tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

Home Page Vietlist.us

------------oo0oo--------------

Trang Sưu tầm dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới văn thơ, nữ công, gia chánh... Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý đọc giả vui khỏe.

-------------oo0oo--------------

Báo động: SÁCH VIỆT Ở THƯ VIỆN SAN JOSE BỊ PHÁ HOẠI

Thư viện chính của thành phố San Jose (Main Library) chứa số lượng sách khá dồi dào; một phần cho độc giả, phần lớn cho sinh viên San Jose State University . Ngoài tiếng Anh, thư mục ngoại ngữ khá phong phú trên tầng 3; trong đó tiếng Việt chiếm một khu vực rộng rãi gồm 7 khoang, chia làm nhiều kệ, chứa sách cả 2 mặt. Riêng tiểu thuyết (Fictions) chiếm 3 kệ rưỡi). Non fiction có đủ các môn triết học, tôn giáo, xã hội học, lịch sử, địa lý, văn học, kỹ thuật, thi ca, hội hoạ, tạp chí…Nhìn chung, sách có hai nguồn:

a- Sách xuất bản ở Saigòn trước 1975, được Xuân Thu, Đại Nam... tái bản, và một số sách cũ, có lẽ do nhiều người qua định cư mang theo và gởi cho thư viện.

b- Sách mới xuất bản ở Việt Nam: Gần đây, bên Việt Nam gởi cho thư viện rất nhiều sách đủ loại. Riêng từ điển tiếng Việt là một nhu cầu cần thiết cho người Việt hải ngoại và sinh viên tra cứu về ngôn ngữ và văn hoá Việt thì trên kệ sách, chúng tôi thấy có 5 quyển từ điển chính:

  1. Từ Điển Từ và Ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (1998)
  2. Đại Từ Điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hoá Việt Nam, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo xuất bản năm 1999 ( trên kệ có 2 quyển, và còn nhiều ở các thư viện chi nhánh khác)
  3. Từ Điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, in 2001, ghi là Viện Ngôn Ngữ Học-Trung Tâm Biên Soạn Từ Điển, Hà Nội-Đà Nẵng 2001.
  4. Từ Điển Tiếng Việt- Ban Biên soạn Từ Điển Hànội- Nhà Xb Văn Hoá Thông Tin in 2005.
  5. Từ điển Tiếng Việt của Bùi Đức Tịnh in 2006, khổ nhỏ. Tác giả đã từng viết quyển Văn Phạm Việt Nam do Vĩnh Bảo in 1952 tại Saigon.

Đối lại, người Việt hải ngoại cũng đóng góp một số lớn sách của nhà xuất bản Xuân Thu, Đại Nam ...trong đó đồ sộ nhất là bộ:

  1. Thi Ca Bình Dân Việt Nam của Phan Canh va Nguyễn Tấn Long do Sống Mới Saigon xuất bản, được Xuân Thu cho tái bản ở Mỹ. Mỗi bộ gồm 4 quyển, mỗi quyển độ 600 trang.
  2. Vẻ Vang Dân Việt của Trọng Minh (5quyển), Lê Tú Vinh dịch ra Anh văn. Một số sách cũ in trước 1975, có lẽ do người Việt qua định cư, đem theo tặng thư viện để làm tài liệu cho thế hệ trẻ tham khảo. Về từ điển, chúng tôi thấy có:

Sau khi đọc bài "Cái Chết của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Saigon Cũ" của cô Trịnh Thanh Thuỷ, tôi hơi buồn cười cái nhìn bi quan của cô. Cô viết:

“Sự ra đi của một chế độ kéo theo nhiều thứ : con người, tài sản, nhà cửa, vườn tược, lịch sử… nhưng có cái bị lôi theo mà người ta không ngờ nhất lại là "cái chết của một ngôn ngữ". Đau lòng lắm thay!”
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=20354
Cô cho rằng ngôn ngữ Miền Nam tức là ngôn ngữ hải ngoại sẽ chết dần, trong khi ngôn ngữ Việt Nam ‘bây giờ’ phát triển mạnh nhờ học sinh du học, ca sĩ ra ngoài trình diễn, và cơ quan truyền thông hải ngoại hùa theo…"Song song với việc thống nhất đất nước, nhà cầm quyền Việt Nam đã 'thống nhất hoá'(?) tiếng Việt và gọi đó là "tiếng Việt toàn dân". "Khi tiếng Việt được thống nhất và chuẩn hoá, toàn quốc sử dụng chung một thứ ngôn ngữ theo một tiêu chuẩn, mẫu mực nhất định. Tiếng Việt Sài Gòn cũ, gồm những từ ngữ mà tiếng Việt miền Bắc đã có từ ngữ thay thế, sẽ bị quên đi hoặc bị đào thải."

Tôi đọc cả 5 quyển từ điển mới in ở Việt Nam mà không thấy ngôn ngữ được 'chuẩn hoá' thế nào. Mỗi tác giả xưng danh một tổ chức văn hoá: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Trung Tâm Ngôn Ngữ và Văn Hoá Việt Nam; Viện Ngôn Ngữ Học,Trung Tâm Từ Điển Học... Chỉ có cụ Nguyễn Lân là không nhân danh một tổ chức nào, mà mượn cán bộ cộng sản Vũ Khiêu đề tựa. Và nội dung thì chẳng có gì thống nhất, hay chỉ thống nhất những từ rỗng tuếch: khẩn trương, phong kiến, chất lượng, tham quan, .... Về chính tả thì mãi đến 1994, Hoàng Phê mới sửa cách đặt dấu giọng trong Từ Điển Tiếng Việt. Còn trong Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt, Nhà Xuất Bản Giáo Dục in năm 1985, vẫn bỏ dấu trên bán âm. Và bà Trần thị Thìn trên trang web ngonngu.net bịa ra nhiều nguyên tắc để khen cách viết sai.

Cô Thuỷ còn khen các từ miền Bắc dùng nghĩa ‘rộng’(!) hơn:
“Có những từ cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Tỷ như chữ 'quản lý' là trông nom, coi sóc. Miền Nam chỉ dùng từ này trong lãnh vực thương mại trong khi miền Bắc dùng rộng hơn trong cả lãnh vực cá nhân như một người con trai cầu hôn một người con gái bằng câu : "Anh xin quản lý đời em". Hoặc từ "chế độ" cũng vậy, miền Nam chỉ dùng trong môi trường chính trị như "chế độ dân chủ". Miền Bắc dùng bao quát hơn trong nhiều lãnh vực như "chế độ xem", "chế độ bao cấp".

Song cô không cho biết nói như vậy ‘có văn hoá’ không? Có phải vì không dùng các từ 'hiện đại' này mà tiếng Việt Miền Nam, nay là tiếng Việt hải ngoại phải 'chết' không? Hay tiếng Việt 'hiện đại' chỉ là cách “Xấu khoe tốt, dốt nói chữ”. Con người nói được, song con vẹt cũng nói được. Chỉ khác là con người ‘ăn phải nhai, nói phải nghĩ’; còn con vẹt chỉ nói theo những gì người ta luyện cho nó.

Tôi sẽ có bài viết về một số quan điểm của cô Thuỷ. Nhưng trước tiên, tôi có ý định so sánh số từ trong Tự Điển Việt Nam in trước 1975, so với số từ trong Đại Từ Điển Tiếng Việt in năm 1999 xem lượng từ sách in 1999 hơn sách in 1970 là bao nhiêu, có bao nhiêu từ trong Tự Điển Việt Nam biến mất trong Đại Từ Điển Tiếng Việt, và bao nhiêu từ mới được tạo ra; và dự kiến đến bao giờ số từ trong Tự Điển Việt Nam (1970) bị biến mất trong Đại Từ Điển Tiếng Việt(?).

Từ đó, tôi có ý định lưu lại bộ Tự Điển Việt Nam in 1970 vào computer để làm tài liệu so sánh lượng từ với các sách in sau này xem mức độ phát triển ngôn ngữ Việt ra sao, dù biết Từ Điển Việt Nam cũng có nhiều thiếu sót. Một số từ thông dụng ở Miền Nam trước 1975 thì lại sót trong Tự Điển Việt Nam . Ví dụ: ẩn số, ẩn nấp...

Ngay tên sách 'Tự Điển Việt Nam' nghe cũng không xuôi. Tôi nhớ khi đề tựa quyển Ngữ Pháp Việt Nam của giáo sư Lê Văn Lý trước khi giao cho Trung Tâm Học Liệu in, giáo sư Nguyễn Khắc Kham đề nghị sửa lại tên sách là Ngữ Pháp Tiếng Việt, nhưng giáo sư Lý vẫn cho in tên sách theo ý mình. Giáo sư Lê Ngọc Trụ cũng thuộc lớp thầy bảo thủ như vậy. Rồi nhà sách Khai Trí khi đóng bìa mạ vàng sách cũng tự ý đổi tên thành ‘Việt Nam Tự Điển’ như tên sách của Hội Khai Trí Tiến Đức in năm 1931.

Dù sao thì Tự điển Việt Nam cũng là sách xuất bản sau cùng ở Miền Nam, chúng ta có thể dùng để nghiên cứu số từ và cách dùng vào thời điểm lịch sử này. Ưu điểm của nó mà các từ điển xuất bản sau 1975 không có là:

1- Số luợng từ dồi dào: từ ghép với ‘ẩn’ có 32; Đại Từ Điển Tiếng Việt chỉ có 27.

2- Cách bỏ dấu đúng trên nguyên âm. Giáo sư Lê Ngọc Trụ đã dựa trên nguyên tắc ngữ học của Gusta Hue và Leopold Cardière: Bỏ dấu trên nguyên âm chính, không bỏ trên bán âm. Ví dụ: hoà hoãn, quả cảm. Còn ĐTĐTV thì vẫn bỏ dấu trên cả bán âm.

3- Định nghĩa- xin so sánh:

a- Việt Nam Từ Điển: phong kiến: phong quan kiến điền gọi tắt; cắt đất và phong làm chư hầu để cai trị và hưởng thuế má vùng đất ấy.

b- Đại Từ Điển Tiếng Việt: phong kiến: chế độ do vua cai trị, quyền hành, ruộng đất thuộc vào tay vua chúa, quan lại, địa chủ…

Như vậy, các tác giả không phân biệt được phong kiến và quân chủ. Nhưng vẫn còn đỡ hơn Từ Điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, Bùi Đức Tịnh, và của Lạc Việt Từ Điển. Tất cả đều cóp nhau định nghĩa:
(TĐTV-Hoàng Phê).

Đọc định nghĩa trên, không ai hiểu nổi phong kiến là gì cả. Họ học mấy khẩu hiệu đấu tranh giai cấp của Liên xô, Trung cộng làm khẩu hiệu để đấu tố nông dân, chớ chính họ cũng không hiểu phong kiến là gì. Gần đây, ngay cả Wikipedia cũng định nghĩa: “Phong kiến là từ viết tắt của phong vương kiến địa, có từ thời Tây Chu, vua đem đất đai phong cho bà con, lập ra các nước chư hầu”.

Trong lịch sử Việt Nam, chỉ có nhà Trần theo chế độ phong kiến vào giai đoạn đầu. Vua phong Vương, Hầu cho giòng họ, lập các thái ấp do các Vương, Hầu làm chủ, thu thuế, tuyển mộ binh lính…Khi có giặc, vua ra lệnh hội quân các Vương, Hầu để chống giặc như cuộc hội quân ở Vạn Kiếp năm 1285. Chúng ta thấy có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, An Sinh Vương Trần Liễu, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản… Còn các triều đại khác chỉ theo chế độ quân chủ tập quyền. Nếu các nhà soạn từ điển miền Bắc có học, chắc đã đọc định nghĩa trong Hán Việt Từ Điển của cụ Đào Duy Anh.

Văn hoá Miền Nam đã phát triển rực rỡ trong vòng 20 năm, từ 1955 đến 1975 mặc dù chưa hoàn chỉnh. Còn văn hoá Miền Bắc tụt hậu trong suốt thời gian này. Từ năm 1980, tôi tìm đỏ mắt không ra một quyển từ điển Tiếng Việt xuất bản ở Miền Bắc cùng thời gian trên; trong khi ở Miền Nam xuất bản rất nhiều từ điển của Đào văn Tập, Thanh Nghị, Lê văn Đức, bách khoa từ điển của Đào Đăng Vỹ…

Thế mà, khi vào miền Nam, họ bắt dân miền Nam phải dùng những từ ‘bồi Tây, bồi Tàu’ của họ. Họ bắt dân chúng phải dùng từ 'săm, lốp' thay vì vỏ ruột xe, dùng 'giáo án, đáp án thay cho 'sổ soạn bài, trả lời; dùng khẩn trương lên' thay cho 'lẹ lên, nhanh lên', phòng sanh đổi thành 'xưởng đẻ', du ngoạn đổi thành ‘tham quan’… Không những thế, họ còn qui chụp cho 'vỏ ruột xe, sổ soạn bài, lẹ lên ... là 'từ nước ngoài', ‘nhân dân’ không được dùng. Từ điển Lạc Việt 2009 còn có từ 'a lê hấp' và chú thích là 'phiên âm từ tiếng Anh (!)'

Văn hoá Việt Nam gần đây đã quay ngược dần trở về văn hoá Miền Nam trước 1975. Chiếc áo dài thướt tha của các cô giáo, từ tháng 5/1975 bị buộc đổi thành áo bà ba cho nó có 'tác phong lao động'. Sau đó vì giáo viên lãnh lương 10 đồng 1 tháng, không may nổi áo, phải cắt cụt áo dài thành áo xẩm. "Lãnh đạo" trường thấy hay, may luôn bộ đồ xẩm cho 'hợp thời trang'. Khoảng 1979 lại có lệnh giáo viên 'gái' phải mặc áo dài. Tháng 5/75, nam giáo viên đến trường trình diện, mặc áo bỏ trong quần, đi giày, bị phê bình là ‘có tác phong tiểu tư sản’. Đến cuối năm 1979, lệnh bắt buộc giáo viên trai mặc áo bỏ trong quần cũng áp dụng lại. Chiếc áo dài nữ sinh cũng trở lại khoảng 1986, được tô vẽ là do sáng tạo của một cô giáo vườn nào ở Miền Tây. Chiếc áo dài xanh của nam giới, được coi là biểu tượng ‘phong kiến’ nay cũng được các cán bộ cao cấp hãnh diện khoác vào. Đường phố không còn là sân vận động cho trẻ em như cuối thập niên 1970, mà trở lại sinh hoạt náo nhiệt; lề đường cũ bị cuốc lên trồng rau muống, xuyên tâm liên…nay lại lát gạch, trồng cỏ rồi. Nhạc miền Nam trước đây dân chúng phải hát lén, nay được công khai trình diễn, giết chết nhạc mới mang vào năm 1975. Song cái ngôn ngữ ‘vẹt’ thì mọi người cứ phải nói như vẹt.

Đau đớn là, ngày 24/11/2010, tôi mượn lại quyển Tự Điển Việt Nam thì mới hay: Có kẻ nào đó nhẫn tâm phá hoại bộ từ điển này của thư viện. Họ cắt đi nhiều xấp, suốt từ đầu đến cuối sách, làm cho chúng ta không thể tra cứu được nữa.

Tôi có kiểm lại các quyển từ điển mới in ở Việt Nam thì thấy vẫn nguyên vẹn. Cả 2 bộ Đại Từ Điển Tiếng Việt, Tự Điển Từ và Ngữ Việt Nam, Từ Điển Việt Nam vẫn mới nguyên như chưa có người dùng. Từ đó tôi không thể đối chiếu tài liệu một cách khách quan, tìm ra được những từ trước và sau 1975 đã biến đổi thế nào.

Tôi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến kẻ nào đó lại đang tâm làm như vậy, nhưng không giải thích được hành vi này; ngoại trừ giả thuyết là một âm mưu phá hoại tài liệu văn hoá, ngôn ngữ Miền Nam trước đây, để các sách của Việt Nam mới qua độc chiếm lãnh vực văn hoá Việt trong thư viện ở hải ngoại. Nếu chúng ta đến thư viện tra cứu các từ dùng trước 1975 hoặc sinh viên Việt Nam qua du học thì chỉ thấy mấy quyển sách quá cũ của Miền Nam trước đây; chỉ còn cách tra mấy quyển sách từ Việt Nam mới gởi qua. Nếu để mấy quyển sách này tại thư viện, sinh viên qua du học sẽ thấy rõ văn hoá Miền Nam Việt Nam trước 1975 đã đi trước Miền Bắc ít nhất nửa thế kỷ. Số từ vựng của Miền Nam vượt trội và không có các tiếng bồi như từ điển mới nhất của Miền Bắc. San Jose State University lại có rất nhiều sinh viên Việt Nam qua du học vì họ nhận điểm chuẩn thấp.

Nếu đánh cắp sẽ bị lộ. Chi bằng vô hiệu hoá bằng cách cắt xén cho quyển sách trở thành vô dụng. Tôi biết có lẽ hiện còn có người giữ được mấy bộ sách trên. Song đưa vào thư viện công cộng cho lớp trẻ tham khảo thì khó khăn và sợ bị phá hoại như vậy. Tôi cũng có một số sách xưa, nhưng chưa dám gởi vào thư viện.


Họ luôn tuyên truyền nhồi nhét cho học sinh, sinh viên văn hoá Miền Nam trước đây đồi trụy, vong bản, trong khi chính họ mới áp đặt nền văn hoá nô dịch lên đầu dân Việt. Sau 30/4/75, họ cho đốt phá các nhà sách Khai Trí, Saigòn, Xuân Thu…Cho người đi tịch thu sách báo cũ từng nhà, từng tổ dân phố, hăm doạ người lưu trữ sách cũ. Nay con cháu họ ra nước ngoài du học, đọc lại sách vở ‘chế độ cũ’, chúng sẽ vỡ lẽ, khinh khi các đỉnh cao trí tuệ, nên phải cho người phá hoại tiếp tục.

Có vị cho tôi là chủ quan khi ám chỉ kẻ chủ mưu. Nhưng đối với hành động ném đá giấu tay, chúng ta chỉ có bằng chứng về sự phá hoại, song khó có tang chứng về kẻ phá hoại.

Năm 2009, Viện Việt Học cũng đã bị cộng sản xâm nhập, phá hoại. Chúng đánh tráo bài viết về văn học của Hồng Liên Lê Xuân Giáo bằng bài của Vũ Khiêu, cán bộ cộng sản, đăng lên tập san Dòng Việt 23 của Viện. Các trí thức ký Bản Lên Tiếng, phản đối Ban Biên Tập. Giáo sư Lê Văn, chủ bút nhận trách nhiệm và cả hai ông bà từ chức viện trưởng, viện phó Viện Việt Học.

Giáo sư Lê Văn lại là Khoa trưởng Đại Học Sư Phạm đầu tiên của Viện Đại Học Huế. Thấy báo chí đăng tải, các giáo sư cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm Huế, lên tiếng bênh vực thầy cũ. Để tránh hai con chim bị hạ vì một mũi tên, giáo sư Trần Huy Bích không thể tiếp tục truy nguyên sự phá hoại này. Sự xâm nhập, đưa bài của cán bộ cộng sản đăng trong Dòng Việt là có thực, song truy tìm ra thủ phạm lại khó khăn vì giáo sư Lê Văn chỉ nhận lỗi "người phụ trách lại xếp lộn để in bài của Vũ Khiêu" và xin từ chức; không cho biết ai đã đem bài của Vũ Khiêu đến ban biên tập để tráo bài và ai đánh máy bản in mà không nhận ra luận điệu chửi các nhà văn Miền Nam trước đây của cộng sản.

Trong trường hợp sách ở thư viện San Jose cũng vậy. Chúng ta chỉ biết hành động phá hoại này có thể đoán được kẻ chủ động. Song chúng ta không thể bắt tận tay người phá hoại. Song không vì một âm mưu thâm độc thì không ai đi làm việc vô tích sự này.

Rồi đây, con cháu chúng ta vào thư viện Mỹ tra cứu, chúng ta sẽ chỉ thấy văn hoá Việt Nam là văn hoá cộng sản, anh hùng dân tộc chỉ còn là Lê văn Tám, Bế Vân Đàng, Phan Đình Giót...

Trân trọng
Nguyễn chính Tiệp

source: email from readers.

-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us


bottom