Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Sưu Tầm

Vietlist.us

--------o0o--------

Đám Giỗ Ngày Xưa

Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Đã có lần tôi thưa với bạn đọc, có thực mới vực được đạo phải không? Quả thực cái bao tử rất quan trọng cho mỗi sinh vật. Thuở nhỏ, đi học 5 ngày/tuần phải no bụng mới học được. Sáng đi lễ sớm, ngày thứ năm ở nhà (không phải đi học) nên 2 giờ chiều đi khấn (kinh cho Thiếu nhi), tối vàng vàng mặt trời đi nhà thờ đọc kinh tối nhưng trừ sáng sớm, tới bữa phải có cơm, no bụng rồi mới đi chầu, đi lễ được; đó là chung cho số đông trẻ con và người lớn. Đói ngồi trong nhà thờ chia trí lắm không tập trung vào kinh sách được: phải kiếm cái gì ăn mới yên.

Nhớ một lần sang Phú Nhai dự đám rước chiều thứ bảy, trước khi đi mẹ tôi bảo hai anh em tôi và các chị, chồng của các chị tức các anh rể tôi, ngồi ăn cơm cho chắc bụng đã rồi hãy đi. Có mấy anh chị ngồi ăn với mẹ tôi; còn hai anh em tôi sợ hơi trễ nên nói với mẹ:
“Lát về chúng con ăn.”

Chả là đội kèn tây xứ Phú Nhai hôm nay chơi lớn quá, thổ đất thày mẹ tôi làm nhà trên đó, trước mặt là con sông tôi đặt tên là sông Trà Lũ, qua sông cách một khoảng ruộng chừng 500 mét hay hơn chút đường chim bay là tới thánh đường Phú Nhai, từ nhà tôi nghe tiếng kèn thổi làm chúng tôi nô nức, hết muốn ăn cơm. Cũng nên biết nhà thờ Phú Nhai được xây dựng từ khoảng cuối thập niên 20 sang đầu thập niên 30, là ngôi thánh đường đồ sộ nhất Đông Dương hồi đó, đẹp, cao và rộng, có sức chứa rất lớn. Nguyên quả chuông cồng vĩ đại nặng mấy tấn, chở từ Pháp qua, treo trên tháp chuông đã là một kì công. Ngọn tháp cao vút đứng ở gần nóc có thể nhìn thấy làng mạc xung quanh rất xa.

Hai anh em tôi chào mẹ và các anh chị xong bước rảo đi Phú Nhai. Tuy đường chim bay gần vậy nhưng đi thẳng thừng ra cũng phải gần nửa giờ, đúng là gần nhà xa ngõ. Chúng tôi vào khuôn viên thánh đường lúc mới rải rác mươi người, đội kèn đang tập chứ chưa phải là thổi khi đám rước bắt đầu.
Một lúc sau đám rước khởi động. Bắt đầu bao giờ cũng là thánh giá, nến cao; sau đó là các đoàn thể. Hai anh em tôi đi trong hàng ngũ thanh niên và thiếu nhi để rước kiệu. Có hai đội nhạc: đội kèn tây hay tây nhạc và đội bát âm hay nam nhạc. Đội nam nhạc dùng sáo, đàn và nhị. Mỗi đội mỗi vẻ. Khi đội kèn tây thổi lên thì đội bát âm nghỉ ngơi. Kèn tây nghỉ ấy là bát âm bắt đầu.

Hôm nay bắt đầu tháng Hoa nên xứ đạo kiệu Đức Mẹ xung quanh nhà thờ, đức Giám mục Hồ ngọc Cẩn từ Bùi Chu về chủ lễ. Đội trắc của thiếu nhi xong đến kiệu Đức Mẹ đi cuối cùng, có tàn, lọng che hai bên, khiêng kiệu là các cô Trung binh (lớn hơn Nghĩa binh) mặc đồng phục quần đen áo dài trắng. Đức Giám mục theo sau kiệu Đức Mẹ, hai bên là mấy chú giúp lễ và dăm ba linh mục. Sau cùng là giáo dân không thuộc đoàn thể nào.

Đám rước vào nhà thờ để cử hành thánh lễ. Đức Giám mục cùng các Linh mục đồng tế thánh lễ, nhưng trước lễ có bài giảng của cha Lộc, có tiếng hùng hồn nhưng có lẽ vì hăng say, cha đã giảng hơi dài.

Lúc này tôi mới thấy đói. Đói ghê đói gớm, mồ hôi cứ vã ra. Tôi ước có được cái bắp nướng, củ khoai hay đồng bánh đa thì sung sướng lắm. Nhưng đang giảng và lễ, nhà lại xa, đến ông trời cũng phải chịu. Tôi đành ngồi trân bụng chịu nhưng quả thật những lời giảng của cha Lộc vào lòng tôi như nước đổ lá khoai, nước đổ đầu vịt.

Cha Lộc nhỏ người nhưng được cái tiếng to, giọng cha sang sảng, thánh đường rộng như thế, micro không có như ngày nay mà ngồi tận cuối nhà thờ vẫn nghe cha rõ ràng. Ngay cả các Giám mục và các Linh mục, nếu giọng nhỏ, những buổi lễ đó phải chào thua, phải nhường cho những giảng thuyết viên có giọng sang sảng như cha Lộc. Cả năm bảy ngàn có khi một chục, vài ba chục ngàn giáo dân các nơi đổ về dự lễ, lại có khi những lễ lớn như lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, lễ Đầu Dòng kính thánh Đa Minh hay lễ truyền chức Linh mục, lễ Phục sinh v.v...cả vài trăm ngàn người dự, lúc đó mới thấy không có micro là một trở ngại lớn. Micro với đám đông chính là cái linh hồn của buổi hội họp. Micro hư giữa chừng thì đành phải bỏ dở. Thực ra, những lễ lớn đông đảo như thế, những người hết chỗ phải đứng ngoài nhà thờ không nghe thấy gì dù linh mục trong nhà thờ đã nói thật lớn và vách tường nhà thờ thật vang.

Người lên rước lễ mới đông làm sao! Có Đức Giám mục về, lâu lâu mới có, giáo dân bảo nhau đi vào toà cáo giải xong lên rước lễ lũ lượt. Hai anh em tôi cũng trong số những người đó. Khổ nỗi chỉ có Linh Mục trao bánh thánh chứ không có giáo dân lãnh chức Thừa tác viên Thánh Thể như sau Công đồng II Vatican, nhà thờ đông như vậy rước lễ mất cả gần một giờ, ấy là dạo đó giáo dân không có chịu Máu Thánh như ngày nay.

Lễ xong, hai anh em tôi ra về, vừa ra tới tượng đài Đức Mẹ thì gặp mẹ và các anh chị tôi. Mẹ hỏi:
“Vũ sao mặt mày xanh như tầu lá vậy?”
Anh Lân tôi đáp thay:
“Nó đói đấy mẹ!”
“Ừ mẹ đã bảo mà không nghe, bảo ăn cơm rồi hãy đi rước. Nghe kèn thổi là cứ cuống lên. Muốn ăn phở không?”
“Dạ.”

Các anh rể và các chị tôi nói còn no, xin về trước. Một quả mít nặng hai người khiêng, chín thơm phức mấy hôm nay chờ các chị về bổ. Cây mít nhà tôi có từ đời ông bà nội, gốc của nó phải hai người ôm, năm nào quả cũng chi chít. Những quả ở gần gốc bao giờ cũng to kềnh to càng, anh tôi phải đóng một cái chạc ba để đỡ. Cây này là loại mít dai mầu vàng nhạt, xơ ít nhưng múi nhiều, hột nhỏ, rất ngọt và thơm. Nếu phải mít ướt (múi mít nhão nhoét) chắc mẹ tôi bảo chặt đi rồi.

Mẹ dẫn hai anh em tôi ra tiệm phở Cầu Đá, ngay lối vào khuôn viên thánh đường, gọi cho mỗi anh một tô phở bò (lúc đó ở quê chỉ có phở chín, sau này dân thành phố mới nghĩ ra phở tái, rồi gầu, vè, gân, sách, sụn, giò, nhừ vv...và giá trụng, hành trần.

Chờ cho hai anh em tôi ăn xong, ba mẹ con ra về. Mặt trăng đã lên khỏi ngọn tre phía xa. Lúa chiêm chưa chín, có lẽ một tháng nữa mới được gặt. Quê tôi dạo đó thanh bình và sung túc, hầu hết mọi gia đình trong xứ đạo trong làng, trong tổng đều mát mặt, khá giả. Lúc đó còn thời Pháp thuộc, khoảng đầu thập niên 40.

Như tôi đã tả bên trên, tình làng nghĩa xóm rất đậm đà, người cùng làng, cùng xứ đạo với nhau đối xử rất thân tình như người cùng họ mạc. Ngay như xóm tôi, có khoảng 30 nóc gia thì phân nửa là Công giáo, phân nửa kia theo Phật giáo hay không có đạo nào. Chuyện lễ bái, thờ phượng, cúng kiếng, ai theo đạo nấy, không ai dè bỉu khinh khi ai. Khi mẹ tôi cần mướn thêm canh điền để cày, bừa hay gặt lúa, mẹ tôi kêu mấy chú ở phía trong xóm ra làm cho chúng tôi; nếu mẹ cần mướn thêm thợ vò, suốt lúa, mẹ tôi kêu mấy chị, mấy thím; những người này theo Phật giáo hay đạo ông bà nhưng không hề có trở ngại nào.

Trong những người cùng xóm, khác đạo, có vợ chồng thầy giáo Quảng đi lại với thầy mẹ tôi rất thân tình. Mấy người lớn thân nhau quá hình như muốn làm sui gia với nhau! Hai, ba cô con gái ông bà giáo Quảng, cô nào cũng xinh, cô lớn cỡ tuổi anh tôi, cô nhỏ nhất cỡ tuổi tôi, nếu như không vì chiến tranh lan tràn đến khắp mọi vùng quê, gia đình nào cũng phải tản cư thì chưa biết duyên phận tôi và anh tôi nó sẽ xoay ra thế nào?

Thầy giáo Quảng lúc đó đã có bằng “Diplôme”, thầy được dạy từ lớp Supérieur tức lớp Nhất trở xuống, học xong lớp này đi thi Tiểu học. Thầy Quảng giúp đỡ dân xóm mỗi khi có Pháp về, thầy nói chuyện với Tây, thông dịch cho dân xóm.

Nhưng thôn quê chúng tôi lúc đó, có khi cả năm, hai, ba năm không nhìn thấy một người đội, một người lính Pháp về làng dù đang dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Chỉ những nơi hay cất rượu lậu, hoặc buôn bán thuốc phiện lậu hay có những hội kín chống Pháp hoạt động thì sen đầm, mật thám hoặc lính Pháp mới tới dò xét.

Quê tôi không có ba thứ đó thường xuyên nên Pháp ít về. Thầy tôi như đã nói, có hoạt động trong hội kín chống Pháp, đuổi Pháp nhưng thầy tôi ít ở quê, ông thường có phòng mạch đông y ở Hà Nội hoặc Hải Phòng. Ông cũng khéo qua mặt bọn mật thám Pháp nên bớt vướng với chúng. Có vài lần chúng bắt thầy tôi nhưng sau ít tháng giam giữ, không đủ bằng chứng buộc tội và kêu án, chúng thả. Khi chúng bắt bớ như vậy, vợ con nghi phạm không bị phiền hà chi, coi như vô can, ai làm nấy chịu, không như một số chế độ, nói rất hay, như trời như biển nhưng trả thù từ đứa con nít. Tôi chưa hề bị nghỉ học vì việc làm của thầy tôi bao giờ. Mẹ tôi cũng không phải gọi lên gọi xuống khi chúng tình nghi và bắt thầy tôi. Luật pháp ấy văn minh và tiến bộ.

Giỗ ông nội tôi vào giữa mùa gặt khi trong nhà có cả dăm bảy người thợ gặt, thợ vò lúa, kéo đá cộng thêm với người nhà. Thường thầy tôi ở Hà Nội về, ông tổ chức con cháu dự lễ cầu hồn cho ông bà, tối đọc kinh tại nhà tôi; có năm lối xóm đến đọc kinh cả hơn trăm người. Ban ngày thầy tôi cho làm cỗ, khi giết gà vịt, khi đụng heo, đãi đằng con cháu và những người thợ đang làm mùa.

Buổi tối sau khi đọc năm chục kinh, xong đến kinh nguyện giỗ, cầu cho người đã qua đời ..Sau kinh này là kinh cầu chữ, tức kinh cầu Đức Bà bằng tiếng Hán-Việt. Nhiều dân quê rất thuộc nhưng chẳng hiểu ý nghĩa. Mỗi khi thầy tôi từ tỉnh về, họ đem ra hỏi, thầy tôi giải nghĩa cặn kẽ.

Sau kinh cầu này, bao giờ người gia trưởng (là thầy tôi) cũng solo câu:”Lậy ơn Đức Chúa Giêsu, xưa bởi giời mà xuống thế gian 33 năm, cùng chịu những sự thương khó cho các linh hồn thiên hạ được rỗi, thì rầy chúng tôi xin Cha rất nhân lành vô cùng xin tha phần phạt cho linh hồn....và linh hồn....đã cầu nguyện hôm nay, hoặc còn giam nơi lửa luyện tội thì xin mở cửa tù ngục ấy cho ra mà đem đến chốn hưởng mọi sự vui thật là nước thiên đàng. Vì công nghiệp Chúa tôi đã chịu nạn chịu chết vì chúng tôi.” Tất cả thưa:Amen. Sau đó đọc kinh Vực sâu, vài kinh nữa là lễ tất.


Xuống đến kinh Vực sâu thì bọn trẻ con đã mừng bởi sắp được ăn uống. Cái sân nhà tôi lót gạch để kéo đá ngày mùa nên thầy tôi cho xây rất rộng lớn. Người lớn, trẻ con ngồi đầy một sân, các phản trong nhà cũng kín người. Bây giờ là lúc đãi đằng, ăn uống. Chuyện nổ dòn như pháo Tết, đúng là thời thanh bình an cư lạc nghiệp, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do đi lại, tự do kinh doanh và tự do học vấn, có đủ tiền thì lên Đại học chẳng ai hỏi, hoặc có hỏi thì: bằng cấp những lớp dưới trình ra! Thế thôi!

Thực ra thời đó, không một ai dám vào ghi tên học đại nếu không có đủ trình độ. Cho miễn bằng cũng không dám vì ngồi nghe (tiếng Pháp) như vịt nghe sấm, rồi lúc thi mỗi tháng, mỗi tam cá nguyệt...bị lật tẩy là dốt thì chỉ độn thổ. Thời đó cũng không có ai chạy chữa phao đề cho mình được dù là con ông trời. Ông Bảo Đại lúc còn là Hoàng tử, sang Pháp học, cũng phải dùi mài, không thể ỷ con vua làm biếng rồi ra lệnh cho Giám khảo cấp bằng. Người ta nói rất ít nhưng làm rất nhiều; trái lại có những chế độ nói rất nhiều nhưng làm rất ít hay làm xiên làm quàng, con cấp lớn phao đề, gửi gấm lung tung! Cái kiểu đó, thanh niên dốt nát là đúng!

Trở lại với buổi tối đọc kinh cho ông bà nội tôi.

Lúc này trăng lên đã cao, soi sáng mọi chỗ, gió nồm nam hây hẩy đuổi hết khí nóng ban ngày làm mọi người thoải mái dễ chịu. Các anh trai và anh rể tôi phục vụ mâm các cụ ở gian giữa, có thầy tôi ngồi, đứng vai chủ mời khách.

Các chị gái cùng mẹ tôi phát quà cho trẻ, thường là bánh đa nướng với đậu phọng luộc hay rang. Cứ ba đứa trong một gia đình lãnh một cái bánh đa lúc đó khá to, đường kính gần hai gang tay người lớn, cộng thêm một bơ đậu phụng. Có năm mẹ tôi thổi xôi lạc hay xôi đậu xanh, ăn với đường hoa mơ hay muối vừng. Hai ba nồi nước lớn nấu chè tươi hoặc chè khô, gáo múc và bát đã để sẵn, ai khát tự múc. Người không thích nước chè thì ra bể nước mưa. Có gáo dừa cán dài, có bát để sẵn trên thành bể.

Đám trẻ con và cả những bà mẹ có quà rồi thì thường chào chủ nhà ra về. Họ không ăn tại chỗ mà về nhà ngồi ăn cho thoải mái, vả lại người coi nhà cũng được hưởng cho vui. Chỉ có các ông già hoặc trung niên thích chén rượu và chuyện vãn thì ở lại đến cả vài giờ sau. Họ muốn nghe thầy tôi kể chuyện thành phố mà những câu chuyện đó thầy tôi có thể kể nghìn lẻ một đêm như chuyện cổ tích Ba tư.

Mấy mâm các cụ thường có thêm vài món nhậu để đưa cay. Có năm mẹ tôi bảo các chị mua ốc bươu vàng hoặc ốc nhồi (to hơn ốc bươu nhưng vỏ hơi đen) ngâm cho nhả những đồ dơ, chập tối luộc với lá chanh, lúc ăn còn nóng, chấm với nước mắm gừng, chanh ớt. Cũng có năm chị tôi đi chợ Bể đội về một thúng sò huyết từ dân thuyền chài. Thế là thầy tôi tự tay nhóm cái hoả lò lên, thực khách ăn đến đâu nướng sò đến đó. Khi đông người “mồi” hết sớm mà còn rượu thì mẹ tôi sai chị mang khô mực ra. Những con mực to bằng một trang giấy cuốn vở học trò, nướng than thơm tưng thơm lừng.

Thầy tôi thường mua rượu người làng cất lén chút đỉnh để trong nhà dùng. Rượu này không có cồn (alcohol), uống êm và bổ chứ không xóc như rượu ty hay rượu Văn điển do Pháp bán cho các đại lý. Ở Việt Nam ngày nay, rượu bị pha nhiều thứ độc hại, nhiều thanh niên đã chết vì bia rượu chứ thời thầy tôi không có. Rượu Văn điển nhiều cồn hơn nhưng cũng có tiêu chuẩn của Nhà nước ấn định, không quá tệ như rượu ngày nay, chấm thuốc dùng để xịt sâu rầy vào cho tăng nồng độ, sớm say. Chấm quá độ là chết!

Bà giáo Quảng và mấy cô con gái không biết đọc kinh nhưng bữa giỗ nào cũng có mặt. Bà Quảng ra sớm phụ mẹ tôi việc bếp núc, khi đọc kinh thì mấy mẹ con cùng ngồi hướng lên bàn thờ, rất nghiêm trang sùng kính. Còn thầy giáo Quảng chỉ khi đọc kinh xong ông mới ra. Từ nhà ông, tiếng kinh vang vang vào tới, khi đọc xong ông biết ngay nhưng chỉ những năm có thầy tôi về, ông mới dự.

Ở bài trước, tôi có nói đến bánh khúc, có vài bạn email hỏi, nhân tiện đây tôi xin nói qua về bánh khúc theo sự hiểu biết của tôi.

Bánh khúc ra đời đã lâu lắm, cũng từ vùng quê. Hồi xưa người ta thường gọi là bánh cúc vì muốn làm bánh này phải có nhiều rau cải cúc lá xanh ngắt, thường dùng để nấu canh giò sống hay tôm khô đều ngon. Trong Nam rau này gọi là tần ô, thường ăn sống với hủ tiếu Mỹ tho hoặc cho vào món lẩu.

Sàigòn trước năm 1975 có hủ tiếu Thanh Xuân ở chợ Cũ rất nổi tiếng, gọi một tô hủ tiếu là có một đĩa rau tần ô đi kèm.

Nhà làm bánh cúc giã rau cúc ra cho thật nát, lọc lấy chất bột và nước cốt của rau đem ngào bột nếp, nặn ra những cái bánh mầu xanh đậm khoảng cái trứng gà lớn trong có đậu xanh làm nhân, đem những cái bánh này cùng với gạo nếp (đã ngâm kỹ) đặt vào những cái xửng (chõ ngoài Bắc) xôi lên cho chín bằng hơi. Lúc lấy ra thì bánh được bao bọc phất phơ nghĩa là không dầy lắm bởi xôi trắng, nổi bật trên da bánh mầu xanh già. Nhờ chất rau thơm, bùi và làm đẹp mầu bánh, nhìn thấy là muốn ăn, bánh cúc rất phổ thông ở miền quê và thành phố. Có những vùng lại cho thêm chút hành mỡ vào nhân đậu làm tăng khẩu vị. Đi chơi xa, nếu không muốn ăn các quán dọc đường, chỉ cần gói vài cái bánh cúc là xong.

Sau này, vì rau cải cúc trồng không kịp với nhu cầu làm bánh tăng gia mỗi ngày, nhà làm bánh cúc bèn lấy lá xanh rau bắp cải thay thế rau cúc, tuy nhiên tạm được chứ không ngon và đúng vị như rau cải cúc. Cũng có nhà làm bánh không muốn viên tay lâu công, họ cho bột vào khuôn rồi cắt ra thành từng đoạn hai chiếc liền nhau, nhân tiện chỉ dùng rau bắp cải xanh, họ liền gọi là bánh khúc.

Dù cúc hay khúc, âm thanh ấy cũng gợi nhớ một món quà thân thương của quê hương, mẹ đi chợ mang về cho ăn, khi đổi món thì có bánh đa kê, bánh dày đỗ, bánh chưng (loại nhỏ xíu, một người ăn), bánh cuốn, bánh giò, bánh dày chả quế, xôi bắp, bánh bột nếp, bánh tẻ; sang đến đồ ngọt thì có bánh trôi nước, bánh rán, bánh gai, bánh khảo, bánh đậu xanh (Rồng vàng Hải dương mới là ngon), bánh quế, bánh cốm, bánh xu xê....Ôi thôi, kể miết cơn thèm nó bốc lên hết cả viết lách bây giờ!

(còn tiếp)

Bút Xuân Trần Đình Ngọc

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us