Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Sưu Tầm
--------o0o--------
SỰ THẬT VỀ DUBAI HIỆN TẠI
Vài ngày qua cả thị trùơng chứng khoán gần như ngừng lại vì Dubai cuả những ông Hoang Ả rập tiêu xai vung vít va đang thiếu ngân hàng “World” 59 ngàn tỉ Mỹ Kim. hiện không có khả năng để trả cho ngân hàng. Một sự kiện mà cả thế giới không ai ngờ.
Bây giờ gía khách sạn ở Dubai đang hạ gía trầm trọng, ai có cơ hội nên đi chơi Dubai lúc này vì giá du lịch ở đây bất ngờ hạ vô cùng
Quần đảo nhân tạo Dubai/ Thành phố ma 5 sao ở “tận cùng Thế giới”
(Dân trí) - Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, “Thế giới”, quần thể 300 đảo nhân tạo nổi tiếng ở Dubai, từng khơi gợi nhiều cảm hứng kiến trúc giờ bị ví như thành phố ma 5 sao thuộc về thế giới tương lai, đang chịu “lời nguyền” của những trận bão cát.
Một biệt thự kiểu mẫu duy nhất nằm giữa quần đảo chưa hoàn thành của "Thế giới" ở ngoài khơi Dubai.
Dưới đây là ghi chép của phóng viên Tim McGirk của tạp chí Time về quần đảo nhân tạo gây xôn xao thế giới này:
“Tôi muốn thấy thế giới”, tôi nói với một người chèo thuyền ở Lạch Dubai và đưa ra tấm bản đồ của mình. Không lưỡng lự, anh ta vẫy tôi lên chiếc thuyền gỗ nhỏ của anh. Nếu tôi nói với anh ta rằng tôi muốn lên ngược sông Styx, anh ta chắc cũng đồng ý. Bởi đây là thời gian rất khó khăn ở tiểu vương quốc thuộc Vịnh Péc-xích này và lái thuyền người Bangladesh của tôi đã phải mất nhiều giờ chạy lên chạy xuống con lạch để tìm được một khách. Quả là không may cho anh ta khi gặp phải một hành khách có vẻ như hơi điên khùng.
“Thế giới”, tôi nhắc lại. Lần này anh ta lại gật đầu nhưng hơi trợn mắt lên. Anh ta cố gắng đánh trống lảng, hỏi tôi có muốn tới thăm ngôi đền Ali bin Abi Taleb hay không. Tôi vạch ra đường đi, xuống dưới con lạch, tới vịnh và ra Biển Ảrập. Ở đó, cách bờ khoảng 5km, là một quần thể gồm 300 đảo nhân tạo có hình giống như bản đồ của toàn cầu. Mỗi một hòn đảo được đặt tên theo một nước hoặc một thành phố. Quần đảo khổng lồ này trải rộng gần 10km và được cho là “ngốn” mất hơn 5.000 tấn san hô, khiến nó là rỉa san hô nhân tạo lớn nhất hành tinh này.
“Thấy không?”, tôi nói. “Đây là Thế giới”.
Người lái thuyền lắc đầu quầy quậy. “Không thể”, anh ta lẩm bẩm. Bằng cách ra hiệu, vẽ ngón tay đưa ngang trước họng, anh ta nói rõ rằng dù tôi có trả bao nhiêu tiền, anh ta cũng không đi tới mê cung đảo ấy. "Thế giới" là một dự án của người trị vì Dubai, tiểu vương Sheik Mohammed bin Rashid al-Maktoum, và nó được các nhân viên an ninh đi trên những chiếc xuồng cao tốc tuần tra liên tục. Những người Bangladesh nhập cư trái phép hay những phóng viên nước ngoài tọc mạch vào đó là sự liều mạng.
Tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, "Thế giới" hoặc là đỉnh cao khéo léo của nhân loại hoặc là một câu chuyện về sự thừa thãi trong thế kỷ (21) bùng nổ của Dubai. Mỗi hòn đảo được bán với giá từ 15 đến 50 triệu USD, và chỉ với ai được mời. Những nhà phát triển chúng đang chia từng mảnh đất nhỏ cho các ông trùm, những vận động viên giàu có, những người nổi tiếng. Nhưng khi thị trường bất động sản Dubai bị nổ tung vào năm ngoái, giảm hơn 50%, báo chí quốc tế đã “độc mồm” cho rằng ngày “tận cùng của Thế giới” đã đến. Một nhà buôn cho biết dự án nhiều tỉ đô la đã bị hoãn lại “vô thời hạn”.
Trong các tài liệu quảng cáo, "Thế giới" rất ấn tượng: là một quần đảo được tạo nên bằng máy tính, rợp bóng dừa, san sát những khách sạn, vila sang trọng. Cặp diễn viên Brad Pitt và Angelina Jolie được đồn rất thích mua “Ethiopia”, mặc dù một đại diện của cặp đôi này sau đó cho biết không có thỏa thuận mua bán nào. Một nhà đầu tư Ireland (người đã tự tử vào tháng 2 sau khi công ty của ông bị phá sản) dự định xây một khu nghỉ mát theo chủ đề ở đảo Ireland, và không hề quan tâm đến cái nóng nắng kinh hoàng ở đây có thể biến một “chân” của kỷ lục Guinness thành “vạc dầu”.
Chỉ có một đảo, được cho là thuộc về tiểu vương Sheik Mohammed, là có “kết cục” bằng một biệt thự rộng lớn rợp bóng dừa. 299 đảo còn lại là những "ụ" cát cằn cỗi.
“Thế giới”, một trong những nơi đã tạo nên nhiều niềm cảm hứng kiến trúc giờ có vẻ như là một ảo ảnh đang tan dần. Tiểu vương quốc Dubai tự hào có tòa nhà chọc chời cao nhất thế giới, tháp Burj Dubai, một đảo nhân tạo có hình giống một cây dừa khổng lồ, một khu trượt tuyết trong một trung tâm thương mại, một sân golf 18 lỗ (chưa hoàn thành) ở giữa sa mạc, những nơi chắc chắn sẽ ngốn hàng triệu lít nước mỗi ngày. Nhưng hàng chục cần trục khổng lồ một thời điểm xuyết đường chân trời đã “di cư” đi đâu đó. "Thế giới" ngày nay có cảm giác là một thành phố ma 5 sao thuộc về thế giới tương lai, chịu “lời nguyền” của những trận bão cát.
Với cái vẫy tay “thở phào”, người lái thuyền để tôi xuống một khu chợ, với rất nhiều người Ấn, Pakistan, Philippines và Yemen, những người di cư tới để xây dựng Dubai. Nhưng thậm chí ở đây, cũng tồn tại một cảm giác tàn nhẫn. Mặt hàng bán chạy nhất là va ly, do mỗi ngày có tới 5.000 công nhân tìm đường trở về quê nhà. Một thời, thế giới đến với Dubai. Ngày nay tất cả những gì còn lại ở "Thế giới" của Dubai là hàng trăm hòn đảovẫn còn trống.
Phan Anh
Theo Time
-------oo0oo-------