Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Sưu Tầm

HoChiMinh

--------o0o--------

Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: "Tôi chết đừng phủ cờ vàng?"

Vũ Ánh

Thời trung cổ, các chiến binh người Mông Cổ khi ngồi trên mình ngựa ra trận tiền mà không may tử trận, các đồng đội của họ lập tức giết chết con ngựa mà anh ta cưỡi, lột lấy bộ da ngựa gói chặt tử thi quân nhân này rồi cho chuyển về hậu phương hỏa táng theo tục lệ của quân đội người Mông Cổ.

Ðây là một nghi thức đầy vinh dự chỉ dành cho người lính chết trận, không có biệt lệ dù đối với hàng tướng lãnh. Nghi thức này được lưu truyền tới ngày nay đối với nhiều quân đội tại các quốc gia trên thế giới, nhưng thay vì người ta dùng bộ da ngựa bọc thây người lính tử trận thì dùng lá quốc kỳ của quốc gia đó phủ trên quan tài người đã vì đất nước mà hy sinh.

Thời quân đội Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, quốc kỳ vàng ba sọc đỏ chỉ được phủ lên quan tài quân nhân tử trận. Nhưng sang đến thời Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, tục lệ này được nới rộng cho cả bên lực lượng bán quân sự, cán bộ và công chức nếu họ hy sinh đang lúc thừa hành công vụ. Sở dĩ tục lệ này được nới rộng ra hàng ngũ những người không phải quân nhân là để cho công bằng vì trong chiến tranh, nếu có người hy sinh vì quân vụ thì cũng có người hy sinh vì công vụ, họ cũng phải được nhận vinh dự mà quốc gia dành cho họ. Năm (5) cuối cùng của Ðệ Nhị Cộng Hòa, các ngành công chức và cảnh sát còn được quyền tạo những huy chương riêng để vinh danh những viên chức hay nhân viên làm việc xuất sắc, chẳng hạn như ngành thông tin và chiêu hồi có Tâm Lý Chiến Bội Tinh Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Hạng. Huy chương cao quí nhất của công chức, cán bộ là Chương Mỹ Bội Tinh Ðệ Nhị và Ðệ Nhất Hạng, riêng Ðệ Nhất Hạng Chương Mỹ Bội Tinh khi gắn xong phải cử quốc thiều như Bảo Quốc Huân Chương bên quân đội.

Tôi nhắc lại một vài chi tiết để cho thấy rằng trong điều kiện nào một quân nhân hay một dân chính phục vụ quốc gia được hưởng vinh dự mà quốc gia ban cho qua người đại diện hàng đầu cho quốc gia ấy. Tổng Thống VNCH và đồng thời là tổng tư lệnh quân đội hay viên chức được ủy nhiệm là người đại diện cho quốc gia để trao gắn huy chương hay quyết định phủ lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ lên linh cữu của một quân nhân hy sinh ngoài chiến trường hay một công chức tử nạn đang lúc thi hành công vụ.

Những tài liệu báo chí được lưu trữ trong Thư Viện Quốc Gia VNCH, dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, Tướng Hồ Văn Tố chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh Thủ Ðức đã bị vị tổng tư lệnh quân đội từ chối phủ quốc kỳ lên quan tài vì lý do ông qua đời không phải là từ một nguyên nhân vinh dự. Năm 1964, phóng viên mặt trận của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, anh Khuất Duy Hải, tử trận tại chiến trường Ðức Cơ, Pleiku, đã không được phủ quốc kỳ chỉ vì lý do anh không phải là quân nhân. Tang lễ được hệ thống truyền thanh quốc gia đứng ra cử hành trọng thể, tổng ủy viên Thông Tin (chức vụ tương đương với tổng trưởng Thông Tin trong Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương), Tướng Nguyễn Bảo Trị đã đại diện chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đến gắn Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương Liễu trên quan tài và vào dịp này bản tuyên dương công trạng cố phóng viên mặt trận Khuất Duy Hải được đọc lên, nhưng không có quyết định phủ cờ vì trường hợp anh là trường hợp đầu tiên một phóng viên mặt trận dân sự của ngành truyền thanh quốc gia tử trận trên chiến trường khi đang thi hành công vụ. Dù phóng viên mặt trận Khuất Duy Hải với những ký sự chiến trường được viết rất nhân bản và xúc động phát thanh hàng tuần, hấp dẫn được hàng triệu thính giả, nhưng chính phủ lúc đó là chính phủ quân nhân, chưa có tiền lệ phủ cờ nào dành cho những công chức trung cấp hy sinh ngoài tiền tuyến.

Tôi nhắc lại một vài chi tiết lên quan đến nghi thức “da ngựa bọc thây” đầy xúc động và vinh dự cho người nằm xuống trong trận mạc hay phục vụ quốc gia không ngoài mục đích gì khác hơn là để nhắc lại rằng VNCH khi xưa dù chưa phải là một vùng đất dân chủ tự do hoàn toàn, nhưng những nguyên tắc liên quan đến việc ban phát ân sủng của quốc gia rất chặt chẽ. Cho nên sau này nhiều đồng hương ở đây đưa ra những lời khuyên rất chí lý: “Dù VNCH đã mất, dù quân đội, cảnh sát công chức, cán bộ đã tan hàng nhưng nên duy trì cái dấu ấn tinh thần từ những gì đã mất.” Dấu ấn tinh thần đó là gì? Nhiều người trong cộng đồng giải thích theo cách nhìn của họ “đó là tinh thần chí công vô tư, giữ gìn tín niệm Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm một cách thành thực.” Ngày 30 Tháng Tư gần kề, vấn đề trách nhiệm lại được đặt ra chứ không phải chỉ là những than khóc và những lời đãi bôi nơi cửa miệng.

Năm nay, vấn đề ai là những người phải chịu trách nhiệm đã để một nửa đất nước từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau rơi vào tay những người cộng sản được đặt ra với một bài thơ, một di chúc rất xúc động của một cố tướng lãnh VNCH: “Mai tôi chết, xin cờ vàng đừng phủ.” Ðó là Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng, nguyên tư lệnh sư đoàn Nhảy Dù mà thời chiến tranh Việt Nam, báo chí gọi ông là “con sói của trận mạc,” xin trích:

Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ

Lê Quang Lưỡng

Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đã bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!

Hơn nửa đời đã tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đã thấm vào lòng đất mẹ.

Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống bạn nào đã cần gì?
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,

Ta giờ đây đã tàn bao mơ ước!
Chuyện ngày xưa chỉ còn thấy trong mơ...
Ngày về quê càng lúc càng xa mờ.
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng,

Tuổi càng cao lòng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn hữu chẳng còn ai??
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.

Bài thơ tự nó đã là những cảm xúc đầy bi hùng tráng của một bại tướng VNCH. Bài thơ được làm ít lâu trước khi ông qua đời vào ngày 21 Tháng Chín, 2005 tại thành phố Bakerfield, tiểu bang California. Việc ông di tản sang Hoa Kỳ vào ngày 29 Tháng Tư, 1975 đã trở thành vết thương và niềm u sầu suốt những năm tháng sau này qua một câu thơ mà nhiều người thích “Sầu hận tim ta ai biết được.” Nhưng chính lời trối trăn của ông đối với đồng đội, đồng hương đã làm hình ảnh của một bại tướng trở nên sáng ngời:

“Tôi làm tướng không bảo vệ được nước, khi nước mất tôi đã không dám chết theo nước, nên khi tôi chết già yêu cầu đừng phủ quốc kỳ lên quan tài tôi, vì tôi tự biết mình không xứng đáng được hưởng lễ nghi nầy.”

Với lòng can đảm tuyệt vời, vị tướng lãnh đáng được trân trọng nói trên đã để lại lời nói cuối cùng trước khi qua đời bao hàm nỗi lòng u uẩn của dũng tướng, nhưng trong một phút chùng lòng đã không theo được gương của người xưa “thân làm tướng khi thành mất thì phải chết theo thành.” Nỗi buồn đó theo ông suốt những năm tháng còn lại của cuộc sống lưu vong trên xứ người, để rồi cuối cùng chuẩn bị cho cái chết ông đã can đảm từ chối vinh dự “da ngựa bọc thây,” khác với các tướng lãnh thời đương thời và cùng hoàn cảnh di tản như ông.

Nó là một thông điệp dứt khoát kêu gọi những người có trách nhiệm về việc mất miền Nam Việt Nam hãy can đảm nhận trách nhiệm của mình, chấm dứt những nỗ lực tìm người lãnh đạo cuối cùng phải đầu hàng để trút trách nhiệm cho họ, chấm dứt việc đòi lại danh dự cho nhà lãnh đạo này hay lãnh đạo khác mà biến cố cách đây 38 năm đã biến họ thành đào ngũ, đào nhiệm trước địch quân, chấm dứt việc đem lá quốc kỳ đã thấm máu quân, dân, cán, chính VNCH để đem phủ cho những người không đáng được hưởng vinh dự đó, hãy xét lại cho thật kỹ việc tự thêu khăn quàng, tự mang cà-vạt, đội mũ, mặc áo, tự sơn xe riêng của mình mầu cờ vàng ba sọc đỏ và nên tự hỏi: liệu mình có xứng đáng mang lá cờ này không, có đủ nhân cách, tư cách, có đủ sự trung thành với là cờ đó không hay việc ôm lấy lá quốc kỳ chỉ để che giấu những hoạt động chính trị thiếu chính trực của mình?

Tôi là phóng viên mặt trận của hệ thống truyền thanh quốc gia đã từng theo tường thuật hành quân và các trận đánh lớn từ thời Tướng Lê Quang Lưỡng còn là tiểu đoàn trưởng cho đến lúc ông trở thành lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 2 Sư Ðoàn Nhảy Dù, cho nên tôi hiểu nỗi đau của ông khi phải viết lại di chúc này. Nhưng ngay từ những năm 1964, 1965 khi chiến tranh bắt đầu lan rộng, Tướng Lê Quang Lưỡng đã là một ngôi sao sáng trong số những ngôi sao còn rất trẻ ở sư đoàn Nhảy Dù, một đại đơn vị lúc nào cũng ở tuyến đầu, nhận chịu những áp lực nặng nề nhất từ phía CSBV, nhưng họ đã vượt qua được muôn trùng khó khăn là do giữ được kỷ luật và tín niệm Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm.

Riêng Tướng Lê Quang Lưỡng khi còn là tiểu đoàn trưởng đã được báo chí miền Nam gọi là “con sói của trận mạc” không có gì sai cả. Kiên trì vượt lên trên những lần thất bại, luôn luôn là tấm gương tinh thần cho những sĩ quan và binh lính thuộc cấp, gan dạ và mưu lược trong những giây phút căng thẳng và nguy hiểm nhất cho đơn vị, đối xử tốt và đúng luật đối tù binh địch, Tướng Lê Quang Lưỡng đã ngồi vào chức vụ tư lệnh của một trong những đơn vị tổng trừ bị hàng đầu của Quân Lực VNCH.

Là một người công trạng sáng chói như ông mà chỉ vì một quyết định không mấy vinh dự khi đất nước nghiêng ngửa mà tên tuổi của ông bị một vết chàm tưởng như sẽ vĩnh viễn không gột rửa. Nhưng lòng yêu nước, trọng danh dự và trách nhiệm được thể hiện qua bài thơ: “Khi tôi chết xin cờ vàng đừng phủ,” ông đã nhận lại được danh dự và sự chính trực của một người mang thân làm tướng và đang là bại tướng. Gặp lại ông trong đám cưới của một người bạn năm 2001, ông cho mời tôi lại bàn. Dù tôi không biết uống rượu, tôi đã rót đầy ly của ông để đánh dấu ngày gặp lại người lính trận mà tôi vẫn nể phục này, ông chỉ thân mật cười, giọng trầm: “Chắc Ánh chưa biết anh không còn uống rượu được nữa vì bệnh. Vả lại nhiều năm qua, anh thấy rượu sao đắng quá.” Tôi nhìn lại “con sói già,” người hùng thở nào trên các mặt trận ở Quảng Trị, Cùa, Ðông Hà, Hải Lăng, Mỹ Chánh, PK.17, Kontum, Pleiku... tự nhiên thấy mắt mình cay cay. Ðó là lần cuối cùng tôi gặp ông.

Giờ đây, chắc linh hồn Tướng Lê Quang Lưỡng đã yên ổn thênh thang ở cõi không còn chiến tranh và hận thù. Ông chắc đã gặp lại các đồng đội cũng từng hành động can đảm giống như ông. Ðó là Ðại Tá Huỳnh Thanh Sơn, tư lệnh phó Sư Ðoàn 7 Bộ Binh, và cựu Trung Úy Ðoàn Bá Phụ, một trong những đại đội trưởng xuất sắc của Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù. Ðại Tá Sơn xuất thân từ Biệt Ðộng Quân, sau những năm tháng trận mạc dài dài, ông được lệnh thuyên chuyển làm tư lệnh cảnh sát vùng và những năm cuối cùng trước 30 Tháng Tư, 1975, ông được bổ nhiệm tư lệnh phó hành quân Sư Ðoàn 7 Bộ Binh do Tướng Trần Văn Hai làm tư lệnh. Khi Tướng Hai chuẩn bị tuẫn tiết thì vừa lúc ông mở đường máu dẫn quân từ Cai Lậy về Bộ Tư Lệnh ở Ðồng Tâm. Kết quả ông lãnh hơn 12 năm tù cải tạo. Ðược thả và định cư ở Mỹ theo diện HO, ông vẫn không muốn ở không để lãnh trợ cấp chính phủ nên không bao lâu sau khi định cư dù con cái ông đã khôn lớn và ổn định, cựu Ðại Tá Huỳnh Thanh Sơn vẫn nhận công việc của một nhân viên an ninh tư để thấy mình vẫn còn có ích cho xã hội.

Ông bị ung thư gan và qua đời cách đây 11 năm. Trước khi qua đời ông dặn vợ con là không nhận phủ cờ vàng vì cảm thấy mình không đáng được hưởng vinh dự ấy. Còn cựu Trung Úy Ðoàn Bá Phụ là cựu tù cải tạo ở trại A-20 và đồng thời là người tù nổi tiếng bất khuất, định cư ở Mỹ bằng cách vượt biển sau khi được thả ra khỏi trại vài tháng. Sang định cư ở Hoa Kỳ, Phụ lập gia đình, làm việc và nuôi dạy ba cô con gái sau này trở thành những sinh viên, học sinh xuất sắc và được học bổng của tỷ phú Bill Gates cũng như các học bổng khác. Trước khi qua đời anh trối trăn là đừng phủ cờ vàng vì cảm thấy mình không xứng đáng được hưởng vinh dự ấy và tôi là một trong những người chứng của lời trối trăn đầy can đảm này của người bạn tù. Những điều tôi viết ra chắc chắn có những người không đồng ý. Họ có thể có cách nhìn khác. Tôi tôn trọng và không tranh cãi. Vì theo cố Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng:

“Bao năm trời bao nhiêu chàng trai trẻ
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.”

Lòng can đảm của Tướng Lê Quang Lưỡng là một tấm gương sáng ngời một lần nữa củng cố niềm tin cho tôi, cho chúng tôi rằng, cuối cùng danh dự và chính trực muôn đời vẫn là thước đo con người dù trong hoàn cảnh chiến thắng hay trong hoàn cảnh bại trận.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=165025&zoneid=425#.UrekCrQRvSA

On Net

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us