tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

Home Page Vietlist.us

------------oo0oo--------------

Trang Sưu tầm dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới văn thơ, nữ công, gia chánh... Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý đọc giả vui khỏe.

-------------oo0oo--------------

Chế Linh, Chưa Phù Hợp Với Tình Hình

Về trong vinh quang, ra trong đột quỵ

 

Trúc Giang MN

 

v

 

Bài đọc suy gẫm:  Chế Linh, Chưa Phù Hợp Với Tình Hình tức "Về trong vinh quang, ra trong đột quỵ" của tác giả TrúcGiang MN. Hình ảnh chỉ có tính minh hoạ.

vv

v

 

v

 

 

1* Mở bài

Về trong vinh quang, ra trong đột quỵ là tình trạng của ca sĩ Chế Linh về nước trong những show trình diễn với quảng cáo “30 năm tái ngộ”. Ngày về, Chế Linh mặt rạng rỡ tươi cười đón nhận những bó hoa trao tặng của khán giả. Hình ảnh trái ngược là khi trở ra, vẻ mặt bơ phờ, hốc hác vừa xuất viện sau một cơn đột quỵ.

Nhiều người cho đó là một cuộc giao lưu, giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá Việt Nam, vì bài bản, ca sĩ, nhạc sĩ đều là người Việt Nam cả.

2* Show diễn đầu tiên ngày 21-10-2011

Show diễn đầu tiên ở Hà Nội được công ty giải trí Bích Ngọc, do bầu show Lê Văn Tiến (Hoàng Tiến) đại diện thực hiện ngày 21-10-2011 tại Mỹ Đình. Ca sĩ hải ngoại gồm có: Chế Linh, Thái Châu, Hương Lan, Tuấn Ngọc, Sơn Tuyền, Mạnh Đình, Đức Huy, 3 người con của Chế Linh, Andrea Aybar và Siêu mẫu Tây Ban Nha. MC là Nguyễn Cao Kỳ Duyên.

Buổi trình diễn rất thành công. Khán giả hoan nghênh nhiệt liệt. Chế Linh hân hoan, rạng rỡ nhận những bó hoa của khán giả trao tặng.

3* Vài nét về ca sĩ Chế Linh

Theo tài liệu trong nước, Chế Linh là người Việt gốc Chàm (Chăm), tên thật là Chà Len (Jamlen), tên Việt là Lưu Văn Liên, sinh năm 1942 tại Paley Hamu Tanran, gần Phan Rang, nay thuộc Ninh Thuận.

Chế Linh vừa là ca sĩ vừa là nhạc sĩ sáng tác, nghệ danh là Tú Nhi. Tài liệu trong nước cho biết, Chế Linh có khuynh hướng hát nhạc chiến tranh của người lính VNCH, mặc dù không phải nhập ngũ, vì là người dân tộc thiểu số.

Chế Linh nổi tiếng là người có nhiều vợ, tính đến tháng giêng năm 2007, Chế Linh đã có 4 vợ và 14 đứa con, 7 trai, 7 gái. Những con trai theo nghiệp cha là Chế Phi, Chế Phong, Chế Khang, Chế Thanh, và con trai út dường như là Chế Bồng Em. Đương nhiên là cưới vợ khác sau khi ly dị.

Năm 16 tuổi vào Sài Gòn, giúp việc nhà cho ông chủ người Hoa, trông nom con ông và phụ giúp nấu ăn. Sau đó, làm tài xế lái xe đá ở Biên Hoà. Chế Linh có khiếu âm nhạc và nổi tiếng là ông vua nhạc sến. Năm 1975, vượt biên, bị tù ở Sông Mao, Mỹ Đức, bị kết tội phản động. Năm 1978, ra tù sau 28 tháng biệt giam. Năm 1980, vượt biên qua Mả Lai, rồi đi định cư ở Toronto, Canada.

 

4* Show diễn thứ hai bị cấm (12-11-2011)

4.1. Ba lý do cấm

Theo chương trình, Liveshow thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 12-11-2011 tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình với 5,000 chỗ ngồi. Công ty Bích Ngọc đã bán ra rất nhiều vé, nhưng vào giờ chót bị cấm trình diễn.

Ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng phòng Nghệ thuật của Sở Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch (VHTT/DL) cho báo chí biết lý do bị cấm như sau:

“Sở rút giấy phép chương trình Liveshow Chế Linh tổ chức vào ngày 12-11-2011 với 3 lý do sau đây:

1. Quảng cáo khi chưa có giấy phép của Sở.

2. Quảng cáo sai nội dung cho phép. Giấy phép ghi là “Liveshow ca sĩ Chế Linh”, không có những chữ “hải ngoại” và “30 năm tái ngộ”.

3. Quảng cáo với số lượng quá lớn ở nhiều nơi, gây phản cảm, mất mỹ quan, như ở bến tàu, bến xe, trục đường chính, thậm chí trước cửa bảo tàng. Băng rôn quảng cáo Liveshow ghi “Ông vua nhạc sến Chế Linh”, nên bị thu hồi giấy phép”. (hết trích)

Khi được hỏi, ban tổ chức show diễn tháo gỡ những bảng quảng cáo và tuân theo những điều bị cấm, thì có được phép trình diễn ở một ngày nào khác hay không?. Ông Trực trả lời: “Trước hết phải thi hành lịnh cấm biểu diễn, còn các thứ khác sẽ tính sau. Sở Văn Hoá sẽ xét lại lịnh cấm sau 6 tháng tới.”

Ngoài lịnh cấm ra, Sở Văn Hoá Hà Nội còn chỉ thị cho Thanh tra của Sở đến làm việc với ban quản lý Mỹ Đình, không cho thực hiện buổi trình diễn. Thêm vào đó, Sở cũng báo cáo cho công an PA.25, cơ quan theo dõi văn hoá tư tưởng của Bộ Công An.

Sở VHTT/DL Hà Nội cho biết, họ không cấm Chế Linh, mà chỉ cấm công ty tổ chức Bích Ngọc, nhưng vì Bích Ngọc đã bán vé ra rất nhiều, cho nên muốn sang tay lại cho công ty khác, cũng không được, do đó, cấm tất cả.

Sở nầy cũng cho biết là trong đơn xin phép đợt 1, Sở đã loại ra 3 bài hát, trong lần thứ hai, Sở loại ra 11 bài, đó là những bài: Không bao giờ quên anh, Tôi đưa em sang sông, Tình như mây khói, Linh hồn tượng đá, 10 năm tình cũ, Tình đời, Túy ca, Lần đầu lần cuối, Thói đời, Một lần cuối và Tình kỹ nữ. Những bản nhạc bị cấm, không những chỉ căn cứ vào lời ca, mà còn căn cứ vào người nhạc sĩ đã sáng tác ra nữa.

4.2. Đàng sau vụ hủy bỏ show diễn

Bộ VHTT/DL cho phép, nhưng Sở VHTT/DL Hà Nội rút phép. Sở VHTT/DL trực thuộc hệ thống dọc của Bộ VHTT/DL, nhưng cũng thuộc hệ thống ngang là UBND thành phố Hà Nội.

Trong công văn do Giám đốc Sở VHTT/DL là ông Phạm Quang Long ký ngày 1-11-2011, thu hồi giấy phép do Cục Nghệ Thuật thuộc Bộ VHTT/DL với lý 3 lý do nêu trên.

Ông Vương Duy Biên, Cục trưởng Cục Nghệ Thuật và Biểu Diễn, thuộc Bộ VHTT/DL, cho biết: “Nếu sai phạm về băng rôn quảng cáo thì phạt hành chánh về sai phạm đó. Quảng cáo và trình diễn là 2 việc khác nhau”.

4.3. Cục Nghệ thuật lại cho phép trình diễn

Hai ngày sau khi Sở VHTT/DL Hà Nội cấm trình diễn, thì Cục Nghệ thuật và Biểu diễn lại cấp giấy phép cho Nhà Hát Ca Múa Nhạc Dân Gian Việt Bắc, phối hợp với công ty Tổ Chức Sự Kiện Quyên Gia Bình, được phép tổ chức show diễn tại địa điểm và ngày giờ nói trên (12-11-2011).

Chế Linh thoát nạn sau những ngày lo âu rầu rĩ, buồn nản, thế nhưng chạy trời không khỏi nắng, lại bị cấm trình diễn ở Sài Gòn.

v

 

Chế Linh (CL) được các fan ra tận sân bay chào mừng, Hình dưới: CL hát chung với 3 người con trai và hình cuối là buổi họp báo quảng cáo cho show "30 năm tái ...nạm" tại Hà Nội:)

 

v

 

v

 

v

 

5* Hủy bỏ cuộc “họp báo”

Theo chương trình, show diễn của Chế Linh sẽ được tổ chức vào buổi tối ngày 19-11-2011 tại rạp hát Hoà Bình, Sài Gòn. Để chuẩn bị cho đêm diễn, ban tổ chức và Chế Linh thực hiện một “cuộc gặp gỡ báo chí” ngày 17-11-2011. Các phóng viên được mời trực tiếp bằng điện thoại hoặc nhắn tin.

“Cuộc gặp gỡ báo chí” bắt đầu lúc 14 giờ tại khách sạn Faifoo Boutique Hotel, số 97/3 đường Lê Quang Định, phường 14 quận Bình Thạnh, với hơn 20 phóng viên tham dự. Mở đầu, Chế Linh thông báo Liveshow sẽ được tổ chức vào ngày 19-11-2011, đồng thời cũng cho biết không còn hợp tác với bầu show Hoàng Tiến nữa, mà quay sang bắt tay với ông Nông Xuân Ái, giám đốc Nhà Hát Ca Múa Nhạc Dân Gian Việt Bắc, để thực hiện show diễn ở Sài Gòn.

Khoảng 10 phút sau, thì một đoàn 10 người trong đó có công an PA.38 (Lực lượng bảo vệ an ninh nội bộ và văn hoá tư tưởng), cán bộ quản lý văn hoá phường 14 và đại diện các cơ quan chức năng, xuất hiện, yêu cầu ngừng “họp báo” và lập biên bản vi phạm họp báo không có giấy phép. Ban tổ chức show diễn cho rằng đây là “cuộc gặp gỡ thân mật với ký giả”, phía chính quyền thì cho rằng họp báo không có giấy phép. Sự thật là, dưới danh nghĩa nào, thì chính quyền đã theo dõi và ngăn chặn Chế Linh gặp các nhà báo. Nói chung, Chế Linh “được chiếu cố khá kỹ”.

Tại sao cần gặp ký giả?

Chế Linh thuật lại như sau: “Trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về khách sạn, tôi không thấy một tấm quảng cáo nào trên đường cả. Tôi vào rạp Hoà Bình thì chỉ thấy một tấm bảng carton nhỏ xíu, thông báo “bán vé Chế Linh”, ngoài ra không có gì cả. Cảm giác của tôi lúc đó rất buồn, tôi nghĩ rằng anh Hoàng Tiến cố tình muốn phá tôi, khi tôi chuyển sang ông Nông Xuân Ái.”

Đó là một phần lý do gặp các nhà báo để quảng cáo show diễn. Cuộc gặp gỡ bất thành, bị lập biên bản vi phạm luật họp báo, nên Chế Linh suy sụp tinh thần.

6* Sở Văn Hoá Sài Gòn chơi độc

Vé đã bán ra cho đêm diễn vào tối 19-11-2011, thế mà Chế Linh nhận được giấy cấm trình diễn vào buổi sáng ngày 19-11, văn bản được ký ngày 18-11, vì thế, Chế Linh bị sốc và đột quỵ, được đưa vào bịnh viện Việt Pháp trong tình trạng cứu cấp. Bà Vương Nga, vợ Chế Linh cho biết: “chồng tôi cảm thấy ngộp thở nên chúng tôi đưa vào bịnh viện cứu cấp”. Vợ và các con rất lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của ông.

Sở Văn Hoá Thể Thao Du Lịch Sài Gòn không cho phép trình diễn vào ngày chót, với lý do rất mơ hồ là: “Chưa phù hợp với tình hình thành phố hiện nay”. Tình hình như thế nào không được nói rõ ra. Không có đám cháy nào, không có cơn bão lụt nào, không có cảnh tang thương chết chóc nào, hoặc không có lãnh đạo đảng nào vừa tắc thở…đang xảy ra trong thời gian đó cả.

7* “Chế Linh biểu diễn trong sự bẫy rập của công an CSVN”

Đó là cái tựa của bài phóng sự đặc biệt từ VN do thông tín viên đài SBTN gởi ra có nội dung được trích như sau:

“Sự nghiệt ngã của Nhà nước CSVN dành cho Chế Linh vẫn luôn tiếp diễn, đã chứng minh cho thấy những lời kêu gọi dành cho người Việt hải ngoại chỉ là những trò mị dân giả dối. Tin nội bộ cho biết, nhân vật đặc biệt căm ghét Chế Linh là Nguyễn Văn Đua, biệt danh Ba Đua, Phó Bí thư thường trực Thành Ủy Sài Gòn, vì thất bại trong cuộc chạy đua vào các chức vụ của Trung Ương đảng vừa qua, cho nên Ba Đua tìm mọi cách chứng tỏ lòng trung thành của mình đối với Đảng qua việc bắt bớ, sách nhiễu và đàn áp ngày càng nặng nề.

Tiết lộ với thông tín viên SBTN, cho biết chính Ba Đua là người gọi điện thoại ra Hà Nội cho Phạm Quang Nghị, yêu cầu chận các show diễn đó lại. Đua nói với Nghị rằng, tất cả sự dung túng cho bọn phản động nầy đều là sai lầm của ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) với chính sách hoà giải của Kiệt, nên chính nội bộ của mình ám sát chết một cách tức tưởi vì muốn thay đổi. Trên thực tế, đã có trường hợp công an giả dạng khán giả, lên sân khấu tặng hoa và yêu cầu bài hát không được cho phép, nhằm kiếm cớ triệt hạ Chế Linh. Nhiều nhà quan sát bình luận rằng, những rắc rối, những khó khăn dồn dập đến với Chế Linh, chỉ vì ông nầy giống như một đại sứ của di sản văn hoá miền Nam tự do, gọi là văn hoá đồi trụy, Mỹ ngụy” (hết trích)

8* Chế Linh trả tiền vé lại cho khán giả

8.1. Khán giả ngỡ ngàng

Chỉ vài giờ trước buổi trình diễn, ban tổ chức mới hiện diện chính thức thông báo hủy bỏ chương trình show diễn, làm cho khán giả hết sức ngỡ ngàng. Nhiều ông bà quần áo chỉnh tề, trang điểm cẩn thận, bật ngữa khi đọc thông báo trên tấm bảng dựng trước cửa rạp Hoà Bình.

Nguyên văn như sau:

“Do chưa đủ điều kiện tổ chức nên Liveshow Chế Linh sẽ không diễn ra vào đêm 19/11/2011 tại nhà hát Hòa Bình như dự kiến. Ban tổ chức Liveshow Chế Linh xin chân thành cáo lỗi cùng quý khán giả. Quý khán giả đã mua vé ngày 19/11/2011 xin vui lòng đến phòng vé nhận lại tiền, thời gian từ 9h đến 21h30 ngày 19/11. Rất mong được sự thông cảm của quý khán giả.
BTC: Công ty Quyên Gia Bình”.

Nhiều khán giả từ các tỉnh về Sài Gòn xem show diễn cũng đành xếp hàng chờ trả vé lấy tiền lại.

8.2. Khán giả rồng rắn chờ trả vé

Ban tổ chức ăn gian. Trên bảng thông báo có ghi, thời gian trả vé từ 9 giờ sáng đến 21 giờ 30 ngày 19-11-2011 nhưng nhiều khán giả chỉ được đọc thong cáo khi đến xem buổi diễn, nên rất đông người chen lấn nhau trả vé trước thời hạn, nhiều người thiếu kiên nhẩn, bán đổ bán tháo cho các “cò vé” hầu vớt vác chút đỉnh tiền trước khi ra về.

8.3. Việc trả vé không dễ dàng

Ban tổ chức đã đặt nhiều nơi bán vé, nhưng nhiều khán giả bị quày vé tại rạp Hoà Bình từ chối trả tiền lại, với lý do là mua vé ở đâu thì trả lại ở đó.

Xếp hàng rồng rắn, chờ chực tới phiên mình thì bị từ chối, nên sanh ra đổ quạo, “bức xúc”, không tức sao được, chửi thề tứ tung. Khán giả tranh luận, cùng một loại vé của ban tổ chức bán ra, dù bán ở đâu, thì tiền cũng vào túi ban tổ chức cả. Tranh cãi sôi nổi.

Quày vé rạp Hòa Bình có tấm bảng viết sai chính tả: “Mua vé ở số điện thoại 09036, thì đến điểm X nhận tiền lại”. Như vậy, những người mua vé ở những số điện thoại khác thì phải đến đâu để lấy tiền lại?

Một số người được hỏi: “Vé nầy mua ở đâu?”. Trả lời: “Mua ở “cò”. Vậy thì trả vé lại cho “cò”. Kêu trời không thấu. Biết cò ở đâu? Trong thế giới loài chim đi ăn đêm nầy có muôn trùng, nào là cò, vạc, nông, sếu, le le…vậy biết cò ở đâu mà tìm? Chế Linh hại thật!

8.4. Khán giả mất tiền

Một số vé bán chợ đen giá gấp đôi, gấp ba giá chính thức nên phải chịu mất phần tiền chợ đen. Người VN nắm bắt cơ hội thật nhạy bén, một dịch vụ mới ra đời, đó là những người trả vé thuê. Ai muốn tránh cảnh chầu chực, chen lấn thì phải chịu mất 10% cho những người trả vé thuê. Như vậy, ngoài phần tiền mất vì chợ đen, một cặp vé chợ đen 16 triệu, còn phải mất vài trăm ngàn nữa.

Một cặp “vé mời” được đem bán chợ đen giá 16 triệu đồng trở thành 2 tờ giấy lộn, vì vé mời có ghi giá tiền bao giờ đâu?

Thiệt hại tài chánh của ban tổ chức và Chế Linh lên tới nhiều tỷ đồng, không biết Chế Linh mất bao nhiêu tiền, nhưng điều chắc chắn là Chế Linh suýt mất mạng do đột quỵ.

Về trong vinh quang, ra trong đột quỵ là thế.

8.5. Nhận xét về Liveshow Chế Linh

Nhìn toàn bộ vụ việc, Liveshow Chế Linh không phạm lỗi lầm gì nghiêm trọng, do đó, Cục Nghệ Thuật Trung Ương mới cho phép trình diễn theo chương trình ấn định ngày 12-11-2011 tại Hà Nội. Trung ương cho phép, thành phố Hà Nội cấm, nhưng TW lại cho phép, như vậy thành phố Hà Nội bị thua đau.

Ở Sài Gòn, ban tổ chức và Chế Linh không vi phạm điều gì cả, ngoài việc họp báo không có giấy phép, nhưng họp báo và trình diễn là 2 việc khác nhau. Rút kinh nghiệm ở Hà Nội, thành phố Sài Gòn chơi độc, làm Trung Ương trở tay không kịp, đó là ra lịnh cấm vào buổi sáng ngày trình diễn là 19-11-2011, đặt trung ương trước sự đã rồi, dù có muốn cứu Chế Linh cũng trở tay không kịp. Đó là một cú độc.

Chế Linh không vi phạm điều nào cả, mà bị cấm xem như không có lý do chính đáng, thật đúng như thông tín viên đài SBTN nói không sai. “Chế Linh được xem như đại sứ của di sản “văn hoá đồi trụy Mỹ ngụy”, đồng thời, bản thân Chế Linh đã bị kết tội phản động trong vụ vượt biên bất thành. Và vụ việc “cho thấy, những lời kêu gọi dành cho người Việt hải ngoại, việc giao lưu văn hoá chỉ là những trò mị dân giả dối” (trích phóng sự của thông tín viên đài SBTN).

v

 

v

v

 

9 * Giao lưu văn hoá

Giao lưu văn hoá là một trong kế hoạch thực hiện NQ 36 về công tác đối với người Việt ở nước ngoài, mục đích dẹp những tổ chức đấu tranh đòi dân chủ, tự do, nhân quyền cho đồng bào trong nước, chiêu hồi về đầu phục chế độ độc tài CS.

Đó là văn hoá vận. CSVN đặt cách mạng văn hoá tư tưởng là một trong 3 cuộc cách mạng xây dựng CNXH: cách mạng quan hệ sản xuất (đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp), cách mạng khoa học kỹ thuật, và cách mạng văn hoá tư tưởng (đốt sách chôn học trò).

9 .1. Gia tăng sự đi ra đi vào

Nhiều người ca ngợi chủ trương giao lưu văn hoá của Việt Cộng trong nước, đó là giao lưu, văn hoá Việt Nam với văn hoá Việt Nam.

GS Bùi Văn Phú viết trên trang Việt Báo ngày 30-11-2011 bài viết tựa đề “từ Chế Linh đến Mỹ Linh”. Chế Linh về nước thực hiện Liveshow, Mỹ Linh từ trong nước sang Hoa Kỳ hát, xem như giao lưu văn hoá. Trích một phần như sau:

“Với quan hệ Việt Mỹ phát triển, ca sĩ trong, ngoài nước đi ra đi vào cũng tăng theo sự trao đổi thương mại giữa hai quốc gia. Nhiều diva VN đã xuất hiện trên sân khấu hải ngoại: Hồng Nhung, Thanh Lam, Mỹ Linh, Ngọc Lễ, Phương Thảo, Mỹ Tâm, Đức Tuấn và nhiều giọng ca tầm tầm khác. Qua Mỹ hát, ai nổi hứng muốn ở lại hay muốn có thẻ xanh thì cứ tiến đến hôn nhân. Ca sĩ trong nước kết hôn với Việt kiều Mỹ đã có: Lam Trường, Quang Dũng, Thu Phương, Bằng Kiều, “Đàm Vĩnh Hưng” (?), Thu Hà, Trần Thu Hà.

Ngược lại nghệ sĩ về VN hát cũng nhiều: Hương Lan, Phi Nhung, Tuấn Vũ, Giao Linh, Thanh Tuyền, Lệ Thu, Sơn Tuyền, Tuấn Ngọc, Trịnh Nam Sơn, Mạnh Đình, Quang Lê, Ý Lan, Minh Tuyết, ai muốn ở lại, nhà nước cũng giang tay mời đón. Duy Quang, Đức Huy, Ái Vân, Elvis Phương đã mua “được nhà với sổ đỏ sổ hồng trong tay”.” (hết trích)

9 .2. Việt Cộng chơi cha thiên hạ trong việc giao lưu văn hoá

Ngay trong Hiệp ước Thương mại Việt Mỹ, Hoa Kỳ cho nhập cảng tự do sách báo, văn hoá phẩm từ VN vào Mỹ, trái lại, CSVN không cho nhập cảng tự do sách báo, văn hoá phẩm từ HK vào VN. Nhà nước CSVN kiểm duyệt tất cả mọi thứ văn hoá phẩm. Người Việt hải ngoại có liên hệ đến trong nước đều biết việc nầy.

9 .3. Giao lưu trong bất công

Các ca nhạc sĩ hải ngoại về nước hát cho đồng bào của mình nghe, mà không được phép hát bản ruột, bản nhạc sở trường, bản nhạc mình thích, và cũng không được tự do hát những bản nhạc mà đồng bào của mình thích và yêu cầu. Không dám hát những bản nhạc ngoài những cái tựa bài trong giấy cho phép.

Trái lại, ca sĩ trong nước ra được hoàn toàn tự do, (trừ trường hợp Đàm Vĩnh Hưng) muốn hát gì thì hát.

Nhiều người ca ngợi chủ trương giao lưu văn hoá nầy của VC nầy, tức là chấp nhận thân phận của ca sĩ hải ngoại bị đối xử bất công và thấp kém so với ca sĩ trong nước ra ngoài hát.

 

v

 

v

 

Chế Linh trong quân phục Việt Nam Cộng Hòa. Hình dưới:  đầu quay băng Akai, Amplifier thời 70 đi chung với TV - LED - 3D?  cũ mới đề huề của một nhà sưu tầm gốc Mít tuy nhìn cũng hơi chõi :)

v

 

v 

 

9 .4. Việt Cộng kiểm soát và quản lý chặt chẽ văn nghệ sĩ trong nước.

9 .4.1. Vụ ca sĩ Mỹ Tâm bị ép buộc phải cầm đuốc cho Olympic Bắc Kinh năm 2008

Trước tình hình việc rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008 bị phản đối trên khắp thế giới, riêng tại VN, quần chúng rất “bức xúc” trước việc Trung Cộng đưa hình ảnh 2 quần đảo HS/TS vào bản đồ rước đuốc và bản đồ du lịch, mục đích tuyên bố chủ quyền trên 2 quần đảo nầy, đồng thời, những “tàu lạ” bắn giết ngư dân VN, nên có một cuộc vận động tẩy chay cầm đuốc cho TC trên Internet.

Ca sĩ Mỹ Tâm rất “bức xúc” khi nghe tên mình được chọn để cầm đuốc, mà không có một tin tức gì chính thức cả. Trước tin đồn đó, Mỹ Tâm cũng đồn lại, là chỉ đồng ý rước đuốc với tinh thần thể thao thuần túy, chớ không phải vì mục đích chính trị để hợp thức hoá chủ quyền 2 quần đảo của VN.

Tin đồn trên Internet nhanh chóng đến tai Chủ tịch Ban tổ chức rước đuốc cho TC là Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND/TP Sài Gòn.

Qua nhiều lần thuyết phục không thành, Mỹ Tâm được chấp thuận, cho không cầm đuốc, với điều kiện là tuyệt đối giữ bí mật về vụ việc nầy. Thế là Trung úy văn công Hồ Quỳnh Hương được chọn thay thế Mỹ Tâm.

Câu chuyện tuởng êm xuôi, nhưng bất ngờ tin tức bí mật được tràn lan trong giới hâm mộ Mỹ Tâm trên Internet.

Thế là Ban tổ chức tay sai của TC kết tội Mỹ Tâm là không giữ lời hứa, và ép buộc Mỹ Tâm phải tham dự rước đuốc vào ngày 29-4-2008. Nếu không, thì sẽ bị cấm xuất cảnh sang Nam Hàn để thực hiện hợp đồng âm nhạc, cấm phát hành các Album và cấm trình diễn.

Và Mỹ Tâm bị ép buộc phải cầm đuốc cho Olympic Bắc Kinh 2008.

9 .4.2. Hai ca sĩ bị cấm hát vì coi thường lãnh đạo

Ngoài nhạc sĩ Việt Khang bị bỏ tù, 2 ca sĩ của Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam (ÂNQG/VN) là bà Lê Thị Thơ (Anh Thơ) và ông Vũ Trọng Tấn (Trọng Tấn), 2 giảng viên của Khoa Thanh Nhạc, là những ca sĩ có đẳng cấp cao của Học Viện. Anh Thơ là một trong những ca sĩ có cát sê cao nhất ở Hà Nội.

Hai người bị thi hành kỷ luật vì lý do: Không chấp nhận sự phân công công tác của người có thẩm quyền. Tự ý bỏ chương trình biểu diễn tối 18-7-2012 tại Lào.

Những sự việc trên cho thấy, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, hay bất cứ ca sĩ nào khác trong nước cũng không có quyền tự do làm theo ý mình, mà phải luôn luôn đi theo đúng chủ trương của Đảng. Nhất là Đàm Vĩnh Hưng là một cán bộ đoàn viên, hay đảng viên về văn hoá.

 

10 * Về trường hợp của Đàm Vĩnh Hưng

10 .1. Đàm Vĩnh Hưng được đắc cử vào Ban Chấp hành Liên Hiệp Thanh Niên TP Sài Gòn

Đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chi Minh, Đàm Vĩnh Hưng, đắc cử vào Ban Chấp Hành Liên Hiệp Thanh Niên TP Sài Gòn nhiệm kỳ 2009-2014.

Ngày 15-10-2009, trong buổi bế mạc Đại Hội Liên Hiệp Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (TNCS/HCM) Thành Phố Sài Gòn, đoàn viên Huỳnh Minh Hưng, tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, được cử vào một trong 69 ủy viên của Ban Chấp Hành Liên Hiệp TNCS/HCM trong nhiệm kỳ nói trên. Trong dịp nầy, Bùi Tá Hoàng Vũ được cử giữ chức Chủ Tịch Ban Chấp Hành.

Thông thường, ở những cơ quan có nhiều thanh niên như các trường trung, tiểu học, có nhiều giáo chức trẻ, ở các trường cao đẳng và đại học, các công ty, và ngay cả trong các đơn vị công an, quân đội, đều có những đoàn TNCS/HCM, do một số đảng viên lãnh đạo.

Liên Hiệp TNCS/HCM thành phố Sài Gòn là tổ chức lãnh đạo tất cả các đoàn trong địa bàn Sài Gòn. Ban Chấp hành của Liên Hiệp nầy có 69 ủy viên, mà Đàm Vĩnh Hưng là một ủy viên văn hoá.

10 .2. Vài nét về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh

Đoàn TNCS/HCM là một tổ chức chính trị to lớn nhất do đảng CSVN lãnh đạo. Thống kê năm 2007 cho biết trên toàn quốc có 6.1 triệu đoàn viên, tuổi từ 15 đến 35. Riêng ở Sài Gòn, chỉ trong năm 2005, Đoàn đã kết nạp được 1.1 triệu đoàn viên mới, và trong số đó có 91,997 đoàn viên được kết nạp vào Đảng.

Ba nhiệm vụ của đoàn viên là:

1. Luôn luôn phấn đấu thực hiện lý tưởng của đảng CSVN.

2. Gương mẫu chấp hành và tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng.

3. Liên hệ mật thiết với thanh niên. Giúp đở thanh niên và Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh trở thành đảng viên để phát triển Đảng.

10 .3. Vài nét về Đàm Vĩnh Hưng

Đàm Vĩnh Hưng tên thật là Huỳnh Minh Hưng, sinh ngày 2-10-1971, gốc người Điện Bàn, Quảng Nam, thuộc gia đình khá giả, nhưng gặp “biến cố” nên phải mất nhà cửa, kinh tế gia đình suy sụp. Đàm Vĩnh Hưng phải ra đời sớm, làm thợ phụ trong một tiệm hớt tóc.

Nhờ có khiếu âm nhạc nên trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Trở thành anh em thân thiết với Hoài Linh và xem Hoài Linh như một ân nhân cho sự nghiệp ca hát của mình. Tâm sự. Nhờ khôn ngoan, dũng cảm và liều lĩnh nên mới có một vị trí đáng kể trong làng showbiz Việt Nam.

10 .4. Thái độ thách thức của Đàm Vĩnh Hưng

Một ngày sau khi bị Lý Tống xịt hơi cay vào mắt, một nhóm người đã tổ chức “cuộc gặp gỡ báo chí”, Đàm Vĩnh Hưng khẳng định là sẽ hát ở đại nhạc hội Anaheim Arena bất kể biểu tình.

Đàm Vĩnh Hưng nói: “Các chú quyết tâm dẹp Hưng lần nầy, dẹp một lần để làm gương cho những ca sĩ sau. Bên những người tổ chức, kể cả bản thân Hưng cũng quyết tâm có mặt để phục vụ công chúng của mình. Hưng sẽ xuất hiện vì khán giả của Hưng, vì uy tín của công ty và nhà sản xuất. Quý vị hãy biểu tình đi và hãy tôn trọng luật pháp của nước quý vị” (hết trích)

Rõ ràng là một thách thức. “Quý vị hãy biểu tình đi!”

Đàm Vĩnh Hưng tuyên bố: “Tôi sẵn sàng tha thứ cho Lý Tống”. Nhiều người xem lời tuyên bố nầy như là một thách thức.

Đàm Vĩnh Hưng lại nói: “Tôi nhắc lại một lần nữa, tôi không để ai dẫn 1-0 với tôi bao giờ. Nhất định phải là 1-1, không sớm thì muộn!”

Một nghệ sĩ trong giới Showbiz là ca, nhạc sĩ Việt Dzũng, cho rằng trường hợp của Đàm Vĩnh Hưng là một thách đố cho nghệ thuật sân khấu hải ngoại. Tại sao cộng đồng không chống những ca sĩ khác, cũng từ trong nước sang?”

Việt Dzũng cũng cho biết, Đàm Vĩnh Hưng đã từng nhạo báng cờ 3 sọc trên sân khấu hải ngoại.

10 .5. Một câu hỏi của phóng viên Trọng Đoàn đài VNA TV

Ông Trọng Đoàn, phóng viên của đài truyền hình VNA TV ở California, cho biết: “Anh Đàm Vĩnh Hưng có quyền tự do trao đổi nghề nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào họ cho phép, thì ngược lại, cộng đồng người Việt cũng có quyền bộc lộ lập trường chống đối của họ. Nhưng câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao anh Đàm Vĩnh Hưng là một ca sĩ nổi danh, tại sao mà đi hát, cứ gặp sự chống đối như vậy? Và cộng đồng người Việt cũng nên đặt ra câu hỏi, mình chống đối anh Đàm Vĩnh Hưng để làm gì? để mang lại kết quả nào tốt hay không? Và không biết bao giờ cộng đồng người Việt mới hết nguyền rủa nhau như thế nầy?” (hết trích)

Xin quý độc giả nhận xét về lập trường của ông phóng viên nầy, xem nói như thế là đúng hay sai? Đứng về phía bên người quốc gia hay về “phía bên kia”?

1 1 . Kết

Nhìn toàn bộ vụ việc Liveshow Chế Linh, thì thấy Chế Linh không vi phạm lỗi lầm gì nghiêm trọng, bằng chứng là Cục Nghệ Thuật đã cho phép trình diễn sau khi thành phố Hà Nội cấm. Ở Sài Gòn, Liveshow không vi phạm luật pháp nào cả, mà bị cấm với lý do không rõ ràng, chứng tỏ rằng chính sách hoà giải hoà hợp và giao lưu văn hoá chỉ là trò lừa bịp.

Đàm Vĩnh Hưng là một cán bộ văn hoá của Đảng, ỷ lại vào uy thế của đảng, bày tỏ thái độ ngông cuồng thách thức cộng đồng, cho nên việc biểu tình chống đối là chính đáng trong công cuộc chống văn hoá vận của VC trong nước. Đương nhiên là những tên nằm vùng luôn ủng hộ bồ nhà bằng cách nầy hay cách khác.

Đàm Vĩnh Hưng và những bầu show dựa vào các quyền tự do của luật pháp HK, cho nên cộng đồng không có biện pháp nào để ngăn chặn được cả. Chỉ có một trường hợp chấp nhận hy sinh, chấp nhận ở tù của Lý Tống mới ngăn chặn có hiệu quả, ít nhất các bầu show cũng không thu nhập được lợi tức như ý muốn trong những buổi tổ chức sau nầy.

 

Trúc Giang

Minnesota ngày 26-8-2012

 

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ. 

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us


bottom