trong lãnh vực khác.”. Ví dụ một vài học khu được thêm tiền vì học sinh ít trốn học, làm bài thi giỏi, bỗng dưng lại xảy ra tai hoạ khác, ngoài dự đoán của cấp lãnh đạo.

Trong lúc trẻ em có vẻ dễ dàng thích ứng trong việc học hỏi kỹ thuật mới. Ngược lại, thầy cô giáo và phụ huynh còn phải vất vả lắm mới theo kịp đà tiến bộ của kỹ thuật. Thậm chí ngay trong cộng đồng cũng vậy. Kế hoạch du nhập kỹ thuật mới được chuẩn bị kỹ càng cách mấy đi nữa cũng vẫn có sự đụng chạm trong cộng đồng. Lấy ví dụ ở thành phố Calistoga, nơi thầy giáo Gudenius đang dậy, máy computer đầu tiên là các máy ipad mua cho các em học sinh lớp Mẫu Giáo. Chỉ có thế thôi, lập tức xảy ra sự chống đối, nổi loạn giữa các thầy giáo với nhau, và với Hội Đồng Giáo Dục thành phố.

Hiêp hội Y sĩ Nhi Khoa cảnh cáo phụ huynh từ lâu rằng chớ để trẻ em nhìn lâu vào màn hình computer. Bây giờ thì các em nhìn vào màn hình suốt cả ngày đi học.

Cha mẹ, và một số thầy cô giáo nghi ngại không biết rồi đây đưá con 5 tuổi viết tập đồ trên màn hình computer, có thể về nhà viết chữ đẹp trên giấy được không. Ngón tay bé nhỏ đồ lên màn hình sao tốt bằng cầm lấy cây viết tập đồ.

Thực vậy, có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận những lo ngại này là có lý do. Bác sĩ chữa mắt xác định rằng để cho mắt nhìn vào ánh sáng mầu xanh quá lâu, sau này sẽ có hại cho đôi mắt. Những cuộc nghiên cứu khác cho thấy những học sinh suốt ngày dnùg computer sẽ có những căn bệnh khó chữa: thân thể suy nhược, mắt khô, đau cổ. Bà Karen Jacob, chuyên gia về vật lý trị liệu, dạy ở trường đại học Boston, nói: “Người ta bỏ ra hàng triệu đô la vào việc áp dụng kỹ thuật mới mà không để ý đến việc sắp đặt những kỹ thuật mới đó ở đâu. Muốn dạy cho trẻ nhỏ, phải đòi hỏi nhiều yếu tố, không phải chỉ có giấy bút, và bàn học là đủ.”.

Trong lúc chờ đợi kết qủa cụ thể của khoa học, các nhà giáo dục đồng ý tiếp tục du nhập việc dùng kỹ thuật mới. Ví dụ trong tương lai các em học sinh trung học cấp 2 sẽ dùng nhu liệu mềm để học văn phạm, và tự sửa lấy câu văn mình viết sai. Bài làm của các em được sắp xếp tùy theo trình độ tiếp thu của từng em. Giáo sư Steve Graham, dạy ở trường University of Arizona nhận xét rằng các nhu liệu dạy học sinh viết câu văn từ Mẫu Giáo đến lớp 12 thực sự đã giúp các em rất nhiều.

Máy móc mới có ích trong việc lôi cuốn sự chú tâm học hành của học sinh nhiều hơn. Một số em hay sao lãng việc học vì những bài học buồn tẻ. Nay với những máy móc mới, các em thích thú hơn. Ông Lenny Schad, phụ trách việc mua 65,000 máy mới dùng cho học sinh trung học ở vùng Houston nhận xét rằng nếu thầy cô giáo biết kết hợp việc dùng máy mới trong giờ học với những gì xảy ra ngoài đời sẽ giúp học sinh học hỏi được nhiều điều ích lợi, và làm các em cảm thấy thích thú trong việc học.

Quanh trở lại ngôi trường ở Calistoga, thầy Gudenius kết thúc buổi tối tựu trường “back to school night” bằng một video đăng trên YouTube với nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh, trình bầy bài vở do học sinh làm trong lớp. Ông nói với các phụ huynh rằng rồi đây các em học sinh sẽ làm bài thi tốt nghiệp trên computer, các em không cần phải viết trên giấy. Các trường đại học cũng buộc các em đánh máy tất cả mọi thứ trên computer, họ không chấp nhận bài luận văn viết trên giấy. Cho đến cuối buồi họp mặt, một phụ huynh tên là Tony McBearsley đưa ra một lời nhận định giảng hoà, mặc dù ông vẫn giữ ý kiến phải dùng giấy viết trong lớp học. Ông nói: “Tôi rất mến thầy Gudenius vì thái độ nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ của thầy.”.

Những mối lo ngại của phụ huynh coi bộ sẽ còn tồn tại không dứt, nhưng sự phản kháng, nổi dậy của phụ huynh bị trào lưu mới áp đảo. Và cứ như thế, cuộc cải cách, sự chuyển biến sẽ tiếp tục diễn ra.

Bài tường trình của Michael Scherer trên báo TIME ngày 20/10/2014

Nguyễn Minh Tâm dịch

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us