tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

Lựa chọn một thái độ

Mời quý vị cùng đọc những lời tâm huyết của ông Trần Văn Tích để lựa chọn một thái độ

Kính thưa quí Diễn Đàn,

Nhân những vụ ra mắt sách Huế. Thảm sát Mậu thân gần đây của cựu Thiếu tá Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên-Huế Liên Thành, một số đồng bào ủng hộ Thiếu tá Liên Thành đã trình bày những thắc mắc về thủ tục pháp lý. Có vị còn kêu gọi chư vị luật sư, quí vị am tường pháp lý tiếp tay ông Liên Thành nhằm đưa những tên tội phạm trong vụ thảm sát đồng bào Huế năm 1968 ra trước các toà án quốc tế như Toà án La Haye.

Bản thân kẻ viết những dòng này tuy không hề được học ngành luật nhưng vẫn cố gắng tìm hiểu một vài khía cạnh của vấn đề. Theo sự tìm hiểu của tôi - tôi từng viết thư trực tiếp hỏi các Toà án Quốc tế ở La Haye và Strassbourg - thì những toà án này sẽ không nhận thụ lý vụ thảm sát đồng bào Huế Tết Mậu thân vì không thuộc thẩm quyền của các cơ cấu pháp đình liên hệ.

Tất nhiên có thể tổ hợp luật sư đuợc cựu Thiếu tá Liên Thành ủy nhiệm có bản lĩnh, có khả năng vận dụng những lý lẽ hữu hiệu, khác với lệ thường, để đạt mục đích đưa vụ thảm sát ra trước hai Toà án tôi vừa liệt kê nhưng đó lại là chuyện khác. Trong thực tế, đã có một số toà án cấp quốc gia ban án lệnh trừng trị những kẻ cầm quyền bị xem là phạm tội. Trong những dòng sau đây, tôi xin đề cập đến các trường hợp đó.

Ngày 22.01.2010 Toà án Nürnberg đã ra án lệnh truy tố tội phạm Jorge Rafael Videla, nguyên là kẻ cầm đầu hội đồng quân lực kiêm nhiệm quốc trưởng Argentine từ 1976 đến 1981. Nền công lý Cộng hoà Liên bang Đức hành xử quyền tố tụng của mình dựa vào đơn khởi tố của các công dân Đức thuộc gia đình bà Elisabeth Käsemann, bị chế độ quân phiệt Videla bắt cóc và thủ tiêu năm 1977 và ông Rolf Stawowiok, bị thanh toán đầu thập niên 1980 và thi hài chỉ mới được tìm ra đầu năm nay. Qua án lệnh của toà Nürnberg, Videla sẽ bị bắt giữ tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới khi y xuất hiện.

Những người Trung Hoa tu tập theo Pháp Luân Công ở nhiều nước trên thế giới đã gửi đơn đến những pháp quan cao cấp nhiều quốc gia và/hoặc các cơ cấu bảo vệ nhân quyền ngoại chính phủ nhằm tố cáo tội ác của bè lũ cầm đầu Trung cộng. Tháng mười một năm ngoái, nguyên Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Giang Trạch Dân, cùng bốn ủy viên trung ương đảng thuộc Bộ Chính Trị cộng đảng Trung Hoa đã bị ông Ismael Moreno, Thẩm phán Toà án Quốc gia Tây Ban Nha truy tố về tội ác diệt chủng và tra tấn mà đối tượng là các học viên tu tập theo Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, Liêu Ninh, Sơn Đông.

Tháng chạp năm ngoái, Thẩm phán Liên bang xứ Argentine, Octavio Aaroz de Lamadrid, sau bốn năm điều tra tội phạm, đã công bố một hồ sơ tổng kết dày một trăm bốn mươi hai trang nhằm kết án nguyên Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân và nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính Trị La Can vì hai trọng tội diệt chủng và tra tấn. Phong trào Pháp Luân Công đang thực hiện những bước nhằm đạt được các phán lệ tương tự ở nhiều quốc gia khác kể cả Pháp.

Tháng mười năm 1998, do phán quyết của các Law Lords tức Tối cao Pháp viện Anh quốc, lãnh tụ độc tài Augusto Pinochet bị bắt giam tại Luân đôn. Nền tư pháp nước Anh đã vận dụng universal principle theo đó những chính khách phạm tội ác đối với nhân loại không được hưởng quyền bất khả xâm phạm và có thể bị tống ngục. Viên chỉ huy gốc A phú hãn thuộc tổ chức Mudschahedin tên Zardar đã lãnh hai mươi năm cấm cố do các tội bắt cóc người dân, tàn sát tập thể.

Án lệnh tương tự cũng được các phán quan ban bố đối với hai cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henri Kissinger, Colin Powell và nữ cựu Ngoại trưởng Do Thái Zipi Livni khiến các chính trị gia này hoặc phải hủy bỏ hoặc phải bỏ dở những chuyến du hành sang Luân đôn vì sợ có thể bị bắt giam.

Có đồng bào sẽ hỏi cựu Thiếu tá Liên Thành lấy tư cách gì mà truy tố bạo quyền Việt cộng. Có đồng bào sẽ hỏi dựa vào bộ luật nào, điều luật nào để lập thủ tục truy tố. Có đồng bào sẽ hỏi cơ cấu tư pháp nào và/hoặc tổ chức nhân quyền nào sẽ đứng ra chấp đơn.

Những câu hỏi như thế chỉ nói lên tư tưởng chủ bại, buông xuôi, đầu hàng, thúc thủ bên cạnh những thứ tư tưởng hưởng lạc chỉ lo ăn chơi đàng điếm, tư tưởng thoát ly hiện thực tìm chút an thân trong bốn bức tường.
Phải có gan bắt tay vào việc. Làm đuợc đến đâu hay đến đó. Tất nhiên đây không phải là hành động mù quáng mang tính biểu diễn, nặng chất hiếu danh. Bước đầu tiên đương nhiên là điều tra nghiên cứu cung cách xúc tiến thủ tục pháp lý, minh định tính hợp pháp và tư cách pháp nhân của nguyên đơn, khởi thảo cáo trạng căn cứ vào chứng tích buộc tội, cân nhắc phân tích những bộ luật khoản luật có thể vận dụng, tìm kiếm lựa chọn các cơ cấu pháp đình có thẩm quyền cấp quốc gia, cấp liên quốc, cấp quốc tế.

Tất nhiên ngay cả trong trường hợp tiến trình khởi tố đi đến những kết quả cụ thể như Pháp Luân Công đã đạt được thì điều đó cũng chẳng có nghĩa là trên cái kiến trúc quái gỡ ở Ba Đình sẽ có xích xiềng bằng sắt quàng vào như thời phong kiến hoặc bè lũ Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng khi ra khỏi nước là bị Interpol xích tay với còng số tám. Không ai ngây thơ, ngờ nghệch nghĩ như vậy. Nhưng một án lệnh bắt giam, dầu có thể chỉ có tính cách tượng trưng, vẫn là một biện pháp chế tài có tác dụng bôi tro trét trấu lên mặt những tên tội đồ lịch sử, dù chúng đã chết hay còn sống.

Sau hai mươi năm thống nhất, nước Đức vẫn còn tình trạng các nạn nhân của chế độ độc tài toàn trị Walter Ulbricht-Erich Honecker chưa được giải oan thích đáng, báo phục tương ứng. Giới nghiên cứu sử học cho rằng sở dĩ có tình trạng đáng tiếc này là vì tập thể nạn nhân không biết vận động chính trường, không có tổ chức chặt chẽ, không hoá giải được những bất đồng nội bộ và không gây được sự chú ý ủng hộ của công luận.

Bài học này rất đáng cho chúng ta cùng học. Huống chi công pháp quốc tế sẵn sàng tạo cơ hội cho nạn nhân các chế độ tàn bạo sát nhân giữ một vai trò tích cực, chủ động, trung tâm, trọng yếu trong tiến trình truy tố tội ác của những chế độ liên hệ. Nạn nhân không phải chỉ giữ vai trò nhân chứng mà còn có quyền yêu cầu tiến hành điều tra tội ác để rồi cùng tham gia tiến trình truy tố và đòi hỏi bồi thường.

Chuyện không phải là chuyện riêng tư của vị cựu Thiếu tá, cựu Trưởng ty Cảnh sát Quốc gia Thừa Thiên - Huế. Chuyện là chuyện đấu tranh tố cộng nhưng trước hết vẫn là chuyện đất nước, con người; trước hết vẫn là những cố gắng, những tâm huyết, những tự nguyện tích cực, những dấn thân đáng quí.

Trần Văn Tích

-------oo0oo-------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom