Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Sưu Tầm
--------o0o--------
“Bán hàng đa cấp” - mô thức lừa đảo tinh vi
Minh Tâm
Ngày 1 tháng 9, 2014
Jon M. Taylor, MBA, Ph.D. - Chủ tịch Viện Nâng Cao Nhận Thức của Giới Tiêu Thụ (Consumer Awareness Institute - http://www.mlm-thetruth.com/
Bài viết này tổng hợp nhiều tài liệu để soi sáng vấn đề liên quan tới Bán Hàng Đa Cấp, tức Multi-Level Marketing (MLM), đặc biệt từ sự nghiên cứu giá trị của Tiến sĩ Jon M. Taylor qua chính kinh nghiệm của ông. Là một nhà nghiên cứu uy tín, ông đã tham gia vào công ty MLM Nu Skin để tự tìm hiểu. Sau một năm làm việc, ông đã rời công ty vì thấy không thể nào tiếp tục là người nói dối. Ông đã tiết lộ một điều rất bất ngờ, đó là:
Tôi đã từng là một người hăng say làm việc trong hệ thống bán hàng đa cấp (MLM) Nu Skin, đạt tới mức thượng đỉnh 1% người phân phối sản phẩm nhiều nhất. Nhưng sau khi vợ tôi đặt vấn đề, tôi mới xem lại và khám phá ra mình đang mất $1,200 mỗi tháng (dù mức lương của tôi đang ở cấp Blue Diamond là $750,000 một năm). Đó là bước đầu của 18 năm nghiên cứu với những kết quả đã được các cơ quan giám sát, các luật sư, truyền thông, đại học và giới tiêu thụ khắp thế giới sử dụng. – Jon M. Taylor, MBA, Ph.D.
Cuộc điều tra khoảng 500 MLM cho thấy MLM là một kỹ nghệ lừa đảo tinh vi.
A. MLM là gì?
Mô hình kinh doanh đa cấp MLM còn được gọi là “Bán hàn trực tiếp” (Direct Marketing) hay “Bán hàng dây chuyền” (Network Marketing), đã được các tổ chức chống lừa đảo như Consumer Awareness Insitutte (Viện Nâng Cao Ý Thức Người Tiêu Thụ), Pyramid Scheme Alert (Cảnh Báo về Mưu Mô Kim Tự Tháp), International Coalition of Consumer Advocates(Liên Minh Quốc Tế Bênh Vực Giới Tiêu Thụ - ICCA) tìm hiểu 500 công ty MLM và đưa đến kết luận:
Tất cả đều là lừa đảo có quy mô, lớp lang, bài bản - thuộc loại “lừa đảo chuyên nghiệp, cao cấp và siêu đẳng”.
Những công ty MLM nổi tiếng bao gồm cả Mary Kay, Nu Skin, Amway, BurnLounge, Herbalife, Medifast, Fortune Hi Tech Marketing, Usana Health Sciences ... và bây giờ còn có thêm nhiều MLM chỉ hoạt động trên Internet, đều mang tính chất lừa đảo được phân tích trong part B của bài này.
Một người tham gia vào MLM thường phải thực hiện những điều sau đây:
- Đóng một số tiền lệ phí hay đầu tư đầu tiên, từ vài trăm cho đến vài ngàn.
- Hàng tháng phải đóng lệ phí và mua một số sản phẩm của công ty.
- Mỗi người phải đem vào một số người mới, con số này thay đổi tùy công ty nhưng trung bình là 3 người trở lên (hình thức Kim Tự Tháp – KTT).
B. Tại sao MLM là âm mưu lừa đảo?
Những điểm MLM thường đưa ra để chiêu dụ người vào công ty mình là:
- Cơ hội làm chủ dễ dàng, vốn thấp.
- Được lên cấp nhanh và có nhiều tưởng thưởng giá trị.
- Tiền huê hồng gia tăng nhanh theo tỉ lệ bất tận của số người tham gia do mình mời vào.
- Có thể được huê hồng tới 6 con số trong thời gian ngắn. Đây là cách làm giàu nhanh và có thể về hưu sớm - không phải làm gì cả, tiền vẫn vào như nước.
Các MLM đưa ra nhiều cách chiêu dụ hấp dẫn nhưng dựa trên các điều sai trái mang tính gian tà sau đây:
- Công ty làm tiền bằng cách tuyển dụng nhân viên – càng tuyển nhiều, càng lời nhiều
Mục tiêu chính của MLM không phải là bán hàng mà là kéo thêm người vào bán hàng. Điểm hấp dẫn để chiêu dụ người tham gia là “càng kéo được nhiều người vào hệ thống, càng được nhiều tiền”. Họ vẽ ra một viễn ảnh tươi đẹp là “sau một thời gian thu hút người vào hệ thống, bạn sẽ giàu to, lãnh những tấm check kếch sù mà không phải làm gì cả; không cần cả kéo người vào hệ thống nữa mà bạn chỉ ngồi đó hoặc đi du lịch mà tiền vẫn vào ngân hàng với những lợi tức cỡ hàng chục ngàn Đô La mỗi tháng, hoặc hàng trăm ngàn, thậm chí hàng chục triệu Đô La một năm
MLM được thiết kế theo hình thức nhắm mắt phát triển, không cần biết điểm bão hòa là ở đâu và sẽ tiếp tục phát triển cho tới lúc tự hủy dưới sự quá tải của mình. MLM như một chiếc xe lửa không phanh và không có người lái luôn lao tới.
Bất cứ người nào tham gia vào công ty khi thị trường đã bão hòa đều là các nạn nhân – tức những người mua niềm hy vọng không bao giờ tới. Khi thị trường sản phẩm bị bão hòa, hàng hóa sẽ ứ đọng không bán ra được. Khi thị trường nhân dụng bị bão hòa, việc tuyển dụng người vào hệ thống sẽ rất khó khăn và Kim Tự Tháp sẽ sụp đổ.
Nhưng người ta vẫn hô hào mọi người tiến vào và làm giàu mà ngay cả kẻ hô hào, đôi khi, cũng không biết là mình đang nói dối. Họ như một nhóm người say – say mê ảo tưởng do những kẻ vô lương tâm vẽ ra với hình ảnh những tấm check khổng lồ, với những buổi họp mặt sang trọng, vui tươi, với những món quà ngon lành giá trị gồm những chuyến du lịch khắp thế giới, trên các du thuyền sang trọng, những thí dụ thành công vĩ đại của một thiểu số, mà lờ đi con số nạn nhân khổng lồ - chiếm tới hơn 99% những người tham gia (xem danh sách cuối bài), và là những người “cúng” tiền cho những tấm check khổng lồ của thượng tầng kim tự tháp.
Kết quả: MLM là một hệ thống làm giàu cho một thiểu số (1%) trên sự mất mát, đau khổ của đa số (99%).
- Công ty chiêu dụ “tân binh” trên giả định là Kim Tự Tháp sẽ bành trướng bất tận và hàng cũng bán ra bất tận
Đây là một giả định phi lý vì không một món hàng nào chiếm được 100% thị trường; việc buôn bán sẽ có lúc bão hòa và khi đó KTT sẽ sụp đổ. Ngay cả những món hàng hấp dẫn nhất cũng chỉ chiếm được một phần nào đó của thị trường, và không một công ty nào có thể tuyển dụng nhân viên một cách bất tận chỉ để người này tuyển thêm nhân viên, còn việc bán hàng chỉ là phụ. Điều này chứng minh lợi nhuận để trả ra như hứa hẹn đến từ lệ phí lúc đầu và hàng tháng của số đông cấp dưới đóng đi cho một thiểu số cấp trên được hưởng. Đây là hệ thống lừa đảo Ponzi: dùng tiền của người này để trả cho người kia.
Thí dụ một MLM đòi hỏi một người mới tham gia phải tuyển thêm 3 người khác, và 3 người này sẽ phải tuyển thêm 3 tân binh mỗi người, việc tuyển lựa đi theo cấp lũy thừa. Ở tầng thứ 21, số người được tuyển vào là 10.5 tỉ, hơn dân số thế giới cả 3 tỉ. Không một món hàng nào có thể bán được cho toàn thế giới như vậy, và người tham gia vào hệ thống cũng không thể bất tận và dễ dàng như trên lý thuyết. Nhiều người sẽ chán nản, bỏ đi và mất tất cả thì giờ, công sức cũng như tiền bạc đã đầu tư. Chính số tiền này tiếp tục nuôi béo hầu bao những người ở thượng tầng. Các MLM sẽ sụp đổ khi số người tham gia giảm mạnh sau một thời gian cố gắng “nuôi mộng” không thành, nhưng vẫn có MLM kéo dài tuổi thọ tới vài chục năm khi vẫn còn có những con thiêu thân lăn xả vào tham gia do khả năng “chiêu dụ” của công ty quá siêu đẳng khi biết cách đánh vào lòng tham của con người và ước mơ “về hưu sớm với nguồn lợi tức to lớn mà không phải làm gì cả” dưới mỹ từ “residual income”.
Trong một công ty hay cửa hàng, người quản lý chỉ có thể thuê một số nhân viên tùy theo số lượng sản phẩm hay dịch vụ bán ra được, và không thể có bất kỳ một dịch vụ hay sản phẩm nào có thể bán ra bất tận, do đó số nhân viên phải có giới hạn, nếu không hãng sẽ vỡ nợ. MLM không có nút “ngưng” vì được thiết kế dựa trên giả định là hệ thống sẽ bán hàng vô giới hạn và tuyển dụng vô giới hạn.
Đây là điểm sai phạm nặng nhất của MLM khiến MLM nào cuối cùng cũng sụp đổ, kéo theo số lượng nạn nhân đông đảo.
Hàng hóa thực tế là được buôn bán giữa những người trong cùng một hệ thống chứ không phải bán cho giới tiêu thụ rộng rãi trong quần chúng. Mặt hàng chỉ là để hợp pháp hóa hệ thống Kim Tự Tháp vì KTT không có mặt hàng sẽ bị coi là phi pháp.
KTT chính là hệ thống lừa đảo ponzi, tức là dùng tiền những người mới gia nhập để trả cho những người đã tham gia trước đó, khi không thể chiêu dụ thêm người tham gia thì cả hệ thống sẽ sụp đổ.
- Hơn 99% những người tham gia MLM đều không thành công – nhưng thực tế này luôn bị che dấu
Đây là một tỉ lệ thất bại quá lớn đối với những người tham gia, và những số tiền họ mất - thường lên đến con số nhiều trăm hoặc nhiều ngàn đô la - sẽ được chia chác cho những thành phần chóp bu – mà đa số là những người đã tham gia trong guồng máy lừa gạt này từ đầu hoặc rất sớm.
Với mô hình tháp ảo, lợi nhuận sẽ được tính theo cấp: cấp càng cao, lợi nhuận càng lớn. Những người khởi xướng và phát động hệ thống sẽ nằm ở đỉnh tháp, lợi dụng những thành viên bên dưới ở đáy tháp.
MLM là một "chuỗi lừa bất tận", lừa mọi người bằng cách cho rằng có thể kiếm tiền "không giới hạn", mặc dù số tiền thu nhập được dựa trên tiền của những người tham gia vừa đóng lệ phí, vừa tự mua hàng để xài hoặc bán lại với giá cắt cổ cho một người khác.
Thực tế khác hẳn những điều mà những nhà tuyển dụng cho MLM rêu rao là hàng của họ bán đắt như tôm tươi. Sự buôn bán, trên thực tế, đa số là giữa những người trong KTT với nhau, đặc biệt là đổ lên đầu những người mới tham gia.
MLM là một trò chơi gian lận mà trong đó rất nhiều người bị mất tiền, chỉ có một số nhỏ làm được những khoản tiền khổng lồ trên sự đau khổ của rất nhiều người khác (hơn 99%).
4. MLM phi đạo đức và xung đột quyền lợi trong nguyên tắc quản lý
MLM đòi hỏi một thành viên phải mời gọi được nhiều người gia nhập để có thể đủ tiêu chuẩn làm ra tiền và ở lại trong hệ thống, đa số thành viên thất bại sau một thời gian nỗ lực và sẽ rời hệ thống. Tất cả những thu nhập tích lũy từ công sức của họ kể cả tiền lệ phí tham gia lúc đầu sẽ chuyển ngược lên cấp trên. Mọi đòi hỏi của MLM đều được thiết kế để chuyển phần thưởng tích lũy từ người bỏ cuộc hay thua cuộc trở ngược lên cấp cao ở thượng tầng KTT.
Rõ ràng đây là một hiện tượng phi đạo đức nghề nghiệp và tương phản quyền lợi khi quản lý hay cố vấn một tân binh, bắt họ mua hàng để kiếm tiền huê hồng cho chính người quản lý mình và những cấp quản lý bên trên. “Cấp trên” sẽ được tiền không cần biết “cấp dưới” có kiếm được tiền hay không. Đây là một chuyện bất công và phi đạo đức khi lấy tiền của những thuộc cấp thất bại (không kiếm ra tiền).
Trong các thương nghiệp đúng nghĩa, huê hồng chỉ được trả dựa trên số hàng hóa được bán ra; ít nhất không một ai ở cấp trên được trả tiền cho đến khi thuộc cấp làm ra tiền qua việc buôn bán trong thị trường chính thức. Các nhà nghiên cứu 500 công ty MLM chưa hề thấy một MLM nào trả tiền theo đúng nguyên tắc bán hàng như vậy. Kết quả là chỉ có một ít người ở thượng tầng – chuyên đi dụ người khác - là được tiền, còn tất cả đều mất tiền.
Đồng thời không MLM nào mà có hơn 1% người được lời trong một năm, và một tỉ số nhỏ hơn nhiều những người được hưởng lợi tức lâu dài hơn. Tỉ lệ thành công này không xứng đáng gọi là “cơ hội” vì đánh bài ở casino có cơ hội thành công cao hơn.
Các điểm phi đạo đức của MLM bao gồm:
- Ép buộc người mua dùng sản phẩm ở giá cắt cổ và không dựa trên nhu cầu. Người tham gia, bị chiêu dụ bằng “giấc mơ xây nhà trên cát”, phải mua một số hàng mỗi tháng ở giá “cắt cổ” như là một điều kiện để tồn tại. Đa số nhân viên không tiêu thụ được và để chất đống trong xó nhà, garage, hoặc ép bạn bè, thân nhân mua hàng (do đó, đây là cách để mất người thân dễ nhất), hoặc đem cho hay bán giá rẻ. Đa số những người tham gia, sau một thời gian không bán được hàng, bị lỗ lã, sẽ rút lui và mất hết tiền đóng lúc đầu, tiền đóng hàng tháng cũng như tiền mua sản phẩm. Số tiền các nhân viên cấp dưới mất trọn khi rút lui là tiền dùng để “làm giàu” cho một thiểu số ở thượng tầng Kim Tự Tháp.
- Sinh hoạt như một giáo phái và không ai được quyền chỉ trích giáo chủ - tức công ty, mà phải tôn thờ những hứa hẹn hay luật lệ của công ty; nghi ngờ bị coi là tội lỗi, chỉ trích hay nghi vấn bị coi là kẻ xấu. Người tham gia bị công ty tẩy não coi MLM như là một cơ hội tuyệt hảo, những người sinh hoạt trong MLM là một gia đình, được khuyên không nên liên hệ với những người không tin tưởng vào công ty. Lối sinh hoạt này không phải là tính chất của một công ty kinh doanh đúng nghĩa.
- Luôn nói dối: phóng đại về những thành tựu và tỷ lệ thành công
Liên Minh Quốc Tế Bênh Vực Giới Tiêu Thụ (ICCA) vừa được thành hình (Oct. 2013) để chống trả lại các hiện tượng lạm dụng của MLM. Cơ quan này đã kiến nghị lên Ủy Ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ để bảo vệ người tiêu dùng chống lại thực tế không công bằng và lừa đảo trong ngành công nghiệp MLM.
Theo ICCA, năm 2012 có 15.6 triệu người Mỹ bị mất tổng cộng 15 tỷ Mỹ Kim qua các vụ lừa đảo MLM. Các nạn nhân không chỉ là những người nghèo hay ít học mà bao gồm mọi thành phần; tuy nhiên, nhóm bị nhắm tới nhiều nhất vẫn là những cộng đồng thiểu số và những thành phần lợi tức kém.
Kinh nghiệm của một chuyên gia
Tiến sĩ Jon M. Taylor tốt nghiệp MBA tại đại học Brigham Young năm 1965 và tiến sĩ môn Tâm Lý Ứng Dụng (Applied Psychology) tại đại học Utah in 1986. Ông là một nhà hoạt động, một giáo sư đại học dạy môn quản trị kinh doanh, tài chánh, truyền thông, đạo đức kinh doanh. Với hơn 30 năm kinh nghiệm về bán hàng, thị trường và đầu tư, ông đã từng mở thương vụ hoặc giúp tạo ra hơn 40 thương vụ. Ông đã từng phụ trách việc quản trị và nghiên cứu cho hai đại học, từng viết và phát hành nhiều sách, bài báo và tường trình liên quan tới giới tiêu thụ và kinh doanh.
Để tìm hiểu cho tường tận, nhà học giả và chuyên gia này đã tham gia vào công ty MLM Nu Skin để làm việc. Ông tận lực để vươn tới tầng lớp cao nhất thuộc 1% của KTT và đã học được bài học giá trị về MLM: đó là muốn vươn tới đỉnh cao của sự thành công trong KTT, ông phải liên tục nói dối, phải làm việc cật lực tới độ bỏ bê gia đình, vậy mà vẫn bị mất $1200 mỗi tháng qua những chi tiêu bắt buộc từ công ty liên quan tới sản phẩm và các sinh hoạt tốn kém thì giờ và tiền bạc. Ông đã nghỉ việc sau 1 năm với Nu Skin, và đưa ra sự thật về mô thức lừa đảo dây chuyền MLM.
Tiến sĩ Jon M. Taylor, đã phân tích và thu thập được các phản hồi khắp thế giới về khoảng 500 chương trình MLM trong suốt 18 năm qua. Ông đã viết 3 quyển sách về đề tài này, hai trong số 3 quyển này có thể lấy xuống từ website của ông tại: mlm-thetruth.com. Ông cũng đã viết nhiều báo cáo và trình bày với các cơ quan giám sát của chính phủ và các cơ quan bênh vực người tiêu thụ. Các tài liệu này có trên web site của ông và các websites có chia sẻ cùng mục tiêu cảnh báo về MLM.
Năm 1998, Ts Taylor đã gởi kết luận của ông tới chủ tịch của 60 công ty MLM lớn nhất và yêu cầu họ “chứng minh là ông sai”. Điều thách thức này của ông đã không được hồi âm.
Địa chỉ liên lạc của Dr. Taylor jonmtaylor@juno.com
http://www.mlm-thetruth.com/
Table 1 |
||
MLM COMPANY3 |
Approximate percentage of MLM participants who |
Approx. percentage who realize a profit4 after all expenses |
AMWAY/QUIXTAR |
99.99% |
0.01% |
RENAISSANCE (RTTP) - defunct |
99.98% |
0.02% |
NIKKEN |
99.98% |
0.02% |
SYMMETRY |
99.96% |
0.04% |
CYBERWIZE |
99.94% |
0.06% |
NUSKIN/ PHARMANEX/ |
99.94% |
0.06% |
TELCOM CO. - defunct |
99.92% |
0.08% |
ARBONNE |
99.92% |
0.08% |
RELIV |
99.90% |
0.10% |
MELALEUCA |
99.87% |
0.13% |
FREE LIFE |
99.69% |
0.31% |
HERBALIFE |
99.42% |
0.58% |
( Email from reader)
-------oo0oo-------