tittle

bottom


Search Vietlist.us
Search the Web



Vietnam

covang

covang

covang


VIETLIST.US dành Trang Cộng Đồng để đăng tải tin tức, thông báo của Cộng Đồng và các Hội Đoàn người Việt Quốc Gia hoàn toàn miễn phí. Xin vui lòng liên lạc với chúng tôi tại: vietlist09@yahoo.com hay admin@vietlist.us


------------------


Văn phòng Cộng Đồng Việt Nam Bắc California:
2129 South 10th Street, San Jose, CA 95112   Map
Điện thoại: (408)-298-6174

Xin liên lạc với Ban Chấp Hành Cộng Đồng một trong các số điện thoại sau đây:



Một phán quyết không minh bạch cần sửa sai để duy trì công lý

Đặng thiên Sơn

Trong một bài viết tựa đề “Không ai muốn bất hạnh đến với mình”, tôi đã đề cập đến cái chết Daniel Sơn Phạm, 27 tuổi, con của ông bà Phạm Vinh cư ngụ tại thành phố San Jose, Bắc California. Câu chuyện xảy ra đúng vào ngày Chủ nhật lễ Mother’s day (Ngày hiền mẫu) 10 tháng 05 năm 2009. Ngày này, lẽ ra là ngày gia đình xum họp, vui vầy. Nhưng lại là ngày chia lìa, khổ đau của gia đình ông Phạm Vinh. Câu chuyện thương tâm xảy ra khi anh của Daniel Sơn Phạm là Brian Phạm gọi cảnh sát đến nhà mình để giúp đỡ đưa em mình vào nhà thương vì cơn bịnh tâm thần nổi lên. Nhưng khi cảnh sát đến nơi! Thay vì “giúp đỡ dân”, cảnh sát đã ra tay “bắn chết dân” bằng bốn phát đạn.

Khi hay tin con chết, trả lời phỏng vấn báo chí Việt - Mỹ, ông Phạm Vinh đã thảng thốt kêu lên: “Gia đình chúng tôi muốn biết tại sao con trai mình phải chết. Chúng tôi chỉ gọi 911 để xin giúp đỡ, chớ đâu phải gọi họ đến để giết con mình”. Và Brian Phạm đã kể lại cho mọi người nghe, là khi cảnh sát đến anh đã nói lớn nhiều lần bằng tiếng Anh: “Don’t kill him. He’s mentally ill (Xin đừng bắn nó. Nó bị bịnh tâm thần). Nhưng những tiếng cầu khẩn thảm thiết của Brian Phạm vô dụng đối với hai cảnh sát tên Matthew Blackerby và Brian Jeffrey. Họ sồng sộc - hùng hổ - lạnh lùng đi ra phía sau nhà, nơi Daniel Sơn Phạm đang đứng bắn liền 4 phát. Bốn phát đạn đã làm cho người thanh niên vô tội chết liền tại chỗ.

Để giải thích thái độ hành xử chớp nhoáng hơn phim cao bồi “Bắn chậm thì chết” của nhân viên cảnh sát San Jose. Xin hãy đọc đoạn tường thuật trên báo San Jose Mercury News ngày 14/5/09: “San Josse police officers Matthew Blackbery and Brian Jeffrey arrived at the bloody and chaotic Berryessa neighood home Sunday not knowing the attacker lurking somewhere inside was mentally ill. Event they had known, police officials said Tuesday, they would not have acted any differently” (Cảnh sát San Jose Matthew Blackbery and Brian Jeffrey đến nơi lộn xộn có đỗ máu ở khu Barryessa, vào ngày Chủ nhật, không biết kẻ tấn công núp ở chỗ nào là người bị bịnh tâm thần. Hôm thứ Ba, giới chức thẩm quyền cảnh sát trả lời là dầu cho khi họ biết điều này họ cũng không thể có hành động nào khác hơn). Không có hành động nào khác hơn, có nghĩa là bịnh tâm thần cũng phải chết.

Đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát San Jose nổ súng giết người khi nhận được điện thoại 911 để nhờ giúp đỡ. Riêng đối với Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt tại San Jose, đây là lần thứ hai. Lần thứ nhứt xảy ra vào buổi chiều ngày 13 tháng 7 năm 2003. Ngày này, cảnh sát đã bắn chết cô Trần Thị Bích Câu một thiếu nữ yếu đuối, nhỏ nhắn cao chỉ quá 1 mét 4 tại nhà cô trên đường Taylor. Sáu năm sau, vào buổi trưa ngày 10 tháng 5 năm 2009, hai cảnh sát Matthew Blackbery và Brian Jeffrey đã bắn chết Daniel Sơn Phạm tại sân sau nhà trên đường Commodore. Cả hai nạn nhân của cảnh sát, Trần thị Bích Câu và Daniel Sơn Phạm đều là những người bị bịnh tâm thần.

Hàng ngày theo dõi tin tức trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình. Mọi người điều thấy nhân viên cảnh sát thật kiên nhẫn khi đuổi bắt kẻ phạm pháp trên xa lộ. Hay khi họ bao vây một công sở, một nhà hàng, một trường học, nơi kẻ tội phạm đang ẩn náu, có vũ khí trên tay. Họ hành động với sự nhẫn nại đáng mến phục. Ngoài ra, họ còn dùng loa phóng thanh, dùng những lời lẽ khuyến dụ các đối tượng đầu hàng. Nói một cách khác, nhân viên cảnh sát khắp nơi ai cũng tỏ ra tôn trọng mạng sống con người, kể cả mạng sống những kẻ sát nhân. Nhưng ngược lại, hành động nổ súng giết chết cô Trần thị Bích Câu và thanh niên Daniel Sơn Phạm, đã cho thấy một số nhân viên cảnh sát thành phố San Jose coi mạng người như cỏ rác và là những người có máu lạnh.

Câu hỏi đặt ra, là khi được huấn luyện trở thành cảnh sát họ có được dạy phải kiên nhẫn trong mọi tình huống để tránh thiệt hại sinh mạng cho cả hai bên hay không. Nếu có, tại sao hai cảnh sát viên Matthew Blackbery và Brian Jeffrey không kiên nhẫn dành ra 5, 10, 15 phút hay lâu hơn nữa, để đợi cho “cơn điên” của Daniel Sơn Phạm hạ xuống. Bắn chết Daniel Sơn Phạm, một người bị bịnh tâm thần, là hành động độc ác của Matthew Blackbery và Brian Jeffrey. Sự độc ác này cần phải làm sáng tỏ để sau này tránh những trường hợp không cần thiết phải nhúng tay vào máu của cảnh sát.

Làm sáng tỏ vụ án mạng không có nghĩa bắt những đã kẻ dính líu vào máu phải nhận tội sát nhân dù cố sát hay ngộ sát. Mà làm sáng tỏ, là sự giải thích minh bạch về tình huống đã thúc đẩy Matthew Blackbery và Brian Jeffrey đến quyết định phải nổ súng. Sự giải thích rõ ràng của chính quyền trong cái chết của Daniel Sơn Phạm, sẽ dẫn đến quyết định của người dân là còn tin tưởng hay không còn tin tưởng vào chính quyền khi gọi số khẩn cấp 911.

Sau 6 tháng im lặng và sau hai ngày thảo luận, điều tra 13 và 14/10/09, với sự tham dự của Bồi Thẩm Đoàn. Văn phòng Biện Lý Cuộc quận hạt Santa Clara của bà Doroles Carr đã ra phán quyết Matthew Blackbery và Brian Jeffrey hành động không có gì sai trái, nên miễn truy tố trước tòa án.

Trả lời phỏng vấn trên đài Vietnam AM 1430 vào trưa ngày 18/10/09, ông Phạm Vinh cho biết Biện Lý Cuộc đã dựa theo trả lời “Yes” hoặc “No” của các nhân chứng và quyết định của Bồi Thẩm Đoàn, nói rằng hai nhân viên cảnh sát không hề biết Daniel Sơn Phạm bị bịnh tâm thần. Đây là kết luận của một phán quyết gian dối, khi sự thật đang nằm trong cuốn tape ghi âm mà các giới chức liên hệ trong chính quyền đã toa rập ém nhẹm không công bố. Vì có thể nói, với hệ thống an ninh tối tân nhứt thế giới của Hoa Kỳ, hơn ai hết, cảnh sát viên Matthew Blackbery và Brian Jeffrey trên đường đến hiện trường họ đã biết rõ Daniel Sơn Phạm là người bị bịnh tâm thần, và còn biết rõ đó không phải là lần thứ nhứt cảnh sát đến nhà nạn nhân để can thiệp.

Nhiều người ngạc nhiên khi thấy ông Kansen Chu tỏ ra dè dặt trước cái chết của Daniel Sơn Phạm. Đến nay, ông ta không đưa ra một văn thư chính thức nào đề nghị HĐTP giải quyết thỏa đáng cái chết của Daniel Sơn Phạm theo như nguyện vọng của CĐVN. Sự im hơi này là một bài học để những cử tri tại khu vực 4 suy nghĩ về chức năng của một nghị viên. Bên cạnh đó, là sự im lặng khác thường của bà Madison Nguyễn so với vụ án Trần thị Bích Câu năm 2003.

Trong bài báo tựa đề: “Tình trạng tiến thối lưỡng nan của nữ nghị viên Madison Nguyễn” (The dilemma of San Jose Councilwoman Madison Nguyen) của bình luận gia Scott Herhold trên báo SJMN ngày 18/10/09, trong phần đầu bài viết cũng đã đề cập đến sự khác thường về hai hình ảnh, nhưng cùng một sự kiện nổ súng chết người của cảnh sát San Jose. Đối với vụ Trần thị Bích Câu Madison Nguyễn xuống đường chống cảnh sát, nhưng vụ Daniel Sơn Phạm lại nín thinh.

Gạt ra ngoài mọi thành kiến, bất đồng, mâu thuẫn và rạn nứt giữa bà Madison và đa số người Mỹ gốc Việt tại San Jose, lẽ ra bà Madison phải thấy rằng sự kiện Daniel Sơn Phạm bị cảnh sát San Jose bắn chết chẳng liên quan gì đến sự kiện Little Sàigon, sự kiện bà ngăn cản nghị quyết cờ vàng hay vấn đề bà ta đã bị hơn 5 ngàn cử tri khu vực 7 bỏ phiếu bất tín nhiệm vào ngày 3 tháng 3/2009. Vì đây là vấn đề nhân bản, nghĩa vụ lẫn nhiệm vụ của một đại diện dân khi đối diện trước một cái chết có nhiều nghi vấn. Nhưng tiếc thay vì quyền lợi cá nhân, vì tham vọng tái ứng cử vào năm 2010, vì thói “đền ơn” bà nghị viên cần phải “đền ơn cảnh sát” đã ủng hộ No recall, nên đã im lặng đạp lên máu và nước mắt của gia đình nạn nhân mà đi.

Phán quyết của Biện Lý Cuộc ngày 14/10/09, đã cho thấy cái gọi là “Dự Luật Trong Sáng, Công khai” (Sunshine Ordinance) do ông Chuck Reed đề ra là chuyện nói vậy chớ không phải vậy. Mặc dù Chuck Reed có những lời nói có vẻ thành thật trong bài xã luận của báo SJMN ngày 19 tháng 10/ 09, tựa đề: “Trường hợp Phạm cần đưa ra nhiều tiết lộ của cảnh sát hơn” (Pham case shows need for more police disclosure). Bài báo viết: “Reed nói cuồn tape 911 nên công bố để chứng minh việc nào đó, tốt hơn là không có gì, và cuồn băng nên được phổ biến sau cuộc họp của bồi thẩm đoàn…Khi cuồn tape được phổ biến, nó có thể làm sáng tỏ hoàn cảnh cảnh sát đã làm, kể cả việc Phạm bị bịnh tâm thần và mức độ được đánh giá là nguy hiểm. Báo cáo tường trình của cảnh sát sẽ làm người dân hiểu chuyện gì đã xảy ra”. Nhưng, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao ông Chuck Reed lại không thỏa mãn nguyện vọng của gia đình nạn nhân và hàng ngàn thỉnh nguyện của cử tri VN như những điều ông đã nói trên báo SJMN trước khi có phán quyết của Biện Lý Cuộc?

Duy trì sự trong sáng công lý của một quốc gia vốn tự hào thượng tôn luật pháp là điều cần thiết. Nhưng để thực hiện điều này, thiết nghĩ Hội Đồng Thành Phố, Sở cảnh sát và Văn phòng Biện lý Santa Clara nên theo nguyện vọng của gia đình nạn nhân, Ban Đại Diện Cộng Đồng VN, các Đoàn thể và hàng ngàn thỉnh nguyện thư của người Mỹ gốc Việt yêu cầu chính quyền triệu tập một Bồi Thẩm Đoàn mới, làm việc công khai với những nhân chứng, vật chứng do sở cảnh sát cung cấp. Có được như vậy thì thật sự mới khiến mọi người hiểu được lời thị trưởng Chuck Reed đã nói: “The police report might lay out other circumstances that would help people understand what happened”.

* Đặng thiên Sơn (22/10/09)



Cải tổ y tế: “ Ông Obama đã bước chân phải vào lịch sử, đang muốn thò thêm chân trái…!”

Đặng thiên Sơn

Một trong bốn bài hát được trình bày trong buổi lễ đăng quang của tổng thống Obama, bài có ý nghĩa nhứt là bài At Last. Đây là bài hát do nhạc sĩ Mack Gordon và Harry Warren viết vào năm 1941, làm nhạc đệm cho phim Orchestra Wives. Bài này đã được nữ ca sĩ da đen Beyonce trình bày, khi ông Obama cùng vợ là bà Michelle bước ra sân khấu cùng nhảy để bắt đầu cho chương trình buổi lễ đăng quang vào ngày thứ Ba 21 tháng 01 năm 2009. Với giọng hát cất cao lanh lãnh, ca sĩ Beyonce đã diễn tả được tất cả ý nghĩa bên trong của bài hát. Mà ở đó, qua thuật ngữ, người nghe cảm nhận được sự thành đạt của con người sau một thời gian cố gắng.

Sự kiện thượng nghị sĩ Barrack Hussein Obama, dân da màu, thuộc giai cấp nô lệ. Hôm nay, nghiểm nhiên trở thành chủ nhân Tòa Bạch Ốc sau 223 (1776-2009) năm dựng nước của người da trắng, đã nói lên những gì bài At Last muốn diễn tả. Nhưng, ông Obama chưa ngừng tham vọng của mình tại đó. Ông còn muốn làm thêm một điều mà vị tổng thống tiền nhiệm Bill Clinton không làm được để bước hẳn… chân trái vào lịch sử Hoa Kỳ một cách vẻ vang hơn. Để thực hiện điều này, vừa nhậm chức với thời gian chỉ hơn nửa năm, nói nôm na là chưa ráo mực. Ông Obama đã tạo ra “cơn sốt” cho nước Mỹ qua Kế Hoạch Y Tế (Obama's Health Care Plan).

Phải nói rằng, đưa ra vấn đề cải tổ y tế lúc này, hiển nhiên Obama đang dẫn dắt quốc hội và dân chúng đi về một hướng khác. Đó là hướng Obama muốn mọi người quên đi đáp số bài toán kinh tế đang suy sụp như lời hứa lúc ra tranh cử, sau khi ông đã chi ra hết mấy ngàn tỷ đô la trong quỷ tiết kiệm, tiền hưu, tiền già của người dân.

Kế hoạch cải tổ y tế của tổng thống Obama không phải là đề tài mới, mà thuộc loại rượu cũ của tổng thống Bill Clinton, nhưng ông tổng thống này không làm được trọn vẹn để đem ra bán ngoài thị trường. Nay, Obama muốn chế biến lại và đựng trong một bình mới.

Với tình trạng thất nghiệp tràn lan, kinh tế suy thoái không biết đến chừng nào mới phục hồi. Nếu mọi người có được một bảo hiểm sức khỏe, thì còn gì bằng (?) Sự bén nhạy, tinh khôn của Barrack Obama là nhìn ra chỗ tâm lý này của con người. Tuy nhiên có bảo hiểm bằng cách nào, làm sao mà có và món hàng này của tổng thống Obama là hàng “Free” hay là hàng “On sale”? Muốn biết, xin hãy theo dõi những gì Obama trình bày.

Trong bài diễn văn đọc ngày 9 tháng 9 trước lưỡng viện quốc hội để kêu gọi sự ủng hộ của các nhà lập pháp, tổng thống Obama cho biết chính phủ sẽ thành lập một chương trình bảo hiểm y tế cho những người chưa mua bảo hiểm hoặc những ai không có chương trình Medicare hoặc Medicaid. Kế hoạch này không làm giảm quyền lợi của những người đang hưởng Medicare, mà chỉ là sự ngăn chận lãng phí, lạm dụng và gian lận. Đây là một chương trình bắt buộc, như lái xe phải mua bảo hiểm xe cộ. Người nào có lợi tức trên mức ấn định nghèo mà không mua bảo hiểm, thì sẽ bị phạt 950 đô-la một người và 3,8000 đô-la cho cả gia đình. Kế hoạch cải tổ y tế này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các hãng xưỡng mua bảo hiểm cho nhân viên mình với giá rẻ. Kế hoạch sẽ đem lại cho hầu hết 45 triệu người không có bảo hiểm trở thành có bảo hiểm. Nếu dự luật được thông qua sẽ có khoảng 97% phần trăm dân Mỹ có bảo hiểm y tế. Chi phí thực hiện kế hoạch là 1,000 tỷ USD trong vòng 10 năm. Và cuối cùng ông Obama nhấn mạnh và khẳng định kế hoạch cải tổ không có ý tạo phúc lợi cho di dân bất hợp pháp trong mục đích chính trị như những kẻ xấu miệng, bảo thủ loan tin.

Trong bài diễn văn, ông Obama đã đem tên tuổi hai vị tổng thống tiền nhiệm ra vừa làm tấm chắn, vừa ngụ ý so sánh mình với hai vị tổng thống lỗi lạc kia. Đó là tổng thống thứ 32, Franklin Delano Roosevelt, thuộc đảng dân chủ. Ông Roosevelt là vị tổng thống Hoa Kỳ duy nhất đã tại chức hơn hai nhiệm kỳ từ năm 1933 đến năm 1945. Tổng thống Roosevelt được xem là một trong ba tổng thống kiệt xuất của Hoa Kỳ đứng bên cạnh các ông George Washington, vị tổng thống đầu tiên, một người không đảng phái và tổng thống thứ 16 oa K của Hoa Kỳ là ông Abraham Lincoln thuộc đảng cộng hòa.

Trong thời kỳ kinh tế suy thoái của thập niên 1930, Roosevelt đã lập ra chương trình “New Deal” để cứu trợ thất nghiệp, cải tổ hệ thống kinh tế. Nhưng đáng kể nhứt trong di sản của ông là lập ra hệ thống an sinh xã hội và cuộc chỉnh lý thị trường tài chính “Wall Street”. Người thứ hai Obama đem ra làm bình phong trong bài diễn văn là tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, ông Ronald Wilson Reagan thuộc đảng cộng hòa . Vị tổng thống này đã nỗi tiếng ngay trong bài diễn văn nhậm chức của mình ngày 20/1/1981. Ông Reagan đã nói: “Chính phủ không phải là giải pháp cho những vấn đề của chúng ta; mà chính phủ mới chính là vấn đề.” Là một tài tử đóng phim hạng B, ông Reagan bị coi là hoang tưởng khi đặt thành vấn đề “Stars War”. Nhưng trên thực tế, hiện nay, ý tưởng này của Reagan đã làm thay đổi toàn bộ cái nhìn trong chiến tranh, và cách hành xử của phần lớn thế giới. Ngoài ra, tổng thống Reagan còn đóng góp vào việc giải quyết chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản, khiến ông trở thành một trong những tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ. Ông Obama nhắc tới ông Roosevelt và Reagan là sự gián tiếp so sánh kế hoạch y tế của mình có giá trị lịch sử chẳng thua gì ai.

Cuối cùng, ông Obama đã không ngại ngùng dứt điểm bài diễn văn bằng những lời lẻ gay gắt, nẩy lửa: “Xin hiểu rõ, tôi sẽ không làm mất thì giờ vì những kẻ tính toán muốn hủy diệt kế hoạch này thay vì tán đồng nó…Tôi không đứng yên để đợi những kẻ chỉ vì đặc quyền đang xử dụng chiến thuật cổ điển để duy trì tình trạng y tế cũ”. Rồi Obama hằn học bồi thêm : “Nếu quí vị cố tình suy diễn sai lạc nội dung chương trình, tôi sẽ mời quí vị ra ngoài lề”. Và ông đã không ngần ngại nói thẳng, đối với những khuynh hướng cải cách xã hội này. Không phải ông là người đầu tiên bị chỉ trích, mà trước đó tổng thống Roosevelt đã từng bị kết án là có tư tưởng cộng sản.

Qua sự trình bày của ông Obama. Câu hỏi đặt ở đây là lấy ở đâu ra để có 1,000 tỷ đô la để thực hiện kế hoạch khi ngân khố trống rỗng, chính phủ đang in tiền không ngừng ? Để trả lời, ai cũng nhìn thấy muốn có 1,000 tỷ, chỉ còn cách duy nhứt là móc túi người dân bằng cách gia tăng các sắc thuế mà thôi. Đây cũng là lý do giải thích sự dằn co, trả treo tại quốc hội cả tháng nay và người dân xuống đường biểu tình phản đối tại nhiều nơi.

Người Mỹ là một dân tộc thích hàng “Free” và hàng “On sale”. Bảo hiểm do nhà nước quản lý với giá rẻ là giá hàng …“On sale”. Nhưng “On sale” bao nhiêu phần trăm? Kế hoạch của Obama không đưa ra được con số dù là… ước đoán. Nên đã khiến nhiều người chán ngấy và ngờ vực, đặc biệt là dân nghèo hồ nghi về miệng lưỡi của con người. Hơn nữa, lại là một người được khen là có tài ăn nói.

Phải nói rằng, hiện nay trên thế giới hệ thống y tế của Mỹ luôn đứng hàng đầu. Hàng năm chính phủ đài thọ 2 ngàn 200 tỷ đô la để lo việc chăm sóc y tế cho người dân. Con số này đã chiếm tỷ lệ 16% trong tổng số GDP quốc gia. Với số chi phí lớn lao như vậy, nhưng vẫn còn có gần 50 triệu người không có khả năng mua bảo hiểm y tế. Trong khi ấy những người có bảo hiểm, họ chỉ được hưởng một số dịch vụ nhất định không quá 25 triệu người. Như vậy thử hỏi, phải chăng kế hoạch y tế của Obama trong 10 năm tốn 1,000 tỷ để đem đến bảo hiểm đến cho mọi người là chuyện nói vậy nhưng không phải vậy? Nói vậy nhưng không phải vậy hàm ý đề cập đến việc không đúng với sự thật. Lý thuyết cộng sản đưa ra “làm theo năng xuất, hưởng theo nhu cầu” nghe qua rất hấp dẫn, nhưng là cái bánh vẽ. Vì nếu là bánh thực, thì không còn có ai cố gắng để làm việc.

Bánh vẻ lúc nào trông cũng ngon, đẹp mắt. Lời nói đường mật bao giờ nghe cũng bùi tai cho dù là lời nói dối, nhưng người ta vẫn thích nghe. Rồi đây, kế hoạch y tế của tổng thống Obama nếu được quốc hội thông qua có tốt đẹp như ý muốn của mọi người, hay chỉ là bánh vẻ thì thời gian sẽ trả lời. Nhưng nhìn hình ảnh gia đình bốn người da màu đứng trước một toà nhà trắng toát, người ta không thể phủ nhận đó là tấm gương phản chiếu hình ảnh mầu nhiệm, tuyệt vời của thể chế dân chủ, tự do. Đây là giá trị tuyệt đối trong tương đối mà mọi sắc dân đang cư ngụ tại Hoa Kỳ cần học hỏi, trong đó có thế hệ thứ hai của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại.

* Đặng thiên Sơn (14/10/09)



Từ nghị quyết Cờ vàng, xây Tượng đài tại tiểu bang Wasington đến nghị quyết 36 của Việt Cộng

Đặng thiên Sơn

Người ta còn nhớ vào ngày 05 tháng 2 năm 2004, ông Pam Roach, Thượng nghị sĩ tiểu bang Washington đã đưa ra thảo luận tại thượng viện tiểu bang này hai nghị quyết. Nghị quyết thứ nhất, công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa là biểu tượng của người Việt tỵ nạn cộng sản. Nghị quyết thứ hai, ủng hộ dự án xây tượng đài kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền dưới thời chính phủ VNCH.

Trước quyết định này, ngày 10-2-2004, đại sứ VC là Nguyễn Tâm Chiến đã vội vả viết một văn thư dài hai trang đánh máy gởi đến văn phòng Thượng nghị Sĩ Pam Roach để phản đối. Những luận cứ Nguyễn Tâm Chiến đưa ra đã chứng tỏ sự hiểu biết nông cạn của một cán bộ ngoại giao cao cấp VC về các thể chế chính trị trên thế giới. Trong thư phản đối, Nguyễn Tâm Chiến nói lòng vòng về quan hệ Mỹ - Việt và kể những thiện chí sau ngày hai nước thiết lập bang giao. Trong thư phản đối đó có ba điểm đáng chú ý, xin tóm lược như sau:

Thứ nhứt, Nguyễn Tâm chiến nói sau 30 năm cờ vàng ba sọc đỏ không còn là biểu tượng của chính quyền nước Việt Nam Cộng Hòa nữa, nên tiểu bang Washington công nhận cờ vàng và xây dựng tượng đài là hành động phủ nhận nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - một nước có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ năm 1995.

Thứ hai, Nguyễn Tâm Chiến cho biết từ khi có bang giao Mỹ -Việt, Việt Nam đã làm hết sức mình để quên quá khứ, nhìn về tương lai. Vì vậy, tiểu bang Washington vinh danh cờ vàng và cho xây tượng đài là dấu hiệu khơi lại quá khứ đau buồn và làm sống dậy hận thù giữa Mỹ và Việt Cộng.

Và điều thứ ba, trơ trẽn và sống sượng hơn khi Nguyễn Tâm Chiến nham nhở nói : “Với một chính sách vững chắn, Việt Nam hoan nghênh các hoạt động tham gia của người Mỹ gốc Việt trong việc mở rộng quan hệ qua lại có lợi giữa Việt Nam - Hoa Kỳ và sự hội nhập thiết thực của họ vào giòng chính trị chính của đời sống Hoa Kỳ. Việt Nam hy vọng mạnh mẻ rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt với khoảng gần 50 ngàn người đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, cũng sẽ tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác (As a consistent policy, Vietnam welcomes active participation by Vietnamese Americans in expanding the mutually beneficial relationship between Vietnam and US and their effective integration into the mainstream of the US life. It is Vietnam's strong hope that the community of Vietnamese Americans, about nearly fifty thousand of whom have chosen your State as their new home, will also adopt the spirit of friendship and cooperation.). Đoạn thư này, đã cho thấy Nguyễn Tâm Chiến không biết ngượng ngùng và sống sượng khi cho rằng những người Việt tỵ nạn CS - những kẻ đã bị Việt Cộng hành hạ, bắt bớ, giam cầm và cướp đoạt tài sản đến nỗi phải bỏ nước ra đi, là một bộ phận của nước Việt Nam Cộng Sản.

Hai tuần lễ sau, ngày 23-2-2004, từ văn phòng Thượng nghị sĩ Pam Roach, ông Terrell A. Minarcin viết thư trả lời Nguyễn Tâm Chiến. Với lời lẽ nhẹ nhàng, nhưng đanh thép như cha dạy con, ông Terrell A. Minarcin đã dạy tên cán bộ ngoại giao cao cấp VC một bài học đích đáng. Và cảnh cáo VC đừng can thiệp vào nội bộ của tiểu bang Wasington.

Với tư cánh là một cư dân tiểu bang Washington, ông Terrell A. Minarcin cho Nguyễn Tâm Chiến biết người dân tại tiểu bang Washington không thể nào chấp nhận lá cờ máu của VC, vì đó là lá cờ đã gây ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn, là lá cờ mang tinh thần diệt chủng. Ông Terrell A. Minarcin còn nhấn mạnh, vinh danh cờ VC là đồng lõa với tội ác và chống nhân loại nên dân tiểu bang Washington không thể làm điều này. Còn đối với việc xây tượng đài kỷ niệm, là sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với những người đã cống hiến sự hy sinh cao quý cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Riêng lá cờ vàng với ba sọc đỏ, ông Terrell A. Minarcin nhận xét chẳng những tiêu biểu cho chính nghĩa quốc gia của VNCH mà còn là biểu tượng đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Cuối cùng ông Terrell A. Minarcin cảnh cáo đại sứ VC đừng xen vào vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington và của những người Mỹ gốc Việt đã đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng cho tiểu bang.

Thư trả lời của ông Terrell A. Minarcin là một cái tát nẩy lửa vào mặt Nguyễn Tâm Chiến, cũng như dạy cho tập đoàn VC biết thêm về nền chính trị Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nếu Nguyễn Tâm Chiến hiểu được chính quyền Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ hay còn gọi là chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ, là một nước cộng hoà được thành lập bởi các tiểu bang, thì Nguyễn Tâm Chiến đã không lôi cái gọi là “bang giao Mỹ-Việt” ra … “làm việc’ với Thượng nghị sĩ Pam Roach . Nếu Nguyễn Tâm Chiến hiểu được trên bình diện quốc tế Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hay nói cách khác chính quyền Hoa Kỳ chỉ là nhân tố chủ đạo của hệ thống chính quyền quốc gia, nhưng sự tự trị của từng tiểu bang là quyền Hiến định, thì không có vụ lôi vấn đề “bang giao Việt -Mỹ” ra làm căn bản để … “khiếu kiện”. Nếu Nguyễn Tâm Chiến hiểu “cái chung” của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là một nước theo chủ nghĩa tự do, dân chủ, nhưng “cái riêng” là người dân trực tiếp chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nền hành chánh với ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp của tiểu bang, quận hạt và thành phố, thì không ngu ngốc đến độ phản đối việc làm của các nghị sĩ tiểu bang khi dựa vào các quyết định của chính quyền trung ương. Sự phân quyền giữa trung ương và địa phương trong chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ, đã giải thích tại sao trên đất Mỹ nơi nào có Ban Đại Diện CĐVN là nơi đó có nghị quyết vinh danh cờ vàng, và những ngày lễ nêu cao chính nghĩa quốc gia VNCH đều được chính quyền địa phương tham gia, hổ trợ.

Thất bại trước việc ngăn cản nghị quyết cờ vàng, xây tượng đài tại tiểu bang Wasington, Việt Cộng vội vả tung ra kế hoạch gây rối loạn, phá hoại sức mạnh của CĐVNHN. Kế hoạch này gọi là “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”. Đây là “Nghị quyết 36” của VC được thứ trưởng Phan Diễn ký ngày 26/3/2004. Cái gọi là “Nghị quyết 36” đã chính thức chỉ thị cho VC nằm vùng tìm cách… “thôn tính” cộng đồng người Việt hải ngoại qua các lãnh vực Văn Hoá, Xã hội, Kinh tế và Chính trị.

Để thực hiện điều này, về phương diện Văn hóa, VC đã tạo ra hàng loạt những website internet, giao lưu văn hoá, văn nghệ , phát thanh, truyền hình nữa nạc nữa mở để tuyên truyền. Đối tượng VC nhắm đến là thế hệ thứ hai của người Việt tỵ nạn CS để phổ biến những văn hoá phẩm xuyên tạc lịch sử, thần tượng hóa Hồ Chí Minh, và đồng thời bôi lọ cuộc chiến chính nghĩa mà quân dân VNCH đã tham dự vào. Về xã hội, VC cho “đẻ” ra thêm bằng cách tách ra làm hai các hội tương tế, hội ái hữu đồng hương, các hệ phái tôn giáo, nhà thờ mới, chùa mới để tạo ra sự chia rẻ, mâu thuẫn, nghi kỵ lẫn nhau trong cộng đồng. Về chính trị, VC cày người vào các cơ quan chính quyền địa phương qua hệ thống du học sinh tốt nghiệp xin ở lại làm việc, kết hôn với con cái những nạn nhân cộng sản để tạo ra sự tranh chấp trong gia đình người Việt quốc gia chân chính. Mặc khác VC tung cán bộ các cấp từ Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ tưởng đến tép riu ra nước ngoài vừa du hí, rữa tiền vừa để tổ chức các buổi hội thảo nối nhịp cầu thông cảm trong và ngoài nước gây rối cộng đồng người Việt hải ngoại. Về kinh tế, VC dùng tiền ăn cắp trong ngân khố quốc gia, tiền cướp đoạt tài sản của người dân đem ra nước ngoài đầu tư cạnh tranh với những cơ sở thương mại của người Việt tỵ nạn đã mồ hôi, nước mắt trong mấy mươi năm cực nhọc mới có được. Với số tiền kếch sù tư bản đỏ VC muốn khống chế kinh tế của người Việt quốc gia hải ngoại. Trong khi ấy , VC kêu gọi người hải ngoại về nước đầu tư xây dựng lại đất nước là một sự trớ trêu, mâu thuẩn không thể nào nói hết được.

Sau hơn 5 năm cái gọi là “Nghị quyết 36” của VC ra đời, kiểm điểm lại Việt Cộng đã thu lượm được kết quả ra sao? Để trả lời câu hỏi này, thì một điều không thể phủ nhận là Việt Cộng chẳng thu lượm được kết quả khả quan nào trên 4 lãnh vực như ý họ mong muốn.

Đến nay, khi cờ máu VC xuất hiện nơi đâu là bị hạ xuống ngay lập tức. Đến nay, các tên VC Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng đi đến đâu cũng phải cúi mặt trước rừng cờ vàng, ngoại trừ bọn người buôn dân, bán nước này sang triều cống Tàu Cộng. Đến nay, với hơn trên 30 nghị quyết vinh danh cờ vàng tại Hoa Kỳ, và việc xây dựng tượng đài vinh danh chính nghĩa VNCH nhiều nơi trên thế giới từ Âu châu, Mỹ Châu và Úc Châu mỗi ngày mỗi gia tăng, đã chứng minh cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa về sự thất bại của VC trong việc muốn nhuộm đỏ CĐVNHN qua cái gọi là “Nghị quyết 36”. Nhưng, điều quan trọng hơn hết, là hình ảnh “trăm hoa đua nở” với sự hiện diện của thế hệ thứ hai bên cạnh cha, anh trong các Ban Đại Diện Cộng Đồng Việt Nam lưu vong, đã làm mạn lưới chống cộng của người Việt quốc gia tại hải ngoại thêm vững mạnh.

Đặng thiên Sơn
(07/10/09)



Chủ nghĩa Cộng Sản và những kẻ Bất thường trong một Cộng đồng Bình thường”.

Đặng thiên Sơn

Trong cuốn sách viết bằng tiếng Pháp tựa đề “Le Livre Noir Du Communisme” ( Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản) dày 850 trang của nhà xuất bản Pháp Robert Laffont vào cuối năm 1997, nơi trang 4 đã thống kê số người trên thế giới bị sát hại tại các nước theo chủ nghĩa cộng sản như Liên Sô, Trung Cộng , Việt Nam, Bắc Hàn, Kamphuchia, Lào, Cuba, Mông Cổ và các nước Đông Âu … đã đưa ra nhiều chi tiết giết người rùng rợn, khủng khiếp trích ra từ những tài liệu chưa hề công bố. Số người chết khắp nơi được phân chia như sau:

Trên đây chỉ là con số tổng kết khi cuốn “Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản” được xuất bản. Tới nay, mười hai năm sau, dĩ nhiên số nạn nhân bị giết vì chống lại chủ nghĩa tàn ác này tại các nước Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba còn nhiều hơn nữa. Riêng đối với Việt Nam ngoài 1 triệu người người vô tội bị Hồ chí Minh và VC sát hại, còn có hơn hai triệu người phải rời bỏ nơi chôn nhao, cắt rún sống lưu vong nơi xứ người.

Theo các tài liệu thì từ năm 1970 đến đầu năm 1975, số người Việt sống tại hải ngoại có khoảng 100 ngàn người. Đây là những người thuộc gia đình nhân viên công, tư chức làm việc cho Pháp nên đa số định cư tại Pháp. Ngoài thành phần vừa nói, còn một số nhỏ sống rãi rác tại các quốc gia Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện. Còn lại thì sống tại Hoa Kỳ, là vợ con lính Mỹ theo chồng về nước khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi chiến trường Việt Nam, và các nhân viên ngoại giao đoàn, nhân viên các hãng mậu dịch.

Sau ngày 30 tháng 4/1975, miền Nam lọt vào tay bạo quyền Việt Cộng. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Hành trình đi tìm tự do của người Việt Nam đã làm đảo lộn sự bình yên của thế giới, sau ngày chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt năm 1945. Hành trình này, đã viết thêm trang sử mới cho nhân loại về lòng khao khác tự do của con người. Đây là một bi hùng ca, một trang sử đầy máu và nước mắt, đã góp phần vào sử liệu thế giới về tội ác tày trời của chủ nghĩa cộng sản mà Việt Cộng đã nhúng tay vào.

Người Việt tìm tự do, được hưởng qui chế định cư trên căn bản nhân đạo tùy từng quốc gia. Riêng Hoa Kỳ là quốc gia ảnh hưởng trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam, nên chính phủ này đã có những qui chế đặc biệt để giải quyết vấn nạn Việt Nam. Đầu tiên, những người Việt Nam tỵ nạn đặt chân lên Hoa Kỳ từ đảo Guam được chính phủ Hoa Kỳ cho định cư qua “Đạo luật Di Trú và Người Tỵ Nạn Đông Dương” (Indochina Migration and Refugee-Act) được Quốc Hội và Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford phê chuẩn trong tình trạng khẩn cấp.

Từ năm 1978-1980, người Việt bất kể sống chết ào ạt bỏ nước ra đi bằng mọi giá một cách liều lĩnh, đã trở thành một thảm kịch của thế kỷ 20. Thảm kịch này đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải rơi lệ. Trước thảm cảnh thương tâm, chính phủ Hoa Kỳ đã vội vả ban hành đạo luật “Refugee - Act” để nới rộng quy chế tỵ nạn. Đạo luật đã đem lại nhiều thuận lợi cho người Việt tạo dựng lại đời sống nơi quê hương thứ hai.

Vào năm 1989, khi Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn tại Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Hồng Kông. Số người vượt biên, vượt biển giảm dần và số người định cư tại Hoa Kỳ theo ngã này cũng từ từ chấm dứt. Tuy nhiên, ba hình thức định cư mới được mở ra. Đó là chương trình ra đi có trật tự ODP ( Orderly Departure Program), diện con Lai (Home Coming -Act) và diện H.O (Humanitarian Operation).

Người Việt Nam bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ Việt Cộng gian ác. Tư tưởng chính trị của họ đối lập với chủ nghĩa cộng sản nên họ định cư tại hải ngoại dưới danh nghĩa “tỵ nạn chính trị”. Với danh nghĩa này, cộng đồng VN hải ngoại trở thành Cộng Đồng Chống Cộng là điều tất yếu. Do đó, những cá nhân, những tổ chức, những đảng phái có những hành động và lời nói chống lại Cộng Đồng Chống Cộng, thì đây là những thành phần bất thường trong một cộng đồng bình thường.

Sinh hoạt Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại trên phương diện chính trị, là những sinh hoạt luôn nêu cao cờ vàng chính nghĩa ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ hoàn cảnh nào có thể được. Đây là hình ảnh trong tháng 9/2009 vừa qua đã đập vào mặt những tên bán nước, hại dân như Nông Đức Mạnh khi đến Úc để xin xỏ, Nguyễn tấn Dũng đến Đan Mạnh để cầu thân, và Nguyễn Minh Triết đến LHQ để… nói láo.

Nếu trong Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại có những thanh niên bình thường luật sư Trúc Celine Phạm vinh danh cờ vàng, cám ơn chính phủ Đức trong ngày lịch sử khánh thành tượng đài thuyền nhân tại hải cảng Humburg kỷ niệm ngày con tàu nhân đạo Cap Anamur ra khơi cứu người vượt biển. Các thiếu nữ trí thức trẻ trong BCH /CĐVN tại Boston, Massachusetts như Nguyễn Thị Cúc Nhật, Trần Đỗ Ngọc Lan, Trần Nguyên Anh đấu tranh cho nghị quyết cờ vàng. Các bác sĩ, luật sư, dược sĩ, kỷ sư, cử nhân, tiến sĩ trong Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali tại Hoa Kỳ dấn thân xuống đường khi danh dự người Việt tỵ nạn bị chà đạp. Và Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng từ Mỹ Châu, Âu Châu, Úc Châu và hàng vạn thanh niên, thiếu nữ khác là những “trái ngọt” trong CĐVNHN thì những thanh niên, thiếu nữ bất thường như ông Brian Đoàn ở Nam Cali cặm cụi vẻ hình cờ đỏ sao vàng, nắn nót nặn tượng Hồ tặc vinh danh Việt Cộng và bà Madison Nguyễn nghị viên người Mỹ gốc Việt tại khu vực 7 thành phố San Jose, Bắc Cali tìm cách ngăn cản nghị quyết cờ vàng là những “trái đắng”, thì thật là điều mĩa mai, chua xót.

Ngoài hình thức nặn tượng Hồ tặc, ngăn cản nghị quyết cờ vàng, treo cờ máu tại các trường trung đại học, nơi du học sinh con cháu Việt Cộng theo học. Hoạt động của những kẻ bất thường chống những người chống cộng, là tiếp tay với VC tổ chức các buổi văn nghệ, giao lưu văn hóa, và các hình thức gây rối cộng đồng khác. Chẳng hạn như cái gọi là “Gặp gở Việt Nam” (Meet VietNam) dự định sẽ tổ chức hai ngày 15 và 16 tháng 11, 2009 tại San Francisco, Bắc Cali, Hoa Kỳ với sự hiện diện của tên Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng VC sắp tới . Hình thức này là sự “khiêu khích” cộng đồng người Việt QG hải ngoại. Đây là chiến thuật “ da beo”, tổ chức “bậy bạ” hết chỗ này tới chỗ kia với mục đích làm vẫn đục sự trong sạch, tạo sự bất ổn trong cộng đồng chống cộng. Việt Cộng dùng chiến thuật như vậy, để làm mệt mõi tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại. Đây là kế hoạch xâm nhập, phá hoại sức mạnh CĐVNHN theo nghị quyết 36 của chúng. Nhưng chúng sẽ thất bại!

Sau mấy mươi năm lưu vong nơi đất khách quê người, thế hệ thứ nhứt Việt Nam tỵ nạn cộng sản đã bắt đầu dần dần tàn phai theo năm tháng. Thế hệ thứ hai đã đơm bông, trổ trái. Tre già măng mọc. Đó là qui luật của tạo hoá.

Nếu trong vườn cây Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại có những “trái ngọt”, thì cũng không tránh khỏi có những “trái đắng” và những con hủi, con sâu, con rầy phá phách. Đối với “trái ngọt” là thành phần trẻ, thế hệ thứ nhứt phải biết thưởng thức với sự trân quí, phải biết loại bỏ những suy nghĩ đã làm mất nước. Đối với “trái đắng”, là những kẻ đang lội ngược giòng “Lịch Sử Chống Cộng” của người Việt lưu vong, nếu không muốn nói họ đang đồng lõa với tội ác. Sự loại bỏ những “trái đắng, con sâu, con rầy” này, nếu chẳng phải là việc làm, nhiệm vụ của riêng ai, thì chắc chắn đó phải là nhiệm vụ của tất cả mọi người trong cộng đồng người Việt quốc gia chân chính.

Đặng thiên Sơn (30/09/2009)



Từ “Little Sàigòn” đến “Vietnamese-American Community Center”.

Đặng thiên Sơn

Cách nay vài năm, khi người đàn bà trẻ người Mỹ gốc Việt đắc cử vào chức vụ nghị viên khu vực 7 thành phố San Jose, chẳng những người Việt trong khu vực này vui mừng, mà người Việt khắp thành phố cũng vui lây. Nhưng một năm, sau ngày đắc cử, bà nghị viên đã tạo ra sự khủng hoảng giữa Cộng Đồng Việt Nam và chính quyền vì việc đặt tên “Little Sàigòn” cho một khu thương mại. Ngày nay, thêm một lần nữa, bà lại tạo ra sự nghi kỵ giữa chính quyền và CĐVN về cái gọi là “Vietnamese-American Community Center”.

Ngày trước, bà nghị viên chống tên “ Little Sàigòn” vì tên này có “âm hưởng chống cộng”. Hành động và lời nói đầy trịch thượng của bà như: “Những người biểu tình đi vòng vòng trước City Hall giống như gánh xiệc...” Hay “Đó chỉ là thiểu số ăn ở không ngồi rồi, đi hạch sách bà…” vân vân và vân vân. Việc làm và lời nói đó, đã tạo ra khoảng cách giữa bà và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản. Dư âm phiền muộn trong lòng người Việt đối với cái tên “Little Sàigòn” vẫn còn là nỗi đau chưa tan. Thì hôm nay, với cái gọi là “Vietnamese - American Community Center” đã khiến một lần nữa CĐVN San Jose băn khoăn, xáo trộn.

Trước những tấm giấy đánh máy, hàng chữ được viết bằng tay: “We don’t trust Madison Nguyen any more”, chắc chắn đã làm bà nữ nghị viên khu vực 7 không vui. Và với dư luận xôn xao từ những ngày cuối tháng 8/09 đến giờ , chắc chắn đã làm những bửa cơm trong gia đình người Việt tại San Jose không còn được ngon miệng như trước. Đối với những sự kiện như vậy! Những người có liêm sỉ, có đạo đức, còn lương tri, không thể nào phủ nhận những rắc rối, lận đận, đã và đang chụp xuống CĐVN. Đầu dây, mối nhợ đều do bà nghị viên người Mỹ gốc Việt mà ra.

Trong đời sống, có vui thì phải có buồn. Đó là lẽ đương nhiên! Nhưng, bất hạnh cho CĐVN San Jose là buồn nhiều hơn vui, kể từ ngày có bà nghị viên người Mỹ gốc Việt “lọt chân” vào HĐTP.

Buồn nào rồi cũng qua! Vui nào rồi cũng hết! Nhưng làm sao hiểu được chân lý của vui, của buồn, để tìm cách gìn giữ hay vứt bỏ. Thì đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ để nhận ra.

Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không nhìn ra chân lý những điều mình muốn. Chúng ta sẽ thiếu động cơ thúc đẩy để cố gắng đạt đến mục đích. Khi biết căn nhà là nơi đụt nắng, che mưa. Người ta sẽ cố gắng làm việc để có cái nhà để che thân. Trong đấu tranh khi nhận ra chính nghĩa, thì sự dấn thân mới bền bỉ lâu dài. Khi hiểu làm người ai cũng có phẩm cách và danh dự, thì người ta mới cố gắng làm những điều phải làm để bảo vệ danh dự, uy tín của mình khi bị tổn thương hay đang có mầm móng đe dọa sắp bị tổn thương.

Trong cuộc họp thăm dò ý kiến của Ban Đặc Nhiệm ngày 12/9/09 vừa qua. Với những phát giác chung quanh cái gọi là “Vietnamse - AmerianCommunity Center”. Người tham dự đã nhận ra lòng tin, cảm tình của người Việt trong vùng dành cho bà nghị viên khu vực 7 càng ngày càng sa sút do việc bà ta đã toa rập cùng thành phố lấy danh nghĩa cộng đồng VN xử dụng không đúng chỗ.

Nhìn vào ý kiến của người tham dự được Ban Tổ Chức tóm tắt trên bảng mới thấy rằng CĐVN là một thực thể có tư cách, biết tôn trọng quyền lợi chung của xã hội. Bảng tóm tắt là nhân chứng để minh định: “không một người Việt nào phản đối chính quyền khi họ thành lập một trung tâm đa văn hóa để đáp ứng nhu cầu xã hội, văn hóa, giáo dục và giải trí cho mọi sắc tộc”. Không có một ý kiến nào bày tỏ ý định muốn chiếm độc quyền xử dụng trung tâm, đã cho thấy CĐVN lên tiếng vì nhiều lý do khác. Trong đó có những lý do dưới đây:

1). Thành phố đặt tên là “Vietnamese-AmericanCommunity Center”, nhưng mục đích là phục vụ mọi sắc dân. Đã cho thấy cái danh bên ngoài không đồng thuận với việc làm bên trong.

Một cửa tiệm với hàng chữ quảng cáo lớn và rõ ràng bên ngoài là: “Nhà hàng Việt Nam” thì không thể là nơi khi thực khách VN đến ăn thì nhân viên nhà hàng cho biết: “Hôm nay chúng tôi bán Pizza và Tacobel… Ngày mai chúng tôi bán Hamberger và Hot dog. Ngày mốt chúng tôi bán cơm Thái, cơm Đại hàn… Ngày khác chúng tôi bán thức ăn Việt Nam” . Như vậy bảng hiệu “Nhà hàng Việt Nam” bên ngoài là sự dối trá, lừa gạt trắng trợn.

2) Cộng đồng Việt Nam không chấp nhận cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” vì nó chẳng những không chính danh, mà còn ẩn tàng mầm móng bất lợi liên quan đến uy tín, danh dự cộng đồng người Việt.

- Là một trung tâm văn hóa đa sắc tộc nhưng lại tên là “Trung tâm cộng đồng người Mỹ gốc Việt”. Điều này sẽ tạo ra sự chia rẻ, kỳ thị với các sắc tộc khác. Trong khi chính quyền có thể chọn cái tên hợp lý chính danh hơn như: “Trung tâm Cộng Đồng Đa Sắc Tộc” để tránh sự đố kỵ của các cộng đồng khác nhìn vào cộng đồng VN.

- Là một cơ sở chung, nhưng nếu có những vấn đề như trộm cắp, đánh lộn, cướp của, giết người xảy ra trong lúc chưa biết thủ phạm là ai. Nhưng, chắc chắn mang tiếng là Cộng Đồng Việt Nam khi báo chí loan tin là đã xảy ra tại “Vietnamese-AmericanCommunity Center”. Chuyện “Quít làm, Cam chịu” là một sự nhảm nhí không thể chấp nhận. Sự đặt tên này, là việc làm vô ý thức của một người mang giòng máu VN nhưng chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán uy tín, danh dự của một dân tộc. Đây là sự sai lầm tai hại nên CĐVN không đồng ý.

Hàng ngày, tổng đài phát thanh AM1430, Sở Cảnh Sát cứ một giờ, nửa tiếng, nhắc nhở dân thành phố ra đường coi chừng bị giựt bóp. Đã cho thấy thành phố đang trong tình trạng an ninh bất bất ổn.

Do đó, nếu cái tên “LittLe Sàigòn” tiêu biểu cho thành phố của người Việt quốc gia tỵ nạn Cộng sản trong một khu thương mại, thì cái tên “Vietnamse-AmericanCommunity Center” tiêu biểu cho cả một dân tộc trong lãnh vực Văn hóa, Xã hội , Chính trị lẫn Kinh tế của người Việt lưu vong. Cho nên, CĐVN đề nghị yêu cầu chính quyền đổi cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” thành một tên khác là một nguyện vọng chính đáng, hợp lý, hợp pháp không thể phủ nhận.

3.) Vào tháng 10 năm 2006, bà nghị viên khu vực 7 khoe thành tích là đã vận động thành phố được ngân khoản 2 triệu 800 ngàn để thành lập một trung tâm sinh hoạt dành cho người Việt Nam. Như là một tài sản riêng, bà nói thẳng đã giao cho một bác sĩ lập Ban Điều Hành để tiến hành thủ tục “tiếp thu”. Nhưng sự thật không phải vậy. Vì qua buổi hội thảo ngày 12/09/09, một lần nữa bản chất nói láo chuyên nghiệp của nữ nghị viên kia đã lộ ra. Mọi người tham dự đề nghị không muốn thấy bà xuất hiện trong những kỳ hội thảo sắp tới do sự bất tín nhiệm, cũng là ý kiến chính đáng.

Khi nói đến thành tích của bà nghị viên , ngoài các thành tích mơ hồ như đã tạo được 1.000 việc làm trong khu chợ The Plant, xây được hàng trăm căn nhà housing tại đường Senter, xây công viên chùa Đức Viên vân vân. Thì thành tích lập “Vườn Văn Hóa Việt” của bà là một sĩ nhục cho CĐVN tại San Jose khi người ta đi ngang qua cái vườn này.

Trong chương trình phát thanh của LĐCTNV/BCL ngày 18/9/09, khi các ông Hồ Vũ, Lê Lộc, Thomas Nguyễn đề cập đến thành tích hoạt động của bà nghị viên. Thính giả nghe qua đều ngao ngán. Khi nghe nhắc đến bốn chữ “Vườn Văn Hóa Việt” người nghe bổng bất giác ngậm ngùi. Tủi cho cho nền văn hoá dân tộc, đã bị bà nghị viên và ông bác sĩ bôi bác một cách thê thảm.

Khi đi ngang qua cái gọi là “Vườn Văn Hoá Việt” trên đường Robert, không một người nào tránh khỏi chua xót khi nhìn thấy cỏ vàng, cát bụi đã phủ lấp “viên đá đầu tiên” trị giá 600 ngàn đô la. Còn tấm bảng cao vừa khỏi ngọn cỏ thì đã bị kẻ phá phách vẻ bậy, bôi bẫn lên đó. Trong khi ấy, hai lá cờ Mỹ -Việt trên cao lúc thì ủ rủ, lúc thì bay bay một cách trơ trẻn. Khiến ông đi qua, bà đi lại không hiểu đó là cái vườn gì. Hình ảnh này trông còn bi thảm hơn “nấm đất” của kỷ nữ Đạm Tiên được thi hào Nguyễn Du diễn tả trong tác phẩm Kim Vân Kiều qua hai câu lục bát: “Xè xè nấm đất bên đàng- Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.

Thành tích văn hóa của bà nghị viên với mãnh vườn đầy cỏ dại ba năm trơ gan cùng tuế nguyệt, đã khiến hai thành viên LĐCTNV/BCL là Hồ Vũ và Lê Lộc thảng thốt kêu lên đó là vườn văn hóa thời Động Đình Hồ. Trong khi ấy thảm cảnh “ Vườn Văn Hóa Việt” được ông Thomas Nguyễn mô tả là việc làm thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm và coi người đời như cỏ rác của một nghị viên.

Rồi đây, cũng như câu chuyện tên “Little Sàigòn” cái gọi là “Vietnamese-American Community Center” sẽ được các cơ quan truyền thông Mỹ, Mễ như đài KLIV, báo SJM, báo Metro cắm râu, thêm sừng để biến CĐVN thành con cú quá khích, hẹp hòi và bà nghị là con phượng hoàng của thành phố. Việc bóp méo, vo tròn, vẻ hình, thêm bóng con người và xã hội là việc của các cơ quan truyền thông coi chân lý, lẽ phải là đồng đô la. Riêng CĐVN khi đã nhận ra từ chuyện “Little Sàigòn” đến sự áp đặt tên “Vietnamese-American Community Center” là hiện thân của một chính quyền thực dân mà CĐVN đang đối diện, thì chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền lợi, uy tín, danh dự của mình. Nếu nhận thấy việc bảo vệ sự vĩnh cửu của cộng đồng VNHN là chân lý, thì con đường chọn lựa duy nhứt của mọi người là cùng nhau đứng lên cho dù chông gai, gian khổ.

Đặng thiên Sơn (23/9/09)






Vietnamese American Community Center: trước tiệm treo đầu dê, bên trong bán thịt chó

Đặng thiên Sơn

Gần đây, vào những ngày cuối tháng 8/09, cộng đồng người Việt tại San Jose bàn tán xôn xao về việc HĐTP qua sự làm việc của Ban Đặc Nhiệm (The Task Force) đang tiến hành các cuộc thăm dò để lấy ý kiến cộng đồng VN về việc thành lập một cơ sở được thành phố đặt tên là “Vietnamese American Community Center”. Cuộc thăm dò đầu tiên sẽ khai diễn vào lúc 8 giờ 30 sáng ngày thứ Bảy 12 tháng 9 năm 2009, tại trường trung học Yerba Buena nằm tại số 1855 đường Lucretia Ave , San Jose . Đây là cuộc thăm dò trực tiếp, khác với cuộc thăm dò chọn tên cho khu thương mại người Việt trên đường Story năm 2007. Cuộc thăm dò dành cho cư dân trong 11 khu vực của thành phố.

“ Vietnamese American Community Center ” không phải là một tên mới, mà là cái tên cách nay 2 năm đã tạo nên làn sóng tranh cãi và phẩn nộ trong cộng đồng Việt Nam . Lúc ấy, bà nghị viên khu vực 7 đã tuyên bố giao cho BS. Nguyễn Xuân Ngãi khai thác quản trị, dự án thành lập trung tâm này. Lý do, vì bà muốn đền ơn BS.Ngãi đã giúp bà lúc bà ra tranh cử.

Ngày nay, cái tên “ Vietnamese American Community Center ” một lần nữa được đề cập đến. Nhiều sự thật bên trong dự án được Ban Đặc Nhiệm trình bày, đã làm mọi người sững sốt.

Cái tên “ Vietnamese American Community Center ” mới nghe, ai cũng tưởng đây là một cơ sở dành riêng cho cộng đồng người Việt tại địa phương. Nhưng không phải vậy! Khi đọc các văn bản liên quan đến dự án, người ta mới “té ngữa”. Vì thực chất bên trong lâu nay đã bị bưng bít. Các tài liệu cho biết, mục đích thành lập “Vietnamese American Community Center” của chính quyền không phải là cơ sở độc quyền cho CĐVN, mà đó là một trung tâm đa văn hóa, là nơi phục vụ mọi cư dân. Như vậy, rõ ràng cái tên “ Vietnamese American Community Center ” chỉ là “cái tiếng”. Nói một cách khác “ Vietnamese American Community Center ” chỉ là một cửa tiệm “bên ngoài treo đầu heo, bên trong bán thịt chó” của Hội Đồng Thành Phố và những kẻ chủ mưu.

Mục đích thành lập cơ sở mang tên “ Vietnamese American Community Center ” được xác định rõ ràng nơi trang 2 trong văn bản của cơ quan San Jose Redevelopment Agency (redevelopment works). Nguyên văn như sau: “Objective of the VACC project is to create a community center that celebrates diversity, fosters belonging, and brings vital services to this region. Many of the programs will focus on the Vietnamese American community, yet the VACC is intended to serve all residents of the region.” Tạm dịch: “ Mục tiêu thành lập trung tâm cộng đồng để biểu dương, bồi dưởng di sản và mang lại những dịch vụ trọng yếu trong vùng. Nhiều chương trình của cộng đồng VN được nhắm đến. Tuy vậy, ý định của trung tâm là phục vụ cho tất cả mọi người sống trong vùng.”

Một tài liệu khác của cơ quan Park and Community Facilities Capital Program-Council District 7 (2009-2013 Proposed Capital Improvement Program) nơi mục 5, đề cập đến tên “Vietnamese American Community Center” tường trình trong tam cá nguyệt thứ 3 của năm 2006, cho biết nguồn ngân khoản dành cho dự án được phát xuất từ:

1.) Council District 7 Contruction and Conveyence Tax Fund $1,000,000.
2.) Parks City-Wide Contruction and Conveyence tax Fund $ 150,000.
3.) The San Jose Redevelopment Agency Capital Buget 1,600,000.

Tổng cộng ngân sách là 2 triệu 750 ngàn. Như vậy, số tiền này không phải phát xuất từ ngân sách văn phòng của bà nghị viên khu vực 7. Tài liệu còn cho biết dự án “Vietnamese American Community Center” có danh xưng trước đây là “Vietnamese Cultural Community Center”( This project was previously titled Vietnamese Cultural Community Center). Điều đáng lưu ý, những chi tiết và thời gian nêu trên không tránh khỏi người đọc nghi ngờ về sự trung thực khi bà nghị viên khu vực 7 tuyên bố dự án do bà đề ra. Mọi người hình dung lại hình ảnh bà nghị viên tuyên thệ nhậm chức vào cuối năm 2005, thì thời giờ đâu để bà nghiên cứu đưa ra kế hoạch dự án có tên là “ Vietnamese Cultural Community Center ”. Trong khi các dự án phát triển thành phố, chuẩn chi ngân sách không phải là chuyện một sớm, một chiều. Cho nên, hôm nay cái tên “Vietnamese Cultural Community Center” đổi thành tên mới “Vietnamese American Community Center” là một hình thức tạo “thành tích”.

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại đổi tên, đổi tên với mục đích gì, và ảnh hưởng ra sao đối với tâm lý người nghe. Và tại sao Liên Đoàn Cử Tri Người Việt Bắc Cali lên tiếng kêu gọi CĐVN tham dự thật đông buổi đóng góp ý kiến?

Với cái tên “Vietnamese American Community Center” người nghe ai cũng lầm tưởng đó là nơi thường xuyên, hàng ngày người Việt tha hồ tới lui sinh hoạt cộng đồng. Cái tên đẹp đẻ này không những làm hả dạ, hài lòng người Việt tại địa phương mà còn làm mọi người Việt khắp nơi trên thế giới hãnh diện lây. Tên “ Vietnamese American Community Center ” khi nghe tới hay đọc được trên sách, báo, người ta sẽ có ấn tượng tốt hơn cái tên “ Vietnamese Cultural Community Center ”. Vì với tên này, trung tâm chỉ là một nơi trưng bày hình ảnh văn hóa. Hay chỉ là một phòng triển lãm không hơn không kém.

Sự đổi tên của một cơ sở là cách chơi chữ, là cách làm ăn theo kiểu “bình mới rượu cũ”, là cách làm ăn kiểu “ Under new management”. Với dự tính và chủ mưu, thì đây là trò “ảo thuật chính trị” của TP. khi mùa vận động, gây quỷ tranh cử được bắt đầu vào tháng 3/ 2010.

Có nhiều người nghĩ rằng, tham dự buổi họp tham khảo ý kiến về việc dự án “Vietnamese American Community Center” tại trường trung học Yerba Buena là đi “hợp thức hóa và thừa nhận” công lao bà nghị viên khu vực 7. Nghĩ như vậy, có thể vì nỗi đau do bà nghị viên man trá gây ra còn tồn tại trong lòng qua vụ Little Saigòn chăng?

Nhưng, hợp thức hóa và thừa nhận đâu chưa thấy, chỉ thấy trước mắt, nếu không đến tham dự buổi họp, là chúng ta đã từ chối cơ hội “quyền đòi hỏi, quyền đề nghị, quyền đóng góp ý kiến” liên quan đến quyền lợi của cộng đồng. Như vậy, sau này chúng ta sẽ không có bằng chứng để tố cáo nếu có sự lật lọng. Hay khó lòng biện luận khi có những điều bất cập xảy ra tại cái trung tâm “treo đầu heo, bán thịt chó” làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chống cộng. Nên chuẩn bị trước vẫn hơn.

Thành phố San Jose dành một ngân khoản để thành lập một trung tâm cho cộng đồng VN được coi là một quà tặng. Đã là một quà tặng, thì theo lẽ thường không ai từ chối. Hơn nữa, lại là một món quà đầy ý nghĩa. Chẳng những tặng quà cho cộng đồng, mà thành phố còn dành cho chúng ta quyền đóng góp ý kiến để món quà của họ phù hợp với nguyện vọng chúng ta. Thực, hư, thiệt , giả, thế nào chưa biết. Vậy sao chúng ta không rủ nhau đến tham dự cho thật đông để bày tỏ nguyện vọng của mình? Chẳng hạn như chúng ta đồng lòng cùng đề nghị:

1./ Trung tâm Shikarawa nằm trên đường Lucretia là một building cũ rích, chật chội, mục nát nằm trong khu vực động đất rất nguy hiểm đến tính mạng khi CĐVN có thói quen tập hợp vài trăm, vài ngàn người. Lối vào địa điểm lưu thông không thuận lợi vì đường Story và Tullly luôn luôn bị kẹt xe. Xin thành phố “từ từ” chọn một địa điểm thích hợp, an toàn hơn vì với tình hình địa ốc hiện nay có thể tìm được một mới hơn tốt hơn với cũng số tiền 2 triệu 750 ngàn. Như tên gọi “Trung Tâm Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt”, thì địa điểm đâu cần phải nằm trong khu vực 7.

2/ Xin TP. đổi tên “Trung Tâm Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt” thành “Trung Tâm Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt Tỵ Nạn Cộng Sản” thích hợp với hoàn cảnh của chúng tôi hơn.

3/ Là trung tâm đa văn hóa, nhưng xin TP. xác nhận trung tâm này chỉ có văn hóa của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản mà thôi. Nơi đây chỉ được phép treo cờ vàng ba sọc đỏ cho phù hợp với tinh thần nghị quyết công nhận cờ vàng của thành phố. Và nơi đây chỉ có những văn hóa hoá phẩm của thời chính phủ VNCH và của người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại. Tuyệt đối không có hình ảnh cũng như văn hóa phẩm của Việt Cộng dưới bất cứ hình thức nào. Cũng như không cho phép VC đến vãng lai… vân vân và nhiều đề nghị khác.

Theo chương trình cho biết, buổi họp sẽ có sự xuất hiện của bà Madison Nguyễn. Khi tới phần bà nghị viên được giới thiệu lên phát biểu, nếu không thích nghe bà ta “lên lớp” thì chúng ta giữ trật tự đi ra ngoài… hóng mát. Sau khi thời lượng BTC dành cho bà ta 5 phút, 10 phút hay 15 phút chấm dứt, bà ta ra về. Chúng ta trở vào hội trường để tham dự phần đóng góp ý kiến vì mục đích chúng ta đến là để đóng góp ý kiến.

Như vậy, thứ nhứt chúng ta đến họp không phải là đi hợp thức hóa cho cái bánh vẻ “Vietnamese American community Center”. Thứ hai, chúng ta đã làm được những điều mình cần làm, phải làm cho quyền lợi của cộng đồng.

Về mặt hình thức tên “Vietnamese American community Center” là mặt mũi của CĐVN trên phương diện chính trị, xã hội, văn hóa. Có thể coi đây là niềm hãnh diện của người Việt hải ngoại. Nhưng, bên trong có phải là cơ thể lành mạnh của người Việt quốc gia tỵ nạn CS chân chính hay không? Điều này chưa ai biết. Nhưng, phần lớn đều tùy thuộc vào thái độ và quyết định của người Việt trong những ngày sắp tới là có đến tham dự hay không đối với các cuộc thăm dò ý kiến do chính quyền đưa ra.

Phải nhìn thấy cơ sở mang tên “Vietnamese American Community Center” là một sự kiện, một vấn đề quan trọng ảnh hưởng lâu dài đến nhiều thế hệ. Nó còn quan trọng hơn việc đặt tên Little Sàigòn cho khu vực thương mai năm nào.

Ai cũng hiểu chuyện đặt tên Little Sàigòn là chuyện nhỏ. Sự phản bội của một nghị viên là chuyện lớn. Nhưng, lớn hay nhỏ đến nay vẫn còn là một vết thương nhức nhối chưa lành của cộng đồng. Đây là bài học đắt giá để chúng ta suy ngẫm về phương thức đấu tranh mới. Một phương thức cần phải có sự dấn thân, tiếp tay của những người thuộc thế hệ trẻ có lòng nhiệt quyết, có kiến thức và đáng tin cậy.

Quảng đường xây dựng cộng đồng vững mạnh còn dài, còn nhiều chông gai trước mặt. Chúng ta hãy nắm tay nhau để làm điều này.

* Đặng thiên Sơn (10/09/09)


xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

-------------oo0oo---------------

Những hình ảnh đẹp của Cộng Đồng Việt Nam

ucchau
Lá cờ vàng Việt Nam được chính quyền địa phương vinh danh và luôn được đồng bào trân trọng trong mọi lễ hội

Covang

CoVang

Home Page Vietlist.us

 


bottom