Search Vietlist.us
Search the Web

Quảng Cáo
Khắp Nơi

 

 

 

 

 

 

- AN TOÀN TRÊN HẾT -
Face Shield, Mặt nạ trong:
Dùng cho Bác sĩ, Nha sĩ,
Học Sinh, Giáo viên,
School District, Offices...
Xin vào website:
SeePPE.com.


 

-------o0o-------

Quảng Cáo Thương Mại San Jose

  1. An Ninh
  2. Bác Sĩ
  3. BS Nha Khoa
  4. BS Nhãn Khoa
  5. Bail Bond
  6. Ban Nhạc
  7. Bàn Ghế Giường
  8. Bán Xe Hơi
  9. Bảo Hiểm
  10. Bói Toán_Phong Thủy
  11. Cây Cá Cảnh
  12. Cần Người_Việc
  13. Cellular Phone
  14. Cà Phê
  15. Chợ, Siêu Thị
  16. Chùa_Nhà Thờ
  17. CơmTháng_Thức Ăn
  18. Computer_Electronics
  19. Chôn Cất, Bia Mộ
  20. Cổ Phiếu-Stock
  21. Dạy Kèm_Giữ Trẻ
  22. Dạy Lái Xe
  23. Dạy Nhạc: Piano...
  24. Dụng cụ Nhà Hàng
  25. Điện_Heat_Air
  26. Đưa Rước
  27. ĐịaỐc_TàiChánh_Tax
  28. Giặt Thảm
  29. Gạch, Thảm, Màn
  30. Giải Trí_Party_TV
  31. Giặt Ủi_Thợ May
  32. Giúp Dọn Nhà
  33. Hoa_Áo Cưới
  34. Khiêu vũ
  35. Làm Vườn_Cắt cỏ
  36. Linh Tinh
  37. Luật Sư_Di Trú
  38. Massage_Relax
  39. Nhà Hàng_Food
  40. Nhập cảng_Xuất cảng
  41. Nhiếp Ảnh_Video
  42. Quà Lưu Niệm_Gift
  43. Sách Báo_In Ấn
  44. Sign_Banner
  45. Sửa Xe_MuaXe
  46. Thẻ Tín Dụng
  47. Thợ Khéo_Ổ Khóa
  48. Thợ Sơn
  49. Tiệm Vàng
  50. Tiệm Bánh
  51. Tìm Thợ_Việc
  52. Tow Xe
  53. Thợ Ống Nước
  54. Thợ May_DryClean
  55. Tiệm Quần Áo
  56. Thuốc Tây
  57. Thuốc Bắc_D.Thảo
  58. Thẩm Mỹ_Tóc_Tay
  59. Võ Thuật
  60. Xây Dựng_Sửa Nhà

Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy nhìn những gì Cộng sản làm !
Đừng sợ những gì Cộng sản làm. Hãy làm những gì Cộng sản sợ !

-------------oo0oo--------------

Trang Cộng Đồng

Vietlist.us

--------o0o--------

NHỮNG CHUYỆN KINH HÃI TRÁI KHOÁY



Dẫn nhập: Trung tuần tháng 8-2020, Thẫm phán Michael Brown của Tòa Thượng thẩm quận Sacramento đã kết án khổ sai chung thân cho tên Joseph James DeAngelo vì đã hãm hiếp, giết người trong hơn bốn thập niên qua, Thẩm phán Michael Brown tuyên bố: “Khi một người thực hiện những hành vi quái dị, họ cần phải được giam cầm để không bao giờ có thể làm hại một người vô tội”.

Chúng tôi cho phổ biến lại bài viết này vì vẫn còn có những chuyện kinh hãi trái khoáy là những kẻ giết người vẫn còn nhởn nhơ giữa xã hội.
Sau 3 tuần đài truyền hình PBS trình chiếu phim phóng sự “Khủng bố tại Saigòn Nhỏ” đã có rất nhiều bài viết xuất hiện trên báo chí, trên các diễn đàn điện tử.

Bênh vực cũng lắm, mà chống đối cũng nhiều.

Đa số các bài viết chống đối “Terror in Little Saigon” đều có lập luận “vơ vào” cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và “chính nghĩa quốc gia”...vốn là chủ trương của các đầu lĩnh đảng Việt Tân.

Theo tôi, bài “Nhìn vào sự thật qua vụ các nhà báo gốc Việt bị giết” của giáo sư Đinh Từ Thức là một bài viết được trình bày không có thiên kiến và những lập luận đưa ra rất thấu lý, đạt tình.

Hình ảnh 8 đứa con (trong số 10 người) và người vợ của nhà báo quá cố Nguyễn Đạm Phong chắc hẳn phải làm chạnh lòng những kẻ có lòng. Cách diễn tả của nhà bình luận Đinh Từ Thức (ĐTT) về đời sống của các con của nhà báo Đạm Phong sau khi ông bị bọn khủng bố giết chết càng đánh động vào lương tâm độc giả.

Càng thuyết phục và đánh động lòng người khi ông ĐTT tả lại cái chết của phiếm luận gia Lê Triết, với bút hiệu Tú Rua, giữ mục “Ngày Lại Ngày” trên tạp chí Văn nghệ Tiền Phong và vợ là bà Đặng Trần Thị Tuyết:
“... Rời party khoảng 11 giờ đêm, anh chị về nhà quảng 11:30, lái xe vào chỗ đậu thường lệ ở đầu nhà. Cũng là nơi sát thủ chờ sẵn, ra tay ngay, gọn lẹ và chuyên nghiệp.

Lê Triết chưa kịp mở cửa xe, chết gục trước tay lái xe. Chị Triết đã mở được cửa xe, người nửa trong nửa ngoài, chân co chân duỗi, chết nằm trên sàn xi măng carport...

Trong vài ngày sau, nhà người thân Lê Triết, điện thoại reo liên hồi. Khi nhấc lên, thay vì tiếng nói, chỉ là những tràng cười, như thích thú, như chế diễu, như đe dọa, lạnh lùng, ghê rợn...

... Ngày giỗ đầu, các con đem phim cũ ra chiếu. Khi hình ảnh ông bà Lê Triết xuất hiện, con Bobby đang ngồi ở góc nhà vừa vẫy đuôi, vừa sủa, chạy tới hít hít vào màn hình, như mừng chủ đi xa về. Mừng cho nó, có vẻ an phận, nhờ không ý thức được thế nào là terror. Nhưng người có mặt đã không cầm được nước mắt. Nó cũng đã đi theo chủ, lâu rồi.” (Trích bài “Nhìn vào sự thật qua các vụ nhà báo gốc Việt bị giết” - ĐTT).

Cách diễn tả của tác giả ĐTT về cuộc sống của 10 đứa con và người vợ của nhà báo Đạm Phong, về cái chết và ngày giỗ của vợ chồng nhà báo Lê Triết - như những thước phim chiếu chậm làm lay động tới tận tâm can người đọc. Đối với tôi, đây là “một tấm gương trong” – như câu ca dao:

“Trăm năm soi tấm gương mờ
Không bằng một phút soi nhờ gương trong!
Đôi ta cách một giòng sông
Muốn sang, anh ngã cành hồng cho sang!”

Cũng theo tôi, trích đoạn “KINH HÃI TRÁI KHOÁY” trong phần phụ đính đính kèm bài viết này là MỘT TẤM GƯƠNG TRONG!

Hy vọng tấm gương trong này sẽ được những kẻ câm, kẻ điếc (nhưng chưa mù) (như ông Nguyễn Xuân Nghĩa trong một bài viết đã chê bai cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản là những kẻ mù, câm và điếc) dùng để soi lại lương tâm của mình, mà từ trước tới nay chỉ soi được vào tấm gương mờ!
Mong lắm thay!

Đoạn viết thêm: Khi bài viết “Nhìn vào sự thật qua các vụ nhà báo gốc Việt bị giết” của giáo sư ĐTT được phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn, có một trang báo điện tử đã đăng tải bài viết này nhưng lại có thêm phần “ý kiến độc giả”rất ư quái đản là chê bai cũng như dùng thí dụ xúc phạm tới mồ mả dòng họ ông ĐTT, tôi có nêu thắc mắc này và được ông ta trả lời như sau:

“Thưa ông Lão Móc,

Rất cám ơn ông đã đọc bài và nêu thắc mắc.
Trong bài viết tôi chỉ vắn tắt diễn tả qua biểu tượng sự khó hiểu của một tình trạng có thật. Suốt trong 40 năm, người Việt tị nạn vẫn đề cao mục tiêu trở về giải phóng quê hương. Trong khi đó, từ năm này qua năm khác, từ thập niên này qua thập niên khác, những hình ảnh diễn ra trước mắt chỉ thấy toàn cắm cờ, rước cờ, và phủ cờ. Có lẽ, do tuổi già lẩm cẩm, tôi không thể hiểu được làm thế nào mà chỉ “cắm cờ, rước cờ, phủ cờ bên Mỹ mà có thể giải phóng quê hương?

Việc tôn trọng lá cờ, tôi xin thưa: Lá cờ lúc nào cũng là lá cờ, với đầy đủ giá trị của nó, không ai có thể làm nhục nó được. Nước Mỹ cho phép đốt cờ, khi có kẻ nào đó làm việc này, không có nghĩa là cờ Mỹ sẽ không còn giá trị, hay giá trị sẽ bị suy giảm. Những kẻ đốt cờ, dù có đúng luật, có thể bị người đời nhìn bằng con mắt thiếu thiện cảm. Vậy, chỉ có người xử dụng cờ đáng khen hay đáng chê, giá trị lá cờ không thay đổi. Ngọc Hoàng trong bài viết của tôi chỉ “tự thán”, diễn tả tâm trạng “không thể hiểu được” của mình

trước việc thế gian dùng cờ để giải phóng quê hương. Khi viết, tôi không hề chủ tâm xúc phạm tới ai, nói chI tới xúc phạm tới dòng họ người khác, vốn là lĩnh vực có tính cách thiêng liêng. Trong khi ấy, nếu ai tự dưng xúc phạm tới mồ mả dòng họ tôi, đó là vấn đề của họ. Nếu họ làm điều này vô ý, thì chẳng sao. Nhưng nếu họ làm điều này là cố ý, trước tiên, nên tự hỏi mình: Nếu có ai tự dưng bới móc mồ ma tổ tiên dòng họ của mình, thì mình nghĩ thế nào?
Kính chào ông,

ĐTT”.

Xin mạn phép đăng tải lại phần trả lời của ông ĐTT để rộng đường dư luận. Phần khác, cũng xin cám ơn ông vì cái cách trả lời của ông cũng đã là “một tấm gương trong” đối với tôi. Xin cảm tạ!

LÃO MÓC

PHỤ ĐÍNH

Kinh hãi trái khoáy

Cuốn phim Terror in Little Saigon (Kinh hãi tại Little Saigon), như mọi người đã biết, có nội dung nói về cái chết của những nhà báo gốc Việt bị giết tại Mỹ từ 1981 đến 1990.

Nhưng thực tế, nó đã tạo một hiệu ứng trái ngược trong cộng đồng Việt: Hầu như chẳng ai cảm thấy “kinh hãi” khi các nhà báo bị giết. Như đã trình bầy, cả cộng đồng và làng báo Việt hồi đó đều “làm thinh”.
Trái lại, đã có một không khí “kinh hãi” trong cộng đồng, trước và sau hôm công chiếu ngày 3 tháng 11. Nhiều cá nhân và đoàn thể trong cộng đồng khắp nơi trên đất Mỹ nhảy dựng, thảo luận, kết án, chống đối, hội họp, tìm cách đối phó... ngay từ trước khi xem phim. Và sau khi xem phim, mức độ kinh hãi càng tăng. Hoạt động đối phó cũng tăng: mời họp, thông cáo, kiến nghị, thư phản đối, họp báo, cả kế hoạch biểu tình trước PBS.

Trong khi cộng đồng sôi nổi như vậy, lại bị các nhân vật rất gần gũi với cộng đồng chê bai. Ông Hoàng Cơ Định nghi ngờ về trình độ trưởng thành của cộng đồng, trong khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa viết: “chỉ mong rằng cộng đồng chúng ta không mắc bệnh câm, điếc hay mù!” Người viết không tin quý vị trong cộng đồng thiếu trình độ. Cũng không tin quý vị mắc bệnh câm, điếc, hay mù. Thật ra, quý vị là những người rất năng động và nhậy cảm, nhưng không đúng lúc, thành ra đôi khi lẫn cẫn. Lúc đáng lẽ cảm thấy kinh hãi, như khi có người bị giết vì bất đồng chính kiến, hay để bịt miệng, thì quý vị im lặng. Khi đáng phấn khởi hay vui mừng, như khi nhà báo tìm hiểu quá khứ, đánh động lương tâm để giúp tìm ra thủ phạm, thì lạI cảm thấy hãi hùng, lo sợ. Tình trạng này, có thể tạm gọi là bệnh “kinh hãi trái khoáy” (improper terror).

Ngoài kinh hãi vì những vụ giết người, có thế nói, qua cuốn phim “terror”, còn có thể thấy cả kinh hãi ngay trong đời sống cộng đồng:
Tại Cali, hàng năm cộng đồng Việt đều có tổ chức lễ giỗ và tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một trong những đức tính hàng đầu của Tổng Thống Diệm được nêu ra hàng năm, là sự quý trọng mạng sống con người. Bằng chứng: Hà Minh Trí, sát thủ Việt Cộng toan ám sát Tổng Thống tại Ban Mê Thuật ngày 22 tháng 2 năm 1957, và phi công Phạm Phú Quốc, bỏ bom Dinh Độc Lập sáng 27 tháng 2 năm 1962. Cả hai người này, một là Việt Cộng, một là sĩ quan phản loạn, xử đúng luật, đều đáng án tử hình.
Nhưng ông Diệm đã không giết họ. Dù yêu hay ghét ông, đó là sự thật, không thể chối cãi.

Trường hợp này, ông Diệm còn nhân từ, rộng lượng hơn Charles de Gaulle. Ngày 22 tháng 8, 1962, có cuộc ám sát hụt Tổng Thống Pháp de Gaulle ở Paris, do Trung Tá Không Quân Pháp Jean Bastien Thiry chủ mưu. Ông này bị toà án Paris kết án tử hình ngày 4 tháng 3, 1963, không được de Gaulle ân xá, và bị xử bắn chỉ một tuần sau đó, ngày 11 tháng 3, 1963.
Một tên Việt Cộng, một sỹ quan phản loạn, chủ tâm giết, đã ra tay và giết hụt Tổng Thống. Mặc dầu có đầy đủ quyền hành hợp pháp để xử tử họ, nhưng ông không làm. Ông trọng mạng sống của họ, dù họ đã cố tình giết ông. Cứ giả tỉ Dương Trọng Lâm là Cộng Sản, anh ta chưa hề giết ai, không có âm mưu giết ai. Vậy mà có người tự tiện giết anh ta, còn nhân danh cái này cái nọ, và công bố “bản án”. Trước sự việc khủng khiếp như vậy, có đáng gọi là “kinh hãi”, terror? Lúc sẩy ra chuyện thực sự kinh hãi, quý vị không làm gì. Chẳng những thế, giết người vô cớ còn không muốn cho chôn! Đáng kinh hãi hơn nữa! Trong khi đề cao Cụ Diệm, vẫn thản nhiên làm ngược lại những đức tính tốt của cụ, có phải là tình trạng đáng kinh hãi không?

Ai chưa cảm thấy kinh hãi đủ, người viết xin trình bầy tiếp: Trở lại vụ ông de Gaulle không ân xá cho tử tội Thiry. Thật ra, lúc đầu ông đã định ân xá, nhưng sau khi suy nghĩ, ông đã đưa ra 5 lý do để bác. Trong số này, hai lý do đầu và cuối rất đáng lưu ý:

- Lý do đầu, hung thủ đã xả súng vào xe trong đó có chở một người đàn bà vô tội; đó là Bà Yvonne de Gaulle, vợ ông, ngồi chung xe với ông.
- Lý do cuối, các hung thủ xử dụng võ khí tấn công, chính họ đối diện với hiểm nguy khi hành động, họ được giảm án. Nhưng người chủ mưu Thiry, không trực tiếp hành sự, mà ngồi chỉ huy ở một nơi an toàn, không đáng được ân xá.

Cả hai lý do trên, đều có thể áp dụng cho vụ ám sát ông bà Lê Triết, với mức độ trầm trọng hơn; vì ông de Gaulle và người đàn bà vô tội vợ ông đều thoát chết, trong khi ông Triết và người đàn bà vô tội của ông không may mắn như vậy. Đồng thời, theo hồ sơ cảnh sát, hung thủ là kẻ giết người chuyên nghiệp; nghĩa là kẻ chủ mưu cũng chỉ huy từ một nơi an toàn, như Thiry.

Người vô tội bị giết, kẻ đáng tử hình vẫn ngoài vòng pháp luật, trong một phần tư thế kỷ. Đủ kinh hãi chưa?

Còn nữa: Sau khi chống đối A.C. Thompson, một phần sinh hoạt nhộn nhịp trong cộng đồng rọi đèn chiếu vào Tony Nguyễn: Eureka! Nó đây rồi! Lại một thằng cộng sản nữa!

Nó là bạn của Dương Trọng Lâm, lấy tiền của cộng sản để bôi nhọ cộng đồng! Nếu quả thật Tony Nguyễn là cộng sản, hay thân cộng, thì thật đáng kinh hãi. Không phải kinh hãi vì anh ta là cộng sản, mà kinh hãi cho cộng đồng. Tất cả mọi người trong cộng đồng Việt tị nạn, kể cả người viết bài này, xưa nay chống cộng, vì tin rằng tất cả những gì liên hệ tới cộng sản đều xấu. Nếu Tony Nguyễn là cộng sản, và ngày nay anh ta xả thân cố làm sáng tỏ cái chết của người bạn tên Lâm sẩy ra từ 34 năm trước, như vậy là tình bạn của những người cộng sản hay thân cộng đối với nhau rất sâu đậm. Trong khi ấy, những người quốc gia có chính nghĩa sáng ngời, không lo làm sáng tỏ cái chết của những thành viên chống cộng như Đạm Phong, Lê Triết, mà trước nỗ lực truy tầm thủ phạm của nhà báo, lại cảm thấy “terror”, như chính mình là thủ phạm sắp bị hành quyết. Còn kinh hãi nào hơn?

Vẫn chưa hết: Trong khi trả lời phỏng vấn trên đài Cali Today ngày 6 tháng 11, một nhân vật uy tín trong cộng đồng Bắc Cali đã phát biểu ý kiến, giống như một số người khác, về cuốn phim Terror in Little Saigon, rằng đây là chuyện cũ, sẩy ra trong lúc lòng người còn giao động, không nên nói tới nữa. Trong khi ấy, từ trước tới nay, cộng đồng chống cộng vẫn nhắc tới, vẫn đòi cộng sản phải làm sáng tỏ những vụ giết người từ thời Cải Cách Ruộng Đất, thời Mậu Thân, thời Tù Cải Tạo, và những vụ bịt miệng thời

Nhân Văn, Giai Phẩm, vụ Xét Lại... Tất cả terror này đều cũ hơn những terror trên đất Mỹ. Chỉ nhìn thấy lỗi ở người mà không nhìn thấy lỗi ở mình, căn bệnh này có đáng kinh hãi không?

Lại nữa, Đại Tá Lộc chê cuốn phim “đầu voi đuôi chuột”, chưa đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Ký giả và cơ sở truyền thông tư nhân không phải là cảnh sát hay FBI. Họ đã cố gắng, và họ mới làm được đến thế thôi. Cộng đồng gốc Việt là tập thể có liên hệ, nêu thấy còn thiếu sót, nên tiếp tay họ để làm tốt hơn, thay vì coi họ như kẻ thù. Họ mới đem lại được cái “đuôi chuột”, cộng đồng đã hoảng loạn lên. Nếu họ đem lại cái đuôi voi? Terror!

Ngoài chuyện terror, nhóm làm phim còn bị công kích về việc dùng chữ “Little Saigon”, nói rằng địa danh xuất hiện sau các vụ giết người, và có những vụ ám sát sẩy ra ngoài Cali, như ờ Virginia, hay Texas. Little Saigon đã trở thành tượng trưng cho tập thể người Việt tị nạn tại Mỹ. Nếu bảo tên này chỉ dành riêng cho một nơi nhất định nào, tại sao đã có Little Saigon ở Nam Cali, Bắc Cali cũng đòi y hệt cho San Jose? Sau vụ khủng bố tại Paris hôm Thứ Sáu 13 tháng 11, nhiều người nước khác đã đeo biểu hiệu “Je suis Paris”. Sao không ai nói với những người này là khủng bố tận bên Pháp, anh đang ở Mỹ, anh là (cái chó) gì mà tự xưng Je suis Paris?

Từ đầu bài, người viết chỉ nhìn vào những gì dựa trên sự thật. Để đổi khẩu vị, xin thay lời kết bằng một mẩu truyện giả tưởng, thật ngắn:
Cuối năm Con Dê (2015), Ngọc Hoàng Thượng Đế mở com pú tờ, vào gú gồ tìm chuyện lớn, để hỏi táo quân các nơi trong buổi tiếp kiến tất niên. Thấy nổi bật:tin khủng bố làm nổ máy bay Nga ở Sinai; công an giết người và hành hung luật sư ở Việt Nam.

Lại thấy nhiều bài nói người Việt giống người Do. Thiết triều ngày 23 tháng Chạp, Ngọc Hoàng hỏi Táo Do Thái:

- Sa mạc Sinai hẹp, sao dân Do Thái xưa mất 40 năm để vượt qua?
Táo Do Thái thưa:
- Tâu Ngọc Hoàng, vì một người trong đám dân di tản đánh rơi một quarter.
Ngọc Hoàng vuốt râu cười hiền: “I see”! Rồi hỏi Táo Việt Tị Nạn:
- Thái Bình Dương rộng, nay chỉ cần một ngày để vượt qua, sao 40 năm vẫn chưa về giải phóng quê hương?
Táo Việt Tị Nạn thưa:
- Bẩm Ngọc Hoàng, chúng con còn bận cắm cờ, và...
- Và gì? Ngọc Hoàng hỏi tiếp.
- Rước cờ, và...
- Gì nữa? Ngọc Hoàng hỏi thêm.
- Phủ cờ!
Ngọc Hoàng vẫn giữ vẻ uy nghi, lẩm bẩm một mình: “Đéo hiểu”!”
(Trích bài “Nhìn vào sự thật qua các vụ nhà báo gốc Việt bị giết” –

Đinh Từ Thức

LÃO MÓC

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us