Trang Bạn Đọc dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới văn thơ, nữ công, gia chánh... Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com. Kính chúc quý đọc giả vui khỏe.
Trang Bạn Đọc - Vietlist.us
Lịch sử bánh mì Sài Gòn.
Buồn buồn mời đọc chơi cho dzui...
Source: email from K.Nguyen
Hình như người ở quê lên Sài gòn bắt "rốp" thơm, khi có dịp về lại quê nhà không ít thì nhiều thế nào trong giỏ xách cũng lủng liểng vài ba ổ bánh mì làm quà. Những ổ bánh mì giòn, bóng lưỡng dầu bơ, thơm phức nức mũi luôn là nỗi háo hức của cả trẻ em lẫn người lớn vùng nông thôn.
Ngay cả đến bây giờ, ở bến xe Miền Đông, Miền Tây, tuyến đường (sugar-route ) xe Củ Chi – Tây Ninh Quê Tôi… Vẫn còn những người đầu đội sọt đựng bánh mì Sài gòn rao bán tận cửa xe cho những hành khách đưa về quê làm quà. Dù bánh mì khắp nơi điều có, nhưng thương hiệu bánh mì Sài Gòn có lẽ đã đi vào ký ức từ lâu của những người miệt quê, dễ gợi cho người ta có cảm giác gì đó khác lạ hơn khi nhai một miếng bánh mì mang từ Sài Gòn.
Ngừơi bán bánh mì tại bến xe với thúng bánh trên đầu
Bánh mì do người Pháp du nhập sang hình thù tròn tròn, to phạc mà thọat nhìn tự như món mãn thầu (bánh bao không nhân) lớn của ngừơi Trung Quốc, Người Việt gọi là bánh mì Tây ấy là bánh mì gối. Đấy là thời những năm 40. Thời kỳ mà bánh mì do đầu bếp tây làm cung cấp cho dân Pháp, dần dà những người hoa ở Chợ Lớn làm cho các hãng chế biến thực phẩm Tây cũng học làm.
Bánh mì Tây đúng chất nè
Khoảng thập niên 50, nổi nhất Sài Gòn là tiệm bánh mì cạnh rạp hát Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi (sau này là nhà hàng cao Sơn – Thanh Bạch). Nhưng gu cũng vẫn bánh mì đặc ruột có cho thịt nguội trét bơ. Thời ấy, những người sành điệu, dân ký giả, giới học thức mỗi sáng tìm đến bánh mì Vĩnh Lợi, mua một ổ nhồi thịt có trét bơ, thơm phức, đem đến quán cà phê Bodard hay Givral ngay trung tâm Sài Gòn cho buổi sáng đã từng một thời là niềm ao ước của thanh niên Sài Gòn Người bình dân khi ấy ít ai biết đến bánh mì thịt mà cụ thể là bánh mì Vĩnh Lợi bởi giá cao hơn nhiều so với những món ăn phổ biến thông thường nhất thời ấy là xôi.
Bình dân và đa dạng hóa bánh mì thịt
Về thứ tự xuất hiện của các thương hiệu bánh mì theo kiểu Sài Gòn thì sau bánh mì Hòa Mã mở trước 1958 trên đường Phan Đình Phùng là bánh mì Hà Nội trên đường Nguyễn Thiện Thuật. Sau đó là Như Lan và nhiều tiệm tên tuổi khác mở khắp nơi trong thành phố. Ổ bánh mì Sài Gòn được định hình cho đến bây giờ với vỏ bánh giòn rụm, ruột vừa xốp, dồn đủ thứ thịt, chả, rau củ.
Bánh mì với nhiều lọai thịt và rau củ
Rồi bánh mì có thêm những biến tấu khác nhau. Chẳng hạn như bánh mì xíu mại chuyên bán trước các cổng trường, rồi bánh mì mở hành, bánh mì bì mang đậm hương vị Nam bộ
Bánh mì xíu mại
Bánh mì bì (bảo đãm dùng bì công nghiệp đúng "chất lượng",
chính hiệu nai vàng của Lưu Trọng Lư
Những năm 65, phong trào nuôi gà Mỹ (gà công nghiệp)rộ lên ở các trại chăn nuôi ngọai ô Sài Gòn. Bánh mì thịt có thêm ngừơi anh em là bánh mì cóc – thịt chà bông. Ổ bánh mì lúc này được làm ngắn lại như con cóc, nhưng bột và cách nướng vẫn là gu của bánh mì Sài Gòn. Tiệm bánh mì gà nổi tiếng thời đó là Nguyễn Ngọ trên đừơng Trần Hưng Đạo, quận 1.
Bánh mì cóc
Bánh mì cóc kèm thịt gà xé và tẩm ứơp
Sau chiến tranh, bánh mì càng trở nên quen thuộc, đặc biệt với món bánh mì thùng phuy - bánh được nướng trong các lò, vỉ tự chế từ thùng phuy, cũng với hình dáng dài, dẹp, đủ kẹp mớ rau thịt trong ruột và ổ bánh vừa đủ tay cầm. Bánh mì càng trở nên bình dân hóa, những xe bánh mì thùng phuy kẹp thịt không còn xa lạ với giới công dân, viên chức, sinh viên, học sinh…Nhưng cho dù có thêm thắt bất cứ thứ gì bên trong thì bánh mì phải luôn giữ được yêu cầu giòn, thơm, xốp. Đó phải chăng là đặc điểm để định danh cho bánh mì Sài Gòn?
Bánh mì ngày cáng bình dân và gần gủi với mọi tầng lớp
Thời mở cửa, những chiếc bánh mì tròn kẹp thịt bò nướng, chiên của các nhãn hiệu hàng đầu trên thế giới bắt đầu có mặt trong các cửa hiệu bán thức ăn nhanh. Hoặc những phần bánh mình sandwich với phô mai, thịt nguội… chỉnh chu được bọc trong giấy kiếng sạch sẽ. Tất cả đều tăm tắp, chính xác của nền công nghiệp thực phẩm làm người thích bánh mì hơi e ngại, liệu món bánh mì mang phong cách đặc trưng Sài Gòn ấy, có còn giữ được bản sắc riêng cũng như là thể hiện cái gu ăn uống rất hoa mỹ, phóng khoáng của ngừơi dân Sài Gòn.
Hamburger mode thời thượng Saigon , USA taste
Riêng tui thì từ tấm bé đã rất mê món bánh mì đặc trưng này, nhưng cái đê mê nhiều nhất của tui lại là món xôi (xôi nào cũng xơi ), thế là một ngày đẹp giời nọ, tui nghĩ ra một món là có thể kết hợp cả hai – bánh mì xôi...hihihi...nghe buồn cười nhỉ, kể cả cái cô bán bánh mì quen quen thời ấy củng há hóc mồm, vì không biết cái thằng nhóc tì này có bị bệnh gì không mà ăn kí gì quái dzị.. Món bánh mì kèm thêm xôi, thay vì xôi phải gói bằng lá chuối, thì nay nó được gói bằng ổ bánh mì con cóc giòn rụm, ăn không cần múc, đưa lên miệng là cạp tới, ăn xong không dơ tay và còn không xã rác, Vị giòn của bánh mì, cộng thêm vị bùi bùi, béo béo của xôi nếp, patê, gà rôtie, chả lụa, đâu phộng thật nhiều(khóai lắm mà)…cái vị nó ngon làm sao.
Các bạn tin không tui đã ăn nó suốt tất cả các năm từ lớp 1 rồi 2 và 3...tới 12 lên đại học okê sêm sên quanh năm: bánh mì xôi và xôi bánh mì hihihi... bi giờ nghĩ lại vẫn thèm ăn. Hic hic... lúc này cần giảm cân bớt rồi nên không dám đụng đến món khoái khẩu thời thượng ngày xưa bánh mì xôi... hic hic. Ôi những ngày xưa thân ái ,thôi thì đành ngậm ngùi nhớ lại thời xa xưa….hic hic.