tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

-------------oo0oo---------------

 

Dân chủ là giải pháp cho Biển Đông - Cởi mở chính trị mới dễ cho Việt Nam sát cánh hơn với Hoa Kỳ chống Trung Quốc xâm lấn.

NGUYỄN ĐAN QUẾ và AL SANTOLI

Lời giới thiệu: Nhật báo uy tín trên thế giới, THE WALL STREET JOURNAL, số đề ngày 14 tháng 8, 2010, đã có bài chính trên trang Quan điểm (Opinion) mang tựa đề “The Democracy Fix for the South China Sea”, tác giả là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, và Al Santoli. Bài viết đã dựa vào lịch sử để nêu ra ý kiến là Việt Nam chỉ có thể cùng với Hoa Kỳ đương đầu hữu hiệu trước sự đe dọa của Trung Quốc nếu có sự hậu thuẫn của toàn dân. Muốn được vậy, cần có sự mở rộng về chính trị và thành lập một thể chế dân chủ tại Việt Nam. Sau đây là bản dịch toàn thể bài báo, do Đinh Từ Thức chuyển ngữ.

Xin quý bạn đọc bấm vào đây để đọc toàn bài

http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file= article&sid=5424

Dân chủ là giải pháp cho Biển Đông

Cởi mở chính trị mới dễ cho Việt Nam sát cánh hơn với Hoa Kỳ chống Trung Quốc xâm lấn.

NGUYỄN ĐAN QUẾ và AL SANTOLI

BSNgDanQue
Đại Sứ Michalak đến thăm BS Nguyễn Đan Quế

Một lần nữa Trung Quốc lại đang có thái độ hung hăng gây hấn vừa tuyên bố hùng hổ khoa trương vừa có các cuộc diễn tập quân sự nhắm làm thủ đô các nước Đông Nam Á khiếp đảm rúng động. Trọng tâm của những lời lẽ và hành động này là đòi toàn Biển Nam Trung Quốc (tức Biển Đông) – nơi gần 50% giao thương quốc tế phải đi qua – là lãnh hải của Trung Quốc. Tháng trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã đúng khi thách thức lại những đòi hỏi này vào dịp họp với khối Asean tại Hà Nội. Cho rằng tự do lưu thông là “quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ”, bà Clinton đã kêu gọi những nỗ lực đa phương đề giải quyết các tranh chấp ở vùng biển này mà Đài Loan, Việt Nam, Mã Lai, Brunei và Phi Luật Tân cũng tuyên bố phần chủ quyền của mình.

Lời kêu gọi này của bà Clinton được đa số các nước tại cuộc họp hoan nghênh. Điều này chính thức phản ánh một sự tương thích về quyền lợi giữa Washington và Hà Nội. Và đặc biệt về thời điểm phù hợp với việc Trung Quốc vừa tập trận tại Biển Nam Trung Quốc, một cuộc thao diễn lớn nhất trong lịch sử Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Trung Quốc đã có cả một quá trình dài gây khó dễ, đôi khi có thiệt mạng, cho ngư dân Việt Nam đánh cá quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.

Ngay giữa biết bao mối quan tâm như vậy, chính sách của Hoa Kỳ rõ ràng vẫn còn thiếu một điểm thực tế hết sức quan trọng : Sự thừa nhận rằng chỉ có một Việt Nam dân chủ và tự do mới có thể là đối tác đáng tin cậy cho hòa bình trong vùng này.

Đơn giản là Hoa Kỳ tính toán dựa trên gia tăng liên hệ với Việt Nam để làm nổi bật những hành động gây lo ngại của Trung Quốc trong vùng. Tại cuộc họp báo của ASEAN, bà Clinton đã hết lời ca ngợi nhà cầm quyền Việt Nam. Bà nói: “Tiến bộ vượt bực về kinh tế, tăng cường các định chế như chúng tôi đã thấy là đáng khích lệ. Hai nước Nam Hàn và Việt Nam là những kiểu mẫu rất quan trọng cho các nước khác khắp thế giới”.

Nhưng phát biểu như vậy là bỏ qua một sự kiện chủ yếu: Việt Nam giống Bắc Kinh hơn Washington rất nhiều. Trên danh nghĩa, cả hai nước cùng theo chế độ cộng sản đàn áp dân chúng. Đối lại với tất cả những tiến bộ kinh tế mà Việt Nam đã đạt được, mọi người chỉ thấy: tự do thông tin -- đặc biệt Internet -- và tự do phát biểu dưới mọi hình thức đều bị kiểm soát chặt chẽ và cấm đoán.

Trung Quốc, nơi mà những định chế chính trị chưa được tự do hoá, thì một khi kinh tế có bước phát triển gây kinh ngạc, chắc chắn không ngăn ngừa kềm hãm được thái độ hiếu chiến hay Trung Quốc sẽ có nhiều chính sách ngoại giao khác sai lầm với nước ngoài.

Các chính quyền phủ nhận tự do, bao giờ cũng thiếu chính danh, nên luôn phải tìm mọi cách chứng tỏ cực quyền (hay bạo quyền) của mình đối với dân đen. Đây chính là trường hợp của Việt Nam và Trung Quốc khi mà về mặt kinh tế không còn xử dụng được nữa ý thức hệ cộng sản để tuyên truyền biện minh cho chuyên chính vô sản.

Riêng trường hợp đặc biệt Trung Quốc, cực quyền này cộng với thế lực kinh tế đang có phần sung sức gây hiện tượng lên men độc hại. Giống như Nhật Bản hồi Đệ nhị Thế chiến với chiêu bài “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á”, Bắc Kinh cho rằng ưu thế vượt trội của Trung Quốc là cần thiết cho quyền lợi của “mọi người Á châu”. Và Trung Quốc không có ý nhượng bộ chiều lòng Hoa Kỳ, mà họ lên án là có “mưu đồ chống Trung Quốc”. Đối với chúng tôi sống trong khu vực, đây là những lời lẽ gây bất bình lo lắng. Như Ngoại trưởng Trung Quốc Yang Yeichi đã nói với một vị ngoại trưởng trong khối ASEAN, “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, và đó là một sự thật”. Khi một giới chức Trung Quốc nói kiểu đó, chúng tôi phải dè chừng.

Cho đến nay, sự thiếu vắng dân chủ không đưa Việt Nam đến tình trạng chống phá muốn nổi loạn như vậy -- nếu có chăng là, Hà Nội sợ lên án thái độ của Trung Quốc – nhưng vấn đề thiếu vắng dân chủ này chắc chắn gợi lên nhiều vấn nạn khác tại Mỹ về những đối tác mới của Hà Nội.

Trong suốt giòng lịch sử Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc đã giúp chúng tôi đánh bại những đạo quân Trung Quốc lớn hơn bội phần. Vị anh hùng đầu tiên nổi dậy chống lại Trung Quốc là Ngô Quyền năm 938 và tuyên cáo Việt Nam độc lập sau một ngàn năm bị đô hộ. Tương tự, vào thế kỷ thứ 18, vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đánh cho quân Tầu một trận đại bại khi xâm lăng Việt Nam.

Điều đáng chú ý là, khi sơn hà nguy biến, sở dĩ có thể động viên được mọi người dân Việt chiến đấu bảo vệ tổ quốc, một phần vì những vị Vua sáng suốt biết cách thu phục nhân tâm đối với những quyết sách quan trọng của quốc gia. Sự kiện lịch sử mang tính dân chủ cao nhất là Hội nghị Diên Hồng, được vua Trần Nhân Tôn triệu tập năm 1284, nhằm ứng phó với cuộc xâm lăng đại qui mô của quân Mông Cổ. Tại điện Diên Hồng, nhà Vua cho mời đại diện dân cử từ khắp nơi về để hỏi ý cả nước: Nên hòa hay nên chiến? Được sự hậu thuẫn một lòng của toàn dân, Việt Nam đã quyết chiến quyết thắng.

Việt Nam hiện đối mặt với đe dọa từ một Trung Quốc đang ra sức võ trang. Lịch sử Việt Nam cho thấy Hoa Kỳ có lý khi tin rằng tinh thần dân tộc trong con người Việt Nam có thể đắc dụng cho sự duy trì ổn định ở vùng chiến lược quan trọng này của thế giới. Tuy nhiên, trong quá khứ chủ nghĩa dân tộc đã mạnh nhất và đáng tin cậy nhất khi các chính quyền đã đứng về phía nhân dân. Nếu bà Clinton và Hoa Kỳ muốn một đối tác thực sự và lâu bền cho hòa bình và ổn định tại vùng này, họ sẽ thành công nếu họ tìm kiếm điều này trong một nước Việt Nam tự do và dân chủ.

Bác sĩ Quế sống tại Chợ Lớn -- Việt Nam, là người được tặng giải Robert F. Kennedy về Nhân Quyền. Santoli là Chủ Tịch của Asia America Initiative và là tác giả của “Everything We Had: An Oral History of the Vietnam War.” (Nhà xuất bản Random House, 1982).

Dưới đây là nguyên bản tiếng Anh:


The Democracy Fix for the South China Sea


Political openness would make it easier for Vietnam to stand with the U.S. against Chinese aggression.


BY NGUYEN DAN QUE AND AL SANTOLI

China is once again mixing belligerent rhetoric with military exercises, sending shudders through Southeast Asian capitals. At the heart of these words and actions is the claim that the entire South China Sea—through which nearly 50% of all international trade must transit—is exclusive Chinese territory. Last month, Secretary of State Hillary Clinton rightly challenged these claims at an Association of Southeast Asian Nations’ meeting in Hanoi. Calling freedom of navigation a “national interest of the United States,” Mrs. Clinton called for multilateral efforts to resolve territorial disputes in the sea, parts of which are also claimed by Taiwan, Vietnam, Malaysia, Brunei and the Philippines.

As far as they go, Mrs. Clinton’s words are most welcome. They also reflect a real congruence of interests between Washington and Hanoi. This is particularly true at a time when China has just conducted military exercises in the South China Sea that are arguably the largest in the history of the People’s Liberation Army Navy. China has a history of harassing, sometimes fatally, Vietnamese fishermen in the Sea, especially around the Paracel and Spratley archipelagos that are claimed by both countries.

Yet even amid these interests, one critical point of realism is conspicuously missing from U.S. policy: The recognition that only a free and democratic Vietnam can be a reliable partner for peace in this region.

Plainly the U.S. is counting on its growing friendship with Vietnam to offset China’s worrying moves in the region. At an Asean press conference, Mrs. Clinton was effusive in her praise of the Vietnamese government: “The extraordinary economic progress, the strengthening of institutions that we’ve seen, are encouraging,” she said. “Both South Korea and Vietnam are very important models for other countries around the world.”

But such statements overlook a central fact: Vietnam is far more similar to Beijing than to Washington. Both are nominally communist regimes that repress their people. For all the advances Vietnam has made, freedom of information—particularly Internet communication—and freedom of expression under all forms are harshly controlled and suppressed.

As with China, so long as a country’s political institutions remain unfree, even astounding economic growth does not preclude a belligerent attitude or other foreign-policy blunders overseas. When unfree governments lack democratic legitimacy at home, they have to find other ways to justify their rule to their own people. This is especially the case with Vietnam and China now that they no longer hew strictly to the communist economic ideology that once justified their dictatorships.

In China’s case, this phenomenon coupled with its rising economic power make a noxious brew. In terms similar to the Japanese World War II “Greater Asian Co- Prosperity Sphere,” Beijing claims that its dominance is in the interest “of all Asians.”

And China is in no mood to defer to the U.S., which it accuses of “plotting against China.” For those of us in the region, these are troubling words. As China’s Foreign Minister Yang Yeichi put it to one Asean foreign minister “China is a big country and other countries are small countries, and that’s a fact.” When a Chinese official speaks that way, we pay attention.

Vietnam’s lack of democracy so far has not led to similar belligerence—if anything, Hanoi has been too shy about condemning China’s behavior—but does raise other questions for Hanoi’s new partners in America. Throughout our history, Vietnamese nationalism has enabled us to defeat Chinese forces many times our size. The first national hero who stood up against China was Ngo Quyen. In 938, he declared Vietnam’s independence after a millennia of colonization. Likewise in the 18th century, a peasant named Nguyen Hue inflicted a great defeat on China after it invaded our land.

Significantly, in each of these cases it was possible to mobilize Vietnamese to fight for their homeland in part because enlightened rulers made an effort to include the people in national policy decisions. Indeed, the most famous democratic act in Vietnamese history was the Dien Hong Plebiscite inaugurated by King Tran Nhan Ton in 1284 in response to the Mongol invasions. At the Dien Hong palace he gathered representatives from all parts of the nation and put to them this question: Surrender, or resist? With the people on his side, Vietnam resisted.

Today Vietnam faces a new threat from a remilitarized China. Our history suggests the U.S. has good reason to believe that Vietnamese nationalism can be useful in maintaining stability in a strategically critical part of the world. Vietnamese nationalism, however, has always been strongest and most reliable when the Vietnamese government was on the side of the people. If Mrs. Clinton and the U.S. want a true, long-term partner for peace and stability in this region, they would do well to seek it in a free and democratic Vietnam.

Dr. Que, who lives in Cholon – Vietnam is a recipient of the Robert F. Kennedy Human Rights Award. Mr. Santoli is President of the Asia America Initiative and author of “Everything We Had: An Oral History of the Vietnam War” ( Random House, 1982)

http://www.vietnamexodus.org/vne0508/vnenews1/bandocviet/ nguyenquocquan/danchubiendong.htm

http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704901104575424543 619268202.html#articleTabs%3Darticle

http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view= article&id=2930:2930&catid=38:tudodanchu&Itemid=57

 

 


hoangsa

-------------oo0oo---------------

Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

Covang

Covang

Covang

Covang
Vinh Danh Cờ Vàng của Dân Tộc Việt Nam

Covang
Vinh Danh Cờ Vàng của Dân Tộc Việt Nam

Home Page Vietlist.us

 


bottom