tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web

Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Trang Tôn Giáo của Vietlist.us dùng đăng tải những bài nghiên cứu, thuyết giảng về tôn giáo. Chúng tôi chấp nhận cả những bài phê phán tôn giáo với điều kiện bài viết phải có ngôn từ đứng đắn và có lý luận rõ ràng. Xin lưu ý là các bài viết không nhất thiết phản ảnh lập trường của nhóm Vietlist. Xin gởi bài viết cho chúng tôi tại vietlist09@yahoo.com.

------------oo0oo-------------

Trách Nhiệm Chấn Hưng Phật Giáo Của Người Cư Sĩ Phật Tử.

http://www.llcschpg.net/Baiviet/Trach-nhiem-chan-hung-Phat-giao.htm

Nói về ý nghĩa chấn hưng Phật giáo của người cư sĩ Phật tử, Lực Lượng Cư Sĩ Chấn Hưng Phật Giáo (LLCSCHPG) chúng tôi đã nhiều lần đề cập qua các bài viết đã được phổ biến rộng rãi. Và qua một tâm thư, LLCSCHPG chúng tôi cũng đã minh định một cách rõ ràng về lập trường, đường hướng sinh hoạt của tổ chức LLCSCHPG trước hình tình quốc nạn và pháp nạn bức thiết nhất hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều nguồn dư luận, đến nay vẫn cho rằng danh xưng "Chấn Hưng Phật Giáo" là không chính danh và họ đã dựa vào điểm này để xuyên tạc, bôi nhọ LLCSCHPG chúng tôi.

Có người cho rằng hàng ngũ cư sĩ không đủ thẩm quyền để làm công việc chấn hưng Phật giáo mà phải là các bậc giáo phẩm lãnh đạo. Lại cũng người hiểu một cách méo mó rằng chấn hưng là sửa lại giáo lý Phật Đà, và đòi hỏi người cư sĩ làm công việc hộ pháp, chấn hưng Phật giáo phải là những nhà nghiên cứu tinh thông kinh điển, là tác giả có tác phẩm về Phật giáo được mọi người biết đến v.vv. Thêm vào đó, có những người không phải là Phật tử, hoàn toàn không hiểu gì về Phật giáo cả, họ chỉ đọc vài ba quyển sách về Phật giáo rồi tự cho là hiểu biết, để rồi nêu lên những câu hỏi theo kiến giải hạn hẹp, mang nặng tính cách bôi nhọ của họ chứ không hề quan tâm đến sự sống còn của Phật giáo. Họ không biết rằng, tất cả mọi người cư sĩ đều có trách nhiệm, có bổn phận phải hộ pháp, hộ đạo, cũng ví như công dân của một nước, phải làm tròn bổn phận của mình trước sự an nguy của dân tộc. Và hơn nữa, cũng vì có những phần tử mang ý nghĩ thiển cận tạo ra những vấn nạn kể trên mà Phật giáo cần phải được chấn hưng.

Một lần nữa, để giải toả những thắc mắc về ý nghĩa chấn hưng Phật giáo, cũng như danh xưng, việc làm của người cư sĩ trong tổ chức LLCSCHPG, chúng tôi xin được trình bày một số quan điểm, luận cứ về danh xưng LLCSCHPG dựa theo kinh điển chứ không phải cưỡng từ đoạt lý như dư luận đã hiểu lầm bấy lâu nay.

Trước hết, về ý nghĩa của hai từ chấn hưng. Thật đơn giản, chấn hưng có nghĩa là chấn chỉnh, chỉnh đốn, sửa chữa lại những gì mai một, không đúng, không phù hợp, làm cho nó đúng hơn, tốt đẹp hơn để có thể phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh.

Có người hỏi chúng tôi, chấn hưng Phật giáo là chấn hưng cái gì???

Xin thưa, Phật giáo không chỉ có giáo lý, mà còn có tam tạng kinh điển để ghi chép, lưu truyền giáo lý ấy, và còn có các hàng ngũ tín đồ gồm có tứ chúng: Tỳ kheo, tỳ kheo ni, cận sự nam, cận sự nữ.

Chư Tăng, Ni là các bậc Trưởng tử Như Lai, quý ngài đã vứt bỏ tất cả các lạc thú trần gian, ly gia cát ái, ba y một bát, theo lý tưởng hoằng pháp độ sinh của Đức Thế Tôn, quý ngài phải gìn giữ giới luật, phạm hạnh, oai nghi của người tu sĩ một cách nghiêm cẩn, do đó quý ngài phải sống trong chốn thiền môn, đạo tràng thanh tịnh hầu có thể tu tập đến cứu cánh rốt ráo giác ngộ, giải thoát. Trách vụ của người Trưởng tử Như Lai là truyền dạy giáo pháp và cứu độ chúng sanh.

Còn cư sĩ gồm có cận sự nam, cận sự nữ, là những Phật tử có gia đình, có vợ chồng con cái, còn bận sinh kế nên tu tập tại gia. Vì còn trầm mình trong lạc thú giả tạo của trần thế, nên người cư sĩ sống chung đụng với đủ mọi thành phần khác trong xã hội, do đó, không thể thực hiện đầy đủ những pháp học, pháp hành cao xa như các bậc trưởng tử Như Lai.

Vì bốn chúng đệ tử Phật môn ở cõi ta bà này đều vốn là phàm nhân, mà hễ còn phàm thì còn có sai sót. Giáo lý nguyên thuỷ của Đức Như Lai là giáo lý vô thượng, nhưng khi trao truyền cho những người phàm mắt thịt như chúng ta, nhất là những hàng cư sĩ tại gia, đôi khi gặp những chướng duyên hay không đủ phước báu, căn lành để có thể lãnh hội được. Vì không thâm nhập giáo lý nhà Phật một cách thấu triệt nên người cư sĩ hành xử nhiều thiếu xót, lỗi lầm. Ngay cả trong giới tu sĩ, nhất là vào giai đoạn hiện nay của đất nước, CSVN đã lợi dụng Phật giáo như một công cụ để đánh bóng chế độ, họ đã đem chủ thuyết Mác Lê Hồ pha trộn vào giáo pháp để giảng dạy trong các Đại học Phật giáo nhằm đầu độc tư tưởng các tu sĩ trẻ, cốt làm sao cho người ta nghĩ rằng đạo Phật và chủ nghĩa cộng sản tương tự với nhau, cho nên không chỉ riêng người cư sĩ mà còn rất nhiều các vị tu sĩ trẻ ngày nay đã không tu hành đúng mức, không nhìn vào công hạnh của thầy tổ của mình đúng với truyền thống Phật giáo Việt Nam từ ngàn xưa, mà chỉ nhìn vào các tu sĩ có chức sắc, có khả năng ban phong chức sắc để cầu danh, cầu lợi! Đức Thế Tôn đã dạy: “giới luật còn thì đạo pháp ta còn”. Giới luật không tuân thủ thì chính là nguyên nhân đưa đến thời kỳ mạt pháp.

Từ khi cưỡng chiếm Miền Nam 30 tháng 4 năm 1975, để củng cố cho Đảng, nhà cầm quyền CSVN đã đầu độc giới trẻ bằng cần sa, ma túy, rượu chè, tạo ra một xã hội băng hoại, đói nghèo, đạo đức suy đồi, người dân chỉ biết đến quyền lợi riêng tư, chèn ép, đạp đổ lên đầu nhau để sống, mà quên đi bổn phận làm người và truyền thống của cha ông. Trong chính sách tiêu diệt Phật giáo, CSVN cũng đã lập ra một Giáo Hội tay sai, một công cụ dưới sự chỉ đạo của Ban Tôn Giáo chính phủ, họ đã đầu độc tư tưởng khiến người cư sĩ Phật tử hiểu sai lệch về 2 chữ “chính trị” cho nên đa số Phật tử chỉ biết “tu mù”, “tu rục” thờ ơ trước vấn nạn đất nước. Nhịp nhàng với chính sách của đảng CSVN, Nhóm Về Nguồn đã ly khai ra khỏi GHPGVNTN, trong Lễ Hiệp Kỵ lần thứ IV tại Đức Quốc đã khẳng định “chính giáo phân ly”, với ý nghĩa chính trị và tôn giáo phải tách rời, không đấu tranh dù nước mất nhà tan, đạo pháp suy đồi, trong khi thực tế chính trị và tôn giáo là hai phạm trù không thể tách rời nhau. Xin đừng nhầm lẫn chủ trương Chính Giáo Phân Ly theo ý nghĩa Chính Quyền và Giáo Quyền, chính hai phạm trù này mới cần phải tách rời nhau, chính quyền không nên can thiệp vào sinh hoạt của tôn giáo mới là đúng nghĩa với "Chính Giáo Phân Ly". Nhưng với chủ trương chính giáo phân ly - Phật giáo không làm chính trị - Nhóm Về Nguồn đã đi ngược với nguyện vọng, công hạnh của Thầy tổ mà Phật Giáo đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ bao ngàn năm nay!

Theo thống kê thì 80% dân số Việt Nam là Phật tử, có thể nói rằng đó là một con số lớn lao, tuy nhiên, rất nhiều người, dù nhìn nhận mình là Phật tử, vì cha mẹ, ông bà họ theo đạo Phật, nhưng họ lại không được giảng dạy giáo lý Phật Đà một cách thấu triệt, đúng mức nên đã khiến nền đạo đức của người dân Việt Nam nói riêng và Phật Giáo Việt Nam nói chung trở nên suy đồi, băng hoại một cách thảm hại. Cứ nhìn vào những mảng tin tức xã hội trên các báo chí trong nước, chúng ta không khỏi rùng mình ghê sợ trước những tội lỗi không thể nào tưởng tượng của các phạm nhân. Trước ách nạn đó, LLCSCHPG ra đời, dù khả năng hạn hẹp, nhưng cũng mong muốn được đóng góp chút công sức vào việc bắt những con sâu ra khỏi nồi canh đạo pháp trong mục đích hộ pháp, hộ đạo, cùng hướng dẫn giới trẻ ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình để có thể giữ gìn căn nhà Phật giáo không bị sụp đổ trong mai hậu, nhất là dưới thời hậu Cộng Sản. Với tính cách và nguyện vọng của chúng tôi, LLCSCHPG kể từ ngày được thành hình đến nay đã được các bậc thức giả ủng hộ bằng nhiều hình thức khác nhau. Và trong công cuộc đấu tranh chung, hẳn nhiên chúng tôi cũng không nằm ngoài số phận như các hội đoàn, đoàn thể Người Việt Quốc Gia chống cộng khác, không thể tránh khỏi những sự đánh phá từ nhiều mặt, nhiều phía, bị bôi nhọ cá nhân, bị xuyên tạc từ danh xưng đến tính chất của các hoạt động.

Trong âm mưu tiêu diệt Phật giáo, CSVN còn đào tạo hàng ngũ cán bộ tuyên giáo giả dạng tu sĩ trà trộn vào các cơ sở, chùa viện Phật giáo để khống chế hàng ngũ tu sĩ chân chính, quý ngài vì chỉ muốn yên thân tu tập nên đã phải nghe theo sự điều khiển của chúng. Thế nên, tình trạng tu sĩ phạm trai phá giới mỗi ngày càng trầm trọng và đã làm xấu đi hình ảnh, tôn chỉ của Phật giáo. Còn về hàng ngũ cư sĩ Phật tử như chúng tôi đã nói ở trên, cũng chỉ mong cầu lợi lạc cho riêng mình, phần bị hướng dẫn sai lạc, thực hành không đúng với chánh pháp, nên áp dụng vào đời sống không đúng với thiện pháp. Và hơn nữa, một khi giáo pháp bị pha trộn vào tín ngưỡng dân gian thì càng dễ bị kẻ xấu lợi dụng, nhằm dẫn dắt quần chúng đi vào con đường mê tín dị đoan, cũng để làm lợi cho đảng CSVN tiếp tục thống trị người dân và dâng hiến mảnh đất cha ông cho Hán Tặc Bắc Phương.

Vì thế, việc chấn hưng Phật giáo và cứu nguy đất nước là điều cần thiết.

Và ai sẽ là người có trách nhiệm, bổn phận trong vai trò chấn hưng Phật giáo???

Nếu nói rằng chỉ hàng ngũ tăng chúng mới có đủ thẩm quyền chấn hưng Phật giáo, thì thật là một điều sai lầm, thiếu sót, vì vai trò của người cư sĩ chính là hộ pháp, hộ đạo! Còn chư Tăng, quý Ngài với oai nghi phẩm hạnh cần có của một bậc Trưởng Tử Như Lai, cùng nếp sống cách biệt với xã hội, những chuyện thị phi nhân thế quý Ngài không thể can thiệp vào. Điển hình như chúng ta đã thấy từ suốt hơn 36 năm qua, các thế lực vô minh trong lẫn ngoài Phật giáo, đã vu khống, chụp mũ, bôi nhọ, đánh phá chư Đại Tăng lãnh đạo GHPGVNTN nhưng quý Ngài vẫn im lặng không hề lên tiếng.

Vậy thì ai sẽ đảm trách những công việc này!? Tất nhiên là hàng ngũ cư sĩ chúng ta chứ không ai khác.

Vai trò của người cư sĩ trong việc hộ trì Tam Bảo rất quan trọng, vì ngoài người cư sĩ chúng ta ra, không ai có thể đảm nhận trách nhiệm này! Ngoại đạo chăng? Nhà cầm quyền chăng? Câu trả lời chắc chắn là không rồi!!

Để thực hiện những công việc này một cách có hiệu quả, điều cần thiết là chúng ta phải học pháp và hành trì các giáo lý căn bản để có thể trở thành những Phật tử thuần thành, luôn hướng thiện hướng thượng, đó mới gọi là vai trò người hộ pháp và thừa tự pháp đúng nghĩa.

Tuy nhiên, trước hiện trạng đạo pháp suy đồi, không phải chỉ hạn hẹp một số Phật tử thuộc làu kinh điển nhà Phật hay viết lên những trang sách, biên soạn một vài tác phẩm về Phật giáo mới có thẩm quyền chấn hưng, mà là trách vụ chung cho tất cả mọi người Phật tử và mọi người cư sĩ chúng ta đều có trách nhiệm như nhau. Một người Phật tử trong Phật giáo cũng ví như một công dân của một đất nước, mà "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", không ai có thể từ chối bổn phận của mình đối với vận mệnh nước nhà, thì người Phật tử cũng thế, cũng phải có bổn phận giữ gìn giữ đạo giáo của mình được tốt đẹp, tồn vững.

Tóm lại, bổn phận của người cư sĩ chúng ta là phải học và hành giáo lý Phật Đà, để có thể phân biệt thiện ác, chân giả, để có thể thực hiện hiệu quả bổn phận hộ pháp của mình trong tinh thần trách nhiệm cùng khả năng mà chúng ta có được. Chúng ta cùng dấn thân, cất cao tiếng nói tố cáo những điều sai trái mà cộng sản đã đem gán ghép vào cho Phật giáo, chúng ta lên tiếng bảo vệ cho uy tín của chư tăng v.vv, bấy nhiêu đó cũng đủ nói lên ý nghĩa của hai chữ chấn hưng Phật giáo rồi vậy! Điều dễ hiểu hơn nữa, chúng ta nguyện làm điều lành, tránh điều dữ, hướng dẫn con em tu tập đúng với chánh pháp, vất bỏ biên kiến, tà kiến, xa lánh ma vương, ác đảng thì chính chúng ta đã thắp lên những ánh đuốc sáng ngời cho nền đạo pháp, nước nhà. Chỉ cần thực hiện được những điều như thế thì tức là chúng ta đã góp phần chấn hưng Phật giáo chứ còn gì nữa. Và LLCSCHPG chúng tôi cũng đã khẳng định, chúng tôi đóng góp công sức cho nhu cần chấn hưng Phật giáo trong khả năng và phạm vi mà người cư sĩ có thể làm được với danh xưng rất rõ ràng là "Lực lượng cư sĩ ", chúng tôi không tranh giành công việc này cho riêng chúng tôi, ai cũng có thể thành lập một tổ chức chấn hưng A, B, C gì đó. Và chúng tôi cũng không thể nào có những hoạt động vượt quá phạm vi giới hạn của người cư sĩ như ai đó đã nghĩ sai lầm rằng sử dụng danh xưng chấn hưng Phật giáo là phạm thượng, là muốn bao trùm luôn cả tăng chúng. Điều này hoàn toàn là sai lầm.

Chư Tăng ví như là kèo, cột, mái nhà, còn hàng ngũ cư sĩ ví như phên, vách, tường, rào, mỗi giới đều có phạm vi riêng của mình để chấn hưng và phát triển Phật giáo. Vì thế, tất cả mọi người con Phật chúng ta, nhất là hàng ngũ cư sĩ Phật tử ngày nay cần phải quyết tâm, một lòng đoàn kết để tạo nên bức tường thành kiên cố mới mong có thể chống lại được ma vương, ngoại đạo ngày đêm đang rình rập cố tình tiêu diệt Phật giáo chúng ta.

Nói có sách mách có chứng, để chứng minh những điều chúng tôi nêu ra cũng như việc làm và danh xưng LLCSCHPG từ suốt hơn 2 năm qua đều dựa vào kinh điển nhà Phật, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn "Vai trò của người cư sĩ trong Phật giáo" trong quyển Cư Sĩ Giới Pháp do Tỳ Kheo Giác Giới biên soạn. Đây là những lời dạy của Đức Phật rải rác đó đây trong Tam tạng Thánh Điển Pali mà TK Giác Giới đã bỏ rất nhiều công sức sưu tập và biên soạn. Chúng tôi nghĩ rằng tất cả mọi người cư sĩ Phật tử đều nên đọc quyển sách này để có một khái niệm về những trách nhiệm, bổn phận của người cư sĩ đối với Phật giáo, để am tường về những pháp môn tu tập mà người cư sĩ có thể hành trì, để có thể tìm ra một phương cách sống an vui trong thời buổi nhiễu nhương, đầy bất trắc và bạo động trên thế giới hiện nay. Mong lắm thay.

Tuệ Kiếm - LLCSCHPG- Sep 14, 2011

++++++++++++++++++++++++++++++++++++


I.6. VAI TRÒ CƯ SĨ TRONG PHẬT GIÁO

Đức Phật có tâm đại bi với chúng sanh, Ngài thuyết pháp vừa theo trình độ và hoàn cảnh của mỗi người, để họ có thể thực hành theo giáo pháp hầu được an vui hạnh phúc và giải thoát khỏi khổ luân hồi như Ngài.

Giáo pháp của Đức Phật ứng dụng cho cả hai giới xuất gia và tại gia.

Người cư sĩ trong Phật giáo cũng có trách nhiệm nặng nề đối với việc tồn vong của chánh pháp.

Đức Phật có thuyết rằng:

"Ở đây, sau khi Như Lai nhập diệt, các tỳ kheo, các tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn trọng và qui thuận bậc Đạo Sư, sống tôn trọng và qui thuận giáo pháp, sống tôn trọng và qui thuận Tăng chúng, sống tôn trọng và qui thuận học giới, sống tôn trọng và qui thuận lẫn nhau. Đây là nguyên nhân chánh pháp được tồn tại lâu dài sau khi Như Lai viên tịch" (A.III.247).

Người cư sĩ Phật giáo, đúng nghĩa là cận sự nam và cận sự nữ không phải là người chi đến với Phật giáo như một học giả nghiên cứu triết học Đông phương. Mà phải nhận thức rõ vai trò của mình đối với Phật pháp, phải thiết tha sống theo tinh thần lời dạy của Đức Phật để hướng tìm mục đích giải thoát, thành tựu hạnh phúc thật sự.

Người cư sĩ chân chánh trong Phật giáo có hai vai trò:

1. Vai trò người hộ pháp (Dhammarakkhaka).
2. Vai trò người thừa tự pháp (Dhammadāyadaka).

Vai trò hộ pháp

Hộ pháp tức là hộ trì Tam bảo: hộ trì Phật bảo, hộ trì Pháp bảo, hộ trì Tăng bảo.

Hộ trì Phật bảo, gọi là hộ pháp. Vì rằng Đức Phật là bậc giác ngộ chân lý, bậc đã tìm ra pháp giải thoát, bậc kính trọng chánh pháp. Do vậy, sự hộ trì Phật bảo cũng gọi là hộ pháp.

Hộ trì Pháp bảo, gọi là hộ pháp. Vì rằng giáo lý của Đức Phật là pháp đem đến sự an vui cho chúng sanh thiết thực hiện tại, lợi ích tương lai, và thoát khỏi luân hồi. Giữ vững giáo pháp cho đúng tinh thần chánh pháp, không để bị mai một, bị sai lệch văn cú ý nghĩa lời dạy của Đức Phật. Đó gọi là hộ pháp.

Hộ trì Tăng bảo, gọi là hộ pháp. Vì rằng Tăng chúng là những vị đệ tử thừa hành giáo lý của Đức Phật, truyền thừa Phật pháp tồn tại trong thế gian ngay khi Đức Phật còn tại thế và sau khi Đức Phật níp bàn. Tăng chúng còn là Giáo pháp còn, do đó sự hộ trì Tăng bảo cũng là hộ pháp.

a) Hộ trì Phật Bảo

Người cư sĩ hộ trì Phật bảo bằng bốn hình thức sau đây:

1- Giữ vững niềm tin đối với Đức Phật, không có hoài nghi sự giác ngộ của Ngài.
2- Hằng tán dương Đức Phật và hoan hỷ người khác tán dương Đức Phật.
3- Thường xuyên lễ bái Đức Phật qua hình, tượng, xá lợi.
4- Xây dựng đền tháp, tôn thờ Phật cảnh trang nghiêm để tôn vinh Đức Phật. Nếu không có khả năng tự mình làm thì ủng hộ người khác cùng làm.

Việc thờ phụng Đức Phật, người cư sĩ làm vai trò ấy là hợp lý hơn các vị xuất gia. Khi Đức Thế Tôn sắp viên tịch, tôn giả Ānanda đã bạch hỏi Ngài về việc xử sự đối với thân Xá Lợi của Thế Tôn phải như thế nào? Đức Phật bảo rằng:

"Này Ānanda, các ngươi chớ bận lo việc thờ phượng Xá Lợi của Như Lai; hãy tinh tấn tự lợi, hãy chuyên cần tự lợi, hãy sống nỗ lực nhiệt tâm, không dể duôi. Này Ānanda, có các hiền trí Sát đế lỵ, các hiền trí Bà la môn, các hiền trí gia chủ tín ngưỡng Như Lai, những người ấy sẽ thờ phượng thân xá lợi của Như Lai" (D.II.141).

b) Hộ trì Pháp bảo

Người cư sĩ hộ trì Pháp bảo bằng năm hình thức sau đây:

1- Giữ vững niềm tin đối với giáo pháp, không có hoài nghi về hiệu năng hướng thượng của Giáo pháp.
2- Siêng năng học hỏi giáo pháp, thọ trì đúng chánh pháp, không mê tín dị đoan, không xu hướng ngoại đạo.
3- Hoan hỷ cúng dường đến các vị tỳ kheo, sa di là bậc đa văn, những vị học pháp, hành pháp và duy trì giáo pháp.
4- Có sự ưu tư trong việc chấn hưng Phật pháp khi thấy có dấu hiệu bi suy thoái, bị phá hoại.
5- Tùy khả năng của mình, hỗ trợ chư Tăng kết tập kinh điển, in ấn sách kinh, mở trường lớp Phật học v.v...

Từ thời Đức Phật đã có những tấm gương cư sĩ hộ pháp như ông Anāthapiṇḍika, bà Visākhā, vua Pasenadi, sau này có vua Asoka ... chẳng những họ cúng dường vật chất hộ độ Đức Phật và Tăng chúng mà họ còn rất quan tâm để hộ trì chánh pháp, cũng cố Phật pháp, làm sao cho giáo pháp hưng thịnh.

Người cư sĩ hộ trì chánh pháp nổi bậc nhất là đức vua Asoka (A Dục vương). Với quyền hành của mình, nhà vua đã cố gắng học Phật pháp cho thông suốt để sàng lọc ra những vị tu sĩ giả danh gây xáo trộn trong Phật giáo, nhà vua cũng đã nhiệt tâm hộ độ chư Tăng kết tập kinh điển lần thứ ba, nhà vua cũng tận tâm giúp đỡ chư Tăng đi hoằng pháp mở mang Phật giáo đến các nước lân bang ...

c) Hộ trì Tăng bảo

Người cư sĩ hộ trì Tăng bảo bằng năm hình thức sau đây:

1- Có niềm tin vững chắc nơi Tăng chúng, không vì lý do một vài phần tử cá nhân xấu mà mất niềm tin với Tăng chúng.
2- Thường xuyên hộ độ cúng dường các nhu cầu vật chất đến chư tăng.
3- Luôn luôn bảo vệ uy tín và thanh danh cho Tăng chúng.
4- Quan tâm đến sự an nguy thịnh suy của Tăng chúng, đồng vui cộng khổ với chư tăng.
5- Đối xử với Tăng chúng bằng sự kính trọng và nhu thuận.

Các cư sĩ thời Đức Phật như ông Jīvakakomārabhacca, bà Visākhā, vua Pasenadi ... là những người hộ Tăng tiêu biểu, vừa hộ độ thực phẩm, vừa bảo vệ thanh danh chư tăng, vừa khéo góp ý nhắc nhở những vị có hành vi sai trái để chấn chỉnh giáo hội tốt đẹp.

http://www.budsas.org/uni/u-cusi/csgp01.htm

----------o0o----------

 

Toi Ac CSVN

------oo0oo------

HsTs

CoVangVNCH

history
Hình chụp của 1 phóng viên Liên Xô: Một cảnh đấu tố tại miền Bắc có hình thờ các lãnh tụ Cộng sản được treo trên cao. Trong hình một thanh niên có vẽ có học thức, đang bị Cộng Sản đấu tố. Cán bộ Cộng Sản ngồi trên bàn chủ tọa. Nông dân nghèo được khích động, hứa hẹn chia của và huấn luyện sẵn để đánh đập, sỉ vả, kết tội người bị đấu tố.
history
Người bị đấu tố sắp bị bắn

history

Người bị đấu tố vừa bị bắn chết trước sự chứng kiến của dân chúng. Tài sản người bị đấu tố thường bị tịch thu, gia đình người bị đấu tố bị đuổi ra khỏi nhà. Thân nhân bị cô lập, không được hành nghề, không được làm mướn. Hàng triệu người miền Bắc là nạn nhân của Cộng Sản, đã sống trong tình trạng đói khổ, cùng quẩn suốt cuộc đời. Phần lớn những người bị đấu tố chỉ là những nông dân giỏi, khá giả nhờ vào tài sức của mình. Họ đã bị giết chết, bị cướp đọat tài sản một cách oan uổng

nncs

MauThan

thuyennhan

danangchaygiac
Mỗi khi bộ đội Cộng sản đến đâu là người dân miền Nam ùn ùn bỏ chạy để lánh nạn Cộng Sản. Hình ảnh trên đây chụp cảnh dân chúng thành phố Đà nẳng chạy nạn Cộng Sản khi miền Trung thất thủ đầu năm 1975.

-------------oo0oo---------------

Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 


Home Page Vietlist.us


bottom