tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

Home Page Vietlist.us

------------oo0oo--------------

Trang Sưu tầm dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới văn thơ, nữ công, gia chánh... Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý đọc giả vui khỏe.

-------------oo0oo--------------

Thực phẩm Trung công: Gạo bị nhiễm độc.

Phương Tôn
www.khoahoc.net

Cách đây không lâu người tiêu thụ bàng hoàng khi nghe và nhìn thấy tận mắt gạo nhựa đến từ Trung công, thì nay ngay chính tại „Cơ xưởng chuyên sản xuất hàng gỉa hàng nhái của thế giới“ lại một lần nữa lao đao với gạo độc. Lần này không phải là giả hay nhái mà thật sự chính hiệu gạo bị nhiễm độc.

Từ hàng thập kỷ qua những giòng sông tại Trung công bị nhiễm một số lượng lớn chất Cadmium (ký hiệu hóa học: Cd) và một số chất kim loại nặng độc hại. Qua hệ thống thủy lợi, những chất độc này xâm nhập vào những cánh đồng lúa tận các thôm xóm tác động đến sức khỏe của người dân. Dân làng thường xuyên than thở những cơn đau trong xương tủy. Một số người thậm chí không chịu ăn gạo của họ sản xuất mà lại đem cho gia súc ăn.

GaoTrungCongNhiemDoc

Vụ mùa năm 2010 vừa qua Hunag Yunsheng, anh nông dân Tàu không bán được một cân gạo. „Vỏ lúa trở nên đen đậm. Không ai chịu mua loại gạo như vậy. Ngay cả chúng tôi còn không muốn ăn nên đem đi cho heo gà ăn hết.“ Huang tâm sự trên tờ „Southern Weekly“ vào ngày 6 tháng giêng vừa qua. Nghịch cảnh trớ trêu cho người nông dân và người tiêu thụ vì họ không biết rằng dù không ăn gạo độc nhưng ăn thịt gia súc được nuôi bằng loại gạo độc này thì cũng chẵng khác gì họ ăn gạo độc.

Tai họa mà Huang đang hứng chịu thật ra đã khởi đầu vào thập kỷ 50. kể từ khi một mỏ Mangan gần làng của anh tại Tương Đàm thuộc tỉnh Hồ Nam được khai thác. Hồ Nam lại là một khu vực lớn chuyên trồng lúa gạo. Đầu tiên mỏ Mangan gây nhiễm độc các làng núi qua không khí đầy bụi rồi sau đó dần dần gây nhiễm nguồn nước và đất đai.

Huang cho biết, hàng năm qua sản lượng thu hoạch vụ mùa của làng ngày càng giảm. Thửa ruộng của anh bây giờ chỉ thu hoạch được chừng một nữa so với trước kia. Còn những thửa ruộng nằm gần mỏ Mangan thì hoàn toàn không nẩy ra được một hột.

Theo báo cáo của chính quyền vào năm 2007, mỏ Mangan gây bẩn những giòng sông trong khu vực. Tuy nhiên đến năm 2009 dân làng phát hiện tình trạng thật sự còn tồi tệ hơn nhiều: Lúa gạo của họ bị nhiễm chất Cadium, đây là một chất kim loại nặng cực kỳ độc hại. Một khi Cadium nhiễm vào thân thể, nó sẽ phá hoại thận, phá hệ hô hấp, hoại xương và ngay cả gây ra ung thư.

Tuy nhiên dân làng lại dấu nhẹm mọi chuyện vì họ còn cần phải có gì để mà sống. Một khi có thể, họ đem gạo đi bán rồi lại mua gạo của các vùng khác với giá cao hơn, theo báo cáo cùa „Southern Weekly“. Huang cho biết, mặc dù nhà nước có trợ cấp bồi thường nhưng lại chưa đủ để mua gạo mới. Do giá gạo „sạch“ quá cao nên nhiều gia đình nông dân bắt buộc phải dùng gạo nhiễm độc này.

Lúa gạo của nhiều làng xã tại Hồ Nam và những vùng trồng lúa khác cũng bị ô nhiễm khủng khiếp kim loại nặng. Theo lời nhà chức trách có đến hàng triệu Hectar đất cày cấy bị ô nhiễm kim loại nặng và có hơn 12 triệu tấn gạo bị nhiễm độc. Gần đây một báo cáo được phổ biến trên các nguồn thông tin nhà nước cho biết, 10 phần trăm gạo của Trung quốc tức vào khoảng 20 triệu tấn, có chứa một lượng lớn Cadmium.

Cadmium thay cho Calcium (Ca) trong xương

Dân chúng trong những vùng bị nhiễm độc là những nạn nhân đầu tiên bị đầu độc bằng kim loại nặng. Li Wenxiang, 84 tuổi, nông dân sống trong làng Sidi nói cùng „Century Weekly“, ông ta chỉ cần đi một quãng đường ngắn là chân đã bị đau nhức. Rất nhiều người lớn tuổi trong làng cũng bị tương tự, Li cho biết thêm.

GaoTrungCongNhiemDoc

Những cuộc điều tra cho thấy hệ thống dẫn thủy nhập điền trong làng bị ô nhiễm Cadium nặng. Cách đây không lâu, một bản báo cáo trên tờ „Century Weekly“ cho biết, tình trạng bị ô nhiễm Cadium bắt đầu xảy ra kể từ năm 1960 khi nhà nước cho khai phá mỏ kẻm trên thượng nguồn dòng sông cách làng 15 cây số.

Cũng theo báo cáo, nhiều nhà khoa học phỏng đoán những cơn đau nhức chân và bàn chân của dân làng là triệu chứng bắt đầu của căn bệnh „itai-itai“. Bệnh làm cho xương bị mềm đi. Căn bệnh này xảy ra vào những năm 1960 với những người dân Nhật ăn phải gạo bị nhiễm Cadmium. Bệnh được gọi tên như vậy là do khi bệnh nhân đi bộ, họ thường than đau nhức. Tiếng Nhật than đau nhức là „itai, itai“ cũng như người Việt thốt lên „ui chao ơi, ui chao ơi“

Thú vật cũng chịu chung số phận

Người bị nạn đã đành mà ngay cả thú vật cũng không được tha. Gà trong làng đẻ trứng với vỏ trứng mềm, những con bê mới sinh thì lại mang chứng bệnh loãng xương.

Cho đến nay vẫn chưa có chẩn đoán chính thức cho người dân làng Sidi và người dân làng cũng không có khả năng chứng minh những đau đớn của họ là do bị nhiễm kim loại nặng độc hại. Nhưng lúa gạo bị nhiễm độc là chuyện trong vùng mọi người đều biết đến bởi vì nhiều cuộc điều tra đã được thực hiện. Những phụ nữ trẻ cũng rất e dè khi họ „phải“ lấy chồng người trong làng. Trung tâm chuyên thu mua gạo của nhà nước cũng không chịu mua gạo của làng.

Quy định pháp luật không đầy đủ và thiếu sự giám sát quá trình sản xuất là động cơ chính để cho ô nhiễm lan tràn. Rất nhiều mỏ khai thác kim loại nặng không đưa ra biện pháp đứng đắn để giải quyết chất thải. Đây là điều dễ hiểu vì muốn giải quyết chất thải giới chủ phải tốn tiền đầu tư mà mục đích của đám doanh nhân thiếu trách nhiệm này chỉ là cái lợi cho riêng họ mà thôi.

Một bản báo cáo về một mỏ khai thác thạch tín tại tỉnh Vân Nam cho biết hàng trăm tấn thạch tín cặn bả được chất đống trên một mảnh đất lộ thiên, đến khi mưa xuống chất cực độc thạch tín xâm nhập vào mạch nước ngầm. Lượng thạch tín trong những vườn cây ăn trái tại các khu vực lân cận cao hơn 100 lần so với lượng tối đa được đề nghị, theo tường trình từ „China Economic Weekly“ vào ngày 21 .2 vừa qua. Bản báo cáo còn cho biết, nước dơ bẩn với một lượng lớn kim loại nặng từ những cơ xưởng kỹ nghệ đổ vào sông, qua hệ thống dẫn thủy nhập điền chảy vào đất đai, thấm vào cây lúa. Trong hàng thập kỷ qua, các khoa học gia, nông dân và chính quyền cũng đã biết chuyện ô nhiễm này nhưng không ai chịu ra tay để chấm dứt chuyện này.

Pan Genxing, Giáo sư trường đại học nông nghiệp Nam Kinh giải thích, thật khó để đưa ra những chiến dịch hầu tập trung giải quyết tận gốc rễ, lý do không ai chú ý đến vì đất ruộng tại Trung quốc ngày càng bị lấy đi để xây nhà ở.

Thêm vào đó chính sách kiểm duyệt „tin xấu“ cũng đóng góp một phần, để nông dân không biết gì về vấn nạn này nên vẫn dùng gạo bị nhiễm độc và đem gạo đi bán.

GaoTrungCongNhiemDoc

Nhà chức trách không thực tâm giải quyết

Khoa học gia Wang Weiluo hiện đang sống tại Đức quốc đưa ra câu hỏi:“Nhà nước Trung quốc giải quyết như thế nào với 10 phần trăm số gạo bị nhiễm độc đã được tung ra thị trường?“ Điều bình thường phải giải quyết trước mắt là ngăn chận không cho tiếp tục trồng lúa trên những khu vực bị nhiễm độc. Trong khi đó cho đến nay, những khu vực bị ô nhiễm trong đó có làng Sidi tại Quảng Tây vẫn tiếp tục trồng lúa gạo. Một khi lúa gạo còn tiếp tục được trồng trọt tại những khu vực bị nhiễm chất kim loại nặng, thì gạo độc vẫn còn được người dân dùng để ăn.

Với một hệ thống mua-bán hàng phức tạp cộng thêm cơ sở hạ tầng yếu kém làm cho thương buôn không thể nào phân biệt được gạo nào bị nhiễm độc gạo nào không nhiễm. Ngay chính Dr. Chen Nengchang tại „Viện Nghiên Cứu Về Môi Trường Sinh Thái và Đất Đai“ tuyên bố cùng „Southern Weekly“, Trung quốc chẳng qua không có hệ thống kiểm nghiệm ngũ cốc :“Không ai có khả năng khẳng định, liệu gạo trên bàn ăn của người dân có bị nhiễm kim loại nặng hay không“.

Ai là người có thể trả lời câu hỏi liệu 10 phần trăm tức chừng 20 triệu tấn gạo hàng năm (đây chỉ là con số chính thức do nhà nước Trung quốc đưa ra, con số thật sự có thể nhân lên vài ba lần vì kinh nghiệm từ trước đến nay cho thấy nhà nước Trung quốc nói vậy mà…không phải vậy!) bị nhiễm chất độc Cadmium của Trung quốc có lọt qua biên giới Việt Nam để bán rẻ hay không? Ai có thể bảo đảm heo gà vịt…“đi bộ“ của Trung quốc hàng ngày được tuôn qua biên giới không được nuôi bằng loại gạo độc hại này?

Phương Tôn dịch và biên soạn
Theo TOXISCHER REIS: Chinas Problem mit kontaminierten Nahrungsmitteln. Tác giả Michelle Yu / The Epoch Times

 

-------------oo0oo--------------

VCBanNuoc


-------oo0oo-------

Covang

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us


bottom