tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang

Home page Vietlist.us

Trang Sưu tầm - Vietlist.us

Trang Sưu tầm dùng đăng tải những bài viết của bạn đọc gởi về cho chúng tôi. Vietlist chấp nhận mọi thể loại mọi đề tài, từ khoa học, kỹ thuật cho tới y khoa, sức khỏe... Mặt dù cố gắng thanh lọc và kiểm chứng, các bài viết có thể có sai sót. Xin quý vị vui lòng kiểm chứng nhiều nguồn khác nhau trước khi áp dụng vào đời sống. Chúng tôi sẽ đăng tải nếu bài viết thích hợp với lập trường của người Việt Quốc Gia. Xin quý vị gởi bài cho chúng tôi qua email: vietlist09@yahoo.com.

-----------oo0oo--------------



Trong sáng tiếng Việt

 

 " Ai phụ trách khâu ẩm thực?"


Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh….Xin mạn phép có một hai ý như thế này:


Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ ẩm thực”).

Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975. Giá dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:

 - “Ẩm thực” là gì thưa Cô?

 - “Ẩm” là uống, “thực”là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.

 - Tiếng Hán-Việt là tiếng gì vậy Cô?

 - Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung quốc, đọc theo âm Việt.

 - Vậy sao mình không nói “ăn uống”, là tiếng của mình, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?

Cô giáo chắc cũng hơi bối rối, và cũng hơi khó trả lời, không lẽ lại nói là “Cô cũng không rõ, nhưng nhiều người đều… nói vậy”. Em học sinh ấy nói đúng. Tại sao người Việt ở trong nước, và cả ở ngoài nước, vẫn thích nói “ẩm thực” mà không chịu nói “ăn uống”? Có phải vì nói “ăn uống” nghe phàm tục, nói “ẩm thực” nghe thanh tao và “trí tuệ” (1) hơn chăng? Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam Việt Nam không nói “Ai phụ trách khâu ẩm thực?” mà có nhiều cách nói đơn giản hơn và dễ hiểu hơn, chẳng hạn: “Ai lo vụ ăn uống?”, hoặc “Chuyện ăn uống ai lo?”, hoặc “Thức ăn, thức uống ai lo?”…

Nếu cứ phải vay mượn tiếng Hán-Việt hoặc tiếng nước ngoài trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc kho tàng tiếng Việt của chúng ta không hề thiếu thốn những chữ ấy thì thật khó mà thuyết phục các em tin được rằng “tiếng Việt giàu và đẹp” như chúng ta vẫn tự hào. (Đã gọi là “giàu” thì tại sao lại phải đi vay, đi mượn?!?). Những tiếng Hán-Việt nặng nề và tối tăm ấy hoàn toàn không giúp gì được cho việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà những người làm công tác giáo dục ở trong nước vẫn hô hào, như là một khẩu hiệu trong số rất nhiều khẩu hiệu thuộc loại “nói mà không làm”, hoặc “nói một đàng làm một nẻo”, hoặc… “nói vậy mà không phải vậy”.

Những chữ nghĩa kiểu ấy khá phổ biến . Bên dưới là một ít ví dụ, và các đề nghị nói thế nào cho đúng, rõ nghĩa, dễ hiểu và “Việt ngữ” hơn (chỉ là câu mẫu, người đọc có thể cho những câu khác tốt hơn): 


- Thay vì nói: “Cô giáo Mỹ Linh đứng lớp Năm”, nên nói: “Cô giáo Mỹ Linh dạy lớp Năm” (không có… đứng, ngồi, nằm, quỳ chi cả)


- Thay vì nói: “Giáo viên cần soạn giáo án trước khi lên lớp”, nên nói: “Thầy cô cần soạn bài giảng trước giờ dạy” (không có… lên, xuống, ra, vào chi cả) 


- Thay vì nói: “Phụ huynh đăng ký cho con em học Việt ngữ”, nên nói: “Phụ huynh ghi tên (hay ghi danh) cho con em học tiếng Việt” 


- Thay vì nói: “Các em tiếp thu tương đối chậm”, nên nói: “Các em hiểu chậm”.


- Thay vì nói: “Học sinh đi tham quan một xí nghiệp”, nên nói: “Học sinh đi thăm một nhà máy”.


- Thay vì nói: “Ban văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn (2) một tiết mục”, nên nói: “Ban văn nghệ sẽ đóng góp một màn diễn”


- Thay vì nói: “Ban giảng huấn sẽ dự giờ đột xuất các lớp học của giáo viên”, nên nói: “Ban giảng huấn sẽ vào lớp xem thầy cô giảng dạy mà không báo trước”.


- Thay vì nói: “Lớp Vỡ Lòng  chủ yếu tập trung vào khâu đánh vần”, nên  nói: “Lớp Vỡ Lòng cần dạy các em biết đánh  vần”.

 - Thay vì nói: “Cô giáo phát hiện em Nga có năng khiếu về môn Văn”, nên nói: “Cô giáo nhận thấy em Nga có khiếu về môn Văn”.

 - Thay vì nói: “Các em về nhà tranh thủ ôn tập”, nên nói: “Các em về nhà cố gắng ôn bài”.

 - Thay vì nói: “Tuyệt đại đa số các em tiếp thu tốt”, nên nói: “Hầu hết các em hiểu bài”.

 - Thay vì nói: “Cần nâng caochất lượng (3) trong công tác giảng dạy”, nênnói: “Cần dạy sao để các em mau tiến”.

“Tiếng Việt còn, nước Việt  còn” hoặc “Tiếng Việt còn, người Việt còn”, ở đâu ta cũng nghe những câu ấy, nhưng chắc không phải là thứ “tiếng Việt” kỳ quái hoặc nửa Hán nửa Việt, nửa Tàu nửa ta, chẳng thấy “giàu” cũng chẳng thấy “đẹp”, chẳng thấy “trong” cũng chẳng thấy “sáng” (chỉ thấy… tối mò mò)

Chú thích của HL: "...Tối mò mò" vì đó là tiếng Việt ...Cộng .


• Từ email bạn đọc gởi - HL

-------oo0oo-------

lacomau
Việt Cộng đối ngoại thì nhu nhược, bán nước,
đối nội thì tàn ác và hà khắc với nhân dân.


Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

congdong

congdong

congdong

congdong

congdong

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

covang
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

 

Home Page Vietlist.us


bottom