tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

LUẬT BIỂN VIỆT NAM 2012

Hoàng Duy Hùng

ĐCSVN và Quốc Hội CSVN có tiền lệ rất nhút nhát không dám lên tiếng phản kháng lại những việc làm xâm lăng chủ quyền đât nước của Trung Cộng. Nhưng năm nay, ĐCSVN và Quốc Hội CSVN phá lệ. Ngày 21/6/2012, 495 đại biểu Quốc Hội CSVN bỏ phiếu thông qua Luật Biển Việt Nam trong đó xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chỉ có một đại biểu không tán thành và danh tánh đại biểu này cũng không được nêu lên. Nhiều người trên mạng yêu cầu Quốc Hội CSVN hãy tiết lộ ngay danh tánh vị đại biểu này vì họ cho rằng đại biểu đó chính là “nội gián” của Trung Quốc nên mới không tán thành Luật Biển Việt Nam.

Luật Biển Việt Nam 2012 được soạn thảo và thông qua với một số thuận kỷ lục 495/496 là để đáp ứng lại tình hình Trung Quốc ngày một gia tăng áp lực và có thể nói là muốn ngốn trọn Biển Đông. Bản Đồ 9 Điểm Đỏ hoặc cũng được gọi là Bản Đồ Lưỡi Bò (vì trông giống hình lưỡi con bò) được Trung Quốc công bố cách đây vài năm tự nhận chủ quyền của Trung Quốc gần như 96% trên toàn Biển Đông làm cho các quốc gia trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai, Nam Dương, v.v. cảm thấy bất an. Việt Nam là quốc gia ở đầu tuyến nên cảm thấy bất an nhất và Việt Nam cần phải có những hành động cụ thể để xác nhận chủ quyền của mình trên Biển Đông.

I. Luật Biển Việt Nam 2012: Luật Biển Việt Nam 2012 gồm có 7 chương, 55 điều và bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012. Báo điện tử Việt Nam Net tóm lược bộ luật đó như sau:

*****

Trích

Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.

Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo..

Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài.

Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.

Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.

Luật Biển Việt Nam cũng dành một chương (chương 6) để quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.

Hết lời trích.

*******

Những ngày trước khi Quốc Hội CSVN họp, nhiều đại biểu đã đề nghị phải thêm những cụm tù mạnh mẽ để khẳng định chủ quyền toàn thể của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa. Tiếp nhận những ý kiến này, khoản 1 điều 12 của Luật Biển Việt Nam đã có đoạn văn quan trọng như sau: "Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982."

II. Phản Ứng: Phản ứng lại việc Quốc Hội CSVN thông qua Luật Biển, ngày hôm sau Quốc Hội Trung Cộng ra thông cáo cực lực lên án Luật Biển Việt Nam và yêu cầu Việt Nam phải rút lại ngay Luật Biển này. Trung Cộng cho rằng Luật Biển Việt Nam xâm phạm chủ quyền và khiêu khích Trung Quốc. Trên các trang mạng điện tử Trung Cộng, người ta thấy có nhiều người kêu gọi Trung Cộng: “Đừng có nương tay với Việt Nam nữa mà hãy noi gương lãnh tụ Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam một bài học để Việt Nam biết thế nào là lễ độ cũng như biết sức mạnh của Trung Quốc.” Tiếp theo, Trung Cộng nhanh chóng ra quyết định nâng cấp Tam Sa thành cơ thành phố để quản chế Trung Sa (Tungsa), Tây Sa (Hisha) tức Hoàng Sa, và Nam Sa (Nansha) tức Trường Sa. Trước đây, ngày 2/12/2007, Trung Cộng đã thành lập cơ chế quận cho Tam Sa và nay để đối phó với Luật Biển Việt Nam 2012, Trung Cộng nâng cấp cơ chế hành chánh Tam Sa lên cấp thành phố.

Trường Sa thuộc sự quản lý hành chánh của tỉnh Khánh Hòa và Hoàng Sa thuộc quyền hành chánh của tỉnh Đà Nẳng. Ủy Ban Nhân Dân của Đà Nẵng và Khánh Hòa lên tiếng phản đối việc thành lập Thành Phố Tam Sa của Trung Cộng và yêu cầu Trung Cộng phải hủy bỏ ngay quyết định này. Ông Văn Thành Chiến, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẳng phát biểu: “Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân thành phố Đà Nẵng." Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Khánh Hòa cũng phát biểu tương tự: "Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân tỉnh Khánh Hòa."

III. Địa Dư Hai Quần Đảo Hoàng Sa Và Trường Sa:
Quần Đảo Hoàng Sa (Paracel) cách xa bờ biển Trung Phần Việt Nam về phía đông khoảng chừng 400 cây số, và cách xa đảo Hải Nam về phía Nam khoảng chừng 350 cây số. Hoàng Sa có trên dưới 130 đảo lớn nhỏ. Hoàng Sa có 2 nhóm quần đảo chính: The Crescent Group ở phía tây và the Amphitrite Group ở phía đông. Diện tích của Hoàng Sa là 7.6 kilômét vuông, và hòn đảo lớn nhất là the Woody Island có chu vi khoảng 2 cây số vuông. Hải âu và ba ba là những sinh vật đông đúc ở nơi này. Hoàng Sa có nhiều mỏ dầu lớn nhỏ. Trung Cộng, Đài Loan, và Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền ở quần đảo này. Trước năm 1975, Việt Nam kiểm soát khoảng hơn 100 hòn đảo ở Hoàng Sa, nay con số đó tụt xuống chỉ còn khoảng 20.
Quần Đảo Trường Sa (Spratly Archipelago) nằm khoảng chính giữa hải phận Việt Nam và Phi Luật Tân. Quần Đảo Trường Sa đa phần là san hô (reefs) và có 12 đảo lớn và chính. Hòn đảo lớn nhất của Trường Sa chỉ có 90 acres. Cũng như Hoàng Sa, nơi đây có số lượng rùa và hải âu sinh sống và nơi đây cũng có số lượng lớn dầu hỏa ở trong lòng đất. Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Nam Dương đang tranh chấp chủ quyền của quần đảo này.
Các nhà địa chất học cho biết ở dưới đáy biển Hoàng Sa và Trường Sa có dự trữ dầu hỏa rất lớn, có thể đứng hàng thứ hai sau Trung Đông. Chính vì sự dự trữ dầu hỏa rất lớn này mà Trung Quốc tìm bằng mọi cách chiếm 96% Biển Đông và sẵn sàng gây hấn với bất kỳ một quốc gia nào khẳng định chủ quyền trên Hoàng Sa & Trường Sa.


IV. Nguyên Do Tranh Chấp Hoàng Sa & Trường Sa: Khi nắm được quyền ở Hoa Lục, Trung Hoa Quốc Dân Đảng và chính phủ của Tưởng Giới Thạch đã theo tiền lệ đã để lại bao ngàn năm của Trung Quốc là vẽ lại bản đồ để thực hiện mộng bá quyền và bành trướng lãnh thổ lãnh hải của mình. Bản đồ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng có cả Bản Đồ 9 Điểm Đỏ hay cũng được gọi là Bản Đồ Lưỡi Bò mà sau này Trung Cộng Sử dụng để khẳng định chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông. Năm 1949, Trung Hoa Quốc Dân Đảng thua cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc và chạy sang Đài Loan. Tiếp nối Trung Hoa Quốc Dân Đảng, Trung Cộng dùng vũ lực tấn chiếm Tây Tạng và từng bước một sử dụng ngoại giao, tiền bạc mua chuộc cũng như sức mạnh quân sự lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải đối với những quốc gia lân cận trong đó có Việt Nam.
Năm 1956, ĐCSVN bí mật hứa dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng để nhờ Trung Cộng viện trợ quân nhu, vũ khí và ngay cả một số sư đoàn đánh chiếm miền Nam Việt Nam. Báo Far Eastern Economic Review ngày 2/10/1979, dưới tiêu đề Paracels Islands Dispute, tác giả Frank Ching cho biết tháng 6 năm 1956, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nhà Nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (tức Bắc Biệt) Ung Văn Khiêm đến gặp ông Li Zhimin, đặc sứ của Trung Quốc tại Hà Nội, bàn thảo xin Trung Quốc ủng hộ ĐCSVN vũ khí và nhân sự để ĐCSVN thi hành nghĩa vụ quốc tế vô sản cưỡng chiếm Nam Việt Nam. Trong lần gặp gỡ này, để lấy lòng Trung Quốc, Ung Văn Khiêm nói: “Theo các dữ kiện lịch sử Việt Nam, hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc.” Đây là bước đầu của sự bán nước của ĐCSVN.

Nhưng bên phía Trung Quốc không dễ dàng gì mắc mưu ĐCSVN, họ yêu cầu phải có những nhân vật cao cấp hơn xác nhận chuyện này thì họ mới chịu chấp thuận giúp quân trang, quân nhu, và nhân sự cho CSVN. Vài ngày sau, Phạm Văn Đồng, với tư cách là Thủ Tướng, xác nhận những lời của Ung Văn Khiêm: “Căn cứ trên sử quan, những hòn đảo này nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc.” (Bejing Review, March 30, 1979 trang 20).
Sau đó khoảng 2 năm trời, Trung Cộng và ĐCSVN đã có những cuộc họp bí mật của các giới chức cao cấp, và sau khi hai bên đã thỏa thuận xong, ngày 4-9-1958, Thủ Tướng Chu Ân Lai công bố lãnh thổ Trung Quốc nới rộng thêm 12 hải lý gồm có các quần đảo Trung Sa của Đài Loan, Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan phản đối việc làm ngang ngược này của Trung Cộng. Ngày 14-9-1958, Bộ Chính Trị ĐCSVN quyết định cử Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đánh điện quốc thư gởi cho Chu Ân Lai chúc mừng Trung Cộng và tán đồng quyết định chủ quyền của Trung Cộng trên Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nguyên văn lá thư bán nước đó như sau:

Kính gởi:
Đồng Chí Chu Ân Lai
Tổng Lý Quốc Vụ Viện
Nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa tại Bắc Kinh.


Thủ Tướng Phủ
Nước Việt Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa

Thưa Đồng chí Tổng Lý:
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ:
Chính phủ nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa, quyết định về hải phận của Trung-Quốc.
Chính phủ nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà Nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Trung-Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng Lý lời chào rất trân trọng./.

Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 1958
(ký tên)
Phạm Văn Đồng
Thủ Tướng Chính Phủ
Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa


Năm 1979, khi Chiến Tranh Việt - Trung bùng nổ, người ta hỏi Phạm Văn Đồng tại sao lại ký văn bản bán nước như vậy, ông trả lời: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh nên tôi phải nói như vậy.” (Far Eastern Economic Review 16/3/1979 trang 11). Quả thật là một nói vô ý thức và vô trách nhiệm của một lãnh đạo cao cấp trong ĐCSVN!


Đầu thập niên 1970s, dầu hỏa được khám phá ở Biển Đông. Công ty Mobil dò la và biết được Bạch Hổ có một lượng dữ trữ dầu hỏa rất lớn. Họ còn phỏng đoán có dầu hỏa ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lòng tham của Trung Cộng nổi lên. Ngày 17 tới ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Cộng đưa Hải Quân xuống đánh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và chiếm đóng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trung Tá Ngụy Văn Thà của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và các thủy thủ trong chiến hạm của ông đã bất chấp thế ít người cô lập tức chống trả cách anh dũng lại sự xâm lăng này của Trung Quốc. Trung Tá Ngụy Văn Thà cùng các hải quân Nguyễn Thành Trí, Lê Anh Dũng, Nguyễn Tấn Sĩ, Lê Văn Tày, Đinh Hoàng Mai, v.v. đã hy sinh trong chiến trận Hoàng Sa nêu gương sáng cho các thế hệ sau quyết tâm bảo toàn lãnh thổ của cha ông. Trong khi Nam Việt Nam phản ứng dữ dội chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng, Bắc Việt lặng thinh. Trung Cộng chiếm lấy Woody Islands, hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa, và hiện nay đã xây xong một phi đạo 2700 mét đủ sức để cho các chiến đấu cơ lên xuống một cách dễ dàng.

Sau khi Cộng Sản chiếm được miền Nam năm 1975, Trung Cộng liền lấn chiếm một số đảo Trường Sa. Đài Loan cũng bắt chước Trung Cộng công bố Hoàng Sa và Trường Sa là của họ. Các nước khác lập tức vây máu ăn phần nhào vào trân tráo đòi chủ quyền của hai quần đảo mà họ không có chứng cớ nào. Năm 1983, Mã Lai chiếm lấy một vài đảo ở Trường Sa. Phi Luật Tân và Nam Dương cũng nhào vào chiếm một vài đảo ở Trường Sa.
Tháng 3 năm 1988, Trung Cộng đưa hải quân vào Trường Sa để đóng cột mốc, hải quân Việt Nam ngăn chận chuyện này, lập tức bị Trung Cộng bắn trả dữ dội. Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, 72 hải quân bị bắn chết, 9 người bị bắt và 3 chiến thuyền bi đánh chìm. ĐCSVN chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ. Ngày 8-5-1992, Trung Cộng một lần nữa công bố bức điện thư của Phạm Văn Đồng gởi cho Chu Ân Lai, sau đó ngang nhiên đưa thêm quân xuống chiếm đóng thêm một số đảo nữa và ĐCSVN như thường lệ không dám phản đối. Ngày 19-1-1994, Trung Cộng dùng vũ lực chiếm cứ xây dựng trạm biên phòng ở Hoàng Sa, thì ngày 20-1-1994, không những không phản đối, ĐCSVN còn đón tiếp nồng nhiệt phái đoàn bóng bàn của Bắc Kinh đến Hà Nội. Cuối năm 2004, Bắc Kinh đưa đội chuyên viên và dàn khoan dầu hỏa Kantan vào Vùng Vịnh Bắc Bộ, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam . Sau đó, ngày 9/1/2005, các ngư phủ của Việt Nam, vì không hề hay biết chuyện này nên vẫn đi đánh cá bình thường tới vùng biển này lập tức bị hải quân Trung Cộng bắn chết 9 người, 8 người bị thương và bị bắt đem về Trung Quốc. Như thường lệ, ĐCSVN lặng thinh trước tội ác này của Trung Cộng. Nắm được nhược điểm của CSVN, ngày 2/12/2007, Trung Cộng tuyên bố thiết lập hành chính tỉnh Tam Sa.


Năm nay, Trung Cộng và cả thế giới ngạc nhiên khi thấy Đảng và Quốc Hội CSVN đã vượt ra khỏi khung trời sợ hãi để phá lệ thông qua Luật Biển Việt Nam 2012 như một sự phản đối và thách thức lại Trung Cộng.


V. Chủ Quyền của Việt Nam Trên Hai Quần Đảo Trường Sa và Hoàng Sa Là Điều Hiển Nhiên: Ngày 11/12/2007, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của Trung Quốc là ông Tần Cương khẳng định: “Trung Cộng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo và vùng biển lân cận ở khu vực biển Nam Trung Hoa.” Trung Quốc nêu ra 4 điểm để bảo vệ lập trường của họ: 1/ Những đồ gốm, nhất là các chén sành và sứ, hiện diện trên hai quần đảo này có niên đại từ thời kỳ nhà Hán và do người Hán làm; 2/ Hiệp Ước Pháp - Hoa (Sino-French 1887 Treaty) năm 1887 thỏa thuận Trung Quốc có chủ quyền từ phía đông 43 phút độ dọc 105, vẽ đường thẳng chớ không phải vẽ theo họa đồ đất liền; 3/ Năm 1909, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên chiếm đóng hai quần đảo này; 4/ Năm 1958, Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam bán hai quần đảo này cho họ để lấy quân trang tấn chiếm Nam Việt Nam.


1. Lý luận chứng cớ đồ sành đồ gốm của nhà Hán trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên hai quần đảo này là của Trung Quốc thì quả thật hồ đồ và ấu trĩ. Ai biết được sự khám phá nơi này có đồ sành đồ gốm từ thời nhà Hán là thật hay giả, hay là do chính Trung Cộng đưa vào đây rồi đánh trống la làng lên? Hơn nữa, các thương thuyền mang các đồ sành đồ gốm này bị bão đánh chìm dạt vào Hoàng Sa và Trường Sa thì đây cũng là bằng chứng người Hán sống tại đây? Ở bên Trung Quốc có nhiều phẩm vật Việt Nam, nhất là Tử Cấm Thành xây ở Bắc Kinh là do người Việt vậy thì Bắc Kinh là của Việt Nam hay sao?


2. Hiệp Ước Pháp Hoa 1887 vạch định hải phận giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Vùng Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin) mà thôi. Nếu nó vạch định đường thẳng phía đông 43 phút đường dọc 105 kéo dài tới quỹ xích đạo thì không những Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Quốc, cả một phần đất trung phần của Việt Nam từ Đà Nẳng tới Phan Thiết đều thuộc về Trung Quốc luôn!!
3. Năm 1909 Trung Quốc mới chiếm đóng Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng chiếm đóng thôi thì không đủ nói lên chủ quyền của mình, mà phải tuyên bố và thiết lập hành chánh chủ quyền quốc gia thì mới đủ yếu tố công pháp quốc tế. Việt Nam đã chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã hàng mấy trăm năm trước Trung Quốc.

Về chủ quyền của Đại Việt trên Quần Đảo Hoàng Sa, thời Vua Lê Thánh Tôn, Đỗ Bá tự là Đạo Phủ, người Bích Triều, đã nhận chỉ dụ của nhà vua, căn cứ vào bản đồ Hồng Đức, soạn thảo bộ Toàn Tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư. Trong tác phẩm này, Đỗ Bá đã ghi chép khá rõ về Bãi Cát Vàng tức Quần Đảo Hoàng Sa. Về sau, Lê Quý Đôn (1726-1784), trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục quyển thứ nhì ghi chép rõ chủ quyền của Đại Việt trên quần đảo Hoàng Sa.


Về phần Quần Đảo Trường Sa, trong cuốn Hoàng Việt Địa Dư Chí, tác giả Phan Huy Chú (1782-1840) có vẽ bản đồ Việt Nam bao gồm Quần Đảo Trường Sa dưới tên là “Vạn Lý Trường Sa.” Bản Đồ này thường được gọi là Đại Nam Thống Nhất Toàn Đồ.


Các vua triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng cho đến Tự Đức đều cắt cử người ra lập bia miếu ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho tới năm 1994, tại hai quần đảo vẫn còn nhiều vết tích của những bia miếu đó. Nhưng khi quân của Trung Cộng chiếm lấy hai đảo này, họ đập phá hầu không cho một di tích lịch sử nào tồn tại để chứng minh cho chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.


Thời kỳ Pháp Thuộc, nhà cầm quyền Pháp đã thành lập đài khí tượng ở hai quần đảo này. Ngày 15-6-1932, Pháp còn nhân danh là chính phủ Bảo Hộ để ký nghị định thành lập một cơ quan hành chính cho hai quần đảo này. Toàn Quyền Pháp Pierre Pasquier, ngày 21-7-1933, ban hành nghị định sát nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Về phía chính phủ Nam Triều, Hoàng Đế Bảo Đại cũng ra đạo dụ số 10 ngày 20-3-1933 để quy định Quần Đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên.


Khi Nhật Bản hùng mạnh, Nhật Bản manh tâm chiếm lấy Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật Bản đổi tên Trường Sa thành Shinna Guto, và ngày 30-3-1939 chính thức công bố Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Đế Quốc Nhật. Lập tức ngày 21-4-1939, tòa Đại Sứ Pháp ở Tokyo đánh công hàm phản đối hành động cướp chủ quyền này của Nhật. Sau khi Nhật Bản thua trận cho Đồng Minh trong Đệ Nhị Thế Chiến, tại San Francisco, ngày 8-9-1951, Nhật ra tuyên cáo từ bỏ danh nghĩa có chủ quyền trên hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc, tại Hội Nghị Quốc Tế ở San Francisco năm 1951, chắc chắn Trung Quốc đã phải lên tiếng phản bác lại 51 quốc gia ký nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.


Khi Pháp rút lui khỏi Đông Dương, ngày 22-10-1956, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra thông cáo thay đổi danh xưng các địa giới. Theo thông cáo này, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Kế tiếp, ngày 13-7-1961, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh 174 ấn định Quần Đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam .


Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ngay từ thời xa xưa những người ngoại quốc cũng đã công nhận. Năm 1635, tạp chí Journal de Batavia của Hòa Lan ghi lại câu chuyện ba chiếc tàu thuộc Công Ty Đông Ấn bị gặp bão. Hai chiếc thoát được đến Đài Loan, còn một chiếc bị chìm gần vùng đảo Hoàng Sa. Theo tạp chí này, quần đảo Hoàng Sa thuộc phạm vi điều hành của Chúa Nguyễn, vị Chúa cai quản Địa Phận Đàng Trong. Trong quyển “Vũ Trụ, Lịch Sử và Sự Miêu Tả Về Tất Cả Những Dân Tộc” của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1852) người Pháp, ông đã ghi rất rõ Quần Đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Địa Phận Đàng Trong tức của Việt Nam.


4. ĐCSVN bán hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng ngay từ lúc đầu không có hiệu lực:

A. Năm 1958, có hai nước Việt Nam: Bắc Việt và Nam Việt. Bắc Việt không có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nên Bắc Việt không thể bán những gì mà Bắc Việt không có.


B. Sự mua bán của Trung Cộng và Bắc Việt có tính cách giữa hai đảng phái Cộng Sản vì Phạm Văn Đồng kính gởi “đồng chí” Tổng Lý Chu Ân Lai hơn là kính gởi Thủ Tướng Chu Ân Lai. Bằng chứng cho lập luận này là ĐCSVN không hề đưa vấn đề này ra Quốc Hội để bàn thảo và biểu quyết. Quốc Hội không phê chuẩn thì sự thỏa thuận giữa một quốc gia và một quốc gia không thành. Tương tự như vậy, sau năm 1975, dầu ĐCSVN nắm quyền cai trị cả nước, nhưng những Hiệp Ước Biên Giới Hoa - Việt và Hiệp Ước Lãnh Hải giữa Việt Nam và Trung Cộng ký kết năm 2000 cũng không thành vì ĐCSVN chưa hề đưa những hiệp ước này ra thảo luận và biểu quyết trước Quốc Hội.


C. Trung Cộng đem quân xâm chiếm Trường Sa và Hoàng Sa năm 1974 trong khi hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Nam Việt Nam. Ngay từ lúc đầu đây là sự xâm chiếm nên tất cả những tiến trình sau đó, theo luật pháp, đều không có hiệu lực vì nó bị ô nhiễm (tainted).


D. Một hiệp ước không thành nếu hiệp ước đó được ký kết bởi áp lực (duress). Trung Cộng là một quốc gia lớn luôn làm áp lực lên trên Việt Nam . Ngay từ đầu, ĐCSTQ có “nhiệm vụ” làm “nghĩa vụ trong sáng quốc tế vô sản” với đàn em ĐCSVN thì không thể đặt điều kiện nào để giúp ĐCSVN. Tất cả những điều kiện thì đều vi phạm đến nguyên tắc “quốc tế vô sản” này của chính họ đặt ra. Trung Cộng rõ ràng làm áp lực với ĐCSVN, bề ngoài nói giúp đỡ ĐCSVN nhưng thực chất nếu ĐCSVN không chịu nhận lời thì có thể bị chính Trung Cộng xâm lăng. Bằng chứng năm 1979 Trung Cộng xua quân chiếm lấy 6 tỉnh Bắc Việt, sau khi rút quân về, họ vẫn chiếm đóng những mấu chốt quan trọng và làm áp lực CSVN phải nhượng khoảng 792 km2 lãnh thổ và khoảng 11,000 km2 lãnh hải. Với áp lực liên tục này mà dân tộc Việt Nam lại không được thông tin để bàn thảo và biểu quyết đúng tầm quan trọng của nó thì tất cả những ký kết ngay từ lúc đầu là vô hiệu lực (invalid). Hiến Chương Liên Hiệp Quốc năm 1945 Điều 2 khoản 4 cấm một quốc gia sử dụng vũ lực xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác. Nghị Quyết 26/25 của Liên Hiệp Quốc năm 1970 cũng ngăn cấm các quốc gia không được đe dọa dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia: “Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe dọa hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp.”


VI. Tham Vọng Trung Quốc Muốn Chiếm Luôn Bạch Long Vĩ: Trung Quốc không những muốn chiếm lấy toàn bộ Biển Đông mà cũng còn muốn chiếm luôn hòn đào Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam . Bạch Long Vĩ tức là đuôi con rồng trắng, là một hòn đảo khoảng 2.5km vuông ở Vịnh Bắc Bộ, giữa Đảo Hải Nam và Việt Nam , cách xa Thành Phố Hải Phòng về phía đông khoảng 110 km. Người Hoa Kỳ dịch hòn đảo này từ tiếng Tàu sang tiếng Anh là Nightingale Island.

Đầu tháng 4 năm 2010 một loạt tin tức bùng nổ cho rằng Trung Cộng muốn tranh chấp chủ quyền Bạch Long Vĩ với Việt Nam . Ngày 1/4/2010, ông Nguyễn Minh Triết, Chủ Tịch Nhà Nước CSVN đến Bạch Long Vĩ và trấn an “chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhượng.” Ngày hôm sau, tờ South China Morning Post nhắc đến chuyến đi của ông Nguyễn Minh Triết đến Bạch Long Vĩ và gọi đây là hòn đảo đang bị tranh chấp chủ quyền.

Ngày 9/4/2010, trên trang mạng Sina, Trung Cộng nhắc đến việc sắp lấy lại các hòn đảo đang tranh chấp với Việt Nam , trong đó có Bạch Long Vĩ mà theo Trung Cộng, họ chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Việt Nam trên hòn đảo này. Lời tuyên bố này đã dấy lên một làn sóng phản đối dữ dội của người Việt trong nước và khắp năm châu. Trước sự phản ứng đó, Trung Quốc cho lắng dịu lại vụ Bạch Long Vĩ.

Về chủ quyền của Việt Nam trên Bạch Long Vĩ thì bằng chứng lịch sử quá hiển nhiên không thể chối cãi được. Năm 1887, Hiệp Ước Patrenôtre giữa Pháp và Triều Đình Mãn Thanh quy định Bạch Long Vĩ thuộc chủ quyền của Việt Nam do sự bảo hộ của Pháp. Thập niên 1920s, dân Việt ở Quảng Yên đến đây lập nghiệp xây dựng làng xã. Năm 1937, Hoàng Đế Bảo Đại lập đồn trấn quân và sắp đặt hành chánh tại nơi này và đứng đầu là lý trưởng. Năm 1943, Nhật chiếm Việt Nam và làm chủ tình hình ở Bạch Long Vĩ.

Năm 1945, sau khi Mỹ bỏ hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, quân của Quân Hoa Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo chiếm đóng Bạch Long Vĩ. Năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc thua cho Cộng Sản, di tản sang Đài Loan. Nhà Nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo yêu cầu Trung Cộng đem quân chiếm lấy Bạch Long Vĩ. Năm 1955, Trung Cộng tấn chiếm Bạch Long Vĩ khỏi tay Đài Loan. Ngày 16 tháng Giêng năm 1957, Trung Cộng trao Bạch Long Vĩ cho Bắc Việt và Bắc Việt ký Nghị Định 49/Ttg quy định Bạch Long Vĩ là một xã của Thành Phố Hải Phòng. Tháng 12 năm 1992, nhà cầm quyền CSVN ra nghị định nâng cấp Bạch Long Vĩ thành một huyện. Hiện nay Bạch Long Vĩ có 80 hộ với 350 dân sinh sống.

Nhiều người cho rằng sau khi chiếm ưu thế ở Hoàng Sa và Trường Sa, lấy thế mạnh của một nước lớn, Trung Quốc sẽ quay lại đề tài Bạch Long Vĩ để đòi chủ quyền trên hòn đảo này vì chiếm được Bạch Long Vĩ thì Trung Quốc sẽ có cớ tuyên bố Vùng Kinh Tế 200 Hải Lý cách xa bờ biển theo Hiệp Ước Luật Về Biển Năm 1982 (Maritime Law 1982), hoặc cũng được gọi là 1982 Law of Sea Convention do 159 quốc gia ký kết. Vùng Kinh Tế được định nghĩa là vùng mưu sinh bao gồm việc khai thác tài khoán thiên nhiên và đánh bắt cá. Những hòn đảo có chu vi và dân cư như Bạch Long Vĩ được coi là hòn đảo có Vùng Kinh Tế. Nếu Trung Cộng chiếm lấy Bạch Long Vĩ thì hải phận của Vùng Vịnh Bắc Bộ sẽ phải được phân chia lại, lãnh hải của Trung Cộng Sẽ được một nửa từ Hải Phòng ra đến Bạch Long Vĩ, và như thế Việt Nam sẽ mất thêm cho Trung Cộng khoảng hơn 5000 cây sô vuông lãnh hải!!!

VII. Tranh Chấp Biển Đông Sẽ Đi Về Đâu?

Từ đầu thế kỷ 21, Trung Quốc đã như một con rồng chuyển mình trở thành một quốc gia giàu mạnh cạnh tranh với Hoa Kỳ trên nhiều phương diện. Ngay cả Hoa Kỳ cũng còn ớn ngại Trung Quốc vì Hoa Kỳ vay nợ Trung Quốc hàng năm lên đến cả hàng ngàn tỷ Mỹ Kim. Hiện nay Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ.

Đã bao ngàn năm, Trung Quốc tự hào là cái rốn của vũ trụ nên chắc chắn chế độ nào của Bắc Kinh (Cộng Sản hay Quốc Gia) cũng không bao giờ từ bỏ mộng bá chủ và bành trướng . Hơn nữa, khi lớn mạnh và cần tiêu thụ nhiên liệu thì Trung Quốc cần phải tìm địa bàn có nhiên liệu và Biển Đông có dầu hỏa dự trữ lớn thứ 2 của thế giới thì làm sao Trung Quốc bỏ qua được?

Việt Nam ở sát nách ông khổng lồ Trung Quốc nên dễ dàng trở thành nạn nhân. Lịch sử Đại Việt cho thấy tiền nhân anh dũng sau khi đánh thắng Trung Quốc, thí dụ vua Lê Lợi đánh thắng quân Minh, thì sau đó cũng phải đi cống nạp xin thần phục để ông Trung Quốc vui lòng không kiếm chuyện. Tình thế hiện nay của Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Âu Châu và Hoa Kỳ để giúp Việt Nam cân bằng lại thế lực với Trung Quốc. Nhưng Cộng Sản Việt Nam học bài học đắt giá từ Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ sẵn sàng bỏ rơi đồng minh đàn em VNCH để bắt tay với Trung Cộng và Bắc Việt vì Mỹ phải lo bảo vệ lấy quyền lợi của Mỹ. Bài học đó ám ảnh CSVN nên CSVN không dám bỏ hết tiền vào canh bạc với Hoa Kỳ và Âu Châu vì không biết khi nào ông Mỹ và Âu Châu sẽ bán đứng Việt Nam cho Trung Cộng để đổi lấy một quyền lợi nào đó to lớn hơn.

Chính vì ở thế gọng kềm này nên CSVN phải đi đu dây lúc thì thân Hoa Kỳ và lúc thì thân Trung Cộng để mua lấy sự hòa hoãn. Nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài cho Việt Nam để giải quyết tình trạng đất nước nói chung và tình hình Biển Đông nói riêng.

Đứng trước tình hình Biển Đông, ký giả Robert Kaplan viết một bài với tiêu đề The Vietnam Solution phân tích những tình huống éo le cũng như tìm một giải pháp cho Việt Nam . Bài viết thật sâu sắc, phải nói tác giả hiểu rõ con người và đất nước Việt Nam nhiều khi còn hơn chính cả người Việt. Tác giả tỏ ra thông cảm trước hoàn cảnh Việt Nam không đặt tin tưởng hoàn tòan nơi sự hợp tác với Hoa Kỳ để giảm thiểu áp lực của Trung Cộng tại Biển Đông. Nhưng Robert Kaplan Tác cũng cho rằng Việt Nam đang tìm cách xây dựng thực lực quân sự của mình mua lại của Nga Sô 6 tàu ngầm để chứng tỏ Việt Nam “sẵn sàng nghinh chiến” với Trung Cộng không phải là giải pháp cho Biển Đông vì 6 tàu ngầm này chưa đủ sức để đánh trả lại các hạm đội hải quân của Trung Cộng như hạm đội Trình Hòa!!

Lịch sử bao ngàn đời của Việt Nam là lấy sức mạnh của bản thân mình để ngăn chận ngoại xâm. Nhưng lịch sử cũng cho thấy dân Việt chỉ có sức mạnh và thắng được quân thù khi có sự đoàn kết như Đại Hội Diên Hồng để đưa đến sự đoàn kết trong nội bộ từ đó đánh thắng quân Nguyên 3 lần. Giải pháp lâu dài cho Việt Nam là nhà cầm quyền trả lại quyền tự quyết cho dân để mọi người dân trong và ngoài nước đóng góp cho sự phục hưng của đất nước. Khi đất nước có Tự Do & Dân Chủ, chắc chắn người Việt ở hải ngoại sẽ đổ dồn vốn đầu tư về Việt Nam giúp cho đất nước sớm cất cánh bay cao trên bầu trời thịnh vượng. Khi đất nước có Tự Do & Dân Chủ, người Việt vận động sự hỗ trợ của các chính quyền địa phương cho Việt Nam, giống y dân Do Thái khắp thế giới đã và đang làm nên Do Thái dầu nhỏ bé mà vẫn chống chọi được 1 tỷ dân Ả Rập, thì chắc chắn Việt Nam sẽ có đủ thực lực để ngăn chận mộng bành trướng lãnh hải và lãnh thổ của Trung Quốc.

Lời Kết: Mỗi lần nghĩ đến Việt Nam là một sự trăn trở nhức nhối, lòng u uất khôn nguôi. Nguy cơ mất nước ngày càng gần, nhưng những người cầm vận mệnh đất nước lại coi quyền lợi cá nhân, gia đình, bè phái và đảng của họ hơn là an ninh quốc gia. Sức mạnh của một nước nhỏ là sự đoàn kết. Nước lớn dòm ngó nước nhỏ và sẵn sàng thôn tính nước nhỏ khi thấy nước nhỏ rời rạc phân hóa. Lãnh đạo ĐCSVN làm ma thuật biến cả Đảng thành công cụ cho họ, và họ dùng công cụ cai trị toàn dân coi đất nước là tài sản riêng, bắt bớ giam cầm những ai khác quan điểm với họ. Ngay cả những người đã từng ở trong Đảng bày tỏ quan tâm bảo vệ an ninh quốc gia mà không được lãnh đạo Đảng cho phép cũng bị trù dập. Sự độc quyền cai trị của ĐCSVN chính là căn nguyên làm cho đất nước suy yếu và vì thế Trung Cộng mới từng bước một lấn sân ăn mòn chủ quyền quốc gia Việt Nam . Giải pháp để làm cho cả dân tộc mạnh lên bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia chính là Tự Do & Dân Chủ. Bao lâu không có đa nguyên chính trị (tức là đa đảng sinh hoạt công khai và hợp pháp) tại Việt Nam , bấy lâu Trung Cộng sẽ từng bước một thôn tính đất nước./.

Houston ngày 30/6/2012.

 

-------oo0oo-------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom