Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Cộng sản chiếm đất nước Việt Nam, đè đầu cưỡi cổ dân tộc Việt Nam không phải do cộng sản mạnh mà do dân chưa thấu hiểu được hiểm họa cộng sản !

-------------oo0oo--------------

Trang Nạn Nhân Cộng Sản.

--------o0o--------

‘Bát cơm’ người Trung Quốc có phải do ĐCSTQ cấp?


Mạn Vũ

Mục lục bài viết

Trường cảnh

- ĐCSTQ không quản: nông dân giàu lên
- ĐCSTQ làm ‘3 cao 1 thấp’, lũng đoạn hết thảy tư nguyên xã hội
- ĐCSTQ thâm nhập tinh vi, hướng người ta phục tùng
- ĐCSTQ không đảm bảo ‘công bình xã hội’
- ĐCSTQ bỏ lỡ 30 năm phát triển kinh tế Trung Quốc
- ĐCSTQ đem lại nhân tố ‘ác tính’: bỏ qua chính đạo để phát tài
- ĐCSTQ mang lại gánh nặng cho người dân

Lời toà soạn: Hiện nay là thời đại bùng nổ thông tin, lượng thông tin quá nhiều nhưng không chắc trong đó là thông tin chân thật, thậm chí có những kiến giải lệch lạc, đảo loạn logic. Loạt bài ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ này mong muốn đưa ra một loạt ví dụ thực tế, để quý độc giả có được cái nhìn chân thực, thấy được tư duy chính thường, từ đó có được quyết định đúng đắn trong tương lai.

ĐCSTQ có cách nói rằng: ‘Dường như trong nước không có ai làm việc, chỉ có ĐCSTQ làm việc’. Đất đai là sở hữu nhà nước, tư liệu sản xuất cũng bị tổ chức này lũng đoạn. Điều này làm người dân Trung Quốc Đại lục có cảm giác: Bát cơm là do ĐCSTQ cấp.

Hơn nữa một số người lớn tuổi có ấn tượng như thế này: nhà được nhà nước phân, mặc dù lương không cao nhưng Lễ Tết cũng có ít quà, còn được hỗ trợ bảo hiểm v.v. Điều này càng làm cho người dân ngộ nhận rằng: Mọi thứ là do ĐCSTQ cấp.

Nhưng sự thật đằng sau có phải là như vậy, chúng ta hãy cùng xem bài phân tích của chuyên gia dưới đây.

Trường cảnh

Sau khi người dẫn là cô Phương Phi và bác Kim Nhiên chào hỏi khách mời là Giáo sư Chương Thiên Lượng, mọi người sẽ vào phần trường cảnh. Trường cảnh này là do một khán giả ở Trung Quốc Đại lục đích thân trải nghiệm, sau đó gửi thông tin về cho chương trình. Chương trình đã làm đoạn hội thoại ngắn, mô tả cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con trước giờ ăn, trong đó:

Người mẹ nói:

Con à, ăn cơm đi. Suốt ngày lên mạng, có thể lấy đó ăn được không?

Người con nói:

Đây là món ăn tinh thần của con. Đài truyền hình (Trung Quốc) suốt ngày lăng mạ Mỹ vì xuất bản Sách trắng Nhân quyền, nhưng nó lại không cho con biết nội dung bên trong là gì. Mẹ đoán như thế nào? Hôm qua con đã tìm thấy nguyên văn, kỳ thực Hoa Kỳ rất khách quan, hơn nữa họ rất quan tâm đến người dân Trung Quốc.

Người mẹ nói:

Con nói chuyện thiếu cân nhắc rồi. Nước Mỹ quan tâm người dân Trung Quốc, họ có quản bát cơm của người dân Trung Quốc không? ĐCSTQ dù có xấu thế nào đi nữa, dù sao thì bát cơm của chúng ta là do đảng cấp. Nước Mỹ có cho đồng nào đâu. Làm người phải chọn lập trường con ạ. Còn nữa, ở nhà con nói gì cũng được, nhưng ra ngoài hãy giữ mồm giữ miệng. Con còn nhỏ chưa hiểu chuyện, ‘họa từ miệng mà ra’ đấy con ạ.


ĐCSTQ không quản: nông dân giàu lên

Trường cảnh vừa rồi làm Giáo sư Chương nghĩ đến một hiện tượng rất buồn cười đó là: ‘Toàn quốc (Trung Quốc) không có ai làm việc, chỉ có ĐCSTQ đang làm việc. Toàn bộ đất đai là do ĐCSTQ trồng trọt, hết thảy công xưởng đều là ĐCSTQ đang làm, hết thảy những hạng mục khoa học đều là ĐCSTQ làm, rất khó khăn vất vả.

Nhưng thực tế trong sinh hoạt của xã hội chính thường lại không phải như vậy. Ai đang trồng trọt? Nông dân đang trồng trọt. Ai đang làm việc? Công nhân đang làm việc. Ai đang làm nghiên cứu khoa học? Phần tử trí thức đang làm nghiên cứu khoa học. Do đó chúng ta thấy rằng: toàn bộ tài phú của xã hội đều là do chúng ta nỗ lực mà sáng tạo ra.

Vào thời kỳ đầu của cải cách mở cửa, người nông dân sau khi giàu có lên một chút, họ đã có cách nói là: ‘Chúng ta nên cảm ơn chính sách tốt của đảng’. Cách nói này có ý châm biếm ở đằng sau, cảm ơn chính sách gì? Đó là chính sách ‘Bao sản đáo hộ’ (包產到戶: làm khoán đến hộ gia đình, làm đến mức cho nhà nước, còn lại thì được giữ lấy). Một cách đơn giản chính là: ĐCSTQ không quản thì nông dân chúng tôi mới được giàu.

Quá khứ, ĐCSTQ quản 30 năm rất tồi tệ (từ khi giành chính quyền năm 1949 đến khi cải cách mở cửa năm 1978), ăn được bữa trước thì bữa sau không có gì mà ăn. Đến lúc ĐCSTQ không quản nữa, thì nông dân bắt đầu giàu lên.

ĐCSTQ làm ‘3 cao 1 thấp’, lũng đoạn hết thảy tư nguyên xã hội

Đến lúc này cô Phương Phi đã đưa ra một vấn đề khá khó, cô nói: Ví như thế hệ cha mẹ chúng ta, nhà của họ được phân, tuy rằng lương không cao, nhưng đến các dịp lễ Tết cũng có chút phúc lợi, còn có đảm bảo về khám chữa bệnh, chi phí chữa bệnh đều được bao tiêu. Qua mấy chục năm như vậy, họ cho rằng bát cơm của mình là do ĐCSTQ cấp. Cô hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này như thế nào.

Là người nghiên cứu lịch sử và các vấn đề xã hội, Giáo sư Chương đánh giá: Trên thực tế sau khi ĐCSTQ đoạt được chính quyền, nó đi theo con đường ‘Phúc lợi cao, tích luỹ cao, thu thuế cao, thu nhập thấp’ (gọi tắt là 3 cao 1 thấp). Sau khi bạn sáng tạo ra tài phú, thì tuyệt đại bộ phận đều bị ĐCSTQ lấy đi.

Ví như một người được trợ giá mua nhà, mua bảo hiểm dưỡng lão giá cao… thì phần trợ giá là phần thuế cao mà người ấy đóng trước đây. Cho nên tài phú là do người ấy sáng tạo ra, chứ không phải ĐCSTQ cấp. Đây là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai liên quan đến phương thức tư duy rất quan trọng. Sau khi ĐCSTQ đoạt được chính quyền, nó đã đem tất cả tư liệu sản xuất quy về quốc hữu. Bạn muốn trồng trọt, mảnh đất này dường như là của quốc gia chứ không phải của bạn. Nếu bạn muốn đến công xưởng để làm việc, thì công xưởng là của quốc gia.


Dưới tình huống ĐCSTQ lũng đoạn (壟斷: độc quyền) hết thảy tư liệu sản xuất, nếu bạn muốn tìm một công việc, dường như chỉ có thể đến chỗ của ĐCSTQ mà tìm công việc. Điều này mang đến cho bạn một ngộ nhận (誤認: nhận thức sai lầm) rằng: ĐCSTQ cho bạn công việc. Nhưng trên thực tế, sau khi ĐCSTQ lấy đi tiền hoặc tư liệu sản xuất, nó đưa lại cho bạn một ít mà thôi.

Lúc này bạn có một cảm giác ‘tuyết trung tống thán’ (雪中送炭: đưa than ấm trong trời tuyết, giúp khi hoạn nạn). Tình huống ban đầu của bạn ‘Ai da, nếu tôi không làm, thì người trong nhà tôi chết đói mất’, ĐCSTQ lại đưa công việc, làm bạn cảm thấy được ban ơn.

Nhưng nếu ĐCSTQ không muốn đưa cho bạn, nó có thể lấy đi những của bạn bất cứ lúc nào. Ví như câu chuyện luật sư Cao Trí Thịnh, tiền của ông là phí luật sư khi người khác đi kiện, hoàn toàn không liên quan đến ĐCSTQ. Nhưng ĐCSTQ không thích Luật sư Cao Trí Thịnh, đã lấy xe của ông đi, treo giấy phép hành nghề luật sư, đóng băng tài khoản hàng, đập vỡ bát cơm để ông không sống được.

Do đó khi ĐCSTQ lấy đi, rồi đưa lại người ta một ít, họ sẽ cảm thấy rằng ĐCSTQ cấp cho họ.

‘Mất tự do kinh tế, mất tự do ý chí‘

Người được giải thưởng Nobel Kinh tế học rất nổi tiếng là Hayek, vào năm 1944 đã xuất bản cuốn sách ‘Con đường đi đến nô dịch’, trong đó đề cập một vấn đề như thế này: ‘Khi tài sản tư hữu của người ta bị tước đoạt, sẽ dẫn đến mất đi ý chí tự do‘. Điều này giống như ở tập trước, Giáo sư Chương giảng về vấn đề tự do tôn giáo: Một người ngay cả cơm không có mà ăn, vậy thì rất khó kiên trì tự do tôn giáo hoặc tự do tín ngưỡng, nếu kiên trì sẽ là một việc rất gian nan.

Năm đó khi Lưu Thiếu Kỳ có mâu thuẫn với Mao Trạch Đông, ông đã nói rằng: ‘Tôi có thể về quê trồng trọt, không làm chủ tịch nước nữa được không?’, nhưng kết quả không được. Khi tài sản tư hữu của người ta bị tước đoạt, thì quả thực không có được lùi.

ĐCSTQ thông qua việc tước đoạt hết thảy tư liệu sản xuất, để khống chế phương thức tư duy của con người. Đây là một loại khống chế.

ĐCSTQ thâm nhập tinh vi, hướng người ta phục tùng
Đến đây, Giáo sư Chương chia sẻ thêm một thủ đoạn thâm nhập vô cùng tinh vi. Giáo sư Chương đưa ra một ví dụ rất đơn giản như thế này.

Phương thức tư duy của mỗi người giống như một dòng chảy (nguyên gốc dùng chữ Lưu – 流: chảy) của từ vựng hoặc ngôn ngữ, mỗi từ mỗi câu lưu động (chảy) trong não, hình thành dòng tư tưởng. ĐCSTQ đã cải tạo từ vựng – đơn vị cơ bản nhất này.

Ví như từ ‘phân phối công tác’. Vào năm 1993, Giáo sư Chương tốt nghiệp đại học, lúc đó có 2 từ phổ biến là ‘phân phối công tác’ và ‘phục tùng phân phối’. ‘Phân phối công tác’ là gì? Khi dùng từ này, thì đằng sau ẩn chứa mấy hàm ý sau:

- Ai phân phối?
- Phân phối cái gì?
- Dựa vào cái gì để phân phối?
- Phân phối như thế nào?
- Phân phối cho ai?



Khi người ta nói rằng ‘ĐCSTQ phân phối công tác’, sau đó nói ‘phục tùng phân phối’, thì họ đã thừa nhận mối quan hệ giữa ‘người bị thống trị’ và ‘kẻ thống trị’, tức thừa nhận mối quan hệ giữa bạn và ĐCSTQ.

Nếu ĐCSTQ phân phối công tác cho người ấy, họ sẽ cho rằng ‘ĐCSTQ cấp bát cơm cho tôi’.

ĐCSTQ không đảm bảo ‘công bình xã hội’
Người dẫn Kim Nhiên thêm vấn đề rằng: Sau khi ĐCSTQ đoạt được chính quyền, thì ‘xã hội nông nghiệp’ đã thành ‘xã hội công nghiệp’, thậm chí ĐCSTQ còn đề xướng rằng sắp tiến nhập vào ‘xã hội thông tin’, số lượng cư dân mạng đã chiếm vị trí thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ). Dưới tình huống như vậy, xác thực một số người dần dần có cuộc sống tốt hơn, giống như ở Trung Quốc có bài hát ‘Tháng ngày tươi đẹp’. Người dẫn Kim Nhiên hỏi Giáo sư Chương nhìn nhận vấn đề này như thế nào.

Giáo sư Chương nói ở đây có 3 sai lầm khá quan trọng.

ĐCSTQ bỏ lỡ 30 năm phát triển kinh tế Trung Quốc

Thứ nhất, rốt cuộc mối quan hệ giữa phát triển ‘kinh tế’ và ‘chính phủ’ là gì? Ở phương tây đã khởi xướng ‘kinh tế tự do’, nhưng kỳ thực chính phủ can thiệp cực kỳ ít đến vấn đề kinh tế, dùng thành ngữ của Trung Quốc cổ đại gọi là ‘tu dưỡng sinh tức’ (修養生息: nghỉ ngơi dưỡng sức). ‘Tu dưỡng sinh tức’ là gì? Lúc đó chính phủ giảm hình phạt, bớt thu thuế, nhẹ lao dịch, để cho người dân nghỉ ngơi.

Nhưng sau khi ĐCSTQ đoạt được chính quyền, từ năm 1949 đến 1978, đã giày vò người dân Trung Quốc gần 30 năm. Bản thân ĐCSTQ cũng thừa nhận rằng đã khiến nền kinh tế bên bờ vực sụp đổ, làm mấy chục triệu người chết đói trong trong 3 năm Nạn đói lớn.

Chúng ta thấy rằng trong những năm 60, kinh tế Nhật Bản cất cánh, phát triển mạnh mẽ; công nghiệp máy điện toán (máy tính) của thế giới cũng phát triển phồn thịnh; thì ở Trung Quốc đang là cách mạng văn hoá. Do đó nếu không có sự giày vò của ĐCSTQ, thì Trung Quốc không bỏ lỡ 30 năm (từ 1949 đến 1978). Đây là điểm thứ nhất, ĐCSTQ đã để lỡ 30 năm phát triển kinh tế của quốc gia.

ĐCSTQ đem lại nhân tố ‘ác tính’: bỏ qua chính đạo để phát tài

Thứ hai, bản thân sự tồn tại của ĐCSTQ là nhân tố ác tính mang đến cho sự phát triển của kinh tế Trung Quốc. Ý nghĩa là gì? Nếu một xã hội phồn vinh, thì đảm bảo quan trọng nhất chính là ‘công bình xã hội’ (công bằng xã hội). ‘Công bình xã hội’ đem đến chỗ tốt gì? Chính là nếu một người phát tài, họ sẽ theo con đường chính đạo để phát tài. ‘Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo’ (Quân tử yêu tài phú, nhưng lấy nó phải có đạo), họ sẽ dựa vào chính đạo để phát tài, sẽ dựa vào: sự chăm chỉ, tiết kiệm, trí tuệ, tầm nhìn, nhân cách hấp dẫn… để làm ra giá trị.

Khi mọi người nhìn sẽ thấy rằng: Người ấy phát tài là do nhân phẩm, trí huệ, nhãn quang v.v. họ sẽ theo người ấy. Nếu chúng ta làm tốt, sáng tạo ra những phát minh, nỗ lực làm việc… điều này thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội sẽ đi theo quỹ đạo lành mạnh.

Nhưng dưới tình huống kinh tế Trung Quốc hiện nay, nhiều khi chúng ta thấy được: câu kết quan – thương (quan chức – doanh nghiệp), câu kết tiền – quyền, câu kết với xã hội đen. Cách đây mấy hôm (thời điểm năm 2006) đã bắt một người là Trần Lương Vũ. Trong một lần ông đã phê duyệt cho Trương Vinh Khôn mấy tỷ NDT tiền quỹ bảo hiểm xã hội. Đây là ‘nhất dạ bạo phú’ (一夜暴富: giàu trong một đêm), dựa vào hối lộ mua chuộc, câu kết quyền – tiền để phát tài. Điều này mang đến ảnh hưởng vô cùng ác tính đối với xã hội.

Người ta sẽ nghĩ ra các cách như: đầu cơ trục lợi, làm thế nào để hối lộ, làm thế nào đi cửa sau. Cho nên hiện nay chúng ta thấy rằng, có địa phương chuyên môn làm rượu giả, có từng thôn từng thôn làm thuốc giả, gạo độc, dầu ăn từ dầu cống thải v.v. Điều này mang đến kích thích vô cùng ác tính cho sự phát triển kinh tế.

Cô Phương Phi nói rằng, mình biết rất nhiều người bạn đại học, hiện nay sống trong nước (Trung Quốc) cũng không tệ, nhưng họ không dùng những thủ đoạn trên, mà là họ nhận được giáo dục rất tốt, vừa thông minh vừa chăm chỉ… cho nên cuộc sống rất tốt. Cô Phương Phi hỏi rằng, những người bạn ở trên thuộc về đại đa số chăng.

Giáo sư Chương nói, họ thuộc về đa số. Quay trở lại vấn đề mà Giáo sư Chương nói lúc nãy, chính là: bát cơm của họ dựa vào sự thông minh, giáo dục tốt.

Kỳ thực còn có một phương diện khác, đương nhiên Giáo sư Chương cũng không nói là tất cả mọi người đều đầu cơ trục lợi, chỉ là muốn nói trong xã hội có tồn tại những người như vậy.

Giáo sư Chương nhìn nhận, những người đầu cơ trục lợi, hoặc dựa vào các loại đầu tư để ‘nhất dạ bạo phú’ (giàu trong một đêm)… dưới tình huống đột nhiên giàu có phi pháp như vậy, thì đây là kích thích ác tính đối với người khác.

Từ phân tích tâm lý con người, Giáo sư Chương đưa ra một ví dụ từ nhà kinh tế học tên là Samuelson. Khi mọi người xem diễu hành, nếu một người nhón lên che người khác, trong khi việc này không bị cấm, thì người khác sẽ làm thế nào? Người khác cũng sẽ nhón chân lên xem. Cho nên xã hội hiện nay chính là xuất hiện tình huống như vậy, người nhón chân càng ngày càng nhiều. Đây là điểm thứ hai.

ĐCSTQ mang lại gánh nặng cho người dân

Thứ ba, điều này cũng rất quan trọng, đó là sự tồn tại của ĐCSTQ tiêu tốn quá nhiều chi tiêu. Bản thân ĐCSTQ đã thừa nhận:

Khi mở đại hội trong một năm:

Những khoản ăn uống chiếm khoảng 200 tỷ NDT (khoảng 700 nghìn tỷ đồng).
Chi phí xe công trong một năm: 300 tỷ NDT (khoảng 1 triệu tỷ đồng).
Chi phí ra nước ngoài trong một năm: 200 tỷ NDT (khoảng 700 nghìn tỷ đồng).



Về chi phí hành chính cũng rất lớn. Theo Giáo sư Đại học Bắc Kinh là ông Tiêu Quốc Tiêu đã từng thống kê rằng: Trung Quốc có khoảng 4 triệu bộ/ban/ngành/phòng treo biển của Bộ Tuyên truyền. Bởi vì từ Trung ương -> Tỉnh -> Thị (thành phố) -> Huyện -> Làng, gồm cả trong cơ quan xí nghiệp hoặc trong các Cục đều có Bộ Tuyên truyền.

Ông Tiêu Quốc Tiêu đã thống kê có 4 triệu bộ phận của Bộ Tuyên truyền, còn các Bộ khác như: Mặt trận Thống nhất (Mặt trận Tổ quốc), Bộ Liên lạc bên ngoài, Bộ Tổ chức, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật… Các quan chức ĐCSTQ có hàng triệu, thậm chí hàng mấy chục triệu người, mọi người thử nghĩ xem một năm phải tốn bao nhiêu tiền?

Lúc này người dẫn Kim Nhiên đưa thêm thông tin rằng, cách đây mấy hôm, Phó Bộ trưởng Bộ Y tế đã công khai nói rằng: chi phí bảo hiểm trị liệu mà ĐCSTQ đổ vào xã hội, thì có đến 80 % dùng cho cán bộ chính trị, còn rất nhiều người ở làng xã thì không có tiền để trị bệnh. Có một học giả kinh tế người Trung Quốc là ông Mao Duy Thức đã nói một câu rằng: Trong thể chế Trung Quốc thì ‘Cao quan miễn phí, người nghèo trả tiền’.


Giáo sư Chương nói thêm, mấy ngày trước có ông Trịnh Ân Sủng từng nói về vấn đề: Thông thường ở Thượng Hải, nhà phát triển (bất động sản) sẽ bán 3 ngôi nhà, 1 cái cho người dân thành phố, 1 cái miễn phí cho quan chức. Nhà phát triển không thể nói ‘cấp miễn phí cho quan chức’, vậy thì chi phí từ đâu? Chính là lấy từ túi của người dân.

Người dân mua một căn nhà, thì ngoài tiền mua nhà thật sự ra, còn phải mua nhà cho quan chức nữa. Từ đó chúng ta thấy được giá nhà ‘cao không thể hạ’ chính là có nguyên nhân.

Nhìn vào tình huống của Trung Quốc hiện nay, có những từ lưu hành thuận miệng là:

‘Phòng cải’ (房改: cải cách nhà cửa): rút sạch tiền trong ví của bạn.
‘Giáo cải’ (教改: cải cách giáo dục): khiến song thân phụ mẫu của bạn phát điên (chuyện đổi sách cũng đủ khiến phụ huynh đau đầu).
‘Y cải’ (醫改: cải cách y tế): lo ma chay cho bạn trước (vì không chữa được bệnh).

Đây đều là những sự việc rất đáng sợ.

Giáo sư Chương đánh giá, ĐCSTQ thu thuế cao nhất. Tiền thuế của người dân Trung Quốc, ngoài nuôi chính phủ ra, còn phải nuôi cơ cấu cồng kềnh của các tổ chức ĐCSTQ. Do đó tiền thuế trung bình của người dân Trung Quốc (theo phân tích lý luận) cao gấp đôi các nước khác. Hơn nữa thu thuế của ĐCSTQ càng ngày càng ghê gớm.

Giáo sư Chương đưa thêm ví dụ, ĐCSTQ từng nói rằng: 10 năm trước, GDP của Trung Quốc tăng gấp 2, còn thuế của Trung Quốc tăng gấp 6.

Từ đó, chúng ta thấy rằng ĐCSTQ tồn tại thì: thuế cao nhất, phục vụ lại tệ nhất (giáo dục, y tế, nhà ở đậu phụ), những phúc lợi xã hội cơ bản cũng vô cùng tệ.

Cô Phương Phi đưa thêm thông tin rằng, đầu tư giáo dục của Trung Quốc còn thấp hơn cả Uganda.

Giáo sư Chương nói, nếu không có ĐCSTQ thì: 30 năm (từ 1949 – 1978), người Trung Quốc không bị giày vò nhiều như thế, sẽ không có mấy chục triệu người chết đói; 30 năm sau (từ 1978 đến hiện tại 2006), thì Trung Quốc sẽ phát triển càng nhanh hơn nữa.

Nếu không có ĐCSTQ, nói không chừng Trung Quốc sẽ như Đài Loan với thu nhập bình quân đầu người một năm là 16000 đô-la Mỹ (khoảng 350 triệu đồng), như thế Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, gấp mấy lần Hoa Kỳ.

Lúc này cô Phương Phi muốn hỏi Giáo sư Chương rằng: những cán bộ các cấp hầu như làm việc rất ít, nhưng vẫn có cơm ăn (có lương), vậy thì bát cơm của họ có phải do ĐCSTQ cấp hay không?

Giáo sư Chương cho rằng đây là một loại ‘tài sản bất nghĩa’. Người ấy không sản xuất, không sáng tạo, hơn nữa cũng không thật sự quản lý quốc gia, chỉ là duy trì sự thống trị của ĐCSTQ theo hình thái ý thức. Vậy thì tiền của họ đến từ đâu? Là lấy cơm từ người dân, hơn nữa bát cơm của họ vừa to vừa có thịt. Nhưng cái giá của họ đánh đổi bằng cái giá của rất nhiều người dân nghèo. Lúc này bát cơm của họ sẽ không an toàn.

ĐCSTQ hiện nay cũng biết một vấn đề rất lớn là: khoảng cách giàu nghèo quá lớn. Nếu không đi về hướng để mọi người cùng giàu lên, thì bát cơm của những quan chức kia thật sự không an toàn.

Đến đây thời lượng chương trình đã hết, quý độc giả nhìn nhận như thế nào về vấn đề này, hãy bình luận ở phần bên dưới. Hẹn quý độc giả ở bài viết tiếp theo.

Mạn Vũ

Chú thích:

(*) Link ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 15 trên nền tảng Youmaker.
(**) Ảnh trong bài chụp từ ‘Mạn đàm văn hoá biến dị’ tập 15.

Mạn Vũ

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us