Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Cộng sản chiếm đất nước Việt Nam, đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam không phải do cộng sản mạnh mà do dân chưa thấu hiểu được hiểm họa cộng sản !

-------------oo0oo--------------

Trang Quốc Nội

Vietlist.us

--------o0o--------

Hiến Pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ

Hiến Pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ

Dự thảo tháng 3.2020 do Quốc Dân Việt trong & ngoài Nước hội ý 16 vòng từ 01.8.2017

Chuẩn bị sẵn giúp Ủy Ban Dự Bị Lập Hiến duyệt lại, để trình Quốc Hội Lập Hiến Nước Việt Nam Dân Là Chủthảo luận & thông qua, dự kiến vào tháng 4-6.2020.

Hiến Pháp Tam Quyền Phân Lập của Việt Nam Cộng Hòa 20.10.1956 đã giúp VNCH Nam Việt Nam, chỉ trong 9 năm, đã vượt tất cả các Nước Đông Nam Á, làm mẫu cho cả Singapore, đặc biệt về Giáo dục, Nông nghiệp, Kinh tế, Tài chánh, Văn hóa... Nhưng hiện nay Việt Nam rất khó tìm được các Vị Lãnh Đạo đức tài như Toàn Dân mong đợi. Do đó, cần 1 Mô hình Dân Chủ Mới, kín kẽ hơn, ngăn ngừa được độc tài & tham nhũng rất dễ xảy ra trong hệ thống Tam Quyền Phân Lập, nhất là tại các Nước Dân Chủ non trẻ, khi trao quá nhiều quyền cho Tổng Thống, Thủ Tướng, Hành Pháp. Đây là một thử nghiệm Mô hình Dân Chủ mới, nếu thành công, Việt Nam vinh dự đóng góp cho Gia Đình Nhân Loại một Mô hình Dân Chủ đáng mong đợi. Nếu thất bại, Việt Nam sẽ giảm xuống Tứ Quyền phân lập, hoặc trở lại Tam Quyền phân lập như hơn 200 Nước toàn cầu hiện nay.

Hiến Pháp Ngũ Quyền này đã rút lọc những ưu điểm các Hiến Pháp của các Nước phát triển ổn định nhất, luôn ôn hòa thăng tiến trong ưu tiên quan tâm chăm sóc lớp Dân bất hạnh yếu thế, không cách mạng bạo lực, không vô thần, ngăn ngừa độc tài - tham nhũng, luôn làm Luật qua Trưng Cầu Ý Dân, có kinh nghiệm thành công thoát chủ nghĩa & chế độ Cộng Sản.

Các Hiến Pháp thường được viết rất cô đọng, tổng quát, luôn bị các nhà soạn luật lợi dụng các kẽ hở, soạn ra các bộ luật có lợi cho phe nhóm mình, tạo nên các bất công và bất ổn triền miên. Vì thế, để tránh các phe nhóm lợi dụng, đặc biệt Hiến Pháp Ngũ Quyền này quy định khi ứng cử, đắc cử & thực thi Quốc Vụ trong 4 Hệ thống đặc trách bảo vệ các Dân Quyền của Toàn Dân là Tư Pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, Bảo Hiến, tất cả các Dân Cử đều phải tạm ngừng sinh hoạt các Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị riêng của mình, để tập trung tận tâm tận lực lo cho Toàn Dân Là Chủ. Vì 2 Hệ Thống Lập Pháp & Hành Pháp cần tiếng nói đại diện của mọi Tổ Chức của Toàn Dân, nên Hiến Pháp Ngũ Quyền này không buộc các Dân Cử phải tạm ngừng sinh hoạt các Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị riêng. Để tránh các kẽ hở, Hiến Pháp Ngũ Quyền này không quá ngắn gọn, và tiếp theo cần có các Bộ Luật riêng qui định chi tiết cụ thể về mỗi Lãnh vực hệ trọng.

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I. Tên Nước, Quốc Kỳ, Quốc Ca, Quốc Huy, Quốc Hiệu, Quốc Khánh (điều 1-6).

CHƯƠNG II. Nền Tảng Ngũ Dân và Hiến Pháp Ngũ Quyền của Quốc Dân Việt(điều 7-8).

CHƯƠNG III. Đạo Đức Pháp Trị và biện pháp ngăn ngừa các thủ đoạn chính trị xấu (điều 9-40).

CHƯƠNG IV. Các Nhân quyền và Dân quyền cơ bản của ToànDân; biện pháp ngăn ngừa vi phạm(điều 41-46).

CHƯƠNG V. Lập Pháp - Quốc phòng – nói thay Dân, thực hiện ý Dân, do Dân ủy nhiệm qua bầu cử và đóng thuế. Các Hội Đồng Quốc Dân địa phương (điều 47-58).

CHƯƠNG VI. Hành Pháp thực thi Luật pháp, do Dân ủy nhiệm, của Dân, vì Dân, cho Dân, do Dân làm Chủ trực tiếp, trao phó nhiệm vụ phục vụ Toàn Dân, đặc biệt ưu tiên chăm sóc Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4)choCác Ủy ban Quốc Dân địa phương (điều 59-70).

CHƯƠNG VII. Tư Pháp do Dân ủy nhiệm, ngăn ngừa lạm quyền của Quyền lực,Tài lực, Luật lực, Trí lực, Dân lực, Kiểm lực (điều 71-77).

CHƯƠNG VIII. Dân Pháp, do Dân chuyên trách, ủy nhiệm, quản lý, kiểm sát tất cả mọi lãnh vực& mọi vấn đề hệ trọng trong đời sống Quốc Gia, qua Viện Kiểm Sát Tối Cao, điều tra, truy tố trực tiếp ngành Lập Pháp, Hành Pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, chuyển giao Tư Pháp xử lý. Nếu Tư Pháp vi phạm, thì trao Dân Pháp xử lý, nếu cần thì Trưng Cầu Ý Dân. Ngành nào vi phạm Hiến Pháp, thì trao Viện Bảo Hiến xử lý, nếu cần thì Trưng Cầu Ý Dân (điều 83-89). Dân Pháp trách nhiệm vềTruyền Thông, các Xã hội Dân sự, đình công, Dân An. Dân Pháp giải quyết tất cả các vấn đề hệ trọng trong đời sống Quốc Gia, qua Trưng Cầu Ý Dân, Biểu Tình ôn hòa bất bạo động… (điều 78-94).

CHƯƠNG IX. Kiểm Pháp, do Dân chuyên trách, ủy nhiệm, quản lý, kiểm soát tất cả mọi vấn đề liên quan đến tài chánh, lãnh vực rất hệ trọng trong đời sống Quốc Gia, qua Viện Kiểm Toán Minh Bạch Tối Cao, điều tra, truy tố trực tiếp ngành Lập Pháp, Hành Pháp, Dân Pháp, chuyển giao Tư Pháp xử lý về lãnh vực tài chánh. Nếu Tư Pháp vi phạm, thì trao Dân Pháp xử lý, nếu cần thì Trưng Cầu Ý Dân (điều 95-102).

CHƯƠNG X. Hội Đồng Quốc Dân và Ủy Ban Quốc Dân địa phương (điều 103-116).

CHƯƠNG XI. Luật Bảo hiến và Viện Bảo Hiến (điều 117-125).

CHƯƠNG XII. Công bố, Áp dụng, Bổ sung và Điều chỉnh Hiến Pháp (điều 126-128).

LỜI MỞ ĐẦU

1. Quốc Dân Việt với gần 5 ngàn năm văn hiến phải được đạo đức, văn hóa, văn minh, an vui, hạnh phúc, cường thịnh, ổn định, vững bền tương xứng. Luật Đức Hạnh Công Minh Chân Thực bẩm sinh nơi mỗi em nhỏ vừa có trí khôn xác định là tất cả mọi người sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu đạo đức, hạnh phúc tâm linh, hạnh phúc tinh thần, hạnh phúc thân thể, an vui, hòa bình, công lý, bình đẳng, nhân phẩm, các nhân quyền và Dân quyền như nhau. Mỗi người đều được Tạo Hoá ban cho một Ngôi Vị độc lập vô cùng cao quí, lý trí, lương tâm, tình yêu, tự do, danh dự, khát vọng Chân Thiện Mỹ vô biên và trách nhiệm, để đối xử với nhau trong nhân bản, nhân văn, nhân đạo, văn hóa và văn minh.Vì quyền lợi luôn đi đôi với trách nhiệm, lương tri, nếu bị tước đoạt quyền lợi, thì sẽ mất trách nhiệm, lương tri sẽ bị sai lạc méo lệch. Do đó, cần bảo đảm tất cả quyền lợi cơ bản chính đáng toàn diện cho Mỗi Quốc Dân và Toàn Dân toàn Quốc.

2. Điều 1 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc giúp thấy rõ mục đích thành lập Liên Hiệp Quốc là nhắm phục vụ con người, xây dựng công lý - hòa bình và ngăn ngừa độc tài, tội ác, bất công, chiến tranh, gian dối. Nhưng Hiến Chương này đã bị lạm dụng rất nhiều bởi các Hiến Pháp của các Nước và hệ thống xảo luật tinh vi của các thủ đoạn chính trị, kinh tế, tài chánh, truyền thông, thánh chiến, môi trường… vi phạm Tuyên Ngôn Nhân Quyền và các Luật khác của Liên Hiệp Quốc mà không hề bị nghiêm trị, như độc đoán ngăn cấm các Nhân Quyền - Dân Quyền cơ bản của các Quốc Dân, bán vũ khí cho các lực lượng khủng bố, hóa chất độc hại, lộ liễu rõ ràng nhất là quyền phủ quyết Veto độc tài của Hội Đồng Bảo An của LHQ…

3. Vì thế, Hiến Pháp thực định này và tất cả Điều Lệ thực tiễn liên quan đến Luật của Dân, cho Dân, do Dân, vì Dân, từ Luật quốc tế, đến Luật của nhà nước, chính phủ, chính quyền, Nghị Định, Nghị Quyết, Nội Quy, Quy Chế, Hiệp Định, Hiệp Ước, Công Hàm, Tuyên Ngôn, Tuyên Bố, Tuyên Cáo… về chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế, truyền thông, kinh tế, tôn giáo, xã hội,... đều được Toàn Dân biết, thảo luận chung, biên soạn chung, trách nhiệm chung, quyết định chung, kiểm sát chung, chế tài chung, nghiêm trị chung qua Trưng Cầu Ý Dân. Dân làm chủ thực sự, nhưng Dân ủy nhiệm như thuê mướn Chuyên viên phục vụ qua Trưng Cầu Ý Dân, đóng các loại thuế để trả lương và các phúc lợi hợp lý hoàn toàn công bằng minh bạch khác.

4. Hiến Pháp thực định này cố gắng tiên liệu cách khoa học hợp lý nhất để tất cả các loại Văn Bản Pháp Lý Pháp Trị giúp điều hành Đất Nước chủ yếu luôn bằng Pháp Luật, phải công minh công khai, ngăn ngừa không có các kẽ hở, phát sinh bất công hay lối thoát cho bất cứ ai hay có thể sống trên hoặc ngoài Luật Pháp, hoặc được miễn trừ ngoại lệ mà chưa được tiên liệu. Tất cả đều kèm theo Luật ngăn ngừa, ngăn chặn, chế tài, nghiêm trị, kèm theo biện pháp không để tái diễn vi phạm nhiều lần.

Hiến Pháp thực định này nỗ lực tiên liệu khoa học hợp lý tối đa để ngăn ngừa hiệu lực các kẽ hở dễtạo các bất công, dễ bị lạm dụng giữa Sự Thật và xuyên tạc vu khống; giữa Dân Chủ và độc tài, phủ quyết veto; giữa Tự Do và lạm dụng Tự Do xâm phạm Tự Do của người khác hoặc Tổ Chức khác; giữa Pháp Trị và tạo lối thoát, ngoại lệ, miễn trừ; giữa Công Lý và Quyền lợi; giữa Hòa Bình và nguỵ biện chế tạo-buôn bán vũ khí; giữa chống khủng bố và bán vũ khí cho khủng bố; giữa ký kết tôn trọng và vi phạm; bình đẳng giữa các Quốc Gia nhỏ - lớn; giữa chính quyền nắm Luật và đa số Dân phải tuân phục; giữa cấm đoán và chấp hành; giữa che dấu sự thật và minh bạch kiểm toán, giữa nguỵ biện an ninh và điều tra kiểm sát; giữa bất công và công bằng; giữa môi trường và sự sống; giữa kinh doanh hóa chất độc và tiêu thụ; giữa dối trá, ngụy biện, viện cớ, vô cảm và trách nhiệm lương tâm; giữa thiện và ác; giữa tất cả các hình thức bất công; giữa mua truyền thông, quan tòa, mướn luật sư giỏi vàDân Yếu Thế;giữa quyền lực, tài lực, chức vụ địa vị cao vàDân Yếu Thế, khuyết tật, bệnh, mồ côi, cô đơn, nghèo, oan, ức, bị hiếp, ít học, bỏ học, thất nghiệp, hẻo lánh, bị ruồng bỏ, bị tai nạn, thiên tai, bị bóc lột, bị đàn áp, bị án oan sai,không may,tộc ít người, ngoại kiều lẻ loi...Hiến Pháp này ưu tiên chăm sóc mọi Người Dân Bất Hạnh,vì thế HP 26 lần nói đến DânYếu Thếlà bao hàm tất cả 22 loại Dân Yếu Thế trong Lời Mở Đầu số 4 này, khỏi lặp lại nhiều lần.

5. Đạo Đức Pháp Trị cốt lõi chủ yếu là giáo dục đào tạo tư tưởng ý thức lương tâm mới cho Toàn Dân toàn diện toàn quốc, có lúc là toàn cầu, thành thói quen sinh hoạt trong lối sống hằng ngày dựa vào khuôn khổ Đạo Đức Pháp Trị, chính trị, kinh tế, tôn giáo, xã hội, truyền thông, giáo dục, gia đình, văn hóa, nghệ thuật, giải trí, giao thông, an ninh, quốc phòng…, là yếu tố quyết định cho Quốc Thái Dân An, phù hợp với chế độ Ngũ Pháp Mới.

Trước trào lưu chung toàn cầu, nghiên cứu tuyển chọn tinh lọc những điều tốt đẹp nhất của các Quốc Gia toàn cầu, Dự Thảo Hiến Pháp này được thăng tiến tư duy mới, qua các đấu tranh mới, với các nạn nhân mới đối đầu trãi nghiệm các bất công mới, để xây dựng một Chế Độ Việt Nam Dân Chủ Mới, Quốc Dân Việt Mới, Văn Minh Thăng Tiến Mới, Phát Triển bền vững, liên tục nâng cao Chỉ Số Hạnh Phúc, trong tình hình Quốc Tế Mới, cùng nhau soạn thảo chung, đồng thuận chung bản Hiến Pháp Đạo Đức Pháp Trị Ngũ Quyền Ngũ Pháp thí điểm này.

6. Khởi xướng, cổ vũ và tham gia soạn lập bản Tuyên ngôn Đạo Đức Hòa Bình Liên Hiệp Quốc - Quốc Tế thực định bất khả nhượng và bất khả xâm phạm, mở đầu kỷ nguyên Đạo Đức Hòa Bình mới của Gia Đình Nhân Loại mới thế kỷ XXI, là niềm tự hào Đạo Đức Văn Hóa Văn Minh Hòa Bình Việt Nam Mới, chung sức bổ sung kiện toàn Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10-12-1948 của Liên Hiệp Quốc.

CHƯƠNG I

Tên Nước, Quốc Kỳ, Quốc Ca, Quốc Huy, Quốc Hiệu, Quốc Khánh.

Điều 1. Tên Nước. Đề nghị :Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

Điều 2. Quốc Kỳ. Quốc Hội Dân Là Chủ đầu tiên quyết định.

Điều 3. Quốc Ca. Đề nghị :Việt Nam minh châu trời đông của Hùng Lân, hoặcViệt Nam ! Việt Nam nghe từ vào đời của Phạm Duy.

Điều 4. Quốc Huy. Quốc Hội Dân Là Chủ đầu tiên quyết định.

Điều 5. Quốc Hiệu. Quốc Hội Dân Là Chủ đầu tiên quyết định.

Điều 6. Quốc Khánh. Đề nghị : Ngày Khai sinh Nước Việt Nam Dân Là Chủ, là ngày Toàn Quốc Dân bầu cử Quốc Hội Dân Là Chủ thành công đầu tiên, hoặc Quốc Hội Dân Là Chủ đầu tiên quyết định.


CHƯƠNG II

Nền Tảng Ngũ Dân và Hiến Pháp Ngũ Quyền.

Điều 7.Nền Tảng Ngũ Dân :

Tam Dân của cụ Phan Châu Trinh (1872-1926) : Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh.Bổ sung thành Ngũ Dân :Thiết Dân Đức, Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hưng Dân Quyền, Hậu Dân Sinh, làm Nền Tảng cho Hệ thống Dân Là Chủ Mới.

Điều 7.1.Xây nền Dân Đức. Dân Đạo Đức là nền tảng của Hòa Bình - Hạnh Phúc - Ổn Định - Cường Thịnh - Vững Bền của Dân Tộc và Nhân Loại. Cần nhất là 3 đức cơ bản : trungthực, nhân ái & tự chủ. Mỗi người Dân trungthực & nhân ái là Toàn Dân & Nhân Loại có Hòa Bình. Mỗi Quốc Dân biết tự chủ là mỗi Quốc Dân đạo đức, toàn Dân Tộc đạo đức. Các đức khiêm tốn, ôn hòa, hiền từ, công bằng, khôn ngoan, can đảm, công chính, minh bạch, quảng đại, xả thân, anh hùng, dịu dàng, lễ độ, trung dung, sáng suốt, …sẽ phát huy thêm.

Điều 7.2.Mở mang Dân Trí. Hiểu sâu hơn về Tự do, Dân chủ, Pháp trị, Nhân quyền, Công Quyền, Quốc tế, Khoa Học, Vũ Trụ, Kinh Tế, Sáng Chế, Truyền Thông, Minh Bạch, Môi trường …

Điều 7.3.Tăng cường Dân Khí. Biết vận dụng sức mạnh của Dân Tộc, Tổ Quốc, Đoàn kết, Dân quyền, Tự Chủ, Trách Nhiệm, Ý thức, Yêu Nước…

Điều 7.4. Nâng cao Dân Quyền. Biết sử dụng quyền Quốc Dân, quyền Bầu cử - Ứng cử, Trưng Cầu Ý Dân, Tự do Tư tưởng - Ngôn luận - Báo chí - Truyền thông, Tự do Tôn giáo, Tự do Giáo dục, Tự do Biểu tình, Tự do lập hội - chính đảng, Công pháp quốc tế, Bảo vệ môi trường, …

Điều 7.5.Thăngtiến Dân Sinh. Bảo đảm An Ninh Quốc Phòng, liên tục nâng cao Chỉ số Hạnh phúc, Phúc lợi xã hội của Dân, quan tâm Phát triển bền vững. Bảo đảm 5 điều cơ bản của An Sinh Xã Hội là Trẻ em sinh ra được Xã hội nuôi, Học sinh - Sinh viên đi học không bận tâm học phí, Bệnh nhân luôn được Xã hội chăm sóc, vào bệnh viện không lo lắng về viện phí. Dân có bảo hiểm các rủi ro thông thường về nhân thọ, bệnh tật, thuốc men, nghề nghiệp, tai nạn, xây dựng,…Dân được bảo vệ và được phục vụ do thuế Dân góp và do Dân ủy nhiệm các cơ quan nhà nước đãm trách, ưu tiên tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4).

Điều 8.Hiến Pháp Ngũ Quyền :

Thời cách mạng Pháp 1789, Montesquieu sáng nghĩ ra mô hình nhà nước Dân chủ tam quyền phân lập gồm Lập Pháp (Quốc hội), Hành Pháp (Chính phủ), Tư Pháp (Tòa án), ngang quyền nhau & kiểm sát nhau. Hơn 230 năm qua, hầu hết hơn 200 Nước toàn cầu hiện nay đều áp dụng mô hình tam quyền phân lập này. Nhưng thực tiễn lịch sử nhận ra mô hình tam quyền phân lập có nhiều kẽ hở, tạo cơ hội cho độc tài và dễ lạm quyền tham nhũng. Vì thế, Hiến Pháp Ngũ Quyền này bổ sung thành 5 quyền độc lập, ngang quyền, giám sát nhau, kiểm toán nhau, ngăn ngừa độc tài - tham nhũng và phát huy Dân làm Chủ tích cực thực định tối ưu hết mức. Ngũ Quyền làm tăng số Viên Chức, nên phải giảm Nhân Viên các ngành hợp lý và mức lương phải do Dân tham gia quyết định, phù hợp với ngân sách Quốc Gia.

Điều 8.1.Lập Phápgồm Một Viện Quốc Hội Trung Ương và Hệ thống Hội Đồng Quốc Dân Địa Phương từ cấp Phường, Xã và Thị Trấn ngang Xã, Huyện và Thành Phố nhỏ ngang Huyện, Tỉnh và Thành Phố lớn ngang Tỉnh, tiếp Dân, nghe Dân, nói thay Dân, ưu tiên giúp tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4); chống bất côngvà thực hiện ý Dân bằng các Văn Bản Pháp Lý, do Dân ủy nhiệm qua các cuộc bầu cử trực tiếp, minh bạch, công bằng tuyệt đối. Không cá nhân hay Tổ chức nào được quyền trực tiếp cử Đại Biểu không qua bầu cử. Dân cảm ơn, ủy nhiệm và thuê các Đại Biểu Dân cử bằng cách tự giác đóng góp các loại thuế để Dân trả lương xứng hợp công minh, do Dân quyết định, cho mỗi Đại Biểu.Cơ cấu tổ chức và Nhiệm vụ Lập Pháp ở Chương V Hiến Pháp.

Điều 8.2. Hệ thống Hành Phápgồm Hệ thống Chính Quyền Trung Ương và các Ủy Ban Quốc Dân Địa Phương từ cấp Phường, Xã và Thị Trấn ngang Xã, Huyện và Thành Phố nhỏ ngang Huyện, Tỉnh và Thành Phố lớn ngang Tỉnh, do Dân ủy nhiệm, thực thi luật pháp và xây dựng hạnh phúc cho Dân, của Dân, vì Dân, do Dân làm Chủ trực tiếp, trao phó nhiệm vụ phục vụ Toàn Dân, đặc biệt về Trật Tự, An Ninh, Quốc Phòng, Giáo Dục, Y Tế, Kinh Tế, Văn Hóa… và chăm sóc ưu tiên tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4). Cụ thể Hệ thống Hành Pháp điều hành việc Đối Nội là xây dựng Đạo Đức, Minh Bạch và các sáng chế phát triển Đất Nước và Quốc Dân, và việc Đối Ngoại là trọng nhân tài, tìm mời các sáng chế khoa học kinh tế trong ngoài, tìm ra lợi ích văn hóa, chính trị, kinh tế, quốc phòng cho Đất Nước và Dân Tộc qua công tác Ngoại giao. Dân cảm ơn, ủy nhiệm các Nhân Viên Công Quyền bằng cách tự giác đóng góp các loại thuế để Dân trả lương xứng hợp công minh, do Dân quyết định, cho mỗi Nhân Viên Công Quyền.Cơ cấu tổ chức và Nhiệm vụ Hành Pháp ở Chương VI Hiến Pháp.

Điều 8.3. Hệ thống Tư Phápgồm Tòa Án Tối Cao Trung Ương và các Tòa Án Quốc Dân Địa Phương cấp Tỉnh, Thành phố lớn ngang Tỉnh, Huyện, Quận, Thành phố nhỏ ngang Huyện, không đảng phái, do Dân ủy nhiệm, của Dân, vì Dân, cho Dân, do Dân làm Chủ trực tiếp, trao phó nhiệm vụ phục vụ Toàn Dân, phát huy Công Lý, Công Minh, Công Bằng tối ưu giữa Toàn Dân, điều tra, ngăn ngừa lạm quyền của Quyền lực,Tài lực, Luật lực, Trí lực, Dân lực, Kiểm lực, đặc biệt có luật sự giỏi phục vụ quốc Dân miễn phí, công bằng, bình đẳng, tránh mọi sự bất công phân biệt do không thể thuê luật sư giỏi,chăm sóc ưu tiên tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4). Dân cảm ơn, ủy nhiệm các Nhân Viên Tư Pháp, tự giác đóng các loại thuế để Dân trả lương xứng hợp công minh, do Dân quyết định, cho mỗi Nhân Viên Tòa Án.Cơ cấu tổ chức và Nhiệm vụ Tư Pháp ở Chương VII Hiến Pháp.

Điều 8.4. Hệ thống Dân Pháp gồm Viện Dân Pháp Trung Ương, Viện Kiểm Sát Tối Cao và tất cả các Tổ chức Xã Hội Dân Sự Quốc Dân Địa Phương do Dân chuyên trách, ủy nhiệm, không đảng phái, gồm hệ thống Truyền Thông. Dân Pháp giải quyết tất cả các vấn đề hệ trọng đều qua Truyền Thông, Trưng Cầu Ý Dân, Biểu Tình ôn hòa bất bạo động… Ngoài tự thu nhập bình thường của các Tổ chức Dân sự, Dân cảm ơn, ủy nhiệm và thuê các Nhân Viên Dân Pháp chuyên trách, bằng cách tự giác đóng các loại thuế để Dân trả lương xứng hợp công minh, do Dân quyết định, cho mỗi Nhân Viên Dân Pháp.Cơ cấu tổ chức và Nhiệm vụ Dân Pháp ở Chương VIII Hiến Pháp.

Điều 8.5. Kiểm Pháplà hệ thống Viện Kiểm Pháp Trung Ương, Viện Kiểm Toán Minh Bạch Tối Cao về Tài Chánh của toàn bộ Hệ thống Công Quyền và các Tổ chức Kiểm Toán Minh Bạch Quốc Dân Địa Phương về Tài Chánh, do Dân chuyên trách, ủy nhiệm, không đảng phái. Kiểm Pháp giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố trực tiếp về Minh bạch Tài Chánh thu nhập trong ngoài của Hệ Thống Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, Đại sứ hải ngoại và Địa phương, chuyển giao cho Tư Pháp xử lý. Nếu Hệ Thống Tư Pháp vi phạm, thì trao Kiểm Pháp xử lý, nếu cần thì Trưng Cầu Ý Dân. Nếu Hệ Thống nào vi phạm Hiến Pháp, thì trao Viện Bảo Hiến xử lý, nếu cần thì Trưng Cầu Ý Dân.Ngoài tự thu nhập bình thường của các Tổ chức Dân sự, Dân cảm ơn, ủy nhiệm và thuê các Nhân Viên Kiểm Pháp chuyên trách, bằng cách tự giác đóng góp các loại thuế để Dân trả lương xứng hợp công minh, do Dân quyết định, cho mỗi Nhân Viên Kiểm Pháp.Cơ cấu tổ chức và Nhiệm vụ Kiểm Pháp ở Chương IX Hiến Pháp.


CHƯƠNG III

Đạo Đức Pháp Trị và biện pháp ngăn ngừa các thủ đoạn chính trị xấu.

Điều 9.Luật Hiến Pháp, thực tiễn và ngăn ngừa vi phạm.

Điều 9.1. Từng điều Hiến Pháp đều tổng hợp thành các bộ Luật, tất cả đều được Toàn Dân thảo luận chung, trưng cầu ý Dân, công bằng bình đẳng chung, điều tra chung, kiểm toán chung, kiểm sát chung, bênh vực bảo vệ chung, truy tố chung và mọi vi phạmđều bị chế tài nghiêm trị chung, không ai ngoại lệ, quyết định chung, trách nhiệm chung, và ngăn ngừa không để táidiễn.

Điều 9.2. Tất cả các bộ Luật, Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Nội quy, Điều lệ Chính quyền ban hành về văn hóa, chính trị, giáo dục, an ninh, quốc phòng, pháp luật, kinh tế, tài chánh, tôn giáo, môi trường, công tư, quốc tế ... đều không được tạo ra lối thoát, kẽ hở, nguỵ biện, phản Dân chủ, che dấu bất công, được miễn nghiêm trị, ngoại lệ, đứng ngoài hay trên luật pháp.

Điều 9.3. Bất cứ ai không đồng ý Hiến Pháp Việt Nam Dân Là Chủ và các bộ luật này đều có quyền tự do rời khởi Việt Nam vĩnh viễn hoặc có thời hạn tùy ý.

Điều 9.4.Từng điều Hiến Pháp và các bộ luật đều được giải thích hướng dẫn mỗi tuần và hàng tháng dưới nhiều hình thức trên các phương tiện truyền thông chung.Mọi người đều sống và làm việc trong khuôn khổ Hiến Pháp Pháp Trị công minh bình đẳng, thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời,góp phần kiện toàn hoạt động của Liên Hiệp Quốc và đời sống Quốc Tế. Đây là niềm vinh dự Pháp Trị Việt Nam.

Điều 10. Dân Đức Pháp Trị là hệ trọng nhất trong 5 Nền Tảng của Quốc Gia Quốc Dân Việt.

Luật về Dân Đức Pháp Trị thực tiễn Toàn Dân toàn diện toàn quốc và vi phạm.

Điều 10.1. Đạo Đức Toàn Dân, toàn diện, toàn quốc, toàn cầu, là ưu tiên hàng đầu, thành Bộ Luật Đức Trị để xây dựng một Dân Tộc Đạo Đức Giáo dục, Đạo Đức Văn hóa, Đạo Đức Tôn giáo, Đạo Đức Chính trị, Đạo Đức Kinh tế, Đạo Đức Truyền thông, Đạo Đức Môi Trường, Đạo Đức Minh Bạch, Đạo Đức Y tế, Đạo Đức Gia đình, Đạo Đức Xã hội, Đạo Đức An ninh Quốc phòng, Đạo Đức Ngoại giao, Đạo Đức Quốc tế, làm căn bản phục vụ Quốc Thái Dân An cho Toàn Dân và Toàn Nhân Loại.

Điều 10.2. Cổ vũ và tạo thuận lợi cho tất cả các Hội đoàn, Tổ chức, Đảng phái, Xã hội Dân sự, Tôn giáo, Kinh Tế, Truyền thông cùng giúp nhau giáo dục, xây dựng và phát huy đời sống đạo đức của Toàn Dân trong mọi lãnh vực, ngành nghề, trên nền tảng 3 đức cơ bản là Trung Thực trong mọi lãnh vực, yêu Tổ quốc - Đồng bào - Nhân loại - ưu tiên yêu thương tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4), và sống Tự chủ, thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời, góp phần kiện toàn đời sống đạo đức và hạnh phúc của Nhân Loại.

Điều10.3. Tất cả Đạo Đức cho Quốc Thái Dân An được bảo vệ kiểm sát bằng hệ thống máy thu hình các nơi công cộng hệ trọng và thu hình nhân viên điều tra tại mỗi tỉnh thành phố toàn quốc và địa phương, để khắp nơi an toàn, từ các đường phố đến các cửa khẩu, biên giới, núi rừng, sông biển, các khu du lịch, khu kinh tế, các nơi tiếp dân, các tòa đại sứ hải ngoại, giúp thay đổi nếp sống của Quốc Dân nào chưa tốt hoặc sai xấu, đồng thời ngăn ngừa điều sai xấu tái diễn.

Điều 10.4. Tất cả các hành vi nói dối, che dấu, lừa gạt, gian lận, mua chuộc, hăm dọa, ỷ quyền thế ỷ tài lực ... từ chối hay ngăn cãn sự điều tra, kiểm sát, kiểm toán là tự nhận tội, phải bị nghiêm trị, nghiêm phạt, niêm đóng, không ai được miễn trừ, ngoại lệ. Các hành vi đồng lõa, bao che đều bị nghiêm trị, chế tài, truy tố, ngăn ngừa tái phạm.

Điều 10.5. Nghiêm cấm, chế tài và nỗ lực hạn chế tối đa các hành vi giết mổ, ngược đãi, gây đau quá mức cần thiết, bao lâu còn có thể tránh được cho các thú vật do Dân nuôi, đánh bắt, cột nhốt, chuyên chở. Nghiêm trị, chế tài, mọi hành vi cố tình tàn ác với thú vật thuộc quyền hoặc vô chủ. Nghiêm cấm, hạn chế tối đa mua bán thú cấm.

Điều 10.6. Điều 10 này áp dụng cho mọi điều luật trong Hiến Pháp và các Bộ Luật liên quan.Tất cả qui định chi tiết trong Bộ Luật Dân Đức.

Điều 11.Luật Hạnh Phúc An Sinh thực định Toàn Dân toàn diện toàn quốc và vi phạm.

Điều11.1. Hạnh Phúc của Toàn Dân có tính toàn diện tinh thần và thân thể phải được Luật Hạnh Phúc trách nhiệm bênh vực, bảo vệ, giáo dục, phát huy, để Đất Nước luôn Phát Triển bền vững và không ngừng nâng cao Chỉ Số Hạnh Phúc của Toàn Dân. đức hạnh, bình an, vui tươi, hài hòa, no ấm, bảo đảm về sức khỏe, chỗ ở, đi lại, văn hóa, giáo dục, tâm linh, môi trường, tiện nghi, hài lòng cuộc sống, tôn trọng Hạnh Phúc người khác và toàn Nhân Loại, thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời, góp phần kiện toàn đời sống Nhân Loại.

Điều 11.2. Hạnh Phúc cá nhân và Hạnh Phúc tập thể luôn liên quan bổ sung không thể thiếu nhau. Ngân sách ưu tiên chăm lo xã hội, bảo đảm an sinh ưu tiên cho Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4).Ngân sách trợ cấp công bằng về sinh sống, chỗ ở, hôn nhân, thai nhi, thất nghiệp, già bệnh; xây cầu đường, tiện nghi, bệnh viện, trường học, phương tiện nơi vùng cao xa, hẻo lánh. Cỗ vũ các tổ chức bảo hiểm mọi lãnh vực phổ thông theo văn minh quốc tế.

Điều 11.3. Nơi nào không có các Tôn giáo hoặc Tổ chức Dân sự tư vấn, thì các Hội Đồng Quốc Dân Địa Phương tư vấn miễn phí cho thanh niên nam nữ muốn lập gia đình. Ủy Ban Quốc Dân Địa Phương hỗ trợ đám cưới giản dị. Khám thai định kỳ 4, 8 tháng miễn phí, hộ sinh miễn phí, Trợ cấp 50-100% nuôi trẻ đến 3 năm trọn cho các vợ chồng nghèo. Trợ cấp 100% nuôi trẻ đến 5 năm trọn cho vợ hoặc chồng cô đơn. Chữa bệnh Toàn Dân miễn phí ở bệnh viện công, mọi bệnh viện trách nhiệm ưu tiên chữa bệnh ngay, không ưu tiên đặt vấn đề bệnh phí. Cụ thể sẽ xét đến sau. Giáo dục nhà trẻ, tiểu học, trung học phổ thông và đại học miễn phí ở trường học công. Trợ cấp 20-50% phí nhà ở cho Dân nghèo. Dù có khả năng nuôi dạy con, luật khuyến khích Toàn Dân đừng ham nhiều con, tránh tác hại cho xã hội, việc làm, thiên nhiên, môi trường lâu dài.Các Bộ Luật liên quan qui định cụ thể rõ mỗi lãnh vực.

Điều 11.4. Môi trường sạch, năng lượng sạch, phương tiện di chuyển sạch, Nhà Nước sạch, Chính trị sạch, kinh tế sạch, tài chánh sạch. Bên cạnh có Giáo dục sạch, Tổ chức xã hội sạch, Tôn giáo sạch, Văn hóa-Truyền thông-Văn nghệ-Giải trí-Thể thao sạch. Để giáo dục sáng tạo, đào tạo lao động hữu ích xã hội, mỗi địa phương có biện pháp ngăn ngừa các nơi ăn chơi, độc hại, hàng hóa xa xỉ, xây cất lãng phí, lừa gạt phẩm chất. Tài nguyên phân chia hữu ích ưu tiên tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4).

Điều 11.5. Nỗ lực chấm dứt thảm nạn xin ăn. Cưỡng bức đưa vào các trung tâm giáo dục, và nỗ lực ngăn chặn tối đa các tệ nạn xin ăn trá hình, chiếm đoạt, trộm, cướp, giựt, hiếp dâm, tham nhũng, hối lộ, gian dối, lừa gạt, ác xấu, độc dữ, bạo động, xã hội đen, vô học, lười biếng, phá hại. Ngăn ngừa các gia đình, các Dân không có khả năng và thời giờ chăm sóc nuôi dạy con, để đi ăn xin, thành xã hội đen, không sống đạo đức, không nên sinh con.

Điều 11.6. Chế tài Địa phương nào có Dân xin ăn, học sinh không đủ khả năng đi học, thiếu trường học miễn phí, thiếu bệnh viện chữa bệnh miễn phí, thiếu luật sự giỏi miễn phí, thiếu phương tiện di chuyễn an toàn vùng cao xa, vùng hẻo lánh, tiêu xài, xây cất lãng phí.

Điều 11.7. Các cơ quan Công Quyền, bệnh viện, trường học, công an….do thuế Dân trả lương, phải tiếp Dân ần cần lễ độ, lịch sự, tận tâm phục vụ Dân mau lẹ, miễn phí.Lính cứu hỏa, Dân phòng, cảnh sát, xe cứu thương cónhiệm vụ phải đến giúp Dân mau lẹ không được chẫm trễ, khi Dân điện thoại kêu cứu khẩn cấp.

Điều 12. Công Lý, Công Minh, Công Bằng Pháp Trị thực định. Luật và vi phạm.

Điều 12.1.Công Lý Pháp Trị. Tất cả mọi Bộ Luật, Điều Luật, dự luật, điều lệ, nội quy, nghị định, nghị quyết, quyết định, liên quan đến Luật, về Giáo dục, Văn hóa, Tôn giáo, Chính trị, Kinh tế, Truyền thông, Tài Chánh, Tài Nguyên, Môi Trường, Y tế, Gia đình, Xã hội, An ninh Quốc phòng, Ngoại giao, Quốc tế,.... đều phải được Dân biết, thảo luận chung, soạn thảo chung, quyết định chung, công bằng bình đẳng áp dụng chung, điều tra kiểm sát chung, minh bạch chung, và đều truy tố nghiêm trị chung, đều phải hữu ích cho Toàn Dân, ưu tiên cho tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4),đều phải loại bỏ mọi bất công, hàm chứa Công Lý bênh vực, bảo vệ, giáo dục Toàn Dân sống và sinh hoạt trong khuôn khổ sự thật, minh bạch, công lý công bằng bình đẳng thực định và thực tiễn thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời, góp phần kiện toàn đời sống Nhân Loại.

Điều 12.2.Công Lý Bình Đẳng và Công Bằng thực định. Tất cả mọi Bộ Luật và Điều Luật đều phải hàm chứa Bình Đẳng, Công Minh, Công Bằng thực định giữa các Quốc Gia lớn nhỏ, giữa chính quyền các cấp chức vụ và Toàn Dân, giữa mạnh và yếu, giữa các cấp quyền lực, tài lực và kẻ yếu thế, giữa các cấp tôn giáo và tín đồ, giữa giàu và nghèo, giữa có tiền mướn luật sư giỏi và không có tiền, giữa bí mật Quốc Gia và điều tra minh bạch, giữa che dấu lừa gạt gian dối và điều tra sự thật, giữa trẻ và già, giữa bệnh, tâm thần và vi phạm, giữa bất công và lẽ phải, giữa công và tư, giữa trong và ngoài Nước, giữa ký kết và vi phạm, giữa tái phạm và biện pháp ngăn ngừa tái diễn..... Công Minh thực định luôn đòi hỏi khi cần bênh vực thì Luật Pháp đứng về phía tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4).

Điều 12.3. Công Lý Đạo Đức. Tất cả mọi Bộ Luật và Điều Luật đều tuyệt đối không được tạo ra bất công, lối thoát, kẽ hở, miễn trị, ngoại lệ, luôn ngăn ngừa thủ đoạn gian trá tự tạo luật, nghị quyết, nghị định để được miễn trị, ngoại lệ, cấm điều tra; tạo ra tà luật chỉ dẫn cách lách luật, sống ngoài luật pháp cho giới quyền lực, tài lực khi phạm pháp, được đặc miễn khác với người Dân bình thường, được dùng tiền, dùng quyền mua công lý, mua luật sư giỏi, cải có tội thành vô tội, ngược lại, để thoát tù thoát tội.

Điều 12.4. Công Lý Công Minh, Công Tâm. Nhân sự Tòa án, công tố nô, luật sư nô, thẩm phán nô, bồi bút nô, hồi đồng xét xử nô, chuyên viên điều tra nô, tài liệu vu cáo nhân chứng nô, bị mua chuộc, vì tiền, vì lợi, thiếu đạo đức, giúp thoát tội, bênh vực kẻ phạm pháp, gây tội ác, dùng thủ đoạn gây hại cho các nạn nhân của tà quyền tà lực đều bị truy tố tội đồng lõa và bị nghiêm trị chế tài là đồng phạm.Công Lý phải công minh, tất cả Quốc Dân Việt đều được có luật sư công giỏi giúp phục vụ miễn phí, đều công bằng, bình đẳng, tránh mọi bất công phân biệt không có tiền thuê luật sư giỏi, đặc biệt ưu tiên tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4).

Điều 12.5. Công Lý Trưng Cầu Ý Dân. Tất cả những gì liên quan đến Hiến Pháp, Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, Nhà Nước, Công lý, Tài Nguyên, Quyền lực, An ninh Quốc Gia đều do Toàn Dân làm chủ, quản lý và ủy nhiệm, thuê mướn toàn bộ Nhân Viên Công Quyền Ngũ Pháp từ Tổng Thống đến Binh sĩ biên giới phục vụ theo ý Toàn Dân, đều do Toàn Dân quyết định về mọi lãnh vực qua Trưng Cầu Ý Dân và các cuộc Ứng cử - Bầu cử, từ 18 tuổi trọn trở lên.Sẽ qui định cụ thể ở Chương VIII về Dân Pháp.

Điều 12.6. Công Lý trong các ký kết, giao ước mua bán và tự vệ. Tất cảliên quan đến luật mua bán từ nhà nước, quốc tế đến xã hội, mạng truyền thông... trước ký kết đều phải đọc và giải thích cho Dân nghe, hiểu rõ từng điều, có thời gian suy nghĩ, có bảo hiểm, nhất là ưu tiên tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4), không có thời gian đọc hoặc không thểđọc được. Dân có quyền tự vệ miễn tội dù gây thương tích án mạng với ngoại bang mưu đồ xâm chiếm, khủng bố, phản quốc, bán nước, tay sai của kẻ xâm chiếm, gian ác, cướp, đoạt, hành hung, hối lộ, hiếp dâm, bắt cóc, lấy nội tạng, xâm nhập gia cư bất hợp pháp..., tất cả tội phạm này đều có quyền lao động trả nợ tòa án, luật sư, nạn nhân.

Điều 12.7. Tất cả tội vi phạm Hiến Pháp và các Bộ Luật đều bị nghiêm trị, chế tài và ngăn chặn tái phạm. Sẽ qui định cụ thể ở Chương VII về Tư Pháp.

Điều 13. Hòa Bình Thực Định Toàn Dân toàn diện toàn quốc tuyệt đối. Luật và vi phạm.

Điều 13.1. Toàn Dân Việt bình thường ai cũng muốn sống Hòa Bình. Tất cả mọi Bộ Luật và Điều Luật đều tuyệt đối cổ vũ, xây dựng, phát huy, bảo vệ Hòa Bình, bênh vực, giáo dục Toàn Dân sinh hoạt trong khuôn khổ Hòa Bình bất khả xâm phạm, ngăn ngừa mọi mầm mống khởi phát bất công - chiến tranh & cổ vũ công bằng giữa mỗi cá nhân, cá nhân với tập thể, tập thể với Dân Tộc, giữa các Nước, từ lời nói đến hành động, thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời,góp phần kiện toàn hoạt động của Liên Hiệp Quốc và đời sống Quốc Tế. Đây là niềm vinh dự Hòa Bình Pháp Trị Việt Nam.

Điều 13.2. Khởi xướng, cổ vũ và tham gia soạn lập bản Tuyên ngôn Đạo Đức Hòa Bình Liên Hiệp Quốc - Quốc Tế thực định bất khả nhượng và bất khả xâm phạm, mở đầu kỷ nguyên Đạo Đức Hòa Bình mới của Gia Đình Nhân Loại mới thế kỷ XXI, là niềm tự hào Đạo Đức Văn Hóa Văn Minh Hòa Bình Việt Nam, chung sức bổ sung kiện toàn Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10-12-1948 của Liên Hiệp Quốc.

Điều 13.3. Cổ vũ, xây dựng, phát huy và bảo vệ Hòa Bình, trong lời nói và hành động, giữa các Quốc Gia lớn nhỏ, giữa Chính quyền và người Dân, giữa mạnh và yếu, giữa quyền lực, tài lực và kẻ yếu thế, giữa chiến tranh, bán vũ khí, khủng bố, bạo loạn, đảo chánh và hòa bình, tranh cử, bầu cử tự do, giữa độc tài và Dân chủ, giữa các cấp tôn giáo và tín đồ, giữa giàu và nghèo, giữa mua bút nô, truyền thông nô hay luật nô và kẻ thiếu phương tiện, giữa đánh phá, chụp mũ, vu khống và minh bạch, danh dự, nhân phẩm, giữa che dấu và điều tra sự thật, giữa trẻ già bệnh và lãnh đạm, giữa xây dựng, phát huy và cố ý vi phạm, giữa trên và dưới, giữa nam và nữ, giữa trong và ngoài Nước.

Điều13.4. Mọi vi phạm Hòa Bình bằng lời nói, nguỵ biện, hành động tác hại cuộc sống hòa bình người Dân, xâm chiếm, cướp đoạt, bạo động, kỹ nghệ chiến tranh, đảo chánh, thánh chiến, đàn áp, khủng bố, xâm phạm chỗ ở, tài sản, sức khỏe, mạng sống, gây hại sinh mạng, gây hại thai nhi, hủy hoại tài nguyên, môi trường, đều phải bị nghiêm trị, chế tài, không ngoại lệ, luôn có biện pháp ngăn ngừa tái phạm.

Điều 13.5. Thường trực bảo vệ Tổ Quốc và tự vệ chống ngoại xâm khi Tổ quốc lâm nguy, bị xâm chiếm, bằng cách thức nào, đều do Quốc Hội, Dân Pháp, Toàn Dân quyết định và Toàn Dân hàng động chung, trách nhiệm chung.

Điều 13.6. Tiên phong ra chiến tuyến phải từ gia đình của các Lãnh đạo các cơ quan nhà nước, chính trị, đảng phái, an ninh, đại sứ, tôn giáo, kinh tế, ngân hàng, tài chánh, truyền thông, đoàn thể, đến Toàn Dân nam nữ già trẻ, hải ngoại, tù nhân, phạm nhân, không ai bỏ chạy. Tất cả đều có nhiệm vụ chung tham gia chống ngoại xâm và tự vệ từng địa phương toàn quốc. Vô cảm, bỏ chạy, trốn tránh đều bị nghiêm trị, chế tài, không ngoại lệ, luôn có biện pháp ngăn ngừa tái phạm.

Điều13.7. Nghiêm trị bằng pháp luật công minh giữa mọi tội phạm, giữa mọi Công Dân Việt và người nước ngoài, hoặc trục xuất, tịch thu tài sản người nước ngoài xâm chiếm, khủng bố, chống phá, đầu độc, ủng hộ nước gây ra chiến tranh, cài cắm, hay bất cứ dưới hình thức nào, tất cả buộc phải rời Việt Nam trong thời gian ấn định, để tránh viện cớ đem quân vào bảo vệ, đòi tự trị, xâm chiếm, hoặc ép buộc Quốc Dân Việt di tản.

Điều 14. Luật Ghi ơn Tổ Quốc, Dân Tộc Việt Nam, quyết tâm giữ Nước, cứu Nước và vô cảm, vô trách nhiệm, vi phạm.

Điều 14.1. Bộ Luật Tổ Quốc Việt Namqui định Tổ Quốc Việt Nam là Tổ Tiên, Dân Tộc, Quê Hương, Đất Nước, Lãnh thổ, Lãnh hải mỗi Con Dân Việt Nam được kế thừa, phải có trách nhiệm biết ơn, yêu mến, bảo vệ, cứu Nước, giữ Nước và chuyển giao nguyên vẹn và thăng tiến hơn cho muôn thế hệ đời sau. Tất cả mỗi Quốc Dân Việt từ Tổng Thống đến một thiếu nhi đủ trí khôn đều được giáo dục và sinh hoạt trong khuôn khổ trách nhiệm bình đẳng để bảo vệ Tổ Quốc, Dân Tộc, Quê Hương, lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên, môi trường Đất Nước Việt Nam trên hết, thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời,là vinh dự tự hào của lòng yêu Nước của mọi Con Dân Việt.

Điều 14.2.Tội Vô Tổ Quốc, Vô Ơn với Tổ Quốc :Bất cứ Quốc Dân Việt nào, trong ngoài, vô ơn, vô cảm, thờ ơ, vô trách nhiệm với Tổ Quốc đều được giáo dục, nhắc nhở, nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 14.3. Khi Tổ Quốc lâm nguy, Đất Nước, tài nguyên, môi trường bị đe dọa, bị đầu độc, nhất là bị ngoại bang tấn công - xâm chiếm, thì mọi Quốc Dân Việt đều được yêu cầu, còn mọi Quốc Dân Việt từ 18 đến 65 tuổi đều buộc có trách nhiệm phải bảo vệ nhà cửa, tài sản, Quê Hương, Đất Nước. Người nào thuộc bất cứ Tổ chức nào, Đảng phái nào, Tôn giáo nào, Cơ Quan nhà nước nào bỏ chạy, bỏ làng, bỏ địa phương, nguỵ biện, trốn tránh, đổ thừa, thoát thân, tỵ nạn ra hải ngoại, là phạm tội vô Tổ Quốc, tội đào ngũ, tội vô trách nhiệm, vô ơn, vô cảm, đều bị nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 14.4. Bất cứ Quốc Dân Việt nào vi phạm tội phản quốc, bán nước, làm tay sai nô lệ ngoại bang, tôn giáo ngoại bang, kinh tế ngoại bang, bị ngoại bang mua chuộc, qua lời nói, hành động, coi luật tôn giáo, luật tổ chức, luật đảng phái, quyền lợi kinh tế trọng hơn luật Hiến Pháp Quốc Gia đều bị nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 15. Luật Quyền Lực Quốc Gia và vi phạm.

Điều15.1. Tất cả Quyền Lực và An Ninh Quốc Gia đều thuộc về Toàn Dân, của Toàn Dân, vì Toàn Dân, cho Toàn Dân, do Toàn Dân làm Chủ, do Toàn Dân nắm giữ chung, quyết định chung, kiểm sát chung, quản lý chung, ủy nhiệm chung, kiểm tra - điều tra truy tố chung và nghiêm trị chung bất cứ ai vi phạm, không ai được tước đoạt hay đại diện, ban phát, xin cho.

Điều 15.2. Tất cả Quyền Lực và An Ninh Quốc Gia đều do Toàn Dân ủy nhiệm qua bầu cử và đóng thuế, để phục vụ theo ý Dân. Vì thế, Dân có quyền giám sát, truy tố, truất phế, chế tài, nghiêm trị trong công minh bình đẳng.

Điều 15.3. Tất cả mọi sinh hoạt của Quốc Gia đều liên quan đến Toàn Dân : Tham gia Tổ chức Quốc tế, thiết lập ngoại giao, ký kết, liên minh chính trị - quân sự - quốc phòng - truyền thông - kinh tế - tài chánh - văn hóa – tài nguyên mới, khoa học mới, môi trường sạch, năng lượng mới, thám hiểm vũ trụ, vũ khí chiến lược, ngân sách chi thu - lương - lương hưu - đi công tác hải ngoại - hộ vệ, hội họp, ăn ở, di chuyễn, mọi loại phụ cấp của mọi Viên chức Công Quyền từ Tổng Thống đến y tá bệnh viện… đều do Dân quyết định và trách nhiệm chung.

Điều 15.4. Tất cả mọi tài lực Quốc Gia đều của Dân, do Dân, sức Dân, tiền Dân, thuế Dân, Dân nuôi, Dân lo đào tạo. Mọi tài nguyên, đất, biển, sông, đê, hồ, thác, rừng núi, không gian, môi trường,... đều của Dân. Mọi luật lệ đều có Dân tham gia, hội họp, biết, bàn, chọn, giám sát, thuê mướn, ủy nhiệm thay Dân điều hành, quản lý, kiểm sát, điều tra, truy tố, truất phế, quyết định chung, minh bạch chung,trách nhiệm chung trước Toàn Dân cách Dân chủ.

Điều 15.5. Tất cả được qui định cụ thể ở Bộ Luật Quyền Lực Quốc Gia.

Điều 16. Luật Chủ Quyền Quốc Gia và vi phạm.

Điều 16.1. Tất cả Tài nguyên môi trường thiên nhiên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, đất liền, sông, đê,hồ, suối, thác, rừng núi, hải đảo, nội thủy, thềm lục địa đặc quyền kinh tế, vùng trời, đều do Toàn Dân làm Chủ trực tiếp, do Toàn Dân quyết định, kiểm sát, kiểm toán, quản lý, nghiêm trị bất cứ ai vi phạm, không ai được tước đọat, lạm chiếm. Nỗ lực thu hồi các tài nguyên đã bị lạm chiếm từ 100 năm trở lại đây. Ngăn ngừa các cơ quan, viên chức quản lý, kiểm toán rồi lạm chiếm.

Điều 16.2. Tất cả mọi hoạt động khai thác, xây dựng, đấu thầu, sử dụng đều phải do Toàn Dân hay Quốc Dân địa phương quyết định, phải hữu ích đồng đều công bằng cho Dân địa phương và góp phần nâng cao chỉ số Hạnh phúc cho Toàn Dân, được kiểm soát, ưu tiên tạo việc làm cho Quốc Dân nghèo địa phương, cho đến khi hết khai thác, sử dụng, dù Nhà nước, Ngoại quốc hay Quốc tế.

Điều 16.3. Trong một số trường hợp đặc biệt đã được Toàn Dân đồng thuận, cá nhân hay tổ chức kinh doanh ngoại quốc được mướn lãnh thổ - lãnh hải dưới 2km2, thời hạn dưới 50 năm, kèm theo luật bảo hiểm lao động, bảo hiểm môi trường, đa số công nhân phải là Việt Nam, đào tạo kỹ thuật bảo trì, quản lý, phẩm chất, và trao lại các kỹ thuật, chế tạo đó cho Việt Nam. Nếu gây hại môi trường, an ninh, quyền lợi, hạnh phúc Quốc Dân, Dân có quyền thu hồi, đóng cửa, đòi bồi thường trực tiếp cho Dân tại mỗi địa phương và toàn quốc.

Điều 16.4. Tất cả được qui định cụ thể ở Bộ Luật Chủ Quyền Quốc Gia.

Điều 17. Luật Tài sản Quốc Gia, Tiền Thuế, Dân nuôi - Dân đào tạo - ủy nhiệm - làm chủ và vi phạm.

Điều 17.1. Tất cả tài nguyên Đất Nước, tài sản Quốc Gia, thuế Dân đóng, Dân nuôi, Dân đào tạo, Dân ủy nhiệm. Các dịch vụ khai thác, đầu tư, vay mượn, xây cất, chứng khoán, sinh lãi từ tiền của Dân để trong ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh qua Nhà nước, Tôn giáo, Tổ chức Xã hội Dân sự, Quốc Tế tặng, đầu tư, đều do Toàn Dân làm Chủ, biết, bàn, quyết, quản, kiểm, truy, trị, phế đều bình đẳng chung, qua các hình thức trưng cầu ý Dân, nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 17.2. Mọi tài sản Quốc Dân đều đầu tư tạo công ăn việc làm cho các địa phương nghèo, chia lợi ích công bằng, liên đới hữu ích an sinh xã hội giữa các địa phương nghèo, nâng chỉ số hạnh phúc cho Toàn Dân hưởng chung. Tất cả đều được kiểm toán minh bạch, ưu tiên đầu tư vào các sáng chế kinh tế khoa học tân tiến và các sản phẩm thực phẩm tiêu thụ trong đời sống hằng ngày, để cạnh tranh quốc tế và tạo công ăn việc làm.

Điều 17.3. Tất cả tài sản, đất đai, chỗở, nơi kinh doanh của Quốc Dân được bảo vệ tuyệt đối, không cá nhân hay tổ chức nào được cướp đoạt bất cứ dưới hình thức nào,nhưtạo ra các luật, nghị quyết, nghị định, điều khoản, gây bất công, để luồn lách qua các kẽ hở để chiếm đoạt.

Điều 17.4. Trường họp tài nguyên (điều 17.1) lần đầu được tìm ra ở trên, dưới. hay trong đất đai chủ quyền tư nhân của Quốc Dân Việt hay của Công Ty tư nhân Quốc Dân Việt, các cơ quan công quyền phải đàm phám, bồi thường, hay chia lợi nhuận có thời hạn với Quốc Dân Việt. Nếu các tài nguyên được tìm ra ấy, thuộc chủ quyền của tư nhân hay công ty nguời nước ngoài, thì tất cả các tài nguyên được tìm ra ấy tất nhiên thuộc về Quốc gia Việt Nam.

Điều 17.5.Tất cả được qui định cụ thể ở Bộ Luật Tài Sản Quốc Gia.

Điều 18. Của Dân, Vì Dân, Cho Dân, Do Dân, Ý Dân. Luật và vi phạm. Tất cả những gì thuộc về Dân, Của Dân, Vì Dân, Cho Dân, đều phải làm theo Ý Dân, do Dân làm Chủ. Dân có quyền nhắc nhở, tố cáo, điều tra, giám sát, bãi nhiệm, nghiêm trị, truy tố và chế tài bất cứ ai trong Nhà nước, quyền lực, tài lực, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, truyền thông, tôn giáo, ngoại giao, không minh bạch với Dân, và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 19. Dân biết, Dân bàn, Dân quyết định, Dân kiểm tra. Luật và vi phạm.

Điều 19.1. Tất cả những gì thuộc về Dân, Của Dân, Vì Dân, Cho Dân, đều phải cho Dân biết chung, bàn chung, quyết định chung, do Toàn Dân làm Chủ, sử dụng chung, kiểm sát chung, điều tra chung, quản lý chung, tố cáo chung, giám sát chung, chế tài chung, trách nhiệm chung.

Điều 19.2. Tất cả những gì liên quan đến Luật, dự luật, điều lệ, nội quy, nghị định, nghị quyết, quyết định của tất cả hệ thống Nhà Nước và địa phương đều phải hỏi ý Dân, do Toàn Dân biết, bàn, thông tin, quyết định, làm chủ, nắm giữ, tuân thủ, quản lý và ủy nhiệm làm theo ý Toàn Dân, phải do Toàn Dân quyết định qua trưng cầu ý Dân.

Điều 19.3. Tất cả điều 18 và 19 được qui định cụ thể ở Bộ Luật Dân Là Chủ.

Điều 20. Luật Kiểm toán Điều tra Minh Bạch thực định, nghiêm trị, truy tố và vi phạm.

Điều 20.1. Toàn bộ đời sống của Quốc Gia và Quốc Dân đều phải Minh Bạch. Mọi Quốc Dân đều được Hiến Pháp và Luật pháp bảo vệ, bênh vực, giáo dục và sinh hoạt trong khuôn khổ Minh Bạch, thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời.

Điều 20.2. Tất cả đều bình đẳng minh bạch trong giám sát, điều tra, kiểm toán, không ai ngoại lệ hay miễn trừ, từ Tổng Thống đến em thiếu nhi tuổi khôn. Mọi Quốc Dân đều phải trả lời sự thật, khai báo, xuất trình các tài liệu, tang chứng, vật chứng, quốc nội và hải ngoại, khi các cơ quan được ủy nhiệm điều tra, các tổ chức xã hội Dân sự, các cơ quan truyền thông, các tổ chức Dân Pháp, Kiểm Pháp, Tư pháp muốn tìm hiểu, chất vấn, kiểm tra, kiểm toán, truy tố, nghiêm trị, ngăn ngừa tái phạm.Tất cả mọi lý do từ chối hay ngăn cãn điều tra là tự nhận tội, che dấu, đồng lõa, sẽ bị niêm đóng và chế tài.

Điều 20.3. Việt Nam cổ vũ và góp phần soạn lập bản Tuyên ngôn Minh Bạch Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, góp phần kiện toàn hoạt động của Liên Hiệp Quốc Minh Bạch và đời sống Quốc Tế Minh Bạch. Đây là niềm vinh dự Pháp Trị Minh Bạch Việt Nam.

Điều 20.4. Tất cả điều 20 được qui định cụ thể ở Bộ Luật Minh Bạch Quốc Dân Việt.

Điều 21. Luật tôn trọng, truyền thông, điều tra, kiểm sát Sự Thật, nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 21.1. Tất cả các hành vi xâm hại Sự Thật, danh dự, quyền lợi hoặc tài sản Quốc Gia - Quốc Dân như vu khống, xuyên tạc, tham nhũng, hối lộ, mua chuộc, luật nô, vận động gian bẩn, bút nô, dối trá bẫy nợ, chiếm đoạt, hại, giết, đoạt, giựt, khủng bố, đàn áp, lãng phí, xâm hại thuế Dân, đất đai, tài nguyên của Dân, bằng lời nói, sách báo, hình ảnh, hành động, đều là những tội xấu ác, đều phải bị truy tố, nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm, công minh bình đẳng, từ Tổng Thống đến thường Dân, không ngoại lệ miễn trừ ai.

Điều 21.2. Tất cả nạn nhân hay Quốc Dân biết sự thật đều có trách nhiệm phải tố cáo, nói rõ, đủ, hết Sự Thật với các Cơ quan Dân Pháp, Tư pháp, Kiểm Pháp, An ninh, Truyền thông, Xã hội Dân sự, cần điều tra, chất vấn, kiểm sát, truy tố, từ Tổng Thống đến thường Dân. Tất cả đều công minh công bằng bình đẳng, không ai được im tiếng đồng lõa tội ác, bao che tội lỗi. Tất cả đều bị nghiêm trị, chế tài, ngăn ngừa tái phạm.

Điều 21.3. Sự thật, Danh dự, Uy tín của Quốc Gia - Quốc Dân đều được tôn trọng, bảo vệ, bênh vực, kiểm sát, điều tra, giáo dục, sinh hoạt trong khuôn khổ sự thật, công lý công bằng bình đẳng thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời, không ai ngoại lệ miễn trừ, góp phần kiện toàn hoạt động của Liên Hiệp Quốc và đời sống Quốc Tế. Đây là niềm tự hào vinh dự uy tín liêm sĩPháp Trị Việt Nam.

Điều 21.4. Điều 21 được qui định cụ thể ở Bộ Luật Hình Sự và Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Quốc Dân Việt.

Điều 22. Luật Tự Do Tự Nguyện Làm Thiện. Thực định và vi phạm.

Điều 22.1. Tất cả mọi người đều có quyền Tự Do là quyền Tự Nguyện Làm Thiện cách bình đẳng, lương thiện, công minh, minh bạch, quyền sống, quyền tìm hạnh phúc, an toàn cá nhân và tài sản. Mọi vi phạm qua lời nói hành động của bất cứ ai, hay tham nhũng, lừa gạt, ăn chặn tiền từ thiện, hay quyền lực nào gây hại tự do của người khác, của tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4), đều bị nghiêm trị , chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 22.2. Nghiêm cấm tất cả hình thức, luật lệ, qui định, nghị quyết…có tính độc tài, toàn trị, cực đoan, độc quyền, độc tôn, độc đoán, độc luật, quyền phủ quyết veto, truyền thông độc hại, lừa gạt, nhồi sọ...

Điều 22.3. Tất cả những gì thuộc về Tự Do và sở hữu của người khác, mọi người phải tôn trọng, bảo vệ, bênh vực, không được chiếm, đoạt, giựt, trộm, lấy, hiếp, hại, giết, vu khống, lừa gạt, cưỡng ép, mua chuộc, dưới mọi cách thức, trên internet, vào nhà người khác không xin phép, chiếm đoạt của rơi, của công, đều bị nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 22.4. Tất cả điều 22 được qui định cụ thể ở Bộ Luật Tự Do Quốc Dân Việt.

Điều 23. Luật Dân Ủy Nhiệm, Làm Chủ, Biểu Tình, Trưng cầu Ý Dân và vi phạm.

Điều 23.1. Hiến Pháp điều 15, 16 & 19 về Quyền Lực Quốc Gia, Chủ Quyền Quốc Gia& Luật Dân biết, Dân bàn, Dân quyết định, Dân kiểm tra, đãqui địnhtất cả mọi tài sản và sinh hoạt Quốc Gia, tức là toàn bộ cuộc sống trọn vẹn của Quốc Gia đều thuộc về Toàn Quốc Dân là Chủ và Quản lý Quốc Gia đích thật. Chính Quốc tế hỗ trợ Quốc Dân và Quốc Dân đóng thuế, đào tạo, thuê mướn, ủy nhiệm cho hệ thống Ngũ Quyền Phân Lập thay Toàn Quốc Dân để phục vụ và điều hành Quốc Gia.Vì thế, mỗi khi cần thiết, Quốc Dân thực thi quyền Làm Chủ của mình bằng Tự do Truyền thông, tổ chức Trưng Cầu Ý Dân, hoặc Biểu Tình.

Điều 23.2. Tất cả hệ thống Ngũ Quyền từ địa phương đến trung ương, đều phải họp hàng tháng, hàng năm và thông tin minh bạch cho Toàn Quốc Dân biết, bàn, điều tra, kiểm toán tất cả việc thu chi sử dụng thuế Dân, tài sản - tài nguyên của Dân, đóng góp của Dân, để giám sát lời hứa, lời nói đi đôi việc làm, điều hành sinh hoạt Quốc Gia, các tài trợ Nước khác, đóng góp không hoàn trả, tặng phẩm hay viện trợ của các Tổ chức quốc tế. Chính Toàn Quốc Dân phải biết, bàn, kiểm, quyết, đuổi, tra, phế, phạt, nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 24. Luật Dân Chủ và Dân Quyền. Thực định và vi phạm.

Điều 24.1. Tên Nước Việt Nam Dân Là Chủ luôn bao hàm chính xác và đầy đủ Quyền Dân Chủ của Toàn Quốc Dân Việt, góp phần kiện toàn hoạt động của Liên Hiệp Quốc và đời sống Quốc Tế. Đây là niềm tự hào, vinh dự, uy tín của nền Dân Chủ Dân Quyền Pháp Trị Việt Nam.

Điều 24.2. Mọi Dân Quyền Dân Chủ bao hàm toàn bộ cuộc sống trọn vẹn của Quốc Gia, nhưng luôn cần phải được giới hạn bởi An ninh Quốc phòng, Quyền lợi chính đáng của Tổ Quốc Việt Nam, của Quốc Dân Việt, của các đoàn thể Quốc Dân Việt, của Quốc Gia khác, của Liên Hiệp Quốc và Cộng đồng Quốc tế.

Điều 24.3. Tất cả chính kiến góp ý luôn phải được nêu lên trong Sự Thật toàn vẹn, ôn hòa, xây dựng, đoàn kết, văn hóa, trật tự, ổn định, tôn trọng Hiến Pháp điều 24.2. Không được nêu lên các bất đồng chính kiến thiếu Sự Thật khách quan, trong bạo động, chụp mũ, xuyên tạc, vu khống, bịa đặt, cắt xén, chửi rủa thiếu văn hóa, lạm dụng quyền lực, tài lực, độc tài, độc đoán. Mọi vi phạm đều bị nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 24.4. Tất cả hình thức lạm quyền, độc tài, thiếu Dân Chủ, Dân Quyền trong mọi lãnh vực Hiến Pháp, Luật pháp, Nhà Nước, chính trị, đảng phái, an ninh, kinh tế, tài chánh, ngân hàng, bảo hiểm, tôn giáo, truyền thông, đoàn thể, xã hội, gia đình, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phái tính, ngoại quốc, quốc tế, đều bị nghiêm trị, không miễn trừ ngoại lệ, và ngăn ngừa tái phạm. Mọi hình thức thiếu Dân chủ, Dân quyền tại bất cứ địa phương nào đều bị nghiêm trị và ngăn ngừa không tái diển. Mọi hình thức thiếu Dân chủ, Dân quyền ở mọi Tổ chức Tôn giáo, Xã hội Dân sự phải được giải thích đầy đủ cho mọi thành viên hiểu rõ và tự nguyện đồng thuận vì lý do đặc biệt của Đoàn Thể ấy.

Điều 24.5. Tất cả mọi điều Hiến Pháp, điều luật, quyết định, nội quy, cách thức bầu cử của tất cả các Tổ chức Nhà Nước, chính trị, đảng phái, an ninh, quốc phòng, kinh tế, tài chánh, ngân hàng, bảo hiểm, truyền thông, tôn giáo, đoàn thể, xã hội, gia đình, ngoại quốc, quốc tế, đều được quyết định bằng đa số, hoặc trưng cầu ý Dân.

Điều 24.6. Tất cả các Tổ chức Nhân quyền, Xã hội Dân sự, Truyền thông, Tôn giáo nào tự thấy là nạn nhân của Dân Chủ, Dân Quyền Việt Nam, đều có quyền điều tra, kiểm sát, kiểm toán, truy tố ra Tòa án Địa phương, Quốc gia và Quốc tế, về quá khứ, hiện tại, không giới hạn thời gian, để tránh các Nhà cầm quyền độc tài toàn trị, Tôn giáo thần quyền độc đoán, nền kinh tế thủ đoạn, môi trường ô nhiễm, truyền thông gian xảo,các tội ác, không miễn trừ ngoại lệ, đứng ngoài luật pháp. Tất cả mọi lạm quyền độc đoán đều bị nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 24.7. Việt Nam là Nước tôn trọng và bảo vệ Dân Quyền của Quốc Dân Việt, quyền Bầu cử - Ứng cử, Trưng Cầu Ý Dân, Tự do Tư tưởng - Ngôn luận - Báo chí - Truyền thông, Tự do Tôn giáo, Tự do Giáo dục, Tự do Biểu tình, Tự do lập hội - chính đảng, Công pháp quốc tế, Bảo vệ môi trường…

Điều 24.8. Việt Nam là Nước tôn trọng và bảo vệ Dân Quyền, bổ sung hoàn thiện Tuyên ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cách thực tiễn và pháp trị, bảo đảm, kèm theo luật nghiêm trị, chế tài, bồi thường và ngăn ngừa tái phạm,góp phần kiện toàn các Tổ chức Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Công ước Quốc tế.

Điều 24.9. Hai điều 23 & 24 được qui định cụ thể ở Bộ Luật về Dân Ủy Nhiệm, Biểu Tình & Trưng cầu Ý Dân, Dân Chủ, Dân Quyền Việt Nam.

Điều 25. Luật Dân Đức, 1 trong 5 Nền Tảng của Quốc Gia Quốc Dân Việt.

Điều 25.1. Sau gần 100 năm chịu chủ nghĩa cộng sản và chế độ cộng sản áp đặt, Toàn Quốc Dân Việt bị 5 cơn bệnh rất nguy hại tàn phá : bị lầm độc, gian dối, sợ hãi, hận thù thiếu yêu thương và vô trách nhiệm. Nước Việt Nam Dân Là Chủ tuyệt đối hoàn toàn bác bỏ, không chấp nhận chủ nghĩa độc tài, chế độ độc đảng, bầu cử áp đặt, phát xít, khủng bố, thánh chiến, xâm chiếm.

Điều 25.2. Hệ thống Văn hóa, Giáo dục, Truyền Thông của Quốc Gia và Quốc Dân phải đặc biệt gánh trách nhiệm rất nặng nề là quyết tâm và kiên trì chữa trị 5 bệnh quá nặng này, dù phải mất hàng trăm năm nữa, để phục hồi 3 đức cơ bản: trungthực, nhân ái, tự chủ và các đức cần thiết : khiêm tốn, ôn hòa, hiền từ, công bằng, khôn ngoan, can đảm, công minh, liêm chính, thành tín, cao thượng, quảng đại, hy sinh, xả thân, anh hùng, dịu dàng, lễ độ, trung dung, sáng suốt… theo truyền thống đạo đức của Tổ Tiên Dân Tộc Việt.

Điều 25.3. Tạo điều kiện và cổ vũ các Truyền thống Tín ngưỡng, Tôn giáo giúp Toàn Quốc Dân tu luyện và phát huy hệ thống Dân Đức thực định này, các kinh điển tín ngưỡng phải bỏ mê tín, dị đoan, đồng bóng, gian dối, vật chất, quyền lực, tài lực, xa xỉ, lãng phí, ích kỷ vô cảm, theo gương tốtcủa các Chứng Nhân Tôn giáo luôn chăm sóc ưu tiên tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4).

Điều 26. Luật Dân Trí, 1 trong 5 Nền Tảng của Quốc Gia Quốc Dân Việt.

Điều 26.1. Ngân sách Quốc Gia ưu tiên đầu tư giúp giáo dục Quốc Dân hiểu vững và sâu về Lịch sử Dân Tộc, Hiến Pháp, Luật Pháp, Sự Thật, Công Minh, Minh Bạch, Tự Chủ,Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, Dân quyền, Pháp trị, Quốc tế; cổ vũ các sáng chế thực tiễn về các sản phẩm cần thiết, tốt và rẻ, tiêu thụ hằng ngày toàn cầu; giáo dục ngoại ngữ quốc tế; tìm mướn các nhân tài ngoại quốc về phương pháp giáo dục quốc tế giỏi nhất, sáng chế, giỏi sao chép ngay chính đa dạng toàn cầu; giáo dục phát minh sáng chế quốc tế, nhằm phát triển hiện đại hóa đất nước, nâng cao phúc lợi cho Toàn Dân Quốc thái Dân an. Cổ vũ các Hội nghị quốc tế về mọi lãnh vực, các Hội chợ sáng chế quốc tế về mọi sản phẩm hữu dụng, đạo đức, tân tiến, cạnh tranh lành mạnh.

Điều 26.2. Hỗ trợ,bảo vệ Dân Trí và các sáng chế mới của Quốc Dân. Ngăn chặn các thế lực quốc nội ngoại quốc tài phiệt kinh tế, đầu cơ, lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cạnh tranh không lành mạnh, mọi hình thức ngu dân, đồi truỵ, đầu độc, phản đức, mê tín, lạc hậu, hãm hại, phản khoa học, hại sức khỏe, hại môi trường, hại dân, lâm, nông, ngư, công, thương, sĩ. Luôn đề cao chân thực - thành tín. Nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 26.3. Điều 26 được qui định cụ thể ở Bộ Luật về Dân Trí Quốc Dân Việt.

Điều 27. Luật Dân Khí thực tiễn, vô cảm, hèn yếu, lệ thuộc, vọng ngoại.

Điều 27.1. Mọi sinh hoạt đời sống Quốc Gia phải tăng cường sức mạnh Dân tộc về Tự chủ, Tự hào, Tự lực, Tự cường, Tự quyết, Tự sinh, Tự phát minh, Tự sáng tạo, Đoàn kết, Dân Quyền; Yêu nước, đào tạo, trân trọng và phát triển nhân tài đạo đức, lương tâm, trí tuệ sáng chế, ý chí, tự tin, dũng cảm, quyết tâm, kiên định, sáng suốt, dự kiến, tiên liệu; phát huy Dân khí Sĩ khí thực tiễn trong mọi lãnh vực, thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời.

Điều 27.2. Mọi dạng vô ý thức, vô cảm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ, lười biếng, hèn yếu, lừa gạt, cờ bạc, ma tuý, rượu sắc, tà đạo, bại hoại, nô lệ, vọng ngoại, nguỵ biện, mua chuộc, bút nô, luật nô, bán nước, phản quốc, tay sai ngoại bang.... đều phải được giáo dục, nghiêm trị, chế tài, ngăn ngừa tái phạm.

Điều 27.3. Nơi nào các cấp Hội Đồng Quốc Dân, Ủy Ban Quốc Dân, các Văn phòng Hiệp Thông Quốc Dân của Dân Pháp, của Quốc hội, của Tư pháp, của Luật sư và Tổ chức Xã hội vô cảm, làm ngơ, không lên tiếng, không bảo vệ Dân, không giúp Dân,... đều bị phê bình, kiểm điểm, nghiêm trị, phạt trừ lương, ngăn ngừa tái phạm… do Dân làm chủ.

Điều 27.4. Điều 27 được qui định cụ thể ở Bộ Luật về Dân Khí Quốc Dân Việt.

Điều 28. Dân Sinh thực tiễn, An sinh Xã hội, Công bằng Xã hội. Luật và vi phạm.

Điều 28.1. Thăngtiến Dân Sinh là bảo đảm An Ninh Quốc Phòng, không ngừng nâng cao Chỉ số Hạnh phúc của Toàn Dân. Tài nguyên của Dân, tiền thuế Dân, tiền của Dân trong mọi lãnh vực và viện trợ Quốc Tế, đều phải phục vụ cho Dân Sinh bình đẳng, cho An sinh Xã hội, Công bằng Xã hội của Toàn Quốc Dân, chăm sóc ưu tiên tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4).

Điều 28.2. Mọi địa phương để Dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, thiếu trường học công giỏi, thiếu giáo viên giáo sư công giỏi, thiếu bệnh viện công giỏi, thiếu bác sĩ y tá công giỏi, thiếu chăm sóc bệnh nhân chu đáo, thiếu luật sư công giỏi, thiếu phương tiện di chuyển tiện dụng, thiếu cầu đường phẩm chất, thiếu vệ sinh công cộng, thiếu bảo vệ môi trưòng sạch, thiếu an ninh, thiếu tận tâm phục vụ hành chánh công, đều phải chịu trách nhiệm, bị nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 28.3. Dân kiểm sát, kiểm tra về Dân Sinh để ngăn ngừa tối đa các hình thức lười biếng, lạm dụng, vô trách nhiệm, thiếu liêm sỉ, hối lộ, hách dịch, côn đồ, ức hiếp, lãng phí, cướp xài của công, gian dối phẩm chất,... cướp trợ cấp từ thiện Nhà nước, Tư nhân, Quốc tế, bất cứ từ đâu.

Điều 28.4. Trưng cầu Ý Dân, Ứng cử - Bầu cử về Dân sinh phải thực hiện theo Điều 12.5 Hiến Pháp, qui định cụ thể ở Bộ Luật Quyền Lực Quốc Gia.Việc thông tin về Dân Sinh phải thực hiện theo điều Điều 23.2 Hiến Pháp, về Luật Dân Ủy Nhiệm, Làm Chủ, Biểu Tình, Trưng cầu Ý Dân và vi phạm.

Điều 28.5. Điều 28 được qui định cụ thể ở Bộ Luật về Dân Sinh thực tiễn, An sinh Xã hội, Công bằng Xã hội.

Điều 29. Văn Hóa Dân Sinh thực tiễn, Đạo Đức Văn Hóa. Luật và vi phạm.

Điều 29.1. Văn Minh Quốc Dân Việt dựa trên nền tảng Đạo Đức Văn Hóa Dân Tộc Việt. Trung thực, Nhân ái, Công minh, Minh bạch, Tự chủ, Hiếu nghĩa, Lễ độ, Hiền hòa, Khiêm tốn, Trung tín, Cao thượng, Quảng đại, Can đảm, Anh hùng, Tự chủ, Vô tư lợi, theo truyền thống tốt đẹp từ hơn 8 ngàn năm văn hiến Việt Nam. Toàn Quốc Dân đều có bổn phận bảo vệ, giáo dục và sinh hoạt trong khuôn khổ Văn Hóa Quốc Dân Việt thành thói quen đời sống hằng ngày trọn đời, là niềm tự hào Đạo Đức Văn Hóa Dân Tộc Việt.

Điều 29.2. Hiến Pháp và Luật Pháp Việt Nam tôn trọng nguyên tắc công bằng về nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, trình độ. Nhưng luôn công bằng trong sáng suốt, khi cần phải công minh lựa chọn, Hiến Pháp và Luật Pháp Việt Nam ưu tiên bênh vực phía nạn nhân, trẻ em, già, nữ, tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4). Các hành vi nịnh nể, đồng lõa, vô cảm, tiếp tay vì quyền lực, chức vị, giàu sang, cưỡng bức, ức, hiếp, xử tệ trẻ em, già, nữ, bệnh, tật, nghèo, nhất là của viên chức Công Quyền, chức sắc tôn giáo luôn bị nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 29.3. Hiến Pháp và Luật Pháp Việt Nam tôn trọng bảo vệ Thai Nhi Quyền (Embryo Foetus Rights).Từ giây phút trứng thụ tinh, các phôi thai nhi phải được tôn trọng bảo vệ tuyệt đối. Nghiêm cấm các hành vi chủ động hay đồng lõa tác hại phôi thai nhi, phá thai, trục giết thai nhi, bỏ con, bán con thơ.Nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 29.4. Điều 29 được qui định cụ thể ở Bộ Luật về Văn Hóa Dân Sinh.

Điều 30. Chính Trị Dân Sinh trong sạch, Văn Hóa Chính Trị lành mạnh. Luật và vi phạm.

Điều 30.1. Toàn Quốc Dân Việt có trách nhiệm về toàn bộ đời sống Chính Trị Dân Sinh của Quốc Gia, được giáo dục và cổ vũ sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại để bảo vệ và tham gia sinh hoạt Chính Trị Dân Sinh với quyền lợi và trách nhiệm của các Quốc Dân Việt chân chính, được thông tin và giáo dục đầy đủ sinh hoạt Chính Trị Dân Sinh trong sạch, lành mạnh, Toàn Dân toàn diện toàn quốc toàn cầu, thành thói quen trong đời sống hằng ngày trọn đời, góp phần kiện toàn hoạt động của Liên Hiệp Quốc và đời sống Quốc Tế. Đây là niềm tự hào, vinh dự, uy tín của nền Chính Trị Dân Sinh Dân Quyền Pháp Trị Việt Nam.

Điều 30.2. Trách nhiệm Chính Trị Dân Sinh của Công Quyền. Thông tin đầy đủ, truyền thông đồng loạt khắp nơi, ngăn ngừa và nghiêm trị các hình thức chính trị ác xấu, độc tài, lạm quyền, bạo lực, bịp lừa, bít lấp, dối gian, bất công, oan ức, hiếp dâm, trộm cắp, cướp giựt, côn đồ, xã hội đen, tội ác, giết người, ích kỷ, thờ ơ, vô cảm, im tiếng, bao che, đồng lõa, hại Dân, hại Nước, hại Nhân loại, hại môi trường.

Điều 30.3. Trách nhiệm liên đới Chính Trị Dân Sinh của Toàn Dân. Quốc Dân và ngoại kiều có mặt ở hiện trường xảy ra tội phạm, sai phạm, tai nạn, thiên tai, nghe, thấy, biết thông tin về sự việc, nạn nhân, Dân oan, Dân ức, bạo lực, bất công, tệ nạn xã hội, mà thờ ơ, vô cảm, bỏ mặc, im tiếng, phủi tay, vô can, đều là tội phạm vô trách nhiệm, đồng lõa, che dấu, tiếp tay tội ác, tội phạm, sai phạm, đều bị nghiêm trị, nghiêm phạt và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 30.4. Trách nhiệm Thông tin về Chính Trị Dân Sinh của Công Quyền và của Toàn Dân. Tất cả các cấp công quyền, địa phương, các Tổ chức, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, truyền thông, xã hội Dân sự, gia đình, ngoại kiều, già trẻ, đều phải đến ngay hiện trường xảy ra tai nạn, tai ương, bất công, tệ nạn xã hội, có các nạn nhân, để bênh vực, bảo vệ, thông tin đồng loạt khắp nơi, nhanh, đủ, rõ, giúp truy bắt can phạm - tội phạm toàn quốc toàn cầu.

Điều 30.5. Trách nhiệm toàn diện về Chính Trị Dân Sinh của Công Quyền và của Toàn Dân. Bao lâu còn các nạn nhân của bất công, bạo lực, tệ nạn xã hội, nhân tai, thiên tai, tham những, ác bá, lãng phí, ...thì Toàn Dân vẫn có quyền lên tiếng, yêu cầu, khiếu kiện, biểu tình, chống đối, trưng cầu ý Dân. Và tất cả đều trở thành nhiệm vụ, trách nhiệm của Nhà Nước, Quốc hội, Ngũ quyền, Ngũ pháp, các Nhân viên của Ngũ quyền trung ương, địa phương đều chịu trách nhiệm liên đới, đều bị nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 30.6. Điều 30 được qui định cụ thể ở Bộ Luật về Chính Trị Dân Sinh.

Điều 31. Bình đẳng Dân Sinh thực tiễn và Trật tự xã hội. Luật và vi phạm.

Điều 31.1. Tất cả Quốc Dân đều đưọc bênh vực, bảo vệ, giáo dục, tham gia sinh hoạt đời sống Quốc Gia trong kỷ luật và trật tự xã hội bình đẳng thực tiễn, trong đời sống hằng ngày, Toàn Dân toàn diện toàn quốc toàn cầu, thành thói quen hằng ngày trọn đời,góp phần kiện toàn đời sống Quốc Tế. Đây là niềm tự hào, vinh dự, uy tín của tinh thần kỷ luật Quốc Dân Việt.

Điều 31.2. Toàn Dân đều bình đẳng trong mọi lãnh vực. Ngăn ngừa và nghiêm trị những bất công do lạm dụng luật riêng cho các chức vụ cơ quan nhà nước, quyền lực, thế lực, tài lực, tôn giáo và các thành phần xã hội, giữa chính quyền và người Dân, giữa các cấp quyền lực và tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4),giữa các cấp tôn giáo và tín đồ, giữa giàu và nghèo, giữa mạnh và yếu, giữa bí mật Quốc Gia và sự thật minh bạch, giữa trẻ và già, giữa bệnh nhân và người điều trị, giữa bất công và lẽ phải, giữa lương hưu, giữa trong và ngoài nước, giữa công và tư, giữa có tiền mướn luật sư giỏi và không có tiền, hay các bất công khác...

Điều 31.3. Tất cả các văn bản về pháp luật, kỷ luật và trật tự xã hội, điều lệ, nội quy, nghị định, nghị quyết của nhà nước, tổ chức, xã hội Dân sự, tôn giáo, về văn hóa, chính trị, an ninh, quốc phòng, quốc tế, kinh tế, ngân hàng, bảo hiểm, tài chánh, truyền thông, văn nghệ, giải trí, thể thao, du lịch,..phải luôn tránh bất công, thiếu bình đẳng, tất cả đều phải được Toàn Dân biết rõ, bàn chung, soạn chung, quyết định chung, kiểm tra chung, áp dụng bình đẳng minh bạch chung, nghiêm trị chung (Lời Mỡ Đầu).

Điều 31.4. Tất cả can phạm, tội phạm, từ Tổng Thống đến thường Dân, đều bị nghiêm trị, đều bình đẳng và điều tra minh bạch công bằng như nhau, không miễn trừ hay được ngoại lệ bất cứ dươi hình thức nào.

Điều 31.5. Điều 31 được qui định cụ thể ở Bộ Luật về Bình đẳng Dân Sinh.

Điều 32. Luật về tội giết người, thai nhi, thú cấm, thú hiếm. Tra tấn tàn ác, hủy hoại chi thể loài người, loài vật, thiên nhiên, môi trường.

Điều 32.1. Mọi Quốc Dân,thai nhi, thú vật, thiên nhiên, môi trường đưọc Hiến Pháp bảo vệ. Toàn Dân được giáo dục, sinh hoạt trong khuôn khổ tôn trọng bảo vệ mạng sống, an ninh, nhân phẩm, môi trường, sức khỏe con người, thai nhi, Từ giây phút trứng thụ tinh, các phôi thai nhi phải được tôn trọng bảo vệ tuyệt đối. Nghiêm cấm các hành vi tác hại phôi thai nhi, phá thai, trục giết thai nhi, các hành vi thiến, cắt, hủy hoại các bộ phận thân thể con người khi điều trị bệnh tật không đòi buộc. Tất cả các hành vi này đều là tội phạm. Hiến Pháp bảo vệ an toàn tất cả thú cấm, thú nuôi, thiên nhiên, môi trường. Tất cả Quốc Dân đều tôn trọng sự sống thành thói quen hằng ngày trọn đời, góp phần kiện toàn đời sống Quốc Tế. Đây là niềm tự hào, vinh dự, uy tín của tinh thần tôn trọng bảo vệ tuyệt đối sự sống của Quốc Dân Việt.(Tham chiếu điều 29.3 Hiến Pháp).

Điều 32.2. Nghiêm cấm tất cả mọi hình thức tra tấn, ép cung, mớm cung, hủy hoại cơ phận, chiếm đoạt nội tạng, hủy hoại chi thể loài người, loài vật, thiên nhiên, môi trường. Tất cả luật cấm sát sinh, mua bán ăn nhậu thú cấm, thú hiếm, hủy hoại thiên nhiên, môi trường đều do Nhà Nước, các tổ chức bảo vệ thiên nhiên, môi trường và Toàn Dân quyết định chung, trách nhiệm chung, bảo vệ chung, kiểm sát chung, nghiêm trị chung, ngăn ngừa tái phạm, xử nặng hơn nếu tái phạm.

Điều 32.3. Điều 32 được qui định cụ thể ở Bộ Luật Hình Sự.

Điều 33. Các tệ nạn xã hội.Luật và vi phạm.

Điều 33.1. Cấm, ngăn ngừa, nghiêm trị tất cả các hành vi mua bán, sử dụng ma túy, thuốc cấm, thuốc phiện, hóa chất gây nghiện, cắt, thiến, làm liệt hại bộ phận thân thể, thực phẩm độc hại, cờ bạc, thuốc lá rượu quá mức cho phép, mua bán dâm, trộm cắp, chiếm đoạt giựt, lừa gạt, trò chơi bạo lực, đồng lõa, bao che, mê tín, dị đoan, tà đạo và các tệ nạn khác.

Điều 33.2. Cổ vũ mọi Tổ chức xã hội và tất cả hệ thống truyền thông mạng xã hội cùng hợp tác nỗ lực ngăn chặn, chấm dứt toàn bộ tệ nạn xã hội và mầm phát sinh các tệ nạn xã hội.

Điều 33.3. Nơi nào có tệ nạn cường hào ác bá, tham nhũng, bất công, Dân oan, ức, bị hiếp, chiếm đoạt, nghèo, tai nạn, thiên tai, bệnh… mà các cấp Hội Đồng Quốc Dân, Ủy Ban Quốc Dân, các Văn phòng Hiệp Thông Quốc Dân của Dân Pháp, của Quốc hội, của Tư pháp, của Luật sư và Tổ chức Xã hội vô cảm, làm ngơ, bao che, không lên tiếng, không bảo vệ Dân, không giúp Dân, ... đều bịkiểm điểm, nghiêm trị, phạt trừ lương… do Dân làm chủ.

Điều 33.4. Điều 33 được qui định cụ thể ở Bộ Luật Hình Sự.

Điều 34. Các áp lực xã hội.Luật và vi phạm.

Điều 34.1. Tất cả các Tôn giáo, tổ chức, đoàn thể, chính đảng, truyền thông, ngoại kiều, cá nhân, không ai ngoại lệ, đều phải cùng chung trách nhiệm giải quyết các áp lực xã hội, bất ổn, chiến tranh, di cư, nghèo đói, xin ăn, vô gia cư, thất nghiệp, thiếu bệnh viện, thiếu trường học, thiếu cầu đường ở vùng cao xa hẻo lánh, thiếu xây cất hữu ích cho Dân nghèo, thiếu nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa đạo đức, giải trí lành mạnh.

Điều 34.2. Ngăn ngừa và nghiêm trị sự vô ý thức và vô trách nhiệm bất cứ cơ quan chính quyền nào, tổ chức nào, tôn giáo nào, truyền thông nào, tổ chức quốc tế nào gây ra các áp lực xã hội nêu ở Hiến Pháp điều 34.1.

Điều 35. Giải quyết các vấn đề xã hội, tạo nghề sống hữu ích cho Toàn Dân. Luật và vi phạm.

Điều 35.1. Tất cả Quốc Dân, trong ngoài, đều được bảo vệ, giáo dục và sinh hoạt trong trách nhiệm liên đới xã hội trong đời sống hằng ngày,Toàn Dân toàn diện toàn quốc toàn cầu, thành thói quen đến trọn đời, góp phần kiện toàn đời sống Quốc Tế. Đây là niềm tự hào, vinh dự, uy tín của tinh thần liên đới xã hội của Quốc Dân Việt.

Điều 35.2. Toàn Dân, trong - ngoài Nước, kể cả trẻ em đều được giáo dục vàvận động quyên góp minh bạch hợp pháp, giúp giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách chính đáng. Tất cả Quốc Dân trên 18 tuổi và mọi Tổ chức đoàn thể xã hội, kinh tế, truyền thông, Tôn giáo, chính đảng, trong - ngoài Nước, không ai ngoại lệ, đều phải đóng góp qua thuế giúp giải quyết các vấn đề xã hội, tạo nghề sống hữu ích cho Toàn Dân.

Điều 35.3. Tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, ngoại quốc, đoàn thể xã hội, Tôn giáo, chính đảng, du lịch, các công ty, truyền thông, các trường học, hàng năm đều phải tổ chức du lịch nội địa tăng kiến thức và trách nhiệm liên đới xã hội các địa phương, tổ chức ngày hè lễ nghĩ cho các thành viên, tín đồ, học sinh, công nhân đến các khu du lịch văn hóa, khu thắng cảnh thiên nhiên, đặc khu kinh tế, khu giải trí Việt Nam toàn quốc, nhằm tạo nghề sống hữu ích cho Dân nghèo mỗi địa phương, khuyến khích mua bán ưu tiên tiêu dùng sản phẩm Việt địa phương và công nhân Việt địa phương.

Điều 35.4. Công quyền trung ương và mỗi địa phương cùng trách nhiệm khuyến khích các tổ chức, kinh tế, tư nhân,mỗi địa phương trưng cầu ý Dân địa phương và dùng kỹ thuật tân tiến xây dựng đa dạng các địa phương, các khu văn hóa, sắc tộc, lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên, trò chơi trẻ em...., đặc khu giải trí, du lịch, kinh tế cho du khách nội ngoại, theo mô hình tiêu chuẩn Quốc tế, nhiều sáng chế mới, đều có khách sạn nhà hàng, bãi đậu xe đủ loại rộng,cạnh tranh thu hút du lịch nội địa và toàn cầu, hữu ích cho Toàn Dân và đều ưu tiên mua bán tiêu dùng sản phẩm địa phương và công nhân địa phương, ưu tiên cho Dân nghèo tại tất cả tỉnh thành phố.

Điều 35.5. Toàn Dân đưọc bảo vệ, hướng dẫn, giáo dục, phát triển trong đầu tư sáng chế phát minh, kết nghĩa, truyền thông, quảng bá các khu du lịch đa dạng, các di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng, thắng cảnh, sông hồ, biển đảo, thác động, núi rừng, công viên thiên nhiên, vật nuôi, cây trồng, du thuyền, hội nghị văn hóa, khu nghỉ dưỡng, trung tâm kỹ thuật thương mại, hội chợ kinh tế,… tại các địa phương toàn quốc và các khu Việt Nam hải ngoại,phát triển thành như các bang hay các nước nhỏ, ưu tiên hỗ trợ các địa phương nghèo, xa vắng, Dân nghèo, ít người, thu hút nhân tài sáng chế sáng tạo,… thành thói quen đời sống hằng ngày trọn đời.

Điều 35.6. Toàn Dân đưọc khuyến khích, hướng dẫn xây dựng các khu du lịch lịch sử về các anh thư, anh hùng Việt nổi tiếng, dựng lại các trận đánh lịch sử chống ngoại xâm, với các nhạc cụ cổ truyền, với biểu diễn xiếc thú, chim, voi, võ cổ truyền, các sáng tạo mới, được cải tiến kỹ thuật tân tiến theo tiêu chuẩn Quốc tế, cạnh tranh thu hút du khách nội địa và toàn cầu.

Điều 35.7. Toàn Dân đưọc khuyến khích, hướng dẫn tổ chức các hình thức giải trí lành mạnh nhà nước, như xổ số Quốc Gia, hay xổ số mô hình Âu châu... Nghiêm cấm, nghiêm trị và ngăn ngừa mọi hình thức giải trí độc hại như cờ bạc ranh ma, ma tuý, mại dâm trá hình hay giải trí độc hại khác.... Nghiêm trị bất cứ ai tàn phá môi trương, xây dựng lãnh phí, không hữu ích cho Dân nghèo, cướp đoạt tài sản, tài nguyên, cát, rừng, đất đai,... hủy hoại thiên nhiên môi trường, gây lụt, gây hạn hán, gây sạt lở đất, ... không trưng cầu ý Dân địa phương. Luật quy định tất cảnơi đốn cây và các nơi xây dựng đều phải bù lại gấp 2 lần cây cối, thú hoang, thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Điều 35.8. Nếu các vùng rộng lớn bị chìm dưới nước do thủy triều, biến đổi đại dương, thìCông Quyền, Toàn Dân, nhờ Quốc tế hỗ trợ, phải cùng chung sức di tản Dân cư, khắc phục thiên tai, xây dựng các đảo nhân tạo, cải thiện nuôi trồng cách khoa học, phù hợp hoàn cảnh mới.

Điều 35.9. Điều 34 và 35 được qui định cụ thể ở Bộ Luật An Sinh Xã hội.

Điều 36. Luật An toàn giao thông thực tiễn và Trật tự xã hội.

Điều 36.1. Vì an toàn và sự sống của Toàn Dân, tất cả người và phương tiện giao thông phải luôn có hướng dẫn kỷ luật, bất cứ ai đều sắp hàng trật tự hợp lý, có bãi đậu xe, bảo trì cầu đường giao thông phẩm chất, trạm kiểm tra công bằng công minh, nhường người già, tàn tật, bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ em, tàu xe cứu thương, cứu hỏa. Ngăn ngừa, nghiêm phạt, nghiêm trị vi phạm và các phương tiện lạm dụng Công Quyền.

Điều 36.2. Xây dựng đường giao thông luôn phải tiên liệu hợp lý về độ lớn rộng, có nơi đậu đủ loại, an toàn, phẩm chất và bảo trì, phân phối cho dịp nghĩ, Tết, Lễ, giờ đi làm, giờ đi học, vùng, tỉnh, thành phố, miền, khu vực, công tư, công ty, trường, chợ,… tránh nghẹt đường, gây ô nhiễm. Điều 36 được qui định cụ thể ở BộLuật Giao thông.

Điều 37. Năng lượng và Môi trường.Luật và vi phạm.

Điều 37.1. Toàn Dân được bảo vệ, giáo dục và sinh hoạt trong Môi trường sạch, Thiên nhiên trong lành, năng lượng sạch, các sản phẩm thực phẩm hàng hóa sạch, các hóa chất an toàn trong đời sống hằng ngày,Toàn Dân toàn diện toàn quốc toàn cầu, thành thói quen đời sống hằng ngày trọn đời. Việt Nam quyết tâm bảo vệ Trái đất, hoàn vũ, môi trường, thiên nhiên, động thực vật, năng lượng sạch, hóa chất an toàn, kèm theo luật nghiêm trị, chế tài, bồi thường và ngăn ngừa tái phạm các hành vi hủy hoại môi trường và thiên nhiên. Cấm nhập khẩu các hóa chất độc hại người dưới mọi dạng. Vận động xây dựng Tuyên ngôn Môi trường sạch, Trái đất, Thiên nhiên của Liên Hiệp Quốc, góp phần kiện toàn đời sống Quốc Tế.Đây là niềm tự hào, vinh dự, uy tín của tinh thần trách nhiệm về môi trường và năng lượng của Quốc Dân Việt.

Điều 37.2. Nhà Nước và Toàn Dân đều trọng quí và tham gia tìm kiếm nhân tài sáng chế năng lượng sạch và đầu tư ưu tiên năng lượng sạch cho Toàn Dân, toàn quốc. Kêu gọi Toàn Dân tiết kiệm bằng cách ưu tiên dùng năng lượng sạch, cổ vũ mọi mái nhà công hay tư, mọi nơi phù hợp đều trang bị hệ thống năng lượng sạch toàn quốc.

Điều 37.3. Toàn Dân và các tổ chức xã hội Dân sự, truyền thông đều có quyền kiểm sát, điều tra, yêu cầu truy tố mọi cá nhân, tổ chức, quốc tế, không miễn trừ ngoại lệ, ra tòa án địa phương hay quốc tế, hành vi gây hại con người, động thực vật, gây ô nhiễm trái đất, môi trường, thiên nhiên, tài nguyên, hoặc khai thác trái phép. Việc từ chối, che dấu, ngăn cản, mua chuộc điều tra, kiểm sát, là tự nhận tội, sẽ bị truy tố, nghiêm trị, không miễn trừ ngoại lệ.

Điều 37.4. Tất cả các cơ quan nhà nước, địa phương, các tổ chức kinh tế, ngoại quốc, đoàn thể xã hội, Tôn giáo, chính đảng, cá nhân, không ai ngoại lệ, đều phải ý thức và trách nhiệm giải quyết thực tiễn cho thủy lợi, thiên tai, nhân tai, hạn hán, hỏa hoạn, thoát nước lũ lụt, giữ và sử dụng hợp lý nước sạch, sông, suối, hồ, thác, biển, nước mưa, rừng, cây, núi, đất, cát,… bằng cách đầu tư các công trình hệ thống khoa học hiện đại về thủy lợi, phòng chống thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán. Rút tỉa kinh nghiệm thành công đặc sắc về nguồn nước của Hòa Lan.

Điều 37.5. Quan tâm xây đường giao thông an toàn, cầu cống phẩm chất, điện nước sạch, nhà vệ sinh sạch công cộng, các công trình chống hạn, lũ lụt, thiên tai ưu tiên các nơi Dân nghèo, vùng xa, vùng cao, núi rừng. Ưu tiên phát triển và sử dụng năng lượng sạch, điện từ nước, gió, mặt trời, địa nhiệt. Phải tổ chức nhặt rác toàn quốc.

Điều 37.6. Điều 37 được qui định cụ thể ở BộLuật Năng lượng và Môi trường.

Điều 38. Kinh tế Tự do, Sáng chế, Đạo đức Kinh tế. Luật và vi phạm.

Điều 38.1. Toàn Dân được bảo vệ để có giáo dục giỏi, giáo sư giỏi, trường giỏi, công ty giỏi, công quyền giỏi, và sinh hoạt trong kinh tế tự do, tất cả đều thi đua sáng chế đa dạng thực tiễn các sản phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng hóa sạch, cạnh tranh kinh tế quốc tế, trong đời sống thành thói quen hằng ngày trọn đời. Trọng và tìm nhân tài giỏi sáng chế, trong - ngoài Nước.Ưu tiên tôn trọng và phát triển kinh tế tự do, phát minh sáng chế mới, phẩm chất sạch, minh bạch.

Điều 38.2. Ngăn ngừa và nghiêm trị kinh tế độc, hủy diệt con người, trái đất, môi trường, cạn kiệt tài nguyên, tàn phá thiên nhiên, che dấu tội ác, lừa gạt, gian lận. Ưu tiên kinh tế nội địa địa phương, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật, tạo nghềhữu ích công bằng; đào tạo Toàn Quốc Dân Việt sáng chế tự chủ, luôn cải tiến kỹ thuật mới.

Điều 39. Kinh tế Dân Sinh Công bằng, Liên đới, Từ thiện. Luật và vi phạm.

Điều 39.1. Toàn Dân bảo vệ, giáo dục và sinh hoạt trong kinh tế công bằng, ý thức liên đới, từ thiện,toàn Dân toàn diện toàn quốc toàn cầu, thành thói quen hằng ngày trọn đời. Tất cả lợi nhuận từ tài nguyên Đất Nước, Quốc tế, đều được phân chia công bằng, tạo nghề sống, ý thức liên đới từ thiện giữa các địa phương và mỗi Quốc Dân, ngăn ngừa và chấm dứt xin ăn, nghèo đói, thất nghiệp, vô gia cư, trộm cắp, lạm dụng an sinh xã hội.

Điều 39.2. Toàn Dân liên đới trọng dụng, ưu tiên nông nghiệp thực phẩm sạch, chay, không hóa chất độc hại; ưu tiên sông hồ biển cho ngư nghiệp nội địa sạch; liên đới quan tâm các tiểu thương, lâm, công, nông, ngư, thương, sĩ sạch và luôn cải tiến kỹ thuật tân tiến lành sạch. Quy chế lao động, hưu trí, đóng thuế, kê khai lương bổng tài sản thu nhập công và tư, bất cứ ai, đều minh bạch, bình đẳng và công bằng.

Điều 39.3. Toàn Dân có trách nhiệm cổ vũ Kinh tế Dân Sinh Công bằng, Liên đới, Từ thiện sâu rộng trong nếp sống của Toàn Dân; cổ vũ an ninh quốc phòng, tổ chức chiến lược bảo vệ mỗi đường, mỗi khu phố, mỗi tỉnh, thành phố địa phương, các việc công ích cho xã hội, ưu tiên hữu ích cho địa phương nghèo, cao xa, rừng núi, ốc đảo.

Điều 40. Đạo đức Kinh tế Dân Sinh Cần, Kiệm, Liêm, Chính và Minh Bạch.

Điều 40.1. Toàn Dân đều đưọc bảo vệ, giáo dục và sinh hoạt trong Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Minh bạch toàn Dân toàn diện toàn quốc toàn cầu, thành thói quen hằng ngày trọn đời.

Điều 40.2. Điều tra tận gốc, chế tài và nghiêm trị tất cả các vi phạm Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Minh bạch, lạm dụng lãng phí của công và thuế Dân, theo đúng pháp luật, bất cứ ai không miễn trừ ngoại lệ.Ngăn ngừa tái phạm. Tất cả việc che dấu, dối lừa, mua chuộc, hăm dọa, bao che, đồng lõa, từ chối kiểm sát, ngăn cản điều tra, kiểm toán là tự nhận tội, đều bị truy tố, nghiêm trị, không miễn trừ ngoại lệ.Ngăn ngừa tái phạm.

Điều 40.3. Điều 38, 39, 40 được qui định cụ thể ở BộLuật Kinh tế Dân Sinh, Đạo đức Kinh tế.

*****

CHƯƠNG IV

36 Nhân quyền & Dân quyền cơ bản của Quốc Dân Việt & biện pháp ngăn ngừa vi phạm.

Điều 41. 36 NHÂN QUYỀN & Dân QUYỀN TỰ DO TỰ CHỦ CƠ BẢNđã được Công pháp Quốc tế và Liên Hiệp Quốc thừa nhận, buộc mọi Nước thành viên phải cam kết tôn trọng. Mỗi Quốc Dân Việt Nam đều có trách nhiệm phải đấu tranh bảo vệ Nhân Quyền & Dân Quyền của mọi người trong Gia Đình Nhân Loại và của chính mình.

Điều 42. 8 Nhân Quyền Tự Do Tự Chủ về thân thể :

Điều 42.1. Quyền sống hạnh phúc, an toàn thoát khỏi bạo hành, ngộ độc thực phẩm, ô nhiểm môi sinh, bạo động, côn đồ, tra tấn, trộm cắp, cướp đoạt, đánh phá, xuyên tạc, vu khống, lừa gạt, khủng bố, đàn áp, đe dọa, quấy nhiễu vì chính kiến, chủng tộc, tôn giáo, chức vụ, quyền lực, giàu nghèo, già trẻ, nam nữ, giai cấp.

Điều 42.2. Quyền không bị nô dâm, ấu dâm, hiếp dâm, cưỡng hiếp, oan, ức, bất công, đàn áp, khủng bố, nô dịch, lệ thuộc vì lý lịch, chủng tộc, tôn giáo, chính kiến, quyền lực, tài lực, giàu nghèo, nam nữ, già trẻ, giai cấp.

Điều 42.3. Quyền không bị đe dọa mất quyền học tập, mất việc làm, bỏ đói hay bất cứhình thức khủng bố nào.

Điều 42.4. Quyền được luật pháp bảo vệ vô tư, không bị canh gác, theo dõi, quản thúc, bắt giữ độc đoán, vì các lý do mơ hồ, vô lý, độc tài toàn trị.

Điều 42.5. Quyền được xét xử công bằng,điều tra minh bạch, có luật sư giỏi và chuyên môn bảo vệ phục vụ miễn phí. Tư pháp phải độc lập với Hành pháp, Lập pháp, Dân pháp, Kiểm pháp.

Điều 42.6. Quyền được tòa án bảo vệ công minh, được bồi hoàn danh dự và thiệt hại.

Điều 42.7. Quyền được luật pháp bảo vệ không bị kết án bất công, giam giữ độc đoán, quản chế hành chánh. Không có các tội phi lý chỉ có trong các chế độ độc tài toàn trị : gây rối trật tự, phá hoại đoàn kết, lợi dụng tôn giáo, lợi dụng Dân chủ, xúc phạm lãnh tụ, tuyên truyền chống nhà cầm quyền, chống chính sách.

Điều 42.8. Quyền được bình đẳng trước pháp luật, được luật sư giỏi chuyên môn giúp miễn phí, công minh, công bằng, tránh tệ nạn ỷ quyền hay ỷ tiền mua luật sư giỏi, mua truyền thông, mua quan tòa, mua hội đồng xét xử, mua chuyên viên điều tra, mua bác sĩ ghi bệnh, mua bệnh tâm thần, mua các lý do để mua miễn tù, mua miễn tội.

Điều 43. 6 Nhân Quyền Tự Do Tự Chủ về an cư :

Điều 43.1. Quyền tự do cư trú, đi lại, xuất ngoại, hồi hương, không bị uy hiếp, nguy hiểm bởi côn đồ, bạo lực, chiếm đoạt, giựt, móc túi, chém giết, cưỡng ép, đe dọa, lừa gạt, tham nhũng, hối lộ, bất ổn.

Điều 43.2. Quyền có đời sống riêng an toàn. Không bị theo dõi kiểm sát bản thân, gia đình, nơi ở, thư tín, điện thư, điện thoại, internet, nhà cửa, tài sản, việc làm. Mọi vi phạm đều bị nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 43.3. Quyền kết hôn, lập gia đình, có con, có việc làm và thời giờ nuôi dạy con sống đạo đức, bảo vệ thai nhi, sinh hoạt trong sạch trong khuôn khổ tôn trọng Hiến Pháp.

Điều 43.4. Quyền có quốc tịch. Ngăn ngừa và nghiêm cấm cấp phát quốc tịch cho các di Dân mượn cớ tỵ nạn, rồi phá hại an ninh, kinh tế, mất việc làm của Quốc Dân Việt. Cấm mướn công nhân ngoại bang có mưu đồ tự trị, lập khu phố riêng, có ý đồ lấn chiếm, có tôn giáo cực đoan, thánh chiến, có bản chất khủng bố bạo động quá khích, không tuân thủ và không hội nhập vào đời sống Hiến Pháp và Luật Pháp Việt Nam, ẩn chứa nguy cơ gây hại an ninh Quốc Gia, Dân Tộc, kinh tế, chính trị, văn hóa Việt.

Điều 43.5. Quyền di tản phụ nữ Việt và trẻ em Việt dưới 17 tuổi khi có chiến tranh. Tất cả Quốc Dân Việt khác đều có trách nhiệm giữ Nước, ở lại bảo vệ Tổ Quốc, tài sản, địa phương, Quê Hương, Dân Tộc, Đất Nước.

Điều 43.6. Quyền tư hữu sạch về tài sản, trí tuệ sáng chế của cá nhân, gia đình, tập thể và vốn kinh doanh.

Điều 44. 8 Nhân Quyền Tự Do Tự Chủ về lạc nghiệp :

Điều 44.1. Quyền kinh doanh đạo đức, sạch, phẩm chất, uy tín, tiến bộ, sáng chế, phát minh tân tiến, cạnh tranh, minh bạch, tôn trọng khách hàng, tạo việc làm lành mạnh, lương và trợ cấp xứng hợp, được nghỉ ngơi, giải trí lành mạnh.

Điều 44.2. Quyền thành lập và tham gia nghiệp đoàn độc lập, quyền đình công ôn hòa trật tự.

Điều 44.3. Quyền có mức sống xứng hợp cho bản thân, gia đình, bằng lao động công bằng, công minh và hỗ trợ của xã hội.

Điều 44.3. Quyền có an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội khi bệnh tật, già lão, thất nghiệp, tai nạn, rủi ro,thiên tai....

Điều 44.4. Quyền tự vệ và bảo vệ thân thể, tài sản, nơi ở, hôn nhân, gia đình, sản phụ, thai nhi, thiếu nhi để mọi thành viên gia đình đều được giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ nhân quyền, Dân quyền, công lý, đạo đức pháp trị.

Điều 44.5. Quyền được được bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh miễn phí hoặc hợp lý, có bệnh viện địa phương thuận lợi, trang bị đầy đủ, công bằng, có bác sĩ giỏi đức hạnh, ý tá từ bi.

Điều 44.6. Quyền được giáo dục khai sáng, đạo đức, có thầy đức hạnh, giỏi chuyên môn, thông ngoại ngữ, tiến bộ khoa học quốc tế, kinh tế toàn cầu. Hệ thống giáo dục bắt buộc và miễn phí mẫu giáo, tiểu học, ngoại ngữ tiếng Anh, trung học; trợ cấp đại học, du học. Mỗi địa phương đều có trường học giỏi, đầy đủ phương tiện thuận lợi, bình đẳng, phẩm chất, tuyển chọn, có phương tiện di chuyễn an toàn đến mỗi trường học. Tất cả học sinh từ mẫu giáo đều được học biết sử dụng các kỹ thuật truyền thông hiện đại thông dụng toàn cầu.

Điều 44.7. Quyền được bảo vệ sở hữu trí tuệ về văn hóa, khoa học tiến bộ, sáng chế, phát minh hữu ích, lành mạnh, đạo đức.

Điều 44.8. Quyền lạc nghiệp ổn định : nông Dân có đất ruộng sạch, ngư Dân có sông hồ biển sạch, tiểu thương được trợ giúp vốn, được kinh doanh vỉa hè sạch, hay đi bán dạo sạch trật tự. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh lành mạnh, công bằng, minh bạch, trách nhiệm phát triển kinh tế Quốc Dân cạnh tranh hiện đại quốc tế.

Điều 45. 4 Nhân Quyền & Dân Quyền về Tự do Dân chủ :

Điều 45.1. Quyền tự do tín ngưỡng - tôn giáo đạo đức, ôn hòa, minh bạch, sự thật, Dân chủ, tự cường, trách nhiệm với Hiến Pháp, Tổ Quốc, Dân Tộc, không thánh chiến, bạo động; không mê tín, dị đoan, cuồng tín, dối trá, lừa gạt, ru ngũ, nguỵ biện, vật chất, lãnh phí,xa người nghèo, độc quyền, độc đoán, độc tôn, cực đoan, nô lệ ngoại bang; không chia rẽ, đánh phá, khủng bố; không vô cảm, bỏ mặc, trốn tránh, vô trách nhiệm với Quốc Gia, Dân Tộc trước quốc nạn, ngoại xâm hay ô nhiễm môi trường.

Điều 45.2. Quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, truyền thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản, internet toàn cầu. Tôn trọng khác biệt, không đánh phá, mạ lỵ, vu khống, hãm hại, xúc phạm danh dự nhân phẩm, mất văn hóa.

Điều 45.3. Quyền tự do hội họp, lập hội, lập đảng, lập tôn giáo, lên tiếng, biểu tình, trưng cầu ý Dân ôn hòa. Không chấp nhận lệ thuộc, phàn quốc, tay sai ngoại bang.

Điều 45.4. Quyền tham gia Công Quyền, tự do ứng cử - bầu cử ; Quyền tham gia xây dựng, biết, bàn, thông tin, quyết định, kiểm sát, kiểm toán, truy tố, nghiêm trị, bãi phế, quản lý Đất Nước và bảo vệ Tổ Quốc, môi trường. Quyền Dân làm chủ, trưng cầu ý Dân về tất cả mọi vấn đề liên quan đến luật, quốc sự, quốc phòng, ngoại giao, quốc tế, quyền lợi người Dân, kinh tế, tài nguyên Đất nước. Đây là Quyền Dân tộc Tự quyết.

Điều 45.5. Nghiêm trị mọi vi phạm, lạm dụng các quyền trên đây để hại người khác, đánh phá, chia rẽ, vu khống, mạ lỵ, nguỵ biện, luồn lách, hại Dân, hại Nước, hại môi trường, hại kinh tế, che dấu, dối lừa, gian lận, mua chuộc, hăm dọa, vô cảm, vô trách nhiệm, từ chối hay ngăn cản sự điều tra, kiểm toán là tự nhận tội. Tất cả vi phạm, bao che, đồng lõa, đều bị nghiêm trị, chế tài, không miễn trừ ngoại lệ, ngăn ngừa tái phạm.

Điều 45.6. Điều 45 được nói rõ hơn ở Chương VIII về Dân Pháp và bộ Luật về Dân Quyền.

Điều 46. 10 Nhân Quyền về Quyền bảo vệ nhân phẩm và biện hộ :

Điều 46.1. Quyền không bị bắt, giam giữ, quản thúc, quản chế nếu không có lệnh hợp pháp của cơ quan thẩm quyền. Chỉ trường hợp quả tang phạm pháp, Toàn Dân có quyền bắt giữ trao cho các cơ quan thẩm quyền.

Điều 46.2. Bị can và thân nhân có quyền được thông báo tội trạng trong thời hạn luật định. Mọi câu lưu, quản chế phải đặt dưới quyền kiểm sát của cơ quan Tư Pháp.

Điều 46.3. Quyền không bị tra tấn, đe dọa, cưỡng bức nhận tội. Nhận tội do tra tấn, đe dọa, cưỡng bức không được coi là bằng chứng buộc tội, nhưng là bằng chứng kết tội bên tra tấn, đe dọa, cưỡng bức.

Điều 46.4. Quyền bị can phải được xét xử công khai, công bằng, minh bạch và mau chóng.

Điều 46.5. Quyền bị can được quyền tự biện hộ không giới hạn vô lý, có luật sư hỗ trợ từ giai đoạn điều tra sự thật, sơ thẩm, thẩm vấn. Mỗi địa phương phải có luật sư giỏi công tâm chuyên nghiệp, chuyên viên điều tra, biện hộ giúp Dân miễn phí, hoặc sẵn luật sư giỏi đủ tài đức thuận lợi cho Dân mướn.

Điều 46.6. Quyền bị can được tại ngoại về các tội tiểu hình, chưa có tiền án quá 3 tháng tù, hoặc các tội hình sự không thuộc an ninh Quốc Gia mà có địa chỉ rõ ràng, có nghề nghiệp chắc chắn, trả tiền bồi thường cho nạn nhân. Nữ bị can được tại ngoại về các tội tiểu hình, có thai trên 3 tháng, phải nuôi con dưới 3 tuổi, có nghề nghiệp, trả tiền bồi thường cho nạn nhân, có địa chỉ chắc chắn.

Điều 46.7. Quyền bị can được coi là vô tội khi chưa có bản án xác nhận tội trạng theo luật định.

Điều 46.8. Quyền được bồi thường danh dự và thiệt hại.Mọi người bị bắt giam, bị phạt, sau khi được điều tra, tuyên bố vô tội, có quyền đòi kẻ truy tố, Công Quyền, kẻ phạm pháp bồi thường danh dự và thiệt hại theo luật định.

Điều 46.9. Quyền bị can, tù nhân được điều trị mọi loại bệnh miễn phí. Khuyến khích thân nhân hỗ trợ. Nếu bệnh nặng, nguy tính mạng, bị can, tù nhân được điều trị tại ngoại theo luật định.

Điều 46.10. Quyền an toàn cá nhân. Không ai được quyền xâm nhập, khám xét nơi cư trú, tịch thu, chiếm đoạt đồ vật, tài sản của người Dân, khi không có lệnh của Tòa Án hoặc cơ quan an Dân có thẩm quyền vì cần bảo vệ an ninh Quốc Gia và an ninh trật tự công cộng trong phạm vi luật định. Mọi vi phạm đều bị nghiêm trị, chế tài và ngăn ngừa tái phạm.

Điều 46.11. Điều 46 được nói rõ hơn ở Chương VII về Tư Pháp.36 Nhân Quyền & Dân Quyền Tự Do Tự Chủ Cơ Bảnđược qui định chi tiết rõ trong Bộ Luật Hình sự.

*****

CHƯƠNG V

Lập Pháp - Quốc phòng - nói thay Dân, thực hiện ý Dân,do Dân ủy nhiệm qua bầu cử và đóng thuế. Các Hội đồng Quốc Dân địa phương.

Điều 47.Quốc Hội là Cơ quan Lập Pháp do Toàn Dân là Chủ mọi quyền lực, do một Ủy ban Bầu cử tổ chức cho Toàn Dân trực tiếp bầu ra để nói thay Dân, thực hiện ý Dân, do Dân ủy nhiệm qua bầu cử, trưng cầu ý Dân và đóng thuế, trách nhiệm Quốc phòng Hòa bình cho Tổ quốc và Toàn Dân.Luật Bầu cử Quốc Hội qui định cụ thể thời gian và cách thức Bầu cử Quốc Hội khóa đầu tiên và các khóa kế tiếp.

Điều 48. Bầu cử Quốc Hội : Các Chính đảng và các Tổ chức Xã hội Dân sự uy tín thành lập Ủy ban Bầu cử để tổ chức bầu cử Quốc Hội đầu tiên. Các Ủy ban Bầu cử khóa sau do Quốc hội khóa trước thành lập.

Điều 48.1.Các lần bầu cử tiếp theo, Ủy Ban Bầu Cử thuộc Viện Dân Pháp do mỗi ngành Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp, Dân Pháp và Kiểm Pháp đề cử 3 Thành viên cùng tuyển chọn thêm Thành viên của các Hội Đồng Quốc Dân các Tỉnh, Thành phố ngang Tỉnh, Huyện và Thành phố ngang Huyện, cùng trách nhiệm điều hành công minh các cuộc Bầu Cử hay Trưng Cầu Ý Dân toàn quốc và luôn cải tiến kỹ thuật bỏ phiếu tân tiến và an toàn quốc tế.

Điều 48.2. Mọi Quốc Dân có quyền hoàn toàn tự do tham gia hoặc khước từ tất cả mọi cuộc bầu cử bằng mọi cách. Không một cơ quan nào, cá nhân nào được phép cưỡng bức, dọa nạt, lừa gạt, mua chuộc hoặc rình xem Quốc Dân nào bầu cử thế nào. Mọi Quốc Dân có quyền tố cáo, khiếu kiện lên Ban Tổ Chức Bầu Cử các cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm, yêu cầu Luật Pháp nghiêm trị đúng mức.

Điều 48.3. Mọi Quốc Dân có quyền khước từ bầu cử bằng cách bỏ phiếu bất hợp lệ, như :

- bỏ phiếu trắng, không gạch tên ứng cử viên nào;
- bỏ phiếu đã bị gạch chéo giữa phiếu bầu, hoặc gạch bỏ tên tất cả mọi ứng cử viên;
- ghi vào phiếu bầu : không bầu ai hết, phản đối cuộc bầu cử này, hoặc hẹn lần bầu cử sau…

Điều 48.4. Ba điều 48.1, 48.2 & 48.3 áp dụng cho tất cả các cuộc bầu cử Quốc Hội, Hội Đồng Quốc Dân địa phương, Viện Dân Pháp, Viện Kiểm Pháp, Viện Bảo Hiến.

Điều 49. Tổ chức Quốc Hội :

Điều 49.1. Quốc Hội do Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để bầu cử, từ 18 tuổi trở lên, trực tiếp bầu bằng phiếu kín 5 năm 1 lần, do mỗi Quốc Dân tự ứng cử hoặc do các Tổ chức, Chính đảng đề cử. Mỗi tỉnh và thành phố ngang tỉnh có Đại biểu Nghị sĩ đắc cử theo tỷ lệ 500.000 Dân và dưới 500.000 Dân 1 Đại biểu. Mỗi Viện Ngũ quyền và Viện Bảo Hiến có 2 Đại biểu không đảng phái. Bộ Quốc phòng không có Thành viên của các Chính đảng, do Quốc Hội lãnh đạo và có 2 Đại biểu. Mỗi Bộ khác và Cơ quan ngang Bộ 1 Đại biểu không đảng phái. Các Đại biểu đắc cử gọi là Nghị sĩ.

Điều 49.2. Quốc Hội bầu 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch đặc trách Quốc Hội, 1 Phó Chủ tịch đặc trách các Hội đồng Quốc Dân địa phương, 1 Phó Chủ tịch là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, 1 Tổng Thư ký, các Trưởng Phòng các Ủy ban đặc trách các vấn đề hệ trọng của Quốc Gia.

Điều 49.3. Văn phòng đặc trách các Hội đồng Quốc Dân địa phương do 1 Phó Chủ tịch Quốc Hội làm Trưởng Phòng.Luật về các Hội đồng Quốc Dân địa phương ở Chương X Hiến Pháp.

Điều 49.4. Văn phòng Hiệp Thông Quốc Dân có nhiệm vụ tiếp Dân, giải quyết các vấn đề của Dân.

Điều 49.5.Mọi Nghị sĩ đều không kiêm nhiệm Thành viên Hội đồng Quốc Dân địa phương, Thành viên của Ủy ban Quốc Dân địa phương, Thành viên của các Cơ quan Ngũ quyền trung ương hay địa phương, Thành viên của các Tổ chức Xã hội Dân sự địa phương. Nếu đang là Đại biểu Quốc Hội mà đắc cử vào các Cơ quan Hành pháp hoặc Ngũ quyền trung ương, thì phải từ nhiệm Đại biểu Quốc Hội. Nếu đang là Thành viên của các cơ quan địa phương, khi đắc cử Đại biểu Quốc Hội phải từ nhiệm Thành viên của các Tổ chức kia.

Điều 50. Nhiệm vụ của Quốc Hội :

Điều 50.1. Quyền Lập Pháp được Toàn Quốc Dân Việt ủy nhiệm cho Quốc Hội ban hành Hiến Pháp và các Bộ Luật Quốc Gia, để bảo vệ Tổ Quốc - Đất Nước, bảo vệ Toàn Dân, bảo vệ Đạo đức,Tự do, Nhân quyền, Dân chủ, Công minh, Minh Bạch, Pháp trị và kiểm soát toàn bộ hệ thống Ngũ Quyền, thực hiện kết ước với Toàn Dân, để phục vụ và nâng cao Dân Đức, Dân Trí, Dân Khí, Dân Quyền và Dân Sinh hạnh phúc Toàn Dân.

Điều 50.2. Tất cả những gì liên quan đến Hiến Pháp, Luật, Dự luật, Nghị định, Nghị quyết, Công ước - Hiệp ước Quốc tế, các Ký kết về Văn hóa, Giáo dục, Ngoại giao, Thể thao, Kinh tế, Tài Chánh, Tài nguyên, Môi trường... của Quốc Hội và của Ngũ quyền đều phải thông tin để Dân biết, bàn, bác, kiểm, quyết, bỏ, bãi, trưng cầu ý Dân.

Điều 50.3. Mỗi Nghị sĩ đều có nhiệm vụ tận tình đón tiếp, đến tận nơi gặp, lắng nghe, giải quyết từng vấn đề lớn nhỏ của Dân, ưu tiên của tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4),bị thế lực, tài lực, quyền lực ức hiếp, đàn áp, khủng bố, nạn nhân của bất công, lãng phí, tham nhũng, hối lộ, cướp đoạt, gian dối, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, độc hại. Mọi tội ác, tố cáo, kiến nghị, lên tiếng, biểu tình, trưng cầu ý Dân... Quốc Hội đều trách nhiệm giải quyết, nghiêm trị, chế tài, ngăn ngừa tái phạm, phục vụ an vui hạnh phúc cho Toàn Dân.

Điều 50.4. Quốc Hội có nhiệm vụ hướng dẫn, cổ vũ Toàn Dân, các trường học, công ty, xí nghiệp thi đua phát triển sáng chế sản phẩm, thực phẩm Quốc Tế tiêu thụ hàng ngày tại mỗi địa phương theo mô hình văn minh toàn cầu, toàn diện, toàn cấp, toàn quốc.

Điều 50.5. Quốc Hội được thành lập và hoạt động do thuế Dân làm chủ, trả lương, ủy nhiệm. Vì thế Quốc Hội bị giám sát, kiểm toán, thanh tra, truy tố và nghiêm trị bởi Dân Pháp, Kiểm Pháp, Tư Pháp, Trưng cầu ý Dân.

Điều 51. Thẩm quyền của Quốc Hội :

Điều 51.1. Quốc Hội ban hành Hiến Pháp, các Bộ Luật Quốc Gia và cùng với Kiểm Pháp kiểm sát toàn bộ hệ thống Hành pháp, Chính phủ, các Cơ quan Nhà nước từ trung ương đến các địa phương, về từng điều của Hiến Pháp liên quan đến Toàn Dân toàn diện toàn quốc.Việc từ chối, ngăn cản điều tra, kiểm soát, giám sát, thanh tra, kiểm toán là tự nhận tội, sẽ bị truy tố, nghiêm trị, chế tài, không ngoại lệmiễn trừ.

Điều 51.2. Trong 30-45 ngày đầu tiên, Quốc Hội phối hợp với Ủy ban Bầu cử tổ chức Toàn Quốc Dân bầu Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, các Viện trưởng Tư pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, mỗi Viện 2 Phó Viện trưởng. Viện nào có Bộ trực thuộc, thì 1 Phó Viện trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ ấy. Riêng Dân Pháp có 2 Bộ An Dân và Truyền Thông, thì 2 Phó Viện trưởng kiêm 2 Bộ trưởng 2 Bộ ấy. Các Nhân sự được đắc cử phải tập trung đặc trách các Chức vụ vừa được Toàn Quốc Dân bầu. Tất cả đều nhiệm kỳ 5 năm.

Điều 51.3. Trong 15 ngày tiếp theo, Quốc Hội bầu 2 Phó Thủ Tướng, các Bộ Trưởng, mỗi Bộ 2 Thứ trưởng. Các Nhân sự được bầu đều là Nghị sĩ đắc cử, phải tập trung đặc trách các Chức vụ vừa được Quốc Hội bầu. Tất cả đều nhiệm kỳ 5 năm.

Điều 51.4. Quốc Hội buộc Dân Pháp phải thông tin và truyền hình hàng ngày đầy đủ chi tiết từ việc sử dụngthuế dân, tài nguyên của dân, tổ chức cần kiệm liêm chính, minh bạch, chí công vô tưphục vụ Dân.

Điều 51.5.Quốc Hội thông tin tất cả Dự thảo các Dự luật, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư...cho Toàn Dân làm chủ, biết, bàn, biểu quyết, trưng cầu ý Dân, trách nhiệm, kiểm soát chung, tố cáo và nghiêm trị chung (gồm tóm 5 quyền là: biết, quản, quyết, kiểm, trị).

Điều 51.6. Quốc Hội quyết định về quan hệ Quốc tế, do Dân Pháp kiểm soát : ký kết các Hiệp ước, Hiệp định Hòa bình Quốc tế, Liên minh, mua bán, viện trợ, từ thiện, vũ khí quốc phòng, chinh phục vũ trụ, theo ý Dân, Dân biết, bàn, quyết định, kiểm soát, tố cáo, truy tố, nghiêm trị và ngăn ngừa tái phạm.Phải Trưng cầu Ý Dân về các vấn đề hệ trọng.

Điều 51.7.Quốc Hội đề cao tinh thần hiếu hòa của Quốc Dân Việt luôn yêu quí Hòa bình, cổ vũ, nỗ lực gìn giữ Hòa bình Quốc Gia và Quốc tế, công bố tình trạng chiến tranh, ngoại bang xâm lược, quyết định biện pháp giải quyết chiến tranh tự vệ công minh chính đáng, tái lập Hòa bình ổn định vững bền.

Điều 51.8.Điều 48, 49, 50& 51 sẽ được qui định cụ thể ở Luật Bầu Cử, Tổ chức và Hoạt động của Quốc Hội Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

Điều 52. Quốc Hội là cơ quan Quốc phòng, Tổng Tư Lệnh tối cao duy trì Hòa bình, bảo vệ Tổ Quốc và bảo vệ Toàn Dân.

Điều 52.1. Chủ tịch Quốc Hội là Tổng Tư Lệnh tối cao Bộ Quốc phòng, các Lực lượng quân đội, An ninh Quốc Gia, để duy trì Hòa bình, bảo vệ Đất Nước và Toàn Dân, ủy nhiêm cho Phó Chủ tịch Quốc Hội Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực thi các nhiệm vụ cao cả ấy, do Toàn Dân là Chủ, trả lương, ủy nhiệm.

Điều 52.2.Phó Chủ tịch Quốc Hội Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Chủ Tịch Quốc Hội phong quân hàm quân đội theo Luật.

Điều 52.3.Chủ Tịch Quốc Hội chỉ huy tất cả lực lượng vũ trang quân đội, trách nhiệm về Quốc phòng, An ninh Quốc Gia, Hòa bình, chiến tranh. Tất cả phải tham khảo Quốc Hội và phải được Quốc Hội, Dân Pháp, Kiểm Pháp phê chuẩn. Trường hợp hệ trọng phải Trưng cầu ý Dân là Chủ.

Điều 52.4. Quốc Hội có quyền ký kết và phê chuẩn các hiệp ước quốc tế về hòa bình, an ninh, hữu nghị, thương mại, hàng hải, tài nguyên,.. với sự đồng ý của Viện Dân Pháp, Viện Kiểm Pháp. Phải Trưng cầu Ý Dân về các vấn đề hệ trọng. Sau khi Quốc Hội phê chuẩn, Tổng Thống ký công bố các Hiệp ước quốc tế và Hiệp ước có hiệu lực.

Điều 52.5.Tuyên bố tình trạng chiến tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Đất Nước Hòa Bình.

Quốc Hội trách nhiệm tuyên bố tình trạng bảo vệ Đất Nước chống ngoại xâm và ký kết hiệp ước Hòa bình, tuyết đối không gây chiến tranh hay đi xâm chiếm, không gởi quân đội Việt Nam đi giúp các Nước khác gây chiến tranh, bất cứ vì lý do gì. Nước Việt Nam Dân Là Chủ là Nước trung lập vĩnh viễn, được thông báo với Liên Hiệp Quốc và Quốc tế. Toàn Quốc Dân địa phương đều có trách nhiệm tổ chức quyết tâm bảo vệ mỗi địa phương, không bỏ trốn chạy trước bất cứ cuộc xâm chiếm của ngoại bang nào.Việt Nam sẵn lòng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến các Nước do Liên Hiệp Quốc yêu cầu.

Điều 52.6. Điều 52 được quy định cụ thể ở Luật An ninh Quốc phòng.

Điều 53. Quốc Hội cùng với Kiểm Pháp nghe Hệ thống Ngũ Pháp và Viện Bảo Hiến báo cáo tài chánh của mỗi Hệ thống 60-90 ngày trước mỗi năm tài khóa và cùng xét duyệt, để Tổng thống, Chủ tịch Quốc Hội và Viện trưởng Kiểm Pháp cùng ký công bố Ngân Sách cho tất cả Hệ thống Công Quyền, phân bổ minh bạch cho mỗi Hệ thống 45-60 ngày trước mỗi năm tài khóa, ưu tiên quan tâm đến toàn bộ Hệ thống Hành Pháp.

Điều 54. Quốc Hội, Kiểm Pháp & Bộ Tài Chánh xét duyệt các khoản cho vay, đi vay, nợ, trả nợ quốc tế và quốc nội. Các khoản cho vay hoặc nợ quá lớn, phải Trưng cầu Ý Dân là Chủtrước khi ký duyệt.

Điều 55. Quyền ứng cử, tranh cử, nhiệm kỳ Nghị sĩ Quốc Hội.

Điều 55.1. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử, 30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không đang thụ án, đủ sức khỏe, có trên 5.000 chữ ký cử tri Quốc Dân trong hoặc ngoài Nước giới thiệu, đều có quyền ứng cử làm Nghị sĩ Quốc Hội, không quá hai (2) nhiệm kỳ liên tục.

Điều 55.2.Mọi Quốc Dân đăng ký ứng cử Quốc Hội đều được tranh cử công bằng và công minh, không phân biệt, ngoại lệ miễn trừ, theo đúng Luật Bầu cử Quốc Hội Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

Điều 55.3. Tất cả Nghị sĩ đắc cử phải tuyên thệ trước Đại Hội Quốc Dân, do Hội đồng Bầu cử hoặc do Quốc Hội khóa trước mời các Đại diện Quốc Dân mỗi tỉnh và thành phố ngang tỉnh :

- Luôn đặt nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam lên trên hết. Tuyệt đối tôn trọng Hiến pháp và Luật pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.
- Luôn tôn trọng và yêu thương mỗi Quốc Dân Việt như thành viên yêu quí trong gia đình mình.
- Thề hứa bảo vệĐộc lập của Tổ Quốc, Hòa bình và Danh dự của Dân Tộc, An ninh Toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của Đất Nước, Đạo Đức, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Dân Quyền, Sự Thật, Minh Bạch, Môi trường Thiên nhiên của Toàn Dân.
- Thề hứa không phản quốc, nô lệ ngoại bang; không tham nhũng, hối lộ, rửa tiền, mua bán chức, xài phí, cướp đoạt tài sản Quốc Gia; không lạm dụng quyền hạn chức vụ vì tư lợi, vì tổ chức, tôn giáo, đảng phái riêng.
- Tận tâm tận lực chu toàn bổn phận một Nghị sĩ do Toàn Dân là Chủ ủy nhiệm, bằng cách bầu chọn và đóng thuế trả lương.
- Việc từ chối tuyên thệ sẽ được coi là từ bỏ nhiệm vụ.

Điều 55.4. Khuyết Nghị sĩ Quốc Hội. Trường hợp khuyết Nghị sĩ vì bất cứ lý do gì, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong ba (3) tháng.

Điều 56. Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân : Các Nghị sĩTiếp Dân.

Điều 56.1. Tại Viện Quốc Hội, thường trực một Văn Phòng gồm 2 Nghị sĩ Đón Tiếp, Lắng Nghe và giúp Quốc Dân trong thời gian Quốc Hội nghỉ họp. 2 Nghị sĩ thường trực này được chọn luân phiên từ các đơn vị tỉnh, thành phố ngang tỉnh, mỗi phiên trực ba (3) tháng.

Điều 56.2. Tại mỗi đơn vị bầu cử tỉnh và thành phố ngang tỉnh, thường trực một Văn Phòng gồm 2 Nghị sĩ Tiếp Dân là Chủtrong thời gian Quốc Hội nghỉ họp. 2 Nghị sĩ thường trực này được chia luân phiên từ tỉnh, thành phố ngang tỉnh, hội họp với các cử tri, trình bày các vấn đề hệ trọng, nghe Dân chất vấn, Dân giám sát lời nói đi đôi với việc làm, do Dân ủy nhiệm.

Điều 56.3. Điều 55, 56 được quy định cụ thể ở Luật Tổ chức và Hoạt động của Quốc Hội Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

Điều 57.Dự Luật và Luật.

Điều 57.1. Toàn Dân, Ngũ Pháp là Lập Pháp, Tư Pháp, Hành Pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp và Viện Bảo Hiến đều có quyền đề nghị các Phác thảo, Dự thảo Dự Luậtqua trực tiếp, gặp gỡ, truyền thông, Trưng cầu ý Dân là Chủ.

Điều 57.2. Khi bảo trợ,đề nghị, đệ trình Dự luật cho Quốc Hội, phải giải trình rõ các hệ quả về tài chính, lợi hại của Dự luật có thể trên truyền thông công cộng, hoặc truyền thông của Quốc Hội/Dân Pháp.

Điều 57.3. Với các Dự Luật hệ trọng, Quốc Hội cần thông qua Viện Bảo Hiến và Viện Dân Pháp xem xét tính hợp hiến, vi hiến; cần nhờ truyền thông Toàn Quốc Dân góp ý, bổ sung, điều chỉnh, trước khi biểu quyết thông qua.

Điều 57.4. Chính Quốc Hội thảo luận, biểu quyết, thông qua Dự Luật thành Luật có giá trị pháp lý, thời hạn hiệu lực do Quốc Hội ấn định, nhưng chính Tổng Thống công bố. Nếu 1 Luật vi hiến, Viện Bảo Hiến và Viện Dân Pháp có quyền bác bỏ, buộc Quốc Hội thu hồi.

Điều 58. Công bố Luật : Khi Dự Luật đã trở thành Luật, chính Tổng Thống mới có quyền ký công bố và phải ký công bố Luật không được chậm trễ. Sau 10 ngày, nếu Tổng Thống không công bố thì Chủ tịch Quốc Hội ký công bố. Hành vi chậm công bố Luật của Tổng Thống vi phạm Hiến Pháp, bị nghiêm trị, ngăn ngừa tái phạm và thông tin cho Toàn Dân là Chủrõ.

Điều 58.1. Điều 57, 58 được quy định cụ thể ở Luật Dự Luật và Luật của Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

*****

CHƯƠNG VI

Hành Pháp thực thi Hiến Pháp - Luật Pháp, Tổng Thống, Thủ Tướng, Hội đồng Bộ Trưởng, Bộ Ngoại giao, các Ủy ban Quốc Dân địa phương.

Điều 59. Hành Pháp là toàn bộ hệ thống Chính Phủ thực thi Hiến Pháp và Luật pháp, gồm phủ Tổng Thống, phủ Thủ Tướng, Bộ Ngoại giao, tất cả các Bộ còn lại ngoài Bộ Quốc phòng (Lập pháp), Bộ Tư pháp (Tư pháp), Bộ An Dân, Truyền Thông (Dân Pháp), Bộ Tài chánh (Kiểm Pháp), Hội đồng Bộ trường, hệ thống các Ủy ban Quốc Dân địa phương tỉnh, thành phố ngang tỉnh, huyện, thành phố ngang huyện, phường, xã, thị xã ngang phường - xã, cụ thể điều hành việc Đối Nội là xây dựng và phát triển Đất Nước và Quốc Dân, và việc Đối Ngoại là tìm ra lợi ích văn hóa, sáng chế, chính trị, kinh tế, quốc phòng cho Đất Nước và Dân Tộc qua công tác Ngoại giao.

Điều 59.1. Trong 30-45 ngày sau khi bầu Quốc Hội, tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để bầu cử, từ 18 tuổi trở lên, trực tiếp bầu Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng chung trong 1 liên danh, 5 năm 1 lần, ủy nhiệm Tổng Thống,Phó Tổng Thống, Thủ Tướng lãnh đạo hệ thốngHành pháp cả Nước,như Anh Cả, Anh Hai và Anh Ba trong Gia đình Anh Chị Em Quốc Dân, hướng dẫn Quốc Dân cả Nước thực thi Hiến Pháp và sinh hoạt đời sống Quốc Gia theo Luật pháp. Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng trách nhiệm đối ngoại Quốc Gia, quan hệ Quốc tế. Tổng Thống trao hệ thống Hành pháp Quốc Gia cho Thủ Tướng, trao ngành ngoại giao cho Bộ Ngoại giao.

Điều 59.2. Tổng Thống, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng trách nhiệm toàn bộ sinh hoạt Quốc Gia, chủ trì các sự kiện hệ trọng của Đất Nước, tham dự Quốc Hội khai mạc và bế mạc, cử đại sứ Việt Nam tại các Nước, tham dự các Hội nghị Liên Hiệp Quốc, các Hội nghị Quốc tế, hội luận với các Chính khách Quốc tế.

Điều 59.3.Quốc Hội công bố Hiến Pháp, nhưng Tổng Thống công bố các Bộ Luật, ký các Hiệp ước quốc tế.(HP Điều 58).

Điều 59.4. Dù trong thẩm quyền, trước khi công bố áp dụng các Bộ Luật, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, ký các Hiệp ước Quốc tế, Tổng Thống, Phó Tổng Thống phải tổ chức trưng cầu ý Dân phù hợp chính đáng về thời gian và cách thức, để Dân thực thi quyền Dân Là Chủ của Toàn Dân.

Điều60. Ứng cử, Tranh cử, Bầu cử, Đắc cử, Tuyên thệ, Nhiệm kỳ, Từ nhiệm, Từ chức, Bãi nhiệm, Truất phế, Truy tố, Bị bắt, Thụ án, Quốc táng.

Điều60.1. Sau khi được Toàn Dân bầu chọn, ngay 30-45 ngày đầu tiên,Quốc Hội lập Ủy ban Bầu cử và tổ chức cho tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt, từ 18 tuổi trở lên, bầu cử ngành Hành Pháp, Tư Pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp và Viện Bảo Hiến theo Luật Bầu cử do Quốc Hội đầu tiên biểu quyết, công bố và áp dụng.

Điều 60.2. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử, 30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, đều có quyền ứng cử, tranh cử nhiệm vụTổng Thống, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng, không quá 2 nhiệm kỳ liên tục, chung trong 1 liên danh tự lập, hoặc do một Chính đảng hoặc Tổ chức giới thiệu, luôn kèm theo Văn bản Kết Ước về các kế hoạch phát triển Đất Nước cụ thể về mọi lãnh vực. Thời gian vận động từ 1 đến 3 tháng. Ứng cử, Tranh cử tuyệt đối công bằng, minh bạch trước Toàn Quốc Dân và Quốc tế, được quyền vận dụng mọi phương tiện truyền thông bình đẳng, đạo đức, công chính, văn minh tân tiến.

Điều 60.3. Ủy ban Bầu cử Hành pháp kiểm phiếu công khai minh bạch trong ba (3) ngày, nếu có khiếu kiện, giải quyết các khiếu kiện trong bảy (7) ngày và chậm nhất là ngày thứ mười (10) sau Bầu cử, phải công bố Liên danh Đắc cử trước Toàn Quốc Dân và Quốc tế.Điều 60 được qui định cụ thể trong Luật Bầu cử và Tổ chức ngành Hành Pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

Điều 61.Khi nhậm chức, Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng phải tuyên thệ trước Quốc Hội với sự chứng kiến của Tối cao Pháp viện và Truyền Thông.
- Luôn đặt nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam lên trên hết. Tuyệt đối tôn trọng Hiến pháp và Luật pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

- Luôn tôn trọng và yêu thương mỗi Quốc Dân Việt như thành viên yêu quí trong gia đình mình.
- Thề hứa bảo vệĐộc lập của Tổ Quốc, Hòa bình và Danh dự của Dân Tộc, An ninh Toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của Đất Nước, Đạo Đức, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Dân Quyền, Sự Thật, Minh Bạch, Môi trường Thiên nhiên của Toàn Dân là Chủ.
- Thề hứa không phản quốc, nô lệ ngoại bang; không tham nhũng, hối lộ, rửa tiền, mua bán chức, xài phí, cướp đoạt tài sản Quốc Gia; không lạm dụng quyền hạn chức vụ vì tư lợi, vì tổ chức, tôn giáo, đảng phái riêng.
- Tận tâm tận lực chu toàn bổn phận Điều hành Đất Nước do Toàn Dân là Chủ ủy nhiệm, bằng cách bầu chọn và đóng thuế trả lương.
- Từ chối tuyên thệ là từ bỏ nhiệm vụ.

Điều 62. Nhiệm kỳ củaTổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng là năm (5) năm.

Điều 63. Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng có thể từ nhiệm, từ chức vì lý do chính đáng, vì sức khỏe, muốn ra nước ngoài sống, bị mất uy tín về đạo đức đời tư. Nếu vì lý do không chính đáng, bỏ trốn, việc từ nhiệm, từ chức gây bất ổn cho Quốc Gia sẽ bị truy tố về tội từ phản quốc đến vô trách nhiệm.Tổng Thống từ nhiệm, từ chứcgiữa nhiệm kỳ, Phó Tổng Thống thay. Phó Tổng Thống, Thủ Tướng từ nhiệm, từ chức, Tổng Thống bổ nhiệm Quốc Dân khác.

Điều 64. Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướngbị Bãi nhiệm, Truất phế, Truy tố, Bị bắt, Thụ án :

Điều 64.1. Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướngbị bệnh tật nặng và kéo dài không còn năng lực chu toàn nhiệm vụ, được Quốc Hội xác nhận sau các cuộc giám định và phản giám định y khoa, nếu không tự ý từ chức thì Quốc Hội sẽ bãi nhiệm. Nếu vì lý do phản quốc, bán Nước, tay sai ngoại bang, độc tài đàn áp Quốc Dân, làm mất uy tín Quốc Gia nghiêm trọng, hoặc tác phong đạo đức hư hỏng tai tiếng, bị công luận phê phán tố cáo, bị Dân Pháp, Kiểm Pháp, Tư pháp, Quốc Hội xác nhận và luận tội, sẽ bị Quốc Hội truất phế, bị Tư pháp truy tố, bị Dân Pháp bắt và phải thụ án như thường Dân, không miễn trừ ngoại lệ.

Điều 64.2.Tổng Thống và Phó Tổng Thốngcùng chấm dứt nhiệm vụ trước nhiệm kỳ hạn,Thủ Tướng sẽ tạm thời đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống trong thời gian Quốc Hội chuẩn bị Bầu cử nhiệm kỳ kế tiếp. Bộ Luật Phủ Tổng Thống qui định cụ thể thẩm quyền và nhiệm vụ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

Điều 65. Quốc Hội bầu các Phó Thủ Tướng, các Bộ trưởng... nhiệm kỳ 5 năm. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt,30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự đều có quyền ứng cử và tranh cử các chức vụ này, và điều HP 61, 62, 63, 64 áp dụng Phó Thủ Tướng và các bộ trưởng. QH chất vấn Hành Pháp và nghe trình bày các vấn đề hệ trọng, giám sát lời nói đi đôi với việc làm, do Dân uỷ nhiệm.

Điều 66. Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, nhưng Bộ Quốc Phòng do Quốc Hội điều hành, Bộ Tư Pháp do Viện Tư Pháp điều hành, Bộ An Dân và Bộ Truyền Thông do Viện Dân Pháp điều hành, Bộ Tài Chánh do Viện Kiểm Pháp điều hành. Bộ Luật Bầu cử Ngũ Quyền qui định cụ thể về ứng cử,tranh cử, bầu cử & Hệ thống Tổ chức các chức vụ này.

Điều 67. Lương và Lương Hưu : Dân làm chủ và ủy nhiệm tất cả Nhân sự của bộ máy Công Quyềnqua thuế và tài sản Đất Nước, Dân nuôi và trả lương, nên Dân kiểm soát, giám sát, thanh tra, truy tố, nghiêm trị bằng Truyền thông, Trưng cầu ý Dân, Dân Pháp, Kiểm Pháp, Tư Pháp. Chính Dân qui định lương và lương hưu, công tư đều bình đẩng và công bằng, tất cả bộ máy Quốc Gia.

Điều 68. Không ai được đồng thời kiêm nhiệm cùng lúc 2 chức vụ trong bộ máy Công Quyền Quốc Gia.

Điều 69. Quốc tang và Quốc táng: Chủ tịch Quốc Hội, Tổng Thống, Viện trưởng Tư pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, Bảo Hiến, Thủ Tướng, Phó Tổng Thống,Phó Thủ Tướng, Phó các Viện trưởng, các Bộ trưởng... và các Viên chức tương đương, khi qua đời, Ủy ban Nghi lễ của Quốc Hội sẽ tổ chức Quốc tang và Quốc táng.

Điều70. Hành Pháp ở địa phương chính là các Ủy ban Quốc Dân địa phương.Luật về các Ủy ban Quốc Dân địa phương ở Chương X Hiến Pháp. Bộ máy Hành Pháp là Hệ ThốngChính Phủ được qui định cụ thể ở Bộ Luật Tổ Chức Ngành Hành Pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

*****

CHƯƠNG VII

TƯ PHÁP

Điều 71. Tư Pháp là Hệ Thống Trọng Tài Quốc Gia phân xử tất cả tranh chấp công và tư của toàn bộ đời sống sinh hoạt của Toàn Quốc Dân, theo các Bộ Luật do Quốc Hội biên soạn, Toàn Dân góp ý bổ sung, Quốc Hội công bố ban hành và Tư Pháp áp dụng.

Điều 71.1. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử,30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không là Thành viên của Chính đảng, Cơ quan hiến định, Tổ chức Xã hội Dân sự chính trị, đều có quyền ứng cửđể Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để bầu cử, từ 18 tuổi trở lên, bầu Viện Trưởng Viện Tư Pháp là Chánh Án Tòa Án Tối Cao cùng lúc bầu Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng. Tất cả đều nhiệm kỳ 5 năm. Và Quốc Hội bầu Bộ Trưởng và Phó Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp.

Điều 71.2. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việtvề Nước để ứng cử,30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không là Thành viên của Chính đảng, Cơ quan hiến định, Tổ chức Xã hội Dân sự chính trị, đều có quyền thi tuyển vào Hệ thống Tư Pháp. (Tham chiếu HP Điều 8.3, 8.4, 8.5, 89.3, 99.4 & 121 về Dân Pháp, Kiểm Pháp& Bảo Hiến).

Điều 71.3. Quyền Tư pháp được độc lập khỏi Tứ Quyền khác, ủy nhiệm cho các Tòa án, được điều hành bởi các Chánh án, Thẩm phán am tường Hiến pháp và Luật pháp, chỉ tuân theo Hiến pháp và Luật pháp, Liêm chính Chí Công Vô Tư.Tất cả Quốc Dân Việt và ngoại kiều do Tư pháp trọng tài phân xử đều bình đẳng, không ngoại lệmiễn trừ, do Toàn Dân là Chủ ủy nhiệm, quản lý, quyết định, kiểm soát, nghiêm trị.

Điều 71.4. Trong thời gian phục vụ Hệ thống Công Quyền Tư Pháp, các Viên chức, Nhân viên Tư Pháp, nếu là thành viên của Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị nào, thì phải ngừng sinh hoạt ở Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị ấy.

Điều 71.5. Các Tòa án gồm Tòa Án Tối Cao,Tòa Án Hiến Pháp, Tòa Án tỉnh và thành phố lớn ngang tỉnh, Tòa Án huyện, quận và thành phố nhỏ ngang huyện, Toà Án Quân Sự quân khu.

Điều 72. Mỗi Tòa án có Chánh án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Luật sư công giỏi và Luật sư tư.

Điều 72.1. Trường hợp đặc biệt, Hội Đồng Ngũ Pháp gồm Tổng Thống, Thủ Tướng, Ban Thường vụ Quốc Hội, Ban Thường vụ Viện Tư Pháp, Dân Pháp và Kiểm Pháp bầu ra Hội Đồng Tòa Án Tối Cao.

Điều 72.2. Toàn Quốc Dân địa phương bầu chọn trực tiếp và kíncác Chánh án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Luật sư công các Tòa Án cấp địa phương mình, mỗi nhiệm kỳ 5 năm, không quá 2 nhiệm kỳ liên tục.

Điều 72.3. Hội Đồng Liên Bộ Tư pháp - Quốc phòngbầu chọn các Chánh án, Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Luật sư công các Tòa Án Quân Sự quân khu, mỗi nhiệm kỳ 5 năm, không quá 2 nhiệm kỳ liên tục.

Điều 72.4. Luật sư công giỏi bênh vực miễn phí các Dân thụ án nghèo không đủ khả năng thuê Luật sư riêng. Tư pháp tuyển chọn những luật sư giỏi và chuyên môn bênh vực phục vụ miễn phí vànhữngchuyên viên giỏi điều tra riêng của Tòa án đều giúp miễn phi, đặc biệt cho tất cả loại Dân Yếu Thế...(HP Lời Mở Đầu số 4) do Dân là Chủ uỷ nhiệm. (HP Điều 12.4)

Điều 72.5. Luật sư tư là do Dân thuê, nhưng phải luôn bênh vực thân chủ theo đúng Hiến pháp và Luật pháp công minh.

Điều 72.6. Các Luật sư công và các Luật sư tư đều có quyền mở Văn phòng Luật sư riêng, phục vụ Quốc Dân và ngoại kiều đúng Hiến Pháp và Luật pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

Điều 73. Tất cả ứng viên các Thẩm Phán, Chánh án, Hội đồng xét xử, chuyên viên điều tra riêng của Tòa án, Luật sư công và Luật sư tư các cấp từ trung ương đến địa phương, phải đạo đức, giỏi chuyên nghành, công minh liêm chính, chí công vô tư, đều được Kiểm Pháp của Quốc Dân ấn định mức lương, lương hưu, kiểm soát, giám sát, thanh tra, truy tố và nghiêm trị bởi Dân là chủ, phải điều trần về các kết ước, thi đua sáng kiến mới, chương trình phục vụ Dân.

Điều 73.1. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử,30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không là Thành viên của Chính đảng, Cơ quan hiến định, Tổ chức Xã hội Dân sự chính trị, đều có quyền ứng cử, tranh cử nhiệm vụThẩm Phán,Chánh án, Hội đồng xét xử, Luật sư công giỏi, chuyên viên điều tra riêng của Tòa án. Ứng cử, Tranh cử tuyệt đối công bằng, minh bạch trước Toàn Quốc Dân và Quốc tế, được quyền vận dụng mọi phương tiện truyền thông đạo đức, công chính, văn minh tân tiến.

Điều 73.2. Tất cả các Thẩm Phán, Chánh án, Hội đồng xét xử, Luật sư công giỏi và Luật sư tư đều phải có Văn phòng Hiệp Thông Hòa Giải Quốc Dân để thường xuyên đón tiếp và lắng nghe Quốc Dân. Hội họp với các cử tri, trình bày các vấn đề hệ trọng, nghe Dân chất vấn, Dân giám sát lời nói đi đôi với việc làm, do Dân uỷ nhiệm.

Điều 73.3. Cổ vũ tất cả Luật sư công và Luật sư tư nên đón tiếp và giúp Quốc Dân miễn phí.

Điều74.Khi nhậm chức, tất cả các Thẩm Phán,Chánh án, Hội đồng xét xử, Luật sư công giỏi, chuyên viên điều tra riêng của Tòa án. đều phải tuyên thệtrước Quốc Hội với sự chứng kiến của Tối cao Pháp viện và Truyền Thông.

Điều 74.1. Nội dung tuyên thệ :

- Tuyệt đối tôn trọng Hiến Pháp và Luật pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.
- Luôn tận lực chu toàn phận vụ trong thẩm quyền và thi hành kết ước của mình, ý thức do Dân nuôi, Dân trả lương, Dân ủy nhiệm, Dân là Chủ, phải tận tâm phục vụ Toàn Dân và Đất Nước.
- Luôn bảo vệ Đạo Đức, Chí Công Vô tư, Liêm Chính, Sự Thật, Minh Bạch, Dân Chủ, Nhân Quyền, Môi trường và Thiên nhiên.
- Không tham nhũng, hối lộ, rữa tiền, mua bán chức, không lạm dụng chức vụ, chiếm đoạt, lãng phí của công.

Điều 74.2. Trước khi hành nghề tấtcả Luật sư tư đều phải tuyên thệ trước Hội Đồng Quốc Dân địa phương, với sự chứng kiến của Truyền Thông, với nội dung ở điều 74.1.

Điều 74.3. Từ chối tuyên thệ là từ bỏ nhiệm vụ.

Điều75.Nhiệm kỳ của các Nghị Sĩ Tư Pháp chấm dứt trước hạn kỳ khi qua đời, từ chức, bị truấtquyền,bị kết án,vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất.Các Luật sư phục vụ không có nhiệm kỳ, nhưng cũng bị truấtquyền,bị kết án,vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất.

Điều 76. Khuyết Nghị Sĩ TưPháp. Trường hợp khuyết Nghị Sĩ vì bất cứ lý do gì, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong ba đến sáu (3-6) tháng.

Điều 77. 6 Điều từ 71 đến 76 về Bộ máy Tư Pháp và Hệ thốngTòa án được qui định cụ thể ở Bộ Luật Tổ Chức & Hoạt động ngành Tư Pháp của Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

*****

CHƯƠNG VIII

DÂN PHÁP

Điều 78. Hệ thống Dân Pháplà Cơ quan Hiến định độc lập thực thi quyền Toàn Quốc Dân phải được Biết, được Nói, được Bàn, được Kiểm tra tất cả mọi vấn đề trong đời sống của Quốc Gia Dân Tộc : Hiến Pháp, Luật Pháp, Lãnh Thổ, Lãnh Hải, Lịch Sử, Văn Hóa, Giáo dục, Tôn Giáo, Quan hệ Quốc tế, Ngoại giao, Truyền thông, An ninh Quốc phòng - Vũ khí, Y tế, An cư, Lạc nghiệp, Giao thông, Xây dựng, Năng lượng, Thám hiểm vũ trụ, Thể thao, Giải trí,.... bằng mọi phương tiện điều tra, giám sát, truyền thông.

Điều 79. Hệ thống Dân Phápphối hợp với Hệ thống Tư Pháp,thực thi và bảo đảm quyền Toàn Quốc Dân quyền Tự Do Ngôn Luận, Thông Tin, Truyền Thông, Đình Công, Biểu Tình, Trưng Cầu Ý Dân tất cả các vấn đề về Hiến Pháp - Luật Pháp - Sự Thật - Công Bằng - Công Lý - Quyền Lực -Văn Hóa – Văn Minh - Đạo Đức -Tín Ngưỡng - Tôn Giáo - Nhân Quyền - Dân Quyền - Kinh Tế… của Toàn Quốc Dân.

Điều 79.1. Viện Dân Pháp bảo vệ và hướng dẫn quyền Tự Do Ngôn Luận, quyền Đình Công, Biểu Tình, Trưng Cầu Ý Dân của Toàn Quốc Dân, được qui định rõ trong bộ Luật về Tự Do Ngôn Luận, quyền Đình Công, Biểu Tình, Trưng Cầu Ý Dân.

Điều 79.2. Viện Dân Pháp quản lý và điều hành bộ Truyền Thông và bộ An Dân, được qui định rõ trong bộ Luật Tổ chức bộ Truyền Thông và bộ An Dân.

Điều 79.3. Viện Dân Pháp tạo điều kiện cho các Tổ chức Xã hội Dân sự, Hội đoàn và các Chính Đảng tự do thành lập và hoạt động theo Luật về các Tổ chức Xã hội Dân sự, Hội đoàn và các Chính Đảng.

Điều 80. Viện Dân Pháp trách nhiệm giám sát, kiểm sát, điều tra, thanh tra và truy tố tất cả mọi vấn đề liên quan đến đạo đức, sự thật trong đời sống công Dân của Toàn Quốc Dân tuân giữHiến Phápvà Pháp Luật.

Điều 81. Viện Dân Pháp trách nhiệm tổ chức và điều hành Viện Kiểm Sát Tối Cao, giám sát, kiểm sát, điều tra, thanh tra, truy tố việc tuân giữHiến Pháp và Pháp Luật của Quốc hội, Chính phủ, Tư Pháp, Kiểm Pháp, Hội Đồng Quốc Dân và Ủy Ban Quốc Dân địa phương, Nhân sựcác cấp của 5 Hệ thống Ngũ Pháp và Bảo Hiến.

Điều 82.Viện Trưởng Viện Dân Pháplà Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao, tổ chức và hoạt động theo bộ Luật Tổ chức và Hoạt động của Viện Kiểm Sát Tối Cao Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

Điều 83. Viện Dân Pháp thực thi nhiệm vụ các vấn đề hệ trọng bằng Trưng cầu Ý Dân.

Điều 84. Viện Dân Pháp tổ chức Toàn Quốc Dân biểu quyết Việt Nam nên quan hệ với Liên Hiệp Quốc thế nào, ký kết tham gia các Tổ chức Quốc tế và các Hiệp ước Quốc tế nào, được thiết lập quan hệ ngoại giao với Nước nào, liên minh quân sự với Nước nào, trang bị vũ khí chiến lược loại nào, thám hiểm chinh phục vũ trụ thế nào, và các vấn đề hệ trọng khác.

Điều 85. Viện Trưởng Viện Dân Pháp là Tổng Tư Lệnh các Lực lượng An Dân, Cảnh Sát, An ninh trật tự, và Lính Cứu hỏa cứu thương Việt Nam, ủy nhiệm choBộ trưởng bộ An Dân, chỉ huy điều hành toàn bộ lực lượng An Dân, trách nhiệm bảo vệ đạo đức, sự thật, tình thương, công bằng, văn hóa, an ninh trật tự ổn định toàn Quốc Dân, toàn xã hội, môi trường, thiên nhiên, giúp toàn Quốc Dân bình an sống đức hạnh tối ưu.

Điều 86. Phó Viện Trưởng thứ nhất Viện Dân Pháp điều hành hệ thống Dân Pháp, quản lý toàn Quốc Dân và hệ thống viên chức An Dân, trong Đạo Đức, Trật Tự, Yêu Thương, Công Minh, Văn Minh tối ưu.

Điều 87. Phó Viện Trưởng thứ hai Viện Dân Pháplà Bộ trưởng bộ Truyền Thông chỉ huy điều hành toàn bộ lực lượng Thông Tin và Truyền Thông của Toàn Quốc Dân, toàn xã hội, trong Sự Thật, Công Bằng, Trật Tự, Yêu Thương, Nhân Văn, Văn Hóa, Văn Minh tối ưu.

Điều 88. Viện Dân Pháp là Viện Trưng cầu Ý Dân. Tất cả vấn đề hệ trọng của Quốc Gia phảithông báo Toàn Dân biết chung, bàn chung, tham gia chung, quyết định chung, kiểm soát chung, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố và nghiêm trị chung. Viện Dân Pháp trách nhiệm tổ chức Trưng cầu Ý Dân các vấn đề Quốc Gia hệ trọng.

Điều 89. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử,30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không là Thành viên của Chính đảng, đều có quyền ứng cửđể Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việtvề Nước để bầu cử, từ 18 tuổi trở lên, bầu Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Dân Pháp cùng lúc bầu Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, nhiệm kỳ 5 năm. 2 Phó Viện trưởng kiêm 2 Bộ trưởng 2 Bộ An Dân và Truyền Thông.Quốc Hội trách nhiệm bầu các Phó Bộ Trưởng liên quan. (Tham chiếu HP Điều 8.4).

Điều 89.1. Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việtvề Nước để bầu cử, từ 18 tuổi trở lên, trực tiếp bầu các Nghị Sĩ Dân Pháp,không là Thành viên của Chính đảng, tại mỗi địa phương cùng lúc với bầu Quốc Hộivà Hội Đồng Quốc Dân địa phương. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việtvề Nước để ứng cử,30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, đều có quyền thi tuyển vào Hệ thống Dân Pháp.

Điều 89.2. Tất cả Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử, 30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không đang thụ án, đủ sức khỏe, không là Thành viên của Chính đảng,có trên 5.000 chữ ký cử tri Quốc Dân trong hoặc ngoài Nước giới thiệu, đều có quyền ứng cử làm Nghị sĩ Dân Pháp, không quá hai (2) nhiệm kỳ liên tục, mỗi nhiệm kỳ 5 năm.

Điều 89.3. Trong thời gian phục vụ Hệ thống Công Quyền Dân Pháp, các Viên chức, Nhân viên Dân Pháp, nếu là thành viên của Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị nào, thì phải ngừng sinh hoạt ở Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị ấy. (Tham chiếu HP Điều 8.3, 8.5, 71.2,99.4 & 121 về Tư Pháp, Kiểm Pháp& Bảo Hiến).

Điều 90. Bầu chọn, tuyên thệ và nhiệm kỳ của hệ thống Nghị Sĩ Dân Pháp.

Điều 90.1. Các Nghị Sĩ Dân Pháp được bầu theo lối phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín theo thể thức đơn danh, tính bằng Dân số của từng đơn vị hành chính, cấp xã huyện, tỉnh và thành phố, phân chia công bằng.

Điều 90.2. Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử,30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không đang thụ án, đủ sức khỏe, không là Thành viên của Chính đảng, đều có quyền ứng cử làm Nghị sĩ Dân Pháp, không quá hai (2) nhiệm kỳ liên tục, mỗi nhiệm kỳ 5 năm.
Điều 90.3.Mọi Quốc Dân đăng ký ứng cử vào Dân Pháp đều được tranh cử công bằng và công minh, không phân biệt, ngoại lệ miễn trừ.

Điều90.4.Tất cả Nghị Sĩ đắc cử phải tuyên thệ trước Đại Hội Quốc Dân, do Hội đồng Bầu cử hoặc do Dân Pháp khóa trước mời các Đại diện Quốc Dân mỗi tỉnh và thành phố ngang tỉnh :

- Luôn đặt nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam lên trên hết. Tuyệt đối tôn trọng Hiến Pháp và Luật pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.
- Luôn tôn trọng và yêu thương mỗi Quốc Dân Việt như thành viên yêu quí trong gia đình mình.
- Thề hứa bảo vệĐộc lập của Tổ Quốc, Hòa bình và Danh dự của Dân Tộc, An ninh Toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của Đất Nước, Đạo Đức, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Dân Quyền, Sự Thật, Minh Bạch, Môi trường Thiên nhiên của Toàn Dân là Chủ.
- Thề hứa không phản quốc, nô lệ ngoại bang; không tham nhũng, hối lộ, rửa tiền, mua bán chức, xài phí, cướp đoạt tài sản Quốc Gia; không lạm dụng quyền hạn chức vụ vì tư lợi, vì tổ chức, tôn giáo, đảng phái riêng.
- Tận tâm tận lực chu toàn bổn phận một Nghị sĩ do Toàn Dân là Chủ ủy nhiệm, bầu chọn và đóng thuế trả lương.
- Việc từ chối tuyên thệ sẽ được coi là từ bỏ nhiệm vụ.
Điều91. Nhiệm kỳ của các Nghị Sĩ Dân Pháp chấm dứt trước hạn kỳ khi qua đời, từ chức, bị truấtquyền,bị kết án,vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất.

Điều 92. Khuyết Nghị Sĩ Dân Pháp. Trường hợp khuyết Nghị Sĩ vì bất cứ lý do gì, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong ba đến sáu (3-6) tháng.

Điều 93. Hệ thống Dân Pháp có Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân hiến định đều khắp mọi tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh, chung Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân với Kiểm Pháp cấp huyện và thành phố nhỏ ngang huyện với thời khóa biểu tiếp Dân cụ thể. Nghị sĩ Dân Pháp của tỉnh và thành phố lớn ngang tỉnh thay nhau tiếp Dân, giúp Dân, tại các Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân của huyện, quận và thành phố nhỏ ngang huyện.

Điều 93.1. Viện Dân Pháp thường trực một Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dândo Dân ủy nhiệm,có nhiệm vụ Đón Tiếp, Lắng Nghe, giúp Quốc Dân, họp các cử tri, trình bày các vấn đề hệ trọng, nghe Dân chất vấn,giám sát lời nói đi đôi với việc làm. 2 Nghị sĩ thường trực được chọn luân phiên từ các đơn vị tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh, mỗi phiên trực ba (3) tháng.

Điều 93.2. Mỗi đơn vị bầu cử tỉnh và thành phố lớn ngang tỉnh thường trực một Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân do Dân ủy nhiệm, tiếp Dân, nghe Dân, giúp Dân, họp các cử tri, trình bày các vấn đề hệ trọng, Dân chất vấn, giám sát. 2 Nghị sĩ thường trực được chia luân phiên trực ba (3) tháng từ tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh.

Điều 94. Tất cả Nghị sĩ Dân Pháp khi vi phạm Hiến Pháp, Luật Pháp đều bị bãi miễn, phế truất, truy tố công minh, công bằng như mọi Quốc Dân bình thường, không phân biệt, miễn trừ ngoại lệ.

Điều 94.1.6 Điều 89, 90, 91, 92, 93, 94qui định chi tiết cụ thể trong Luật Bầu cử và Tổ chức Dân Pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

CHƯƠNG IX

KIỂM PHÁP

Điều 95. Kiểm Pháplà Cơ quan Hiến định độc lập, phối hợp với Dân Pháp và Tư Pháp,thực thi và bảo đảm quyền Toàn Quốc Dân có nhiệm vụ và quyền kiểm toán minh bạch tất cả mọi vấn đề thuộc lãnh vực Kinh tế, Tài chánh, Ngân Hàng, thu nhập trong ngoài, Thương mại trong đời sống của Quốc Gia Dân Tộcbằng mọi phương tiện giám sát, điều tra, thông tin, truyền thông hiện đại, Kiểm Toán Minh Bạch về Tài Chánh hiện đại.

Điều 95.1. Kiểm Pháp trách nhiệm kiểm toán minh bạch, giám sát, điều tra, thanh tra và truy tố trong lãnh vực tài chánh của Quốc hội, Chính phủ, Tư pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, Hội Đồng Quốc Dân và Ủy Ban Quốc Dân địa phương, Nhân sựcác cấp của 4 ngành Tứ Pháp và của chính Kiểm Pháp.

Điều 95.2. Kiểm Pháp trách nhiệm tổ chức và điều hành Viện Kiểm Toán Minh Bạch Tối Cao.Viện Trưởng Viện Kiểm Pháplà Viện Trưởng Viện Kiểm Toán Minh Bạch Tối Cao. Viện Kiểm Toán Minh Bạch Tối Cao tổ chức và hoạt động theo bộ Luật Tổ chức và Hoạt động của Viện Kiểm Toán Minh Bạch Tối Cao Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

Điều 95.3. Kiểm Pháp thực thi nhiệm vụ các vấn đề hệ trọng bằng Trưng cầu Ý Dân.

Điều 96. Cùng với Quốc Hội, Kiểm Pháp nghe Hệ thống Ngũ Pháp báo cáo tài chánh của mỗi Hệ thống 60-90 ngày trước mỗi năm tài khóa và cùng xét duyệt để Tổng thống, Chủ tịch Quốc Hội và Viện trưởng Kiểm Pháp cùng ký công bố Ngân Sách cho cả Hệ thống Công Quyền, phân bổ minh bạch cho mỗi Hệ thống 45-60 ngày trước mỗi năm tài khóa, ưu tiên quan tâm đến toàn bộ Hệ thống Hành Pháp.

Điều 97. Quốc Hội, Kiểm Pháp & Bộ Tài Chánh xét duyệt các khoản cho vay, đi vay, nợ, trả nợ quốc tế và quốc nội. Các khoản cho vay hoặc nợ quá lớn, phải Trưng cầu Ý Dân trước khi ký duyệt.

Điều 98. Kiểm Pháp quản lý và điều hành bộ Tài Chánh. Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Pháplà Bộ trưởng bộ Tái Chánh. Vì Dân đóng thuế trả lương cho toàn bộ nhân sự của hệ thống ngũ quyền, nên Kiểm Pháp Trưng cầu Ý Dân về toàn bộ bậc lương, lương hưu, các loại trợ cấp từ Tổng thống, Thủ tướng đến Nhân viên thấp nhất, như gác cổng bệnh viện, giữ trẻ viện mồ côi...

Điều 99. Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việtvề Nước để bầu cử, từ 18 tuổi trở lên, bầu Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Kiểm Pháp cùng lúc bầu Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng. Một Phó Viện trưởng Kiểm Pháp kiêm Bộ trưởng Bộ Tài Chánh.Quốc Hội sẽ bầu các Phó Bộ Trưởng Tài Chánh. Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt, từ 18 tuổi trở lên, trực tiếp bầu các Nghị Sĩ Kiểm Pháp tại mỗi địa phương cùng lúc với bầu Quốc Hội và Hội Đồng Quốc Dân địa phương.

Điều 99.1. Các Nghị Sĩ Kiểm Pháp, không là Thành viên của Chính đảng,được bầu theo lối phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín theo thể thức đơn danh, tính bằng Dân số của mỗi đơn vị hành chính, cấp tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh, huyện, quận, thành phố nhỏ ngang huyện, phân chia công bằng.

Điều 99.2. Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử, 30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không đang thụ án, đủ sức khỏe, không là Thành viên của Chính đảng,có trên 5.000 chữ ký cử tri Quốc Dân trong hoặc ngoài Nước giới thiệu,đều có quyền ứng cử làm Nghị sĩ Kiểm Pháp,không quá hai (2) nhiệm kỳ liên tục, mỗi nhiệm kỳ 5 năm. (HP Điều 8.5).

Điều 99.3. Mọi Quốc Dân, không là Thành viên của Chính đảng, đăng ký ứng cử Kiểm Pháp đều được tranh cử công bằng và công minh, không phân biệt, ngoại lệ miễn trừ.

Điều 99.4. Trong thời gian phục vụ Hệ thống Công Quyền Kiểm Pháp, các Viên chức, Nhân viên Kiểm Pháp, nếu là thành viên của Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị nào, thì phải ngừng sinh hoạt ở Chính đảng hoặc Tổ chức Chính trị ấy. (Tham chiếu HP Điều 8.3, 8.4, 71.2, 89.3& 121 về Tư Pháp,Dân Pháp& Bảo Hiến).

Điều99.5.Tất cả Nghị Sĩ đắc cử phải tuyên thệ trước Đại Hội Quốc Dân, do Hội đồng Bầu cử hoặc do Kiểm Pháp khóa trước mời các Đại diện Quốc Dân mỗi tỉnh và thành phố ngang tỉnh :

- Luôn đặt nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam lên trên hết. Tuyệt đối tôn trọng Hiến Pháp và Luật pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.
- Luôn tôn trọng và yêu thương mỗi Quốc Dân Việt như thành viên yêu quí trong gia đình mình.
- Thề hứa bảo vệĐộc lập của Tổ Quốc, Hòa bình và Danh dự của Dân Tộc, An ninh Toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của Đất Nước, Đạo Đức, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Dân Quyền, Sự Thật, Minh Bạch, Môi trường Thiên nhiên của Toàn Dân.
- Thề hứa không phản quốc, nô lệ ngoại bang; không tham nhũng, hối lộ, rửa tiền, mua bán chức, xài phí, cướp đoạt tài sản Quốc Gia; không lạm dụng quyền hạn chức vụ vì tư lợi, vì tổ chức, tôn giáo, đảng phái riêng.
- Tận tâm tận lực chu toàn bổn phận một Nghị sĩ do Toàn Dân là Chủ ủy nhiệm, bầu chọn và đóng thuế trả lương.
- Việc từ chối tuyên thệ sẽ được coi là từ bỏ nhiệm vụ.

Điều 100.Nhiệm kỳ của các Nghị Sĩ Kiểm Pháp chấm dứt trước hạn kỳ khi qua đời, từ chức, bị truấtquyền,bị kết án,vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất.

Điều 101. Khuyết Nghị Sĩ Kiểm Pháp. Trường hợp khuyết Nghị Sĩ vì bất cứ lý do gì, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong ba đến sáu (3-6) tháng.

Điều 102. Kiểm Pháp có Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân hiến định đều khắp mọi tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh; chung Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân với Dân Pháp cấp huyện và thành phố nhỏ ngang huyện với thời khóa biểu tiếp Dân cụ thể.

Điều 102.1. Viện Kiểm Phápthường trực một Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân do Dân ủy nhiệm, có nhiệm vụ Đón Tiếp, Lắng Nghe, giúp Quốc Dân, họp các cử tri, trình bày các vấn đề hệ trọng, nghe Dân chất vấn, giám sát lời nói đi đôi với việc làm. 2 Nghị sĩ thường trực được chọn luân phiên từ các đơn vị tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh, mỗi phiên trực ba (3) tháng.

Điều 102.2. Mỗi đơn vị bầu cử tỉnh và thành phố lớn ngang tỉnhthường trực một Văn Phòng Hiệp Thông Quốc DândoDân ủy nhiệm, tiếp Dân, nghe Dân, giúp Dân, họp các cử tri, trình bày các vấn đề hệ trọng, Dân chất vấn, giám sát. 2 Nghị sĩ thường trực được chia luân phiên trực ba (3) tháng từ tỉnh, thành phố lớn ngang tỉnh.

Điều 102.3. Tất cả Nghị sĩ Kiểm Pháp khi vi phạm Hiến Pháp, Luật Pháp đều bị bãi miễn, phế truất, truy tố công minh, công bằng như mọi Quốc Dân bình thường, không phân biệt, miễn trừ ngoại lệ.

Điều 102.44 Điều 99, 100, 101 và 102qui định chi tiết cụ thể trong Luật Bầu cử và Tổ chức Kiểm Pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

*****

CHƯƠNG X

Hội Đồng Quốc Dân và Ủy Ban Quốc Dânđịa phương

Điều 103. Hội Đồng Quốc Dân và Ủy Ban Quốc Dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính :

- Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ngang Tỉnh;
- Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh ngang Huyện;
- Xã, Phường, Thị trấn ngang Xã.

Điều 104. Hội Đồng Quốc Dân và Ủy Ban Quốc Dân giúp điều hành hệ thống Lập Pháp và Hành Pháp tại các cấp địa phương, giúp tăng cường Pháp Trị Đạo Đức, Dân là Chủ, ngăn ngừa và chống các biểu hiện vô cảm, vô trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, hối lộ, cướp, xài lãng phí cửa công, gian lận phẩm chất và các biểu hiện tiêu cực khác của công viên chức trong bộ máy Công Quyền địa phương.

Điều 105. Hội Đồng Quốc Dân do Quốc Dân địa phương bầu trực tiếp, do thuế Dân trả lương, là Quốc Hội địa phương, đại diện cho quyền làm chủ của Quốc Dân, giúp Quốc Dân địa phương thực thi quyền Dân biết, bàn, quyết, kiểm, truy, bãi, phế, chịu trách nhiệm trước Quốc Dân địa phương và Toàn Quốc Dân.

Điều 105.1. Hội đồng Quốc Dân quyết định những chủ trương, biện pháp để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và thi đua sáng tạo phát triển các địa phương trở thành như các bang hay các nước nhỏ, bảo vệ địa phương về văn hóa - giáo dục - đạo đức - tôn giáo - y tế - kinh tế - xã hội - giao thông - quốc phòng - an ninh, môi trường, tài nguyên,.. không ngừng cải thiện đời sống hạnh phúc tinh thần an vui và vật chất ấm no tiện nghi của Quốc Dân địa phương, chu toàn nghĩa vụ của địa phương với cả Nước.

Điều 105.2. Hội đồng Quốc Dân thực hiện quyền giám sát mọi lãnh vực trong đời sống Quốc Gia và Quốc Dân cách thường xuyên và độc lập, bên cạnh Ủy ban Quốc Dân, Tòa án Quốc Dân, Viện Dân Pháp, Viện Kiểm Pháp, các Tổ chức xã hội Dân sự, truyền thông, kiểm toán, điều tra, giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng Quốc Dân, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các Cơ quan Công Quyền, các đơn vị vũ trang Quốc Dân, các Tổ chức xã hội Dân sự và của Quốc Dân địa phương, tổ chức Trưng Cầu Ý Dân địa phương.

Điều 105.3. Hội Đồng Quốc Dân cấp tỉnh được Ủy Ban thường vụ Quốc Hội hướng dẫn hoạt động. Toàn bộ hệ thống Hội Đồng Quốc Dân các cấp hướng dẫn nhau, được giám sát và hợp tác đoàn kết chặt chẽ của Quốc Dân địa phương, Dân biết, bàn, quyết, kiểm, truy, bãi, phế, qua các Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân của Hội Đồng Quốc Dân các cấp, của Lập pháp, Tư pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, Truyền Thông.

Điều 105.4. Hội Đồng Quốc Dân các cấp có Văn Phòng Thường trực, Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân thường trực để tiếp Dân. Hội Đồng Quốc Dân cấp tỉnh, cấp huyện có các Ban của Hội Đồng Quốc Dân.Các Hội Đồng Quốc Dân, các Ban và Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân này do Dân ủy nhiệm, có nhiệm vụ họp các cử tri, trình bày các vấn đề hệ trọng, nghe Dân chất vấn, Dân giám sát lời nói đi đôi với việc làm.

Điều 105.5. Trường hợp hệ trọng Hội Đồng Quốc Dân phải Trưng cầu Ý Dân.

Điều 106. Toàn Quốc Dân địa phương trực tiếp bầu các Nghị Sĩ Hội Đồng Quốc Dân các cấp tại mỗi địa phương cùng lúc với bầu Quốc Hội. Tất cả Nghị Sĩ Hội Đồng Quốc Dân các cấp họp bầu Chủ Tịch, các Phó Chủ Tịch và hệ thống Hội Đồng Quốc Dân địa phương mình.

Điều 106.1. Các Nghị Sĩ Hội Đồng Quốc Dân các cấp được bầu theo lối phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín theo cơ cấu tổ chức qui định trong Luật bầu cử và tổ chức các Hội Đồng Quốc Dân.

Điều 106.2. Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để ứng cử, 30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không đang thụ án, đủ sức khỏe, đều có quyền ứng cử làm Nghị sĩ Hội Đồng Quốc Dân các cấp,không quá ba (3) nhiệm kỳ liên tục, mỗi nhiệm kỳ 5 năm.

Điều 106.3.Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việtvề Nước để ứng cử, đăng ký ứng cử Hội Đồng Quốc Dân các cấp đều được tranh cử công bằng và công minh, không phân biệt, ngoại lệ miễn trừ.

Điều 106.4.Tất cả Nghị Sĩ đắc cử phải tuyên thệ trước Đại Hội Quốc Dân địa phương, do Hội đồng Bầu cử hoặc do Hội Đồng Quốc Dân các cấp khóa trước mời các Đại diện Quốc Dân mỗi địa phương tỉnh :

- Luôn đặt nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc và Dân tộc Việt Nam lên trên hết. Tuyệt đối tôn trọng Hiến Pháp và Luật pháp Nước Việt Nam Dân Là Chủ.
- Luôn tôn trọng và yêu thương mỗi Quốc Dân Việt như thành viên yêu quí trong gia đình mình.
- Thề hứa bảo vệĐộc lập của Tổ Quốc, Hòa bình và Danh dự của Dân Tộc, An ninh Toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải của Đất Nước, Đạo Đức, Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Dân Quyền, Sự Thật, Minh Bạch, Môi trường Thiên nhiên của Toàn Dân.
- Thề hứa không phản quốc, nô lệ ngoại bang; không tham nhũng, hối lộ, rửa tiền, mua bán chức, xài phí, cướp đoạt tài sản Quốc Gia; không lạm dụng quyền hạn chức vụ vì tư lợi, vì tổ chức, tôn giáo, đảng phái riêng.
- Tận tâm tận lực chu toàn bổn phận một Nghị sĩ do Toàn Dânlà Chủ ủy nhiệm, bầu chọn và đóng thuế trả lương.
- Việc từ chối tuyên thệ sẽ được coi là từ bỏ nhiệm vụ.

Điều 107. Nhiệm kỳ mỗi khóa của Hội Đồng Quốc Dân các cấp là 5 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội Đồng Quốc Dân khóa trước đến kỳ họp thứ nhất của Hội Đồng Quốc Dân khóa sau.

Điều 107.1. Nhiệm kỳ Văn Phòng Thường trực Hội Đồng Quốc Dân, các Ban của Hội Đồng Quốc Dân theo nhiệm kỳ của Hội Đồng Quốc Dân cùng cấp. Khi Hội Đồng Quốc Dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội Đồng Quốc Dân, các Ban của Hội Đồng Quốc Dân tiếp tục làm việc cho đến khi Hội Đồng Quốc Dân khoá mới bầu ra Thường trực Hội Đồng Quốc Dân, các Ban của Hội Đồng Quốc Dân khoá mới.

Điều 107.2. Chủ tịch Hội Đồng Quốc Dân ở mỗi đơn vị địa phương không giữ cùng chức vụ Chủ tịch quá 2 nhiệm kỳ liên tục.

Điều 107.3.Nhiệm kỳ của các Nghị Sĩ Hội Đồng Quốc Dân các cấpchấm dứt trước hạn kỳ khi qua đời, từ chức, bị truấtquyền,bị kết án,vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất.

Điều 108. Khuyết Nghị Sĩ Hội Đồng Quốc Dân các cấp. Trường hợp khuyết Nghị Sĩ vì bất cứ lý do gì, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong ba đến sáu (3-6) tháng.

Điều 109.Hội Đồng Quốc Dân cấp tỉnh được Ủy Ban thường vụ Quốc Hội hướng dẫn hoạt động. Toàn bộ hệ thống Hội Đồng Quốc Dân các cấp hướng dẫn nhau, được giám sát và hợp tác đoàn kết chặt chẽ của Quốc Dân địa phương, Dân biết, bàn, quyết, kiểm, truy, bãi, phế, qua các Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân của Hội Đồng Quốc Dân các cấp, của Lập pháp, Tư pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, Truyền Thông.

Điều 110. Hội Đồng Quốc Dân các cấp có Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân hiến định tại địa phương do Dân ủy nhiệm. Mỗi Văn Phòng có 2 Nghị sĩ thường trực, với thời khóa biểu tiếp Dân cụ thể, có nhiệm vụ họp các cử tri, trình bày các vấn đề hệ trọng, nghe Dân chất vấn, Dân giám sát lời nói đi đôi với việc làm.

Điều 111. Tất cả Nghị sĩ Hội Đồng Quốc Dân các cấp khi vi phạm Hiến Pháp, Luật Pháp đều bị bãi miễn, phế truất, truy tố công minh, công bằng như mọi Quốc Dân bình thường, không phân biệt, miễn trừ ngoại lệ.

Điều 112. Ủy Ban Quốc Dân do Hội Đồng Quốc Dân địa phương bầu trực tiếp, do thuế Dân trả lương, là cơ quan Hành Pháp của Hội đồng Quốc Dân địa phương, là Chính quyền địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quốc Dân địa phương, các VPHTQD Dân Pháp, Kiểm Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp địa phương và Cơ quan Nhà Nước cấp trên, được Dân biết, bàn, quyết, kiểm, truy, bãi, phế và qua Trưng Cầu Ý Dân.

Điều 112.1. Ủy Ban Quốc Dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng quản lý ở địa phương, bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy Công Quyền từ trung ương tới cơ sở, do Dân là chủ .

Điều 112.2. ỦyBan Quốc Dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến Pháp, Luật Pháp, các Văn bản của Cơ quan Nhà Nước cấp trên và Nghị Quyết của Hội Đồng Quốc Dân cùng cấp, bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển địa phương về văn hóa - giáo dục - kinh tế - xã hội - giao thông - du lịch - giao lưu hội nhập quốc tế, bảo đảm trật tự - an ninh - quốc phòng, xây dựng và thi đua sáng chế, sao chép đa dạng toàn cầu, bảo vệ bản sắc văn hóa địa phương, không ngừng cải thiện đời sống vật chất ấm no tiện nghi và hạnh phúc tinh thần của Quốc Dân địa phương, làm tròn trách nhiệm nghĩa vụ của địa phương đối với cả Nước.

Điều 112.3. ỦyBan Quốc Dân cấp tỉnh, cấp huyện có các Ban của ỦyBan Quốc Dân.

Điều 113. Nhiệm kỳ mỗi khóa của Ủy Ban Quốc Dân các cấp là 5 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Ủy Ban Quốc Dân khóa trước đến kỳ họp thứ nhất của Ủy Ban Quốc Dân khóa sau.

Điều 113.1. Nhiệm kỳ Văn Phòng Thường trực Ủy Ban Quốc Dân, các Ban của Ủy Ban Quốc Dân theo nhiệm kỳ của Ủy Ban Quốc Dân cùng cấp. Khi Ủy Ban Quốc Dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Ủy Ban Quốc Dân, các Ban của Ủy Ban Quốc Dân tiếp tục làm việc cho đến khi Ủy Ban Quốc Dân khoá mới bầu ra Thường trực Ủy Ban Quốc Dân, các Ban của Ủy Ban Quốc Dân khoá mới.

Điều 113.2. Chủ tịch Ủy Ban Quốc Dân ở mỗi đơn vị địa phương không giữ cùng chức vụ Chủ tịch quá 2 nhiệm kỳ liên tục.

Điều 114. Toàn bộ hệ thống Ủy Ban Quốc Dân được Hành Pháp hướng dẫn và kiểm tra trong việc điều hành đời sống Quốc Gia - Quốc Dân về mọi lãnh vực và được giám sát và hợp tác đoàn kết chặt chẽ của Quốc Dân địa phương, Dân biết, bàn, quyết, kiểm, truy, bãi, phế, qua các Văn Phòng Hiệp Thông Quốc Dân của Hội Đồng Quốc Dân các cấp, của Lập pháp, Tư pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, Truyền Thông.

Điều 115. Để bảo đảm đời sống Quốc Dân ổn định và tăng hiệu quả, Hội Đồng Quốc Dân họp bàn và tư vấn cho Ủy Ban Quốc Dân địa phương mình, các trường hợp hệ trọng, Ủy Ban Quốc Dân phải Trưng cầu Ý Dân.

Điều 116. Tất cả Thành viên Ủy Ban Quốc Dân các cấp khi vi phạm Hiến Pháp, Luật Pháp đều bị bãi miễn, phế truất, truy tố công minh, công bằng như mọi Quốc Dân bình thường, không phân biệt, miễn trừ ngoại lệ.

Điều 116.1. 14 Điều từ 103 đến 116qui định chi tiết cụ thể trong Luật Bầu cử, Tổ chức và Hoạt Động Hội Đồng Quốc Dân và Ủy Ban Quốc Dân Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

*****

CHƯƠNG XI

VIỆN BẢO HIẾN

Điều 117. Hiến Pháp là Luật cơ bản của Nước Việt Nam Dân Là Chủ, có hiệu lực pháp lý cao nhất.Mọi văn bản Luật Pháp khác phải phù hợp với Hiến Pháp.Mọi văn bản Luật Pháp khác sẽ vi hiến, vô hiệu, nếu mâu thuẫn với Hiến Pháp này.

Điều 118. Mọi vi phạm Hiến Pháp đều bị xử lý, nghiêm trị, ngăn ngừa tái phạm, tất cả phải thông tin rộng rãi thường xuyên từng điều Hiến Pháp đến Toàn Quốc Dân toàn quốc.

Điều 119. Tất cả Quốc Dân và tất cả các Cơ quan Công Quyền từ Trung ương đến địa phương có trách nhiệm bảo vệ Hiến Pháp. Nhiệm vụ này được trao cho Viện Bảo Hiến chuyên trách.

Điều 120. Viện Bảo Hiến là một Cơ chế Hiến Định đặc biệt chuyên trách Bảo vệ Hiến Pháp, được Hội Đồng Ngũ Pháp gồm Tổng Thống, Thủ Tướng, Ban Thường vụ Quốc Hội, Hội Đồng Tòa án Tối Cao, Ban Thường vụ Viện Dân Pháp và Ban Thường vụ Viện Kiểm Pháp bầu ra ngay trong 2 tháng đầu tiên sau khi cơ cấu Ngũ Pháp được thành lập.

Điều 121. Chủ tịch Quốc Hội trách nhiệm thông báo để mọi Quốc Dân Việt Nam và tất cả Quốc Dân Việt sống ở Nước ngoài với 2 quốc tịch, có quốc tịch Việt Namvề Nước để ứng cử, hiểu biết chuyên sâu pháp luật, 30 tuổi trở lên, dù có tiền án chính trị, không có tiền án hình sự, không đang thụ án, không là Thành viên của Chính đảng, Cơ quan hiến định, Tổ chức Xã hội Dân sự chính trị,đủ sức khỏe, đều có quyền ứng cử làm Nghị sĩ Viện Bảo Hiến,được tranh cử công bằng và công minh, không phân biệt, ngoại lệ miễn trừ, được Hội Đồng Ngũ Pháp bầu chọn năm (5) người, ưu tuyển từ thành phần các cựu Thẩm phám, Chánh án, các cựu Nghị sĩ kinh nghiệm về Lập pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, Dân Pháp, Kiểm Pháp, nhiệm kỳ 5 năm, không quá hai (2) nhiệm kỳ liên tục. (Tham chiếu HP Điều 8.3, 8.4, 8.5, 71.2, 89.3& 99.4 về Tư Pháp, Dân Pháp & Kiểm Pháp).

Điều 122. Toàn Quốc Dân Việt quốc nội và hải ngoại có Quốc tịch Việt về Nước để bầu cử, từ 18 tuổi trở lên,bầu Viện Trưởng Viện Bảo Hiến là Chánh ÁnToà Án Hiến Pháp và Phó Viện Trưởng Viện Bảo Hiến, nhiệm kỳ 5 năm, không quá hai (2) nhiệm kỳ liên tục, cùng lúc bầu Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng. Bảy thành viên Viện Bảo Hiến bầu 1 Tổng Thư ký, nhiệm kỳ 5 năm, cùng với 4 Nghị Sĩ khác trách nhiệm giám sát toàn bộ Hệ thống Ngũ Quyền và Toàn Quốc Dân Việt phải tuân giữ Hiến Pháp.

Điều 123. Viện Bảo Hiến luôn dựa vào Uy tín Công Lý, Văn Hóa, Đạo Đức, Văn Minh của Hiến Pháp để trách nhiệm cảnh báo, khởi tố lên Viện Kiểm Sát Tối Cao và Tòa Án Tối Cao, Tòa Án Hiến Pháp mọi vi phạm Hiến Pháp của toàn bộ Hệ thống Ngũ Quyền của Việt Nam, mọi thế lực Nước ngoài, Quốc tế, kể cả của Liên Hiệp Quốc.

Điều 124. Viện Bảo Hiến trách nhiệm cảnh báo các tình huống bất ổn xảy ra trong toàn bộ đời sống Quốc Gia và Toàn Quốc Dân trong sinh hoạt Quốc nội và quan hệ Quốc tế, thông tin cho ngành liên quan.

Điều 125. Viện Bảo Hiến trách nhiệm tham khảo kinh nghiệm toàn cầu, kinh nghiệm của các Tổ chức Nhân Quyền - Văn Hóa - Chính Trị quốc tế, tham khảo toàn bộ Hệ thống Ngũ Quyền, giúp tư vấn các ngành trách nhiệm tìm phương án giải quyết các bất ổn - khủng hoảng sao cho hiệu quả nhất, Hiến Pháp cần tu chính thế nào. Trường hợp hệ trọng, Viện Bảo Hiến phối hợp Viện Dân Pháp tổ chức Trưng Cầu Ý Dân. (Điều 83, 88).

Điều 125.1 9 Điều 117 đến 125 qui định chi tiết cụ thể trong Luật Bầu cử, Tổ chức và Hoạt Động Viện Bảo Hiến Nước Việt Nam Dân Là Chủ.

*****

CHƯƠNG XII

TU CHÍNH HIẾN PHÁP VIỆT NAM DÂN LÀ CHỦ

Điều 126. Tổng thống, Thủ tướng, Hội Đồng Hành Pháp, các Hội Đồng Thường vụ Quốc Hội, Viện Tư Pháp, Viện Dân Pháp, Viện Kiểm Pháp, Viện Bảo Hiến, hoặc 100 ngàn chữ ký Quốc Dân có quyền đề nghị tu chính Hiến Pháp, truyền thông công khai rộng rãi, trưng cầu ý Dân về nội dung đề nghị tu chính. Đề nghị phải viện dẫn lý do và được gửi đếnVăn phòng Quốc Hội. Không thể hủy bỏ hoặc tu chính tạo ra điều trái với Đạo Đức, trái với Nhân quyền, tạo ra lối thoát vi phạm miễn trừ ngoại lệ, sống ngoài Luật pháp, hoặc giới hạn sự giám sát, kiểm sát,kiểm toán, điều tra, nghiêm trị của Toàn Quốc Dân trong khuôn khổ Hiến Pháp.

Điều 127. Quốc Hội, Viện Kiểm Pháp và Viện Bảo Hiến thành lập một Ủy Ban tu chính để nghiên cứu đề nghị tu chính Hiến Pháp, đề nghị thảo luận trong những phiên họp khoáng đại của Quốc Hội, Viện Kiểm Pháp và Viện Bảo Hiến, phổ biến trên truyền thông, truyền hình, để Trưng cầu Ý Toàn Quốc Dân biết, bàn, quyết định chung.

Điều 127.1.Phải đạt kết quả 3/5 Ngũ Quyền và trên 51% cử tri Quốc Dân trên 18 tuổi đồng thuận, nội dung tu chính mới được ghi vào Hiến Pháp mới,doTổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội vàViện trưởng Viện Bảo Hiến đồng thuận công bố cho Toàn Quốc Dân rõ, để hiệu lực thi hành áp dụng.

Điều 127.2. Nội dung đề nghị tu chính nào bị 3/5 Ngũ Quyền và trên 51% cử tri Toàn Quốc Dân trên 18 tuổi bác bỏ hai (2) lần, thì vĩnh viễn không được đề nghị tu chính nữa.

Điều 128 cuối cùng. Tổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội và Viện trưởng Viện Bảo Hiến cùng công bố áp dụng Hiến Pháp này, hiệu lực thi hành ngay sau khi công bố.

Công bố và áp dụng tại Việt Nam Dân Là Chủ, ngày..…..tháng.….. năm 2020

Chủ tịch Quốc Hội / Tổng Thống / Viện trưởng / Viện Bảo Hiến
ký tên / ký tên / ký tên



Tập Hợp Quốc Dân Việt kính cảm ơn Quý Bạn hữu đã nhiệt tâm tận lực bổ sung, giúp chuẩn bị sẵn cho Ủy Ban Dự Bị Lập Hiến duyệt lại, trước khi trình Quốc Hội Lập Hiến thảo luận & thông qua, giúp Quốc Hội Lập Hiến khỏi mất quá nhiều thời giờ phác thảo bản Dự thảo.

Dự thảo tháng 3.2020 do Quốc Dân Việt trong & ngoài Nước

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us