tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

covang

Vietnam

covang

Home Page Vietlist.us

Trang Thời Sự dùng đăng tải những bài viết những tin tức có tính cách thời sự. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý độc giả vui khỏe.

Trang Thời Sự - Vietlist.us

lacomau
Chủ nghĩa Cộng sản sinh ra trong sự nghèo đói, ngu dốt; lớn lên trong sự dối trá, hận thù; chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại.

-------------oo0oo---------------

NHÂT KÝ BIỂU TÌNH

CỦA MỘT CHUYÊN GIA XÃ HỘI HỌC

 

Chuyên gia Xã hội học Phạm Quỳnh Hương (Viện KHXH VN):

Cảm nhận khi đi biểu tình ngày 17/7/2011

 

Từ hôm tôi đi biểu tình (BT) đã qua chục ngày rồi. Lại đã có thêm 1 ngày Chủ nhật BT nữa (nhưng hôm đó tôi ko tham gia) nhưng những cảm xúc từ việc tham gia ngày hôm đó vẫn cứ tràn đầy và lẫn lộn. Tôi cứ suy nghĩ, suy nghĩ mãi về những cảm xúc lẫn lộn đó của tôi. Và tôi muốn viết nó ra cho những cảm xúc đó được rõ ràng hơn.

 

Bực vì bị đối xử thô bạo

Đây là cảm nhận đầu tiên ập đến. Có lẽ đó là cảm nhận ko chỉ của tôi mà của đa số người đi BT và ủng hộ BT. Thấy bực vì mình đi biểu tình biểu thị lòng yêu nước thì lại bị ngăn cấm, bắt giữ. Ô hay, thế ra mình sai chắc! Ô hay, thế ra lại có người bảo rằng mình sai! Ô hay, vậy mà mình lại cứ tưởng là mình ko sai! Bực! Rõ bực.

 

Không những ấm ức vì bị coi là sai, mà còn bực vì bị đối xử thô bạo. Nếu khách quan mà nói thì cũng khó có thể tránh được sự thô bạo khi mà một bên thì cứ ngăn cản còn một bên thì cứ ko chịu và cố tình làm việc mình cho là đúng đắn, và có quyền. Và chuyện xô xát và thô bạo là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, ai ở vào hoàn cảnh và địa vị người bị xử thô bạo mà chẳng bực. Thậm chí với nhiều trường hợp bị đối xử quá mức thô bạo, thì thật quá sức chịu đựng. Tôi bị 2 người giữ 2 bên khuỷu tay lôi đi, rồi bị một người xấn xổ mắng vào mặt, mà những người thanh niên này đều khỏe mạnh, sáng sủa, và đều đáng tuổi con tôi. Thử hỏi sao lại ko bực chứ.

 

Lúc đó tôi đã nghĩ: Người xưa có câu: “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Thế nhưng, thực tế thì đã mặc áo cà sa rồi thì ko mặc áo giấy được nữa. Và ai quen mặc áo giấy rồi thì ko thể mặc áo cà sa được nữa. Những người quen tiếp xúc với những thành phần được gọi là tội phạm. Những người quen với trấn áp rồi thật khó mà có những hành vi hòa nhã được nữa. Suốt chặng đường từ Cửa Nam về Mỹ Đình tôi cứ ngồi nhìn những thanh niên này và cảm thấy thương cho họ, tiếc cho họ. Họ là những thanh niên trẻ, khỏe, mặt mũi sáng sủa. Nhưng ở họ bắt đầu có những hành vi nặng về trấn áp. Đành rằng trấn áp là một phần công việc của họ, nhưng họ còn quá trẻ để cái phần trấn áp có thể trấn áp phần nhã nhặn trong con người họ. Tôi đã nghĩ: Bác Hồ đã dạy: “ đối với dân phải…; đối với kẻ thù phải…”. Tuy nhiên, thật khó để có thể thực hiện đúng lời Bác khi mà mình có quyền. Ngày xưa khác. Ngày xưa ko có quyền gì cả. ko có quyền với kẻ thù thì đương nhiên rồi, nhưng cũng ko có quyền với dân vì lúc đó đã giành được chính quyền đâu, hoặc chính quyền còn non trẻ nên cái quyền cũng ko vững chắc và mạnh mẽ. Nhưng ngày nay, địa vị hoàn toàn khác, có quyền với cả kẻ thù, và dân. Vậy là …

 

Tôi lại nghĩ đến Chí Phèo. Anh ta vốn là một thanh niên khỏe mạnh, và sáng sủa. Nhưng rồi, cuộc đời đã nhào nặn anh ta thành một sản phẩm đặc thù của xã hội. Hay nói theo ngôn ngữ dân thường là xã hội xô đẩy, còn nói theo ngôn ngữ khoa học một tí thì là anh ta bị tha hóa. Anh ta ko còn giữ được cái bản chất thanh niên trẻ khỏe sáng sủa của anh ta nữa. Giá mà bây giờ lại có một ông Nam Cao nào đó viết nhỉ.

 

Trên HBO đang chiếu một bộ phim Mỹ hình như có tiêu đề “a few good man” trong đó Tom Cruise và Demi Moore đóng. Trong phim kể về một vụ án của tòa an binh mà Tom và Demi là 2 luật sư bảo vệ cho một anh lính bị chết. Kết thúc phim là cảnh 2 anh cán bộ (kiểu như tiểu đội trong tiểu đội của anh lính bị chết) đã được tòa xử ko bị tội giết anh lính của tiểu đội (mà đó là do thừa hành lệnh của một ông tướng). Nhưng 2 anh này vẫn bị khép tội hành hung người. Một anh đã kêu lên một cách tức tối, và oan ức là: nhưng đó chỉ là chúng ta thi hành lệnh cấp trên thôi mà. Và anh lính kia trả lời: chúng ta có tội. Đó là tội không bảo vệ người không có khả năng tự bảo vệ. Lúc chia tay anh luật sư (Tom) đã nói với anh lính đó rằng: anh vẫn có danh dự mà không cần có quân hàm trên vai.

 

Có bao nhiêu người trong chúng ta còn nghĩ đến danh dự. Còn coi trọng danh dự? Có bao nhiêu người còn nghĩ đến bảo vệ người ko có khả năng tự vệ?

 

Bị xúc phạm vì bị mất quyền yêu nước

Bị xúc phạm vì mình tưởng là mình có quyền lên tiếng nói, tiếng nói chính nghĩa. Chính nghĩa vì mình thấy TV, Đài cũng nói về lòng yêu nước, về Trường Sa, Hoàng Sa. Mình muốn góp tiếng nói cùng những con người chính nghĩa. Mình cũng muốn góp tiếng nói cùng với các chiến sỹ và ngưu dân ngoài Biển Đông. Vậy mà lại bị ngăn cấm, bị bắt giữ. Cứ y như là mình ko có quyền gì vậy!!! Cứ y như là mình mất quyền công dân vậy!!!

 

Nhưng có một kinh nghiệm mà tôi lại thấy là hay đó là kinh nghiệm: lên xe buýt. Nếu chỉ ngồi nhà, xem trên mạng thì chả cảm thấy gì sất. Nếu đi ra tận nơi, hòa vào dòng người thì cảm thấy một chút gì đấy của không khí BT. Nhưng nếu bị bắt đưa lên xe buýt… cảm nhận sẽ khác hẳn. Sẽ hay hơn nhiều. Cái cảm giác mà lúc đứng dưới đường mình ko thể có được. Đó là quyền công dân. Lúc đứng trong xe buýt nhìn ra. Nhìn những chiến sỹ CA đang trấn áp. Nhìn những người bị bắt giữ đang phản đối và đòi thả một cách vô vọng. Nhìn những người dưới đường đang tiếp tục cuộc BT. Một cảm giác khó có thể diễn tả được. Không thể gọi là mất quyền công dân, nhưng nó là mất quyền đấy.  

 

Những ai đã đi biểu tình, hãy một lần lên xe buýt. Cảm nhận về mất quyền công dân trong chốc lát thật là… khó diễn tả.

Bị xúc phạm quá thể!

 

Buồn, buồn quá

Buồn vì việc mình làm ko sai (Mình thể hiện lòng yêu nước mà) thế mà lại phải làm như là giấu giếm, như là thanh minh. Thật là tệ quá mức. Thời buổi gì mà phải xấu hổ vì muốn biểu lộ lòng yêu nước.

 

Buồn vì thể hiện lòng yêu nước lại thành ra mất quyền công dân.

Buồn vì có lòng yêu nước hóa ra lại bị chính những anh CA nhân dân trấn áp. 

 

Ngao ngán về những người thờ ơ

Buổi tối, đi sang nhà mẹ đẻ. Nhìn thấy tay tôi bị vằn máu đỏ lên, do vết 2 thanh niên chộp khuỷu tay bốc lên xe buýt, cô em gái hỏi, tôi nói: đi BT. Cô em kêu lên: Biểu Tình! Biểu tình gì? Có được tiền không? Tôi ngã ngồi xuống ghế. Mẹ tôi thì im lặng. Còn chồng nó thì mắng luôn: hỏi gì mà ngu ngốc thế! Đúng là chẳng biết gì về thời sự cả. Suốt ngày chỉ mua sắm với phim Hàn Quốc nên mới dốt thế đấy.

 

 Đến tận hôm nay nhà tôi chưa ai biết là tôi đi BT. Nếu biết ko biết ý kiến mọi người thế nào. Cũng là một dịp để biết quan điểm, thái độ của mọi người đây!

 

Sáng nay đến cq nói với chị bạn thân, chị ấy bảo sao mày ko nói ngay. Chuyện như thế thì phải khoe ngay chứ. Thế mà ko nói ngay để tao khoe với chồng tao, ông ấy tha hồ khoái.

 

Ôi, đây cũng là một dịp để đo lòng người. 

 

Hôm qua 26/7 đi hội thảo gặp một TS khoa học, một người được coi là thân của tôi. Dường như tình cờ tôi hỏi 1 câu: có đi BT ko. Trả lời: ko, chả đi đâu. Về nhà chỉ quanh quẩn ở nhà cũng đã mệt rồi. Rỗi thì xem TV. Thấy bạn ko hỏi gì, tôi tự nói: tuần trước tôi đi BT. Vẻ hết sức ngạc nhiên và bức xúc, xen lẫn coi thường: Điên à, dở hơi à. Tôi chẳng nói gì được nữa. Ôi, TS!!!

 

Một bạn thân khác, hôm nay, 27/7 mới biết được tin tôi đi BT đã trách: sao chuyện hay như thế mà ko kể gì cả. Rồi bạn háo hức giục: kể đi, đi BT thế nào? Bạn hỏi đi BT ở đâu, BT về cái gì? bị bắt về Mỹ Đình à? Có những ai đi BT? Rất nhiều câu hỏi khiến tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bạn vẫn được coi là chuyên gia trong mọi loại tin tức. Bạn nắm vững mọi hoạt động, sinh hoạt của tất cả những nhân vật nổi tiếng trong nước và thế giới. Từ những nhân vật trong làng giải trí cho đến các chính khách. Từ các sự kiện văn hóa thể thao đến các loại thiên tai, rồi các vụ tham nhũng... thôi thì đủ các loại tin trên báo. Tôi luôn cảm thấy xấu hổ vì mình là người lạc hậu so với bạn. Thế nhưng tin về BT thì bạn ko biết tí gì sất. Thế mà bạn đã từng là người bạn thân, rất thân với những nhân vật mà cả nước biết đến trong những cuộc đấu tranh trên báo chí “lề trái, lề phải”. Vậy mà .... ÔI, tôi ko biết tôi có lạc hậu ko đây. Ko biết tôi là người thế nào nữa.

 

Lo lắng vì những chiến sỹ CA ko lắng nghe

Trong lúc tham gia BT, rất nhiều cuộc tranh luận xảy ra giữa những người BT và các chiến sỹ CA. Những tranh luận về lòng yêu nước, vầ lãnh thổ, về chủ quyền, về Biển Đông, về lịch sử 4000 năm… Nhiều, rất nhiều như vậy. Nhưng xem ra người nào nói cứ nói ý kiến của mình, còn phía bên kia cũng kiên trì ý kiến của mình. Nếu những người BT tự cho mình là thể hiện lòng yêu nước, thì các chiến sỹ CA ở phía đối lại, ko thể nói là ko yêu nước.

Nhưng sao thấy khó hiểu quá. Hai bên ko hiểu nhau. Đã ko hiểu nhau thì lại còn ko lắng nghe nhau.

 

Lúc ở Mỹ Đình, trong khi khai tường trình, tôi đã nói về chuyện đi BT. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng anh CA tiếp tôi ko hề để ý gì đến những điều tôi nói. Anh ta ko phải là ko hiểu tôi nói gì, cũng ko phải là phản đối ý kiến của tôi. Anh ta cũng ko máy móc ghi lại những gì tôi nói. Chỉ đơn giản là anh ko hề để ý đến tôi nói cái gì. Tôi đã nghĩ rằng mình có nói thế chứ nói nữa cũng chẳng ai nghe. Những người khác nói ra rả đấy thôi, nhưng rồi đâu vẫn vào đấy. Vẫn lý luận cũ, vẫn hành vi cũ nhưng những tuần trước. Chẳng có gì thay đổi được cả. Mà mình có nói anh ta cũng có nghe gì đâu. Mình nói chán, anh ta lại hỏi lại. Nhiệm vụ của anh ta là ghi lại những thông tin cá nhân, và 2 câu trả lời cho 2 câu hỏi đã ấn định từ trước: vì sao đi BT? Nghĩ gì về BT? Nhưng dù mình có nói gì thì anh cũng chẳng ai đếm xỉa đến ý kiến của mình cả. Họ có quan điểm của họ. Thế thôi. Nói gì cũng vô ích. Chán.

 

Điều này có nghĩa là quan điểm của 2 bên là quá xa nhau. Ko thể nói chuyện được với nhau. Ko thể chia sẻ được với nhau. Tôi rất sợ là quan điểm 2 bên sẽ đối lập nhau. Tôi ko dám nghĩ đến điều đó. Tôi sợ sự đối lập này.

 

Ấm lòng vì chia sẻ giữa những người đi BT

Hôm tham gia cuộc BT tôi là gương mặt lạ nên đã bị những người BT nghi ngờ. Đầu tiên là 1 anh áo đỏ sao vàng hỏi luôn: chị là công an chìm à? Khi tôi xưng danh thì anh nói luôn: “à, dân xh tôi thấy chị là người thứ 2. Bên Toán họ đi đông lắm. Bên chị chẳng thấy ai.” Tôi im lặng và cảm thấy ngậm ngùi. 

Lúc ở trên xe buýt, mọi người cứ đếm đi đếm lại xem trên xe có bao nhiêu người BT. Tôi nghĩ trong bụng mà ko nói ra rằng có mấy người mà đếm mãi ko ra. Lát sau mọi người mới nói là đừng tính cả CA chìm. Tôi mới vỡ ra là à ra vậy. Khi có người đếm lại, đếm cả 1 thanh niên trẻ, tôi đã lên tiếng: ko tính anh này, vì chính anh này đã bắt tôi lên xe buýt. Rồi lại một người khác đếm và bảo ko tính chị này. Thế là cô bé ngồi cạnh, mặc áo đỏ đã kêu lên, ko chị ấy là BT đấy. Nhìn tay chị ấy đây này. Ở khuỷu tay tôi lúc đó có vết tay vằn máu đỏ do bị CA bấu vào khi bắt lên xe buýt. Mọi người cùng phấn nộ và đòi chụp ảnh để phản đối. Tôi đã phải giấu tay đi. Tôi ko sợ gì, chỉ ngại là cái tay của mình cũng ko đau lắm, mà làm to chuyện lên thì ko có lợi trong khi tình hình trên xe lúc đó ai cũng bị bức xúc. Tình hình cứ như lò thuốc súng rồi. Đến lúc đó tôi mới ngớ ra là mọi người nghĩ tôi là CA chìm. Lúc tôi hỏi một chị trông mặt quen quen, có lẽ nhìn thấy nhiều trên mạng. Chị ấy giới thiệu với giọng nghe không phải là bức xúc mà còn là gay gắt. Có lẽ chị ấy tưởng tôi là CA chìm nên mới có giọng “đối đầu” như vậy.

 

Nhưng khi đã biết cùng là người BT rồi thì mọi người lại rất dễ dàng chia sẻ. Tôi thấy thật ấm lòng. Việc đi BT tự mình biết là đúng, là trong sáng, nhưng bị CA, chính quyền phản đối đã khiến mình cảm thấy rất ái ngại rồi. Cứ như là mình làm điều gì ko trong sáng. Rồi bạn bè, người thân xung quanh lại có những thái độ chê cười, mỉa mai nên lại càng cảm thấy buồn. Nhưng giữa những người đi BT thì lại dễ dàng hiểu nhau, chia sẻ với nhau. Đôi khi nhận được sự chia sẻ của những người ko quen biết, cảm thấy ấm lòng.

 

Lúc ngồi trong đồn CA ở Mỹ Đình, đang trả lời tường trình, bỗng 1 cuộc điện thoại của 1 chị bạn thân. Chị hỏi tôi đang ở đâu. Chị hỏi thăm tôi tình hình ở đấy thế nào. Chị động viên tôi, chia sẻ với tôi. Thật là ấm lòng. Lúc ở Mỹ Đình tôi thấy rất bối rối. Tôi ko sợ. Tôi ko làm gì sai. Ko làm gì quá đáng. Nhưng thật sự bối rối, vì bị đặt vào thế đối lại với CA. Cuộc điện thoại đúng lúc của chị bạn. Sự chia sẻ của những người đi BT. Thật là ấm lòng.

 

Ngạc nhiên vì sự đa dạng của những người đi BT

Trước khi đi tôi cũng không nghĩ là mọi người có động cơ giống nhau khi đi BT. Vì bản thân tôi đã nghĩ chính mình cũng có động cơ khác mọi người rồi. Tôi đi vì cũng muốn hòa chung vào dòng người để cảm nhận được lòng yêu nước. Ngoài ra, còn một chút máu nghề nghiệp là muốn biết được mọi người có những suy nghĩ, động cơ gì. Thế nhưng, khi trực tiếp tham gia, chính tôi phải cảm thấy ngạc nhiên vì sự đa dạng. Tôi có thể cảm thấy một vài lý do dễ nhận thấy, nhưng thực ra thì còn nhiều lý do khác nữa mà tôi biết chắc là mình chưa biết hết được.

 

Có người đi vì muốn phản đối sự hống hách, hỗn xược của quân Tàu. Có người vì nghĩ đến những chiến sỹ và ngư dân ngoài đảo. Bằng việc BT này để nói rằng những chiến sỹ và ngư dân ko đơn độc ngoài Biển Đông. Có người đi vì mọi người đi vì lẽ phải, ko lẽ mình ko đi. Có người đi vì bức xúc, vì muốn thể hiện lòng yêu nước mà lại bị CA ngăn cấm. Có lẽ còn có người đi vì thấy vui. Quả thật, dù có những nguy cơ bị bắt giữ, nhưng đi cũng vui vẻ thật. Và chắc còn có nhiều lý do đi nữa mà tôi chưa biết hết. Vì có những người thể hiện sự bức xúc, thậm chí là quá khích, nhưng cũng có người chỉ trầm lặng, lặng lẽ tham gia. Nhiều người không ồn ào, nhưng kiên định.

 

Thú vị vì có thể test thái độ của những người ko đi BT

Nếu đi quan sát sự đa dạng của người BT là rất thú vị thì test phản ứng, thái độ của những người ko đi BT cũng thú vị không kém. Những bạn nào quan tâm đến những vấn đề xã hội, sự kiện xã hội hãy tham gia và test mà xem. Hay lắm. Ta vẫn có câu: trong hoạn nạn mới biết lòng nhau. Thực ra, tôi cũng chẳng có hoạn nạn gì, hay là chưa có gì đáng gọi là hoạn nạn cả. Nhưng cũng đã có thể đo được lòng của nhiều người xung quanh rồi. (nếu mà có hoạn nạn thật thì… sẽ biết thật. hi hi)

Hà Nội 28/7/2011


*Xin cảm ơn Bà Phạm Quỳnh Hương (Viện KHXH VN) đã chia sẻ bài viết này với bạn đọc NXD-Blog

 


-------oo0oo-------

HoChiMinh

Toiaccsvn

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

ThacBanGioc
Thác Bản Giốc đẹp đẽ của đất nước Việt Nam yêu dấu.

Home Page Vietlist.us


bottom