tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

Việt Nam - nhà máy Điện Hạt Nhân

Kính thưa quý vị độc giả,

 

Cách đây một năm, ngày 11 tháng 3 năm 2011, cả thế giới đều kinh hoàng trước tin tức, hình ảnh về vụ động đất, sóng thần và nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi tại Nhật Bản.

 

Thiên tai là điều người ta khó đóan trước được và thiên tai có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Cách đây không lâu động đất tại Nam Dương kéo theo sóng thần khủng khiếp lan tỏa khắp Ấn Độ Dương khiến nhiều trăm ngàn người thiệt mạng. Mới năm 2008, một trận động đất lớn cũng xảy ra tại Tứ Xuyên, Trung Quốc khiến rất nhiều nhà cửa và trường học bị sụp đổ và gây tang tóc cho nhiều chục ngàn người. Tại Hoa Kỳ mỗi năm có cả trăm trận gió lốc xoáy ta thường gọi là “rồng cuốn” (tornado), có khi quét sạch cả một vùng nhiều chục cây số. Rồi thì các cơn dông bão, ngập lụt, đất lở, núi lửa vẫn xảy ra hằng năm trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam. Ông Trời mà “ra oai” thì con người khó biết trước hoặc chống lại!

 

Nhưng phần lớn những thiên tai ấy chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn với sự tàn phá tức thời, và con người lại bỏ công của ra sửa chữa, hàn gắn vết thương, khắc phục hậu quả để đời sống trở lại bình thường.

 

Nhưng trận động đất và sóng thần tháng 3 năm 2011 tại Nhật thì thật là khủng khiếp vì không những gần 30 ngàn người chết và mất tích, nhiều thành phố ven biển bị quét sạch như những que diêm, mà nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi gồm 6 lò nguyên tử lại bị hư hại tới mức có ba vụ nổ và tuôn nhiều chất phóng xạ ra ngoài, khiến người ta lo hậu quả có thể kéo dài cả chục, thậm chí hàng trăm năm. Cả thế giới rung động vì sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân trở nên không thể tin cậy như người ta vẫn thường “bảo đảm.” Tương lai của điện hạt nhân bị nghi ngờ không những tại Nhật mà còn tại khắp nơi trên thế giới.

 

Chưa ai chết vì phóng xạ tuôn ra khi nhà máy Fukushima Daiichi bị hư hại nặng và bị nổ, nhưng số người bị nhiễm xạ thì lên tới cả ngàn, nhất là các nhân viên lo sửa chữa nhà máy và các nhân viên cứu hỏa và cứu thương cho những người sống gần nhà máy. Ngoài ra, đất cát, mùa màng, và các nguồn nước chung quanh nhà máy cả chục cây số cũng bị nhiễm xạ, khiến không thể dùng được trong nhiều chục năm. Điều mà người dân sợ nhất là phóng xạ như ma vô hình vô vị trà trộn vào không khí, nguồn nước, gia súc và mùa màng khiến con người bị nhiễm và có thể chịu ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều chục năm, điều mà các nhà y tế gọi là “bệnh sẽ tích tụ và gây ung thư mai sau”.

 

Trong dịp kỷ niệm một năm tai nạn thảm khốc tại Nhật vào tháng ba này, đài truyền hình Pháp đã làm một phóng sự dài về hậu quả của vụ nổ nhà máy Chernobyl gần Kiev (Ukhraine) vào năm 1986 và những gì người dân Nga đã, đang và sẽ gánh chịu do bị nhiễm xạ. Phóng viên cũng nhắc đến các nhà máy điện nguyên tử của các nước khác trong đó có các nhà máy của Pháp. Tuy những nhà máy điện nguyên tử của Pháp chưa bị nổ lần nào, nhưng không ai chối cãi là cũng có rủi ro tai nạn như Fukushima Daiichi và Chernobyl. Trong năm 2011, chỉ có một tai nạn nhỏ tại nhà máy xử lý chất thải nguyên tử tại trung tâm Marcoule thuộc vùng Gard tại miền nam nước Pháp khiến 1 người chết và 1 người khác bị thương. Mặc dù tai nạn này không có phóng xạ tuôn ra môi trường, nó cũng đã làm người dân Pháp quan ngại về sự an toàn của các nhà máy điện nguyên tử hiện đang sản xuất 80% số điện của toàn nước Pháp.

 

Tại Đức, phong trào không dùng điện nguyên tử đã có từ lâu, nhưng ngay sau tai nạn xảy ra tại Fukushima thì bà thủ tướng Merkel đã tuyên bố là đến năm 2020 - 2022 nước Đức sẽ ngưng hoạt động tất cả các nhà máy điện nguyên tử. Sau tai nạn Three Mile Island tại Mỹ, dù phóng xạ rò rỉ ra môi trường rất ít, người ta cũng bỏ dở hằng trăm nhà máy điện nguyên tử đang xây. Lý do chính có thể là điện nguyên tử của các nhà máy đó không kinh tế, nhưng nhiều người vẫn cho rằng lý do là làm sao để các nhà máy đó thật an toàn là điều rất khó và rất đắt tiền.

 

Trong bối cảnh nghi ngờ và ngưng trệ xây dựng nhà máy điện nguyên tử như vậy tại các nước giầu, nước Việt Nam tuyên bố xây nhà máy điện nguyên tử bảo đảm “an toàn nhất thế giới” tại Ninh Thuận. Sự nghịch lý này là rất đáng để ý tại Việt Nam, nơi kinh tế của người dân thấp hơn kinh tế của Nhật và Pháp cả chục lần, nơi chưa có một đội ngũ chuyên viên nguyên tử làm điện và chưa có thể vận hành một nhà máy điện thông thường như Dung Quất.

 

Ông Phùng Liên Đoàn là một người có bằng tiến sĩ về nguyên tử tại trường nổi tiếng Massachusetts Institute of Technology và 40 năm kinh nghiệm hành nghề nguyên tử tại Mỹ, kể cả việc thiết kế nhà máy Brunswick cùng thế hệ với Fukushima. Mặc dầu năm nay ông không viết gì về Fukushima Daiichi vì “đã có nhiều người viết rồi”, ông đã có ý kiến về điện nguyên tử tại Việt Nam từ năm 1999 (khi ông thuyết trình về vấn đề điện nguyện tử tại Hà Nội). Chúng tôi xin đăng tải một vài bài viết của ông Đoàn trong tầm nhìn của một nhà khoa học chân chính hiểu biết về kỹ thuật và kinh tế của điện nguyên tử và rất tâm huyết với tương lại của nước Việt Nam. Ông Đoàn là chủ tịch ba hội từ thiện hướng về Việt Nam từ năm 1989. Đó là Quỹ Khuyến Học Việt Mỹ, Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lâp, và Viện Nghiên Cứu Việt Nam Tương Lai.

 

Ngoài TS Đoàn, cũng có rất nhiều khoa học gia Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước có ý kiến về việc “nhờ ngoại quốc” xây nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ lần lượt đăng lại các bài viết đó để người Việt chúng ta biết ý kiến của các khoa học gia Việt Nam về việc xây nhà máy điện nguyên tử tại nước nhà.

 

Kính mời quý vị theo dõi.

 

Pháp Quốc, 19.03.2012

Quản Mỹ Lan

 

 

Điện Hạt Nhân Sẽ Đắt Gấp Ba

 

Phùng Liên Đoàn [1]

 

Tôi không có Báo Cáo Đầu Tư (BCĐT) của chính phủ, nhưng nghe kể lại báo cáo này khẳng định nhà máy Điện Hạt Nhân (ĐHN) Bình Thuận sẽ tốn 11 tỉ USD. Tôi hiểu rõ con số này vì tôi đã từng đánh giá hơn 50 nhà máy ĐHN ở Mỹ [xem ghi chú số 2, 3, 4, 5 ở cuối bài] cùng là xem các đánh giá mới nhất của Vựa Tư Tưởng Năng Lượng tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology—MIT) [6] có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách ĐHN ở Mỹ. Tôi xin cắt nghĩa các yếu tố quan trọng của giá thành ĐHN dưới đây.

 

Giá “mì ăn liền” và Giá “xây lâu đài”

Nếu ta mua một nhà máy ĐHN như ta mua một xe hơi, “sáng ngủ dậy thì có xe ngay để lái” thì giá tiền ta trả gọi là giá “mì ăn liền” (tiếng Mỹ gọi là “overnight cost”). Nhà máy ĐHN 2 x 1350 MW công ty điện NRG ở Texas dự định mua của Toshiba và General Electric năm 2007 thuộc loại này, với giá là 2600 USD/kW (nhưng nhà máy không thể giao như xe hơi!) Nhà máy ĐHN muốn xây thêm ở Turkey Point của công ty Florida Power and Light (nơi tôi có bạn làm việc), 2 x 1100 MW, dự định mua của Mitsubishi và Westinghouse thì giá 5500 tới 8200 USD/kW thuộc loại giá xây cất lâu đài-- cứ xây đâu thì đi vay tiền trả đấy, rồi tới khi xây xong hoàn toàn và bắt đầu vào ở thì kết toán tổng cộng tất cả tiền chi phí kể cả tiền trả lãi nhà băng. Tiếng Mỹ gọi giá này là giá đầu tư (investment cost).

 

Dĩ nhiên, “giá đầu tư” là quan trọng nhất, bởi vì nó là giá “mì ăn liền” ở thời điểm khi nhà máy bắt đầu hoạt động một cách trơn chu, đủ sức cho ông chủ thâu tiền điện để trả nợ ngân hàng, mua nhiên liệu mỗi 18 tháng một lần, trả tiền lương cho hơn 500 công nhân chuyên nghiệp, đóng tiền bảo hiểm cho việc xử lý các nhiên liệu phóng xạ cao, đóng tiền bảo hiểm tẩy uế phóng xạ khi nhà máy hết hoạt động, và lấy lời chút ít. Trong các lời chào bán của các công ty quốc tế, họ chỉ tính giá “mì ăn liền” ở thời điểm thương lượng, còn “làm sao có tiền, xây dựng cách nào, ở đâu, đã có hạ tầng cơ sở chưa, đã có ai cho vay tiền chưa” thì ta phải lo. Nếu ta là công tử Bạc Liêu không biết nhiều về các chi tiết rất chuyên nghiệp thì họ cũng lo giùm cho ta một phần, nhưng giống như mọi dịch vụ kinh tế, ta phải “trả thêm,” và số tiền trả thêm này sẽ diễn ra chóng mặt. Khi ta đã nhúng tay vào chàm thì ta khó có thể rút ra mà sạch tay được. Thực ra, đến lúc đó, hầu hết chúng ta đã già hoặc qua đời, việc trả tiền này con cháu ta phải lo. Với sức học và kinh tế của 70%-80% của con cháu ta còn thô sơ, và với nghề nghiệp như may mặc, đánh bắt tôm cá, trồng lúa và cà phê, xuất khẩu nguyên liệu thô, và đi làm thuê ở nước ngoài... chúng có đủ sức lo không?

 

Tài Liệu năm 2009 về giá “mì ăn liền” của nhà máy ĐHN

Báo cáo MIT [6] do 6 vị giáo sư, kỹ sư và chuyên gia nổi tiếng, trong đó 3 người là bạn học của tôi và hai người đã từng làm bộ trưởng Bộ Năng Lượng Mỹ (DOE) và Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương của Mỹ (Central Intelligence Agency), cho ta biết những con số sau:

 

 

 

 

Cách tính nhanh chóng giá đầu tư từ giá “mì ăn liền”

Công thức sau đây là cách giản dị tôi đã dùng để tóm tắt các phép tính rất phức tạp cho việc tính giá các công trình xây dựng to lớn trong những năm 1980s khi tôi khảo sát tại sao giá thành của hơn 50 nhà máy ĐHN của Mỹ lại đắt gấp 2-5 lần giá loan báo khi bắt đầu ký giao kèo [5].

 

 

 

 

 

 

 

 

Công thức phỏng định để tính giá đầu tư ở thời điểm BĐX + T là như sau:

GĐT = [(1+ I) ^ (BĐX-2010)] [C1 +C2] [(1 + L)^ T]

 

(I và L viết theo số; 5% = 0.05)

Dùng các tài liệu 2009 của MIT [6], và các giả thiết khiêm nhường nhưng thực tế với C2 = 30 C1, BĐX = 2015, T =7, I = 5%/năm và L = 12%/năm, công thức trên cho ta vài con số “kinh khủng” sau:

 

 

 

Giá ĐHN sẽ gấp ba lần giá ngày nay

 

Giá điện bán ra từ nhà máy ĐHN, hay than, hay khí đốt, hay đập nước, gồm sáu thành phần: trả vốn và lãi tiền đầu tư, tiền nhiên liệu, tiền xử lý nhiên liệu có phóng xạ cao, tiền điều hành, phí tổn phá rỡ tẩy uế phóng sạ sau 40-60 năm hoạt động, và tiền lời. Nếu không phải là nhà máy ĐHN thì các phí tổn liên quan tới phóng xạ là không có.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu nhà máy ĐHN chì lấy lời một trinh (0.001 USD) cho mỗi kWh điện sản xuất, thì giá điện năm 2022 sẽ là:

 

 

 

 

 

 

Giá điện nhà máy đốt than rẻ hơn vì giá đầu tư thấp hơn

Giá đầu tư của nhà máy than kể cả các phụ kiện lọc chất SOx ra khỏi khói thì rẻ hơn nhà máy ĐHN tới 35%.

Nhưng giá nhiên liệu đắt hơn nhiều, vì mỗi năm một nhà máy than 1000 MW sẽ phải đốt khoảng 4 triệu tấn than giá khoảng 52 USD/tấn hay 0.026 USD/kWh năm 2009; và với I = 5%/năm thì giá 94 USD/ tấn hay 0.047 USD/kWh vào năm 2022.

Than của ta chắc phải rẻ hơn như vậy. Nếu nhà máy than phải thu khí carbonic đem đi chôn (carbon sequestration) như các nước tân tiên đang muốn làm để giảm thiểu hiện tượng hâm nóng khí quyển, thì giá nhiên liệu than sẽ tăng lên thành 0.084 USD/kWh năm 2022, tương dương với 169 USD/tấn (năm 2022).

Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc mỗi nước đốt hơn 1 tỉ tấn than mỗi năm, và cùng với dầu khí, hai nước này thải ra 45 – 50% khí carbonic của toàn thế giới.

Việt Nam thải ra khí quyển không bằng vài phần nghìn Mỹ và Trung Quốc, vì thế ta không nên “mê” ĐHN mà lấy lý do là giúp nhân loại “tránh hiện tượng hâm nóng khí quyển.” Vấn đề dân sinh của ta quan trọng hơn, và dân sinh chỉ tốt nếu ta không mắc nợ đầm đìa và có thể tự lập mà không phải đi xin viện trợ.

Nhà máy điện dùng than ở Việt Nam, nếu điều hành tốt như ta tự tin “thừa sức điều hành nhà máy ĐHN”, thì sẽ đem lại điện rẻ hơn điện của nhà máy ĐHN ít nhất 25%.

 

Giá thủy điện rẻ nhất

Đập nước nếu xây thật tốt thì có giá đầu tư khá cao. 

Nhiên liệu là nước, không mất tiền nhưng tùy mùa và không phải lúc nào cũng có (ví dụ hạn hán).

Phí tổn điều hành một đập thủy điện cũng rất thấp.

Giá điện ở những nơi có nhiều đập nước chỉ khoảng 0.03-0.04 USD/KWh vào năm 2009 -- như ở Tây Bắc nước Mỹ và Canada, Newfoundland ở miển Đông Canada, Vân Nam và Tam Điệp ở Tây Nam Trung Quốc. Giá điện từ các đập nước tại Việt Nam cũng vậy. Nhiều người bắt chước các nước văn minh muốn hạn chế việc ta dùng thủy điện với lý do “bảo vệ môi trường”. Theo tôi, đó là ý kiến “không Việt Nam,” bởi vì ta có nhiều rừng núi mà ta lại nghèo, nên ta cần tận dụng nguồn điện này, lớn như Hòa Bình Sơn La, nhỏ như một giòng sông, miễn là ta triệt để học hỏi các kiến thức đã có sẵn về cách bảo vệ sinh vật, thực vật, lịch sử, nhân văn và kinh tế và dùng phương pháp chống lũ lụt hữu hiệu để làm đời sống của người dân trong vùng đỡ lam lũ hơn.

Việc học hỏi này cũng dễ thực hiện nếu ta quyết tâm. Vào những năm 1980s tôi có giúp chương trình xây đập Hòa Bình bằng những văn kiện chống lũ lụt và giúp người dân sinh sống tốt đẹp hơn của chương trình Tennessee Valley Authority từ1930 cho tới 1980.

Những kiến thức này cần một tinh thần tự lập, cầu tiến, minh bạch, và liêm khiết cao mà văn hóa “chờ lệnh ở trên” không huy động được. Các sự cố rất xấu đều có thể xẩy ra nếu ta không vun trồng những đức tính đó. Các kinh nghiệm ở Quảng Nam và Tuy Hòa trong cơn bão số 9 và số 11 năm 2009 chứng tỏ người có trách nhiệm điều khiển đập tại địa phương chưa có trách nhiệm chuyên nghiệp và tinh thần gắn bó với nghề nghiệp của mình.

Sự chuyên nghiệp và gắn bó tại nhà máy ĐHN thì còn khó hơn nhiều, giống như phi công phải chuyên nghiệp và gắn bó với máy bay đắt tiền (trên 100 triệu USD) và sinh mạng của 200 hành khách.

 

Giá điện từ nhà máy khí đốt rẻ nhưng còn tùy thuộc ở nguồn khí

Nhà máy đốt khí từ các mỏ dầu có giá đầu tư rất thấp (chỉ khoảng 25% ĐHN) mà lại có sức sản xuất điện rất cao-cao hơn 20% ĐHN và nhà máy đốt than.

Chi tiết kỹ thuật này tiếng Mỹ gọi là “heat rate” –số calori nhiên liệu phải dùng để tạo một kWh.

Từ trước đến nay, giá hơi khí rất cao vì khí đốt tốt hơn dầu và than nhiều. Nhưng vì khó lưu trữ và khó chuyên chở, giá hơi khí thấp hơn dầu thô, khoảng 7 USD/mmBtu vào những năm qua, tương đương với giá 40 USD/thùng dầu thô. (Hiện nay giá dầu thô là 70-75 USD/thùng). Nhưng bây giờ giá xuống tới 5 USD/mmBtu, tương đương với 30 USD/thùng dầu thô.

Sở dĩ hơi khí xuống giá như vậy vì người ta dùng kỹ thuật mới tìm ra là dưới đất có rất nhiều hơi khí.

Kỹ thuật mới này là phương pháp khoan ngang (khoan một giếng thẳng tới sâu nhiều trăm mét, rồi khoan nhiều đường ngang trổ ra bốn phương ở nhiều độ thấp khác nhau).

Nhờ đó mà trong vài năm qua Mỹ đã có nhiều hơi khí đến nỗi đang thúc đẩy một chương trình dùng hơi khí tạo điện, chạy xe hơi, sưởi ấm 50 triệu căn nhà trong nhiều chục năm tới.

 

Việt Nam cũng có hơi khí dùng làm điện và có thể có hơi khí khắp nơi. Tôi hi vọng ta sẽ tìm đủ mọi cách khám phá thêm trữ lượng khí đốt ở mọi nơi-- bằng phương pháp khoan ngang, như khoan ở “bể than sông Hồng,” vịnh Bắc Bộ, bờ biển đồng bằng sông Cửu Long, và  trên Tây Nguyên.

Nhiệm vụ quan trọng và cao cả của Quốc Hội là làm sao 90-95 triệu người dân Việt Nam vào năm 2020-2025 có nhiên liệu nấu ăn hàng ngày, có điện thắp đèn ban đêm, và có nhiên liệu để đi lại. Các vấn đề này có thề thực hiện bằng nhiều phương pháp nhanh hơn, tốt hơn, an toàn hơn (cho quốc gia), và nhất là rẻ hơn ĐHN.

 

Lời Kết

Muốn kinh tế tăng trưởng, việc sản xuất điện là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo thông tin tôi có, Quốc Hội cần nhiều thời gian bàn cãi cho kỹ lưỡng hậu quả kinh tế và quốc phòng của việc mua nhà máy ĐHN.

Hậu quả này không phải ở rủi ro “an toàn phóng xạ”, bởi vì nhà máy ĐHN sẽ không bao giờ giết người nhiều như tai nạn giao thông, bệnh tật do môi trường và thực phẩm thiếu vệ sinh, ung thư do các chất hóa học mà ta ăn uống hàng ngày, đập nước bị vỡ tàn phá nhiều làng mạc, trẻ em bị chết đuối, hoặc hậu quả của nước và khí thải từ các nhà máy Vedan và nhà máy hóa học như nhà máy lọc dầu.

 

Rủi ro lớn nhất của nhà máy ĐHN là rủi ro “an toàn kinh tế, tài chính và quốc phòng” bởi vì nhà máy ĐHN quá đắt tiền so với các cách làm điện khác, xây rất lâu, điều hành rất khó, phụ thuộc ngoại quốc 100%, dễ là tiêu điểm phá hoại khi có nội loạn hoặc chiến tranh.

 

Rủi ro nhà máy ĐHN nằm chết là rất cao, làm kinh tế và quốc phòng tê liệt. Rủi ro làm người dân kiệt quệ vì nai lưng trả nợ cũng rất cao. 

 

Nhu cầu ĐHN của ta không thể đi trước các nhu cầu cấp bách nhãn tiền như giáo dục trẻ thơ; giáo dục thanh thiếu niên; giáo dục và bảo vệ người đi làm mướn ở ngoại quốc; chữa bệnh tật cho người dân; giúp sửa sang nơi ăn chốn ở cho nhiều triệu người khốn cùng; chăm sóc vệ sinh răng miệng cho 90% người dân (80 triệu người); và chăm sóc người già, người tật và những người còn mang dư nợ của chiến tranh.

 

Dĩ nhiên ta cần sản suất điện, nhưng tôi hi vọng Quốc Hội hãy bàn là –

 

 

Đáp giải được những câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác sẽ đưa ta đến kết luận là ta chưa làm hết những việc dễ mà đã muốn nhẩy vào làm việc “xôm” hơn nhưng có rất nhiều rủi ro cho tương lai của con cháu ta.

 

Tôi ước gì các nhà làm chính sách và thiết kế ĐHN có thể bỏ tiền túi của mình lập nên công ty làm nhà máy ĐHN thay vì dùng tiền thuế của dân hoặc đi vay nợ để mai hậu người dân phải trả.

 

Khi các nhà máy này xây xong, thì phần lớn chúng tôi và quí vị lãnh đạo và thiết kế dự án hoặc đã chết, hoặc đã già, và chúng ta không ai còn chịu trách nhiệm với những gì xẩy ra.

 

Với kinh nghiệm tạo lập các dự án lớn ở nước ta, triển vọng rất lớn là các nhà máy ĐHN sẽ nằm chết nhiều tháng, nhiều năm, hoặc vì thiếu thiết bị, hoặc vì sự cố, hoặc vì phá hoại, hoặc vì chiến tranh. 

 

Bởi kinh tế của ta không tăng trưởng 15%/năm như điện lực muốn phát triển, người dân với thu nhập khoảng 40,000 VND/ngày không thể trả tiền điện giá 4000 VND/kWh để nấu một nồi cơm.

 

Chính phủ tương lai có thể rơi vào tình trạng tài chính mà người ta gọi là “default—cháy túi không trả nợ được,”giống như nhiều nhà máy điện ở Mỹ đã gập phải khi các nhà máy xây vào những năm 1960-1980 bị kéo dài và giá đầu tư tăng lên gấp 2, 3 có khi 5 lần giá dự toán [5]. Hơn nữa, sau khi nhà máy xây xong, chúng cứ trục trặc hoài không sản xuất nhiều điện như thiết kế vì người điều hành chưa có văn hóa ĐHN, thành ra tiền thâu vào không đủ sức trả vốn và lời cho tiền đầu tư. Đấy là Mỹ có kỷ luật lao động rất cao và không bị tàn phá bởi chiến tranh như Việt Nam.

 

Quốc Hội là đại diện cho người dân làm chủ đất nước. Quốc Hội cần thảo luận thật kỹ về viễn kiến cho dân tộc trước khi quyết định về nhà máy ĐHN.

 

 

 Ghi chú

 

[1] Ông Phùng Liên Đoàn, 70 tuổi, là Tổng Giám Đốc công ty tư vấn Professional Analysis, Inc. (PAI) tại Mỹ, chuyên môn về các dịch vụ nguyên tử và môi trường.

 

Ông Đoàn đã từng là cố vấn cho Bộ Năng Lượng (Department of Energy-DOE) và Cơ Quan Giám Định Luật Lệ Hạt Nhân (Nuclear Regulatory Commission- NRC) của Mỹ.

 

 Ông đã tham gia thiết kế 4 nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) và viết hơn 100 khảo cứu và phúc trình về sự an toàn và giá thành của ĐHN so với các nguồn tạo điện khác.

 

Ông cũng đã tham gia tẩy uế phóng xạ tại 10 trung tâm nguyên tử khắp nước Mỹ, cùng là khảo cứu hiện tượng hâm nóng khí quyển do việc sử dụng năng lượng toàn cầu.

 

 Ông là đồng tác giả tài liệu WASH-1400 về sự an toàn của 100 nhà máy ĐHN của Mỹ mà cả thế giới đã noi gương; và sách The Second Nuclear Era: A New Start for Nuclear Power, Praeger Publishers, New York, tiên đoán sẽ có sự  phục sinh của ĐHN.

 

 Ông Đoàn tốt nghiệp cử  nhân toán và vật lý tại đại học Florida State University, thạc sĩ vật lý và nguyên tử tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) và tiến sĩ nguyên tử tại MIT.

 

Ông Đoàn đã từng làm việc tại Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt, 1964-1967.

 

Ông Đoàn và gia đình đã bỏ hầu hết tiền để dành và tiền hưu để làm việc từ thiện ở Việt Nam.

 

[2]  U.S. Nuclear Regulatory Commission. 1975. WASH-1400 (NUREG-75/014): Reactor Safety Study: An Assessment of Accident Risk in U.S. Commercial Nuclear Power Plants. Washington D.C. (ông Đoàn là đồng tác giả)

 

[3] Doan L. Phung. 1985. “Light Water Reactor Safety Before and After the Three Mile Island Accident,” Nuclear Science and Engineering, Volume 90, No.4, American Nuclear Society.

 

[4] Weinberg, Spiewak, Barkenbus, Livingston and Phung, 1985. The Second Nuclear Era: A New Start for Nuclear Power. Praeger Publishers.

 

[5] Doan L. Phung. 1983. ORAU/IEA-83-1 (M). “Economics of Nuclear Power: Past Record, Present Trends, and Future Prospects.” Institute for Energy Analysis, Oak Ridge Associated Universities, Oak Ridge, Tennessee, USA.

 

[6] John Deutch et al., MIT Energy Initiative, 2009. Update of the MIT 2003 Report “Future of Nuclear Power”, http://web.mit.edu/nuclear power/  Ông Đoàn quen với các tác giả. Ba trong 6 vị là bạn học của ông Đoàn. Hai trong 6 vị đã từng làm bộ trưởng DOE của Mỹ. Một vị đã từng là Giám Đốc CIA của Mỹ.

 

 

++++++++++

BaoChua

-------oo0oo-------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom