Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !
-------------oo0oo--------------
Trang Quốc Nội
--------o0o--------
Những bài học trong chốn lao tù (kỳ 20)
Vào khoảng tháng 10 năm 2011; sau khi hồ sơ Cáo trang về vụ án của tôi đã chuyển lên Tòa án; quản giáo Thành mở cửa buồng giam số 8 và nói: “ Nguyễn Trung Tôn mặc quần áo dài ra ngoài gặp luật sư. Tôi mặc quần áo dài vào đi theo hai cán bộ dẫn giải với đôi tay bị còng số 8. Đi ra tới cổng trại, họ mở còng cho tôi và đưa tôi vào một căn phòng nhỏ, bên trong được bố trí sẳn một chiếc bàn và mấy chiếc ghế. Họ bảo tôi ngồi đợi ở đó. Có cán bộ trực trại tên là Thái Hoàng ngồi đó. Khoảng 15 phút thấy một người mặc quần áo dân sự bước vào, đưa tay bắt tay tôi, vừa bắt tay vừa tự giới thiệu: “ Chào anh Tôn! Tôi là luật sư Hà Huy Sơn, người được gia đình anh thuê để bảo vệ anh trong vụ án này.
Qua vài câu chuyện xã giao xong, luật sư đi thẳng vào công việc. Luật sư cho biết rằng thời gian của chúng tôi được gặp nhau trao đổi là 60 phút. Với lượng thời gian như vậy. Luật sư đã chuyển lời hỏi thăm của gia đình và bạn bè tới tôi. Luật sư cũng sơ qua cho tôi biết về tình hình sức khỏe của những người thân trong gia đình tôi. Luật sư bắt đầu hỏi tôi suy nghĩ của tôi về việc mình bị bắt và truy tố. Tôi cho luật sự biết rằng tôi rất bất bình về việc bị công an Nghệ an bắt giữ trái luật. Luật sư cũng khẳng định rằng anh cũng có cùng quan điểm với tôi, anh sẽ bảo vệ tôi trước Tòa với hướng khẳng định tôi vô tội. Luật sư cũng cho tôi biết anh đã có văn thư gửi cho Tòa án yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho tôi nhưng chưa nhận được trả lời. Luật sư hỏi thêm tôi về cuộc sống của tôi trong nhà giam trong đó có cả việc tôi có được đọc báo nghe đài theo như luật pháp quy đinh không. Tôi khẳng định rằng đã 10 tháng rồi tôi không hề được nghe đài hay đọc báo, thậm chí vào lúc đó tôi không biết được ai là Chủ tịch Quốc Hội.
Luật sư Sơn nói rằng sau buổi gặp tôi anh ấy sẽ có đơn thư đề nghị ban giám thị trại phải đáp ứng nhu cầu chính đáng của tôi như luật định. Anh hỏi thêm tôi còn có nguyện vọng gì nữa không. Tôi cho anh biết rằng tôi rất cần có một cuốn Kinh thánh để đọc trong trại giam, nhưng đề nghị nhiều lần mà cán bộ không cho. Chia tay luật sư, tôi trở vào buồng giam, lòng vui mừng phấn khởi vì biết rằng những anh em bạn bè bên ngoài vẫn đang rất quan tâm tới mình, biết luật sư là người sẽ bảo vệ cho mình với những lý lẽ sẽ khẳng định mình vô tội. Có một thay đổi rõ rệt sau khi tôi gặp luật sư đó là: Hàng ngày Quản giáo Thành đều đưa cho tôi một số báo Nhân dân. Ông nói: Cho anh mượn xem xong là phải trả ngay cho tôi, không cho ai mượn cả. Cũng từ hôm đó cứ 5 giờ sáng là chiếc loa phóng thanh của trại được bật lên. Chương trình phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam bắt đầu ngày mới bằng Thể dục buổi sáng. Tôi biết ngay rằng lời đề nghị của luật sư Sơn đã được trại giam đáp ứng phần nào, tuy nhiên về việc tôi có Kinh thánh để đọc thì vẫn chưa được đáp ứng.
Thời gian chậm chậm trôi qua nhưng cái gì đến ắt cũng phải đến. Vào khoảng tháng 11 năm 2011 nữ cán bộ đại diện Viện Kiểm Sát, tên là Ngân đã vào nhà giam gặp tôi., bà cho biết nếu không có gì thay đổi thì vào cuối tháng 12 Tòa án sẽ đưa vụ án của tôi và chị Khồ Thị Bích Khương ra xét xử. Bà nói: “ Tôn không nên thuê luật sư làm gì, vừa tốn tiền vừa chẳng giải quyết đượ gì đâu. Lớ ngớ luật sư mà cải căng thẳng, tòa bực lên lại xử thêm cho mấy tháng đấy. Nếu gặp gia đình thì bảo vợ đừng thuê luật sự nữa. Ra tòa có tái độ ăn năn nhận tôi, chúng tôi sẽ đề nghị tòa xử vừa mức án tạm giam và cho về luôn, hoạc xử án treo. Thấy hoàn cảnh nhà Tôn cũng khó khăn, bố mẹ già yếu, một tay vợ phải chăm sóc 3 đứa con, cùng 2 bố mẹ già, lại thêm hàng tháng lo thăm nuôi chồng nữa. Tôn nên nghĩ cho gia đình. Hãy nhận tội xin khoan hồng để sớm được về. Chắc chắn Tôn sẽ được thả ngay tại tòa. Nhớ về rồi thì đừng đi theo con Khương nữa, Khổ vợ khổ con, khổ bản thân.” Tôi trả lời: “ Bây giờ tôi bị bắt rồi, xét xử thế nào là quyền của quý vị, riêng bản thân tôi thì tôi khẳng định rằng mình chẳng làm gì nên tôi, nên tôi sẽ không nhận tội, việc thuê luật sư cho tôi là do vợ tôi quyết định. Tôi đồng ý với quyết định đó và sẽ không từ chối luật sư”. Họ đưa tôi trở lại buồng giam. Những ngày sau đó sao thời gian dường như trôi qua chậm hơn! Tôi cứ đếm từng ngày để mong sớm được đứng trước Tòa mà đưa ra những lập luận tự bào chữa cho mình.
Sáng ngày 28/12/2011 một lần nữa tôi được đưa ra cổng nhà giam để gặp Luật sư. Cũng như lần trước Luật sư và tôi có thời gian 1 giờ đồng hồ để trao đổi. Trong buổi gặp này một lần nữa cả tôi và luật sư để bảo lưu quan điểm là tôi vô tôi. Luật sư khuyên tôi nên bình tĩnh trước phiên tòa ngày mai. Nên tranh thủ cơ hội để đưa ra những lập luận của bản thân. Ngày 29 tháng 12 năm 2011, lúc kẻng báo thức vừa vang lên thì cửa buống giam cũng mở ra, một tốp công an mang theo còng số 8, dui cui điện và gậy cao su áp giải tôi về phía cổng trại. Có một chiếc xe màu trắng 6 chổ ngồi đã đợi sẳn. Họ đẫy tôi lên dãy ghế phí sau có thêm 3 nam công an nghồi kèm. Một lát sau thấy họ áp giải chị Hồ Thị Bích Khương ra xe họ đưa chị nghồi lên chiếc nghế bên cạnh tài xế, có 3 công an nữa ngồi kèm phía sau chi. Xe bắt đầu chuyển bánh, tiếng chị Hồ Thị Bích Khương sang sảng liên hồi, khi thì hát, khi thì chửi những kẻ đã bắt giam chị vô cớ. Tôi thì ngôi im lặng, mắt ngóng ra hai bên đường để tìm kiếm những khuôn mặt thân quen. Thành phố Vinh Nghệ an sau ngày Nô-En vẫn tấp nập người qua lại, kẻ ngược người xuôi trên đường, tôi cố gắng để căng mắt nhìn ra, hy vọng trong đoàn người tấp nập đó có những tín hữu Tin Lành, hay những người tranh đâu mà tôi quen biết, nhưng chẳng thấy bóng một ai. Lòng thấy hơi buồn, nhưng tôi bình tĩnh lại suy xét và tự an ủi mình: Có lẽ những người mình trông mong đã tới nơi trước mình rồi, hoặc họ đang ở đâu đó quanh khu vực Tòa án. Xe chạy tới công Tòa án.
Tôi nhìn thấy vợ và 2 con trai của mình đang đứng trước cổng. Tôi cố gọi nhưng hình như họ không nghe. Nhưng Trong Nghĩa con trai tôi cũng đang trong tư thế ngóng chờ tôi nên cháu đã phát hiên ra tôi và dơ tay lên chào. Xe tiến sát vào cửa Tòa án. Công an áp giải chúng tôi bước xuống xe. Hàng loạt ông kính chỉa thẳng vào mặt chúng tôi quay quay chụp chụp. Chúng tôi bị đưa vào phía trong tòa án, họ dẫn chúng tôi vào chỗ của mình là một dãy ghế băng đã được chuẩn bị trước. Có một vài người mặc thường phục đợi sẳn trong hội trường nhưng chắc chắn họ không phải là nhân dân mà họ là lực lượng An ninh và các phóng viên của đảng. Mắt của tôi đão khắp hội trường, nhưng không tìm ra một khuôn mặt quên thuộc nào. Một lát sau, Luật sư Hà Huy Sơn bước vào vị trí bàn dành cho Luật sư. Tôi gọi Luật sư lại để định trao đổi thêm vài ý kiên, nhưng Công an đã ngăn cản không cho Luật sư gặp. Hội đồng xét xử bước ra, Chủ tọa phiên tòa là ông Thẩm phán Vi Văn Chắt, thêm hai vị hội thẩm và một nữ thư ký. Phía Viện Kiểm sát có bà Ngân (người đã vào trại giam gặp tôi hồi tháng 11). Mắc dù thư ký phiên tòa đã đọc xong bản Cáo trạng, nhưng vẫn không thấy bóng dáng một người thân nào của cả tôi và chị Hồ Thị Bích Khương đâu cả. Luật sư Hà Huy Sơn đã phải đứng lên đề nghị Chủ tọa can thiệp để các thân nhân chúng tôi được vào tham dự. Một lát sau tôi mới thấy vợ và con trai lớn của tôi cùng chị Lan, chị Huệ là các chị gái của chị Khương vào thạm dự. Mặc dù phiên tòa được thông báo là xét xử công khai, nhưng trong phòng xử chật cứng công an, cổng tòa bị canh gác nghiêm ngặt, những người thân chúng tôi muốn vào cũng phải xuất trình giấy tờ tùy than và có sự can thiệp của luật sư mới được vào.
Trong quá trình xét hỏi. Tòa chỉ cho phép chúng tôi được trả lời có hay không chứ không được giải thích gì. Sang phần tranh tụng Tôi thẳng thắn thừa nhận tất cả nội dung các bài viết của mình là thật, nhưng không cho rằng đó là hành vị phạm tội. Chi Hồ Thị Bích Khương thì phủ nhận tất cả những bài viết mà tòa đưa ra buộc tội chi. Chi cho rằng chính Công an đã hảm hại chị bằng cách thêm thắt nội dung, và ngụy tạo bằng chứng vu cáo chị. Một vị Hội thâm đứng lên giải thích rằng: Bị cáo Tôn có biết điều 4 hiên pháp quy định “ Đảng Cộng sản Việt Nam là lượng tiên phong của giai cấp Công nhân và nhân dân lao động, Đảng là lược lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước….? Bị cáo có những bài viết chống lại Đảng Cộng sản, tức là bị cáo đã chống lại nhà nức CHXHCN Việt nam. Ông ta chưa dứt lời thì luật sư Hà Huy Sơn đứng lên xin phép chủ tọa cắt lời. Luật sư Sơn đã khẳng định vị Hội thâm vi phạm luật tố tụng hình sự, vì ông đã đưa đảng Công sản là một phạm trù không hề liên quan tới tội danh mà chúng tôi bị truy tố. Tòa án Truy tố chúng tôi tội danh Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN, chứ đâu có phải tối tuyên truyền chống đảng Cộng sản, nên việc đưa điều 4 Hiến pháp và Cộng sản ra tranh tụng trong phiên tòa này là hoàn toàn vi phạm luật tô tụng hình sự.
Trước phản ứng của Luật sư, hội trường tòa án bỗng nhiên im lặng hẳn lại , Hội đồng xét xử bối rối, nhưng sau khoảng chừng 1 phút Chủ Tòa Vi Văn Chắt đứng lên tuyên bố: Phát biểu vừa rồi chỉ là ý kiên của cá nhân vị Hội Thẩm, không phải là ý kiên chung của Hội đồng xét xử. Phiên tòa vẫn tiếp tục diễn ra trong không khi ngột ngạt, áp đảo. Mặc dù những lý lẽ mà luật sư đưa ra căn cứ trên luật pháp thì hoàn toàn thuyết phục, nhưng cuối cùng thì bản án vẫn được tuyên theo đề nghị của phía Viện kiểm sát. Theo Viện Kiểm sát đề nghị Tòa xử tôi mức án từ 18 tới 24 tháng tù giam và chị Hồ Thị Bích Khương Từ 60 tới 72 tháng tù giam. Sau 10 phút Nghị án. Tòa đã đưa phán quyết, xử tôi 24 tháng tù giam và 24 tháng quản chế. Chị Hồ Thị Bích Khương 60 tháng tù giam và 36 tháng quản chế.
Mặc dù kết quả của phiên tòa đã không như mong muốn, nhưng cũng nắm trong dự đoán nên không có gì làm tôi ngạc nhiên. Bới dưới chế độ này làm gì có Công lý. Nếu có công lý thì chúng tôi đã không phải đấu tranh. Họ lại đưa chúng tôi lên xe chở về trại giam với chiếc cồng số 8 trên tay. Chúng tôi bỏ lại phía sau lưng mình những nhộn nhịp của chốn thị thành. Xe đưa chúng tôi về trại giam. Bắt đầu từ hôm đó tôi bị đưa vào nhà B1, khu nhà giam dữ những người bị kết án tử hình, nơi còng chân những bị can bị kỷ luật; tuy vậy cũng có một số buồng giam những bị cáo đang chờ bản án có hiệu lực để bị phân đi thì hành án.
Thanh Hóa ngày 20/09/2014
Nguyễn Trung Tôn
-------oo0oo-------