tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

Eo Biển Hormuz: Ngòi Nổ Đệ Tam Thế Chiến?

Hoàng Duy Hùng

Hạ tuần tháng 12 năm 2011 và đầu tháng 1 năm 2012, cơn sốt căng thẳng ở Eo Biển Hormuz làm cho nhiều người thấp thỏm đến độ có những người e sợ cơn sốt này có thể là ngòi nổ cho Đệ Tam Thế Chiến. Sự thật như thế nào và liệu có chiến tranh hay không?

I. Eo Biển Hormuz: Eo Biển Hormuz (The Strait of Hormuz) là cửa bể từ Vịnh Ba Tư (Gulf of Persian) thông ra thế giới. Hormuz là tên địa phương đặt cho một loại cây giống như cây thốt nốt. Đoạn hẹp nhất của Eo Biển Hormuz là khoảng 54 kilomet. Ảrập Thống Nhất Emirates (United Arab Emirates – viết tắt là UAE) làm chủ Eo Biển Hormuz ở phía nam và Iran làm chủ ở phía bắc. Trong năm 2011, trung bình hàng ngày có 14 tàu chở khoảng chừng 17 triệu thùng dầu thô đi từ Vịnh Ba Tư thông qua Eo Biển Hormuz. Đa phần dầu hỏa này được sản xuất bởi Saudi Arabia, Iraq, và Iran. Số lượng dầu này chiếm khoảng 35% dầu lưu dụng hàng ngày của thế giới. Khoảng 85% số dầu này được đưa tới Á Châu trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Nam Hàn, Nhật, là khách hàng tiêu thụ lớn nhất. Vì số lưu lượng dầu thô lớn như vậy nên một khi Eo Biển Hormuz bị đóng chốt hoặc chiến tranh xảy ra thì chắc chắn giá cả dầu hỏa trên thị trường thế giới sẽ tăng vùn vụt.

II. Nguyên Do Căng Thẳng Và Các Diễn Tiến: Trước năm 1979 thời Sa Hoàng, Iran có chương trình xây dựng nhà máy hạt nhân để làm điện. Sau năm 1979, thời gian đầu nhà cầm quyền của các ông đạo Hồi Giáo bỏ quên chương trình này, nhưng khoảng 2 thập niên trở lại, các lãnh tụ Hồi Giáo Shiites ở Iran thúc đẩy mạnh mẽ chương trình xây dựng nhà máy hạt nhân.

Iran tuyên bố nhà máy hạt nhân chỉ để phục vụ cho mục tiêu dân sự nhưng Hoa Kỳ và Do Thái không tin vào lời tuyên bố này của Iran và cho rằng Iran đang dùng những nhà máy hạt nhân này để chế tạo bom nguyên tử. Đã nhiều lần Hoa Kỳ và Do Thái yêu cầu Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc phải có thái độ với Iran về chuyện chế tạo bom nguyên tử, nhưng lời yêu cầu này hầu như bị coi nhẹ hoặc sau đó bị trôi vào quên lãng.

Iran có 1 nhà máy thăm dò chất uranium chế tạo nguyên tử. Hiện nay Iran đã có 2 mỏ uranium, 3 nhà máy chế biến và làm giàu chất urnanium (uranium enrichment plants). Sau nhiều lần đình hoãn, với sự trợ giúp đặc biệt của Nga Sô, ngày 12/9/2011, Iran chính thức khánh thành lò máy hạt nhân Bushehr I. Iran tuyên bố thời gian tới sẽ hoàn tất nhà máy hạt nhân ở Darkhovin với khả năng 360MW. Họ còn dự trù xây dựng nhiều nhà máy hạt nhân hạng trung trong 5 năm tới.

Đứng trước việc Iran công khai khánh thành nhà máy hạt nhân vào tháng 9, 2011, Hoa Kỳ và Do Thái yêu cầu Cơ Quan Năng Lượng Hạt Nhân Quốc Tế - International Atomic Energy Agency (viết tắt là IAEA) phải nghiên cứu kỹ và phải có thái độ. Tháng 11/2011, IAEA đệ trình một bản báo cáo chi tiết và khiển trách Iran sử dụng nhà máy hạt nhân Bushehr I nghiêng về việc chế tạo bom nguyên tử hơn là xuất cảng năng lượng điện. Dựa vào bản báo cáo này, Âu Châu quyết định trừng phạt bắt đầu từ ngày 23/1/2012 không mua dầu hỏa sản xuất từ Iran. Đây là lần đầu tiên Âu Châu có thái độ cứng rắn như vậy với Iran. Không thuyết phục được Âu Châu từ bỏ ý định trừng phạt kinh tế, ngày 27/12/2011, Phó Tổng Thống của Iran là ông Mohammad Reza Rahimi (sinh ngày 11/1/1949) đe dọa sẽ đóng cửa Eo Biển Hormuz. Theo sau lời tuyên bố này, Iran cho tập dợt thao diễn quân sự 10 ngày ở vùng đất sát cạnh Eo Biển Hormuz như một thách thức đối với thế giới tự do.

Đáp trả lại sự thách thức của Iran, Đệ Ngũ Hạm Đội của Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện của họ trong vùng này. Chiến Hạm USS John C. Stennis với các chiến đấu cơ lập tức được điều động đến sát bên Eo Biển Hormuz. Ngày 3/1/2012, Iran tuyên bố nếu Hoa Kỳ cho Chiến Hạm tới gần Eo Biển Hormuz thì họ sẽ tấn công mà không cần sự thông báo nào nữa. Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng nghênh đón bất kỳ sự phản ứng nào của Iran làm cho ai nấy thấp thỏm ngòi nổ của Đệ Tam Thế Chiến sắp sửa đước châm lửa. Bộ Trưởng Quốc Phòng của Hoa Kỳ là ông Leon E. Panetta ra lệnh cho các binh chủng dự bị của Hoa Kỳ, nhất là các binh chủng dự bị ở Texas, chuẩn bị lên đường khi tình huống xảy đến. Để hỗ trợ cho Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 1/2012, nước Anh tuyên bố sẽ gởi tàu chiến HMS Daring đến Eo Biển Hormuz. Tàu chiến HMS Darin được trang bị những vũ khí tối tân nhất của nước Anh.

Nhận thấy hầu như cả thế giới đứng về phía Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia sẵn sàng đưa tàu chiến tối tân của họ như HMS Darin đến Eo Biển Hormuz, ngày 9/1/2012, Iran xuống nước, Bộ Trưởng Quốc Phòng của Iran là ông Ahmad Vahidi (sinh ngày 28/6/1947) tuyên bố Iran chưa hế nói là sẽ đóng cửa Eo Biển Hormuz. Ngày 16/1/2012, Bộ Ngoại Giao Iran xác nhận đã nhận được 3 tối hậu thư của Hoa Kỳ nói rằng nếu Iran đóng cửa Eo Biển Hormuz thì Hoa Kỳ sẽ có hành động để mở lại Eo Biển Hormuz với bất kỳ giá nào. Ngày 23/1/2012, Hoa Kỳ, Anh và một vài quốc gia khác thành lập liên minh các hạm đội chiến tranh mà danh từ chuyên biệt được gọi là Flotitta. Flotitta là tiếng Spanish, nghĩa là tàu chiến. Flotitta kỳ này gồm các tàu chiến tối tân sẵn sàng tấn công vào Eo Biển Hormuz một khi nhận được lệnh của cấp trên.

III. Có Chiến Tranh Hay Không? Cho tới cuối tháng 1/2012, nhiều nhân vật cao cấp của Iran bề ngoài còn rất mạnh miệng tuyên bố sẽ ăn thua đủ với Hoa Kỳ và Âu Châu nếu bị cấm vận hoặc nếu Hoa Kỳ có hành động cho tàu chiến tiến vào gần Eo Biển Hormuz, nhưng nhiều bình luận gia cho rằng đây chỉ là chiêu rung cây nhát khỉ rồi sẽ tìm cách rút lui trong danh dự. Tại sao? Trong quá khứ cũng đã từng xảy ra những vụ căng thẳng như vậy ở Eo Biển Hormuz nhưng với vũ khí tối tân của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ nhanh chóng đè bẹp lực lượng của Iran.

Ngày 14/4/1988, Chiến Hạm USS Samuel B. Roberts của Hoa Kỳ bị trúng mìn do Iran cài. Để trả đũa việc này, ngày 18/4/1988, Hoa Kỳ mở chiến dịch Operation Praying Mantis. Trong vòng 1 ngày, Hoa Kỳ đánh chìm một chiến hạm của Iran, một tàu hạng trung có súng máy, sáu tàu nhỏ cao tốc, v.v. Iran bị thiệt hại nặng nề nên lập tức nhũn như con chi chi.

Cuối tháng 12 năm 2007, một vài sự đụng độ nhỏ giữa các tàu của Hoa Kỳ và Iran, Iran tuyên bố sẽ đóng cửa Eo Biển Hormuz vì bị Hoa Kỳ khiêu chiến. Sau lời tuyên bố này, Hoa Kỳ và Đồng Minh đưa khoảng 40 tàu chiến đến trong vùng, và trước sức mạnh này, Iran đã xuống nước và làm thinh không dám đóng cửa Eo Biển Hormuz.

Kỳ này cũng vậy, vì tương quan lực lượng chênh lệch quá rõ rệt, các bình luận gia cho rằng Iran sẽ xuống nước, sẽ “nuốt nhục” như năm 2008, sẽ không đóng cửa Eo Biển Hormuz, sẽ nằm mai phục trường kỳ cho đến khi nào có đủ sức mạnh về quân sự, nhất là sẽ chế tạo cho được bom nguyên tử để ăn thua đủ với Hoa Kỳ và Do Thái.

Lời Kết: Căng Thẳng ở Eo Biển Hormuz không đủ sức để làm ngòi châm nổ cho Đệ Tam Thế Chiến, nhưng chắc chắn nó sẽ là hòn than nóng âm ĩ ngày này sang tháng nọ cho đến khi nào thời cơ mà Iran cho là chin mùi. Đây là sự nhức nhối cho toàn thế giới, nhất là cho Hoa Kỳ và Do Thái. Chắc chắn vì sự tồn vong của chính mình, chắc chắn Hoa Kỳ, Do Thái, và Âu Châu sẽ không để yên cho Iran chế tạo được bom nguyên tử vì một khi Iran có bom nguyên tử rồi thì Iran sẽ trả thù cho những mối nhục như mối nhục Eo Biển Hormuz kỳ này./.

Houston ngày 30/1/2012
Hoàng Duy Hùng

++++++++++

BaoChua

-------oo0oo-------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom